Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Phân tích các điều kiện để phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng – Liên hệ với Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.27 KB, 29 trang )

Đề tài
Phân tích các điều kiện để phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng – Liên hệ
với Vĩnh Phúc
1. Lời mở đầu
Trong những năm gần đây nhận thức về du lịch ngày càng tăng trong xã hội và
nền kinh tế. Vì vậy nhà nước đang có chủ chương chính sách để đưa ngành du
lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Trong đó du lịch nghỉ dưỡng
đang nổi lên trở thành một trong những loại hình du lịch được ưa chuộng nhất, nó
giúp con người lấy lại sức lao động, niềm vui, sự cân bằng trong cuộc sống khi
mà những áp lực từ nền kinh tế thị trường ngày càng lớn và người lao động cũng
có nhận thức, thu nhập tốt hơn cho du lịch nghỉ dưỡng. Có lẽ chính vì vậy mà du
lịch nghỉ dưỡng trong những năm qua đã phát triển không ngừng và có thể thấy
rõ nhất thông qua các dự án đầu tư du lịch nghỉ dưỡng nở ra như nấm tại Việt
Nam nhưng năm qua có thể kể đến Bà Nà Hill, FLC Thanh Hóa, FLC Quy Nhơn,
Vinperland Nha Trang…Tuy nghiên liệu phát triển du lịch nghỉ dưỡng có thực sự
đơn thuần là sự phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng hay phát triển du lịch nghỉ
dưỡng còn các yếu tố khác, và các yếu tố cần chú trọng trong đầu tư cho khu du
lịch nghỉ dưỡng là gì?
2.

Mục tiêu đề tài:

- Xác định các yếu tố để phát triển du lịch nghỉ dưỡng nhằm nâng cao và tìm
ra phương pháp nâng cao các yếu tố phát triển du lịch nghỉ dưỡng để du lịch nghỉ
dưỡng phát triển cả về lượng và chất.
3. Phương pháp nghiên cứu.
-

Phương pháp thu thập thông tin:

Nghiên cứu các tài liệu về du lịch và du lịch nghỉ dưỡng.


Phương pháp quan sát điểm du lịch nghỉ dưỡng.
-

Phương pháp xử lý: Phân tích, so sánh, lịch sử logic, đánh giá tổng hợp.

1


Phần 1: Nhận thức về các điều kiện phát triển sản phẩm du lịch
1. Các khái niệm cơ bản.
1.1.

Khái niệm về du lịch.

Hoạt động du lịch là hoạt động đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử hình thành
và phát triển của con người. Ban đầu du lịch chỉ là hiện tượng đơn lẻ cá biệt nhưng
dần dần theo thời gian và sự phát triển của kinh tế khoa học đặc biệt là công nghệ
du lịch đã trở thành một hiện tượng phổ biến và đại chúng trên toàn thế giới. Du
lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu của con người. Khi hiện tượng du
lịch bắt đầu phổ biến, cũng là lúc các nhà khoa học nghiên cứu về hiện tượng này,
mỗi cá nhân tổ chức khi nghiên cứu về du lịch đều có các cách nhìn nhận khác
nhau của riêng mình.
Theo nhà kinh tế học người Áo Josep Stander nhìn từ góc độ du
khách: khách du lịch là loại khách đi theo ý thích ngoài nơi cư trú thường
xuyên để thoả mãn sinh họat cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế.
Định nghĩa của Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Canada diễn ra
vào 6 – 1991 : Du lịch là hoạt dộng của con người đi tới một nơi ngoài môi trường
cư trú thường xuyên trong khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các
tổ chức quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các
hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm.

Định nghĩa của Michael Coltman (Mỹ) :
"Du lịch là sự kết hợp tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ
du khách bao gồm : du khách , nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và
chính quyền nơi đón khách du lịch"
Mối quan hệ mà Michael Coltman đề cập như sau

2


Du khách

Nhà cung ứng
dịch vụ du lịch

Dân cư sở tại

Chính quyền nơi
đón khách du lich

Theo các nhà du lịch Trung Quốc: họat động du lịch là tổng hoà hàng
loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định
làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm
điều kiện.
Tổng hợp nhiều quan điểm, và để có điều một khái niệm đầy đủ về kinh tế và
kinh doanh du lịch, khoa Du lịch và Khách sạn ( Trường ĐHKTQD Hà Nội) đã
đưa ra một định nghĩa:
"Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt dộng tổ chức hướng dẫn
du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp
ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan giải trí, tìm hiểu và nhu cầu
khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị,

xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và bản thân doanh nghiệp."
Trong Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 xác định: "Du lịch là các hoạt động có
liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng
thời gian nhất định."
Như vậy có thể thấy du lịch là một hoạt động tổng hợp có nhiều đặc thù với
nhiều thành phần tham gia. Du lịch vừa mang những đặc điểm xã hội riêng biệt
nhưng cũng mang những đặc điểm về kinh tế rất đặc trưng.
Khi nghiên cứu về du lịch và nhận thức từ thực tế thì du lịch không chỉ là một
hoạt động xã hội bình thường mà nó là một hoạt động có thể mang nhiều lợi ích
tổng hợp: lợi ích về kinh tế, lợi ích về văn hóa xã hội, lợi ích về chính trị, lợi ích
về môi trường...
Ở nhiều nước kinh tế phát triển, du lịch còn là một chỉ sổ đánh giá mức độ sống
của người dân tại nước sở tại thông qua số ngày đi du lịch, tỷ lệ người dân đi du
lịch, mức chi tiêu bình quân khi đi du lịch... Những chỉ số này giúp xác định mức
sống của người dân, độ hạnh phúc của người dân tại nước đó.
3


1.2.

Khách du lịch

Khi nói về các du lịch thì không chỉ cập đến vấn đề định nghĩa về du lịch mà
con đề cập đến nhiều vấn đề mà nổi bật lên nhất đó là: khách du lịch.
Cũng theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005: "Khách du lịch là người đi du lịch
hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận
thu nhập ở nơi đến."
Tuy nhiên nói về định nghĩa khách du lịch thì định nghĩa này xuất hiện vào thế
kỷ thứ XVIII tại Pháp. Khi ấy các cuộc hành trình của những người Đức, Đan

Mạch, Bồ Đào nha đến Pháp được chia làm 2 loại:
Le petit tour: cuộc hành trình nhỏ đi từ Paris đến miền đông nước Pháp.
Le grand tour: cuộc hành trình lớn, là hành trình theo bờ Địa Trung Hải, xuống
tây nam nước Pháp và vùng Bourgone.
Khách du lịch thời ấy được định nghĩa là những ngươi đi cuộc hành trình lớn.
Năm 1937, League of Nations – liên hiệp các quốc gia đã đưa ra định nghĩa về
Foreign tourist – khách du lịch nước ngoài: "bất cứ ai đến thăm một đất nước khác
với nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24h"
Liên đoàn quốc tế các tổ chức du lịch ( tiền thân của tổ chức du lịch thế giới):
“Khách du lịch là người ở lại nơi tham quan ít nhất 24h qua đêm vì lý do giải trí,
nghỉ ngơi hay công việc như: thăm thân, tôn giáo, học tập, công tác”.
Đến năm 1968, tổ chức này lại định nghĩa khác: “ Khách du lịch là bất kỳ ai
ngủ qua đêm”.
Uỷ ban xem xét tài nguyên Quốc gia của Mỹ: “Du khách là người đi ra khỏi
nhà ít nhất 50 dặm vì công việc giải trí, việc riêng trừ việc đi lại hàng ngày, không
kể có qua đêm hay không.”
Các tổ chức Quốc tế như tổ chức liên hiệp các quốc gia – League of Nations,
của Tổ chức du lịch thế giới – WTO, của Tiểu ban các vấn đề kinh tế- xã hội trực
thuộc Liên hiệp quốc và của Hội đồng thống kê liên hiệp quốc¼. có nhiều định
nghĩa khác nhau về Khách du lịch nói chung, khách du lịch quốc tế và khách du
lịch nội địa nói riêng. Xong xét một cách tổng quát thì đều có một số điểm chung
nổi bật như sau:
-

Khách du lịch phải là người khởi hành rời khỏi nơi cư trú thường

xuyên của mình.
-

Khách du lịch có thể khởi hành với mọi mục đích khác nhau, loại


trừ mục đích lao động để kiếm tiền ở nơi đến.
4


-

Thời gian lưu lại nơi đến ít nhất là 24 giờ, nhưng không được

quá một năm.
Như vậy tổng quát định nghĩa về khách du lịch ta được: "Khách du lịch là những
người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của mình để đến một nơi khác
trong thời gian ít hơn 12 tháng liên tục với mục đích chính của chuyến đi là thăm
quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài việc tiến hành các
hoạt động để đem lại thu nhập và kiếm sống ở nơi đến. Khái niệm khách du lịch
này được áp dụng cho cả khách du lịch quốc tế và khách du lịch trong nước và áp
dụng cho cả khách đi du lịch trong ngày và đi du lịch dài ngày có nghỉ qua đêm."
Ngoài ra còn một số khái niệm để phân chia khách du lịch từ Tổ chức Du lịch
Thế giới:
Khách du lịch quốc tế bao gồm:Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist) là
những người từ nước ngoài đến du lịch một quốc gia. Và khách du lịch quốc tế ra
nước ngoài ( Outbound tourist) là những người đang sống ở một quốc gia đi du
lịch ở nước ngoài.
Khách du lịch trong nước ( Internal tourist): gồm những người là công dân của
một quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ của quốc gia đó
đi du lịch trong nước.
Khách du lịch nội địa ( Domestic tourist) : bao gồm khách du lịch trong nước
và khách du lịch quốc tế đến.
Khách du lịch quốc gia ( National tourist) : bao gồm khách du lịch trong nước
và khách du lịch quốc tế ra nước ngoài.

1.3.

Các loại hình du lịch.

Loại hình du lịch là các hình thức du lịch được tổ chức nhằm thoả mãn mục
đích đi du lịch của du khách. Hoạt động du lịch được thực hiện thông
qua việc tổ chức các loại hình du lịch. Căn cứ vào các tiêu thức phân loại
khác nhau, ta có các hoạt động du lịch khác nhau: Phạm vi lãnh thổ, loại hình lưu
trú, thời gian chuyến đi, mục đích chuyến đi, cách thức tổ chức chuyến đi...
Trong đó khi phân loại các loại hình du lịch theo mục đích chuyến đi ta có:Du
lịch chữa bệnh, Du lịch nghỉ ngơi giải trí, Du lịch thể thao, Du lịch văn hoá, Du
lịch công vụ, Du lịch sinh thái, Du lịch tôn giáo , Du lịch thăm hỏi , du lịch quê
hương , Du lịch quá cảnh , Du lịch nghi dưỡng.
1.4. Sản phẩm du lịch và các đặc trưng của sản phẩm du lịch.
1.4.1. Sản phẩm du lịch.

5


"Sản phẩm du lịch là các dịch vụ hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo
nên bởi sự kết hợp của công việc khai thác các yếu tổ tự nhiên, xã hội với việc sử
dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở một vùng
hay một quốc gia nào đó." PGS.TS Nguyễn Văn Đính, Giáo trình Kinh tế Du lịch,
2009, trang 27
Như vậy có thể thấy sản phẩm du lịch gồm cả yếu tố hữu hình (hàng hóa) và
yếu tố vô hình (dịch vụ du lịch). Dịch vụ không thể hiện bằng sản phẩm vật chất
mà thể hiện ở tính hữu ích của chúng và có giá trị kinh tế. Trong đó, Chất lượng
dịch vụ chính là sự phù hợp với nhu cầu của khách hàng, được xác định bằng việc
so sánh giữa dịch vụ cảm nhận và dịch vụ trông đợi.
Khi xét về dịch vụ trong du lịch trong toàn hành trình du lịch ta có thể thấy dịch

vụ trong du lịch là sự tổng hợp của nhiêu dịch vụ:
Dịch vụ vận chuyển.
Dịch vụ lưu trú, kèm với đó là các dịch vụ ăn uống.
Dịch vụ tham quan giải trí.
Các dịch vụ khác phục vụ du khác.
1.4.2. Các đặc trưng của sản phẩm du lịch.
Sản phẩm du lịch bao gồm cả dịch vụ và hàng hóa, tuy nhiên trong sản phẩm
du lịch thì dịch vụ lại chiếm tỷ trong lớn ( thường chiếm 80 – 90% về mặt giá trị),
còn hàng hóa lại chiếm một phần nhỏ hơn. Chính vì thế mà sản phẩm du lịch có
mốt số đặc trưng cơ bản sau:
Tính vô hình
Vì là chưa yếu tố dịch vụ bên trong nên sản phẩm du lịch không tồn tại hoàn
toàn dưới dạng vật chất nên không nhìn thấy được. Do đó người ta không thể biết
trước được chất lượng của sản phẩm du lịch, khách du lịch khó có thể xác định
chất lượng của một sản phẩm du lịch nếu không sử dụng nó. Chủ đạo người sử
dụng phải cảm nhận chất lượng dịch vụ thông qua các giác quan của mình.
Tính không đồng nhất và khó xác định chất lượng sản phẩm.
Như vậy là sau khi sử dụng khách du lịch mới biết được chất lượng của sản
phẩm du lịch. Ngoài ra chất lượng của sản phẩm du lịch không phải mang tính
chủ quan mà là mang tính khách quan, nó phụ thuộc vào cả người kinh doanh lẫn
khách du lịch do ảnh hưởng bởi thể trạng cơ thể người khách và đặc biệt là kỳ
vọng của khách du lịch về sản phẩm du lịch. Mỗi nhân viên phục vụ sẽ có cách
phục vụ khác nhau trong khi đó mỗi người khách cũng có cách sử dụng và cảm

6


nhận dịch vụ khác nhau. Trong du lịch chất lượng sản phẩm được xác định vào
sự chênh lệch giữa kỳ vọng và mức độ cảm nhận về chất lượng của khách du lịch.
Ngoài ra khi cung ứng sản phẩm du lịch thì thông thường sản phẩm du lịch

được cấu thành từ nhiều dịch vụ của nhiều nhà cung cấp chứ không đơn thuần là
một dịch vụ của một nhà cung cấp, và mỗi dịch vụ lại có chất lượng khác nhau
nên khó có tính đồng nhất về một sản phẩm du lịch.
Tính không tách rời
Sản phẩm du lịch gắn liền với tài nguyên du lịch. Do vậy sản phẩm du lịch
không thể di chuyển được mà bắt buộc khách du lịch phải đến nơi có sản phẩm
du lịch để thỏa mãn nhu cầu của mình thông qua việc tiêu dùng các sản phẩm du
lịch. Chúng cũng không thể chuyên quyền sở hữu bởi khi mua sản phẩm du lịch
là mua quyền sứ dụng dịch vụ.
Tính không lưu kho
Phần lớn quá trình tạo ra và tiêu dùng sản phẩm du lịch là trùng nhau về không
gian và thời gian và do tình vô hình cũng như tính không tách rời của sản phẩm
du lịch khiến sản phẩm du lịch không thể lưu kho.
1.5. Các điều kiện phát triển du lịch.
1.5.1. Các điều đặc trưng.
Các điều kiện đặc trưng này là các điều kiện để cần để phát triển du lich
1.5.1.1. Tài nguyên du lịch.
Tài nguyên du lịch: Là tổng thể tự nhiên và văn hóa – lịch sử cùng các thành
phần của chúng góp phần khôi phục, tăng thể lực và trí lực của con người, khả
năng lao động và sức khỏe của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu
cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch.
Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết hợp khác nhau của
cảnh quan tự nhiên cùng cảnh quan nhân văn ( Văn hoá ) có thể được sử dụng cho
dịch vụ du lịch thoả mãn nhu cầu về chữa bệnh, nghỉ ngơi, tham quan hay du lịch.
Trong ngành du lịch thì tài nguyên du lịch là đối tượng lao động, còn dịch vụ du
lịch được thể hiện như sản phẩm của quá trình lao động. Nét đặc trưng của ngành
du lịch là sự trùng khớp vè thời gian giữa quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ
dịch vụ du lịch.
Xét về cơ cấu thì tài nguyên du lịch có thể phân thành 2 bộ phận : tự nhiên và
nhân văn.

Tài nguyên tự nhiên
Các tài nguyên tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch. Tài
nguyên thiên là các hình thái tự nhiên bao quanh chúng ta đó là: khí hậu, địa hình,
thực vật, động vật, tài nguyên nước, và vị trí địa lý.
Tài nguyên nhân văn
7


Tài nguyên nhân văn là toàn bộ các giá trị văn hóa, lịch sử, thành tựu kinh tế
chính trị do con người tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ du
lịch.
Trong nhóm tài nguyên nhân văn, thì nhóm tài nguyên có sức thu hút nhất đó
là các di sản thế giới, các di tích lịch sử văn hóa gắn liền với một dân tộc.
1.5.1.2. Điều kiện về sự sẵn sàng đón tiếp.
Du lịch là việc di chuyển đến một nơi khác vì thế nên sự sẵn sàng đón tiếp hành
khách ở một điểm đến là yếu tố quan trọng trong việc xuất hiện du khách tại điểm
đến. Sự sẵn sàng đón tiếp ở đây thể hiện ở các điểm:
Sự sẵn sàng đón tiếp du khách của người dân địa phương và chính quyền địa
phương, an ninh an toàn tại địa phương.
Cơ sở vật chất tại điểm đến đủ điều kiện đón tiếp du khách
Khả năng kinh tế để du trì cơ sở vật chất cũng như bộ máy đón khách tại địa
phương.
1.5.2. Các điều kiện xuất hiện cầu du lịch.
Theo tháp nhu cầu của A.Maslow thì nhu cầu du lịch chỉ xuất hiện ở mức nhu
cầu thứ 3. Tuy nhiên không phải thực sự khi đến mức thứ 3 nhu cầu của Maslow
thì cầu du lịch sẽ xuất hiện, mà muốn cầu du lịch xuất hiện phải có các điều kiện
khác.
Thời gian rồi.
Đặc điểm của đi du lịch là thực hiện một hành trình. Mà muốn thực hiện một
hành trình thì cần phải có thời gian, nhất là đối với một hành trình dài. Do vậy

điều kiện cần để đi du lịch phải là có thời gian
Khả năng chi trả
Vào đầu thế kỷ XX, nhà kinh tế học người Áo Lozef Stander có định nghĩa về
khách du lịch khá thú vị: "Khách du lịch là hành khách xa hoa ở lại theo ý thích,
ngoài nơi cư trú thường xuyên để thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt cao cấp mà
không theo đuổi các mục đích kinh tế"
Một trong những ý đúng của định nghĩa trên là sự tiêu dùng trong khi đi du
lịch, chính vì sự tiêu dùng trong khi đi du lịch ấy nên du lịch đòi hỏi khả năng chi
trả nhất định. Những người đi du lịch là những người mà thời gian của họ là không
làm việc, mà là sử dụng các dịch vụ phù hợp cho nhu cầu của họ ở một nơi ngoài
nơi cư trú thường xuyên. Vì thế họ cần có tiền để tri trả cho các dịch vụ ấy mà
đơn giản đầu tiên là ăn và ngủ. Dù có thời gian rỗi nhưng họ không có khả năng
tri chả cho các dịch vụ trong khi đi du lịch họ cũng khó có thể quyết định có một
chuyến đi du lịch xa nhà.
Sự sẵn sàng đi du lịch

8


Hai điều kiện về thời gian rỗi và khả năng tri trả chỉ là hai điều kiện xuất hiện
nhu cầu du lịch, muốn nhu cầu đó thực sự thành cầu du lịch thì đó lại phải xuất
phát từ trong con người. Con người mặc dù có thời gian và tài chính nhưng đôi
khi họ lại không muốn đi bất cứ đâu cả. Cầu du lịch thực sự xuất hiện khi trong
bản thân họ sẵn sàng đi ra khỏi nhà và thực hiện một hành trình du lịch vì một
mục đích nào đó mà không phải mục đích kinh tế.
1.5.3. Các điều kiện phát triển cung du lịch.
Về tài nguyên du lịch:
Tài nguyên du lịch được coi là điêu kiện cần để phát triển du lịch, bất cứ vùng
nào có nền kinh tế, chính trị, xã hội phát triển nhưng không có tài nguyên du lịch
đều không phát triển được. Tài nguyên du lịch tại địa phương quyết định tới sức

hút du lịch tại địa phương, tài nguyên du lịch có giá trị càng cao thì sức hút càng
lớn và du lịch tại địa phương càng có điều kiện để phát triển.
Về cơ sở vật chất du lịch:
Cơ sở vật chất là toàn bộ nhà cửa, các phương tiện kỹ thuật giúp phục vụ nhu
cầu của khách du lịch, từ nhu cầu cơ bản đến các nhu cầu cao cấp. Cơ sở vật chất
kỹ thuật giúp khai thác tài nguyên du lịch hiệu quả và tăng sự hài lòng của khách
du lịch về điểm đến.
Về giao thông vận tải:
Từ những lúc du lịch mới bắt đầu xuất hiện thì việc di chuyên hay giao thông
đã là tiền đề cho sự phát triển du lịch. Ngày nay giao thông vận tải càng chiếm vai
trò quan trọng trong quá trình phát triển du lịch. Giao thông vận tải giúp đưa khách
đến với điểm du lịch.
1.6. Khái niệm, đặc điểm du lịch nghỉ dưỡng.
1.6.1. Khái niệm.
Một trong những lợi ích quan trọng của du lịch là phục hồi sức khỏe, tinh thần
sau những ngày lao động mệt mỏi, khiến con người yêu cuộc sống, lao động hơn.
Khi nền kinh tế ngày càng pháp triển con người ngày càng phải chịu nhiều áp lực
từ công việc và cuộc sống hơn, nhất là môi trường và các mối quan hệ xã hội.
Chính những áp lực từ cuộc sống, khiến họ nhanh mệt mỏi và cần nghỉ ngơi nhiều
hơn. Nhu cầu đi nghỉ dưỡng vì thế mà ngày càng cao, và những điểm đến thích
hợp cho nghỉ dưỡng thường là những nơi có khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp,
không gian thoải mái, yên tĩnh và phong cảnh đẹp như các bãi biển, vùng núi,
vùng nông thôn...
Từ đặc điểm đó có thể khái quát: Du lịch nghỉ dưỡng là loại hình du lịch nhằm
thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn giúp con người phục hôi sức khỏe, lấy lại
9


tinh thần sau những ngay lam việc mệt mỏi, sau những căng thẳng thường xuyên
xảy ra trong cuộc sống.

1.6.2. Các loại hình du lịch nghỉ dưỡng.
a) Căn cứ nhu cầu du lịch của du khách
Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với tham quan giải trí:
Du lịch giải trí là loại hình du lịch nảy sinh do nhu cầu thư giãn, xả hơi để phục
hồi sức khỏe sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt nhọc. Với đời sống ngày
càng phát triển thì nhu cầu vui chơi giải trí càng đa dạng và không thể thiếu được
trong các chuyến đi. Do vậy ngoài thời gian tham quan, nghỉ ngơi cần có các
chương trình, các điểm vui chơi giải trí cho du khách.
Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với các hoạt động thể thao:
Loại hình du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với hoạt động thể thao bắt nguồn từ việc
dam mê các hoạt động thể thao của con người cùng với đó là các lợi ích từ việc
chơi thể thao đem lại, nó có những tính chất không khác gì du lịch nghỉ dưỡng
như xả stress, tạo cảm giác thoải mái, tăng khả năng tư duy, trí nhớ của con
người...Các môn thể thao kết hợp với loại hình du lịch này là thường là nhưng
môn có không gian chơi rộng như golf, câu cá, bơi thuyền, lướt ván, dù lượn...Tùy
vào môn thể thao lựa chọn kinh doanh cho loại hình này mà việc kinh doanh đòi
hỏi những điều kiện nhất định về cơ sở vật chất và dịch vụ. Loại hình du lịch này
đang rất được giới văn
Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với chữa bệnh:
Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với chữa bệnh có lẽ là một loại hình du lịch xuất
hiện sớm nhất. Mục đích chính của chuyến đi là để phòng ngừa hoặc chữa trị một
căn bệnh nào đó về thể xác hoặc tinh thần, hoặc đơn giản tới nơi một điểm đến
nào đó có tài nguyên tốt cho sức khỏe của hành khách. Do vậy địa điểm đến
thường là các khu an dưỡng, nhà nghỉ nơi có nguồn nước khoáng, thảo mộc hoặc
bùn cát có giá trị chữa bệnh; nơi có khí hậu trong lành, khung cảnh thiên nhiên
tươi đẹp. Nó vừa giúp tăng cường về thể trạng của khách du lịch vừa cải thiện tinh
thần của người khách. Đặc điểm của loại hình du lịch này là cần có các chuyên
viên về sức khỏe, không ảnh hưởng bởi tính thời vụ trong du lịch và thời gian du
lịch, lưu trú tại điểm của khách dài nên đòi hỏi phải có cơ sở và người phục vụ
tốt.

b) Căn cứ đặc điểm địa lý của điểm du lịch
+ Du lịch nghỉ dưỡng ở nông thôn:
Loại hình du lịch ở nông thôn bắt nguồn từ đặc tính đối lập với thành phố đó là
có cảnh quan yên bình, không gian thoáng đãng, môi trường trong lành đặc biệt
10


là sự nồng nhiệt của người dân địa phương. Đây là những đặc tính vô cùng cuốn
hút đối với người dân đô thị, khi mà hiện tại các đô thị ngày càng lớn, đông đúc
và chật hẹp. Du lịch nghỉ dưỡng thôn quê mang lại cho hành khách những cảm
xúc khác lạ và giải quyết các vấn đề về tinh thần của họ.
+ Du lịch nghỉ dưỡng biển:
Những lợi ích của nước biển, cảnh quan biển và hải sản là những gì điều rất tốt
cho nghỉ dưỡng. Loại hình du lịch này chịu ảnh hưởng đặc biệt từ tài nguyên du
lịch như cát, độ thoải bờ, nồng độ muối, gió và khí hậu. Điều này dẫn đến loại
hình này có tính mùa vụ rõ rệt và đặc biệt cao điểm vào mùa nóng. Tại Việt Nam
có nhiều nơi rất phát triển du lich biển lại không chịu ảnh hưởng nặng nề từ tính
mùa vụ du lịch như Nha Trang, Vũng Tàu, Phan Thiết, Phú Quốc...
+ Du lịch nghỉ dưỡng núi:
Loại hình này gắn liền với cảnh quan hùng vĩ, hoang sơ và khí hậu trong lành
của núi rừng cùng các tài nguyên sinh vật, nước và địa hình độc đáo. Loại hình
du lịch nghỉ dưỡng núi khá phổ biến tại các nước nhiều. Ở một số nước ôn đới
trên thế giới du lịch nghỉ dưỡng phát triển cả vào mùa nóng và mua lạnh với du
lịch nghỉ mát, tham quan giải trí vào mùa hè và du lịch nghỉ dưỡng và thể thao
trượt tuyết vào mùa đông. Tại Việt Nam có nhiều nơi nổi tiếng về nghỉ dưỡng và
du lịch: Sapa, Tam Đảo, Bà Nà, Đà Lạt, Mai Châu, Mộc Châu...
1.7.

Các đặc trưng của du lịch nghỉ dưỡng.


Ngoài các đặc trưng của du lịch nói chung du lịch nghỉ dưỡng còn có một số
đặc điểm như sau:
Tính mùa vụ: du lịch nghỉ dưỡng có tính mùa vụ cao biểu hiện ở việc trong các
dịp lễ, ngày cuối tuần sẽ có lượng khách đi du lịch nghỉ dưỡng lớn, ngoài ra du
lịch nghỉ núi, biển tại một số vùng sẽ phân thành mùa thấp điểm và mùa cao điểm
về du lịch nhất là đối với các tỉnh miền Bắc nước ta.
Tính đa mục tiêu: Người tham gia du lịch nghỉ dưỡng không chỉ đòi hỏi đơn
thuần về phục hồi sức khỏe mà còn cả tinh thần và giải trí, ngắm cảnh. Người
tham gia du lịch nghỉ dưỡng thường chọn những nơi có thể nồng ghép được nhiều
mục đích để tham gia du lịch nghỉ dưỡng.
Tính đa ngành: du lịch nghỉ dưỡng không chỉ đơn giản là sản phẩm du lịch chỉ
có ăn, ngủ , nghỉ mà còn nhiều dịch vụ đi kèm trong du lịch nghỉ dưỡng. Do vậy
nên du lịch nghỉ dưỡng là sự kết hợp của nhiều ngành với nhau như thể thao, y tế,
sức khỏe, làm đẹp, giải trí. Mỗi dịch vụ này sẽ kéo theo nhiều các dịch vụ ngành
nghề khác cùng phát triển theo.
1.8.

Các điều kiện phát triển du lịch nghỉ dưỡng.
11


1.8.1. Các điều kiện phát triển cầu du lịch nghỉ dưỡng.
Khi nhìn nhận về các điều kiện phát triển du lịch nghỉ dưỡng, có thể thấy các
điều kiện phát triển du lịch nghỉ dưỡng khá giống với các điều kiện phát triển du
lịch nói chung, tuy nhiên phát triển du lịch nghỉ dưỡng cũng có các điều kiện đặc
biệt riêng.
Thời gian rồi: du khách đi du lịch nghỉ dưỡng là những du khách muốn tìm
cảm giác thoải mái. Mà gò bó về thời gian cũng gây ra cảm giác khó chịu, và một
điều nữa là khi trải niệm các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, để không gian yên bình
thực sự ảnh hưởng tích cực đến tinh thần của người tham gia nghỉ dưỡng vì vậy

có thể thấy du lịch nghỉ dưỡng là loại hình du lịch đòi hỏi sự tiêu tốn nhất định về
thời gian.
Khả năng chi trả: du lịch nghỉ dưỡng là đi nghỉ ngơi trong một khoảng thời
gian nhất định để phục vụ sức khỏe. Trong khoảng thời gian này, khách du lịch
thường không tham gia vào các hoạt động làm việc mà tham gia vào các hoạt động
vui chơi giải trí, chăm sóc bản thân, cũng như tiêu dùng các dịch vụ thiết yếu của
con người. Du khách là người không làm việc mà chỉ tiêu dùng vậy nên khi đi du
lịch nghỉ dưỡng du khách cần một khoản tiền nhất định nhằm chi trả cho các hoạt
động của bản thân trong thời gian đi du lịch nhằm phục hồi sức khỏe, tinh thân
một cách hiệu quả nhất.
Sự sẵn sàng du lịch: Những người du lịch nghỉ dưỡng thực sự muốn đi nghỉ
dưỡng khi họ cảm thấy cần phải đi tìm một cảm giác thoải mái, và cơ thể họ đòi
hỏi sự nghỉ ngơi.
Dân cư và lao động: Dân cư và lao động là những nguồn lực quan trọng của
nền kinh tế xã hội. Cùng với hoạt động sinh hoạt và lao động, dân cư còn có nhu
cầu nghỉ ngơi, và du lịch nghỉ dưỡng là một trong những hoạt động nghỉ ngơi hiệu
quả nhất. Số lượng người dân càng đông thì số người tham gia nghỉ dưỡng càng
nhiều. Không những vậy số người tham gia hoạt động trong du lịch nghỉ dưỡng
cũng càng nhiều thêm.
Nhu cầu du lịch của con người rất đa dạng và phong phú, lại bị ảnh hưởng bởi
nhiều yếu tố, vì thế muốn khai thác thực sự tốt về cầu du lịch nghỉ dưỡng cần
nghiên cứu cơ cấu dân số theo độ tuổi, nghề nghiệp để xác định rõ nhu cầu nghỉ
ngơi của khách du lịch nghỉ dưỡng từ đó có sự đầu tư hợp lý.
Tốc độ gia tăng dân số đang ở mức khá ổn định và tuổi thọ người dân tăng cao
là điều kiện tốt để phát triển du lịch nghỉ dưỡng. Đặc biệt là du lịch chữa bệnh và
du lịch dưỡng lão.
Sự phát nền kinh tế, khoa học công nghệ:
12



Công nghiệp cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ đã nâng cao thu
nhập của người dân nhưng cũng tăng sự mệt mỏi của người dân vì thế khả năng
đi du lịch của người dân ngày càng tăng. Cùng với đó việc phát triển của khoa học
công nghệ giúp việc xây dựng cơ sở vật chất dể dàng và đa dạng về cơ sở vật chất
hơn. Chính vì thế các dịch vụ cũng đa dạng và chất lượng dịch vụ được nâng cao.
Đô thị hóa:
Đồng hành cùng quá trình công nghiệp hóa, phát triển là quá trình đô thị hóa.
Đô thị hóa ra các thành phố lớn trong đó tạo nên một lối sống khác – một lối sống
thành thị. Lối sống này có sự khác biệt về thói quen sống, thói quen ăn uống, thói
quen văn hóa và nhu cầu văn hóa. Trong quá trình đô thị hóa là quá trình nâng cao
điều kiện sống của nhân dân từ vật chất đến văn hóa.
Tuy nhiên quá trình đô thị hóa cũng làm biến đổi các điều kiện sống của con
người, khiến họ sống tách xa tự nhiên, môi trường sổng của con người bị ô nhiễm
khi mà bầu không khí, nguồn nước bị ô nhiễm và người dân liên tục phải tiếp xúc
với điều đó. Môi trường sống biến đổi tiêu cực khiến sức khỏe con người ngày
càng suy giảm . Lao động căng thẳng, mật độ dân số cao, tiếng ồn lơn, ấp lực về
kinh tế trở thành nguyên nhân dẫn tới trầm cảm, stress, mệt mỏi...
Vì thế nhu cầu nghỉ ngơi, xả stress, giải trí trở thành nhu cầu cần thiết của người
dân đô thị, nhu cầu này không những chỉ bộc phát một vài lần mà nó đã trở thành
nhu cầu thường xuyên của người dân thành phố. Ngoài các phương tiện giải trí
trong thành phố, du lịch và đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng là một cách hiệu quả
giải quyết nhu cầu trên.
Du lịch nghỉ dưỡng gia đình: trong nền kinh tế đang phát triển mạnh, thu nhập
người dân ngày càng tăng, tuy nhiên thời gian bên gia đình của nhiều người ngày
càng ít và du lịch nghỉ dưỡng hiện tại đang đón nhận một luồng khách chuyển
dịch từ du lịch thông thường sang du lịch nghỉ dưỡng với những người đi cùng là
những người thân trong gia đình. Những gia đình chọn du lịch nghỉ dưỡng bởi họ
thực sự cần cảm giác bên nhau thoải mái nhất, và người đi nhận thấy không phải
chỉ có họ nhận thấy cần nghỉ dưỡng mà gia đình họ cũng cần nghỉ dưỡng, nghỉ
dưỡng mà tình cảm gia đình ấm áp là điều tuyệt vời với họ. Như vậy chuyến đi

của họ còn ý nghĩa hơn rất nhiều.
1.8.2. Các điều kiện phát triển cung du lịch nghỉ dưỡng.
Về tài nguyên du lịch:
Điểm đến của du lịch nghỉ dưỡng đòi hỏi nhiều điều kiện về tài nguyên du lịch
tự nhiên. Điểm đến cần là nơi có cảnh quan đẹp, khí hậu mát mẻ dễ chịu, không
gian thoáng đãng, trong lành và yên tĩnh. Nơi ấy sẽ là nơi du khách tận hưởng
cảm giác dễ chịu, thoải mái, cùng với đó là xua tan đi cảm giác áp lực, căng thẳng
13


trong cuộc sống. Một lưu ý khác đó là điểm đến của du khách cần phải phù hợp
với từng đối tượng khách và tạo cảm giác khác lạ đối với khách.
Về cơ sở vật chất:
Du lịch nghỉ dưỡng đòi hỏi cơ sở vật chất cao hơn một số loại hình du lịch khác.
Và với mỗi loại hình du lịch nghỉ dưỡng lại đòi hỏi những sự đầu tư khác nhau
làm sao phải phù hợp với đối tượng và mục đích của khách. Chẳng hạn như đầu
tư cho nghỉ dưỡng nông thôn cần những ngôi nhà mang đặc trưng của vùng quê
đó tạo cảm giác gần gũi và thư giãn cho khách, đầu tư nghỉ dưỡng cao cấp lại đòi
hỏi những biệt thự hiện đại, cao cấp với nhiều dịch vụ đi kèm, còn đối với các loại
hình du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với thể thao thì lại cần những sân chơi thể thao
riêng biệt, một khu trang trại dành cho đua ngựa, một sân golf cho đánh golf.
Đầu tư cho cơ sở vật chất là đầu tư nâng cao khả năng sử dụng và khai thác tài
nguyên tại điểm đến, do vậy khi phát triển của cơ sở vật chất phục vụ du lịch nghỉ
dưỡng cũng nên chú ý một số vần đề:
- Xác định đầu tư cho du lịch nghỉ dưỡng là xác định việc tiêu tốn một
lượng vốn lớn. Đầu tư cho du lịch nghỉ dưỡng không chỉ thuần đầu tư cho
lưu trú mà còn phải đầu tư để tạo thêm cảnh quan và cải thiện tài nguyên du
lịch tại điểm đến.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật tại điểm đến cần phù hợp với điều kiện tự
nhiên, tài nguyên thiên nhiên tại điểm đến. Điều này đòi hỏi ngay từ khâu ý

tưởng đầu tư sau đó là thiết kế. Các thiết kế nên nhận sự tư vấn của những
người có khiếu thẩm mỹ và am hiểu về văn hóa. Một thiết kế có tình toán
thẩm mỹ và có sự hài hòa khiến du khách dễ chịu khi nhìn ngắm và sử dụng.
Cơ sở lưu trú cũng là một điều khắt khe trong du lịch nghỉ dưỡng. Muốn du
khách có cảm giác thư giãn, thoải mái thì nơi lưu trú cũng phải tạo ra cảm giác
thoải mái. Cơ sở lưu trú phải sạch sẽ, yên tĩnh, và khá đầy đủ các trang thiết bị:
như tủ lạnh, tivi, điều hòa, máy nóng lạnh... giúp du khách có cảm giác thư thái
thoải mái trong cơ sở lưu trú. Điện, nước, mạng là những thứ thực sự thiết yếu với
khách du lịch nghỉ dưỡng hiện tại, những thứ này phải luôn ổn định để phục vụ
các yêu cầu của khách.
Cơ sở thể thao và cơ sở chăm sóc sức khỏe là hai cơ sở có tác dụng kích cầu du
lịch của khách làm kỳ nghỉ tích cực hơn. Các cơ sở thể thao rất đa dạng, gồm có
các công trình thể thao, các trung tâm thể thao với nhiều môn thể thao khách nhau,
các phòng thể thao chuyên biệt( gym, yoga, dance...), các thiết bị chuyên dụng
cho mỗi môn thể thao riêng( bể bơi, xe đạp, ván lướt, ván buồm...). Các cơ sở
chăm sóc sức khỏe đặc biệt là làm đẹp cũng giúp thu hút khách du lịch và tăng
hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất tại điểm đến. Các sơ sở chăm sóc sức khỏe làm
quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn. Các cơ sở thể thao và cơ sở
14


chăm sóc sức khỏe thường gắn liền với nhau, thể thao cũng là cách chăm sóc sức
khỏe, và chăm sóc sức khỏe giúp hoạt động thể thao hiệu quả hơn.
Về giao thông vận tải:
Cơ sở hạ tầng giao thông và phương tiện vận chuyển cần thuận lợi cho khách,
để khách dễ dàng đi và đến địa phương. Vì là du lịch nghỉ dưỡng nên du khách
không muốn gặp các chặng đường mệt nhoài khiến khách mệt hơn cả lúc chưa đi
du lịch. Một hệ thống giao thông vận tải tốt là điều kiện giúp cho du lịch nghỉ
dưỡng thuận lợi.
Như vậy muốn phát triển du lịch cần có sự đầu tư cho giao thông vận tải nhằm

cải thiện, nâng cấp hệ thống giao thông. Làm ngắn thời gian di chuyển, cải thiện
chất lượng vận tải, tạo sự an toàn cho khách là những ấn tượng đầu tiên để nhớ
đến điểm đến như một lựa chọn đầu cho những chuyến du lịch tiếp theo.
Vì mục đích của khách là nghỉ ngơi, giải trí nên sự thuận tiện đầu tiên phải là
sự thuận lợi về khả năng tiếp cận, đó là sự thuận lợi về đến và đi. Một điểm đến
nghỉ dưỡng không nhận thiết cần gần một trung tâm cung khách, mà là việc di
chuyển tới đó có thuận lợi không. Đường xá gồ ghề, nhỏ lại vòng vèo cùng việc
hay xảy ra tai nạn sẽ là rào cản ngăn khách đến với điểm du lịch, nó sẽ làm lãng
phí tài nguyên du lịch, giảm lợi nhuận và khiến thời gian hoàn vốn lâu hơn.
Tại một số điểm đến nghỉ dưỡng ven biển người ta ngày càng làm đa dạng các
dịch vụ vận tải tại điểm đến. Nhà đầu tư không muốn chỉ có duy nhất con đường
bộ dẫn khách tới điểm đến mà còn đầu tư cho đường thủy, hàng không. Phú Quốc
là một điển hình cho việc đầu tư thêm nhiều tuyến đường đến thiên đường này.
Các dịch vụ vận tải thủy không chỉ đưa khách đến mà còn làm đa dạng các dịch
vụ tham thêm tại điểm đến như thuyền buồm, lướt ván buồm, canoing, roling...

Có thể nhận thấy trong du lịch nghỉ dưỡng có sư phụ thuộc lớn và hệ thống giao
thông vận tải
Yêu cầu về an ninh, an toàn:
Bất cứ khách du lịch nào cũng mong muốn có được sự an toàn trong chuyến đi.
Du lịch nghỉ dưỡng cũng vậy, khách du lịch khi quyết định du lịch nghỉ dưỡng
thường là những quả bom chứa áp lực, khó chịu trong cuộc sống. Họ không muốn
thêm bất cứ áp lực nào từ ngoài nữa cả, họ muốn yên tĩnh để dần dần tháo bỏ áp
lực và khó chịu. Vì thế những vấn đề an ninh, an toàn họ hoàn toàn không muốn
gặp phải. Cảm giác yên bình sẽ là cảm giác tuyệt vời để có thể xả bực tức, mệt
mỏi, khó chịu chứ không phải cảm giác về lộn xộn, thiếu an toàn.
Chính sách phát triển du lịch nghỉ dưỡng:
15



Đây là nhân tố quan trọng để du lịch nghỉ dưỡng thực sự bứt phá phát triển.
Những chính sách tốt có không chỉ tao điều kiện thực sự để doanh nghiệp, các
đơn vị cung ứng hoạt động mà còn khuyến khích khách đến tại điểm đến. Chính
sách tác động tới toàn bộ hoạt động kinh doanh du lịch tại điểm đến, từ tạo điều
kiện cho đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, hoạt động kinh doanh lành
mạnh tại điểm đến cũng như an ninh an toàn cho du khách. Những chính sách cần
có sự đồng bộ với nhau tránh tình trạng chồng chéo lên nhau khiến doanh nghiệp
và người kinh doanh rơi vào ma trận luật và quy định.
Quản lý tại địa phương là một hoạt động quan trọng vừa đảm bảo về hoạt động
kinh doanh tại điểm đến vừa gìn giữ môi trường kinh tế xã hội tại địa phương
được ổn định. Tìm cách quản lý các dịch vụ là khó nhưng không phải là hoàn toàn
không có giải pháp, các bên liên quan cần ngồi cạnh nhau tìm giải pháp cho những
trường hợp khó như thế. Không nên xảy ra các cảnh không kiểm soát không quản
lý được là cấm, là không cho kinh doanh khiến hoạt động kinh doanh trở lên nghèo
nàn, lạc hậu.

Phần 2: Liên hệ ở Vĩnh Phúc
2. Liên hệ ở Vĩnh Phúc.
2.1. Khái quát về tỉnh Vĩnh Phúc.
Vị trí địa lý:
Vĩnh Phúc thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ
và Vùng Thủ đô, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp
Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội.
Vĩnh Phúc nằm trên Quốc lộ số 2, đường sắt Hà Nội – Lào Cai và đường cao
tốc Nội Bài – Lào Cai – Vân Nam (Trung Quốc), là cầu nối giữa vùng Trung du
miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài,
qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với
cảng nước sâu Cái Lân. Những lợi thế về vị trí địa lý kinh tế đã đưa tỉnh Vĩnh
Phúc trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các
tỉnh phía Bắc Việt Nam.

Khí hậu, thủy văn:
Về khí hậu: Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm.
Nhiệt độ trung bình năm 23,20C– 250C, lượng mưa 1.500 – 1.700 ml; độ ẩm
trung bình 84 – 85%, số giờ nắng trong năm 1.400 – 1.800 giờ. Hướng gió thịnh
16


hành là hướng Đông – Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, gió Đông – Bắc thổi từ
tháng 10 tới tháng 3 năm sau, kèm theo sương muối. Riêng vùng núi Tam Đảo có
kiểu khí hậu quanh năm mát mẻ (nhiệt độ trung bình 18­oC) cùng với cảnh rừng
núi xanh tươi, phù hợp cho phát triển các hoạt động du lịch, nghỉ ngơi, giải trí.
Thuỷ văn: Tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều con sông chảy qua, song chế độ thuỷ văn
phụ thuộc vào 2 sông chính là sông Hồng và sông Lô. Sông Hồng chảy qua Vĩnh
Phúc với chiều dài 50km, đem phù sa màu mỡ cho đất đai. Sông Lô chảy qua
Vĩnh Phúc dài 35km, có địa thế khúc khuỷu, lòng sông hẹp, nhiều thác ghềnh.
Dân số và nguồn nhân lực
Dân số trung bình năm 2014 khoảng 1.029.412 người, trong đó dân số nam
khoảng 508.405 người chiếm 49,39%, dân số nữ 521.007 người chiếm 50,61%.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 11%. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm 60%,
tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 63%, tỷ lệ dân số làm việc trong khu vực nhà
nước chiếm 8,2%, làm việc ngoài nhà nước chiếm 86,6%, làm việc trong khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 5,2%.
Tính đến năm 2014, toàn tỉnh có 561 trường học và cơ sở giáo dục, đào tạo,
trong đó có 550 trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trung tâm giáo dục
thường xuyên; 13 trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp với trên
270.900 học sinh, sinh viên. Trên địa bàn tỉnh có 49 cơ sở dạy nghề (05 trường
cao đẳng nghề; 02 trường trung cấp nghề; 09 trường cao đẳng và trung cấp chuyên
nghiệp có dạy nghề; 27 trung tâm dạy nghề; 06 cơ sở dạy nghề); giai đoạn 20102014 đào tạo được hơn 132.983 người, hàng năm có khoảng 26.000 người tốt
nghiệp đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu lao động của mọi thành phần kinh tế.
Bên cạnh đó, tỉnh đã có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp

đào tạo nghề cung ứng cho các doanh nghiệp; Cùng với tốc độ gia tăng dân số,
trong những năm tới lực lượng lao động sẽ tăng đáng kể do dân số bước vào tuổi
lao động ngày càng nhiều. Mỗi năm tỉnh có trên 1 vạn người bước vào độ tuổi lao
động, đây là nguồn nhân lực dồi dào cho phát triển kinh tế – xã hội.
GDP bình quân đầu người: 70 triệu đồng/người/năm (dự kiến năm 2015
Tốc độ tăng trưởng bình quân 18 năm (1997-2014): 14,8%/năm
Tài nguyên du lịch:
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc bộ Văn Lang thời các Vua Hùng dựng nước, trong
dòng chủ lưu lịch sử phát triển dân tộc. Trải qua quá trình phát triển thăng trầm
của lịch sử cho đến ngày nay, trên địa bàn tỉnh có hệ thống tài nguyên du lịch
nhân văn phong phú mang giá trị cao như: Khu Di tích Danh thắng Tây Thiên,
thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức, đền thờ Tả tướng
quốc Trần Nguyên Hãn, tháp Bình Sơn – chùa Vĩnh Khánh, chùa Hà Tiên, cụm
17


đình Hương Canh, đình Thổ Tang, Khu Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu… các lễ
hội truyền thống (lễ hội Tây Thiên, lễ hội Chọi trâu, lễ hội đền Thính…); các làn
điệu dân ca, dân vũ độc đáo (hát Trống quân, hát Soọng cô, hát Sình ca…) và các
sản phẩm thủ công, làng nghề truyền thống (làng gốm Hương Canh, làng mộc
Thanh Lãng, làng rắn Vĩnh Sơn, làng rèn Lý Nhân, nghề đá Hải Lựu...); trò chơi
dân gian đặc sắc cùng nhiều món ăn đặc sản mang đậm màu sắc địa phương của
Vĩnh Phúc cũng là sức hút du khách.
Vĩnh Phúc có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch tự nhiên. Có Tam Đảo là
dãy núi hình cánh cung, độ cao trên 1500m, dài 50 km, rộng 10 km với phong
cảnh thiên nhiên đẹp, khí hậu trong lành, mát mẻ. Đặc biệt có Vườn Quốc gia
Tam Đảo và các vùng phụ cận thuộc loại rừng nguyên sinh có nhiều loài động
thực vật được bảo tồn tương đối nguyên vẹn. Bên cạnh đó Vĩnh Phúc còn có hệ
thống sông ngòi, đầm hồ tương đối phong phú, địa thế đẹp có thể vừa phục vụ sản
xuất vừa có giá trị cho phát triển du lịch như: Đại Lải, Dị Nậu, Vân Trục, Đầm

Vạc, Đầm Dưng, Thanh Lanh…
Tiềm năng tự nhiên cho phát triển du lịch kết hợp với các giá trị (tài nguyên)
văn hóa truyền thống phong phú sẽ là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế
– xã hội Vĩnh Phúc.
2.2.

Các điều kiện phát triển cung sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng tại Vĩnh Phúc.

Lợi thế về vị trí địa lý:
Vĩnh Phúc là cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, thuộc vùng đồng bằng châu
thổ sông Hồng – một trong những trọng điểm kinh tế của cả nước, nằm gần sát
tam giác kinh tế đồng bằng sông Hồng: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
Phía tây Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, đông bắc giáp Thái Nguyên, phía Đông
Nam và phía Nam giáp Hà Nội, phía Tây giáp Phú Thọ.
Như vậy ta có thể thấy Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm gần nhiều tỉnh, thành phố có
sự phát triển về kinh tế như Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hải Phòng. Đây là
các thành phố có sự phát triển kinh tế mạnh, và đông dân số, hứa hẹn sẽ là nơi
cung cấp nguồn khách lớn cho du lịch Vĩnh Phúc, trong đó có du lịch nghỉ dưỡng
tại Vĩnh Phúc.
Vĩnh Phúc chỉ cách Hà Nội khoảng 70km và có nhiều con đường từ Vĩnh Phúc
đi Hà Nội.
Trong khi đó, Hà Nội là một đô thị lớn của cả nước với mức độ đô thị hóa thuộc
mức cao nhất cả nước và tốc độ đô thị hóa ngày một tăng. Dân số Hà Nội năm
2015 là 7.558.965, thu nhập bình quân theo đầu người đạt 77 triệu đồng (khoảng
3.660 USD). Như vậy ta có thể coi Hà Nội là một trung tâm cung khách cho du
18


lịch nghỉ dưỡng cho Vĩnh Phúc khi mà khoảng cách từ Vĩnh Phúc đến Hà Nội là
rất gần.

Về tài nguyên du lịch:
Vĩnh Phúc nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng Sông Hồng
với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Địa hình như vậy tạo cho Vĩnh Phúc
nhiều cảnh quan hấp dẫn như: Dãy Tam Đảo, nơi có Khu du lịch Tam Đảo – điểm
nghỉ dưỡng lý tưởng dành cho du khách; các hồ: Đại Lải, Bò Lạc, Vân Trục,
Thanh Lanh, Xạ Hương, đầm Vạc, đầm Rưng… là những tài nguyên du lịch quý
giá mà thiên nhiên ban tặng cho Vĩnh Phúc; vườn cò Hải Lựu, vườn cò Đạo Trù…
là điểm du lịch sinh thái tham quan, nghiên cứu hấp dẫn gắn liền với những tour
du lịch đồng quê.
Như vậy du lịch Vĩnh Phúc sở hữu nhiều tài nguyên du lịch phù hợp với việc
phát triển du lịch nghỉ dưỡng với nhiều nơi có diện tích rộng, không khí trong
lành, thảm động thực vật phong phú như các hồ, đầm lớn tại Vĩnh Phúc, khu du
lịch nghỉ dưỡng, sinh thái tại Tam Đảo. Đặc biệt hiện tại Vĩnh Phúc đang sở hữu
hai điểm đến vô cùng thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng là:
- Hồ Đại Lải là một hồ nước rộng 525 ha. Phía bắc hồ là dãy núi Tam
Đảo trùng điệp, xa xa là những cánh rừng xanh biếc ngút ngàn, xen lẫn
những thung lũng tự nhiên, các triền đồi bát úp cùng các hẻm núi nhô ra tạo
nên các eo, các bán đảo hoang sơ. Sự kết hợp hài hòa giữa hồ và núi tạo nên
một không gian khoáng đạt và một phong cảnh nên thơ, hữu tình cho toàn
khu du lịch. Vào mùa mưa, các con sông, con suối trong lưu vực phía nam
của dãy núi Tam Đảo với sông Vực Tuyền, sông Tôn, sông Bá Hạ, suối
Đồng Câu, Đồng Chão... đều dồn nước vào hồ, khiến mực nước của hồ có
thể lên cao tới 21m. Những gò đồi bát úp áp sát triền núi được xâu chuỗi nối
dài bởi những đập đất kiên cố đã tạo thành bức tường thành vững chắc giữ
nước cho hồ.
- Khu du lịch Tam Đảo có phong cảnh núi non hùng vĩ, bao quát cả
một vùng đồng bằng Bắc bộ rộng lớn. Khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ
trung bình là 18oC – 25oC. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9 nhiệt độ tại các
tỉnh đồng bằng thường oi bức từ khoảng 27oC – 38oC thì Tam Đảo là nơi
nghỉ mát lý tưởng với sự luân chuyển rõ rệt 4 mùa trong một ngày. Buổi

sáng se se gió xuân, buổi trưa nóng ấm mùa hạ, buổi chiều lãng đãng heo
may mùa thu, buổi tối lạnh giá của mùa đông. Khu du lịch nhỏ bé, xinh xắn
với những con đường lên xuống ngoằn ngoèo, quanh co nho nhỏ, một dòng
suối như vệt nước cắt ngang chảy suốt bốn mùa. Cái tên Tam Đảo có được
là do ba ngọn núi cao Thạch Bàn (1.388m), Thiên Thị (1.375m) và Phù
Nghĩa(1.400m) nhô lên trên biển mây. Đứng giữa đất trời, nhìn ba "hòn đảo"
nhấp nhô lên trên đám "sóng mây", ta mới hiểu vì sao vùng đất mát mẻ này
19


có tên là Tam Đảo. Khu du lịch Tam Ðảo được người Pháp phát hiện và xây
dựng từ những năm đầu thế kỷ 19. Ðến năm 1940, Tam Ðảo đã là một "đô
thị" trên núi cao với 145 tòa nhà, biệt thự cao cấp, lộng lẫy; trong số này có
tới 60 biệt thự với kiến trúc theo nhiều kiểu cách khác nhau. Nay những tòa
biệt thự ngày xưa chỉ còn là phế tích trong hoang tàn, đổ nát, trơ ra những
móng, tường, công trình ngầm nằm lẫn với cỏ cây, rêu phong, nắng mưa...
Về cơ sở vật chất:
Hiện tại, Vĩnh Phúc đang sở hữu nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng có chất lượng
cao như khu du lịch sinh thái Đầm Vạc, Flamigo Đại Lải Resort, Nghỉ dưỡng ven
sông Hồng - FLC Vĩnh Phúc Resort, Sông Hồng Thủ Đô Resort, cụm du lịch Tam
Đảo và nhiều các dự án du lịch nghỉ dưỡng đang được đầu tư khác như dự án hồ
Thanh Lanh, khu du lịch Tam Đảo II...
Các cơ sở nghỉ dưỡng tại Tam Đảo đều là các cơ sở nghỉ dưỡng chất lượng bao
gồm nhiều dịch vụ như cụm du lịch Tam Đảo ngoài các nhà nghỉ ra còn có sân
golf, các điểm ngắm cảnh, khu du lịch sinh thái trong đó Tam Dao Belvedere
Resort còn có hồ bơi, sân tenis – snooker, phòng tập thể hình, Karaok, phòng vui
chơi cho trẻ nhỏ. FLamigo Đại Lải Resort – Resort đã được vinh danh top 10
Resort đẹp nhất thế giới là một khu nghi dưỡng sinh thái tuyệt đẹp với diện tích
rộng, không gian thoáng đãng mát mẻ đầu tư nhiều dịch vụ đi kèm như spa, giải
trí, du thuyền, khu vui chơi trẻ em, các môn thể thao như golf, bơi, xe đạp

canoeing, rowing...
Những khu du lịch nghỉ dưỡng chất lượng, được thiết kế tỉ mỉ, phù hợp với
không gian, các điều kiện tự nhiên sẽ là nguồn cung tuyệt vời cho các tour du lịch
nghỉ dưỡng, góp phần phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại Vĩnh Phúc
Về giao thông vận tải:
Du lịch Vĩnh Phúc nói chung và du lịch nghỉ dưỡng Vĩnh Phúc nói riêng đang
đón nhận những tin vui từ cơ sở giao thông đang được nâng cấp và bổ sung khi
mà hàng loạt các tuyến đường tới Vĩnh Phúc và qua Vĩnh Phúc ngày càng được
nâng cấp và làm mới: Quốc lộ 2 chạy qua tỉnh đã được nâng cấp, tuyến đường sắt
Hà Nội - Lào Cai – Côn Minh nối Hà Nội với các tỉnh phía Bắc cùng với dự án
đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai – Côn Minh (Trung Quốc) đang được xây dựng
chạy qua địa bàn tỉnh, sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế,
giao lưu văn hóa giữa các nước, vùng lãnh thổ có dòng sông Mêkông chảy qua.
Tuyến Mê Linh – Vĩnh Phúc được thông xe, các con đường trong tỉnh Vĩnh Phúc
được nâng cấp, sửa sang rộng rãi đẹp đẽ. Cảng sân bay quốc tế Nội Bài ngày càng
được mở rộng. Những thông tin trên là các điều kiện tuyệt vời để phát triển du
lịch tỉnh Vĩnh Phúc. Hành khách đến với các điểm du lịch nghỉ dưỡng tai Vĩnh
Phúc ngày càng dễ dàng, trong khi đó các con đường nối các thị trường xa với
20


Vĩnh Phúc ngày càng mở rộng thông qua hệ thống đường cao tốc, đường tàu xuyên
biên giới, cảng hàng không quốc tế Nội Bài mở rộng chào đón khách du lịch tới
nghỉ dưỡng tại Vĩnh Phúc.
Tuy nhiên, nhiều tuyến đường tại Vĩnh Phúc vẫn cần được sửa chữa, làm mới
thêm như một số đoạn đường lên Tam Đảo, đoạn đường vào Đại Lải, đường đi
vào một số khu đầm hồ đẹp tại Vĩnh Phúc. Các tuyến xe bus, taxi trên địa bàn vẫn
còn lạc hậu, kém về chất lượng, và hạn chế về số xe, tuyến xe bus. Đây là những
rào cản nhỏ cần được khắc phục trong quá trình phát triển du lịch, trong đó có du
lịch nghỉ dưỡng.

An ninh, an toàn:
Nhìn tổng thể trên khắp đất nước Việt Nam thì du lịch có lợi thế về an ninh, an
toàn, khi mà Việt Nam được xếp hạng nằm trong top 10 nước không có xung đột
và xếp 59/163 nước về chỉ số hòa bình, theo 2016 GLOBAL PEACE INDEX. An
ninh tại Vĩnh Phúc cũng rất ổn đinh và thuận lợi cho việc phát triển du lịch nghỉ
dưỡng tại tỉnh. Tuy nhiên vẫn xảy ra tình trạng cò kéo khách và chèn ép khách ở
một số điểm du lịch, và ngay cả trong khu du lịch nghỉ dưỡng.
Chính sách phát triển du lịch nghỉ dưỡng:
Vĩnh Phúc hiện tại chưa có một chính sách cụ thể nào cho phát triển sản phẩm
du lịch nghỉ dưỡng tại tỉnh tuy nhiên tỉnh Vĩnh Phúc đang có những chính sách
nhằm thay đổi bộ mặt du lịch của tỉnh, trong đó du lịch nghỉ dưỡng cũng hưởng
lợi một phần như
- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020
tầm nhìn 2030.
- Bản đồ quy hoạch tổng thể du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 tầm
nhìn 2030.
- Hàng loạt các quy hoạch xây dựng các khu du lịch: Tam Đảo I, Tam
Đảo II, tây hồ Đại Lải, khu di tích danh thắng Tây Thiên, Thanh Lanh...
- Chiến lược quảng bá du lịch thông qua mạng xã hội.
Du lịch nghỉ dưỡng Vĩnh Phúc nhờ hưởng lợi từ các chính sách đầu tư và du
lịch đã dần trở thành một thương hiệu du lịch trong ngành du lịch Việt Nam.
2.3.

Các điều kiện phát triển cầu sản phẩm du lịch nghỉ dượng tại Vĩnh Phúc.

Thời gian rỗi của người dân Việt Nam:
Khi nhìn nhận về thời gian rỗi của người lao động Việt Nam đặc biệt những
người lao động làm theo lịch nhà nước ( công chức, các công ty áp dụng lịch làm
việc giống nhà nước) thì thời gian rỗi của người Việt Nam sẽ được tính như sau.



Nghỉ cuối tuần
21


Một năm thường có 365 ngày, năm nay là năm nhuận có 366 ngày, tương đương
với 52 tuần và 104 ngày nghỉ cuối tuần: Thứ bảy và Chủ nhật.


Nghỉ lễ, tết

Theo quy định, số ngày nghỉ cho các dịp lễ tết ở Việt Nam được Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội quy định như sau:
-

Tết Dương lịch 1/1: 1 ngày.

-

Tết Âm lịch: 5 ngày.

-

Ngày chiến thắng 30/4: 1 ngày.

-

Ngày Quốc tế lao động 1/5: 1 ngày.

-


Ngày Quốc khánh 2/9: 1 ngày.

-

Ngày giỗ tổ 10/3 âm lịch: 1 ngày.

Tổng cộng là 10 ngày. Như vậy tổng số ngày nghỉ trong năm lên tới 114 ngày.
Tuy nhiên, do các dịp này trùng vào ngày nghỉ hoặc sát ngày nghỉ nên kì nghỉ
lễ thường sẽ kéo dài nhiều ngày hơn.
Cụ thể, tổng số ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2016 (22 ngày).
-

Tết Dương lịch nghỉ 3 ngày.
Tết Âm lịch nghỉ 9 ngày.
Giỗ Tổ Hùng Vương nghỉ 3 ngày.
Dịp 30/4 và 1/5 nghỉ 4 ngày.
Quốc khánh 2/9 nghỉ 3 ngày.

Từ năm 2010, Thủ tướng đã đồng ý về việc hoán đổi ngày nghỉ hàng tuần vào
một số dịp nghỉ lễ, Tết khi có tình huống nghỉ ngắt quãng. Việc hoán đổi tạo điều
kiện cho người lao động có thời gian nghỉ lễ, Tết liên tục mà không bị gián đoạn.


Nghỉ phép

Theo Bộ Luật lao động, quy định mỗi một năm, người lao động được phép nghỉ
từ 12-16 ngày, hưởng lương đầy đủ, tùy từng trường hợp cụ thể.
Vậy là nếu chọn nghỉ phép theo đúng quy định, mỗi người lao động năm nay
sẽ được nghỉ 126-130 ngày. Số ngày làm việc còn 238 - 242 ngày. Ta có thể thấy

thời gian rảnh của người dân Việt Nam là khá phong phú trong một năm. Trong
năm ngoài việc nghỉ làm từ chiều thứ 6 đến hết chủ nhật thì trong năm còn có một
số đợt nghỉ dài như 30/04, 2/9, giỗ tổ Hùng Vương... Quỹ thời gian rỗi ở Việt
Nam ở mức hiện tại là tương đối thuận lợi cho phát triển du lịch, trong đó có du
lịch nghỉ dưỡng tại Vĩnh Phúc.
22


Phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật: Vĩnh Phúc là một tỉnh trong vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ của Thủ đô, gần sân bay Quốc tế Nội Bài, là cầu
nối giữa các tỉnh phía Tây Bắc với Hà Nội và đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Thành phố Vĩnh Yên đang vươn mình thành một thành phố phát triển, bên cạnh
một trong những đầu tàu kinh tế của cả nước là Hà Nội. Hiện tại tỉnh Vĩnh Phúc
có 24 khu công nghiệp và cụm công nghiệp và các khu cụm này ngày càng mở
rộng. Những người làm việc trong khu công nghiệp có thu nhập trung bình khá
trở lên, nhưng công việc trong khu công nghiệp làm con người chán nản hơn và
khi áp lực về thu nhập khiến nhiều công nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng mệt
mỏi và cảm giác mất sức lao động cũng như ham muốn lao động. Như vậy cầu du
lịch nghỉ dưỡng tại Vĩnh Phúc ngày càng tăng do nhu cầu cần phục hồi sức khỏe,
tinh thần của người lao động.
Các công ty hiện nay đã nhận thức điều việc cần phải phục hồi sức lao động
của người lao động qua du lịch để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả làm việc
và cũng coi như là một chính sách giữ chân người lao dộng tại công ty, nhà máy.
Cầu du lịch nghỉ dưỡng cũng được tăng lên nhờ việc trên.

Đô thị hóa: Nhu cầu nghỉ dưỡng của người dân trong quá trình phát triển kinh
tế và đô thị hóa ngày càng tăng. Vùng đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ
dân số cao nhất cả nước với mật độ dân số là 971 người/km2 - Báo cáo số
1809/BC-BTNMT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường. Trong quá trình đô thị hóa trình độ nhận thức của người dân cũng

tăng cao khiến người dân có cái nhìn đúng đắn hơn về đi du lịch nghỉ dưỡng đặc
biệt là lợi ích của du lịch nghỉ dưỡng mang lại và đem so sánh với các loại hình
du lịch khác do vậy người dân tại Hà Nội, Vĩnh Yên đang dần quen với việc đến
các khu du lịch nghỉ dưỡng tại Vĩnh Phúc hơn.
Du lịch nghỉ dưỡng gia đình: Phần đông các gia đình nước ta hiện nay đều thực
hiện kế hoạch hóa gia đình và thường trong gia đình chỉ có từ một đến 3 người
con. Nhất là các gia đình ở thành phố lớn và phát triển, các gia đình thường sinh
đẻ có kế hoạch vì những lợi ích của điều đó mang lại và vì sự eo hẹp về thời gian
chăm con. Dừng lại ở hai con trong mỗi gia đình khiến các gia đình không bị sức
ép về kinh tế do nuôi con và tình cảm trong gia đình cũng được quan tâm hơn.
Nhưng nhiều gia đình vẫn không có thời gian chăm sóc con cái, và bố mẹ do thời
gian lao động làm việc bận rộn. Nhu cầu về tình cảm gia đình và gắn kết tình cảm
gia đình đang là một nhu cầu nổi lên tại Việt Nam. Loại hình du lịch gắn kết được
mọi người trong gia đình lại đáp ứng được mục đích nghỉ ngơi, thư giãn, hồi phục
sức khỏe lại phù hợp với các độ tuổi khác nhau như du lịch nghỉ dưỡng đang là
lựa chọn hàng đầu cho các chuyến du lịch gia đình. Hà Nội, Thái Nguyên, Hải
Phòng... là những thành phố đang phát triển với nhiều gia đình có mức thu nhập
23


cao nhưng lại không có điều kiện chăm sóc gia đình. Các gia đình ở các thành phố
này có lượng cầu lớn về du lịch nghỉ dưỡng tại tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Nhận xét và đề xuất.
3.1. Nhận xét về các điều kiện phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại Vĩnh Phúc.
Thuận lợi:
Du lịch tại Vĩnh Phúc có nhiều điều kiện tốt để phát triển sản phẩm du lịch nghỉ
dưỡng. Tài nguyên du lịch tại Vĩnh Phúc rất phù hợp với việc phát triển du lịch
nghỉ dưỡng với các hồ đầm rộng thoáng mát, trong lành, các điểm du lịch núi đẹp
và mát mẻ.
Đặc biệt, Vĩnh Phúc có lợi thế lớn nhờ giáp ranh với Thủ đô Hà Nội - trung tâm

chính trị, kinh tế, văn hoá và cũng là trung tâm du lịch lớn của cả nước. Ngoài
giao thông đường bộ và đường sắt, Vĩnh Phúc là địa phương có hệ thống sông khá
dày đặc với hai con sông lớn là sông Hồng và sông Lô, đây là một thế mạnh có
thể phát triển các tour du lịch hấp dẫn với việc xây dựng các bến thuyền du lịch ở
những địa điểm thích hợp, các khu du lịch nghỉ dưỡng ven sông.
Những thuận lợi về giao thông sẽ góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển
du lịch, dịch vụ của tỉnh. Hệ thống giao thông của Vĩnh Phúc ngày càng hoàn
thiện và mở rộng sẽ góp phần đưa ngày càng nhiều khách du lịch nghỉ dưỡng đến
với Vĩnh Phúc. Việc nằm ở đồng bằng sông Hồng – một vùng kinh tế phát triển
và mức độ đô thị hóa cao giúp du lịch nghỉ dưỡng của Vĩnh Phúc chủ động được
nguồn khách.
Du lịch nghỉ dưỡng tại Vĩnh Phúc ngày càng được đầu tư nhiều hơn và Vĩnh
Phúc đang xây dựng được thương hiệu du lịch nghỉ dưỡng của riêng mình. Cùng
với sự quan tâm phát triển du lịch của chính quyền, du lịch Vĩnh Phúc trong đó
có du lịch nghỉ dưỡng đang phát triển mạnh và mở rộng cơ hội phát triển hơn nữa,
đua du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Vĩnh Phúc.
Khó khăn:
Mặc dù hệ thống giao thông đang phát được nâng cấp và phát triển, tuy nhiên
vẫn còn nhiều con đường cần hoàn thiện hơn nữa, hệ thống vận tải tại Vĩnh Phúc
còn lạc hậu, và kém chất lượng.
Chất lượng phục vụ tại một số điểm du lịch nghỉ dưỡng còn chưa tốt. Lao động
trong các điểm du lịch nghỉ dưỡng vẫn còn là lao động chưa thực sự qua đào tạo
và thiếu kỹ năng cũng như thái độ phục vụ.
Các công nghệ hiện đại chưa được áp dụng vào du lịch nghỉ dưỡng cao cấp,
đặc biệt là các công nghệ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp. Phương tiện di chuyển
24


trong khu du lịch nghỉ dưỡng vẫn còn hạn chế. Trong khi đó, việc nở rộ các dự án
sân golf gây ảnh hưởng lớn tới môi trường và cảnh quan tại Vĩnh Phúc.

Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng tại Vĩnh Phúc cũng gặp phải sự cạnh tranh gắt
gao từ các tỉnh khác không những các tỉnh trong vùng mà còn cả các tỉnh, các nơi
xa. Các tỉnh phía Bắc có hoạt động du lịch nghỉ dưỡng phát triển là Hà Nội( nghỉ
dưỡng trong thành phố, và các khu du lịch nghỉ dưỡng tại Hà Tây), Thái Nguyên,
Hải Phòng, và đặc biệt là Quảng Ninh và Ninh Bình.
3.2. Các khuyến nghị.
a. Khuyến nghị về nguồn nhận lực.
Các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng nên:
- Khuyến nghị, tuyển thêm người dân địa phương tham gia vào hoạt
động du lịch nghỉ dưỡng tại địa phương.
- Tổ chức các lớp học tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ khách, khả
năng xử lý tình huống của nhân viên. Đồng thời giảng dạy về thái độ phục
vụ trong kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng.
- Nâng cao trình độ nhận thức về du lich và kinh doanh du lịch cho
những người dân địa phương.
b. Các khuyến nghị về nâng cao chất lượng giao thông vận tải.
- Sở giao thông vận tải cần có sự ra soát thường xuyên về chất lượng đường
và đưa phương án khắc phục những con đường quan trọng mà lại có chất lượng
kém.
- Sở giao thông vận tải cũng cần xem xét lại hệ thống vận tải cũ kỹ hiện tại
và chất lượng phục vụ của hệ thống vận tải, xem xét đưa thêm một số tuyến xe
mới vào hoạt động.
c. Khuyến nghị về các hoạt động kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng.
Các doanh nghiêp, người cung ứng dịch vụ cần
- Đa dạng hóa các dịch vụ đi kèm trong du lịch nghỉ dưỡng.
- Ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ của các dịch vụ trong du lịch
nghỉ dưỡng.
- Các doanh nghiệp du lịch nghỉ dưỡng cần kết hợp các sản phẩm du
lịch nghỉ dưỡng với các sản phẩm khác làm đa dạng hơn sự lựa chọn của
khách hàng trong chuyến đi.

- Thiết kế các khu nghỉ dưỡng xanh nhằm thỏa mãn nhu cầu hòa mình
vào thiên nhiên của con người hiện tại.
d. Khuyến nghị về quảng bá và xúc tiến.
- Các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước cần cùng bắt tay nhau để quảng
bá hình ảnh du lịch nghỉ dưỡng Vĩnh Phúc, đồng thời xây dựng phương án xây
25


×