Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Báo cáo CCHCTình hình và kết quả triển khai thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính để cải thiện môi trường đầu tư giai đoạn (2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.05 KB, 9 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN THĂNG BÌNH
Số:

/BC-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thăng Bình, ngày

tháng năm 2013

BÁO CÁO
Tình hình và kết quả triển khai thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính để
cải thiện môi trường đầu tư giai đoạn (2008 - 2013)
Ủy ban nhân dân huyện báo cáo tình hình thực hiện công tác cải cách thủ tục
hành chính, cải thiện môi trường đầu tư đã thực hiện trên địa bàn huyện giai đoạn
(2008 - 2013) với những nội dung chủ yếu như sau:
I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CẢI THIỆN
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ 2008 - 2013:
1. Thủ tục đầu tư:
1.1. Giai đoạn trước năm 2011
Nhằm thực hiện tốt kế hoạch phát triển Công nghiệp - TTCN và TMDV, từ năm
2004, UBND huyện Thăng Bình đã đề nghị và được UBND tỉnh quyết định thành lập
Ban Quan lý các cụm Công nghiệp. Về nhân sự phụ trách kiêm nhiệm, đồng chí phó
chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, các phó ban và thành viên cũng từ các phòng
chức năng bố trí.
Với nhiệm vụ kiêm nhiệm, nhưng ban quản lý đã tập trung lãnh, chỉ đạo tham
mưu UBND huyện tổ chức thực hiện quy hoạch chi tiết hạ tầng các cụm Công nghiệp
Hà Lam - Chợ Được năm 2005, cụm Kế Xuyên - Quán Gò năm 2006, cụm Nam Hà
Lam năm 2007. Kêu gọi 11 doanh nghiệp vào đầu tư tại các cụm đã được quy hoạch


và đầu tư cơ sở hạ tầng đường trục chính giai đoạn 1 tại cụm Hà Lam - Chợ Được.
Tuy nhiên, do hoạt động kiêm nhiệm nên việc xúc tiến đầu tư, tạo môi trường
thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư vào huyện chưa có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu
quả chưa cao. Bên cạnh đó do suy thoái kinh tế toàn cầu, ngành nghề của doanh
nghiệp đầu tư trong giai đoạn này không phù hợp với sự phát triển chung của xã hội.
Kết quả kêu gọi đầu tư vào huyện trong giai đoạn này hầu như các doanh nghiệp đến
nay hoạt động hiệu quả kém như: Công ty Nhật Hoàng Vân và Công ty BK lĩnh vực
hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng không nung; công ty chế biến hạt điều Anh
Phương, công ty 54 cơ khí, đúc Gang đã phá sản, giải thể. Hiện tồn tại và hoạt động
hiệu quả như công ty may Thăng Bình, công ty may Ánh Sáng 2 và may Mỹ Hưng;
Công ty Đông An, Gỗ mỹ nghệ Đỗ Hoàng và Phước Thái hoạt động cầm chừng.
* Theo nghị quyết của Huyện ủy Thăng Bình, đến năm 2020 huyện đạt huyện
công nghiệp. Giai đoạn 2011 - 2015 đòi hỏi tốc độ tăng trưởng lĩnh vực công nghiệp
phải đạt cao, đáp ứng được nhu cầu phát triển và thu hút nhiều doanh nghiệp có ngành
nghề ổn định, giải quyết nhiều lao động và có doanh thu cao. Để thực hiện đạt mục
tiêu Nghị quyết đề ra. Lãnh đạo huyện nhận thấy cần phải có 1 đơn vị chuyên trách để
đảm nhận nhiệm vụ này.
1.2. Giai đoạn 2011- 2013.
- Thực hiện theo Quyết định 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng
Chính phủ về ban hành quy chế quản lý cụm công nghiệp và Thông tư 39/TT-BCT
ngày 28/12/2009 về quy định thực hiện một số nội dung của quy chế quản lý cụm
1


Công nghiệp. Thực hiện các cơ chế, chính sách của TW, tỉnh. UBND huyện Thăng
Bình đã lập đề án đề nghị UBND tỉnh thành lập Trung tâm phát triển Cụm Công
nghiệp - Thương mại và Dịch vụ huyện.
- Trung tâm Phát triển cụm công nghiệp - TMDV huyện được thành lập theo
Quyết định số 2935/QĐ-UBND ngày 16/9/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam, UBND
huyện đã giao làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, giải quyết, hướng dẫn các thủ tục đầu tư

cho các doanh nghiệp; là cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn, địa
phương để tham mưu, hướng dẫn, giải quyết thủ tục đầu tư cho các doanh nghiệp khi
đầu tư vào huyện. Đã ban hành những mẫu văn bản (tinh gọn, phù hợp với quy định)
đối với dự án đăng ký đầu tư vào, các mẫu văn bản này được hướng dẫn cụ thể, được
đăng tải trên trang web huyện, được gửi trực tiếp qua email của các tổ chức, cá nhân
cần khi đăng ký dự án vào huyện.
- Kể từ khi thành lập, được UBND huyện giao nhiệm vụ. Trung tâm đã tham
mưu UBND huyện ban hành Quy chế hoạt động của trung tâm và Quy chế phối hợp,
giải quyết các công việc liên quan đến hoạt động trong Cụm công nghiệp và các dự án
đầu tư sản xuất kinh doanh ngoài cụm công nghiệp(gọi tắt là trong và ngoài cụm công
nghiệp) trên địa bàn huyện Thăng Bình (phòng Nội vụ huyện đang kiểm tra điều chỉnh
để ban hành). Ban hành quy trình giải quyết thủ tục đầu tư và phân công trách nhiệm
rõ ràng trong các bộ phận và cá nhân của từng cán bộ nhân viên của Trung tâm.
- Trong quá trình tổ chức thực hiện, việc giao đầu mối tiếp nhận, giải quyết,
tham mưu công tác thu hút đầu tư nói trên đã đạt được những kết quả nhất định, nhất
là thời gian, chất lượng giải quyết các thủ tục đầu tư. Hiện nay, thủ tục đầu tư đối với
một doanh nghiệp khi đầu tư dự án trong cụm công nghiệp (đã quy hoạch chi tiết) cần
qua 11 bước, trong đó, thẩm quyền giải quyết của huyện chỉ có 02 bước: chủ trương
đầu tư, thông báo thỏa thuận địa điểm, các bước còn lại thuộc thẩm quyền giải quyết
của tỉnh, như: thành lập doanh nghiệp, cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép xây
dựng, ký quỹ đầu tư, PCCC, thuê đất, môi trường,...
- Riêng các dự án đầu tư ngoài cụm công nghiệp hoặc đối với những cụm công
nghiệp chưa được quy hoạch chi tiết (nằm trong định hướng quy hoạch mạng lưới
phát triển cụm công nghiệp của tỉnh) thì thủ tục đầu tư thẩm quyền giải quyết của
huyện chỉ có bước thống nhất chủ trương đầu tư, còn lại thuộc thẩm quyền của tỉnh.
- Vì vậy, trong thời gian qua, Trung tâm đã hướng dẫn, phối hợp, hỗ trợ doanh
nghiệp làm các thủ tục này, thời gian giải quyết thủ tục đầu tư, cũng như thời gian
doanh nghiệp tiếp cận cơ quan nhà nước và thời gian để lập các hồ sơ, thủ tục của
doanh nghiệp giảm khoảng 30 ngày so với trước đây khoảng 60 ngày hoặc hơn.
- Ngoài ra, các cơ quan chuyên môn huyện đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp

về giảm thời gian khảo sát ban đầu vị trí cần đầu tư như cung cấp hình ảnh, vị trí
nhiều lô đất khi có nhu cầu của các doanh nghiệp qua email. Trên cơ sở các lô đất,
doanh nghiệp thấy khả quan thì khảo sát trực tiếp. Cách làm này, vừa qua đã quả giảm
chi phí, thời gian đối với doanh nghiệp ở xa, ví dụ như Công ty DOMEX Quảng Nam
và một số doanh nghiệp khác đang có ý định khảo sát, tìm hiểu thông tin để đầu tư vào
huyện,...
- Trung tâm đi vào hoạt động đến nay vừa tròn 2 năm, tham mưu UBND huyện
thu hút và hỗ trợ cho 7 doanh nghiệp vào đầu tư trên địa bàn huyện, gồm có 3 doanh
nghiệp may mặc, 1 doanh nghiệp Mây, Tre, Đan, 1 doanh nghiệp dăm gỗ, 1 doanh
nghiệp Ván gỗ ghép thanh và 1 doanh nghiệp đầu tư Giết mổ gia súc tập trung. Hầu
2


hết các doanh nghiệp được Trung tâm hỗ trợ về thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng rút
ngắn thời gian so với quy định nhưng đảm bảo theo quy định của pháp luật.
- Tham mưu UBND huyện đề nghị tỉnh thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với
các doanh nghiệp phá sản và không tiếp tục đầu tư như công ty sản xuất vật liệu xây
dựng BK và Nhật Hoàng Vân và giải quyết các vướng mắc, tồn đọng sau thu hồi.
2. Công tác quản lý quy hoạch và giải phóng mặt bằng sạch.
2.1. Công tác quản lý quy hoạch.
- Trung tâm đã tham mưu UBND huyện quản lý, đề xuất điều chỉnh các cụm đã
được quy hoạch chi tiết. Rà soát bố trí các phân khu, ngành nghề tương đối hợp lý.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong cụm hoạt động hiệu quả, không
tác động ảnh hưởng tiêu cực lẫn nhau.
- UBND huyện trình tỉnh thành lập các cụm Công nghiệp theo Báo báo số
42/BC-UBND ngày 02/4/2013 của UBND tỉnh và Thông tư Liên tịch số
31/2012/TTLT-BCT-BKHĐT ngày 10/10/2012 của Bộ Công Thương gồm 4 cụm: Hà
Lam - Chợ Được, Kế xuyên - Quán Gò, Nam Hà Lam, Bình Hòa. Đề nghị UBND tỉnh
cho phép thành lập mới cụm Công nghiệp Bình An tại xã Bình Định Bắc.
- Đã phối hợp với các địa phương có quy hoạch phát triển cụm Công nghiệp

theo Quyết định 2061 ngày 24/6/2011 của UBND tỉnh, để quản lý hiện trạng, quản lý
đất đai, giới thiệu thu hút đầu tư. Đặc biệt hiện nay các cụm tại cánh Tây của huyện
đang được các nhà đầu tư quan tâm, do thuận lợi từ tuyến đường Cao tốc Đà Nẵng Dung Quất đang triển khai thực hiện. Phối hợp với các địa phương đã quy hoạch xây
dựng NTM có các điểm công nghiệp đảm bảo các yếu tố về giao thông, điện và hiện
trạng quản lý đất đai để giới thiệu nhà đầu tư vào khảo sát đầu tư.
2.2. Công tác giải phóng mặt bằng sạch.
- UBND huyện có nhiều biện pháp trong huy mọi nguồn lực và đã đầu tư giải
phóng mặt bằng sạch được khoảng 15ha tại cụm Hà Lam - Chợ Được để kêu gọi thu
hút đầu tư.
3. Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng cụm Công Nghiệp.
- UBND huyện đầu tư xây dựng hạ tầng tại cụm công nghiệp Hà Lam - Chợ
Được đến nay vốn tổng giá trị đầu tư hơn 20 tỷ gồm:
+ Đường giao thông trục chính giai đoạn 1 và 2 với tổng kinh phí hơn 10 tỷ
đồng.
+ Hệ thống thoát nước thải hơn 6 tỷ đồng.
+ Đường giao thông trục nhánh cụm 3 tỷ đồng.
+ Hệ thống điện chiếu sáng đến cụm 1,3 tỷ đồng.
Tổng mức đầu tư cơ sở hạ tầng cho cụm Hà Lam - Chợ được hơn 20 tỷ đồng để
tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư và hoạt động.
- Cơ sở hạ tầng giao thông và cấp điện tại cụm Công nghiệp Bình An xã Bình
Định Bắc do công ty Bình An Phú đầu tư khoản 2,5 tỷ đồng.
4. Các chính sách ưu đãi đầu tư:
- Ngoài các chính sách ưu đãi của Chính phủ, tỉnh: như miễn tiền thuê đất 03
năm đầu, đưa điện đến chân tường rào của doanh nghiệp, giảm thuế nhập khẩu thiết bị
tùy ngành đầu tư, đào tạo lao động, hỗ trợ phát triển thị trường,... khi đầu tư vào cụm
công nghiệp (đã quy hoạch chi tiết), đối với doanh nghiệp đầu tư ngành may mặc và
giải quyết nhiều lao động, huyện đưa ra một số ưu đãi như: Giải phóng mặt bằng sạch,
3



nếu doanh nghiệp ứng kinh phí thực hiện giải phóng mặt bằng sạch, san nền thì huyện
trừ dần vào tiền thuê đất hàng năm của doanh nghiệp.
- Đối với các dự án ngoài cụm công nghiệp, tùy vào loại hình doanh nghiệp
(giải quyết nhiều lao động, ưu tiên thu hút đầu tư, tạo giá trị gia tăng cao,...) thì huyện
đưa ra một số ưu đãi như: Giải phóng mặt bằng sạch, san nền. Nếu doanh nghiệp ứng
kinh phí thực hiện Giải phóng mặt bằng sạch, san nền thì huyện đề nghị tỉnh trừ dần
vào tiền thuê đất hàng năm của doanh nghiệp.
5. Những khó khăn tồn tại khuyết điểm, nguyên nhân.
5.1. Khó khăn tồn tại, khuyết điểm.
Những kết quả đạt được là đáng khích lệ, nhưng, tình hình thu hút đầu tư và
hoạt động của các doanh nghiệp trong các cụm CN trên địa bàn huyện ngoài khó khăn
khách quan chung của nền kinh tế vẫn còn những khó khăn tồn tại khuyết điểm nhất
định đã ảnh hưởng lớn đến tình hình thu hút đầu tư.
Thứ nhất là về cơ chế ưu đãi đầu tư: Thăng Bình là huyện có điều kiện kinh tế
khó khăn, nhưng không được hưởng cơ chế ưu đãi đầu tư theo Nghị định 108/2006
của Chính phủ. Vì vậy, các doanh nghiệp thường tính toán, cân nhắc khi đầu tư vào
huyện.
Thứ hai là về giải phóng mặt bằng, tạo mặt bằng sạch cho doanh nghiệp:
- Kinh phí giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng quá lớn, khó khăn trong việc
GPMB tạo quỹ đất sạch để thu hút nhà đầu tư.
- Do huyện chưa lo được nguồn kinh phí GPMB, san lấp mặt bằng nên nhà đầu
tư phải bỏ kinh phí ứng trước ban đầu để thực hiện dự án. Nếu đền bù bằng đất cho
dân thì gặp nhiều khó khăn cho địa phương: dân không thống nhất; địa phương không
có quỹ đất sạch để đền bù;
- Công tác quản lý đất 5% xã của 1 số địa phương chưa tốt nên khi thu hồi thì
người dân đòi hỏi phải đền bù, việc xác định nguồn gốc đất chưa tuân thủ đúng quy
trình.
- Nhân dân tại 1 số địa phương chưa đồng thuận với việc thu hồi đất để đầu tư
nhà máy nên công tác giải phóng mặt bằng ngoài cụm Công nghiệp gặp nhiều trở ngại
như: Giải phóng mặt bằng để đầu tư nhà máy may, của công ty may Hòa Thọ tại Bình

Quý.
Thứ ba là về kết cấu hạ tầng:
Trong những năm qua mặc dù tỉnh, huyện có phân bổ kinh phí đầu tư vào cụm
công nghiệp nhưng so với nhu cầu đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thì còn quá khiêm
tốn. Kết cấu hạ tầng của các Cụm công nghiệp hiện nay còn thiếu, chưa đồng bộ. Hiện
nay cụm CN Hà Lam - Chợ Được được huyện tập trung đầu tư, nhưng vẫn chưa đáp
ứng yêu cầu. Đây là trở ngại lớn cho việc thu hút đầu tư của huyện.
Thứ tư là về điện phục vụ sản xuất công nghiệp: Hiện nay trong các cụm Công
nghiệp chưa có hệ thống điện riêng mà sử dụng chung với đường dây điện phục vụ
sinh hoạt, do vậy về công suất không được cao. Một số Cụm CN chưa được đầu tư về
điện nên khó khăn cho nhà đầu tư.
4


Thứ năm là Công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch chưa triệt để. Quy
hoạch xong thì không thực hiện đầu tư được cụ thể:
- Bố trí doanh nghiệp không đúng với phân khu chức năng như Công ty may
Bình Phương tại cụm Hà Lam- Chợ Được, công ty Đồ gỗ Đỗ Hoàng tại cụm Kế
Xuyên- Quán Gò.
- Quy hoạch chi tiết cụm Nam Hà Lam đã phê duyệt nhưng không thực hiện
được do khó khăn trong giải tỏa Mồ mã và nhà ở của nhân dân.
- Cụm Kề xuyên- Quán Gò do vướn đất lúa không thể thu hồi đất.
5.2. Nguyên nhân tồn tại, khuyết điểm.
- Thủ trưởng một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thực sự quan tâm và
thiếu kiên quyết trong thực hiện công tác cải cách hành chính cải thiện môi trường đầu
tư. Công tác chỉ đạo điều hành đôi lúc còn khoán trắng cho bộ phận tham mưu, chưa
kiên quyết nên kết quả cải cách thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp chưa cao, tiến độ còn chậm và công tác phối hợp thiếu đồng bộ.
- Nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức về công tác cải cách hành chính
cải thiện môi trường đầu tư nắm và hướng dẫn không đầy đủ và thiếu nhất quán, dẫn

đến việc quán triệt thực hiện các chủ trương, chính sách về công tác cải cách hành
chính cải thiện môi trường đầu tư còn chậm, chưa tích cực đề ra các biện pháp tổ chức
thực hiện có hiệu quả.
- Ý thức trách nhiệm của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, tinh thần trách
nhiệm chưa cao của một số cán bộ cơ sở (đặc biệt là trong việc tổ chức tuyên truyền,
giải thích và vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước như
trong công tác BTTH-GPMB), nên hiệu quả công việc chưa đem lại như mong muốn.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THỰC HIỆN CẢI CÁCH
HÀNH CHÍNH, CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
TRONG THỜI GIAN ĐẾN.
1. Nhiệm vụ trọng tâm trong việc cải thiện môi trường đầu tư:
- Đẩy mạnh việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục và
đẩy nhanh việc giải quyết các thủ tục liên quan đến đầu tư, xây dựng, đất đai, bồi
thường, giải phóng mặt bằng (trên cơ sở mốc thời gian tỉnh quy định đối với từng loại
công việc giải quyết theo cơ chế một cửa, huyện nghiên cứu rút ngắn thời gian tạo
thuận lợi giải quyết cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp khoản 25-30 ngày, sơm hơn
quy trình của tỉnh đưa ra là 45 ngày.).
- Rà soát, các thủ tục không cần thiết trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo phạm vi thẩm
quyền của cấp huyện. Quản lý quá trình sử dụng đất của cá nhân, tổ chức, các nhà đầu
tư, doanh nghiệp đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý , xúc tiến đầu tư,
hướng dẫn và giải quyết thủ tục đầu tư. Hoàn thiện tập quảng bà xúc tiến đầu tư trên
các lĩnh vực Công nghiệp- TTCN- TMDV và Du lịch, in ấn phát hành, quảng bá
chuyên mục trên trang tin điện tử của huyện. Hoàn thành đưa vào sử dụng đầu quý I
năm 2014.
- Thường xuyên tổ chức đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt và giải
quyết những vấn đề bức xúc của doanh nghiệp, tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiện
5



giữa lãnh đạo huyện và các ngành với cộng đồng doanh nghiệp. Tuyên truyền nâng
cao ý thức tự giác và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp, nhà
đầu tư và nhân dân trong quan hệ tiếp xúc, làm việc với các cơ quan nhà nước; mạnh
dạn tố cáo các hành vi nhũng nhiễu, tham nhũng của cán bộ, công chức nhà nước với
các cơ quan chức năng để chấn chỉnh, xử lý kịp thời.
- Triển khai kịp thời việc thực hiện các quy định của Nhà nước, tăng cường công
tác phòng chống tham nhũng. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong đội ngũ cán bộ,
công chức, nâng cao đạo đức công vụ; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
thật sự trong sạch, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu công tác. Thực hiện tốt việc kiểm tra,
giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp hạch sách, nhũng nhiễu; chú trọng công tác
tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức chính trị, phẩm chất đạo đức của đội ngũ
cán bộ, công chức, nhất là những người trực tiếp giải quyết các yêu cầu, kiến nghị của
nhân dân và doanh nghiệp.
- Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng; giải quyết kịp thời, đúng pháp luật về
khiếu nại, tố cáo; tạo điều kiện cho nhà đầu tư triển khai dự án đúng tiến độ và hiệu
quả. Triển khai các chương trình xúc tiến thương mại; chương trình hỗ trợ, tư vấn,
thông tin, cung cấp dịch vụ về khuyến công cho doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi
cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng với lãi suất hợp lý.
- Nâng cao chất lượng đào tạo và trẻ hóa lực lượng lao động, nhất là đào tạo các
ngành, nghề, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp. Đẩy mạnh xã hội
hóa công tác đào tạo nghề; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo
nghề, các doanh nghiệp tự đào tạo nghề cho người lao động; thực hiện tốt chính sách
hỗ trợ đào tạo nghề của Tỉnh.
- Nâng cao hiệu quả và duy trì thường xuyên công tác tiếp công dân, tiếp doanh
nghiệp, giải quyết kịp thời thắc mắc khiếu kiện của người dân và doanh nghiệp.
2. Nhiệm vụ cụ thể từng lĩnh vực.
2.1. Tập trung công tác cải cách thủ tục hành chính:
Đây là công tác tốn ít kinh phí, nhưng có tác động lớn đến nhà đầu tư. Có thể
thấy thủ tục đầu tư hiện nay còn quá nhiều, theo dự thảo của Ban xúc tiến đầu tư tỉnh,

để thu hút một dự án vào đầu tư phải cần khoảng 12 bước lập các hồ sơ thủ tục, và
công tác giải phóng mặt bằng. Điều này tốn rất nhiều thời gian cho cơ quan nhà nước
cũng như doanh nghiệp. Vì vậy, cần tập trung hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ
tục đầu tư để rút ngắn thời gian chuẩn đầu tư.
Thời gian giải quyết các thủ tục ở huyện còn 5 ngày, thời gian hoàn thành các
thủ tục ở tỉnh còn khoản 20-25 ngày. (Theo quy định của tỉnh là 45 ngày)
2.2. Tập trung công tác GPMB, tạo quỹ đất sạch cho nhà đầu tư:
Hiện nay, đối với các Cụm công nghiệp đã quy hoạch chi tiết trên địa bàn
huyện, hầu như chưa được giải phóng mặt bằng, nhất là mồ mả, nên khi nhà đầu tư
đến tìm hiểu, khảo sát thực tế thường không lựa chọn để đầu tư, do tâm lý ngại mồ mả,
cũng như thời gian GPMB dài. Vì vậy, để thu hút được các nhà đầu tư, hằng năm ngân
sách nhà nước cần phải cân đối nguồn kinh phí nhất định, đồng thời tranh thủ nhiều
nguồn vốn khác để thực hiện GPMB. Trước mắt, tập trung GPMB sạch cụm CN Hà
Lam - Chợ Được.
6


Đối với cụm Hà Lam- Chợ được giữ vững tỉ lệ mặt bằng sạch đạt trên 30% vào
năm 2014. Các cụm khác tập trung giải tỏa mồ mã trước và thực hiện cuốn chiếu khi
đã giao đất cho doanh nghiệp.
2.3. Thực hiện tốt công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư:
Trong thời gian qua, công tác xúc tiến đầu tư của huyện thường thông qua pa nô
quảng bá, tờ rơi, đài, báo, tạp chí… Hình thức quảng bá đầu tư này đã đạt được những
kết quả nhất định. Tuy nhiên, để công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư hiệu quả hơn, cần
phải khai thác tối đa công nghệ thông tin. Chúng ta có thể truy cập vào các web site
của các doanh nghiệp để mời gọi đầu tư, nhất là các doanh nghiệp do con em quê
hương làm chủ doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, tập trung phối hợp với Ban xúc tiến đầu tư của tỉnh Quảng Nam
xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư. Chú trọng tổ chức những buổi tiếp xúc với các
doanh nghiệp, các nhà đầu tư tại những trung tâm thành phố lớn.

Phối hợp các ngành địa phương nhằm đánh giá thế mạnh của từng vùng, từng
dự án để làm tập quảng bá, tờ rơi để các doanh nghiệp trong và ngoài nước dễ dàng
tiếp cận vào các dự án của huyện trên nhiều hình thức. ( Ứng dụng công nghệ thông
tin, thông qua các trung tâm giới thiệu doanh nghiệp, các cá nhân quan tâm đến phát
triển CN trên địa bàn huyện, qua các hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư)
Ban hành quy chế quản lý các Cụm Công nghiệp và quy chế phối hợp giải quyết
thủ tục thu hút đầu tư. ( Quý II/ 2014).
Kiên quyết đề nghị thu hồi các doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đầu
tư và giao đất mà không thực hiện đúng theo quy định của luật đầu tư.
Phối hợp các ngành và tranh thủ ý kiến của các sở để thẩm định dự án mới đầu
tư vào huyện về năng lực của doanh nghiệp, ngành nghề đầu tư và tác động môi
trường, hiệu quả đầu tư.
2.4. Tranh thủ nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng:
Cần tranh thủ nguồn hỗ trợ của tỉnh và nguồn lực của huyện, đồng thời lập dự
án vay vốn từ các quỹ theo quy định để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo hình thức
thỏa thuận với đơn vị thi công trả lãi suất, ngân sách huyện sẽ cân đối cùng với nguồn
hỗ trợ của tỉnh phân bổ nguồn vốn hàng năm theo Quyết định số 06/2012/QĐ-UBND
ngày 17/4/2012 của UBND tỉnh Quảng Nam để trả tiền gốc vay. Từ nguồn vốn đó,
huyện sẽ tập trung đầu tư cơ bản hoàn thiện kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp Hà Lam
- Chợ Được như trục đường chính, đường nhánh, nhà máy xử lý nước thải, cổng và
nhà bảo vệ, hệ thống điện chiếu sáng, cảnh quan cây xanh,...
Kêu gọi và tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư vào huyện, đặc biệt
quan tâm các doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng khu và cụm công nghiệp.
2.5. Đối với công tác quy hoạch phát triển công nghiệp:
Phối hợp với Sở Công thương và Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh và đơn vị tư
vấn quy hoạch để hoàn thành thủ tục để mở rộng cụm Hà Lam - Chợ Được lên khu
Công nghiệp với diện tích dự kiến khoảng 300ha.

7



Khảo sát diện tích, lợi thế của các cụm Công nghiệp đã được tỉnh quy hoạch
trong mạng lưới cụm công nghiệp của tỉnh. Đặc biệt chú trọng đến các cụm ở các xã
cánh tây của huyện và mặt bằng rộng ít giải phóng mặt bằng.
Phối hợp với các địa phương rà soát, kiểm tra và quản lý chặt chẽ các khu đất
rộng, hiệu quả sản xuất thấp tham mưu định hướng phát triển công nghiệp trong thời
gian đến.
Hiện nay, chúng ta đang tập trung xây dựng nông thôn mới, trong đó quy hoạch
sử dụng đất là tiêu chí quan trọng hàng đầu. Trong quy hoạch sử dụng đất, cần tính
toán bố trí quỹ đất thích hợp để phát triển các cụm, điểm CN và quỹ đất để xây dựng
các khu dân cư, nhà chung cư cho người lao động công nghiệp. Nhằm từng bước tách
lao động công nghiệp ra khỏi sản xuất nông nghiệp, từ đó hình thành nên lực lượng lao
động mang tính chuyên môn hóa cao.
Đối với các điểm công nghiệp theo quy hoạch Nông thôn mới, các địa phương
cần phải bố trí quy hoạch hợp lý, đề xuất cơ chế khuyến khích, ưu đãi các doanh
nghiệp có các ngành nghề gây ảnh hưởng ô nhiễm môi trường trên địa bàn di chuyển
vào hoạt động tại điểm công nghiệp. Quan tâm đến việc chuyển đổi tạo được quỹ đất
sạch tại các cụm, điểm công nghiệp chưa được quy hoạch chi tiết.
2.6. Chính sách đào tạo nghề và lao động:
Để có lực lượng lao động có chất lượng, công tác đào tạo nghề cần được quan
tâm. Việc đào tạo nghề cần ràng buộc chặt chẽ quyền lợi và trách nhiệm của người
được đào tạo nghề sau khi hoàn thành khóa đào tạo theo hướng tăng mức hỗ trợ kinh
phí cho người được đào tạo, tuy nhiên, họ chỉ nhận được kinh phí này sau khi có việc
làm ổn định tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Đối tượng đào tạo nghề cũng cần quan tâm đến lực lượng lao động trẻ, mà nòng
cốt là các đoàn viên thanh niên. Bởi vì đào tạo nghề cho đoàn thanh niên cũng chính là
đào tạo nghề cho các hội nông dân, phụ nữ, vì qua lứa tuổi thanh niên, đa phần họ sẽ
trở thành hội viên của các hội đoàn thể khác.
Đặc biệt phối hợp với Huyện Đoàn làm việc với các địa phương để thống kê lao
động có độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi để định hướng đào tạo nghề. Lực lượng này sẽ đáp

ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp hiện nay.
Trên đây là báo cáo kết quả triển khai công tác cải cách thủ tục hành chính và
cải thiện môi trường đầu tư giai đoạn 2008- 2013; nhiệm vụ trọng tâm về công tác cải
cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư trong thời gian tới của UBND
huyện Thăng Bình.
Nơi nhận:
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
- TVHU
- CT& các PCT UBND huyện
CHỦ TỊCH
- Các đ/c trong tổ công tác theo QĐ 466
- Lưu VT-TT.

Nguyễn Văn Ngữ
8


9



×