Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.87 KB, 3 trang )

nh tối cao
của Hiến pháp và các luật trong đời sống xã hội; tôn trọng và bảo đảm quyền con người,
quyền công dân. Trong đó, pháp luật là ý chí của nhân dân, nó định hướng mọi công dân và
tổ chức xã hội vươn tới cái chân, thiện, mỹ, vươn tới tự do đích thực của con người. Chỉ khi có
một Nhà nước như vậy mới có thể phát huy được quyền dân chủ của nhân dân, đảm bảo
quyền sống, quyền được làm việc, được lao động, được học hành, được đảm bảo an ninh trật
tự, an toàn xã hội. Nó ảnh hưởng tới sự lành mạnh của nền dân chủ, tới cuộc sống và số
phận của từng người dân, tới chiều hướng phát triển của xã hội.
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là yêu cầu tất yếu. Chính tính hợp quy luật


đó đã tạo ra địa bàn thuận lợi cho việc phát huy tính chủ động sáng tạo của con người, phát
huy nhân tố con người trong giai đoạn đổi mới vừa qua. Quá trình phát triển nền kinh tế thị
trường, với cơ chế thị trường Nhà nước phải sử dụng chính sách, pháp luật; phải có thể chế
phù hợp để điều tiết có định hướng và hạn chế những hiện tượng tiêu cực, tự phát. Đây là yêu
cầu cần thiết phải làm.
Thứ ba, từng bước hoàn thiện và mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền
làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực. Đảng Cộng sản Việt Nam một mặt khẳng định vai
trò chủ thể của con người, mặt khác, chỉ rõ để con người có điều kiện phát triển toàn diện và
thực sự là chủ thể, cần phải có cơ chế thích hợp. Cơ chế đó là mở rộng dân chủ, tạo môi
trường và điều kiện thuận lợi cho nhân dân phát huy tối đa quyền làm chủ trên mọi lĩnh vực.
Phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", không phải chỉ là hoạt động của
những công dân, mà chính là hoạt động của người chủ xã hội. "Dân biết, dân bàn, dân làm,
dân kiểm tra" phải được thể chế hóa một cách cụ thể trong từng việc, từng hoạt động, cho
từng đơn vị, từng cộng đồng dân cư.
Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh quán triệt, triển khai và tổ chức thực hiện thắng lợi nghị
quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo .Giáo dục, đào
tạo nói chung, nhà trường nói riêng là nơi cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về cuộc
sống cho mỗi người, góp phần quan trọng trong xây dựng, phát triển con người. Vì vậy, Đảng
ta đã coi giáo dục - đào tạo là “quốc sách hàng đầu" và đã đưa ra các phương hướng chủ


yếu để phát triển trí tuệ con người Việt Nam trên các lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo
dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Để nâng cao
chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo cần đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trường lớp cho
giáo dục; xây dựng chiến lược đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục có phẩm chất đạo
đức, trình độ năng lực và lòng yêu nghề; có chính sách hỗ trợ cho học sinh nghèo ...
Thứ năm, xây dựng môi trường văn hóa.Muốn xây dựng con người có văn hóa thì phải
xây dựng được môi trường văn hóa. Xây dựng con người có văn hóa phải bắt đầu từ mỗi gia
đình, đơn vị sản xuất, công tác, học tập và cộng đồng dân cư. Con người Việt Nam chỉ có thể
có được những phẩm chất tốt đẹp nếu được sống trong một môi trường xã hội tốt. Môi
trường đó trước hết là từ mỗi gia đình. Gia đình chính là mạch nguồn, là chiếc nôi ban đầu
nuôi dưỡng và hình thành nhân cách con người Việt Nam, theo những chuẩn mực truyền
thống của giống nòi. Mỗi gia đình có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục con cái, cung cấp cho
xã hội những công dân hữu ích. Gia đình không chỉ dừng lại ở việc duy trì nòi giống, mà quan
trọng hơn, gia đình phải trở thành môi trường tốt, môi trường đầu tiên để giáo dục nếp sống,
hình thành nhân cách cho con người. Như vậy, việc xây dựng gia đình ấm no, thuận hoà,
hạnh phúc là điều kiện, môi trường quan trọng, trực tiếp tạo nên các thế hệ sau có chất
lượng cả về thể chất lẫn tinh thần nhưng vẫn giữ gìn được bản sắc dân tộc, đồng thời góp
phần vào việc xây dựng, phát triển con người mới.
Xây dựng cộng đồng dân cư (thôn, làng, bản, ấp, tổ dân phố) văn hóa góp phần tăng
cường "tình làng, nghĩa xóm", tương trợ giúp nhau cùng tiến bộ; tạo điều kiện cho nhân dân
được hưởng thụ và sáng tạo văn hóa, thực hiện tốt nếp sống văn minh, ngăn chặn, đẩy lùi các
tệ nạn xã hội; giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo, đời sống kinh tế ổn định và từng bước
phát triển. Đây là yếu tố quan trọng, là môi trường hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân
cách con người.
Tóm lại, việc thực hiện tốt các vấn đề trên sẽ góp phần vào việc xây dựng, phát triển
con người Việt Nam, trong đó, mỗi người kế thừa tinh hoa trong nhân cách văn hóa Việt Nam
từ ngàn đời để xây dựng nhân cách con người Việt Nam với các giá trị văn minh mới của thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế./.
Đại úy Nguyễn Khắc Tùng
Hệ sau đại học – Trường Sỹ quan chính trị




×