Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu luận chương 19 môn định giá doanh nghiệp định giá doanh nghiệp nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.11 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÊ
TRƯỜNG
ĐẠI HỌC
TÊ TP. HỒ CHÍ MINH
TP.HỒ
CHÍKINH
MINH
KHOA
TÀI
CHÍNH
KHOA QUẢN
TRỊ
KINH
DOANH
MÔN: ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

MÔN HỌC : QUẢN
TRỊ HỌC

ĐỊNH GIÁ
DOANH NGHIỆP NHỎ
ĐỀ TÀI: “DỰ ÁN KHỞI
NGHIỆP KINH DOANH”

Ý TƯỞNG: “NHÀ HÀNG
ẨMHƯỚNG
THỰCDẪN:
NONTSNƯỚC”
GIẢNG VIÊN
NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN


 THỰC HIỆN:
NHÓM
GVHD: Trang
Thành Lập.
S
V
T
H
:
N
g
u
y

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 9 Năm 2017
n
Đ
ì
1
n
h
S
ơ


.
N
MỤC LỤC

h

ó
m

I.Doanh nghiệp nhỏ....................................................................................................3
1
1
1.Định nghĩa Doanh nghiệp nhỏ:...........................................................................3

L
2.Đặc điểm Doanh nghiệp nhỏ:..............................................................................4

p
a.Ban quản lý của DN nhỏ:................................................................................4
4
b.Về báo cáo tài chính........................................................................................5
9

c.Nguồn vốn của Doanh nghiệp.........................................................................6
K
h
d.Các đặc tính khác:...........................................................................................6
ó
a
II.Hiệu chỉnh báo cáo tài chính:.................................................................................7
3
6
1.Hiệu chỉnh theo nguyên tắc kế toán (GAAP)......................................................8
.
2.Hiệu chỉnh Doanh thu Tiền mặt Không Báo cáo................................................8
3.Hiệu chỉnh chuẩn hóa báo cáo tài chính..............................................................9

4.Tài sản không được ghi nhận..............................................................................9
5.Nghĩa vụ phải trả không ghi nhận.....................................................................10
6.Điều chỉnh để cải thiện sự tương đồng..............................................................10
7.Tài sản và Nợ phi SXKD...................................................................................11
8.Khoản mục Tùy ý của chủ sở hữu.....................................................................11
Tp hcm,ngày
tháng
10 năm
2011.
III.Các yếu tố định tính ảnh
hưởng đến9giá
trị của
doanh
nghiệp nhỏ:....................11
IV.Các phương pháp định giá:..................................................................................12
1.Phương pháp định giá bằng tiếp cận tài sản......................................................12
2.Phương pháp định giá bằng tiếp cận thu nhập..................................................12
3.Phương pháp định giá bằng tiếp cận thị trường................................................13
2


a.Phương pháp công ty chỉ dẫn đại chúng........................................................13
b.Phương pháp công ty giao dịch chỉ dẫn........................................................13
c.Giao dịch trong quá khứ thể hiện trong Cổ phiếu của Công ty.....................15
4.Phương pháp dòng tiền (thu nhập) thặng dư.....................................................15
V.Phép thử sự hợp lý:...............................................................................................15
VI.Tổng kết..............................................................................................................16

I.


Doanh nghiệp nhỏ

1. Định nghĩa Doanh nghiệp nhỏ:
a. Tại Mỹ
3


Doanh nghiệp nhỏ thường được định nghĩa như là một doanh nghiệp có doanh
thu ít hơn 5 triệu dollar.
Những doanh nghiệp như thế thường do cá nhân, các thành viên gia đình, hoặc
những nhân viên của doanh nghiệp làm chủ, và có khả năng phụ thuộc nhiều vào
người quản lý hoặc chủ doanh nghiệp.
Những doanh nghiệp này cũng có xu hướng có báo cáo tài chính chất lượng
thấp hơn và khả năng tiếp cận tới nguồn vốn thì ít hơn các doanh nghiệp lớn hơn
b. Tại Việt Nam
Theo Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 Doanh nghiệp nhỏ
được định nghĩa như sau:
Doanh nghiệp nhỏ

Khu vực

Nguồn vốn

Số lao động

Nông, lâm nghiệp và
thủy sản

20 tỷ đồng trở xuống


từ trên 10 người đến 200
người

Công nghiệp và xây
dựng

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến 200
người

Thương mại và dịch vụ

10 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến 50
người

2. Đặc điểm Doanh nghiệp nhỏ:
a. Ban quản lý của DN nhỏ:
Để có lợi nhuận, các doanh nghiệp nhỏ phải hoạt động với ban quản lý nhỏ
(thưa thớt). Ngoài ra, nhà quản lý của các doanh nghiệp nhỏ thường là những doanh
nhân – người mà không thích phân công nhiệm vụ quản lý cho những người khác
và họ có thể không phối hợp tốt với những nhà quản lý cấp trung.
Ban giám đốc của các doanh nghiệp nhỏ thường bao gồm: Các thành viên trong
gia đình của người chủ, nhân viên của người chủ. Vì vậy, ban giám đốc của doanh
nghiệp nhỏ thường thiếu chuyên môn, và thiếu quan điểm mang tính khách quan
bên ngoài.

4



b. Về báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ thường có chất lượng thấp, ít khi được
lập bởi một kế toán bên ngoài doanh nghiệp. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp
nhỏ thường hướng về mục tiêu thuế hơn là hướng về việc công khai thông tin cho
các cổ đông như các doanh nghiệp lớn.
 Trường hợp báo cáo tài chính của DN được lập bởi kế toán viên bên ngoài:
Nếu kế toán viên bên ngoài lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp, thì chất
lượng của báo cáo tài chính sẽ phụ thuộc vào mức công việc được thực hiện bởi kế
toán viên đó. Mức độ tin cậy và đầy đủ của những thông tin kế toán thường sụt
giảm khi xem xét với các yêu cầu ở khâu kiểm toán đến kiểm tra.
Trong việc kiểm toán, kế toán viên thực hiện phân tích rộng, kiểm tra rộng và
chuẩn bị các thông tin quan trọng và một bộ báo cáo tài chính hoàn chỉnh. Kế toán
viên thể hiện quan điểm hoặc bày tỏ ý kiến về tính chính xác về tình hình tài chính
của doanh nghiệp thể hiện trong báo cáo tài chính, kết quả hoạt động, và những
thay đổi trong tình hình tài chính.
Mặt khác, trong việc kiểm tra, kế toán viên thực hiện ít thủ tục hơn và ít đảm
bảo hơn, chỉ ra rằng, không cần sửa đổi báo cáo tài chính để đảm bảo phù hợp với
các nguyên tắc kế toán (GAAP). Trong quá trình tổng hợp, kế toán viên thu thập
thông tin tài chính cho công ty, không kiểm tra hoặc phân tích thông tin tài chính và
có thể không chuẩn bị các thông tin quan trọng.
Các báo cáo tài chính là đại diện của ban quản lý, kế toán viên bên ngoài không
cung cấp sự đảm bảo cho các báo cáo này. Các công ty nhỏ và được tổ chức chặt
chẽ thường không có lý do để chi trả phí kiểm toán hoặc phí đánh giá. Nếu công ty
đã lập các báo cáo tài chính, chuyên gia phân tích nên tìm hiểu thêm và phân tích
nhiều hơn để xác định độ tin cậy của thông tin tài chính. Ngoài ra, các điều chỉnh
có thể cần được thực hiện nhằm đưa các báo cáo tài chính càng đúng với các
nguyên tắc kế toán (GAAP) hoặc để thu được dòng tiền mặt bình thường.
 Trường hợp báo cáo tài chính của DN được lập bởi nội bộ:

Khi báo cáo tài chính của công ty được lập bởi nội bộ, điều quan trọng là phải
đòi hỏi về trình độ của người lập báo cáo tài chính. Nhìn chung, kế toán viên nội bộ
của công ty nhỏ thường có ít am hiểu về nghiệp vụ kế toán hơn các công ty lớn.
Trong khi các công ty lớn thường lưu giữ hồ sơ riêng cho việc chuẩn bị các bản
kê khai thuế và báo cáo tài chính tuân thủ nguyên tắc kế toán (GAAP), thì các
doanh nghiệp nhỏ mà không có chủ sở hữu bên ngoài thường không để tốn chi phí
vào việc lưu giữ hồ sơ riêng cho mục đích thuế và mục đích sổ sách. Do đó, các
báo cáo tài chính của họ có thể phản ánh xu hướng tối thiểu hóa thu nhập và thuế.
5


Các báo cáo này thường không phù hợp với GAAP và không được áp dụng trên cơ
sở nhất quán. Sự tích lũy của các khoản chi phí như chi phí liên quan đến tiền
lương có thể bị thiếu. Việc cắt giảm doanh số và chi phí có thể không phù hợp với
thu nhập và chi phí trong cùng kỳ.
Nhiều doanh nghiệp nhỏ sử dụng cơ sở ghi nhận tiền mặt thay vì cơ sở kế toán
ghi nhận thực tế phát sinh. Do đó, báo cáo tài chính có thể không bao gồm các
khoản phải thu, các khoản phải trả và các khoản phát sinh theo nguyên tắc kế toán
(GAAP).
Cuối cùng, các công ty nhỏ có thể có một số giao dịch với bên liên quan, và các
chi phí không lượng trước có thể cao.
Những đặc điểm này của báo cáo tài chính doanh nghiệp nhỏ có thể làm tăng số
lần điều chỉnh cần thiết trong quá trình định giá.
c. Nguồn vốn của Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp nhỏ có ít cơ hội tiếp cận nguồn vốn hơn các công ty lớn hơn
và thường phải dựa vào việc huy động vốn từ gia đình của chủ sở hữu hoặc từ nhân
viên của công ty.
Việc tiếp cận vốn vay cũng hạn chế hơn do rủi ro của các doanh nghiệp nhỏ thì
lớn hơn. Chi phí vay nợ cao hơn và thông thường chủ sở hữu phải tự bảo lãnh cho
khoản nợ. Nhiều doanh nghiệp nhỏ hoạt động với ít hoặc không có nợ, điều này

phản ánh tính hạn chế trong việc tiếp cận vốn vay và sự miễn cưỡng thường xuyên
của các chủ sở hữu trong việc chấp nhận mức rủi ro từ khoản nợ lớm. Nhiều chủ
doanh nghiệp nhỏ tối thiểu hóa nợ để giảm rủi ro trong thời kỳ suy thoái kinh tế và
tăng khả năng nắm giữ doanh nghiệp đó.
Ngoài ra, chủ doanh nghiệp nhỏ thường xuyên vay nợ từ các cổ đông - như là
hình thức tự tài trợ. Đôi khi, các khoản cho vay này (self-financing) thực sự được
che dấu như một dòng vốn cổ phần, đặc biệt nếu họ không thanh toán lãi suất và
nếu chúng xuất hiện trên sổ sách kế toán trong một khoảng thời gian dài.
Từ quan điểm định giá, có thể cần phải đảm bảo rằng intercompany accounts
(việc kiểm toán tổng hợp liên công ty) được đối chiếu giữa nhiều công ty thuộc sở
hữu chung. Điều này đôi khi liên quan đến việc đánh giá xem người đi vay có khả
năng hoàn trả khoản vay cho bên cho vay liên quan hay không.
d. Các đặc tính khác:
Các doanh nghiệp nhỏ có thể thiếu sự đa dạng về sản phẩm, thị trường và vị trí
địa lý. Thường thì doanh nghiệp nhỏ phụ thuộc vào một số khách hàng chính, như
một công ty sản xuất nhỏ chủ yếu sản xuất các bộ phận chi tiết cho một công ty sản
6


xuất ô tô. Các doanh nghiệp nhỏ này cũng có thể phụ thuộc vào nhà cung cấp
chính, như khi nguyên liệu chính của nhà sản xuất là sản phẩm phụ của một nhà sản
xuất lớn trong nước.
Những doanh nghiệp nhỏ có thể gặp khó khăn trong giữ nhân viên của họ. Họ
có thể không có khả năng cung cấp các gói phúc lợi có tính cạnh tranh và có thể ở
những nơi ít được mong muốn hơn. Các nhà quản lý giỏi có thể nhận thấy ít cơ hội
quảng bá vì quy mô của công ty nhỏ và sự thống trị các vị trí quản lý hàng đầu của
gia đình sở hữu.
Các doanh nghiệp nhỏ có thể ít công bố thông tin về thị trường của họ và sự
cạnh tranh của họ. Họ ít khi chi tiền cho việc nghiên cứu những thị trường phức tạp
(sophisticated market studies). Kiến thức về thị trường và sự cạnh tranh phải đến từ

kinh nghiệm của một số nhà quản lý - thường là kinh nghiệm của một cá nhân nào
đó. Các hiệp hội thương mại bổ sung kiến thức cá nhân về thị trường. Do đó các
doanh nghiệp nhỏ hoạt động trong các ngành kinh doanh - nơi mà các hiệp hội
thương mại có quyền lực mạnh mẽ có thể ít gây bất lợi hơn.
Trong các công ty nhỏ, danh mục hoạt động hoặc danh mục sản phẩm thường
phản ánh sở thích và địa chỉ liên lạc của chủ sở hữu cụ thể. Đôi khi các hoạt động
kinh doanh hoặc sản phẩm kinh doanh của họ thường không có hiệu lực, và danh
mục đầu tư có thể không hấp dẫn đối với người mua tiềm năng.
II.

Hiệu chỉnh báo cáo tài chính:

Hiệu chỉnh báo cáo tài chính là một phần quan trọng của quá trình định giá bất
kỳ công ty nào.Sự điều chỉnh này có thể bao gồm:
− Hiệu chỉnh báo cáo tài chính theo nguyên tắc kế toán GAAP, bao gồm sự
điều chỉnh từ ghi nhận tiền mặt sang ghi nhận thực tế phát sinh.
− Hiệu chỉnh đối với khoản doanh thu tiền mặt không được báo cáo.
− Hiệu chỉnh chuẩn hoá để loại bỏ các khoản doanh thu và chi phí không định
kỳ trong báo cáo tài chính.
− Hiệu chỉnh đối với khoản tài sản và nợ không được ghi nhận vào sổ sách.
− Hiệu chỉnh để làm cho công ty cần kiểm toán có thể tương đồng với các công
ty khác và với chính nó giữa các giai đoạn để tạo điều kiện phân tích tài chính.
− Hiệu chỉnh đối với các tài sản, nợ phi hoạt động và doanh thu, chi phí liên
quan đến nó.
− Hiệu chỉnh các khoản mục bất thường của chủ doanh nghiệp.
7


Báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ có xu hướng yêu cầu nhiều sự điều
chỉnh hơn trong quá trình định giá, đặc biệt là đối với các vấn đề GAAP và đối với

các khoản mục tùy ý của chủ sở hữu (owner-discretionary items). Điều quan trọng
là phải xem xét tác động của các điều chỉnh lên cả báo cáo thu nhập và bảng cân
đối kế toán. Khi điều chỉnh được thực hiện, điều quan trọng là phải xem xét tác
động về thuế có thể có từ việc điều chỉnh. Một số loại điều chỉnh được áp dụng khi
định giá quyền kiểm soát hoặc lợi ích thiểu số. Các loại điều chỉnh khác chỉ áp
dụng khi định giá quyền kiểm soát.
1. Hiệu chỉnh theo nguyên tắc kế toán (GAAP)
Các hiệu chỉnh bảng cân đối GAAP thông thường bao gồm hiệu chỉnh các
khoản phải thu thu được, hàng tồn kho bị lỗi thời và khấu hao tài sản cố định từ các
phương pháp thuế gia tốc đến khấu hao kinh tế. Một số nhà phân tích hiệu chỉnh tài
sản cố định cho phù hợp giá trị định giá. Các hiệu chỉnh báo cáo thu nhập GAAP
bao gồm điều chỉnh doanh thu và cắt giảm chi phí một cách hợp lý.
Các hiệu chỉnh GAAP cũng có thể bao gồm chuyển đổi từ kế toán ghi nhận tiền
mặt sang kế toán ghi nhận phát sinh thực tế. Việc hiệu chỉnh từ cơ sở ghi nhận tiền
mặt sang thực tế phát sinh trong báo cáo kết quả kinh doanh đòi hỏi ghi nhận doanh
thu khi phát sinh thu nhập thay vì thời điểm thu tiền và ghi nhận các chi phí khi chi
phí phát sinh thay vì thời điểm chi tiền. Việc điều chỉnh từ cơ sở ghi nhận tiền mặt
sang thực tế phát sinh trong bảng cân đối kế toán có thể bao gồm cả việc ghi nhận
các tài sản phải thu và nợ phải trả không có trong bảng cân đối kế toán cơ sở dòng
tiền - các khoản phải thu, chi phí trả trước, khoản phải trả và các tài sản hoặc nợ
phải trả khác.
2. Hiệu chỉnh Doanh thu Tiền mặt Không Báo cáo
Ở một số doanh nghiệp nhỏ, có thể có nhiều khả năng rằng một phần doanh thu
của nó không được báo cáo. Điều này có thể xảy ra khi một số khách hàng thanh
toán hóa đơn bằng tiền mặt.
Đôi khi, các nhà phân tích có thể xác định tài liệu nguồn có thể được sử dụng
để định lượng số tiền không được báo cáo.
Ví dụ, một số nhà hành nghề y lưu một bản theo dõi không chính thức của
khoản thanh toán bằng tiền mặt (thường là số tiền bảo hiểm chi trả) do nhân viên lễ
tân nhận. Những điều này có thể được tóm tắt và so sánh với phiếu gửi tiền của

ngân hàng để xác định số tiền đã được, hoặc không được chuyển vào tài khoản
ngân hàng của doanh nghiệp. Thông thường các khoản tiền gửi ngân hàng tạo thành
doanh thu được báo cáo cho sự hành nghề, do đó giả định rằng nhà phân tích có thể
kiểm tra chéo những khoản tiền mặt đã báo cáo, từ đó có thể định lượng bất kỳ
khoản tiền mặt không được báo cáo trong doanh thu.
8


Tuy nhiên, thường rất khó để xác định và định lượng đầy đủ doanh thu tiền mặt
không được báo cáo trong hoạt động thương mại.Có một vấn đề, các nhà phân tích
có thể so sánh chu kỳ sống của các bên với thu nhập được báo cáo của họ; Nếu chi
tiêu cuộc sống của họ vượt quá thu nhập, có thể là vì họ đang sống nhờ tiền gửi tiết
kiệm, tài trợ cuộc sống bằng nợ (cả hai lý thuyết đều có thể được xác nhận qua việc
xem xét sổ sách ghi chép) hoặc sử dụng tiền không được báo cáo để bổ sung cho
thu nhập của họ.
3. Hiệu chỉnh chuẩn hóa báo cáo tài chính
Hiệu chỉnh chuẩn hóa báo cáo tài chính bao gồm việc loại bỏ doanh thu và chi
phí bất thường để nắm rõ hơn về thu nhập mong đợi trong tương lai. Các mục bất
thường phổ biến mà có thể yêu cầu điều chỉnh bao gồm:
• Lãi và lỗ trong thanh lý tài sản
• Thu nhập và lỗ từ việc ngừng hoạt động kinh doanh vào báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh và tài sản và nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán
• Số tiền được thanh toán và bồi thường từ các vụ kiện
• Thiệt hại do thiên tai bất thường, chẳng hạn như thiệt hại về lũ lụt không được
bảo hiểm
• Trợ cấp cho việc nghỉ hưu của chủ sở hữu / người quản lý lâu năm, phản ảnh
một khoản thanh toán trọn gói cho các dịch vụ trong quá khứ (có thể hợp lý hơn khi
không loại bỏ khoản mục này mà nó dàn trải chi phí trong một khoản thời gian)
4. Tài sản không được ghi nhận
Như đã thảo luận trước đây, khi chủ thể kinh doanh sử dụng kế toán cơ sở ghi

nhận tiền mặt, có thể có một số tài sản không được ghi nhận. Trong các công ty sử
dụng kế toán cơ sở phát sinh thực tế, tài sản ngoại bảng có thể bao gồm các tranh
luận thuận lợi trong các vụ kiện chống lại các công ty khác. Họ cũng có thể bao
gồm các tài sản vô hình-danh sách khách hàng, tập hợp lực lượng lao động, chuyên
môn kỹ thuật, thương hiệu, thiện chí, ...
Các nhà phân tích thường điều chỉnh bảng cân đối kế toán chỉ bằng giá trị tài
sản hữu hình ròng, bỏ qua các tài sản vô hình. Lý do vì để xác định giá trị tài sản vô
hình, trước tiên bạn phải so sánh thu nhập kỳ vọng trong tương lai của doanh
nghiệp với lợi nhuận kỳ vọng trên tài sản hữu hình ròng để xác định xem doanh
nghiệp có bất động sản không. Sau đó, người ta có thể xác định những tài sản vô
hình nào tồn tại và định giá từng tài sản vô hình một cách riêng biệt. Nếu nhà phân
tích kết luận rằng tài sản vô hình tồn tại và mục tiêu của việc định giá là đánh giá
lợi ích chủ sở hữu trong kinh doanh như một tổng thể, nhà phân tích thường sẽ
9


chuyển sang thu nhập hoặc phương pháp thị trường để đánh giá tài sản hữu hình và
tài sản vô hình của một doanh nghiệp với nhau. Trong các tình huống như vậy,
thường không có hiệu quả về chi phí để xác định và đánh giá từng tài sản vô hình.
Thông thường, chỉ nên đánh giá các tài sản vô hình riêng lẻ khi mục đích của việc
định giá là để xác định giá trị của từng tài sản, chẳng hạn như trong việc phân bổ
giá mua.
5. Nghĩa vụ phải trả không ghi nhận
Các khoản nghĩa vụ phải trả không ghi nhận bao gồm các khoản điều chỉnh cơ
sở ghi nhận tiền mặt sang kế toán ghi nhận phát sinh thực tế, chẳng hạn như ghi nợ
phải trả và các khoản phải trả khác.
Ngay cả các doanh nghiệp sử dụng tính kế toán ghi nhận phát sinh thực tế cũng
có thể yêu cầu điều chỉnh để ghi nhận phát sinh thực tế cho các khoản mục như chi
phí bảo hành sản phẩm và chi phí nghỉ mát cho nhân viên. Việc dồn tích cũng cần
thiết để tuân thủ các quy định của chính phủ, chẳng hạn như các biện pháp khắc

phục môi trường và thay đổi môi trường làm việc để đáp ứng các yêu cầu của Cục
Quản lý về An toàn và Sức khoẻ Nghề nghiệp (OSHA). Nợ không được ghi nhận
cũng có thể bao gồm các khoản nợ tiềm ẩn.
6. Điều chỉnh để cải thiện sự tương đồng
Cần thiết phải có những điều chỉnh nhất định để cải thiện sự tương đồng của
các công ty chủ đề theo tiêu chuẩn ngành, các công ty giao dịch công khai hoặc các
công ty tham gia vào các giao dịch thị trường được xem xét trong quá trình định
giá.
Ví dụ: nếu công ty sử dụng phương pháp kế toán nhập sau, xuất trước (LIFO)
và tiêu chuẩn ngành là phương pháp kế toán nhập trước, xuất trước (FIFO), cả bản
kê tài liệu của công ty trên bảng cân đối kế toán và chi phí giá vốn hàng bán trên
Báo cáo thu nhập có thể được điều chỉnh theo FIFO trước khi so sánh với các định
mức ngành.
Các điều chỉnh nhằm cải thiện sự tương đồng của ngành công nghiệp chỉ có thể
yêu cầu một số phân loại lại hoặc thay đổi trong trình bày dữ liệu tài chính.
Ví dụ, việc so sánh các công ty kỹ thuật và kiến trúc với ngành công nghiệp có
thể yêu cầu trình bày tổng doanh thu và doanh thu ròng, sau khi thu nhập của nhà
thầu phụ được khấu trừ. Khả năng sinh lợi cho các công ty kỹ thuật và kiến trúc có
thể được phân tích bằng cách xem xét lợi nhuận trước thuế và tiền thưởng; khoản
này được chia cho doanh thu ròng hoặc doanh thu thuần để phân tích lợi nhuận biên
theo thời gian.
10


Các điều chỉnh cũng cần thiết để so sánh các xu hướng trong công ty nếu
phương pháp kế toán thay đổi trong giai đoạn phân tích.
7. Tài sản và Nợ phi SXKD
Các doanh nghiệp nhỏ thường có tài sản và nợ phi SXKD. Chủ sở hữu thường
giữ nắm tiền mặt hoặc các hình thức vốn lưu động khác vượt quá nhu cầu kinh
doanh, đầu tư vào chứng khoán hoặc kinh doanh đất đai, hoặc mua tài sản để theo

đuổi lợi ích cá nhân (ví dụ như xe cổ hoặc nghệ thuật). Các khoản mục như dư thừa
tiền mặt và đầu tư phản ánh sự ác cảm của chủ doanh nghiệp nhỏ đối với rủi ro tài
chính, mong muốn giảm thiểu thuế, và sự thiếu hiểu biết về sự phân cách giữa tài
sản doanh nghiệp và tài sản cá nhân. Khi điều chỉnh các khoản mục phi SXKD,
điều quan trọng là phải cân nhắc cả bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh
doanh. Ví dụ: khi điều chỉnh khoản mục phi SXKD như nhà nghỉ, điều quan trọng
là phải điều chỉnh các chi phí có liên quan (ví dụ như bảo hiểm và bảo trì) và thu
nhập liên quan (ví dụ: thu nhập cho thuê).
8. Khoản mục Tùy ý của chủ sở hữu
Các doanh nghiệp nhỏ cũng có thể trả phần bồi thường cao hơn mức lãi suất thị
trường cho chủ sở hữu và các thành viên trong gia đình. Doanh nghiệp có thể phải
trả các chi phí cá nhân tùy ý cho những thứ như hội phí câu lạc bộ quốc gia và nhà
nghỉ mát cho chủ sở hữu. Các giao dịch với các bên liên quan, chẳng hạn như hợp
đồng thuê, có thể ở mức trên hoặc dưới mức thị trường. Các khoản bồi thường và
thù lao cao của chủ sở hữu là không cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp và
việc tiết kiệm chi phí đối với các giao dịch của bên liên quan sẽ không có sẵn cho
chủ sở hữu khác.
III.

Các yếu tố định tính ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp nhỏ:

Các yếu tố định tính như độ sâu quản lý, sự ổn định của lực lượng lao động, và
chuyên môn ảnh hưởng đến giá trị của bất kỳ doanh nghiệp nào. Một số yếu tố định
tính là cụ thể đối với các doanh nghiệp nhỏ. Trong thực tế, người mua các doanh
nghiệp như vậy có thể sẽ mua một công việc và lối sống gia đình. Do đó, họ có thể
đánh giá sự hấp dẫn của một doanh nghiệp khác từ những người mua của các doanh
nghiệp lớn hơn những người mà có thể chỉ quan tâm đến lợi tức đầu tư.
Ví dụ: cửa hàng bán lẻ ở khu vực trung tâm chỉ mở cửa vào các ngày trong tuần
có thể bán với mức giá cao hơn doanh nghiệp tương tự trong một trung tâm mua
sắm mở cửa bảy ngày một tuần và những buổi tối. Sự chênh lệch giá là do ảnh

hưởng của những giờ này đối với cuộc sống cá nhân và gia đình chủ sở hữu. Các
doanh nghiệp rất nhỏ khác, chẳng hạn như các cửa hàng lề đường, có thể bán với
11


nhiều khoản thu nhập cao hơn bởi vì người mua nhận thấy cơ hội chuyển đổi sở
thích thành công việc.
Các doanh nghiệp nhỏ đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật mạnh có thể bán với giá
thấp vì ít người mua tiềm năng có những kỹ năng cần thiết. Trường hợp có một
lượng lớn người mua tiềm năng, giá có xu hướng cao hơn. Có xu hướng là một
lượng lớn người mua đối với các công ty sản xuất, bởi vì chúng có thể ổn định hơn
các doanh nghiệp dịch vụ và có tài sản hữu hình đáng kể có thể được tài trợ. Lượng
khách mua tiềm năng tương đối lớn này có xu hướng tăng giá.
IV.

Các phương pháp định giá:

1. Phương pháp định giá bằng tiếp cận tài sản
Các doanh nghiệp nhỏ có thu nhập thấp hoặc bị thua lỗ, giá trị tài sản hữu hình
ròng (Giá trị thị trường của tài sản - Giá trị thị trường của nợ phải trả) là sự thể hiện
tốt nhất của giá trị.
Xác định cơ sở của giá trị:
• Các doanh nghiệp dự kiến sẽ tiếp tục hoạt động =>Xác định cơ sở giá
trị thích hợp.
• Các doanh nghiệp có khả năng bị chấm dứt => Xác định cơ sở giá trị
hợp lý cho việc thanh lý có trật tự hoặc thanh lý bắt buộc.
Cần sử dụng cùng một cơ sở giá trị trong định giá bất động sản hoặc máy móc
và thiết bị khi xác định giá trị doanh nghiệp.
2. Phương pháp định giá bằng tiếp cận thu nhập
Các phương pháp tiếp cận thu nhập, đặc biệt là vốn lưu động hoặc thu nhập và

chiết khấu dòng tiền thu nhập trong tương lai , là quan trọng trong định giá các
doanh nghiệp nhỏ cũng như trong định giá các doanh nghiệp lớn
Các doanh nghiệp nhỏ ít có khả năng để có dự báo đáng tin cậy vì một thiếu
chuyên môn tài chính, có ít hoặc không có kinh nghiệm lập ngân sách. Người mua
có xu hướng hoài nghi nhiều hơn các khoản thu nhập dự báo.
Những người mua những doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ cũng có thể mong đợi
các khoản thu nhập trong tương lai như kết quả của những nỗ lực của họ và thường
là không sẵn lòng trả một mức giá dựa trên dự đoán sẽ được thực hiện.
Khoản thu nhập tại 12 tháng gần nhất và trung bình thu nhập trong vài năm gần
đây là yếu tố chính trong việc thiết lập giá cả cho các doanh nghiệp nhỏ nhất. Vốn
hóa các khoản thu nhập/dòng tiền thường là một phương pháp thích hợp để định giá
các doanh nghiệp nhỏ.
12


Do đó phương pháp chiết khấu dòng tiền trong tương lai hoặc thu nhập, có liên
quan đến việc chiết khấu dòng tiền dự báo trong tương lai hoặc các khoản thu nhập,
có thể là một phương pháp định giá thích hợp cho các doanh nghiệp nhỏ.
3. Phương pháp định giá bằng tiếp cận thị trường
Cách tiếp cận này (xem chương 7) yêu cầu người định giá phải nghiên cứu các
nguồn thông tin sẵn có để tìm kiếm nguồn đầu tư tương tự. Điều này có thể rất khó
khăn để có được đủ dữ liệu đáng tin cậy liên quan đến giao dịch chuyển đổi lợi ích
quyền sở hữu kinh doanh trên thị trường tư nhân. Các nhà phân tích nói chung xem
xét ba loại của giao dịch thị trường:
1. Các giao dịch liên quan đến lợi ích của nhóm thiểu số ở các công ty giao dịch
công khai (công ty chỉ dẫn đại chúng)
2. Các giao dịch sáp nhập và mua lại liên quan đến công ty giao dịch công khai
hoặc công ty tư nhân (công ty chỉ dẫn giao dịch)
3. Giao dịch cổ phiếu của công ty
a. Phương pháp công ty chỉ dẫn đại chúng.

Xem xét các công ty trong ngành công nghiệp có liên quan với một điểm giống
nhau cơ bản đặc điểm đầu tư có liên quan, chẳng hạn như thị trường, sản phẩm, sự
tăng trưởng và chu kỳ biến đổi
Chủ trương công ty đại chúng nên được đánh giá bởi quy mô, cơ cấu vốn và
các xu hướng doanh thu và các khoản thu nhập
Để phản ánh hoàn toàn phân tích và định giá thị trường công chúng, cổ phiếu
của chúng nên được chủ động giao dịch, cho dù trên một sàn giao dịch hoặc thị
trường sơ cấp.
Nhiều nhà phân tích cho rằng các phương pháp chủ trương công ty đại chúng là
không bao giờ áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ. Đối với các doanh nghiệp
nhỏ và rất nhỏ, điều này thường là một giả định an toàn.
Trong nhiều trường hợp, không công ty chỉ dẫn đại chúng nào được tìm thấy ở
một doanh nghiệp nhỏ vì sự khác biệt trong quy mô, sự đa dạng và quản lý sâu
trong số các doanh nghiệp nhỏ đang được định giá và các công ty giao dịch công
khai. Tuy nhiên, đôi khi các công ty đại chúng có thể so sánh một cách hợp lý có
thể tìm thấy ở các doanh nghiệp nhỏ.
b. Phương pháp công ty giao dịch chỉ dẫn
Sáp nhập và mua lại các hoạt động trong ngành công nghiệp có thể cung cấp cái
nhìn sâu sắc về giá trị của các cổ phiếu của một công ty cổ phần khép kín. Giao
13


dịch như vậy là một dấu hiệu của thái độ đầu tư của công chúng đối với ngành công
nghiệp. Tuy nhiên, các dữ liệu đáng tin cậy về giao dịch M & A, đặc biệt là liên
quan đến những công ty cổ phần khép kín, rất khó để tìm thấy cho nhiều ngành
công nghiệp. Thường các thông tin liên quan đến giao dịch như vậy không đầy đủ
để sử dụng trong tính toán giá trị cho một công ty; Tuy nhiên, nó có thể hữu ích
như là một bài kiểm tra tính hợp lý của kết luận giá trị. Khi thông tin liên quan đến
giao dịch có sẵn, nó có thể cung cấp các bằng chứng khách quan của các giá trị
được đặt vào các công ty chỉ dẫn của thị trường.

Hiện tại có bốn cơ sở dữ liệu giao dịch doanh nghiệp nhỏ:
1. Pratt's Stats™ và Public Stats™ được xuất bản bởi Business Valuation
Resources LLC®, 1000 Nam Broadway, bộ 1200, Portland, OR 97205 (điện thoại
1-888-287-8258) và sẵn có trên www.BVMarketData.com.
2. Cơ sở dữ liệu The Bizcomps® được xuất bản bởi Jack Sanders, Managing
Director of Spectrum Corporate Resources, LLC, PO Box 97757, Las Vegas, NV
89193 (phone 702-454-0072) và sẵn có trên www.BVMarketData.com hoặc trên
đĩa từ www.bizcomps.com.
3. Cơ sở dữ liệu thị trường IBA được xuất bản bởi The Institute of Business
Appraisers (IBA), PO Box 17410, Plantation, FL 33318 (phone 954-584-1144) và
sẵn có cho các thành viên IBA.
4. Cơ sở dữ liệu The DoneDeals® được xuất bản bởi Thomson Reuters, và sẵn
có trên www.donedeals.com.
Nhà phân tích phải thận trọng trong việc sử dụng các cơ sở dữ liệu giao dịch vì
chúng xác định các biến theo những cách khác nhau.
Các số nhân doanh thu được sử dụng thường xuyên nhất cho các doanh nghiệp
dịch vụ hoặc khi dữ liệu đáng tin cậy về thu nhập không có sẵn. Sử dụng số nhân
này hàm ý rằng công ty chủ thể và công ty bị mua lại có tỷ lệ tài sản và lợi nhuận
biên tương tự nhau.
Thu nhập tùy ý phản ánh tiền mặt có sẵn để trang trải khoản nợ do sáp nhập và
trả lương cho người lao động. Khi số nhân này được sử dụng, phương pháp phản
ánh một khái niệm hoàn vốn tiền mặt. Các cơ sở dữ liệu giao dịch cung cấp thông
tin liên quan đến số nhân này để đưa ra một chỉ dẫn về giá trị. Các nhà môi giới
kinh doanh thường sử dụng phương pháp này để xác định giá cho các doanh nghiệp
nhỏ.
Khi một số nhân công ty giao dịch được sử dụng để xác định giá trị, kết quả sẽ
phụ thuộc vào cơ sở dữ liệu giao dịch được sử dụng, không bao gồm điều chỉnh
thặng dư hoặc thiếu vốn lưu động, bất động sản, nợ dài hạn, các thỏa thuận không
14



hợp đồng, …. Ví dụ, các số nhân có nguồn gốc từ cơ sở dữ liệu Bizcomps không
bao gồm hàng tồn kho. Các hạng mục này phải được thêm vào hoặc trừ đi từ kết
quả ban đầu để xác định giá trị của doanh nghiệp.
c. Giao dịch trong quá khứ thể hiện trong Cổ phiếu của Công ty
Một trong những cách tiếp cận thị trường tốt nhất để định giá bao gồm phân
tích các giao dịch gần đây đối với cổ phiếu của công ty.
Nhìn chung không phải khi nào thị trường cũng đánh giá chính xác cổ phiếu
phổ thông, nhưng nếu có một số giao dịch xảy ra, một giá trị thị trường đôi khi có
thể được bắt nguồn và sử dụng như một yếu tố trong việc xác định giá thị trường
hợp lý. Điều quan trọng là các giao dịch này phải đủ lớn .Thậm chí khi các giao
dịch hạn chế không hợp pháp xảy ra ở mức độ đủ lớn, nhà phân tích đôi khi có thể
rút ra những suy luận về giá trị thị trường hợp lý dựa trên các giao dịch này.
4. Phương pháp dòng tiền (thu nhập) thặng dư
Phương pháp dòng tiền /thu nhập thặng dư là phương pháp lai, kết hợp các khía
cạnh của cả cách tiếp cận theo tài sản và thu nhập.
Có bốn bước:
1. Xác định giá trị thị trường của tài sản hữu hình ròng của doanh nghiệp.
2. Xác định dòng tiền /thu nhập thông thường của doanh nghiệp.
3. Xác định tỷ lệ lợi nhuận thích hợp trên cả TSHH và TSVH.
 Lợi nhuận thặng dư = Giá trị của TSHH ròng x TSLN đòi hỏi đối với
TSHH ròng – LN từ thu nhập thông thường.
 Giá trị của TSVH = Lợi nhuận thặng dư / TSLN đòi hỏi đối với TSVH
4. Xác định giá trị DN.
Giá trị doanh nghiệp = Giá trị của TSHH ròng + giá trị tài sản TSVH
Mặc dù phương pháp này có vẻ dễ dàng, nhưng có một số phán đoán chủ quan,
khó khăn nhất là xác định tỷ suất sinh lợi phù hợp cho thu nhập / dòng tiền thặng
dư. Việc xác định này là một quá trình đánh giá theo chủ quan lớn và đòi hỏi sự
công tâm của nhà phân tích.
V.


Phép thử sự hợp lý:

Sau khi kết luận sơ bộ về giá trị cho một doanh nghiệp nhỏ, điều quan trọng là
phải tự thoát ra khỏi quy trình đó và xem xét tính hợp lý của kết luận trên. Một
trong những thử nghiệm về tính hợp lý của kết luận là xem xét tính khả thi của việc
15


tài trợ giao dịch theo giá trị đã được kết luận. Mặc dù có các biến thể, đối với một
doanh nghiệp nhỏ, các giả định về tài chính điển hình có thể bao gồm:
 Đối với một doanh nghiệp nhỏ, các giả định về tài chính điển hình có thể bao
gồm:
- Giảm giá trị thanh toán từ 25 đến 30 phần trăm.
- Thời gian hoàn trả vốn từ ba đến năm năm.
- Đưa lãi suất thị trường có xem xét rủi ro của một doanh nghiệp nhỏ
- Tài trợ của người bán
 Đối với các doanh nghiệp nhỏ nhưng có quy mô lớn hơn với thu nhập và tài
sản đáng kể:
- Giảm giá trị thanh toán 20 phần trăm
- Thời gian hoàn vốn là 7 đến 10 năm
- Tài trợ nợ khả thi từ ngân hàng.
 Các thử nghiệm hợp lý khác bao gồm:
- Xem xét phạm vi giá trị ngụ ý bởi các quy tắc chung và sức mạnh của
công ty định giá so với những công ty khác trong ngành.
- Xây dựng và phát triển tỷ lệ vốn hóa và so sánh nó với tỷ lệ chung được
ngụ ý bởi phương pháp dòng tiền / thu nhập thặng dư, nếu được sử dụng.
- Xem xét tính hợp lý của dòng tiền / thu nhập và các phương pháp thị
trường được sử dụng.
VI.


Tổng kết

Các doanh nghiệp nhỏ thường thuộc sở hữu của cá nhân, thành viên gia đình
hoặc nhân viên. Chúng có thể sẽ phụ thuộc nhiều vào chủ sở hữu / người quản lý.
Và cũng có xu hướng có báo cáo tài chính chất lượng thấp hơn và ít tiếp cận vốn
hơn các doanh nghiệp lớn. Người mua hàng của các doanh nghiệp nhỏ mong muốn
được tham gia vào quản lý hàng ngày của doanh nghiệp và có liên quan đến các
vấn đề lối sống.
Những đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ ảnh hưởng đến những điều chỉnh
phù hợp trong quá trình định giá và ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp định
giá.

16


17



×