Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Thực trạng liên minh công – nông – trí thức hiện nay tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.17 KB, 6 trang )

Thực trạng Liên minh Công – Nông – Trí thức hiện nay tại Việt Nam
Sự nghiệp giải phóng, thống nhất Tổ quốc, xây dựng CNXH và công cuộc
đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua rất nhiều khó
khăn, gian khổ nhưng đã đạt được những thành tựu to lớn, rất quan trọng và vẻ
vang.
Một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của Cách Mạng là Liên minh
Công – Nông – Trí thức tạo nên sức mạnh vô địch, là bản lĩnh, trí tuệ và sự dũng
cảm phi thường của con người Việt Nam
Liên minh Công - Nông - Trí thức ra đời và phát triển một cách khách quan và tất
yếu trong sự nghiệp của cách mạng Việt Nam từ xưa cho đến nay mà giai cấp công
nhân giữ vai trò lãnh đạo.
Liên minh này có vai trò rất to lớn trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa
hội nhập quốc tế của nước ta
Thực trạng Liên minh Công - Nông - Trí thức hiện nay.
1.Giai cấp công nhân:
Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao
gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại
hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch
vụ có tính chất công nghiệp.
a.Những mặt đạt được:
 Giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh về cả chất lượng và số lượng.
 Trìnhđộ chuyên môn ngày càng được nâng cao cần cù sáng tạo ham học hỏi
tiếp thu nhanh kỹ thuật và khoa học công nghệ.
 Xu hướng phát triển thành công nhân tri thức ngày càng nhanh trong nền
kinh tế tri thức.
 Giai cấp công nhân nước ta hiện nay có khoảng 4,53 triệu người, chiếm 6%
dân số.
 Số lượng công nhân có trình độ đại học, cao đẳng ở nước ta chiếm trên
150.000 người (khoảng 3,3%).
 Trong sự nghiệp CNH, HĐH giai cấp công nhân đang có sự thay đổi mạnh
mẽ và tiến bộ thực hiện đúng đường lối cách mạng trong sự nghiệp xây dựng


XHCN của Đảng.
b.Những mặt hạn chế:
 Một bộ phận trong giai cấp chưa có trình độ chính trị, phẩm chất giai cấp
giảm, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp kém.
 Một bộ phận công nhân bị thoái hoá và tha hoá nghiêm trọng về lao động,
phẩm chất giai cấp và lối sống.
 Vấn đề lớn nhất nổi lên trong các năm qua là, giai cấp công nhân chưa thể
đóng vai trò chủ đạo trong đời sống xã hội, nhất là trong sản xuất, kinh
doanh, phân phối.


 Trình độ văn hoá, tay nghề thấp và không đồng đều, mất cân đối giữa các bộ
phận công nhân.
 Sự mất cân đối về cơ cấu đội ngũ công nhân giữa các thành phần, ngành kinh
tế, trên các địa bàn dân cư, giữa số lượng và chất lượng.
 Sự giảm sút nhanh chóng về số lượng công nhân trong khu vực kinh tế nhà
nước, kinh tế tập thể; sự tăng lên nhanh của đội ngũ công nhân khu vực kinh
tế tư nhân, tư bản nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
 Hiện có hơn 150 000 người vốn là công nhân nhà nước, nay thuộc diện dư
dôi, thất nghiệp
2.Giai cấp nông dân
Là những người lao động sản xuất vật chất trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp... gắn với thiên nhiên như đất, biển, rừng
a. Những mặt hạn chế:
 Phương thức sản xuất phân tán, năng suất thấp, phụ thuộc nhiều vào tự
nhiên nên đời sống bấp bênh.
 Một bộ phận nông dân rời khỏi đất canh tác, bỏ nghề truyền thống
trong khi có ít cơ hội để chuyển sang những nghề phi nông nghiệp, và
trở thành giai cấp khác.
 Kết cấu giai cấp công nhân trở nên phức tạp, gồm nhiều bộ phận, nhiều

tầng lớp, nhiều nhóm
 Do sự phát triển của kinh tế đất nước nhiều tư liệu sản xuất nông nghiệp bị
mất đi đặc biệt là đất đai canh tác bị thu hồi phục vụ cho công nghiệp nông
dân bị mất đất
 Sự phân tầng, phân hóa giàu nghèo phát triển nhanh trong nội bộ giai cấp
nông dân, giữa các địa phương, vùng, miền khác nhau
b. Những mặt đạt được:
 Hình thành một bộ phận công nhân nông nghiệp, phong cách lao động của
người sản xuất nhỏ giảm dần
 Đội ngũ những người lao động thủ công nghiệp, dịch vụ kĩ thuật, dịch
vụ sinh hoạt và lưu thông tăng lên.
 Đặc biệt là, một bộ phận nông dân lao động mang tính chất trí thức xuất hiện
ngày càng nhiều.
 Trong tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước, nông thôn
nước ta trong 5 năm qua đã có một bước phát triển đáng kể:
 Giá trị sản lượng bình quân hàng năm tăng 5%
 Sản lượng lương thực đạt gần 34 triệu tấn
 Tăng bình quân hàng năm 1,3 triệu tấn


 Bình quân lương thực đầu người đạt 500kg
 Nhiều vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế
biến bước đầu được hình thành, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản phát
triển.
 Kim ngạch xuất khẩu hàng nông – lâm – thủy sản đạt 4 tỉ USD.
3. Tầng lớp trí thức
 Là lực lượng cơ bản của cách mạng XHCN
Trí thức giữ vai trò chủ đạo trong việc phát minh, sáng tạo, ứng dụng khoa học vào
thực tiễn… Cung cấp những cơ sở khoa học trong việc hoạch định đường lối, chính
sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước.

a.Những mặt đạt được
Nhìn chung, đội ngũ trí thức nước ta có truyền thống yêu nước,có tinh thần đoàn
kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.
 Trong tầng lớp trí thức đang diễn ra quá trình biến đổi nhanh chóng về cơ
cấu, lượng và chất; phong phú về cơ cấu nghề; đa dạng về nguồn đào tạo.
 Hiện nay nước ta có khoảng 3 triệu người có trình độ đại học, cao đẳng và
30.000 thạc sĩ, tiến sĩ. Nước ta có nguồn nhân lực trí thức chiếm tỉ lệ khá cao
so với các nước đang phát triển
 Địa vị xã hội của tầng lớp trí thức được tăng cường và tăng tiến ổn định
trong suốt thời kì đổi mới
 Có nhiều đóng góp to lớn trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội
 Ngày nay, cách mạng khoa học công nghệ ngày càng trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp, trí thức ngày càng có vai trò,vị trí quan trọng, nhất là trong
quá trình xây dựng kinh tế tri thức và quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.
b.Những mặt hạn chế
 Sự nảy sinh tính chất phức tạp trong tầng lớp trí thức về cơ cấu xã hội, về ý
thức, quan điểm chính trị.
 Trí thức không có hệ tư tưởng riêng vì không có phương thức sản xuất riêng
và địa vị kinh tế - xã hội độc lập. Vai trò và tư tưởng của họ phụ thuộc vào
giai cấp thống trị xã hội.
4.Khối liên minh công nông trí
a. Những mặt đạt được
 Mối liên kết ngày càng được củng cố và phát triển lên theo sự phát triển của
đất nước. Theo đuổi sự nghiệp cách mạng của đất nước công nghiệp hóa hiện
đại hóa.
 Mối liên kết ngày càng được củng cố và phát triển lên theo sự phát triển của
đất nước. Theo đuổi sự nghiệp cách mạng của đất nước công nghiệp hóa hiện
đại hóa.



 Đáp ứng dược nhu cầu lợi ích chính trị của từng giai cấp trong liên minh và
các giai cấp khác và cả dân tộc.
 Xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
 Cơ cấu kinh tế chung là “nông công nghiệp dịch vụ” từng bước phát triển lên
nền kinh tế tri thức. Từng bước hình thành nên QHSX XHCN dụa trên chế
độ công hữu.
 Thực hiện những chính sách khuyến khích phát triển kinh tế các ngành ví
dụ: Chính sách khuyến nông khuyến ngư, cải cách hành chính…

 Kinh tế ngày càng phát triển với nhiều hình thức hợp tác, liên kết, giao lưu,
… trong cả sản xuất, lưu thông giữa công nhân, nông dân, trí thức; giữa các
lĩnh vực công nghiệp,nông nghiệp, khoa học, giữa các địa bàn, vùng miền
dân cư trong cả nước


Bước đầu đã có những hình thức tổ chức mới để phát huy sức mạnh của Liên
minh công, nông, trí như
• Tổ chức Liên kết 4 nhà: Nhà nước, Nhà nông, Nhà khoa học, Nhà doanh
nghiệp trong phát triển nông nghiệp, nông thôn .
• Liên kết giữa Mặt trận Tổ quốc và các ngành văn hoá thông tin trong xây
dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá ở nông thôn, đô thị.
• Liên kết giữa ngành Công nghệ Thông tin với các địa phương, các trường
học, các cơ quan... nối mạng Internet về nông thôn .
b. Những mặt hạn chế:
 Sự liên kết liên minh còn chưa được vững chắc bền vững ở một số địa
phương mang tính hình thức không thực chất.
 Đôi khi có những xung đột mâu thuẫn không tránh khỏi giữa lợi ích của các
giai cấp
Ví dụ: Việc tiêu thụ hàng hóa sản xuất ra không bán được hoặc quá rẻ .

 Hay quan hệ lợi ích giữa nông dân sản xuất ở các vung nguyên liệu tập trung
với các xí nghiệp chế biến,
 Một số chính sách với nông nghiệp nông thôn còn chua hợp lý như đền bù
đất đai, thuế , tín dụng.
 Chênh lệch giữa giá cả hàng hóa công nghiệp, dịch vụ với giá cả nông sản
ngày càng tăng
 Chất lượng nông sản làm ra chưa đảm bảo yêu cầu của công nghiệp chế biến
và xuất khẩu
 Một bộ phận giai cấp công nhân chưa nhận thức rõ được trách nhiệm của
mình với sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, có nơi còn gây khó khăn trong
việc giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi,
điện hoặc các khu công nghiệp


o Cả về mặt lí luận và thực tiễn đều khẳng định rằng: Liên minh giữa giai cấp
công nhân với nông dân và đội ngũ trí thức luôn luôn là vấn đề có tính chiền
lược của công cuộc xây dựng Tổ quốc.
o Đó là lực lượng nòng cốt của khối đại đoàn kết toàn dân, là nguồn sức mạnh
và động lực to lớn của sự nghiệp CNH – HĐH,đưa đất nước tiến lên XHCN.



×