Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Trần Thị Trường (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA TRẦN THỊ TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA TRẦN THỊ TRƯỜNG

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã ngành: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THỊ VIỆT TRUNG

THÁI NGUYÊN - 2017




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Thu Hương


ii

LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô Ban Giám hiệu,
Ban lãnh đạo khoa Sau đại học trường Đại học Khoa học - Đại học Thái
Nguyên, cùng các thầy cô tham gia giảng dạy lớp Cao học K9 - đã tạo mọi
điều kiện để tác giả được học tập, nghiên cứu và hoàn thành chương trình đào
tạo Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam khóa 2015 - 2017.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Trần Thị Việt Trung
đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và nghiêm khắc, nhiệt tình chỉ bảo tác giả trong
quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng
Yên; lãnh đạo các phòng, ban trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên;
các đồng chí cán bộ quản lý, giáo viên trường Trung học Phổ thông Chuyên
Hưng Yên đã tạo điều kiện về mọi mặt để tác giả hoàn thành khóa học này.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới nhà văn Trần Thị Trường – người
đã giúp đỡ rất nhiều về tư liệu cho tác giả. Tác giả xin cảm ơn những người
thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, chia sẻ giúp tác giả

có động lực để hoàn thành luận văn đúng thời hạn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
nghiên cứu, song luận văn không tránh khỏi thiếu sót, tác giả kính mong
được sự chỉ dẫn, góp ý của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp để
luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hưng Yên, ngày 05 tháng 06 năm 2017
Học viên

Nguyễn Thị Thu Hương


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................. ii
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................. iii
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................8
6. Cấu trúc luận văn ...........................................................................................9
7. Đóng góp của luận văn ..................................................................................9
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 10
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN..................................... 10
1.1. Khái niệm về "Nhân vật" và "Thế giới nhân vật" trong tác phẩm văn
học ............................................................................................................. 10

1.1.1. Khái niệm về "Nhân vật" ...................................................................... 10
1.1.2. Khái niệm về "Thế giới nhân vật" ........................................................ 12
1.1.3. Vai trò và chức năng của "Nhân vật" trong tác phẩm văn chương
nói chung, trong tiểu thuyết nói riêng. ................................................. 13
1.2. Một số đặc điểm khái quát về nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam
sau thời kì Đổi Mới. .................................................................................. 19
1.2.1. Khái quát về tiểu thuyết Việt nam thời kì Đổi Mới, từ 1986 đến nay .. 19
1.2.2. Khái quát về đặc điểm nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam 1986
đến nay. ................................................................................................. 25
1.3. Sự xuất hiện của một số cây bút nữ thời kì đầu Đổi Mới và nhà văn
Trần Thị Trường. ...................................................................................... 30
1.3.1. Sự xuất hiện của một số cây bút nữ thời kì đầu Đổi Mới ..................... 30


iv
1.3.2. Nhà văn Trần Thị Trường, nữ nhà văn của thời kì Đổi Mới. ............... 32
CHƯƠNG 2. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI VÀ
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA TRẦN THỊ
TRƯỜNG ....................................................................................................... 40
2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người của nữ nhà văn Trần Thị Trường .. 40
2.2. Một thế giới nhân vật đa dạng và phức tạp ............................................. 43
2.2.1. Kiểu nhân vật nữ ................................................................................... 46
2.2.2. Kiểu nhân vật trí thức, nghệ sĩ .............................................................. 54
2.2.3. Kiểu nhân vật lao động bình dân .......................................................... 66
CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT ......................... 72
3.1. Nghệ thuật xây dựng loại nhân vật phức tạp, đa tính cách, đa diện. ....... 72
3.1.1. N hân vật đa tính cách .......................................................................... 72
3.1.2. Nhân vật đa diện ................................................................................... 77
3.2. Nghệ thuật miêu tả tính cách nhân vật thông qua những xung đột
trong cuộc sống đời thường ...................................................................... 81

3.3. Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật ................................................................... 85
3.3.1. Ngôn ngữ đối thoại ............................................................................... 85
3.3.2. Ngôn ngữ độc thoại............................................................................... 90
3.3.3. Ngôn ngữ đặc trưng của các kiểu nhân vật........................................... 93
KẾT LUẬN .................................................................................................. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 104


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc:
Kỉ nguyên của độc lập, tự do và phát triển. Thành quả cách mạng đó cũng đã
mang lại một cơ hội, một sức bật mới cho đời sống của văn học nước nhà.
Đặc biệt sau năm 1986, với chủ trương "cởi trói" và đổi mới của Đảng, văn
học Việt Nam đã có một sự vận động, phát triển mạnh mẽ và đã đạt nhiều
thành tựu đáng ghi nhận. Sự đổi mới trong văn học được thể hiện ở cả hai
phương diện: Nội dung và nghệ thuật, và được diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực,
từ nghiên cứu lí luận phê bình đến sáng tác - trên cơ sở đổi mới trong quan
niệm nghệ thuật, trong tư duy nghệ thuật và trong lối viết ... của các nhà văn
Việt Nam (kể cả thế hệ nhà văn trưởng thành từ trong cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước). Văn học vận động tích cực, phát triển mạnh mẽ với sự
mở rộng của biên độ đề tài, chủ đề, với sự đổi mới trong quan niệm của nhà
văn về con người, về các giá trị cuộc sống, với cách nhìn nhận đa chiều và
cách khám phá đa góc cạnh về hiện thực cuộc sống cũng như thế giới tâm hồn
của con người. Sau 30 năm Đổi Mới, Văn học Việt Nam đã đạt được những
thành quả nhất định, đã khẳng định được những bước đi chắc chắn, phù hợp
với quy luật vận động của văn học thời kì hiện đại và hội nhập. Nhưng để có
một nền văn học thực sự đổi mới như hôm nay cần phải kể đến những đóng
góp quan trọng của thế hệ các nhà văn thời kì đầu Đổi Mới, những con người

đã bằng sự nhạy cảm với cái mới, bằng sự mạnh dạn đổi mới tư duy nghệ
thuật và trong cách viết. Giai đoạn này đánh dấu sự tỏa sáng của khá nhiều
tên tuổi của nền văn học Việt Nam hiện đại. Tiếp tục những thành công trước
đó, ở giai đoạn này các tác giả "gạo cội" như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn
Khải, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Chu Lai, Khuất Quang Thụy, Nguyễn Trí
Huân, Thái Bá Lợi,… lại có điều kiện thể hiện và khẳng định tài năng của
những tác giả tiểu thuyết có tài. Bên cạnh đó, một số lượng không nhỏ những


2
tác giả tiểu thuyết mới xuất hiện nhưng cũng đã sớm chứng tỏ được khả năng
và vị trí của mình trong đời sống văn chương như: Bảo Ninh, Dương Hướng,
Nguyễn Khắc Trường, Dương Thu Hương, Nguyễn Quang Lập, Trần Thị
Trường, Phạm Thị Hoài, Trần Huy Quang, Trung Trung Đỉnh, Hoàng Lại
Giang, Hoàng Minh Tường,… Chính sự góp mặt của họ đã làm cho diện mạo
tiểu thuyết sau 1975 nói chung và tiểu thuyết giai đoạn sau 1986 nói riêng trở
nên phong phú, phức tạp với sự đa âm sắc và những giá trị mới.
Nếu như trong văn học giai đoạn trước 1975, con người chủ yếu được
nhìn nhận và thể hiện cơ bản qua quan điểm dân tộc và giai cấp - nên nhân vật
trong tiểu thuyết luôn xuất hiện với tư cách con người công dân, con người
đại diện cho giai cấp - thì ở tiểu thuyết sau 1975 sự nhìn nhận này đã có sự
đổi khác. Cụ thể là: Tiểu thuyết sau 1975 đã nhìn nhận và thể hiện con người
trên nhiều phương diện và nhiều tư cách khác nhau. Con người không phải
chỉ là xuất hiện với tư cách con người đại diện cho lí tưởng chung, không chỉ
là hình ảnh của số đông cộng đồng - con người trong tiểu thuyết sau 1975, đặc
biệt là sau năm 1986 - đã hiện lên chủ yếu với tư cách là những con người cá
nhân với cuộc đời riêng, với những biểu hiện và nhu cầu cụ thể riêng về cuộc
sống. Đặc biệt, tiểu thuyết giai đoạn này quan tâm hơn đến việc thể hiện đời
sống tinh thần với sự phong phú và phức tạp của nó cũng như phần nào đã
phản ánh những nhu cầu sống rất riêng tư của con người thời kì hiện đại. Nhà

văn đã sáng tạo nên những tác phẩm văn chương mới có giá trị hiện thực, vừa
có giá trị nhân văn và chan chứa tinh thần nhân đạo. Vì vậy, nhiều tiểu thuyết
thời kì này đã đem lại một sự mới lạ, hấp dẫn đối với người đọc.
1.2. Trong đội ngũ những nhà văn thời kì đầu Đổi Mới cùng những
đóng góp đã được khẳng định ấy - có nhà văn Trần Thị Trường. Tác phẩm
tiểu thuyết đầu tay của Trần Thị Trường "Lời cuối cho em" (1990; NXB
Thanh Niên) đã từng làm xôn xao dư luận, gây một "cơn sốt" trong đời sống
văn học nước nhà vào đầu những năm 90 của thế kỉ trước. Là một nhà văn nữ


3
có những đóng góp đáng trân trọng trong buổi đầu Đổi Mới như vậy - và điều
đáng quý nữa là ngay sau đó chị vẫn tiếp tục sáng tác hàng chục tập truyện
ngắn và tiểu thuyết khác. Nhưng nhà văn Trần Thị Trường (cũng như nhiều
nhà văn nữ Việt Nam khác) - với sự khiêm nhường, kín đáo, lặng lẽ sáng tạo,
không ồn ào lăng xê, quảng cáo nên ít được dư luận chú ý, ít được quan tâm
nghiên cứu như một số nhà văn nam giới khác. Điều đó quả là sự thiệt thòi
đối với nữ nhà văn Trần Thị Trường nói riêng và với nhiều trường hợp nhà
văn nữ khác nói chung. Chính vì vậy, với thái độ trân trọng và mong muốn
được góp phần lấp dần đi khoảng trống trong việc nghiên cứu các nhà văn nữ
Việt Nam, nhất là nhà văn nữ có vị trí đặc biệt quan trong trong quá trình đổi
mới văn chương, chúng tôi đã lựa chọn đề tài "Thế giới nhân vật trong tiểu
thuyết Trần Thị Trường" để làm luận văn thạc sĩ của mình.
Nếu đề tài nghiên cứu thành công, đây sẽ là một tài liệu có ý nghĩa
giúp bạn đọc có thể hiểu rõ ràng, đầy đủ hơn bức chân dung nhà văn Trần
Thị Trường cùng những đóng góp quan trọng của bà trong quá trình đổi mới
văn chương, đặc biệt là ở giai đoạn đầu những năm 90 của thế kỉ trước ở
Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
Như đã giới thiệu ở trên, sáng tác đầu tay của nhà văn Trần Thị Trường

mới ra đời đã gây một sự chú ý, một "cơn sốt" đối với đời sống văn học lúc
bấy giờ. Trong thị trường sách lúc ấy trường hợp xuất bản một lần với số
lượng 10.000 cuốn và sau đó được Nhà Nước đặt hàng in tiếp 500 cuốn sách
bìa cứng là một hiện tượng đặc biệt. Tại sao lại như vậy? Bởi tác phẩm của
chị có sự đổi mới thực sự trong cách viết, trong lối tư duy nghệ thuật và đã
đáp ứng kịp thời nhu cầu đổi mới văn chương của đất nước ta cũng như đã
đáp ứng được sự mong đợi của độc giả thời bấy giờ. Chính vì vậy, khi tác
phẩm ra đời đã ngay lập tức gây được sự chú ý của đông đảo người đọc, sự
chú ý của một số nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình thời kì đó. Sau thành công


4
ban đầu, Trần Thị Trường tiếp tục sáng tác, chị viết khá nhiều, nhưng không
vội vàng, điềm tĩnh và chắc chắn và vẫn theo bút pháp đổi mới đó. Trần Thị
Trường đã dần trở thành lớp "nhà văn đàn chị" thời kì Đổi Mới của Ban Nhà
văn nữ - Hội nhà văn Việt Nam.
Cho đến nay, sau 25 năm cầm bút, chị đã gây dựng cho mình một sự
nghiệp văn chương đáng kể: 02 cuốn tiểu thuyết cùng hàng trăm tác phẩm
truyện ngắn và chuẩn bị cho ra đời một cuốn tiểu thuyết nữa. Chị đã được
nhận một số giải thưởng văn học như: Năm 2002, được nhận Giải thưởng văn
học của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam;
và năm 2004 được nhận Giải thưởng của Hội Nhà Văn Việt Nam… Bằng
những gì đã và đang cống hiến, Trần Thị Trường xứng đáng là nhà văn nữ
tiêu biểu thời kì Đổi Mới, đặc biệt là giai đoạn đầu của công cuộc Đổi Mới
văn chương. Cũng vì điều đó đã có một số nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu
phê bình quan tâm, yêu thích, đọc và có những nhận xét, đánh giá về những
sáng tác của chị.
Theo khảo sát ban đầu của chúng tôi, đã có khoảng trên 20 bài viết về
Trần Thị Trường. Trong những bài viết đó chúng tôi lưu ý đến những bài viết có
sự bàn luận về nhân vật trong các sáng tác của Trần Thị Trường. Ví dụ như:

Bài viết của Thu Hà nhan đề “Trần Thị Trường với Tình như chút
nắng” (đăng trên trang báo VN Express. Thứ hai, ngày 25/12/2006) tập trung
ghi nhận một cuốn sách với sự tập hợp 27 truyện ngắn được nhà văn sáng tác
trong thời gian gần đây với ăm ắp hơi thở cuộc sống đương đại, ồn ào, gấp
gáp nhưng để lại nhiều khoảng trống và rỗng trong tâm hồn con người.
Nguyễn Việt Chiến trong bài viết “Trần Thị Trường, nhà văn của phái
đẹp” đã có những nhận định ban đầu về nhà văn với thành công đầu tay là
cuốn tiểu thuyết Lời cuối cho em (1989). Từ góc nhìn về cuộc đời riêng và về
tác phẩm đầu tay của nhà văn, Nguyễn Việt Chiến viết: “Đọc tác phẩm của
chị thì thấy đó là nhà văn luôn đồng cảm và ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ.


5
Với chị khi các nhân vật này đau khổ cũng đẹp, bị vùi dập cũng đẹp, chung
thuỷ cũng đẹp và ngoại hình cũng đẹp. Đến với các nhân vật đó, độc giả sẽ
chia sẻ với họ, vì mỗi người phụ nữ đều có một đời sống tinh thần sâu kín của
họ”[12]. Đây là một nhận xét khá tinh tế, nhưng bài viết mới chỉ dừng lại ở
mức độ đề cập khái quát về nhà văn và một vài nhận xét về cuốn tiểu thuyết
“Lời cuối cho em” của nữ nhà văn này.
Nguyễn Thụy Kha trong bài viết: “Bốn văn nghệ sĩ tuổi Dần mà tôi
biết” cũng có những nhận xét ban đầu về tính cách nhà văn Trần Thị Trường
“Mạnh mẽ, xốc vác và ý chí lạ thường”[22]. Nhưng bài viết cũng mới chỉ là
sự nhìn nhận một cách chung chung về bản thân nhà văn, chưa có sự tìm hiểu
sâu sắc về sáng tác của chị; Nguyễn Xuân Khánh (tác giả của bộ tiểu thuyết
lịch sử nổi tiếng Đội gạo lên chùa; Hồ Quý Ly) có bài “Nhân đọc truyện ngắn
Trần Thị Trường” đã khẳng định: “Trần Thị Trường là nhà văn có nhiều khả
năng miêu tả tâm tưởng của người phụ nữ. Một phụ nữ đã luống tuổi, khi một
chút gió mùa thức dậy đã làm thức dậy trong lòng chị những khát khao ấm
áp…”. Từ cái nhìn bao quát - tác giả Nguyễn Xuân Khánh đã đề cập tới một
lối viết “truyện có duyên, khi đọc xong vẫn dư âm cảm giác ấm áp và nhân

hậu” ở nhà văn Trần Thị Trường. Nhưng dẫu sao, những ý tưởng này cũng
chỉ dừng lại ở những nhận xét mang tính khái quát, chưa có những khám phá
cụ thể, sâu sắc, chưa chỉ ra được những đặc sắc trong cách viết truyện của nhà
văn Trần Thị Trường.
Trên tư cách là một người yêu mến và am hiểu về thế hệ nhà văn sau
1986, nhà văn Tô Hoài cũng đã có những phát hiện về nét nổi bật trong phong
cách viết văn của Trần Thị Trường : "Một lối thể hiện có phong cách riêng,
truyên kết cấu đôi khi chỉ là một ý nghĩ, một bất chợt, một quang cảnh. Có ý
nghĩa mà như tự nhiên" và "Trần Thị Trường không cắt nghĩa bề ngoài, mà
mọi phân tích và ý tứ được ẩn vào trong tâm trạng... Biết bao uẩn khúc trở
trêu đã được Trần Thị Trường khắc họa sắc sảo, có thái độ mạnh mẽ qua


6
những câu chuyện có tình tiết sống động...;[53] hay đưa ra nhận xét về đặc
điểm thế giới nhân vật trong văn xuôi của Trần Thị Trường: "Mỗi nhân vật
đều mang hình ảnh con người đương trong cuộc sống hôm nay, Trần Thị
Trường đã quan tâm nhiều và đi sâu hiểu biết về lứa tuổi một lớp thị dân với
sinh hoạt và ứng xử của họ. Các nhân vật cha và mẹ, vợ với chồng và con cái
với cha mẹ và bè bạn... Tác giả cho bạn đọc thấy được trong khi ngoài xã hội
đương những chuyển bước về kinh tế kéo theo tình hình mọi mặt, thì ở mỗi
con người trong tư tưởng, trong suy nghĩ và hành động đều có những va
chạm song song với thực tế ấy. Giữa cơn lốc của đời sống, những hòa hợp
cũng như những xung đột trong tình cảm và tình yêu, trong những biểu hiện
khác nhau của các thế hệ trong một gia đình, một tập thể...". [53]
Trong bài viết "Nhà văn Trần Thị Trường: Tự khâu những vết thương"
Khánh Linh có nhận xét về đặc điểm các nhân vật nữ trong sáng tác của Trần
Thị Trường như sau:" Tôi đọc chị, tìm thấy trong đó những thân phận người
phụ nữ của một thời đại vừa bước ra khỏi bao cấp, của những kìm nén bản
năng, dục vọng." và "Tác giả của những trang viết ám ảnh về thân phận phụ

nữ, về khát vọng giải phóng bản năng bị kìm nén". [27]
Ngoài ra, còn có một số bài phỏng vấn, trao đổi giữa nhà văn Trần Thị
Trường với phóng viên các tờ báo, tạp chí. Thông qua các cuộc trao đổi, nhà
văn đã bộc lộ nhiều quan điểm về văn học nghệ thuật, về sáng tác tiểu thuyết
của mình.
Nhìn chung các nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình trên đều gặp gỡ nhau
ở một điểm chung là: đánh giá những điểm mới trong những sáng tác của
Trần Thị Trường, đó là việc nhà văn đã viết về đời sống xã hội Việt Nam
những năm đầu bước vào Đổi Mới, những năm còn nhiều khó khăn thử thách,
nhiều biến cố phức tạp trong đời sống xã hội và trong mỗi con người cá nhân.
Thế giới nhân vật trong các sáng tác của chị khá phong phú, phức tạp và chủ
yếu là những con người sống ở thành thị. Chị viết với một văn phong khá độc


7
đáo, tự nhiên, sâu lắng, sắc sảo, lạnh lùng, rất khách quan nhưng cũng tràn
đầy cảm xúc.
Tuy nhiên, cho tới nay chúng tôi nhận thấy, chưa có công trình nghiên
cứu một cách hệ thống, toàn diện về những tác phẩm cũng như những đóng
góp đáng ghi nhận của nhà văn Trần Thị Trường. Một số bài viết chỉ là ở
dạng bài viết lẻ, những nhận xét, đánh giá... của một số cây bút trên báo chí
hoặc trong các cuốn sách nghiên cứu chung về văn xuôi Việt Nam nói chung
và văn xuôi nữ nói riêng. Vì vậy, theo chúng tôi, cần thiết phải có một công
trình nghiên cứu một cách hệ thống và thấu đáo về đặc điểm văn xuôi của
Trần Thị Trường cùng những sáng tạo, những đóng góp của nhà văn đối với
sự thúc đẩy công cuộc Đổi Mới văn học trong giai đoạn đầu tiên - còn đầy sự
bỡ ngỡ của văn học nước nhà. Chính vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề
"Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Trần Thị Trường" làm đề tài
nghiên cứu Luận văn Thạc sĩ của mình. Chúng tôi cũng hi vọng sẽ phác thảo
rõ nét hơn, cụ thể hơn bức chân dung của nhà văn Trần Thị Trường, cùng

những đặc điểm nổi bật, những sáng tạo và đóng góp của chị trong đời sống
văn học Việt Nam thời kì đầu Đổi Mới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là:
- Khảo sát, tìm hiểu khái quát bức tranh tiểu thuyết Việt Nam sau 1986.
- Khảo sát và nghiên cứu về 02 cuốn tiểu thuyết của nhà văn Trần Thị
Trường là: Lời cuối cho em (năm 1990) và cuốn Kẻ mắc chứng điên (năm 1991).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung khảo sát và nghiên cứu sâu những đặc điểm nổi bật về
nội dung và nghệ thuật của hai cuốn tiểu thuyết: Lời cuối cho em và Kẻ mắc
chứng điên. Bên cạnh đó, có sự khảo sát một số truyện ngắn được in trong 7
tập truyện ngắn của nhà văn Trần Thị Trường.


8
- Để phục vụ cho việc thực hiện luận văn, chúng tôi sẽ đọc, khảo sát
một số sáng tác của các nhà văn (đặc biệt là nhà văn nữ) cùng thời với nhà
văn Trần Thị Trường, nhằm xác định vị trí và đóng góp của nhà văn trong đời
sống văn chương thời bấy giờ. Việc khảo sát sáng tác của các nhà văn nữ
khác còn nhằm so sánh, đối chiếu, (để thấy sự giống và khác nhau) giữa
những sáng tác của nhà văn Trần Thị Trường với các sáng tác một số cây bút
nữ khác cùng thời với chị và thậm chí là xuất hiện sau chị.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện Đề tài luận văn, chúng tôi cần phải giải quyết các nhiệm
vụ cụ thể sau:
- Nêu một số đặc điểm khái quát về nhân vật trong tiểu thuyết Việt
Nam sau Đổi Mới.
- Làm rõ những quan niệm của nhà văn Trần Thị Trường về con
người, về hiện thực cuộc sống, về tư duy nghệ thuật trong công việc sáng tác
văn chương trong thời kì Đổi Mới.

- Chỉ ra những đặc điểm nổi bật về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết
của nhà văn ở cả hai phương diện : Nội dung và nghệ thuật.
- Khẳng định những thành tựu (và hạn chế), cùng những đóng góp mới
của nhà văn ở phương diện nghệ thuật miêu tả thế giới nhân vật trong tiểu
thuyết của nhà văn.
 Qua đó xác định được vị trí và những đóng góp đáng ghi nhận của
nhà văn trong quá trình đổi mới văn chương Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn
văn chương thời kì đầu Đổi Mới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài luận văn chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu cơ bản như sau:
- Phương pháp nghiên cứu (tác giả, tác phẩm) theo đặc trưng thể loại;
- Phương pháp phân tích và tổng hợp;


9
- Phương pháp so sánh, đối chiếu;
- Phương pháp thống kê;
- Vận dụng một số thao tác nghiên cứu Thi pháp học.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần: Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung
chính của luận văn bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2. Quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới nhân vật
trong tiểu thuyết của nhà văn Trần Thị Trường
Chương 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
7. Đóng góp của luận văn
- Thông qua việc nghiên cứu những Đặc điểm về Thế giới nhân vật trong
tiểu thuyết của nhà văn Trần Thị Trường, chúng tôi muốn phác họa một cách rõ
nét bức chân dung của nhà văn và lí giải những sáng tạo, những đổi mới của tác

giả từ trong quan điểm nghệ thuật đến thực tiễn sáng tác của nhà văn.
- Chỉ ra những đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật trong quá
trình xây dựng thế giới nghệ thuật đầy phong phú, phức tạp trong hai cuốn
tiểu thuyết trên của nhà văn.
- Khẳng định những cái mới, cái sáng tạo của tác giả trong việc xây dựng
thế giới nhân vật với quan niệm mới về con người, cuộc sống và hiện thực.
- Khẳng định những đóng góp đáng ghi nhận của nhà văn Trần Thị
Trường trong đời sống văn chương thời kì đầu Đổi Mới.


10

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Khái niệm về “Nhân vật” và “Thế giới nhân vật” trong tác phẩm
văn học
1.1.1. Khái niệm về “Nhân vật”
Văn học là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật của nhà văn và tác phẩm
văn học là thành quả của sáng tạo nghệ thuật đó. Tác phẩm văn học được tạo
nên từ sự phức hợp của nhiều yếu tố dưới ngòi bút nghệ thuật của nhà văn, tất
nhiên trong đó không thể thiếu yếu tố nhân vật: "Văn học không thể thiếu
nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản để qua đó nhà văn miêu tả thế giới
một cách hình tượng" [15]. Thật vậy, một tác phẩm có thể có nhiều hoặc ít
nhân vật, song không thể không có nhân vật. Nhân vật xuất hiện trong tác
phẩm như một mặc định nghệ thuật. Khái niệm nhân vật đã được hiểu, được
giải thích cụ thể như sau:
Về phương diện thuật ngữ: Thuật ngữ "nhân vật" xuất hiện từ rất sớm.
Trong tiếng Hi Lạp cổ, khái niệm "nhân vật" ban đầu người mang ý nghĩa chỉ
cái mắt nạ của diễn viên trên sân khấu. Theo thời gian, thuật ngữ này được sử

dụng với tần số nhiều hơn, thường xuyên hơn để chỉ đối tượng mà văn học
miêu tả và thể hiện trong tác phẩm. Hiểu theo nghĩa rộng, "nhân vật" là khái
niệm không chỉ dùng trong văn chương mà còn ở nhiều lĩnh vực khác.
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ
biên thì: Nhân vật là khái niệm được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất, nhân vật
là đối tượng (thường là con người) được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn
học; Thứ hai, đó là một người có vai trò nhất định trong xã hội, đời sống nghệ
thuật lẫn đời sống sinh hoạt hàng ngày. Với phạm vi luận văn này chúng tôi


11
chỉ đề cập đến khái niệm nhân vật theo nghĩa thứ nhất mà bộ Từ Điển này
định nghĩa, tức là nhân vật trong tác phẩm văn chương.
- Một số quan niệm về nhân vật trong nghiên cứu, phê bình văn học:
Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu phê bình văn học đã từng nêu ra
nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm nhân vật. Để phục vụ cho việc thực
hiện luận văn, chúng tôi đọc, nghiên cứu một số quan niệm gần gũi, có liên
quan trực tiếp đến vấn đề này, cụ thể như sau:
Trong giáo trình Lí luận văn học (Phương Lựu chủ biên), các tác giả
viết: "Nói đến nhân vật trong văn học là nói đến con người được miêu tả thể
hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Đó là những nhân vật có tên
như Tấm, Cám, Thạch Sanh,... đó là những nhân vật không tên như thằng bán
Tơ, Mụ nào trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, đó là những con vật trong
truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần linh, ma
quỷ, những con vật mang nội dung ý nghĩa con người... Khái niệm nhân vật
có khi chỉ sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào mà
chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm. Nhân vật văn học là một hiện
tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để ta nhận biết" [26,tr.277]
Giáo trình Lí luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên) định nghĩa: "Nhân
vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, đó không phải là sự sao

chụp đầy đủ một chi tiết biểu hiện đầy đủ của con người mà chỉ là sự thể hiện
con người qua đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách... và cần
chú ý thêm một điều thực ra khái niệm nhân vật thường được quan niệm với
một phạm vi lớn hơn nhiều , đó không chỉ là những con người, những con
người có tên và không tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng
qua trong tác phẩm, mà còn có thể là sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng
dáng, tính cách con người... Cũng có khi đó không phải là những con người,
sự vật cụ thể, mà chỉ là một hiện tượng về con người hoặc liên quan đến con
người, được thể hiện nổi bật trong tác phẩm" [15, Tr.102]. Khái niệm nhân


12
vật văn học còn được trình bày sáng rõ trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học
(Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên) với nội dung cơ
bản giống như cách định nghĩa trong cuốn Lí luận văn học do Phương Lựu
chủ biên: "Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm
văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng ( Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha)
cũng có thể không có tên riêng. Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử
dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào đó trong tác phẩm.
Nhân vật văn học là đơn vị đấy tính ước lệ, không thể đống nhất nó với con
người có thật trong đời sống" [17]
Có thể thấy, đã có nhiều cách định nghĩa về khái niệm nhân vật trong
văn chương của các nhà văn, nhà nghiên cứu lí luận phê bình trong và ngoài
nước, nhưng về căn bản họ vẫn gặp nhau ở những ý nghĩa nội hàm không thể
thiếu của khái niệm này: Thứ nhất, nó phải là đối tượng mà văn học miêu tả,
thể hiện bằng phương tiện văn học; Thứ hai, đó là những con người hoặc con
vật, đồ vật, sự vật, hiện tượng mang linh hồn con người, đó là hình ảnh ẩn dụ
về con người; Thứ ba, đó là đối tượng mang tính ước lệ và có tính cách điệu
so với đời sống hiện thực bởi nó đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của
người nghệ sĩ.

Nói tóm lại, nhân vật văn học là thành tố quan trọng trong tác phẩm, là
phương tiện để nhà văn phản ánh cuộc sống và được nhà văn xây dựng bằng
những yếu tố nghệ thuật độc đáo. Nghiên cứu tác phẩm văn chương cần tiếp
cận nhân vật để chỉ ra cái mới cái sáng tạo của nhà văn và đưa ra những kết
luận về đóng góp riêng của nhà văn đó.
1.1.2. Khái niệm về “Thế giới nhân vật”
- "Thế giới nhân vật" là một phạm trù có hàm nghĩa rất rộng. Nó là
tổng thể những hệ thống nhân vật được xây dựng theo quan niệm của nhà văn
và chịu sự chi phối của tư tưởng tác giả. Thế giới ấy cũng mang tính chỉnh
thể trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn, có tổ chức và có sức sống riêng,


13
phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của người nghệ sĩ. Nằm trong thế giới nghệ
thuật, thế giới nhân vật cũng là sản phẩm tinh thần, là kết quả của tí tưởng
tượng sáng tạo của nhà văn và chỉ xuất hiện trong tác phẩm văn học, trong
sáng tạo nghệ thuật. Đó là một mô hình nghệ thuật, có cấu trúc riêng, có quy
luật riêng thể hiện ở đặc điểm con người, tâm lí, thời gian, không gian, xã
hội... Thế giới nhân vật là sự cảm nhận một cách trọn vẹn, toàn diện và sâu
sắc của chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, mối
quan hệ, môi trường hoạt động của họ, ý nghĩa, tư tưởng, tình cảm của họ
trong cách đối nhân xử thế, trong giao lưu xã hội, gia đình.... Thế giới nhân
vật vì vậy bao quát sâu rộng hơn hình tượng nhân vật. Con người trong văn
học chẳng những không giống con người thực tại về tâm lí, hoạt động mà còn
có ý nghĩa khái quát, tượng trưng. Trong thế giới nhân vật, người ta có thể
chia thành các kiểu nhân vật nhỏ hơn dựa vào những tiêu chí nhất định.
Nhiệm vụ của người tiếp nhận văn học là phải tìm ra chìa khóa để bước qua
cánh cửa và bước vào khám phá thể giới nhân vật đó. Do đó, nghiên cứu thế
giới nhân vật cũng khác với phân tích hình tượng nhân vật. Trong lịch sử văn
học, có thể nói, mỗi tác giả lớn đều có thế giới nhân vật riêng. Mỗi thể loại

văn học cũng có thế giới nhân vật với quy luật riêng của nó.
1.1.3. Vai trò và chức năng của "Nhân vật" trong tác phẩm văn chương
nói chung, trong tiểu thuyết nói riêng.
1.1.3.1. Vai trò và chức năng của "Nhân vật" trong tác phẩm văn chương
Trong tác phẩm văn học, nhân vật có vai trò vô cùng quan trọng. Nó là
sự hình tượng hóa và cụ thể hóa ý tưởng nghệ thuật của nhà văn, là nơi để qua
đó nhà văn chuyển tải và người đọc tiếp nhận nội dung tác phẩm. Do đó, nhân
vật luôn là yếu tố được nhà văn dụng công xây dựng và là yếu tố thường để
lại ấn tượng nhiều nhất cho người đọc khi tiếp nhân tác phẩm. Nhân vật nói
lên sự nhìn nhận đánh giá về con người của nhà văn nhưng nó không đơn giản
chỉ là thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người mà còn là nơi khái quát và


14
thể hiện mọi giá trị tư tưởng thẩm mĩ của tác phẩm văn học cũng như tư
tưởng của nhà văn. Có thẻ nói tài năng của nhà văn và sự thành công của tác
phẩm thể hiện ở chỗ nhà văn có xây dựng được những nhân vật thành công
hay không. Không phải ngẫu nhiên mà tên tuổi của nhà văn luôn gắn liền với
tên tuổi của nhân vật này hay nhân vật khác do nhà văn đó tạo ra, và khi nhắc
đến nhà văn thì người đọc lại nhớ ngay đến những nhân vật điển hình - đứa
con tinh thần ưu tú của họ. Chính sự thành công trong xây dựng hình tượng
nhân vật là một dấu hiệu chứng tỏ tài năng của nhà văn.
Không chỉ là con người được miêu tả trong văn học bằng các phương
tiện văn học, không chỉ là tiêu chí đánh giá tài năng nghệ thuật của nhà văn,
nhân vật văn học còn là phương tiện khái quát lên hiện thực đời sống: " Chức
năng của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể
hiện những hiểu biết, những ao ước và kì vọng về con người [26,Tr.279]. Nhà
văn xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn học với mục đích gắn liền nó với
những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong cuộc sống và thể hiện quan
điểm của mình về cuộc sống xã hội. Tuy vậy, nhân vật trong tác phẩm văn

học không phải là sự sao chép một cách máy móc, y nguyên cuộc sống mà nó
là kết quả của sự sáng tạo của nhà văn.
Dưới lăng kính chủ quan của nhà văn, thế giới nhân vật trong các tác
phẩm văn học được hiện lên hết sức phong phú, nó có thể là nhân vật tốt, xấu,
hay vừa tốt lại vừa xấu. Đó cũng có thể không hẳn phải là con người mà có
thể là đồ vật, là ác quỷ... Nhưng chung quy lại, cho dù nhân vật trong tác
phẩm văn học là ai, tính chất như thế nào vẫn hướng đến phản ánh đời sống
đa dạng của con người. Do quan điểm của mỗi nhà văn, tính cách nhân vật
được nhào nặn ở mức độ nào đó, sẽ trở thành hình tượng về con người và cao
hơn - nếu tính cách được khắc họa ở những nét điển hình thì nhân vật sẽ trở
thành điển hình của con người. Theo Bêlinxki, " nhà triết học tư duy bằng
phép tam đoạn luận, còn nhà thơ tư duy bằng hình tượng cụ thể của một bức


15
tranh". Nói rộng ra tức là văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng, bằng
những nhân vật cụ thể. Nhân vật đóng vai trò là tâm điểm của sự thể hiện đời
sống trong tác phẩm văn học. Nó không chỉ là tiêu điểm để bộc lộ chủ đề mà
còn là nơi tập trung giá trị tư tưởng của tác phẩm.
Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc
sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong quá trình
mô tả nhân vật, nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là
cần thiết bộc lộ được quan niệm của mình về con người và cuộc sống. Chính
vì vậy, không nên đồng nhất nhân vật văn học với con người trong cuộc đời.
Khi phân tích, nghiên cứu nhân vật, việc đối chiếu, so sánh có thể cần thiết để
hiểu rõ thêm về nhân vật, nhất là những nhân vật có nguyên mẫu ngoài cuộc
đời. Nhưng cũng cần luôn luôn nhớ rằng nhân vật văn học là một sáng tạo
nghệ thuật độc đáo gắn liền với ý đồ tư tưởng của nhà văn trong việc nêu lên
những vấn đề của hiện thực cuộc sống. Betông Brecht cho rằng: "Các nhân
vật của tác phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của

những con người sống mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý
đồ tư tưởng của tác giả".
Trong cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học, G.N. Pospelov nhấn mạnh:
Nhân vật là phương diện có tính thứ nhất trong hình thức tác phẩm. Nó quyết
định phần lớn vừa cốt truyện vừa cốt truyện, vừa lựa chọn chi tiết, vừa ngôn
ngữ, vừa kết cấu. Nhân vật là yếu tố vừa phụ thuộc về nội dung vừa thuộc yếu
tố hình thức của tác phẩm. Nhân vật là điều kiện thiết yếu để sự khám phá,
đánh giá - lí giải, sự miêu tả mang tính nghệ thuật của tác giả về đời sống đạt
đến tính toàn vẹn, có chiều sâu và có sức hấp dẫn riêng đối với độc giả. Có
thể nói, yếu tố nhân vật chi phối mạnh mẽ đến sự thành công hay thất bại của
tác phẩm.
Nhân vật sẽ có nhiều chức năng tương ứng với nhiều vai trò khác nhau
trong tác phẩm. Nhìn một cách tổng quát đó là các chức năng: Miêu tả và khái


16
quát các loại tính cách xã hội; là công cụ để nhà văn sáng tạo nên thế giới nghệ
thuật của tác phẩm, là chìa khóa để nhà văn mở cánh cử bước vào hiện thực đời
sống vô cùng rộng lớn, đặt ra những vấn đề sâu sắc mới mẻ; biểu hiện tư
tưởng, quan niệm của nhà văn về con người và cuộc sống; quyết định hình
thức tác phẩm, tạo nên mối liên kết giữa các yếu tố thuộc hình thức tác phẩm.
1.1.3.2. Nhân vật trong tiểu thuyết và vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết
"Tiểu thuyết là một thể loại lớn trong phương thức tự sự, có năng lực
phản ánh hiện thực một cách bao quát và sinh động, tái hiện những bức tranh
về đời sống thông qua những tính cách và hoàn cảnh điển hình rộng rãi" [11].
Trong tiến trình văn học, tiểu thuyết đặc biệt phổ biến trong thời kì cận và
hiện đại. Ngày nay, tiểu thuyết vẫn là mảnh đất được nhiều nhà văn hướng
đến và là thể loại thu hút nhiều sự quan tâm của công chúng văn học.
Nếu như nhân vật là yếu tố quan trong không thể thiếu trong tác phẩm
văn học thì tiểu thuyết lại càng không thể không có nhân vật. Hơn nữa, với

đặc trưng là thể loại có quy mô lớn nên trong tiểu thuyết số lượng nhân vật
thường nhiều hơn và được xây dựng đậm nét hơn so với nhân vật trong các
thể loại khác. Ở tiểu thuyết, nhân vật hầu như luôn được nhà văn miêu tả tỉ mỉ
từ ngoại hình đến đời sống nội tâm. Vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết
cũng vô cùng quan trọng. Điều này đã được khẳng định một cách rõ ràng
trong ý kiến của nhà văn Nguyễn Đình Thi: " Vấn đề trung tâm của nghệ
thuật viết tiểu thuyết là miêu tả con người và con đường đi của họ trong xã
hội. Người viết tiểu thuyết nghĩ mọi vấn đề phải thông qua nhân vật, xuất phát
từ nhân vật hơn là sự việc. Một cuốn tiểu thuyết đứng được hay không là ở
chỗ nó có tạo ra được những nhân vật làm cho bạn đọc nhớ được hay không"
[41,Tr.103]
Nhân vật văn học trong tiểu thuyết có những đặc điểm của nhân vật văn
học nói chung, nhưng bên cạnh đó nhân vật văn học trong tiểu thuyết còn
mang những đặc trưng riêng.


17
Nhân vật trong tiểu thuyết trước hết phải là nhân vật sống. Khái niệm
"nhân vật sống" này được lí giải khá rõ trong ý kiến của nhà văn Vũ Bằng:
"Một nhân vật sống là một nhân vật phản chiếu cái hình ảnh của đời, là một
nhân vật như chúng ta đây, một nhân vật rất gần, rất thân thiết với chúng ta,
một nhân vật mà nhìn vào lòng như nhìn vào lòng ta vậy. Một nhân vật cứ
không phải nói nhiều, hò hét nhiều, hành động nhiều nhưng tự gây ra sự tình,
biến cố, chỉ định lấy những cảnh ngộ và cảm nghĩ rất phiền phức. Sống ở đây
là sống cả vật chất lẫn tinh thần, sống cái đời sống bên ngoài và cả cái đời
sống bên trong nữa, mà có khi lại sống cái đời sống bên trong nhiều hơn bên
ngoài" [5, Tr.73]. Nói cách khác, "nhân vật sống" trong tiểu thuyết là nhân
vật được khắc họa một cách sinh động và chân thật, vì thế hình ảnh nhân vật
hiện lên trong tác phẩm cũng thật cụ thể và sắc nét. Bên cạnh đó, nhân vật
phải có một đời sống nội tâm phong phú. Nhân vật văn học trong tiểu thuyết

không thể xa lạ mà phải được đặt trong những mối quan hệ cụ thể, đời
thường. Nó không gì khác hơn chính là hình ảnh của con người đời thường
với những nỗi niềm, suy tư, trăn trở được phản chiếu thông qua lăng kính văn
học. Chính những đặc điểm này khiến cho nhân vật văn học xuất hiện trong
tiểu thuyết trở nên cụ thể, chân thực và sinh động như những con người thật
của cuộc đời. Những nhân vật trong tiểu thuyết thường không nguyên phiến,
một chiều mà nó lại hiện lên với tất cả sự phong phú, sâu sắc. Nhân vật trong
tiểu thuyết không chỉ có một tính cách duy nhất mà nó có thể mang trong
mình tất cả những đức tính tốt, xấu, đời thường như những con người thật của
cuộc đời. Những nhân vật này có thể vừa là "thánh nhân" lại vừa là kẻ toan
tính nhỏ nhen, ti tiện, có thể tiêu biểu cho một phẩm chất nào đó nhưng không
hoàn toàn chỉ mang một phẩm chất duy nhất. Nhân vật trong tiểu thuyết phải
là sự tổng hợp của tất cả những phẩm chất con người. Nói như nhà nghiên
cứu M.Bakhtin thì "nhân vật tiểu thuyết cần phải thống nhất trong bản thân
mình vừa các đặc điểm chính diện lẫn đặc điểm phản diện, vừa cái tầm
thường lẫn cái cao cả, vừa cái buồn cười lẫn cái nghiêm túc [31]


18
Nhân vật văn học trong tiểu thuyết là nhân vật có quá trình phát triển
tự thân. Tất nhiên, không có nhân vật tiểu thuyết nào tự thân sinh ra mà
không do nhà văn sáng tạo, cũng như không có tính cách nào của nhân vật
tiểu thuyết là tự có mà không xuất phát từ ý định ban đầu của nhà văn. Tuy
nhiên, vì có một cuộc đời khá dài và sinh động như cuộc đời thật nên nhân vật
văn học trong tiểu thuyết cũng có một quá trình phát triển tính cách như con
người thật ở ngoài đời.
Là yếu tố nghệ thuật do nhà tiểu thuyết tạo ra, tất nhiên nhân vật văn
học trong tiểu thuyết ít nhiều phải là hình ảnh, là hiện thân cho tư tưởng của
nhà văn. Thế nhưng tư tưởng của nhân vật văn học trong tiểu thuyết không
phải bao giờ cũng luôn đồng nhất với tư tưởng nhà văn. Khi nhà văn tạo ra

nhân vật văn học nghĩa là nhà văn đã tạo cho nhân vật một hình hài và một
đời sống riêng, từ đó nhân vật sẽ có thể định liệu lấy số phận của mình một
cách hợp lí.
Nhân vật văn học trong tiểu thuyết còn là những con người nếm trải.
Nếm trải ở đây được hiểu với nghĩa là sự đối mặt với những biến cố, sự kiện
của cuộc đời mà nhân vật tiểu thuyết trải qua. Tiểu thuyết là thể văn tự sự xây
dựng khá tỉ mỉ về cuộc đời nhân vật với nhiều sự kiện diễn ra trong một đoạn
đời hay trong cả cuộc đời của nhân vật từ lúc thơ ấu cho đến khi trưởng thành.
Có thể thấy dù tiểu thuyết ít hay nhiều trang, đề cập đến khoảng thời gian ngắn
hay dài thì nhân vật văn học trong tiểu thuyết luôn có một cuộc đời mà thường
thì cuộc đời này lại ít khi nào bình lặng. Cuộc đời của nhân vật tiểu thuyết luôn
gắn với những biến cố, thăng trầm, ở đó có cả những điều được và mất, những
niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, cay đắng và vinh quang. Nhân vật
văn học trong tiểu thuyết vì thế luôn là những con người nếm trải, chịu mọi sự
tác động của cuộc đời và lớn lên cùng với những tác động ấy.
Tóm lại, có thể thấy trong tiểu thuyết - nhân vật văn học được nhìn
nhận, miêu tả cặn kẽ từ góc độ đời tư. Nhân vật văn học trong tiểu thuyết là


19
nhân vật sinh động như con người thật của cuộc đời, là nhân vật có quá trình
phát triển tự thân và là nhân vật nếm trải. Đây là những đặc trưng của nhân
vật văn học trong tiểu thuyết, làm cho nhân vật tiểu thuyết có phần đặc biệt
hơn so với nhân vật trong các thể loại khác. Nhưng thật khách quan mà nói,
từng đặc điểm trên có lẽ cũng không phải chỉ riêng có ở nhân vật tiểu thuyết.
Nhân vật văn học trong truyện ngắn, truyện vừa cũng có thể là nhân vật sống,
nhân vật có quá trình phát triển tính cách hay chịu nhiều sự tác động của cuộc
đời. Như thế thì đâu mới là điều đặc biệt nhất của nhân vật văn học trong tiểu
thuyết? Có lẽ điều làm nên sự đặc biệt cho nhân vật văn học trong tiểu thuyết
chính là khả năng tổng hợp nhiều đặc điểm của các loại nhân vật trong nhân

vật tiểu thuyết. Nhân vật tiểu thuyết không hiện lên như nhân vật chỉ mang
một đặc điểm mà nó còn có khả năng to lớn trong việc tổng hợp các đặc điểm
của các nhân vật trong các thể loại văn học.
1.2. Một số đặc điểm khái quát về nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam
sau thời kì Đổi Mới
1.2.1. Khái quát về tiểu thuyết Việt nam thời kì Đổi Mới, từ 1986 đến nay
Năm 1975 là thời điểm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử
dân tộc. Thời điểm này với chiến thắng mùa xuân lịch sử đã mở ra một thời kì
mới và đem lại những chuyển biến sâu sắc trong mọi mặt của đời sống xã hội,
trong đó có cả văn học. Văn học nói chung và thể loại tiểu thuyết nói riêng
trong giai đoạn này đã có những bước chuyển mình đáng kể. Dường như
không quá bỡ ngỡ trước những thay đổi lớn lao, tiểu thuyết Việt Nam sau
1975 tiếp tục phát triển trên cái nền vững chãi của tiểu thuyết giai đoạn trước,
đồng thời có những bước chuyển cho phù hợp với tình hình mới. Sau ba mươi
năm dốc hết sức phục vụ cho lí tưởng độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa
xã hội, ở giai đoạn sau 1975 tiểu thuyết dường như đã có điều kiện hơn để
phát triển với tất cả ưu thế và nội lực tiềm tàng của nó.


×