Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tiểu luận chính sách thu hút FDI của tunisia từ đó đưa ra nguồn duex liệu và các biến số liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.16 KB, 16 trang )

Mục Lục

1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Mậu dịch thương mại và FDI là hai trong những yếu tố vô cùng quan trọng để phát triển
kinh tế, đặc biệt là tại những quốc gia đang phát triển, nơi đặc biệt thiếu vốn. Mậu dịch
thương mại mở ra một cánh cửa mới đầy tiềm năng cho sự tăng trưởng kinh tế. Tại đó,
các doanh nghiệp của quốc gia sở tại có thể tiến hành trao đổi, buôn bán thông qua việc
nhập khẩu, xuất khẩu đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh dựa vào việc trao đổi kỹ
năng kinh doanh cũng như nhập khẩu trang thiết bị tiên tiến để tăng năng suất. Bên cạnh
xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ thông thường, các doanh nghiệp trong nước cũng có thể tham
gia đấu thầu nhằm cạnh tranh trực tiếp với nhà thầu của quốc gia khác tại thị trường thế
giới, qua đó nâng cao năng lực của doanh nghiệp bằng cách hợp lý hóa việc sử dụng vốn,
liên tục đổi mới công nghệ, khai thác tối đa hiệu năng của máy móc. Như vậy, ta có thể
thấy: mậu dịch thương mại có ảnh hưởng trực tiếp đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế,
nhưng ảnh hưởng này có mặt tích cực và cũng có mặt tiêu cực, nhưng điều không thể phủ
1


nhận đó là nó đem lại nguồn thu thuế quan trọng, tích lũy nguồn vốn của quốc gia trong
việc phát triển đất nước.
FDI (Foreign Direct Investment) là một hình thức đầu tư (có thể ngắn hạn hoặc dài hạn)
của một tổ chức (hoặc cá nhân) bên ngoài vào một quốc gia khác bằng cách thiết lập cơ sở
sản xuất hoặc dịch vụ tại quốc gia đó. FDI đóng một vai trò vô cùng quan trọng bởi đây là
nguồn vốn đầu tư rất lớn, cần thiết cho những quốc gia đang trong thời kỳ tăng trưởng.
Ngoài rót vốn vào các thị trường mới nổi, các doanh nghiệp FDI còn thực hiện các chuỗi
sản xuất khi các nhà đầu tư nước ngoài mua đầu vào trong nước và bán sản phầm đầu vào
trung gian cho các doanh nghiệp khác (có thể là cả doanh nghiệp trong nước). Các doanh
nghiệp trong nước có thể sản xuất sản phầm với chi phí rẻ hơn để xuất khẩu và gia tăng
quy mô sản suất khi tham gia vào chuỗi cung ứng cho các công ty nước ngoài từ đó làm
cho quốc gia được nhận FDI gia tăng thu nhập ngoại hối. Việc đầu tư trực tiếp, mở cơ sở


sẩn xuất kinh doanh tại nước sở tại còn tạo ra việc làm mới, tăng cường chuyển giao công
nghệ và từ đó, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở quốc gia được tiếp nhận.
Nghiên cứu của Wang và Blomstrom vào năm 1992 và Gu vào năm 2002 đã xác định bốn
kênh chính của sự chuyển dịch công nghệ từ các công ty nước ngoài (FDI) đến các công
ty tại quốc gia thụ hưởng, cụ thể là: mô phỏng, cạnh tranh, kỹ năng và liên kết. Sự mô
phỏng còn được gọi là hiệu ứng bắt chước . Hiệu ứng này xảy ra khi các công ty nội địa
gia tăng năng lực cạnh tranh bằng cách sử dụng các công nghệ tương tự, loại công nghệ
đang được sử dụng tại các công ty đa quốc gia. Sự xuất hiện của các công ty nước ngoài
tạo ra sự cạnh tranh với các công ty trong nước, buốc các công ty trong nước phải sử dụng
nguồn lực hiện có một cách hiệu quả hơn đồng thời áp dụng công nghệ mới để giảm thiểu
chi phí và nâng cao năng suất. FDI cũng gây ra sự lan tỏa thông qua việc chuyển giao
kiến thức sang quốc gia tiếp nhận. Tác động này xảy ra khi có sự chuyển dịch của công
nhân và nhà quản lý được đào tạo tốt ở nước ngoài đến các công ty trong nước. Nhìn
chung, hiệu ứng lan tỏa từ FDI phát sinh từ mối liên kết với các doanh nghiệp trong nước
trong cùng một ngành (lan tỏa theo chiều ngang) hoặc trong các ngành công nghiệp
thượng nguồn và hạ lưu (lan tỏa theo chiều dọc) bằng cách gia tăng phạm vi và chất
lượng hàng hóa trung gian.
2


Phần lớn các nghiên cứu trước đây đề cập đến mối tương tác qua lại giữa ba chủ thể: mậu
dịch thương mại – FDI – tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu này đều có chung kết luận
rằng: dòng vốn FDI lẫn mậu dịch thương mại đều thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy
nhiên, các tác giả của những bài nghiên cứu trên đều không đưa ra được kết quả cuối cùng
về mối quan hệ chung và phương hướng của mối quan hệ nhân quả cụ thể ở các quốc gia
đang phát triển. Những tác động nâng cao tăng trưởng từ FDI và mậu dịch thương mại
khác nhau giữa các quốc gia theo thời gian. Ngoài tác động tích cực, nhiều bài viết còn
cho thấy, FDI và mậu dịch thương mại có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế một cách
tiêu cực (bài viết các Balasubramanyam và cộng sự năm 1996; Borensztein và cộng sự
năm 1998; Lipsey năm 2000; De Mello năm 1999 và Xu năm 2000).

Một số nghiên cứu trước đây về đề tài này bị giới hạn bởi ba thực nghiệm. Thứ nhất, có
nhiều tài liệu kinh tế lượng đã giải quyết những tác động của FDI đối với tăng trưởng
kinh tế, nhưng chưa có nghiên cứu đầy đủ về mối quan hệ nhân quả giữa chúng. Thứ hai,
các nghiên cứu này sử dụng kỹ thuât đồng kết hợp nhưng các kỹ thuật này có thể không
thích hợp khi quy mô mẫu quá nhỏ. Tác giả Odhiambo (2009) đã sử dụng các phép thử
đường bao tiếp cận đồng kết hợp được phát triển bởi Pesaran và công sự năm 2001 thì
thuyết phục hơn cho đối tượng nghiên cứu là các mẫu nhỏ. Hạn chế thứ ba là cách sử
dụng dử liệu mặt cắt ngang, một số nghiên cứu không chỉ đến các vấn đề của các quốc gia
riêng biệt.
Nghiên cứu hiện tại điều tra về mối quan hệ nhân quả giữa mậu dịch thương mai, FDI và
tăng trưởng kinh tế ở Tunisia bằng cách áp dụng cách tiếp cận phân phối trễ tự hồi quy
ARDL mới được phát triển để tích hợp. Mậu dịch thương mại và FDI được thể hiện bằng
tỷ lệ GDP. Đại diện tăng trưởng kinh tế là GDP thực trên đầu người. Lực lượng lao động
và vốn đầu tư là những biến số điều khiển. Phương pháp Granger được sử dụng để kiểm
tra hướng quan hệ nhân quả trong mô hình Vecm (mô hình Hiệu chỉnh sai số vector –
VECM). Nếu một tập hợp các biến được hợp nhất, chúng sẽ có một đại diện điều chỉnh
lỗi, trong đó biến điều chỉnh sai số (ECT) đã được tích hợp trong mô hình. Lợi ích của
VECM là việc đưa lại thông tin bị mất do chuỗi thời gian khác nhau.

3


Mặc dù đã có nhiều tài liệu về FDI, mậu dịch thương mại và tăng trưởng kinh tế ở nhiều
quốc gia mới nổi và đang phát triển, nhưng lại có ít nghiên cứu về vấn đề này tại Tunisia.
Các nghiên cứu trước đây là về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở Trung
Đông và Bắc Phi (MENA) hoặc các quốc gia địa trung hải bao gồm cả Tunisia dựa trên
các kết quả gây tranh cãi
Đây là động lực chính của để tác giả bải viết nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI, mậu
dịch thương mại và tăng trưởng kinh tế ở Tunisia. Nghiên cứu này sẽ cho ta thấy tương
phản về vai trò quan trọng của FDI, từ đó rút ra một số bài học và hướng dãn quan trọng

để các nhà hoạch định chính sách theo đuổi một kế hoạch hiệu quả hơn để thúc đẩy kinh
tế tại quốc gia này.
Nghiên cứu này có thích hợp bởi vì Tunisia đang cố gắng tạo một môi trường thu hút FDI
bằng cách thông qua các đạo luật mới nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài vào năm
1995. Ngoài ra, Tunisia là một trường hợp nghiên cứu thú vị cho các quốc gia Nam Địa
Trung Hải, nơi cũng đang có các chính sách khuyến khích đầu tư nhằm thu hút FDI.
1.2 Bố cục bài nghiên cứu gồm các chương sau đây:
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Trong chương này, tác giả sẽ giới thiệu sơ bộ về mối tương quan giữa mậu dịch thương
mai, FDI tác động lên sự tăng trưởng kinh tế; các nghiên cứu trước đây bởi các kỹ thuật
cũ và giới thiệu kỹ thuật nghiên cứu mới; tầm quan trọng của đề tài lý do tác giả chọn
nghiên cứu đề tài này.
Chương 2: Lý thuyết và tài liệu thực tiễn
Trong chương này, tác giả trình bày về lý thuyết dựa trên các kết quả nghiên cứu của
nhiều tác giả khác nhau, bởi các phương pháp và chủ thể nghiên cứu khác nhau nhằm
phát hiện ra tương quan, tác động thật sự của FDI lên các chủ thể được nghiên cứu.
Chương 3: Giới thiệu chính sách thu hút FDI của Tunisia, từ đó đưa ra nguồn dữ liệu và
các biến số liên quan.

4


Trong chương này, tác giả sẽ cho ta thấy cố gắng của Tunisia trong việc thu hút FDI, mở
của mậu dịch thương mại. Chỉ khi các yếu tố này hoàn toàn hiện hữu thì các biến liên
quan được sử dụng trong nghiên cứu mới có giá trị sử dụng (như mở cửa thương mại – T,
đầu tư vốn - K, bình quân đầu người trên GDP thực tế - Y)
Chương 4: Phương Pháp và kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết Luận

2 CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT VÀ TÀI LIỆU THỰC TIỄN

2.1 Lý thuyết – Các trường phái nghiên cứu
2.1.1 Về mặt lý thuyết, những ảnh hưởng của FDI đối với tăng trưởng kinh tế là khác nhau từ
các mô hình thông thường trong các mô hình tăng trưởng gần đây.

Trong phân tích tân cổ điển, FDI không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng trong dài hạn,
nhưng chỉ là ở một mức sản lượng đầu ra. Một sự gia tăng FDI ngoại sinh sẽ làm tăng một
lượng lớn vốn và thu nhập bình quân đầu người tạm thời do lợi nhuận giảm dần (sản
lượng cận biên) sẽ đặt ra một giới hạn cho sự tăng trưởng trong thời gian dài. Tác động
của FDI lên tốc độ tăng trưởng dài hạn có thể xảy ra chỉ thông qua tiến bộ về kỹ thuật
hoặc gia tăng lực lượng lao động, mà cả hai đều là yếu tố ngoại sinh. Những bài báo của
Solow vào năm 1956, 1957 đã gây ảnh hưởng mạnh và tạo cơ sở cho nhiều nghiên cứu
thực nghiệm trong quá khứ sử dụng mô hình Tân cổ điển. Các nghiên cứu này sử dụng
hàm số trình bày tổng hợp liên quan đến sản lượng của nền kinh tế tới đầu tư và lao động
bằng các chuỗi kinh tế vĩ mô. Đầu tư được tích hợp như là một tỷ lệ cố định của sản
lượng.
Mặc dù mô hình tân cổ điển báo cáo sự tác động của tiến bộ công nghệ đối với tăng
trưởng kinh tế, nhưng nó không tìm hiểu các yếu tố quyết định tiến bộ công nghệ. Thách
thức dành cho lý thuyết tăng trưởng mới là khám phá ra các yếu tố quyết định và các tác
động của tiến bộ về công nghệ. Nó tập trung chủ yếu vào việc khuyến khích hướng đi
mới, xem phát minh và sang tạo như là phương tiện của tăng trưởng ( được nghiên cứu
bởi các tác giả Arrow năm 1962; Shell năm 1966; Romer năm 1986,1990; Lucas năm
1988; Grossman và Helpman năm 1991). Các mô hình tăng trưởng này giả định lợi nhuận
5


không đổi theo đầu vào (ví dụ như vốn và lao động), cấp độ công nghệ giả định phụ thuộc
vào một tập hợp đầu vào và FDI có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế thông qua các biến
số như là nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực (theo nghiên cứu của Romer 1986;
Lucas 1988). Sự lan tỏa công nghệ từ FDI khuyến khích tăng trưởng trong dài hạn, nhưng
phạm vi xảy ra phụ thuộc quan trọng vào nguồn nhân lực và khả năng hấp thụ của nước

sở tại (nghiên cứu của Borensztein và các cộng sự vào băn 1998).
Sự khác biệt chính giữa lý thuyết tân cổ điển và lý thuyết tăng trưởng mới là tác dụng của
công nghệ. Trong khi trước đây, giả định tiến bộ công nghệ là ngoại sinh, sau này giải
thích tiến bộ công nghệ như là hình thức đầu tư lan tỏa phát sinh từ các nguồn gốc khác
nhau, như là nguồn vốn hữu hình, nguồn nhân lực, hoặc chi phí nghiên cứu phát triển
Hàm ý chính của lý thuyết tăng trưởng nội sinh là các chính sách thúc đẩy thương mại,
cạnh tranh, thay đổi và đổi mới sẽ thúc đẩy tăng trưởng. Ngược lại, chính sách có tác
động làm hạn chế hoặc làm chậm sự thay đổi bằng cách bảo vệ hoặc chiếu cố các ngành
công nghiệp đặc thù cụ thể có khả năng làm chậm đi sự tăng trưởng theo thời gian.
Tác động của FDI và mậu dịch thương mại lên tăng trưởng kinh tế nhìn chung đã được
nghiên cứu ở nhiều quốc gia , tại nhiều thời kỳ và bằng nhiều phương pháp kinh tế lượng
khác nhau. Có bằng chứng cho rằng giả thuyết tăng trưởng do xuất khẩu (ELGH) và giả
thuyết tăng trưởng do FDI (FLGH). Những giả thuyết này được hỗ trợ, dựa trên ý tưởng
rằng xuất khẩu và các biến số FDI là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tê.
Nghiên cứu của Ghirmay và các cộng sự năm 2001 đã nghiên cứu mối quan hệ giữa xuất
khẩu và tăng trưởng kinh tế ở 18 quốc gia đang phát triển bằng cách sử dụng kỹ thuật
phân tích quan hệ nhân quả đa biến dựa trên mô hình điều chỉnh sai số. Các kết quả của
họ hỗ trợ cho một mối liên hệ lâu dài giữa hai biến số chỉ ở 12 quốc gia đang phát triển,
với việc thúc đẩy xuất khẩu, thu hút đầu tư và gia tăng GDP ở các quốc gia này. Họ kết
luận rằng quá trình tăng trưởng ở Đông Á thì hoàn toàn khác so với Đông Nam Á.
Bằng việc áp dụng kỹ thuật hai chiều và dữ liệu hàng quý trong giai đoạn từ 1976 đến
2003, Mamun và Nath vào năm 2003 đã phát hiện ra mối quan hệ nhân quả lâu dài từ xuất
khẩu đến tăng trưởng kinh tế ở Bangladesh.
6


Narayan và các công sự vào năm 2007 đã kiểm tra giả thuyết tăng trưởng do xuất khẩu
đối với Fiji và Papua New Guinea với nền tẳng đa biến. Kết quả nghiên cứu của họ hỗ trợ
cho ELGH trong một thời gian dài đối với Fiji, trong khi Papua New Guinea thì căn cứ
vào ELGH trong ngắn hạn.

Boys và Smith vào năm 1992 đã nhận thấy rằng FDI có thể tác động tiêu cực đến tăng
trưởng do phân bổ nguồn lực không hợp lý với sự hiện diên của một vài sai sót (biến
dạng) trong mậu dịch hiện tại, giá cả và các vấn đề khác.
Blomstrom và các cộng sự vào năm 1994, dựa vào một loạt hồi quy xuyên quốc gia để
kiểm tra tác động của FDI lên GDP bình quân đầu người đã nhận thấy rằng, FDI thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế khi GDP đầu người đủ cao.
Borensztein và các cộng sự vào năm 1998 đã nghiên cứu tác động của FDI lên tăng
trường kinh tế theo phương pháp hồi quy xuyên quốc gia. Theo những gì họ phát hiện,
FDI có thể là một kênh quan trọng trong việc chuyển giao công nghệ hiện đại, nhưng hiệu
quả của nó phụ thuộc vào nguồn nhân lực ở nước tiếp nhận công nghệ.
Nair-Reichert và Weinhold vào năm 2001, bằng cách ước lượng mô hình dữ liệu cố định
và ngẫu nhiên cho phép sự không đồng nhất giữa các quốc gia, họ đã nhận thấy mối quan
hệ nhân quả giữa đầu từ nước ngoài và đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế tại các
quốc gia đang phát triển là không đồng nhất, kết quả này được giải thích bằng giả định
đồng nhất áp đặt cho các quốc gia.
Sadik và Bolbol vào năm 2001 đã nghiên cứu tác động của FDI đối với năng suất của
tổng sản phẩm (TFP) tại 6 quốc gia Ả rập ( Ai Cập, Jordan, Morocco, Oman, Ả Rập Saudi
và Tunisia) giai đoạn từ 1978-1998. Họ nhận thấy tác động tiêu cực và đáng kể của FDI
lên TFP đối với trường hợp của Tunisia, Ai Cập và Ả Rập Saudi. Họ giải thích rằng kết
quả của họ với số vốn FDI không đủ để tạo ra hiệu ứng lan tỏa đáng kể và có một số dấu
hiệu cho thấy hiệu quả của FDI lên TFP là thấp hơn đầu tư trong nước, cho thấy hiệu ứng
tác động tiêu cực có thể chiếm ưu thế lấn lướt.
Bashir vào năm 2001 đã kiểm tra mối quan hệ giữa FDI và GDP bình quân đầu người tại
6 quốc gia địa trung hải (Algeria, Ai Cập, Jordan, Morocco, Tunisia và Thổ Nhĩ Kỳ) từ
7


giai đoạn 1975-1990 sử dụng mô hình tăng trưởng nội sinh. Đánh giá của mô hình ảnh
hưởng ngẫu nhiên cho thấy tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế là tích cực nhưng
không đáng kể. Tác giả bài viết giải thích kết quả của mình bằng sự yếu kém trong dòng

vốn FDI thu được từ các quốc gia trong những năm 1970 và 1980.
2.1.2 Đánh giá tác động của dòng vốn FDI lên tăng trưởng kinh tế:

Carkovic và Levine vào năm 2002 đã xây dựng một bảng dữ liệu với dữ liệu trung bình
mỗi giai đoạn 7 giai đoạn, mỗi giai đoạn 5 năm từ 1960 đến 1995 và sử dụng Phương
thức ước lượng khuynh hướng chung (GMM) sau khi kiểm soát những sai lệch tiềm năng
gây ra bởi nội sinh, hiệu ứng riêng biệt của quốc gia, và bỏ qua lợi tức ban đầu như là
biến hồi quy. Họ thấy rằng FDI không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Athukorala vào năm 2003 sử dụng nền tảng kinh tế lượng hợp nhất và cơ chế kiểm soát
lỗi để nắm bắt mối liên kết giữa FDI và GDP tại Sri Lanka bằng cách sử dụng chuỗi thời
gian từ 1959 đến 2002. Ông phát hiện ra rằng FDI có tác động tích cực đến GDP và có
mối quan hệ nhân quả không theo chiều hướng từ GDP đến FDI tại Sri Lanka.
Darrat và các cộng sự vào năm 2005 đã điều tra tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế
ở Trung và Đông Âu (CEE) và khu vực MENA bằng cách sử dụng một tập hợp bảng dữ
liệu tính đến cả hai tác động của quốc gia và thời gian đặc trưng. Họ nhận thấy rằng dòng
vốn FDI kích thích tăng trưởng kinh tế ở những quốc gia tham gia EU, trong khi đó tác
động của FDI lên tăng trưởng kinh tế ở MENA (bao gồm Tunisia) và các quốc gia không
tham gia EU thì không tồn tại hoặc có tồn tại thì xuất hiện tiêu cực. Tác giả đã giải thích
sự phát hiện của họ tại các quốc gia gia nhập EU là nghiêm túc và hiệu quả trong việc áp
dụng các cải cách nhằm tạo ra tác động tích cực của FDI lên tăng trưởng kinh tế.
Meschi vào năm 2006 đã nghiên cứu tác động của FDI tại 14 quốc gia MENA bao gồm
Tunisia trong suốt thời kỳ 1980 đến 2003 bằng cách sử dụng mô hình dữ liệu kinh tế
lượng. Tác giả cho thấy hệ số FDI nhìn chung là tiêu cực. Bà cho rằng kết quả này là do
sự tập trung cao của FDI trong các ngành cơ bản, chủ yếu là ngành hydrocarbon( năng
lượng thô), nó tạo ra ít công nghệ có tính chất bên ngoài (ngoại cảnh).

8


Nicet-Chenaf và Rougier vào năm 2009 đã nghiên cứu sự tương tác giữa FDI và tăng

trưởng trong một nhóm các quốc gia MENA bao gồm Tunisia bằng cách sử dụng mô hình
dữ liệu bảng. Các tác giả lưu tâm đến các quốc gia MENA bởi vì họ thường không có
biểu hiện tác động những tác động tích cực trực tiếp của FDI đối với tăng trưởng. Kết quả
cho thấy FDI không có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế nhưng đóng vai trò gián
tiếp trong tăng trưởng thông qua các tác động tích cực của nó đối với sự hình thành nguồn
nhân lực và hội nhập quốc tế. Họ giải thích các kết quả này là do sự yếu kém của dòng
chảy FDI vào các quốc gia này, cản trở những tác động lan tỏa tích cực của FDI lên tăng
trưởng.
Tintin vào năm 2012 đã điều tra liệu và ở mức nào thì FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
bằng cách nói về trình độ phát triển và chất lượng tổ chức của quốc gia sở tại để giải thích
bằng mô hình dữ liệu bảng với các tác động cố định cho một mẫu của 125 quốc gia từ giai
đoạn 1980 đến 2010. Tác giả đã sử dụng chỉ số dự do kinh tế để đảm bảo chất lượng của
các tổ chức của quốc gia sở tại. Ông nhận thấy rằng FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và
phát triển ở các quốc gia phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của
FDI đối với tăng trưởng kinh tế thì không đồng đều ở các nhóm quốc gia. Chỉ số tự do
kinh tế có ảnh hưởng tích cực và có hiệu quả rõ rệt đối với tăng trưởng kinh tế, nó hàm ý
về tầm quan trọng của các tổ chức có chất lượng tốt cho tăng trưởng kinh tế và phát triển
kinh tế.
2.1.3 Các nghiên cứu xem xét tác động của mở cửa mậu dịch và FDI đối với tăng

trưởng kinh tế trong cùng mô hình cũng mang lại kết quả không rõ ràng:
Balasubramanyam và các cộng sự vào năm 1996 đã nhấn mạnh rằng mở cửa mậu dịch là
rất quan trọng để thu hút tiềm năng tăng trưởng FDI ở các quốc gia đang phát triển. Họ
nhận thấy FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia có chiến lược
thúc đẩy xuất khẩu, nhưng không phải ở các quốc gia có chiến lược thay thế hàng nhập
khẩu.
Alici và Ucal vào năm 2003 đã nghiên cứu tác động của quá trình tự do hóa của Thổ Nhĩ
Kỳ lên tăng trưởng kinh tế bằng phương pháp điều tra mối quan hệ nhân quả Granger
giữa mậu dịch, FDI và tăng trưởng kinh tế trong suốt giai đoạn 1987 đến 2002 tại hàng
9



quý. Họ nhận thấy rằng có bằng chứng về ELGH tại Thổ Nhĩ Kỳ nhưng không phải
FLGH bởi hiệu ứng lan tỏa từ FDI đến GDP không rõ ràng.
Caudros và các cộng sự vào năm 2004 đã sử dụng mô hình tự động phân tích Vector để
điều tra mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế, FDI và mậu dịch từ giữa những
năm 1970 đến 1997 tại các quốc gia châu Mỹ La Tinh ( Argentina, Brazil và Mexico). Kết
quả của họ ngược lại với kết quả nghiên cứu của Alici và Ucal vào năm 2003. Họ xác
nhận FLGH, nhưng không xác nhận ELGH.
Baliamoune-Lutz vào năm 2004 nhận thấy tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế
là tích cực và mối quan hệ hai chiều giữa xuất khẩu và FDI tại Morocco. Kết quả này hàm
ý FDI cũng có thể thúc đẩy xuất khẩu và ngược lại. Bằng cách sử dụng kỹ thuật ước tính
dữ liệu bằng bảng của Arellano và Bond cho một bảng dữ liệu động bao gồm 28 tỉnh của
Trung Quốc trong giai đoạn 1978 đến 2000.
Hisarciklilar và các cộng sự vào năm 2006 đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế, FDI và mậu dịch ở một số quốc gia MENA trong giai đoạn 1970 đến 2003
bằng cách sử dụng phương pháp tích hợp Engle và các phép thử cặp đôi tương quan nhân
quả Granger giữa tất cả các biến. Kết quả của họ cũng tương tự như của Darrat vào năm
2005, không tìm ra mối quan hệ nhân quả giữa FDI và GDP cho hầu hết các quốc gia Địa
Trung Hải bao gồm Algeria, Cyprus, Ai Cập, Israel, Jordan, Morocco, Syria, Tunisia và
Thổ Nhĩ Kỳ.
Alaya vào năm 2006 đã nhận thấy trường hợp của Morocco, Tunisia và Thổ Nhĩ Kỳ, tăng
trường kinh tế chủ yếu là do xuất khẩu, đầu tư trong nước và nguồn nhân lực thì có phạm
vi thấp hơn. Ảnh hưởng của FDI đối với tăng trưởng kinh tế là tiêu cực một cách đáng kể.
Tác giả giải thích kết quả của mình với nhiều quan điểm. Đầu tiên, FDI có xu hướng triệt
tiêu trong nước tại những nước này. Thứ hai, dòng vốn FDI tương đối không ổn định. Sự
biến động này được giải thích bằng việc tư hữu hóa, nó trở thành một nguyên nhân quan
trọng của FDI ở các quốc gia này trong những năm nhất định. Ngoài ra, sự biến động
thưởng đồng nghĩa với sự thiếu văng các nhà tái đầu tư và hội nhập yếu kém của các công
ty nước ngoài tại nước sở tại.

10


Rahman vào năm 2007 đã kiểm tra lại tác động của xuất khẩu, FDI và lượng kiều hối lên
GDP thực của một số quốc gia Châu Á (Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka) sử
dụng kỹ thuật hợp nhất ARDL cho giai đoạn 1976 đến 2006. Kỹ thuật ARDL đã củng cố
sự hợp nhất mỗi quan hệ ở các biến số tại 3 quốc gia này. Tác động thuần trong ngắn hạn
của xuất khẩu lên GDP thực tại Bangladesh thể hiện rõ hơn so với FDI. Vấn đề tương tự
cũng áp dụng hiệu quả tại Ấn Độ, với một vài ngoại lệ nhỏ có ảnh hưởng tương đối bền
vững hơn trong ngắn hạn. Trong trường hợp của Pakistan, FDI được nhận định là có ảnh
hưởng hạn chế thực lên GDP thực, mặc dù điều này không có ý nghĩa quan trọng. Đối với
Sri Lanka, FDI có tác động hạn chế một cách nhất quán lên GDP thực.
Alalaya vào năm 2010 đã điều tra mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, mậu dịch và FDI
của Jordan trong giai đoạn từ 1990 đến 2008 bằng cách áp dụng mô hình ARDL đối với
đồng liên kết. Ông đã tìm thấy một tác động nhân quả đơn hướng từ mậu dịch và FDI đến
tăng trưởng kinh tế. Ta thấy rằng tốc độ được điều chỉnh trong mô hình là 0.586 có vẻ khá
cao và đáng kể.
Marc vào năm 2011 đã nghiên cứu tác động của FDI lên nền kinh tế của 7 quốc gia Nam
Địa Trung Hải (Algeria, Ai Cập, Jordan, Morocoo, Syria, Tunisia và Thổ Nhĩ Kỳ) trong
giai đoạn 1982 đến 2009 bằng cách sử dụng mô hình cấu trúc hồi quy 2 giai đoạn. Tác giả
nhận thấy nguồn nhân lực và xuất khẩu là những yếu tố có tính cương quyết nhất để tạo ra
tác động lan tỏa tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tác động của FDI lên tăng
trưởng kinh tế là tiêu cực một cách đáng kể. Ông đưa ra lời giải thích tương tự như nghiên
cứu của Alaya năm 2006.
2.1.4 Đánh giá nghiên cứu thực nghiệm hàm ý tác động của FDI đến tăng trưởng kinh

tế được quyết định bởi nhiều yếu tố:
Nghiên cứu của Xu năm 2000 và Li – Liu năm 2005 đã cho thấy, khi khoảng cách về
công nghệ giữa quốc gia đầu tư và các công ty ở nước sở tại là nhỏ, thì tác động của FDI
lên tăng trưởng của nước nhận đầu tư sẽ là đáng kể.

Những nghiên cứu của Blomstrom, Borensztein, Lipsey, Balasubramanyam, Nicet –
Chenaf và Rougier, Hermes và Lensink, Bengoa và Sanchez – Robles… cung cấp bằng
chứng mạnh mẽ rằng giáo dục là quyết định để xúc tác các tác động của FDI bởi nó cho
11


phép độ lan tỏa về công nghệ tốt hơn. Ngoài ra, việc đa dạng hóa xuất khẩu, khuếch
trương tài chính hoặc một môi trường pháp lý ổn định và hiệu quả đều ủng hộ những tác
động tích cực của FDI đối với tăng trưởng kinh tế.

3 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI CỦA
TUNISIA, TỪ ĐÓ ĐƯA RA NGUỒN DỮ LIỆU VÀ CÁC BIẾN
SỐ LIÊN QUAN
3.1 Các chính sách
Trong suốt thập kỷ trước, chính phủ Tunisia đã thông qua nhiều biện pháp để thu hút dòng
chảy FDI với niềm tin rằng việc này sẽ giới thiệu công nghệ hiện đại, thúc đẩy năng suất
12


và kích thích tăng trưởng dựa vào xuất khẩu. Kế hoạch điều chỉnh cơ cấu của Tunisia
được thiết lập từ năm 1986. Việc điều chỉnh này đã khuyến khích các cải cách trong chính
sách tài khóa và tiền tệ tiêu chuẩn và tự do hóa trong lĩnh vực tài chính. Một chính sách tự
do hóa thương mại dần dần được theo đuổi, đầu tiên bằng cách thực hiện chuyển đổi tài
khoản hiện tại, tiếp theo là gia nhập vào các hiệp định GATT và một hiệp hội thương mại
tự do với Liên minh châu Âu vào năm 1995, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2008.
Mục tiêu của hiệp định là để loại bỏ thuế quan và các rào cản thương mại khác đối với
hàng loạt các hàng hoá và dịch vụ. Tuy nhiên, khía cạnh quan trọng nhất của thỏa thuận
này là để thấy rõ sự kiên định của Tunisia trong cam kết về cải cách.
Nhà đầu tư lớn nhất ở Tunisia là Liên minh Châu Âu (EU).
Tunisia là một thành viên của WTO từ tháng 3/1995. Để hưởng lợi từ sự mở cửa thương

mại, nước này đã ký Hiệp định Euro - Địa Trung Hải (EMAA) với Liên minh châu Âu
vào tháng 7 năm 1995.
Tunisia đã hoàn thành việc tháo dỡ thuế quan cho các sản phẩm công nghiệp trong năm
2008.
Mặt khác, Tunisia có một số quan hệ thương mại quốc tế với một số nước Ả Rập. Tunisia
đã ký một hiệp định song phương với Libya có hiệu lực vào năm 2002. Hiệp định Agadir
với Ma-rốc, Ai Cập và Jordan đã được ký kết vào ngày 25 tháng 2 năm 2004.
Tunisia cũng đã ký một hiệp định thương mại tự do với Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 11 năm
2004, thay thế cho hiệp định cũ, ký năm 1992 và có hiệu lực vào tháng 7 Năm 2005.
Thỏa thuận Euro-Med của Tunisia với EU có thể làm tăng sự mở cửa của nền kinh tế
Tunisia và do đó dòng vốn đầu tư trực tiếp vào Tunisia. Mục đích của các nước Địa Trung
Hải là tạo ra một môi trường thu hút FDI và có thể dẫn tới việc chuyển giao công nghệ và
tăng sản xuất, tạo ra việc làm và xuất khẩu mới. Mục tiêu này là động lực chính để điều
tra mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở Tunisia. Trong nghiên cứu này, chúng
tôi cố gắng tìm hiểu xem sự chuyển đổi FDI có mang lại hiệu quả có lợi cho việc làm,
thương mại và tăng trưởng kinh tế ở Tunisia hay không.

13


3.2 Nguồn dữ liệu và các biến số
Chuỗi số liệu hằng năm về tăng trưởng kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài, thương mại,
lao động và vốn cổ phần tổng hợp trong giai đoạn 1970-2008 đã được sử dụng trong
nghiên cứu này. Dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau gồm báo cáo hằng năm
của Ngân hàng Trung ương Tunisia, bản tin hàng quý..vv… Thêm nữa, các số khác nhau
của Thống kê Tài chính Quốc tế (IFS) được công bố bởi quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và ấn bản
năm 2009 của Chỉ số Phát triển Thế giới (WDI) được công bố trực tuyến bới Ngân hàng
Thế giới đã được sử dụng để bổ sung dữ liệu cục bộ. Dữ liệu tương ứng với lao động và
đầu tư trực tiếp nước ngoài có nguồn gốc từ báo cáo hàng năm của Ngân hàng Trung
ương, bản tin hàng quý và các số của Thống kê Tài chính Quốc tế. Phần còn lại của các

biến số được lấy từ Chỉ Số Phát Triển Thế giới (WDI).
Sự tăng trưởng kinh tế được đo lường bởi việc tăng GDP thực trên đầu người trong từng
khoảng thời gian liên tiếp. Bình quân đầu người GDP thực tế biến đổi được ghi chú bởi Y.
Nó được thể hiện trong 2000 TND. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là giá trị thực của
tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào chỉ số GDP. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn
vốn đầu tư ròng để thu lợi ích quản lí lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trong một
nền kinh tế không phải là của nhà đầu tư.1Mở cửa thương mại (T) là tổng xuất khẩu và
nhập khẩu chia cho GDP. L được tình bằng khối lượng của tổng lực lượng lao động, đầu
tư vốn (K) được tính bằng giá trị thực của tổng vốn cố định (GFCF 2000 TND).

4 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Phương Pháp nghiên cứu
4.1.1 ARDL giới hạn kiểm tra cho sự hợp nhất
Theo Pesaran & Pesaran (1996), thủ tục chạy mô hình phân tích định lượng ARDL được
tiến hành theo trình tự sau:
Thứ nhất, kiểm định đường bao (Bound test) xác định đồng liên kết giữa các biến, tức là
tìm mối quan hệ dài hạn giữa các biến.

14


Kiểm định đường bao (bound test): thủ tục kiểm định đường bao của phương pháp ARDL
cho bài nghiên cứu như sau
Các giả thiết kiểm định :
H0 : b1i=b2i=b3i=b4i=b5i=0 : không tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến
H1 : : b1i#b2i # b3i # b4i # b5i#0 : tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến
Kết quả kiểm định đường bao ở bảng 4 cho thấy thống kê F (6.701) cao hơn giá trị quan
trọng giới hạn trên (4.15) ở mức 5% . Như vậy có thể bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả
thuyết H1: tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến, hay nói cách khác là tồn tại
mối quan hệ dài hạn giữa các biến trong mô hình.

Dependant variable

AIC lags

F-statistic

Decision

FF (F\Y, K, L, T)

2

6.701

Cointegration

FY (Y\L, K, F, T)

2

2.365

No cointegration

FL (L\Y, K, F, T)

1

0.762


No cointegration

FT (T\Y, K, F, L)

1

2.736

No cointegration

FK (K\Y, L, F, T)

1

2.552

No cointegration

Lower-bound critical value at 1%

3.06

Upper-bound critical value at 1%

4.15

Thứ hai, xác định độ trễ của các biến trong mô hình ARDL bằng chỉ tiêu AIC: Các thứ tự
của mô hình ARDL (p, q1, q2, q3, q4) trong năm biến được lựa chọn bằng cách sử dụng
AIC. Tương đương (6) được ước lượng bằng cách sử dụng đặc điểm kỹ thuật ARDL sau
(1, 0, 0, 0, 0). Kết quả thu được bằng bình thường hóa FDI trong dài hạn được trình bày

trong Bảng 5
Variable

Coefficient

t-Statistic

Probability

C

-14.57

-1.44

0.15

ln(Y)

0.93

0.89

0.37

ln(L)

-1.82

-2.45


0.01

ln(K)

1.87

2.5

0.01
15


ln(T)

-1.17

-1.26

0.21

R-squared

0.48

-

-

F-statistic


7.78

-

0.0001

DW-statistic

1.81

-

Thứ ba, chạy mô hình ARDL với các độ trễ đã được xác định để kiểm định mối quan hệ
dài hạn giữa các biến trong mô hình : Bảng 5 trình bày kết quả ước lượng các hệ số dài
hạn của mô hình ARDL (1,0,0,0,0,)
Thứ tư, tính tác động ngắn hạn của các biến bởi mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) dựa
trên cách tiếp cận ARDL đối với đồng liên kết

5 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
Măc dù có lý luận cơ sở rằng FDI có thể tạo ra những hiệu suất tích cực từ bên
ngoài cho nước chủ nhà,nhưng kết quả thực nghiệm của chúng tôi lại không xác
nhận điều này. Đầu tư trong nước mới là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế ở Tunisia. Kết quả nghiên cứu trên có thể tạo ra ý nghia quan trọng và khuyến
nghị cho các nhà hoạch định chính sách ở Tunisia. Họ cho rằng để FDI có tác động
tích cực đến tăng trưởng kinh tế, Tunisia sẽ phải thực hiện cải cách sâu rộng với các
mục tiêu rõ ràng và những cam kết mạnh mẽ. Quốc gia này phải cải thiện năng lực
thu hút FDI thông qua các chính sách cơ cấu mạnh mẽ hơn.
Thu hút FDI là điều quan trọng để thúc đẩy kinh tế, nhưng như vậy là chưa đủ.
Việc phân tích ngành bằng cách sử dụng các dữ liệu phân tổ rời rạc theo FDI có thể

làm sang tỏ hơn về vấn đề này.

16



×