Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ” trong cán bộ giáo viên, nhân viên thuộc CĐGD huyện Hàm Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.94 KB, 9 trang )

BÀI DỰ THI
“TÌM HIỂU CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ”

trong cán bộ giáo viên, nhân viên thuộc CĐGD huyện Hàm Yên
Họ và tên: Nguyễn Văn Dũng
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: trường TH Thành Long, huyện Hàm Yên, Tuyên Quang
PHẦN I. CÂU HỎI VỀ PHÁP LUẬT

Câu hỏi 1: Anh (chị) cho biết, Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về chính
sách của Nhà nước đối với lao động nữ như thế nào?
*Trả lời:
Câu1:Điều 153. Chính sách của Nhà nước đối với lao động nữ
1. Bảo đảm quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ.
2. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm
thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm
việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà.
3. Có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề
nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao
động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết
hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình.
4. Có chính sách giảm thuế đối với người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao
động nữ theo quy định của pháp luật về thuế.
5. Mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ có thêm nghề dự
phòng và phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ
nữ.
6. Nhà nước có kế hoạch, biện pháp tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều
lao động nữ.
Câu hỏi 2: Anh (chị) cho biết, Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về nghĩa
vụ của người sử dụng lao động đối với lao động nữ như thế nào?
*Trả lời:


Điều 154. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với lao động nữ
1. Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới
trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền
lương và các chế độ khác.
2. Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những
vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ.
3. Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc.
4. Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ,
mẫu giáo cho lao động nữ.
Câu hỏi 3: Anh (chị) cho biết điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định
của Luật Bảo hiểm xã hội ?
*Trả lời:

1


Quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản theo khoản 2, điều 28 Luật
BHXH:
“1. Lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi
phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con
hoặc nhận nuôi con nuôi.
2. Trường hợp người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 1, điều này nghỉ việc
trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì vẫn được hưởng
chế độ thai sản theo quy định tại các điều 31, 32, 34 và khoản 1, điều 35 Luật
BHXH”.
Theo mục 1 phần II thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 20.1.2007 hướng dẫn
thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP: “1. Điều kiện hưởng chế
độ thai sản theo quy định tại khoản 1, điều 14 của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP
được hướng dẫn như sau: Lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con
nuôi dưới 4 tháng tuổi phải đóng BHXH từ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng

trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi
con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không
tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi; trường hợp
sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng, thì tháng sinh con
hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc
nhận nuôi con nuôi”.
Câu hỏi 4: Anh (Chị) cho biết, theo quy định của Pháp luật Lao động hiện hành,
chế độ nghỉ thai sản được quy định như thế nào?
*Trả lời:
Điều 157 Nghỉ thai sản:
1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con,
người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy
định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu,
lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận
với người sử dụng lao động.
4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có
nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi
làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao
động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.
Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng
lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định
của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Câu hỏi 5: Anh (Chị) cho biết chế độ trợ cấp Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe
sau thai sản được quy định tại Luật Bảo hiểm Xã hội như thế nào?
*Trả lời:
Chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản tại quy định Điều 37

Luật BHXH, được hướng dẫn chi tiết tại Điều 17, Nghị định số 152/2006/NĐ-CP
2


của Chính phủ ngày 22/12/2006; Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐTB&XH ngày 30/01/2007 và Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐTB&XH ngày 23/09/2008 sửa đổi, bổ sung Căn cứ theo các quy định này thì:
Trong khoảng thời gian 30 ngày, tính từ thời điểm lao động nữ trở lại làm việc
sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu quy
định tại Điều 30 Luật BHXH hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày tính từ thời
điểm lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sinh con
quy định tại Điều 31 Luật BHXH mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức,
phục hồi sức khỏe.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong 1 năm tính cả ngày nghỉ lễ,
nghỉ tết, ngày nghỉ hằng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày
nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và BCHCĐCS hoặc
BHC CĐ lâm thời quyết định, cụ thể như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ 2 con trở lên;
b) Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác.
Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày:
a) Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe
tại gia đình;
b) Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe
tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở.
Trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản nếu không hưởng
tiền lương, tiền công tháng thì NLĐ và NSDLĐ không phải đóng BHXH. Thời
gian này được tính là thời gian đóng BHXH.
Trong trường hợp của bạn đã sinh con được 15 tháng, nghĩa là đã quá thời hạn
60 ngày tính từ thời điểm bạn trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ
khi sinh con theo quy định tại điều 17, Nghị định số 152/2006/NĐ-CP. Do đó, bạn
không đủ điều kiện để hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai

sản.
Câu hỏi 6: Anh (chị) cho biết, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản,
người lao động có phải đóng Bảo hiểm Xã hội và Bảo hiểm Y tế không? Tại sao?
*Trả lời:
Điều 35. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32
và 33 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công
tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm
xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng
bảo hiểm xã hội.
Theo quy định tại điểm 7.3. mục III. phần II Quyết định số 902/2007/QĐ-BHXH
ngày 26/06/2007 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Quy
định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc: Thời gian người lao
động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

3


Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo
hiểm xã hội, chỉ đóng bảo hiếm y tế.
Căn cứ theo quy định nêu trên, trong thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản, người
lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội nhưng vẫn
phải đóng bảo hiểm y tế, người lao động đóng 1%, người sử dụng lao động đóng
2%.
Câu hỏi 7: Anh (chị) cho biết, trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con
dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ vi phạm kỷ luật lao động bị xử lý như thế nào?
*Trả lời:
Điều 123 khoản 4 của BLLD. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người

lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao
động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối
với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;
d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng
tuổi.
Khoản 2 Điều 124. Khi hết thời gian quy định đối với điểm a, b, c khoản 4 Điều
123, người sử dụng lao động tiến hành xử lý kỷ luật lao động ngay.
Câu hỏi 8: Anh (chị) cho biết, |Bộ Luật Lao động năm 2012 quy định như thế
nào về Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ?
*Trả lời:
Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm,
làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng
sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được
chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà
vẫn hưởng đủ lương.
3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi
con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị
Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người
sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của
pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị
xử lý kỷ luật lao động.

5. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời
gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm
việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

4


Câu hỏi 9: Anh (chị) cho biết, pháp luật Việt Nam đề cập đến quyền bình đẳng
giới trong lĩnh vực lao động được quy định như thế nào?
*Trả lời:
Điều 13 của Luật bình đẳng giới trong linh vực lao động :
Đó là: Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình
đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều
kiện lao động và các điều kiện làm việc khác. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ
tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu
chuẩn chức danh, quy định biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao
động bao gồm: quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động, đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ, người sử dụng lao động tạo điều kiện
vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng
nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại
Câu hỏi 10: Anh (chị) cho biết Luật bình đẳng giới quy định về Bình đẳng giới
trong lĩnh vực kinh tế như thế nào?
*Trả lời:
Điều 12 của Luật bình đẳng giới quy định : Nam, nữ bình đẳng trong kinh tế:
Tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp. Bên cạnh đó, còn
quy định nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và
nguồn lao động, quy định về biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới gồm: doanh nghiệp
sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của luật,
lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm,
khuyến ngư theo quy định của pháp luật.[1]

Câu hỏi 11: Anh (chị) cho biết Luật Bình đẳng giới quy định như thế nào về
Bình đẳng giới trong gia đình ?
*Trả lời:
Về gia đình
Ngoài các quy định thống nhất với pháp luật hiện hành như: vợ, chồng bình đẳng
với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia
đình, vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình
đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng.
Điều 18 của Luật bình đẳng giới quy định một số điểm mới như: vợ chồng có
quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong quyết định các nguồn lực trong gia đình, vợ,
chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện
pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp, sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo
quy định của pháp luật; con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo
điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển, các thành
viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.[1]
Câu hỏi 12: Anh chị cho biết các hành vi là bạo lực gia đình được quy định tại
Luật Phòng, Chống Bạo lực Gia đình?
*Trả lời:
Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình
5


1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ,
tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm
trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và
cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện,
tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản
riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia
đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả
năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ
thuộc về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành
viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà
chung sống với nhau như vợ chồng.
Câu hỏi 13: Anh (chị) cho biết, những quy định về mức xử phạt đối với từng
hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động?
*Trả lời:
Điều 8. Các hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao
động.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phân công công
việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập
hoặc chênh lệch về mức tiền lương, tiền công của những người lao động có cùng
trình độ, năng lực vì lý do giới tính.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau đây:
a) Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ
đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như
nhau, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới hoặc đối với các
nghề nghiệp đặc thù theo quy định của pháp luật;
b) Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động nam hoặc lao động nữ vì
lý do giới tính, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; sa thải

hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh
con, nuôi con nhỏ.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
6


Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp đã bị xâm hại đối với hành vi quy định tại
khoản 1 Điều này.
Câu hỏi 14:
Chị Phạm Thanh Hương làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Công ty
TNHH Thanh Hằng với công việc phải làm là kế toán thanh toán. Chị nghỉ hưởng
chế độ trợ cấp BHXH khi sinh con từ 01/01/2013 đến hết tháng 4/2013. Tháng
5/2013, khi đến Công ty làm việc, chị Hương nhận được quyết định của Giám đốc
Công ty bố trí chị làm nhân viên bán hàng với mức tiền lương giữ nguyên như
trước khi chị nghỉ sinh con. Chị Hương đã làm đơn đề nghị Công ty bố trí để làm
công việc theo đúng như hợp đồng lao động đã ký kết, không được đơn phương
thay đổi nội dung hợp đồng lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Tuy nhiên, Giám
đốc Công ty không giải quyết và trả lời trong thời gian chị Hương nghỉ làm việc
Công ty đã ký hợp đồng lao động với người khác để đảm nhiệm vị trí công việc
của chị, vì vậy Công ty phải bố trí việc làm khác đối với chị Hương.
Anh (chị) cho biết, việc Giám đốc Công ty TNHH Thanh Hằng bố trí việc làm
với chị Hương sau khi chị nghỉ sinh con không đúng với nội dung hợp đồng lao
động đã ký như đã nêu trên có vi phạm quy định của Bộ luật Lao động hay không?
Vì sao?
*Trả lời:Việc Giám đốc Công ty TNHH Thanh Hằng bố trí việc làm với chị
Hương sau khi chị nghỉ sinh con không đúng với nội dung hợp đồng lao động đã ký
như đã nêu trên là vi phạm điều 39quy định của Bộ luật Lao động.Trường hợp
người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động Vì Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy
định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Câu hỏi 15:
Chị Nguyễn Thị Lan làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Công ty
TNHH Toàn Phát. Ngày 02/7/2012, chị sinh con và hưởng chế độ nghỉ thai sản đến
hết tháng 10/2012. Hết thời gian nghỉ theo quy định, chị Lan bắt đầu đi làm từ
tháng 11/2012. Trong tháng 12/2012 chị Lan tự ý nghỉ việc không có lý do chính
đáng 06 ngày. Ngày 05/9/2013, Giám đốc Công ty ra quyết định xử lý kỷ luật chị
Lan với hình thức sa thải.
Đề nghị anh (chị) cho biết, theo quy định của Bộ luật Lao động, việc xử lý kỷ
luật lao động của Công ty TNHH Toàn Phát có đúng quy định hay không? Vì sao?
*Trả lời: Theo khoản 3 điều 155 của Bộ luật Lao động, việc xử lý kỷ luật lao
động của Công ty TNHH Toàn Phát không đúng quy định vì:
Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi
con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị

7


Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người
sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
PHẦN II. CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu hỏi 1: Tại đơn vị anh (chị) đã có những hoạt động gì nhằm quan tâm,
chăm lo đối với lao động nữ ?
TRẢ LỜI:

Những năm qua,Công đoàn trường TH Thành Long đã làm tốt công tác
chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp,
chính đáng cho đoàn viên công đoàn, đặc biệt chú trọng nhất là những công đoàn
viên là nữ, việc tích cực tổ chức các hoạt động nhằm thực hiện chức năng đại diện,

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ đoàn viên công đoàn, Công
đoàn nhà trường đã chủ động áp dụng đúng các chế độ, chính sách đối với lao
động nữ, tạo việc làm, thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng đời sống cho lao
động nữ.
Một trong những hoạt động được các Công đoàn nhà trường quan tâm thực hiện đó
là hỗ trợ gia đình đoàn viên công đoàn nữ có hoàn cảnh khó khăn vay vốn không
lãi từ nguồn quỹ luân phiên của tập thể CB-GV nhà trường để tăng gia sản xuất,
tăng phần thu nhập kinh tế gia đình. Hơn nữa, Tổ chức Công đoàn nhà trường đã
làm tốt công tác thăm hỏi, thăm nắm tâm tư, nguyện vọng, động viên kịp thời cán
bộ, đoàn viên công đoàn nữ những lúc ốm đau, hoạn nạn.
Đặc biệt, Công đoàn đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng một số chính
sách, pháp luật có liên quan trực tiếp tới lao động nữ, bình đẳng giới. Những quy
định về lao động nữ trong Bộ luật Lao động năm 2012, Luật Bảo hiểm xã hội, các
nghị định của Chính phủ thi hành Luật Bình đẳng giới, Chiến lược quốc gia về
bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020, chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình.
Cùng với việc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích cho lao động nữ, Công đoàn nhà
trường đã đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” gắn với
phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh
phúc”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và
các phong trào thi đua khác. Công đoàn nhà trường đã cụ thể hóa các nội dung,
tiêu chuẩn thi đua cho phù hợp với đơn vị nhà trường; Đề nghị cấp trên biểu
dương kịp thời các công đoàn viên nữ có thành tích xuất sắc trong phong trào thi
đua và các cuộc vận động.
Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, tổ chức Công đoàn nhà
trường thường xuyên và tiếp tục quan tâm chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ trong nhà trường ngày càng tốt hơn./.
Câu hỏi 2: Anh (chị) hãy kể lại một tình huống mà công đoàn cơ sở đã tham
gia bảo vệ chế độ chính sách đối với lao động nữ đã để lại cho đồng chí ấn tượng
sâu sắc nhất.


8


TRẢ LỜI TÌNH HUỐNG:

Cách đây 03 năm, tại trường TH Thành Long, một trường thuộc vùng 135
của huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, có cô giáo Đặng Thị Hải công tác tại
trường. Lúc đó cô Hải đang mang thai được 07 tháng. Đầu năm học, nhà trường dự
kiến phân công cô dạy tại điểm trường thôn Phúc Long 4, cách nhà khoảng 25 km.
Lúc này cô Hải đề nghị nhà trường tạo điều kiện cho cô được dạy ở điểm trường
Thành Công, vì điểm này đi lại gần nhà khoảng 08 km để đỡ ảnh hưởng đến việc
đang mang thai. Nhưng nhà trường định vẫn giữ nguyên như phân công ban đầu,
bời cô Hải đã ở điểm gần nhiều năm nên phải luân chuyển cho giáo viên khác để
đảm bảo sự công bằng trông làm việc đối vời nhân sự của nhà trường…Sự việc
được xem sét khá lâu, lúc đó Chủ tịch Công đoàn nhà trường là Chị Nông Thị
Luyện đã đứng lên đại diện cho tập thể công đoàn đã thuyết phục được nhà trường
ưu tiên thêm cho Cô Hải được dạy ở gần trong thời gian thai nghén để trách đi xa
không may ảnh hưởng đến quá trình mang thai của người phụ nữ. Cuộc họp phân
công nhân sự được kết thúc trong sự hài lòng của cả tập thể cán bộ giáo viên nhà
trường vì công đoàn nhà trường đã tham gia bảo vệ chế độ chính sách đối với lao
động nữ thật đích đáng, ấn tượng này đã ghi mãi trong tôi một kỷ niệm khó quên./.

9



×