Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Đặc điểm dịch tễ học của các ca bệnh viêm não vi rút nhập viện tại Sơn La năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM THỊ CẨM HÀ

Đặc điểm dịch tễ học của các ca bệnh viêm não vi rút
nhập viện tại Sơn La năm 2015

Chuyên ngành : Y tế công cộng
Mã số

: 60720301

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Hướng dẫn 1: PGS. TS Trần Như Dương
Hướng dẫn 2: PGS. TS Đào Thị Minh An

HÀ NỘI – NĂM 2017


LỜI CẢM ƠN!
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến:
- PGS.TS Trần Như Dương và PGS.TS Đào Thị Minh An là người
hướng dẫn khoa học của tôi.
- Tập thể lãnh đạo và cán bộ các đơn vị: Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự
phòng tỉnh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La, các Trung tâm Y tế, Bệnh


viện đa khoa các huyện của tỉnh Sơn La.
- Tập thể cán bộ Khoa Dịch tễ, Khoa Côn trùng và động vật y học,
Phòng thí nghiệm Vi rút Arbo, Vi rút Herpes, Vi rút đường ruột – Khoa
Vi rút, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
- Các thày cô và cán bộ của Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công
cộng và Khoa Đào tạo sau đại học – Trường Đại học Y Hà Nội.
- Các anh/chị/em học viên Cao học khóa 24 chuyên ngành Y tế công cộng.
Đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận văn này!
Xin trân trọng cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Phạm Thị Cẩm Hà, học viên cao học khóa 24 Trường Đại học Y Hà
Nội, chuyên ngành Y tế công cộng, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của thày Trần Như Dương và cô Đào Thị Minh An.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứ nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 2017
Người viết cam đoan ký

Phạm Thị Cẩm Hà


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Ký hiệu
CMV

Viết đầy đủ tiếng Anh
Cytomegalovirus
Enzyme Linked Immunosorbent
Assay
Enterovirus
Herpes simplex virus
Japanese Encephalitis

Viết giải nghĩa tiếng Việt
Vi rút thuộc nhóm Herpes
Xét nghiệm hấp thụ miễn
ELISA
dịch liên kết với enzyme
EV
Vi rút đường ruột
HSV
Vi rút Herpes
JE
Viêm não Nhật Bản
Kỹ thuật xét nghiệm
MAC
– IgM Antibody Capture EnzymeELISA phát hiện kháng
ELISA
Linked Immunosorbent Assay
nguyên IgM
PCR

Polymerase Chain Reaction
Phản ứng chuỗi men
Cơ sở di truyền cấp độ
RNA
Acid Ribonucleic
phân tử
BVĐK
Bệnh viện đa khoa
DNT
Dịch não tủy
ĐT
Định tính
ĐL
Định lượng
GS
Giám sát
PV
Phỏng vấn
TCMR
Tiêm chủng mở rộng
TTYTDP
Trung tâm Y tế dự phòng
VNNB
Viêm não Nhật Bản
VNVR
Viêm não vi rút
VSDTTƯ
Vệ sinh dịch tễ Trung ương



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1..........................................................................................................3
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI....................................................................................3
1.1. MỘT SỐ ĐIỂM ĐẠI CƯƠNG VỀ VNVR

3

1.1.1.Nguồn truyền nhiễm [14]................................................................................................................3
1.1.2.Phương thức lây truyền [14]...........................................................................................................3
1.1.3.Tính cảm nhiễm [14].......................................................................................................................4
1.1.4.Kỹ thuật xét nghiệm cơ bản tìm căn nguyên VNVR [14] [15].........................................................4
1.1.5.Di chứng do VNVR [1].....................................................................................................................4
1.2.ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA BỆNH VNVR.

5

1.3.CÁC CĂN NGUYÊN GÂY VNVR.

11

1.4. MUỖI TRUYỀN BỆNH VNNB

15

1.4.1.Đặc tính của muỗi truyền bệnh VNNB..........................................................................................15
1.4.2.Về tỷ lệ thành phần các loài muỗi truyền bệnh VNNB..................................................................16
1.4.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của muỗi truyền bệnh VNNB.......................................16
1.5.TÌNH HÌNH VNVR TẠI SƠN LA


17

Chương 2........................................................................................................20
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................20
2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

20

2.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

20

2.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:

21

2.4. CỠ MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU.

21

2.5. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU

22

2.5.1. Mục tiêu 1:...................................................................................................................................22
2.5.2. Mục tiêu 2:...................................................................................................................................24
2.5.3. Mục tiêu 3....................................................................................................................................25
2.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU.

26


2.7. KIỂM SOÁT SAI SỐ.

26

2.8. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU

26

Chương 3........................................................................................................27


KẾT QUẢ.......................................................................................................27
3.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA CÁC CA VNVR NHẬP VIỆN TẠI TỈNH SƠN LA NĂM 2015

27

3.2. TÁC NHÂN CHÍNH GÂY VNVR CỦA CÁC CA VNVR NHẬP VIỆN TẠI TỈNH SƠN LA NĂM 2015

35

3.3. SỰ LƯU HÀNH CỦA CÁC LOÀI MUỖI VECTOR TRUYỀN BỆNH VNNB Ở 4 XÃ YÊN HƯNG, CHIỀNG SƠ, CHIỀNG KHOONG
VÀ CHIỀNG CANG, HUYỆN SÔNG MÃ, TỈNH SƠN LA NĂM 2015

39

3.3.1. Chỉ số muỗi và bọ gậy Culex chung tại các địa bàn nghiên cứu..................................................39
3.3.2. Chỉ số muỗi và bọ gậy truyền bệnh VNNB tại các xã nghiên cứu................................................41

Chương 4........................................................................................................44

BÀN LUẬN....................................................................................................44
4.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA CÁC CA VNVR NHẬP VIỆN TẠI SƠN LA NĂM 2015

44

4.2. TÁC NHÂN CHÍNH GÂY VNVR CỦA CÁC CA VNVR NHẬP VIỆN TẠI SƠN LA NĂM 2015

46

4.3. SỰ LƯU HÀNH CỦA CÁC LOÀI MUỖI VECTOR TRUYỀN BỆNH VNNB Ở 4 XÃ YÊN HƯNG, CHIỀNG SƠ, CHIỀNG KHOONG
VÀ CHIỀNG CANG, HUYỆN SÔNG MÃ, TỈNH SƠN LA NĂM 2015

4.4. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU

47
50

KẾT LUẬN....................................................................................................51
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................55
PHỤ LỤC.......................................................................................................59


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các tác nhân phổ biến gây viêm não do vi rút [23]...................11
Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu chính......................................................22
Bảng 2.2. Các chỉ số nghiên cứu chính........................................................24
Bảng 2.3. Loại mẫu bệnh phẩm thu thập trên bệnh nhân nghi mắc VNVR
.........................................................................................................................24
Bảng 3.1. Một số yếu tố dịch tễ khác (n=86)...............................................32

Bảng 3.2. Một số yếu tố dịch tễ liên quan của các trường hợp viêm não vi
rút tại Sơn La năm 2015 được điều tra, lấy mẫu........................................33
Bảng 3.3. Tình trạng tiêm chủng của các trường hợp VNVR tại Sơn La
năm 2015 phân theo nhóm tuổi tiêm chủng................................................34
Bảng 3.4. Kết quả xét nghiệm tác nhân gây VNVR tại Sơn La năm 2015
.........................................................................................................................35
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và tỷ lệ dương tính với viêm
não Nhật Bản.................................................................................................38
Bảng 3.6. Chỉ số muỗi tại xã Yên Hưng, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La....41
Bảng 3.7. Chỉ số muỗi tại xã Chiềng Sơ, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La....41
Bảng 3.8. Chỉ số muỗi tại xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã,................42
tỉnh Sơn La.....................................................................................................42
Bảng 3.9. Chỉ số muỗi tại xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La
.........................................................................................................................43
Bảng 3.10. Phân bố bọ gậy Culex tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.........43


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tình hình mắc VNVR tại Việt Nam và khu vực miền Bắc,.........7
2004 - 2014 [8]..................................................................................................7
Hình 1.2. Tỷ lệ mắc hội chứng não cấp trung bình theo tỉnh/thành phố tại
Việt Nam, 1998 - 2007 [18]..............................................................................8
Hình 1.3. Phân bố ca bệnh hội chứng não cấp theo tháng và theo khu vực,
Việt Nam, 1998 – 2007 [18].............................................................................9
Hình 1.4. Phân loại tác nhân gây viêm não/viêm màng não do vi rút theo
nhóm tuổi [19]................................................................................................10
Hình 1.5. Phân bố các nhóm vi rút Arbo gây viêm não trên phạm vi......13
toàn thế giới [24]...........................................................................................13
Hình 1.6. Các căn nguyên của viêm não vô khuẩn [33].............................15
Hình 1.7. Tỷ lệ mắc VNVR trên 100.000 dân của cả nước, khu vực miền

Bắc và tỉnh Sơn La từ năm 2005 – 2014......................................................18
Hình 1.8. Tình hình mắc và tử vong do VNVR tại Sơn La, từ năm 2005 2014.................................................................................................................18
Hình 3.1. Phân bố ca mắc VNVR tại Sơn La năm 2015 theo tháng
(n=161)............................................................................................................27
Hình 3.2. Phân bố ca mắc VNVR tại Sơn La năm 2015 theo địa dư
(n=161)............................................................................................................28
Hình 3.3. Diễn biến ca bệnh viêm não vi rút nhập viện tại Sơn La năm
2015 theo địa dư và thời gian........................................................................29
Hình 3.4. Phân bố ca mắc VNVR tại Sơn La năm 2015 theo giới (n=161)
.........................................................................................................................30
Hình 3.5. Phân bố ca mắc VNVR tại Sơn La năm 2015 theo nhóm tuổi
(n=161)............................................................................................................30


Hình 3.6. Phân bố ca mắc VNVR tại Sơn La năm 2015 theo nghề nghiệp
(n=86)..............................................................................................................31
Hình 3.7. Tỷ lệ hộ gia đình có chăn nuôi lợn (n=86)..................................33
Hình 3.8. Kết quả điều trị của các trường hợp VNVR tại Sơn La năm
2015 (n=161)...................................................................................................35
Hình 3.9. Phân bố các trường hợp dương tính với VNNB theo địa dư
(n=40)..............................................................................................................36
Hình 3.10. Phân bố các mẫu dương tính với vi rút VNNB theo giới (n=40)
.........................................................................................................................37
Hình 3.11. Phân bố các mẫu dương tính với vi rút VNNB theo nhóm tuổi
(n=40)..............................................................................................................37
Hình 3.12. Phân bố các mẫu dương tính với vi rút VNNB theo nghề
nghiệp (n=40).................................................................................................38
Hình 3.13. Phân bố các mẫu dương tính với vi rút VNNB theo nhóm tuổi
và tình trạng tiêm chủng...............................................................................39
Hình 3.14. Chỉ số muỗi và bọ gậy truyền bệnh VNNB tại Sông Mã, Sơn

La, 2015..........................................................................................................40



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm não vi rút (VNVR) là một quá trình bệnh lý viêm xảy ra ở tổ chức
nhu mô não, do nhiều loại vi rút có ái lực với tế bào thần kinh gây ra [1].
VNVR là mối quan tâm sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới vì tỷ lệ tử vong
cao và di chứng thần kinh lâu dài. Tỷ lệ hiện mắc của VNVR trên quy mô
toàn cầu rất khó để ước tính, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Tuy
nhiên, theo một số nghiên cứu, tỷ lệ mắc dao động từ 3,5 - 7,4 trường hợp trên
100.000 bệnh nhân-năm, tỷ lệ này ở trẻ em cao hơn ở người lớn, khoảng trên
16 trường hợp trên 100.000 bệnh nhân-năm [2]. Riêng VNNB chiếm khoảng
68.000 trường hợp riêng tại khu vực Châu Á, tử vong 13.600 đến 20.800
trường hợp [3].
Tác nhân gây VNVR rất đa dạng, hiện nay thế giới đã ghi nhận có tới
trên 100 loại vi rút gây viêm não, trong đó phổ biến là nhóm vi rút Arbo và
Herpes simplex [4]. Trong những năm vừa qua, thế giới ghi nhận nhiều vụ
dịch VNVR do các tác nhân khác nhau như dịch viêm não do vi rút Coxsackie
B5 tại Trung Quốc năm 2011 [5], dịch VNNB tại Hàn Quốc năm 2010 [6],
dịch viêm não do vi rút Tây sông Nile tại Ấn Độ năm 2011 [7],…
Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê trước đây hàng năm ước chừng có
2000 – 3000 trường hợp mắc viêm não do vi rút, nhưng trong vòng 10 năm
trở lại đây, số mắc dao động trong vòng 1000 ca mắc/năm [8], trong đó
khoảng 30% - 40% nguyên nhân là vi rút VNNB, được xác định bằng kỹ thuật
MAC – ELISA, như vậy vẫn còn tới 60% - 70% số các trường hợp viêm não
có chẩn đoán là VNVR không rõ nguyên nhân. Các nghiên cứu trước đây đã
chỉ ra rằng ở miền Bắc, VNVR có tỷ lệ phân bố mắc không đồng đều và khác

nhau theo năm, bệnh thường xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10, tập trung vào
các tháng hè, đỉnh dịch thường là tháng 6 [8]. Kết quả một số nghiên cứu tại


2

Việt Nam cho thấy, bệnh xuất hiện chủ yếu ở nhóm trẻ em dưới 15 tuổi, nam
giới chiếm trên 60% các trường hợp, tác nhân gây bệnh rất đa dạng, ngoài vi rút
VNNB còn có vi rút đường ruột ECHO 30, vi rút Banna [9] [10] [11] [12].
Theo kết quả giám sát bệnh VNVR của hệ thống giám sát thường
xuyên trong vòng hơn 5 năm trở lại đây, số mắc VNVR ở khu vực miền Bắc
thường tập trung cao ở 5 tỉnh miền núi phía Bắc gồm: Sơn La, Điện Biên, Lai
Châu, Lạng Sơn, Yên Bái [8]. Sơn La là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây
Bắc của Việt Nam với dân số khoảng 1.149.300 người, diện tích rộng thứ 3 cả
nước, chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái, H’Mông. Liên tục trong khoảng 5
năm trở lại đây, Sơn La luôn là điểm nóng về VNVR. Trong năm 2014, trên
địa bàn tỉnh đã ghi nhận vụ dịch viêm não do vi rút quy mô lớn kéo dài từ
tháng 6 – 9/2014 với 164 ca mắc, tử vong 21 trường hợp, kết quả điều tra vụ
dịch phát hiện tỷ lệ dương tính với vi rút VNNB là 31,6%, tỷ lệ ca bệnh trên
15 tuổi chiếm tới trên 30% [13]. Điều này đặt ra câu hỏi: 68,4% ca bệnh được
chẩn đoán là VNVR còn lại là do tác nhân gì và những đặc điểm dịch tễ học
của VNVR tại Sơn La như thế nào và đặc điểm của muỗi truyền bệnh viêm
não Nhật Bản ở địa phương như thế nào?
Trong bối cảnh như vậy, tôi đã triển khai đề tài nghiên cứu “Đặc điểm
dịch tễ học của các ca bệnh viêm não vi rút nhập viện tại Sơn La năm
2015” với những mục tiêu cụ thể là:
1.

Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học của các ca bệnh viêm não vi rút


2.

nhập viện tại tỉnh Sơn La năm 2015.
Xác định một số tác nhân chính gây viêm não vi rút của các ca bệnh

3.

viêm não vi rút nhập viện tại tỉnh Sơn La năm 2015.
Xác định sự có mặt của các loài muỗi vector truyền bệnh viêm não
Nhật Bản ở một số xã trọng điểm viêm não vi rút của tỉnh Sơn La tại
1 thời điểm năm 2015.


3

Chương 1
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1.

Một số điểm đại cương về VNVR
VNVR là một quá trình bệnh lý nhiễm vi rút cấp tính xảy ra ở tổ chức

nhu mô não, do nhiều loại vi rút có ái lực với tế bào thần kinh gây ra. Đặc
điểm lâm sàng đa dạng, nhưng chủ yếu biểu hiện là hội chứng não cấp gây rối
loạn ý thức với nhiều mức độ khác nhau. Nguyên nhân gây VNVR rất đa
dạng và đến nay đã xác định được trên 100 loại vi rút có khả năng gây VNVR
với phân bố và mức độ trầm trọng khác nhau trong đó vi rút VNNB là một
trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây viêm não ở trẻ em.
1.1.1. Nguồn truyền nhiễm [14]
- Ổ chứa: ổ chứa thiên nhiên là súc vật hoang dã như các loài động vật có

xương sống, đặc biệt lợn là ổ chứa và khuếch tán vi rút viêm não, chim, dơi,
gặm nhấm, bò sát, lưỡng cư, hoặc các loài muỗi, ve truyền bệnh đặc hiệu.
- Thời gian ủ bệnh: 5 – 15 ngày
- Thời kỳ lây truyền: Bệnh không lây trực tiếp từ người sang người mà
qua véc tơ là muỗi hoặc ve truyền bệnh. Ở người thời kỳ khởi phát cũng
không phát hiện vi rút trong máu. Thời gian nhiễm vi rút huyết trong các loài
chim khoảng 2 – 5 ngày, trong súc vật khoảng 7 – 10 ngày. Muỗi và ve nhiễm
vi rút sau khi hút máu có thể truyền bệnh suốt đời và có thể truyền sang thế hệ
sau qua trứng.
1.1.2. Phương thức lây truyền [14]
VNVR không truyền trực tiếp từ người sang người mà thường qua véc
tơ truyền bệnh là muỗi hoặc ve.
- Các loài muỗi truyền vi rút gây viêm não: viêm não tủy ngựa miền
Đông do Culiseta melanura, viêm não tủy ngựa miền Tây do Culex tarsalis,


4

VNNB do Culex tritaeniorhynchus, viêm não Murray Valley do Culex
annulirostris, …
- Các loài ve truyền vi rút gây viêm não: Ixodes persulcatus ở miền đông
Liên bang Nga, Ixodes ricinus ở miền Tây và các nơi khác của Châu Âu,
Ixodes cookie ở miền đông Canada, Hoa Kỳ. Ấu trùng ve nhiễm vi rút do hút
máu các súc vật nhiễm như chim, loài gậm nhấp và các loài có vú khác.
1.1.3. Tính cảm nhiễm [14]
Trẻ em và người già thường có tính cảm nhiễm cao với bệnh VNVR do
muỗi truyền. Mọi người đều có cảm nhiễm với VNVR do ve truyền. Sau khi
mắc bệnh, kể cả những trường hợp nhiễm vi rút thể ẩn đều được miễn dịch.
1.1.4. Kỹ thuật xét nghiệm cơ bản tìm căn nguyên VNVR [14] [15]
- Kỹ thuật PCR (khuyếch đại acid nhân virút) trong dịch não tủy (DNT):

hiện nay đang được sử dụng rộng rãi và được xem như một kỹ thuật cơ bản
trong chẩn đoán VNVR ở các nước tiên tiến, đặc biệt VNVR do vi rút
Cytomegalo (CMV), EBV, vi rút thuỷ đậu và virút đường ruột.
- Tìm kháng nguyên trong DNT: những trường hợp nghi ngờ VNVR do vi
rút Herpes simplex (HSV) có thể tìm kháng nguyên glycoprotein của HSV trong
DNT. Nhưng xét nghiệm này cần phải làm sớm trong tuần đầu của bệnh.
- Phát hiện kháng thể đặc hiệu chống vi rút trong DNT và trong huyết
thanh. Các xét nghiệm này cần được làm hai lần, cách nhau 2 tuần để xác
định biến động của kháng thể. Khi xác định kháng thể đặc hiệu chống vi rút
typ IgM trong DNT và trong huyết thanh cũng có giá trị chẩn đoán. Chỉ số
kháng thể đặc hiệu chống vi rút trong dịch não tuỷ so với trong huyết thanh
khi ≥ 1,5 lần cũng có giá trị chẩn đoán.
1.1.5. Di chứng do VNVR [1]
Nếu bệnh nhân VNVR không tử vong có thể để lại nhiều loại di chứng
khác nhau, trong đó chủ yếu là các di chứng về tâm thần kinh.


5

- 80% viêm não ngựa miền Đông có di chứng nặng về thần kinh.
- VNVR ít gây di chứng: EBV, California, viêm não ngựa Venezuela. Tỷ
lệ và mức độ di chứng phụ thuộc vào tuổi, tình trạng ý thức của bệnh nhân khi
vào viện. Bệnh nhân hôn mê sâu, Glasgow ≤ 6 điểm thì dễ tử vong hoặc để lại
những di chứng nặng. Bệnh nhân ≤ 30 tuổi và ít rối loạn ý thức: thường khỏi,
di chứng nhẹ, ...
1.2.

Đặc điểm dịch tễ của bệnh VNVR.
Các bệnh VNVR do muỗi truyền được phân bố rộng rãi trên thế giới.


Mỗi bệnh được định hình theo vùng địa lý đặc trưng, có liên quan đến đặc
điểm sinh lý và sinh thái học của muỗi véc tơ truyền bệnh. Bệnh VNVR ngựa
miền Đông lưu hành ở phía đông và bắc của Trung Mỹ, vùng giáp ranh
Canada, rải rác ở khu vực trung và nam Mỹ và các đảo vùng Caribe. Bệnh
VNVR ngựa miền Tây lưu hành tại miền tây, trung Hoa Kỳ, Canada và một
phần của Nam Mỹ. Bệnh VNNB lưu hành tại các đảo phía tây Thái Bình
Dương từ Nhật Bản đến Philippine, ở nhiều khu vực thuộc Đông Nam Á
trong đó có Việt Nam, Thái Lan và Đông Á từ Triều Tiên đến Indonesia, Ấn
Độ. Bệnh viêm não Kunjin, bệnh viêm não Murray Valley lưu hành một phần
lãnh thổ Australia và Papua New Guinea. Bệnh viêm não Saint Louis lưu hành ở
Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc và Liên bang Nga,… Các trường hợp mắc VNVR
thường xảy ra ở các vĩ tuyến ôn hòa trong mùa hè, đầu mùa thu, thường được
giới hạn ở các vùng và xuất hiện nhiều trong những năm nóng nực với nhiệt độ
cao, có muỗi phát triển nhiều [14]. Các trường hợp viêm não do vi rút Dengue
tương đối hiếm gặp và được ghi nhận tại Ấn Độ, Indonesia và một vài quốc gia
ở khu vực Tây Thái Bình Dương, tuy nhiên trong những năm gần đây số lượng
ca mắc viêm não do Dengue có dấu hiệu gia tăng [16] [17].
Bệnh viêm não do ve truyền được phân bố lưu hành ở nhiều nơi thuộc
Liên Xô cũ, một số vùng thuộc Đông Âu, Trung Âu, Bắc Âu và Anh. Bệnh


6

VNVR Viễn Đông lưu hành chủ yếu ở Viễn Đông thuộc Liên Xô cũ, bệnh
VNVR Trung Âu chủ yếu ở Châu Âu, bệnh Louping chủ yếu ở Anh và
Ireland, gần đây xuất hiện tại Tây Âu, Tỷ lệ mắc bệnh theo mùa và tùy thuộc
vào mật độ ve véc tơ như Ixodes pesulcates ở Đông Á thường hoạt động trong
mùa xuân và đầu hạ; Ixodes ricinus ở Châu Âu thường đốt vào đầu hạ và đầu
thu; Ixodes cookie ở Hoa Kỳ, Canada thường đốt từ tháng 6 đến tháng 9.
Những nơi có tỷ lệ mắc cao phần nhiều ở vùng nông thôn, rừng núi do con

người tiếp xúc với ve nhiễm vi rút. Bệnh viêm não do ve truyền là bệnh dịch
địa phương, lịch sử đã ghi nhận những vụ dịch VNVR Trung Âu do tiêu thụ
sữa và sản phẩm sữa từ dê, cừu chưa được tiệt khuẩn, do đó bệnh còn được
gọi là sốt sữa 2 pha. Lứa tuổi mắc bệnh ở mỗi vùng khác nhau tùy thuộc và
tuổi của người phơi nhiễm với ve hoặc tuổi của người tiêu thụ sản phẩm sữa
động vật nhiễm vi rút [14].
Ở Việt Nam, nhất là ở miền Bắc, bệnh VNNB thường xuất hiện tản
phát hàng năm, có tính mùa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, tần số mắc cao
nhất vào tháng 6. Năm 1985 ghi nhận vụ dịch VNNB rất lớn ở khu vực miền
Bắc [8]. Kết quả điều tra dịch tễ huyết thanh học trên quần thể lợn và người
cho thấy vi rút VNNB phân bố rộng rãi ở mọi nơi nhưng bệnh nghiêm trọng ở
các tỉnh đồng bằng châu thổ sông Hồng và trung du bắc bộ với tỷ lệ mắc hàng
năm dao động từ 5 – 7 ca/100.000 dân trong những năm 80 và đầu thập kỷ 90
[18]. Từ năm 1993, Việt Nam đã sản xuất được vắc xin phòng VNNB, đến
năm 1997 vắc xin được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia
tiêm miễn phí cho trẻ từ 1 – 5 tuổi tại các huyện nguy cơ cao. Đến nay tỷ lệ
mắc VNNB đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, tại các khu vực miền núi phía Bắc,
số mắc vẫn khá cao.
Bệnh VNVR do muỗi truyền khác và các VNVR do ve truyền chưa được
điều tra, nghiên cứu nhiều tại Việt Nam.
Đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, VNVR vẫn là
một trong những gánh nặng bệnh tật, đóng góp tỷ lệ lớn trong mô hình bệnh
tật chung.


7

Hình 1.1. Tình hình mắc VNVR tại Việt Nam và khu vực miền Bắc,
2004 - 2014 [8]
Từ năm 2004 – 2014, trung bình Việt Nam ghi nhận 1.362 ca VNVR,

riêng miền Bắc trung bình là 795 ca (58,4%). Năm 2014, tỷ lệ mắc và tử vong
do VNVR tại Sơn La và Điện Biên cao nhất trong cả nước, lần lượt là 17,13
ca và 18,74 ca trên 100.000 dân, tỷ lệ tử vong lần lượt là 1,79 ca và 0,56 ca
trên 100.000 dân [8].
Trong những năm trước đây, các nghiên cứu về hội chứng não cấp, viêm
não vi rút ở miền Bắc Việt Nam phần nhiều tập trung tại khu vực đồng bằng
sông Hồng, do khu vực này thường ghi nhận số ca mắc cao hơn, các vụ dịch
xảy ra thường xuyên hơn [8]. Nhưng cho đến nay, có vẻ như địa dư của bệnh
đã có sự dịch chuyển dần từ khu vực đồng bằng đến khu vực miền núi. Đây
cũng là một trong những câu hỏi cần được trả lời thông qua các nghiên cứu
dịch tễ học.


8

Hình 1.2. Tỷ lệ mắc hội chứng não cấp trung bình theo tỉnh/thành phố tại Việt
Nam, 1998 - 2007 [18]


9

Hình 1.3. Phân bố ca bệnh hội chứng não cấp theo tháng và theo khu vực,
Việt Nam, 1998 – 2007 [18]
Kết quả nghiên cứu của PGS TS Nguyễn Thu Yến và cộng sự về tình
hình hội chứng não cấp tại Việt Nam cho thấy ca bệnh ghi nhận nhiều vào các
tháng mùa hè, đặc biệt là tháng 6, 73% ca bệnh ghi nhận trong giai đoạn tháng
5 – 9 hàng năm [18].
Ở Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, VNNB là nguyên
nhân hàng đầu gây viêm não, theo kết quả nghiên cứu tại Việt Nam năm 2007
– 2010, VNNB là nguyên nhân của 33% trường hợp viêm não/viêm màng não

vi rút ở trẻ em. VNNB là nguyên nhân phổ biến gây viêm não ở nhóm trẻ 1 –
14 tuổi, nhưng lại hiếm gặp ở nhóm dưới 1 tuổi và trên 15 tuổi [19]. VNNB
hiếm khi xảy ra ở người trưởng thành tại các khu vực có dịch lưu hành do
những người này đã trải qua thời gian dài phơi nhiễm với vi rút và có thể đã
có miễn dịch [20].
Kết quả nghiên cứu tại 5 tỉnh miền Bắc Việt Nam năm 2004 – 2005 cho
thấy, tỷ lệ dương tính với VNNB trong 421 ca hội chứng não cấp trung bình là


10

51%, trong đó tỉnh Thái Bình có tỷ lệ dương tính tới 71%. Trong 217 ca
VNNB, 198 (91%) ca ≤ 15 tuổi, trong đó 6 ca (3%) dưới 1 tuổi, 47 ca (22%)
từ 1 – 5 tuổi, 68 ca (31%) từ 6 – 10 tuổi, và 77 ca (35%) từ 11–15 tuổi [18].
Nghiên cứu của trường đại học Oxford tại một số bệnh viện ở Việt Nam cho
thấy vi rút Dengue, vi rút đường ruột và vi rút Herpes simplex là các tác nhân
phổ biến gây viêm não ở người trưởng thành. Vi rút Dengue được phát hiện ở
39/641 ca nghi viêm não/viêm màng não do vi rút (6.1%), gồm 25 người
trưởng thành và 14 trẻ em. Có 56% số ca bệnh không xác định được căn
nguyên [19].

Hình 1.4. Phân loại tác nhân gây viêm não/viêm màng não do vi rút theo
nhóm tuổi [19]
Kết quả nghiên cứu của PGS Phan Thị Ngà và cộng sự cho thấy, trong
717 mẫu dịch não tủy của các bệnh nhân mắc hội chứng não cấp tại 9 tỉnh ở
Việt Nam giai đoạn 2002 – 2012 có tỷ lệ xác định dương tính là 13,63% –


11


35,83%. Các trường hợp xác định dương tính được ghi nhận quanh năm,
nhưng tập trung chủ yếu trong các tháng hè 5, 6 và 7 với tỷ lệ xác định dương
tính cao nhất là 34,78% trong tháng 6. Ca bệnh phân bố cao nhất ở nhóm ≥ 15
tuổi chiếm 28,26%, thấp nhất ở nhóm dưới 1 tuổi chiếm 5,98% [21].
Nghiên cứu trên 653 ca viêm não màng não điều trị tại Bệnh viện Nhi
Trung ương năm 2011 – 2014 cho thấy, nguyên nhân gây bệnh đứng đầu là vi
rút VNNB: 33,20%; sau đó là phế cầu: 10,41%; Hib và N. meningitidis:
0,15% và 0,46%. Tỉ lệ điều trị khỏi hoàn toàn là 54,7%; để lại di chứng 19,9%
và tỷ lệ tử vong 5,2% [22].
Trong đa phần các nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam, tỷ lệ
mắc VNVR ở nam giới đều cao hơn nữ giới [9] [10] [20] [19].
1.3.

Các căn nguyên gây VNVR.
Bảng 1.1. Các tác nhân phổ biến gây viêm não do vi rút [23]

Các nhóm tác nhân vi rút
Vi rút Herpes
Herpes simplex (HSV) tuýp 1 và 2, thủy đậu, Epstein Barr,
cytomegalovirus (CMV), vi rút human herpes tuýp 6 và 7
Vi rút đường Coxsackie, echo, enterovirus 70 and 71, parecho, và vi rút
ruột
Vi rút Arbo

bại liệt
VNNB, Dengue, viêm não Saint Louis, West Nile, viêm não

tủy ngựa miền Đông, miền Tây, viêm não do ve truyền, …
Paramyxovirus Vi rút quai bị và vi rút sởi
Khác

Vi rút cúm, adenovirus, parvovirus, lymphocytic
choriomeningitis, vi rút rubella
Tác nhân gây bệnh theo địa dư
Châu Mỹ
Vi rút Tây sông Nile, La Crosse, St. Louis, Rocio, viêm não
Powassan, viêm não Venezuelan, viêm não tủy ngựa miền
Châu
Trung Đông
Châu Phi

Đông và miền Tây, sốt mò Colorado, vi rút dengue, vi rút dại
Âu, Viêm não do ve truyền, vi rút Tây sông Nile, Tosana, dại,
sốt xuất huyết và vi rút Louping
Vi rút Tây sông Nile, dại, Rift Valley, sốt xuất huyết


12

Châu Á

Crimean-Congo, vi rút Dengue, vi rút Chickungunya
VNNB B, vi rút Tây sông Nile, viêm não Murray Valley,

Australia

dengue, Nipah, Chikungunya, vi rút dại
Viêm não Murray Valley, VNNB, sốt xuất huyết, vi rút
Kunjin

Tác nhân gây bệnh được phân thành các nhóm:

- Nhóm Arbovirus có hơn 550 vi rút khác nhau, chia thành 5 họ:
Togaviridae, Flaviridae, Bunyaviridae, Reoviridae, Rhabdoviridae. Vi rút gây
viêm não do muỗi truyền và do ve truyền phần lớn thuộc họ Togaviridae. Mỗi
loại gây viêm não lại có tên riêng: vi rút VNNB, vi rút viêm não ngựa miền
Đông, vi rút viêm não California, … Những năm gần đây, người ta còn ghi
nhận một số trường hợp viêm não do vi rút Dengue – loại vi rút vốn được cho
là ít có tác động đến các mô thần kinh [14] [16].
- Tác nhân gây viêm não do ve truyền là một phức hệ trong nhóm
Flaviviruses. Các vi rút nhóm này có dạng hình cầu, bộ gen của vi rút là RNA
chuỗi đơn (+). Hạt vi rút có vỏ bọc glycoprotein với kích thước 40 – 50nm.
Giữa các vi rút gây bệnh này có sự khác biệt nhỏ về tính kháng nguyên và đều
quan hệ chặt chẽ với nhau. Vi rút không có khả năng tồn tại ở ngoại cảnh và
chỉ có thể gây bệnh cho người qua véc tơ là các loài ve.
- Bệnh viêm não nguyên phát ở Việt Nam do vi rút VNNB gây nên. Vi
rút VNNB có hình khối đa diện, đường kính khoảng 40nm thuộc loài vi rút
nhỏ nhất. Vật liệu di truyền ở lõi là ARN. Phần capsid bao quanh ngoài chứa
glycoprotein. Vi rút VNNB tồn tại trên 1 số loài chim, khỉ, chuột, … và trên
muỗi. Muỗi vừa là ổ chứa vừa là môi giới truyền vi rút sang người. Muỗi
truyền VNNB ở Việt Nam chủ yếu là loài Culex Tritaeniorhynchus.


13

Hình 1.5. Phân bố các nhóm vi rút Arbo gây viêm não trên phạm vi
toàn thế giới [24]
Có trên 100 loại tác nhân vi rút gây viêm não khác nhau, trong đó
VNNB là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây viêm não ở trẻ
em. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, VNNB là nguyên nhân gây ra
khoảng 67.900 trường hợp viêm não hàng năm tại các nước lưu hành dịch,
trong đó 75% (51.000 trường hợp) nằm trong độ tuổi 0 – 14 tuổi [25].

Bệnh VNNB đã được biết hơn 100 năm trước đây, ca bệnh đầu tiên được
ghi nhận năm 1871 tại Nhật Bản. Cuối thế kỷ XIX liên tiếp các vụ dịch xảy ra
ở các vùng núi Nhật Bản vào mùa hè - thu với nhiều bệnh nhân nặng và tỷ lệ
tử vong tới 60%. Năm 1924, Nhật Bản ghi nhận vụ dịch viêm não với 6.125
ca mắc, 3.797 ca tử vong. Năm 1935, Nhật Bản lần đầu tiên phân lập được vi
rút VNNB từ não bệnh nhân chết. Năm 1938, vi rút VNNB được phân lập trên
mẫu muỗi Culex [26]. VNNB là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng một số
nhóm tuổi khác vẫn có nguy cơ mắc bệnh [27] [28] [29]. Tại đa số các quốc


14

gia Châu Á, vi rút VNNB hoạt động mạnh vào mùa hè, các vụ dịch viêm não
lớn thường xảy ra vào giai đoạn này. Tại các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới,
dịch xuất hiện quanh năm, nhưng gia tăng vào mùa mưa [25].
Vi rút VNNB lưu hành chủ yếu tại khu vực Châu Á, trong khi đó,
VNVR do ve truyền lại là một trong những nguyên nhân quan trọng gây viêm
não tại các quốc gia Đông, Trung và Bắc Âu, phía bắc Trung Quốc, Mông Cổ
và Liên Bang Nga. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm ghi
nhận từ 10.000 đến 12.000 trường hợp VNVR do ve truyền [30].
Một nghiên cứu năm 2001 tại Phần Lan sử dụng phương pháp xét
nghiệm PCR tìm căn nguyên gây bệnh trên mẫu dịch não tủy của 3.231 ca
bệnh có tổn thương thần kinh trung ương gồm: viêm não, viêm màng não và
viêm tủy xương cho thấy 46% dương tính với vi rút, trong đó vi rút thủy đậu
chiếm tỷ lệ cao nhất tới 29%, vi rút Herpes và vi rút đường ruột chiếm 11%,
vi rút cúm A chiếm 7% [31]. Tại Mỹ, viêm não cấp do vi rút Herpes simplex ở
người lớn chiếm tỷ lệ khoảng 1 ca/1triệu dân/năm, mỗi năm Mỹ ghi nhận
khoảng 2.000 ca trong đó 90% do HSV-1, 10% do HSV-2 [32].



15

Hình 1.6. Các căn nguyên của viêm não vô khuẩn [33]
Kết quả nghiên cứu viêm não trên trẻ dưới 16 tuổi tại Phần Lan công bố
năm 1997 cho thấy, tuổi trung bình của trẻ mắc viêm não là 5,6 tuổi, tỷ lệ nữ :
nam là 1 : 0,9; riêng nhóm 7 – 9 tuổi có tỷ lệ nữ : nam là 1 : 1,4. Về căn
nguyên, vi rút đường ruột xuất hiện nhiều ở nhóm 1 – 11 tháng tuổi, tuổi mắc
trung bình là 3,7 tuổi; trong khi đó vi rút thủy đậu phát hiện hầu hết ở nhóm 4
– 6 tuổi, vi rút hô hấp ghi nhận ở nhóm 1 tháng – 6 tuổi, cả 2 đều có tuổi mắc
trung bình là 5,5 tuổi [34].
1.4.

Muỗi truyền bệnh VNNB
Có nhiều loài muỗi được xác định là véc tơ có khả năng truyền vi rút

VNNB, trong đó chỉ có một số ít loài là véc tơ quan trọng. Nhiều nghiên cứu
ở các nước có bệnh VNNB lưu hành đã xác định những loài muỗi đóng vai trò
quan trọng làm lây truyền vi rút VNNB là Culex tritaeniorhynchus, Culex
vishnui, Culex gelidus, Culex pseudovishnui và Culex fuscocephalus, Culex
pipiens. Trong đó hai loài muỗi Culex tritaeniorhynchus và Culex vishnui
được xác định là véc tơ chủ yếu truyền vi rút VNNB cho người ở khu vực
Châu Á. Ngoài ra ít nhất có 11 loài muỗi khác đã bị nhiễm vi rút thử nghiệm
trong phòng thí nghiệm. Vi rút VNNB cũng đã được phát hiện ở nhiều loài
muỗi trên đồng ruộng.
Theo David W Vaughn thì có 17 loài muỗi truyền bệnh VNNB, trong
đó có 2 loài Culex tritaeniorhynchus và Culex vishnui là véc tơ có khả năng
truyền bệnh cao nhất [35].
1.4.1. Đặc tính của muỗi truyền bệnh VNNB
Muỗi Culex tritaeniorhynchus và Culex vishnui ưa hút máu động vật
như máu lợn và chim hơn máu người vì vậy nơi muỗi thường bay đến để kiếm

ăn và đậu nghỉ chủ yếu là chuồng gia súc. Ngoài ra muỗi truyền bệnh VNNB


×