Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp xây dựng dân dụng và công nghiệp công trình nhà ở gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (756.96 KB, 20 trang )

GVHD:

Thầy TRẦN THANH PHONG.
Thầy LÊ VĂN THIỆN.

SVTH: NGUYỄN THÀNH CÔNG.

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
CHUYÊN NGÀNH : XDDD & CN.
PHẦN 1: MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ GIỚI THIÊU TỔNG QUAN VỀ ĐƠN
VỊ VÀ CÔNG TRÌNH THỰC TẬP:
1. Mục đích, yêu cầu của đợt thực tập:
Quá trình thực tập đóng vai trò hết sức quan trọng:
- Đợt thực tập là điều kiện để các em có thể kiểm tra lại kiến thức đã học trên
lớp, và cũng là điều kiện để vận dụng những kiến thức đã học vào quá trình
thi công thực tế.
- Qua quá trình thực tập đã giúp các em cọ xác với điều kiện thi công thực
tế, tiếp cận với các loại máy móc thiết bị trên công trường, gần gũi với tiến
bộ kỹ thuật thi công.
- Qua đợt thực tập cũng tạo điều kiện cho các em học hỏi kinh nghiệm, làm
quen với môi trường làm việc, đánh giá được khả năng của mình và có thể
tự tin hơn sau khi ra trường.
2. Giớ thiêu tổng quan về công trình và công ty thực tập:
Nơi thực tập: CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG- THƯƠNG MẠI PHONG
HOÀNG NGUYÊN.
Đơn vị thực tập: đơn vị thi công công ty CÔNG TY TNHH XÂY DỰNGTHƯƠNG MẠI PHONG HOÀNG NGUYÊN.
Chức năng của công ty: chuyên nhận hợp đồng thi công xây lắp các công trình
dân dụng và công nghiệp, thương mại các loại vật liệu xây dựng.
Công trình thực tập: công trình nhà ở gia đình: 1190 QUỐC LỘ 1A, PHƯỜNG
TÂN TẠO, QUẬN BÌNH TÂN, TP HCM.
• QUY MÔ XÂY DỰNG:


Nhà phố, diện tích xây dựng 16x6 m, nhà 1 trệt, 2 lầu, sân thượng và mái bằng
bêtông cốt thép.
chiều cao tầng trệt là 3,8 m, chiều cao lầu và sân thượng là 3,4m.
kết cấu nhà: đổ bêtông toàn khối, cầu thang đổ bêtông thành bật.
PHẦN 2: NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP:
BIỆN PHÁP VÀ KỸ THUẬT THI CÔNG:
- Tuỳ theo từng hạng mục kết cấu và giai đoạn thi công mà ta có biện pháp thi
công cho hợp lý. Khi thi công ta chú ý phải thi công đúng kỹ thuật, đảm bảo chất
luong đồng thời phải đảm bảo an toàn lao động trong suốt quá trình thi công.
- Trong quá trình thi công phải chú ý đến tình trạng thời tiết để có biện pháp
phòng ngừa đảm bảo chất lượng xây dựng.
- Điện nước phục vụ cho quá trình thi công: nước thi công được lấy từ giếng
khoan có sẵn, nước sử dụng cho nhà ở được lấy từ mạng lưới cấp nước Thành Phố,
diện lấy từ mạng lưới điện chung.

______________________________________________________________1
Báo cáo thực tập chuyên ngành.


GVHD:

Thầy TRẦN THANH PHONG.
Thầy LÊ VĂN THIỆN.

SVTH: NGUYỄN THÀNH CÔNG.

- Máy móc, dàn giáo, cây chông, ván khuôn và vật liệu được nhập kho công
trường theo từng giai đoạn thi công và nhu cầu khi thi công. Từng hạng mục công
trình được thi công như sau:
I. THI CÔNG PHẦN MÓNG:

Quá trình thực hiện phần ngầm gồm các công tác và trình tự thi công như
sau:
1) Đo đạc, định vị tim móng:
Do công trình là nhà phố được xây dựng trên mặt bằng khá rộng nên ta cần phải
định vị chính xác tim cột, tim móng, tránh sai lệch trong thi công.
Ta dựa vào vị trí xây dựng trên khu đất, vách nhà hiện hữu giới hạn khu đất,
dựa vào kích thước xây dựng trên bản vẽ, ta tiến hành định vị như sau:
- Tiến hành định vi tim cột trước:
Dựa vào kích thước thiết kế, ta tiến hành đóng giá ngựa bốn góc nhà và căng dây.
Dùng eke để căng dây cho vuông góc và dùng dây dọi xác định vị trí tim cột đầu
tiên sau đó dùng cọc tre đánh dấu vị trí vừa xác định, từ vị trí tim cột đầu tiên ta
dựa vào kích thước thiết kế tiến hành căng dây dùng thước đo xác định vị trí các
tim cột khác cho chính xác.
- Tiến hành định vị tim móng:
Do thiết kế kết cấu tim móng lệch với tim cột, do đó để tiến hành công tác ép cọc
ta phải định vị chính xác tim móng, tim cọc.
Cọc 1 cách tim cột một đoạn 750 mm, hang cọc 2 cách tim cột một đoạn 350mm.
từ vị trí tim cột, ta đo vào một đoạn 750mm, và 350mm đánh dấu vị trí tim cọc,
chú ý khi đo ta cần phải căng dây và dùng eke để canh cho vuông góc.
- Do vị trí xây dựng nằm xác vách với nhà hiện hữu nên ta lựa chọn phương
án ép cọc. Cọc ép 300x300, chiều sâu ép là 40m.
2) Công tác đào móng:
Do khối lượng đào đất không đáng kể và mặt bằng thi công hẹp nên ta chọn
phương án đào đất móng nhà bằng phương pháp thủ công. khối lượng đất đào bao
gồm đài móng, đà kiềng và dầm móng.
Dựa vào kích thước đài móng, kích thước đà kiềng và dầm móng ta tiến
hành căng dây đào đất đài móng sau đó đào đất đà kiềng và dầm móng.
Xác định vị trí cắt đầu cọc:

-0.95m


______________________________________________________________2
Báo cáo thực tập chuyên ngành.


GVHD:

Thầy TRẦN THANH PHONG.
Thầy LÊ VĂN THIỆN.

SVTH: NGUYỄN THÀNH CÔNG.

Code 0,0 lấy từ cao độ nền nhà hoàn thiện được đánh dấu trên vách nhà
hiện hữu. Từ code 0,0 ta đào tại vị trí tim cọc xuống một đoạn 0,95 + 0,1 = 1,05m.
Từ đáy hố vừa đào ta lấy lên một đoạn trên than cọc một đoạn 75mm và đánh dấu
làm vị trí cắt đầu cọc.
Chú ý khi cắt đầu cọc phải chừa lại một đoạn thép cọc neo vào đài móng >500mm.
• Xác định khối lượng đào đất móng:
Dựa vào bản vẽ thiết kế mặt bằng móng, đà kiềng ta xác định kích thước
đài móng, đà kiềng, dầm móng, sau khi định vị tim móng ta tiến hành căng dây
xác định hướng đào.
Vì coffa sử dụng bằng tường gạch ống nên khi đào bề rộng mỗi bên được
lấy rộng thêm 20 cm.
Thí dụ: khi đào đất DK2 ( kích thước 300mm), ta cần căng dây xác định trục của
DK2, và bề rộng đào đất là 500 mm chia đều cho hai bên so với trục của DK2.
3) Công tác xây tường làm coffa móng:
Coffa móng được lựa chọn phương án xây tường gạch ống, khi xây ta xác định
đúng kích thước của đài móng, đà kiềng.
Dựa vào kích thước đài móng, đà kiềng ta dùng thước để đo xác địn vị trí
xây ( khoảng cách giữa hai mép trong của tường là kích thước của đài móng, đà

kiềng).
Dùng dây căng để xây tường làm coffa, chiều cao của tường xây chính
bằng chiều cao của đài móng, đà kiềng. Đối với các hố móng có nước ngầm, khi
thi công ta tiến hành dùng máy bơm bơm trực tiếp ra khỏi hố móng.
Ưu điểm khi ta chọn phương án coffa bằng tường xây là khi thi công ở nơi có
nước ngầm cao coffa tường vừa có nhiệm vụ chắn nước, và chống sạt lở tốt, giảm
được thời gian tháo dỡ coffa ( nếu dùng coffa gỗ). Tuy nhiên giá thành sẽ đắt hơn
sử dụng coffa gỗ.

______________________________________________________________3
Báo cáo thực tập chuyên ngành.


GVHD:

Thầy TRẦN THANH PHONG.
Thầy LÊ VĂN THIỆN.

SVTH: NGUYỄN THÀNH CÔNG.

4) Công tác sản xuất, lắp dựng cốt thép móng, thép cổ cột:
Cốt thép móng, thép cổ cột được sản xuất từ trước. Sau khi xây xong tường
làm coffa ta tiến hành lắp dựng như sau:
Đặt thép lớp dưới của đài móng: cốt thép lớp dưới được sản xuất sẳn thành
từng vỉ theo đúng hình dạng, kích thước và số lượng theo thiết kế. Thép lớp dưới
được đặt đúng vị trí, và đặt ngay trên đầu cọc.
Lắp dựng thép đà kiềng, dầm móng: thép dầm móng được sản xuất thành
từng khung ( số lượng, số hiệu, kích thước và hình dạng thép theo đúng thiết kế)
sau đó ta tiến hành thả xuống theo đúng vị trí và ngay trên thép lớp dưới của đài
móng.

Thép đà kiềng sẽ được luồn vào vị trí và lien kết với dầm móng. Chú ý khi
lắp dựng phải đảm bảo hai đầu của đà kiềng, dầm móng phải ngàm vào trong đài
móng.
Sau khi lắp dựng xong cốt thép đà kiềng, dầm móng ta tiến hành luồn thép
lắp dựng cốt thép lớp trên của đài móng. Thép lớp trên được cắt đúng kích thước
và uốn sẵn theo hìng dạng thiết kế, sau đó được luồn từng thanh qua đà kiềng và
dầm móng lien kết với nhau thành khung thép lớp trên.
Lắp dựng cốt thép cổ cột:
Thép cổ cột được cắt và uốn sẵn theo kích thước và hình dạng thiết kế, sau khi lắp
dựng xong cốt thép móng ta tiến hành luồn thép cổ cột vào dài móng và dùng đai
lien kết cho chác chắn. Chú ý đoạn neo của thép cổ cột vào trong móng ≥ 30D.
Trình tự lắp dựng cốt thép móng được thể hiện như các hình ảnh sau:

______________________________________________________________4
Báo cáo thực tập chuyên ngành.


GVHD:

Thầy TRẦN THANH PHONG.
Thầy LÊ VĂN THIỆN.

SVTH: NGUYỄN THÀNH CÔNG.

cốt thép lớp dưới đài móng và thép dầm móng.

______________________________________________________________5
Báo cáo thực tập chuyên ngành.



GVHD:

Thầy TRẦN THANH PHONG.
Thầy LÊ VĂN THIỆN.

SVTH: NGUYỄN THÀNH CÔNG.

cốt thép đà kiềng luồng qua thép đài móng và dầm móng.

Lien kết cốt thép dầm móng, đà kiềng với thép đài móng:

______________________________________________________________6
Báo cáo thực tập chuyên ngành.


GVHD:

Thầy TRẦN THANH PHONG.
Thầy LÊ VĂN THIỆN.

SVTH: NGUYỄN THÀNH CÔNG.

5) Đổ bêtông móng:
Trước khi đổ bêtông móng ta phải tiến hành kê cốt thép, giữ khoảng cách giữa
thép với thành coffa bằng các viên gạch kê vào mép trên của thép với thành coffa
( sau khi đổ bêtông se rút ra). Kiểm tra lại vị trí cốt thép tránh sai lệch .
kiểm tra lại vị trí lien kết cốt thép, kiểm tra thành coffa phải chắc chắn.
Tiến hành đổ bêtông móng:
Bêtông móng dùng mác 250, đá dăm 1x2, ximăng Hà Tiên 1 ( PC30).
Bêtông trộn bằng máy trộn và đổ bằng phương pháp thủ công. Khi đổ

bêtông được đổ thành từng lớp, mỗi lớp dày 250mm, và đầm bằng máy đầm dùi,
đầm xong lớp này mới đổ lớp khác.
Trong quá trình đổ, vừa đổ vừa canh cho cốt thép nằm đúng vị trí tránh gây
xô lệch. đồng thời cũng phải đảm bảo lớp bêtông bảo vệ.
6) Bảo dưỡng bêtông móng:
Vì coffa móng được xây bằng gạch nên ta không có công tác tháo dỡ ván
khuôn mà ta chỉ tưới nước bảo dưỡng cho bêtông đủ cường độ. Trong quá trình
bảo dưỡng bêtông ta có thể thực hiện tiếp các công tác khác như dọn vệ sinh mặt
bằng xây dựng cho cát vào nền đầm chặc, sản xuất và lắp dựng cốt thép cột, đổ
bêtông cột, ...
II. THI CÔNG PHẦN THÂN:
1) Công tác gia công, sản xuất và lắp dựng cốt thép:
Toàn bộ cốt thép được sản xuất và lắp dựng tại công trường, được kiểm tra
chặc chẽ theo từng giai đoạn thi công. Cốt thép phải được kiểm tra trước khi nhập
kho công trường.
Trước khi sản xuất, thép phải được nắn thẳng. trong quá trình sản xuất thép
sẽ được cắt, uốn theo từng loại cấu kiện. Khi gia công phải đảm bảo kích thước và
hình dạng thép theo đúng thiết kế.
Cốt thép sau khi sản xuất, nếu chưa được lắp dựng phải xếp vào kho cất giữ
cẩn thận, hay phủ bạc tránh gây rỉ sét.
cốt thép được sản xuất và lắp dựng theo từng giai đoạn thi công và theo từng loại
cấu kiện, mỗi loại công tác có các đặc điểm khác nhau nên quá trình sản xấut lắp
dựng cũng khác nhau.
a) Đối với ông tác sản xuất lắp dựng cốt thép cột:
Cốt thép cột được sản xuất trước thành từng long cột theo đúng kích thước
và hình dạng thiết kế sau đó được lắp dựng ngay tại công trường.
Các thép chủ lien kết với nhau bằng thép đai, thép đai phải đảm bảo đủ số
lượng và đúng khoảng cách đai, mối nối phải vững chắc đảm bảo giữ vững chắc vị
trí làm việc của thép.
Khi lắp dựng thép cột phải đảm bảo khoảng cách nối cột với thép chờ cột

>30d, khi dựng ta dùng dây kẽm lien kết thép cột với thép chờ cột sau đó dùng
thép đai liên kết tại vị trí nối, bước đai tại vị trí nối là 100mm.
Khi gia công thép cột ta cũng tiến hành gia công thép râu chờ tường, khi lắp
dựng cốt thép và ván khuôn cột ta sẽ đặt thép râu vào vị trí liên kết với thép cột,
khoảng cách giữa các thép râu là khoảng 4 hàng gạch.

______________________________________________________________7
Báo cáo thực tập chuyên ngành.


GVHD:

Thầy TRẦN THANH PHONG.
Thầy LÊ VĂN THIỆN.

SVTH: NGUYỄN THÀNH CÔNG.

b) Công tác sản xuất lắp dựng cốt thép dầm, sàn:
• Sản xuất lắp dựng cốt thép dầm:
Thép dầm được cắt sẵn theo chiuề dài và được uốn theo hình dạng thiết kế.
Cốt thép dầm được lắp dựng sau khi đã lắp dựng xong một phần hay toàn
bộ coffa dầm sàn nhằm xác định vị trí đặc dầm vừa tạo mặt bằng để lắp dựng cốt
thép dấm sàn.
Khác với công tác sản xuất lắp dựng cốt thép cột, cốt thép dầm sàn được
lắp dựng đồng bộ và liên kết với nhau thành một khối, quá trình lắp dựng được
tiến hành như sau:
- Đưa thép thanh vào vị trí dầm sau đó luồn thép đai (chú ý khi lắp dựng phải
đảm bảo số lượng và vị trí thép chủ, số lượng, khoảng cách thép đai).
- Tiến hành kê thép cao hơn mặt sàn để buộc thép.
- Ta lắp dựng các dầm chính trước sau đó luồn thép dầm phụ để liên kết với

nhau và liên kết với dầm chính.
- Sauk hi buộc xong toàn bộ cốt thép và đảm bảo là liên kết chắc chắn thì ta
tiến hành hạ thép, khi hạ ta chú ý hạ đồng bộ thép các dầm xuống cùng lúc
vào đúng vị trí, tránh gây sai lêch hay xô lệch ván khuôn.
- Tiến hành kiểm tra lại toàn bộ cốt thép dầm, đảm bảo đúng vị trí, và chỉnh
lại cốt thép cho đều.
• Sản xuất và lắp dựng cốt thép sàn:
Thép sàn được cắt sẵn theo chiều dài và số lượng thiết kế, đối với cốt thép
lớp trên ( thép mũ ta uốn trước mũ với kích thước 900mm), sau đó ta vận chuyển
lên sàn để tiến hành lắp dựng.
Thép sàn được lắp dựng sau khi ta đã hạ xong thép dầm xuống vị trí. Tiến
hành luồn thép lớp dưới qua dầm theo bước thép thiết kế ( @ = 150 mm), sau đó ta
dùng càng cua bẻ thép liên kết với dầm, dùng dây kẽm để buộc thép cho chắc
chắn. Sau khi lắp đặt xong thép lớp dưới ta mới tiến hành đặt thép mũ và liên kết
với nhau, khi lắp dựng thép mũ ta chú ý liên kết cho thép mũ dựng đứng đúng vị
trí làm việc.
• Tiến hành kiểm tra và nghiệm thu cốt thép:
Ta kiểm tra số lượng thép chủ, vị trí làm việc và số hiệu của thép, chú ý tại
các vị trí liên kết giữa thép dầm với thép dầm, thép sàn với thép dầm, các vị trí nối
thép phải đảm bảo đúng chiều dài nối thép > 30d.
Sau khi lắp dựng xong thép dầm sàn ta phải tiến hành kê cốt thép bằng các
viên bêtông đá mi chế tao sẵn để đảm bảo lớp bêtông bảo vệ.
c) Công tác sản xuất và lắp dựng cốt thép cầu thang:
Trong quá trình lắp dựng cốt thép dầm sàn, ta cũng tiến hành lắp dựng cốt thép
cho cầu thang. Thép cầu thang sử dụng thép ∅12, được uốn theo hình bật thang (
do cầu thang được thiết kế là cầu thang đổ bật) sau đó được bẻ liên kết vào thép
chủ dầm cầu thang.

______________________________________________________________8
Báo cáo thực tập chuyên ngành.



GVHD:

Thầy TRẦN THANH PHONG.
Thầy LÊ VĂN THIỆN.

SVTH: NGUYỄN THÀNH CÔNG.

Cách lắp dựng cốt thép dầm sàn được minh hoạ qua các hình ảnh sau:

Thép dầm sàn, vị trí liên kết giữa thép dầm, thép sàn. Trong quá trình lắp dựng cốt
thép dầm sàn ta cũng lắp dựng hệ thống điện như trên.

______________________________________________________________9
Báo cáo thực tập chuyên ngành.


GVHD:

Thầy TRẦN THANH PHONG.
Thầy LÊ VĂN THIỆN.

SVTH: NGUYỄN THÀNH CÔNG.

cốt thép dầm sàn đặt tại ô thông tầng

lắp đặt cốt thép cho cầu thang.

10

______________________________________________________________
Báo cáo thực tập chuyên ngành.


GVHD:

Thầy TRẦN THANH PHONG.
Thầy LÊ VĂN THIỆN.

SVTH: NGUYỄN THÀNH CÔNG.

2) Công tác coffa:
Đối với ván khuôn cột, dầm, ta sử dụng ván khuôn gỗ 20, 25, 30. đối với ván
khuôn sàn sử dụng ván khuôn thép cỡ 1000x1000, và 500x1000. Ván khuôn được
chuyển đến công trường theo từng giai đoạn thi công và được vận chuyển vào kho
cất giữ.
a) Công tác gia công, sản xuất và lắp dựng ván khuôn cột:
Ván khuôn cột được sản xuất từ trước hay thi công song song với quá trình
sản xuất, lắp dựng cốt thép cột và sẽ được lắp dựng sau khi ta đã lắp dựng xong
cốt thép cột.
Ván khuôn cột được sản xuất tại công trường, được sản xuất trước theo
từng chi tiết cột ( theo kích thước và chiều dài từng loại cột). ván khuôn được
dóng trước 3 mặt, mặt còn lại dùng ván bổ để cố định kích thước khuôn cột trong
khi đổ bêtông sẽ đóng tiếp.
Trong quá trình dựng ván khuôn cột ta phải chú ý cố dịnh đúng vị trí cột, và
dùng quả dọi để kiểm tra độ thẳng đứng của cột đảm bảo cho cột không bị xô lệch.
Khi lắp dựng và cố định xong ván khôn cột ta tiến hành đặt thép râu và bẻ cho
thép râu nằm xác vào thành trong ván khuôn để phục vụ cho quá trình xây tường
sau này.
Tiến hành kiểm tra nghiệm thu ván khuôn cột:

- Kiểm tra kích thước ván khuôn cột
- kiểm tra độ thẳng đứng của cột.
- kiểm tra độ vững chắc của ván khuôn cột.

11
______________________________________________________________
Báo cáo thực tập chuyên ngành.


GVHD:

Thầy TRẦN THANH PHONG.
Thầy LÊ VĂN THIỆN.

Đóng cử cố định chân cột.

SVTH: NGUYỄN THÀNH CÔNG.

Đóng các thanh giằng
cố định cho cột thẳng đứng.

b) Công tác lắp dụng coffa dầm sàn:
Công tác lắp dựng ván khuôn dầm sàn chỉ được tiến hành sau khi thác ván
khuôn cột, ta có thể xây tường để kết hợp làm ván đáy cho coffa dầm, đồng thời
kết hợp tận dụng để lắp dựng dàn giáo thi công coffa dầm sàn.
Để lắp dựng ván khuôn dầm sàn, ta phải tiến hành lắp dựng hệ thống dàn
giáo, cây chông đỡ ván khuôn dầm sàn. Các hệ thống cây chống và dàn giáo phải
được tựa lên nền nhà hay trần phải chắc chắn và được giằng với nhau để dảm bảo
ổn định.
- Ta dựng dàn giáo, chống cho ván khuôn dầm.

- Liên kết các thanh ngang bằng gỗ vuông 5x10 hay 6x12 để đỡ ván khuôn
sàn, vì vậy khoảng cách các thanh là 0,5 m.
12
______________________________________________________________
Báo cáo thực tập chuyên ngành.


GVHD:

Thầy TRẦN THANH PHONG.
Thầy LÊ VĂN THIỆN.

SVTH: NGUYỄN THÀNH CÔNG.

-

Dựng các cây chống cho các thanh ngang, khoảng cách khoảng 0,5 m để
giữ ổn định cho mặt phẳng sàn.
- Tiến hành dùng các thanh giằng ngang, giằng xiên để giữ cho ổn định tổng
thể hệ thống dàn giáo.
- Ta tiến thành lợp ván khuôn cho sàn và dùng đinh để liên kết ván khuôn sàn
với hệ thống xà ngang bên dưới. Chỗ nào chưa kín ta phải dùng ván bổ hay
giấy để bịt cho kín.
Đối với các dầm biên, sau khi hạ xong cốt thép và lắp đặt xong thép sàn ta mới
dựng ván thành để cho quá trình thi công thép dầm và luồn thép sàn cho dễ
dàng.khi đó ván thành của dầm phải được chống xiên phía ngoài cho cẩn thận để
ổn định khi đổ bêtông.
Chú ý khi lắp dựng ván khuôn cho sàn ta phải tiến hành cân nước lấy mức cho
chính xác, đảm bảo cho sàn khi đổ bêtông được phẳng.
Tiến hành kiểm tra nghiệm thu công tác ván khuôn dầm sàn:

- Kiểm tra độ vững chắc của hệ thống dàn giáo, cây chống, mặt phẳng tựa
của hệ thống dàn giáo phải vững chắc, không bị trượt hay bị lở khi có nước,
nước mưa.
- Đảm bảo mặt sàn đúng cao độ thiết kế, đúng kích thước và không bị sai
lệch.
- Ván khuôn thành dầm phải đảm bảo chắc chắn, không bị xô lệch khi đổ
bêtông. Ván khuôn sàn phải đảm bảo chắc chắn và phải được bịt kín.
c) Công tác lắp dựng coffa cầu thang:
Do cầu thang được đổ thành từng bật nên ván khuôn củng phải gia công, lắp dựng
thành từng bậc theo kích thước thiết kế.
Cũng như coffa sàn, ván khuôn cầu thang cũng phải tựa lên hệ thống cây chống và
ta phải lắp dựng các thanh đà xiên để định hướng cho cầu thang.
Coffa cầu thang cũng phải đảm bảo chắc chắn để ổn định trong quá trình đổ
bêtông.

3) Công tác đổ bêtông:
Sau khi lắp dựng xong ván khuôn và cốt thép ta tiến hành đổ bêtông, trước khi đổ
ta phải kiểm tra và đảm bảo các yêu cầu sau:
Phải kiểm tra đảm bảo cho hệ thống giàn giáo, cây chống và ván khuôn thật
chắc chắn.
Vệ sinh sạch ván khuôn, cạo gỉ cốt thép.
Ván khuôn, cốt thép phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
Phải tổ chức nơi vận chuyển vật liệu, hướng vận chuyển bêtông và hướng
đổ bêtông cho hợp lý, tổ chức mặt bằng thao tác thi công tránh gây cảng trở gián
đoạn khi đổ bêtông.
Khi đổ bêtông phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật:
- Bêtông đá dăm 1x2, mác 250, ximăng PC30
13
______________________________________________________________
Báo cáo thực tập chuyên ngành.



GVHD:

Thầy TRẦN THANH PHONG.
Thầy LÊ VĂN THIỆN.

SVTH: NGUYỄN THÀNH CÔNG.

-

Khi đổ tránh hiện tượng phân tầng, không cho bêtông rơi tự do quá 3m,
nếu đổ bêtông ở độ cao lớn hơn ta phải dùng máng nghiêng để đổ.
- Khi đổ bêtông ta phải đầm kỹ, đổ đến đâu ta đầm đến đó tránh cho bêtông
không bị khuyết tật ảnh hưởng đến chất lượng bêtông.
a) Đổ bêtông cột:
Bêtông cột được đổ sau khi đã lắp dựng xong cốt thép, ván khuôn và cố
định ván khuôn. Do đặc điểm là ta đổ bêtông vào một tiết diện nhỏ và đổ không
liên tục nên ta có thể sử dụng bê tong sản xuất tại chỗ bằng máy trộn.
Bêtông sau khi trộn sẽ vận chuyển đến cột đổ bêtông, bêtông được đổ vào
ván khuôn qua một máng nghiêng đặt trên than trụ. Ván khuôn được lắp sẵn 3 mặt,
mặt còn lại khi đổ bêtông đến đâu sẽ lắp đến đó. Vì vậy sau khi đổ xong một lớp
thì ta tiến hành đóng hai tấm ván 20 cm và tiếp tục đổ cho đến đúng chiều cao cột.
khi đổ bêtông, đổ đến đâu phải đầm kỹ đến đó.
Chú ý khi đổ bêtông ta phải canh cho thép côt được thẳng đứng, không để
bị lệch và phải đảm bảo lớp bêtông bảo vệ. Chú ý vị trí ngừng của bêtông cột là
đáy dầm chính, khi đổ phải đổ liên tục tránh hiện thượng phân tầng bêtông.
b) Đổ bêtông dầm sàn:
Công tác đổ bêtông dầm sàn chỉ được tiến hành sau khi đã kiểm tra nghiệm
thu ván khuôn dầm sàn, cầu thang và hệ thống dàn giáo đảm bảo chắc chắn.

Kiểm tra việc lắp đặt hệ thống điện. Bố trí hướng vận chuyển bêtông, đổ từ
phía sau tới phía trước.
Khi đổ bêtông ta cho vữa đầy dầm mới kéo đều ra phía ngoài sàn, khi đổ đến đâu
ta tiến hành đầm kỹ đến đó.
Nếu trong quá trình đổ bêtông mà vì lý do nào đó mà công việc bị ngưng lại thì ta
phải bố trí mạch ngừng cho bêtông sàn. Mạch ngừng phải bố trí tại vị trí tiết diện
có momen nhỏ. Sau đó muốn đổ tiếp ta phải sử lý mạch ngừng bằng cách đánh
sờm bề mặt bêtông tại mạch ngừng.
Chú ý khi đổ bêtông ta phải đổ liên tục, vừa đổ vừa đầm kỹ, vừa nhất nhẹ
cốt thép để cho vữa bêtông chảy xuống phía dưới tạo lớp bêtông bảo vệ cốt thép.
Khi đổ tránh gây chấn động mạnh làm xô lệch ván khuôn thành dầm.
Tránh gây chấn động mạnh cho phần bêtông sau khi đã đổ xong.
Đối với bêtông cầu thang, do đặc diểm đổ thành từng bậc nên ta không thể
đổ cùng lúc và xong cùng lúc với bêtông sàn mà ta phải đổ từ từ từng bật thang.
Khi đổ êtông dầm sàn, cầu thang ta phải dặt cử để canh bề dày bêtông sàn, đảm
bảo cho mặt sàn đều đúng co độ thiết kế.
4) Công tác tháo dỡ ván khuôn và bảo dưỡng bêtông:
Đối với bêtông cột: do đặc điểm là bêttông cột chưa chịu một tải trọng nào
ngoài tải trọng bản thân nên ta có thể dỡ ván khuôn từ 1-2 ngày từ lúc đổ bêtông
và tưới nước bảo dưỡng. Trong quá trình bảo dưỡng bêtông cột ta có thể tiến hành
xây tường bao liên kết với cột.
Đối với dầm, sàn:
- Sau khi đổ bêtông từ 2-3 ngày ta có thể tháo dỡ ván thành để tận dụng ván
khuôn và tiến hành tưới nước bảo dưỡng cho bêtông
14
______________________________________________________________
Báo cáo thực tập chuyên ngành.


GVHD:


Thầy TRẦN THANH PHONG.
Thầy LÊ VĂN THIỆN.

SVTH: NGUYỄN THÀNH CÔNG.

-

Đối với ván đáy dầm thì phải đợi cho đến khi bêtông đạt cường dộ mới
được tháo dỡ ( Khoảng 25- 28 ngày), trong quá trình đợi bêtông đạt cường
độ ta phải tưới nước thường xuyên để bảo dưỡng bêtông.
- Đối với bêtông sàn ta có thể tưới nước và chứa nước vào vị trí sàn âm để
tưới thường xuyên bảo dưỡng bêtông.
Trong quá trình bảo dưỡng bêtông dầm sàn ta có thể thi công các công việc khác
như lắp dựng dàn giáo, lắp đặt ván khuôn dầm sàn tầng tiếp theo.
Chú ý trong qú trình bảo dưỡng bêtông dầm sàn tránh gây chấn động mạnh ảnh
hưởng tới chất lượng bêtông.
Sau khi bêtông sàn đạt cường độ ta tiến hành tháo dỡ ván khuôn, quá trình
tháo dỡ phải được thực hiện tuần tự từng thao tác nhằm đảm bảo chất lượng
bêtông, vừa đảm bảo an toàn lao động. Ta tiến hành tháo dỡ từ trên xuống, đầu
tiên là các ván bổ, ván kê, cây chống phụ lên đáy ván khuôn dầm sàn, tháo dỡ các
cây chống, các thanh dầm ngang đỡ ván khuôn sàn, cuối cùng mới tháo dỡ ván
khuôn dầm, ván khuôn sàn.
Ván khuôn, cây chống sau khi tháo dỡ xong phải được vệ sinh và xếp lại
thật cẩn thận.
III. PHẦN HOÀN THIỆN:
1) Công tác xây tường:
Do ta muốn tận dụng đầu tường để đỡ ván đáy dầm, và làm gối tựa cho các
thanh ngang khi lắp dựng hệ thống dàn giáo coffa dầm sàn nên ta tiến hành xây
tường sau khi tháo dỡ ván khuôn cột.

Trước khi xây tường ta phải tiến hành vệ sinh mặt sàn hay mặt dầm và bôi
một lớp hồ dầu tai các vị trí xây tường và vị trí tường liên kết với cột. Gạch xây
phải đảm bảo chất lượng và đúng loại gạch đã chọn, trước khi xây tường gạch phải
được vệ sinh và tưới nước cho ướt bề mặt để khi xây sẽ không làm mất nước vữa
xây.
Vữa xây đảm bảo mác 75.
Khi xây tường ta chú ý bẻ thép râu trong cột ra ngoài và bẻ vào mạch vữa
của tường xây tạo liên kết tường với cột. Chú ý tường xây không được trùng
mạch, mặt tường phải phẳng, đều.
Dùng thước day và ống nước cân xác định vị trí lắp đặt cửa, cửa sổ để xác
định vị trí ngừng cùa tường và vị trí gát đà lanh tô. Ta phải dịnh vị và dánh dấu
trước vị trí đáy dầm để xác định vị trí ngưng của tường.
Tại các vị trí chờ tường ta phải giật theo hình bật thang, không được giật
tường theo hình răng lượt. Đối với tường 20 ta tiến hành xây 3 dọc 1 ngangcho
tướng được vững chắc.
Đối với các tường ngăn giữa các phòng, ta tiến hành xây sau khi đã thi công
xong toàn bộ kết cấu ngôi nhà ( khi cônh trình đi vào hoàn thiện).
• Kiểm tra và nghiệm thu tường xây:
- Tường xây phải đảm bảo không bị trùng mạch, mặt tường phải phẳng, mạch vữa
tường xây phải đày, đảm bảo chắc chắn.
15
______________________________________________________________
Báo cáo thực tập chuyên ngành.


GVHD:

Thầy TRẦN THANH PHONG.
Thầy LÊ VĂN THIỆN.


SVTH: NGUYỄN THÀNH CÔNG.

- Tại các vị trí góc nhà tường phải đảm bảo vuông góc, tại các vị trí cửa xổ phải
chính xác, đúng kích thước cửa xổ theo thiết kế.
- Đảm bảo chắc chắn tại vị trí tường xây liên kết với cột.
tường sau khi xây xong phải được vệ sinh sạh sẽ, sau khi nạch vữa khô phải tiến
hành tưới nước bảo dưỡng.
2) Công tác tô trát:
Công tác tô trát tường được tiến hành từ trên xuống. Trước khi tô ta phải tiến hành
làm vệ sinh bề mặt tường như cạo bêtông xỉ, vữa xây, tưới nước rửa bụi và giữ ẩm
bề mặt trát.
Khi tô tường ở các tầng cao ta phải tiến hành dựng dàn giáo cho chắc chắn,
khi tô trát, vữa phải đảm bảo mác 75, bề dày lớp vữa trát là 1,5 cm, tường sau khi
tô trát phải bằng phẳng.
Khi tô trát các bề mặt là bêtông như cột, cầu thang, dầm sàn…, trước khi tô
ta phải bôi một lớp hồ dầu lên bề mặt bêông để đảm bảo sự dính kết giữa vữa trát
với bêtông.
Tại các vị trí góc tường ta phải đảm bảo tô trát cho vuông góc, dùng eke để kiểm
tra, kết hợp dùng dây dọi để kiểm tra độ thẳng đứng của tường, cột sau khi tô.
IV. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP ĐẢM
BẢO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH:
• Biện pháp đảm bảo hất lượng công trình:
* Đối với vật liệu:
- Thép sử dụng thép Việt Nhật, trước khi thép được nhập kho pahỉ được kỹ sư
kiểm tra về số lượng, laọi thép và số hiệu thép.
- Ximămg: sử dụng xi măng Hà Tiên 1 (PC30), khi nhập kho phải được cất giữ cẩn
thận, tránh bị ẩm ướt, thường xuyên kiểm tra để đảm bảo chất lượng xi măng.
- Nước: sử dụng nước giếng khoan.
- Cấp phối vữa: + Vữa bêtông đá dăm mác 250.
+ Vữa tô trát mác 75.

• Quản lý thi công:
- Tại công ty :
Thực hiện việc kiểm tra, thí nghiệm, và chịu trách nhiệm xuất kho các loại vật
liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình thi công, và từng giai đoạn thi công.
Công ty thực hiện thiết kế, thay đổi giải pháp thếit kế hay kết cấu khi có sự
sai khác trên công trường. Thường xuyên giám sát, kiểm tra tiến độ thi công, kiểm
tra chất lượng và an toàn lao động trên công trường.
- Tại công trường:
Các loại vật liệu, máy móc thếit bị, gián giáo ván khuôn trước khi được
nhập kho phảỉ được kiểm tra kỹ càng và cũng phải kiểm tra lại trước khi dưa vào
sử dụng.
Mọi công tác thi công phải được giám sát chặc chẽ, đảm bảo đúng yêu cầu
kỹ thuật, đồng thời cũng phải được kiểm tra nghiệm thu mới thi công tiếp công tác
khác.
16
______________________________________________________________
Báo cáo thực tập chuyên ngành.


GVHD:

Thầy TRẦN THANH PHONG.
Thầy LÊ VĂN THIỆN.

SVTH: NGUYỄN THÀNH CÔNG.

Giám sát kiểm tra việc thực hiện an toàn lao động trên công trường.
Phải có biện pháp tổ chức thi công cho hỡp lý, bố trí nhân lực để hoàn thành công
vệc đúng tiến độ.
Trong quá trình thi công nếu có sự sai khác giữa thếit kế với thực tế thì phải

báo cáo sử lý kịp thời đảm bảo chất lượng công trình và an toàn lao động.
• Biện pháp an toàn lao động và vệ sing môi trường:
Mọi ngưới trước khi vào công trường bắt buộc phải đội nón bảo hộ và phải tuân
thủ nội quy trên công trường.
Trên công trường phải đặt biển báo nguy hiểm tại khu vực thi công. Máy
móc, giàn giáo trước khi đưa vào sử dụng phải kiểm tra kỹ càng, khi lắp dựng phải
đảm bảo chắc chắn.
Trong quá trình thi công không được đàu giỡn gây mất trật tự. Mọi công tác
thi công pahỉ được giám sát chặc chẽ và được kiểm tra về mức độ an toàn khi thi
công.
Thực hiện nội quy trên công trường, chấp hành an toàn khi thi công điện,
đặt biển bao nguy hiểm, phòng cháy chữa cháy trên công trường.
Khi thi công phải lắp đặt lưới bảo vệ, che chắn, tránh gây bụi bậm cho khu vực
xung quanh, vừa thi công vừa dọn vệ sinh mặt bằng cho sạch sẽ, tiến hành vệ sinh
ván khuôn, dàn giáo trước khi cất giữ vào kho.
V. TÍNH THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG:
Khối lượng các công việc chủ yếu được tính và lặp thành bảng sau, qua đó ta
tra định mức xác địmh hao phí nhân công và bố trí nhân công cho các công việc
như sau:
việc thiết kế tổ chức thi công giúp ta quản lý được công việc, xác lặp thời
gian thực hiện từng công tác từ đó ta dự đoán được tiến độ thi công mà tổ chức các
công việc và nhân công chho hợp lý.
thiết kế tổ chức thi công được lặp thành tiến độ ngang và biểu đồ bố trí
nhân công như bản vẽ.

BẢNG KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC:

Số
tt
1

2
3
4
5
6
7

công việc
Đóng cọc BTCT
Đào đất móng, đà kiềng, dầm kiềng
Xây tường móng
Đổ bêtông lót
Sản xuất, lắp dựng cốt thép móng
Đổ bêtông móng
Sản xuất, lắp dựng cốt thép cột

khối
lượng
công việc
400
5,6
20
5,6
1,953
12,22
0,578

đơn
vị
m

m3
m3
m3
tấn
m3
tấn

định
mức
( công)
80,4
17,015
39
6,61
16,3
24,073
5,9

nhân
công
10
10
10
10
4
14
6

thời
gian

thực
hiện
7
2
4
1
5
2
1

17
______________________________________________________________
Báo cáo thực tập chuyên ngành.


GVHD:
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40

Số
tt
41
42
43
44
45
46
47
48

49
50

Thầy TRẦN THANH PHONG.
Thầy LÊ VĂN THIỆN.

SVTH: NGUYỄN THÀNH CÔNG.

Sản xuất, lắp dựng coffa cột
Đổ bêtông cột tầng trệt
xây tường tầng trệt
Sx, ld coffa dầm sàn lầu 1
Sx, ld cốt thép dầm sàn lầu 1
Sx, ld coffa cầu thang lầu 1
sx, ld cốt thép cầu thang lầu 1
Đổ bêtông dầm sàn lầu 1
Đổ bêtông cầu thang lầu 1
Sx, ld cốt thép cột lầu 1
Sx, ld coffa cột lầu 1
Đổ bêtông cột lầu 1
Xây tường lầu 1
sx, ld coffa dầm sàn lầu2
sx, ld cốt thép dầm sàn lầu 2
sx, ld coffa cầu thang lầu 2
sx, ld cốt thép cầu thang lầu 2
đổ bêtông dầm sàn lầu 2
đổ bêtông cầu thang lầu 2
sx, ld cốt thép cột lầu 3
sx, ld coffa cột lầu 3
đổ bêtông cột lầu 3

xây tường lầu 3
sx, ld coffa dầm sàn sân thượng
sx, ld cốt thép dầm sàn sân thượng
sx, ld coffa cầu thang lầu 3
sx, ld cốt thép cầu thang lầu 3
đổ bêtông dầm sàn lầu 3
đổ bêtông cầu thang lầu 3
sx, ld cốt thép cột mái
sx, ld coffa cột mái
đổ bêtông cột mái
xây tường mái, sân thượng

35,5
3,22
4,4
124
1,82
9,5
0,15
12,78
0,95
0,42
30
1,875
7,04
124
1,82
9,5
0,15
12,72

0,95
0,415
27
1,5
9,24
124
1,82
9,5
0,15
12,78
0,95
0,292
27
1,5
4,5

công việc
sx, ld coffa dầm sàn mái
sx, ld cốt thép dầm sàn mái
Đổ bêtông dầm sàn mái
xây tường ngăn tầng trệt
tháo dỡ ván khuôn dầm sàn lầu 1
tháo dỡ ván khuôn dầm sàn lầu2
tháo dỡ ván khuông dầm sàn lầu 3
tháo dỡ ván khuôn dầm sàn mái
tháo dỡ ván khuôn cầu thang
tô trát tường ngoài

khối
lượng

công việc
53,54
0,91
4,3
5,75
124
124
124
53,54
19
365,64

m2
m3
m3
m2
tấn
m2
tấn
m3
m3
tấn
m2
m3
m3
m2
tấn
m2
tấn
m3

m3
tấn
m2
m3
m3
m2
tấn
m2
tấn
m3
m3
tấn
m2
m3
m3

đơn
vị
m2
tấn
m3
m3
m2
m2
m2
m2
m2
m2

11,325

14,5
8,58
30,5
26,63
4,5
2,72
31,69
2,8
4,3
9,57
9,04
15,14
30,42
26,63
4,05
2,12
31,69
2,18
4,23
8,61
7,23
19,87
30,42
26,63
4,05
2,072
31,69
2,8
2,98
8,61

7,23
9,68

định
mức
( công)
14,55
13,31
10,07
11,55

80,24

10
16
10
10
6
6
4
16
2
4
10
10
10
10
6
4
2

16
2
4
10
10
10
10
6
4
2
16
3
3
10
10
10

nhân
công
8
8
10
6
6
6
6
6
6
10


1
1
1
3
5
1
1
1
1
1
1
1
2
3
5
1
1
2
1
1
1
1
2
3
5
1
1
2
1
1

1
1
1

thời
gian
thực
hiện
2
2
1
2
2
2
2
2
2
8

18
______________________________________________________________
Báo cáo thực tập chuyên ngành.


GVHD:
51
52
53
54
55

56
57
58
59
60
61
62

Thầy TRẦN THANH PHONG.
Thầy LÊ VĂN THIỆN.

tơ trát tường trong tầng trệt
tơ trần, cột, cầu thang lầu 1
tơ trát tường trong cầu lầu 1
tơ trần, cầu thang lầu 2
tơ trát tường trong lầu 2
tơ trát trần, cột, cầu thang lầu 3
tơ trát tường trên sân thượng
tơ trát trần mái.
cơng tác lắp dựng cửa
sơn tường, cột, trần nhà
ốp lát trần nhà
ốp lát vách, cầu thang.

SVTH: NGUYỄN THÀNH CƠNG.
173,4
133,5
210,24
133,5
252,3

133,5
62
53,54
76,5
1498
400,5
105,8

m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2

34,68
60,5
42
66,5
50
66,5
12,04
26,77
11,48

60,3
60
16,12

6
10
6
10
6
10
6
10
6
10
6
4

6
6
7
7
8
7
2
3
2
6
8
4


VI. XÁC NHẬN CỦA CƠNG TY:

Được sự giới thiệu của nhà trường, chúng tôi đã thực tập ở
công ty TNHH XÂY DỰNG- THƯƠNG MẠI PHONG HỒNG NGUN.
. Qua thời gian thực tập, chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý
công ty cùng đội ngũ kỹ sư, công nhân đã tận tình giúp đỡ chỉ
bảo để chúng tôi hoàn thành tốt đợt thực tập.
Nếu có gì sai sót mong quý công ty góp ý, đồng thời đánh giá
thực tế quá trình thực tập để lần thực tập sau được tốt hơn.

Phần đánh giá của cơ sở thực tập:
Kỹ sư :

Giám đốc:

19
______________________________________________________________
Báo cáo thực tập chun ngành.


GVHD:

Thầy TRẦN THANH PHONG.
Thầy LÊ VĂN THIỆN.

SVTH: NGUYỄN THÀNH CÔNG.

20
______________________________________________________________
Báo cáo thực tập chuyên ngành.




×