Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Đề tiếng việt lớp 4 giũa ky 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.39 KB, 10 trang )

Môn: Tiếng Việt (Phần đọc)
Thời gian: 25 phút
A. Đọc hiểu:
1. Đọc thầm bài văn sau :
Chim rừng Tây Nguyên
Những cơn gió nhẹ làm mặt nước hồ I-rơ-pao chao mình rung động. Bầu trời
trong xanh soi bóng xuống đáy hồ, mặt nước hồ càng xanh thêm và như rộng ra
mênh mông. Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chúng từ các nơi trên miền
Trường Sơn bay về. Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp
mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời
xanh thẳm, giống như có hàng trăm chiếc đàn cùng hoà âm. Bầy thiên nga trắng
muốt chen nhau bơi lội… Những con chim kơ-púc, mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt,
cố rướn cặp mỏ thanh mảnh của mình hót lên lanh lảnh nghe như tiếng sáo. Các chú
chim piêu có bộ lông màu xanh lục đôi chân như đi tất vàng giống hệt những nhà thể
thao đang nhào lộn trên cành cây. Chim vếch-ka mải mê chải chuốt bộ lông vàng óng
của mình. Chim câu xanh, chim sa-tan nhẹ nhàng cất tiếng hót gọi đàn…
Thiên Lương
2. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây
Câu 1: Bài văn miêu tả mấy loại chim ?
A. 5 loại chim. B. 6 loại chim.

C. 7 loại chim.

Câu 2: Hoạt động của chim piêu là:
A. Hót lanh lảnh. B. Nhào lộn trên cành cây. C. Cất tiếng hót gọi đàn.
Câu 3: Dòng nào dưới đây gồm các từ láy ?
A. Mênh mông, ríu rít, mỏ đỏ.


B. Thanh mảnh, lanh lảnh, thể thao.
C. Mênh mông, lanh lảnh, ríu rít.


Câu 4: Câu văn nào tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh?
A. Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít.
B. Chúng từ các nơi trên rừng Trường Sơn bay về.
C. Các chú chim piêu có bộ lông màu xanh lục, đôi chân như đi tất vàng giống hệt
như những nhà thể thao đang nhào lộn trên cành cây.
Câu 5: Tiếng đang gồm những bộ phận cấu tạo nào ?
A. Chỉ có âm đầu và vần
B. Có âm đầu, vần và thanh
C. Chỉ có vần và thanh
Câu 6: Bài văn có mấy danh từ riêng?
a.Một từ. Đó là……………………………………………………………………
b.Hai từ. Đó là……………………………………………………………………
c.Ba từ. Đó là…………………………………………………………………….
B. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
Học sinh bốc thăm và đọc kết hợp trả lời câu hỏi do Giáo viên chọn một trong các
đoạn văn dưới đây: (Thời gian đọc khoảng 1,5 phút).
Phần viết:
1. Chính tả: (5 điểm) GV đọc cho HS nghe viết. Thời gian khoảng 15 phút.


Chiều trên quê hương
Đó là một buổi chiều mùa hạ có mây trắng xô đuổi nhau trên cao. Nền trời xanh
vời vợi. Con chim sơn ca cất lên tiếng hót tự do, tha thiết đến nỗi khiến người ta phải
ao ước giá mà mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là nắng chiều vàng dịu và
thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa ngậm đòng và hương sen.
Theo Đỗ Chu
2. Tập làm văn : (5 điểm)
Viết một bức thư cho bạn nói về ước mơ của em.

Đáp án và hướng dẫn làm bài

A. Phần đọc: 10 điểm
Từ câu 1- câu 5. Mỗi câu đúng được 0,75 điểmĐọc thầm và làm bài tập: 5
điểm
Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

C

B

C

C

B

Câu 6 (1,25 điểm). Chọn đúng câu C 3 danh từ riêng được 0,25 điểm, ghi đúng mỗi
danh từ riêng được 0,25 điểm: Tây Nguyên, I- rơ- pao, Trường Sơn.


*Cách đánh giá, cho điểm :Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: 5 điểm
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ : 1 điểm.
(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng : 0,5 điểm ; đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm )
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm.
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ : 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4
chỗ trở lên : 0 điểm)
+ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm : 1 điểm.


(Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm : 0,5 điểm; giọng đọc không thể hiện tính
biểu cảm : 0 điểm)
+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu : 1 điểm.
(Đọc quá 1 đến 2 phút : 0,5 điểm; đọc quá 2 phút : 0 điểm)
+ Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu : 1 điểm.
(Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời
được : 0 điểm)
B. Phần viết: 10 điểm
1. Viết chính tả : (5 đ)
– Sai một lỗi (âm đầu, viết hoa, vần, thanh,…) trừ 0,5 đ.
– Bài viết không sai lỗi nào nhưng trình bày dơ, chữ viết cẩu thả thì trừ 0,5 đ toàn bài.
2. Tập làm văn : (5 đ)
Viết một bức thư cho bạn nói về ước mơ của em
Bài mẫu
Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2016
Đạt thân mến!
Hôm nay, ngày cuối tuần, mình viết thư cho Đạt và kể cho Đạt nghe về ước mơ của
mình nhé!
Từ hôm mình bị sốt, mẹ đưa vào bệnh viện để khám bệnh. Hình ảnh của người bác sỹ
đã in đậm vào tâm trí mình. Mình thích từng cử chỉ, việc làm của người bác sỹ ấy. Với
trang phục màu trắng tinh: Áo bờ-lu màu trắng, quần trắng, giày trắng, mũ trắng,

găng tay cũng màu trắng. Tất cả đã toát lên một vẻ thanh cao. Rồi từng việc làm của
người bác sỹ đã làm cho mình có những ước mơ cháy bỏng, ước mơ trở thành người


bác sỹ giỏi để chữa bệnh cho bao người. Mình mong ước làm được việc cao quý của
nghề thầy thuốc.
Thế là mấy hôm nay mình ra sức học tập. Học để trở thành một học sinh giỏi toàn
diện. Học để thực hiện ước vọng của mình. Bạn có mơ ước giống mình không? Chúng
mình hãy cùng một chí hướng đi nhé!
Thôi mình dừng bút tại đây. Chúc bạn học giỏi và gặp được những điều tốt đẹp.
Bạn của Đạt
Ký tên


PHẦN I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1. (0,5đ) Khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng:
Số ba trăm hai mươi mốt triệu năm trăm hai mươi ba nghìn viết là:
A. 321 523
B. 321 523 000
C. 321 5 230
Câu 2. (1đ) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống.


c) 2 phút 15 giây = 215 giây □
a) 21 tấn 90kg = 21090 kg

Thời gian 40 phút

D. 523 321 000



d) thế kỉ = 50 năm □

b) 1 m 5 dm = 150 dm

Câu 3. (0,5đ) Trung bình cộng của 40; 25 và 10 là
A. 15
B. 20
C. 40
D. 25
Câu 4. (0,5đ) Lan có 145 viên bi. Mai có số bi bằng số bi của Lan. Hỏi Mai có bao nhiêu viên bi?
A.150
B. 145
C. 29
D.140
Câu 5. (0,5đ) Hình chữ nhật ABCD có mấy góc vuông?

A. 3 góc vuông
B. 4 góc vuông
C. 5 góc vuông
PHẦN II. Trình bày bài giải các bài toán sau:
Câu 1. (1đ) Tìm x
a) x - 426 = 2478
b) 1452 : x = 4
Câu 2. (2 đ) Đặt tính rồi tính:
1456 + 1651
87965 - 4108
2167 × 6
96267: 3
Câu 3. (2đ) Có hai tổ thu gom giấy vụn. Tổ một thu được 45 kg giấy vụn. Tổ hai thu được nhiều hơn

tổ một là 12 kg giấy vụn. Hỏi:
a) Tổ hai thu được bao nhiêu ki- lô- gam giấy vụn?
b) Trung bình mỗi tổ thu gom được bao nhiêu ki-lô-gam giấy vụn?
Câu 4. (1,5đ) Tổng của hai số là 456. Số lớn hơn số bé 24 đơn vị. Tìm hai số đó?
Câu 5. (0,5đ) Một hình vuông có diện tích là 36 cm 2. Hỏi chu vi hình vuông đó bằng bao nhiêu xăngti-mét?

Đáp án và hướng dẫn giải môn Toán lớp 4
PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: B (0, 5đ)
Câu 2: Mỗi câu đúng cho 0,25 đ
a) Đ; b) S; c) S; d) Đ
Câu 3: D (0,5đ)
Câu 4: C (0,5đ
Câu 5: B (0,5đ)
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1:
a) x = 2094
b) x = 383
Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu 2: Đặt tính rồi tính. Mỗi phép tính đúng được 0,5 điểm
Đáp án lần lượt là: 3107; 83857; 13002; 32089
Câu 3: Tổ hai thu được số ki-lô- gam giấy vụn là: (0,25 đ)
45+ 12 = 57 (kg) (0,5 đ)
Trung bình mỗi tổ thu gom được số ki-lô-gam giấy vụn là: (0,25đ)
(45 + 57) : 2 = 51 (kg) (0,75đ)


Đáp số: 51 kg (0,25đ)
Câu 4:
Số bé là: (0,25đ)

(456 – 24) : 2 = 216 (0,5đ)
Số lớn là: (0,25đ)
456 – 216 = 240 (0,25đ)
Đáp số: Số bé: 216; Số lớn: 240 (0,25đ)
Câu 5:
Ta có: 6 × 6 = 36
Vậy cạnh hình vuông là 6 cm. Vậy chu vi hình vuông đó là 6 × 4= 24 (cm)

Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4
I/ KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng (5 điểm)
GV cho học sinh đọc 1 đoạn văn khoảng 115 chữ và trả lời một câu hỏi về nội dung một trong các bài
tập đọc từ tuần 1 đên tuần 9 Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 tập I.
2. Đọc hiểu (5 điểm): Đọc thầm bài "Dế Mèn bênh vực kẻ yếu" sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4
tập I trang 15.
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 5 và
hoàn thành các câu hỏi.
Câu 1: Các nhân vật trong truyện "Dế Mèn bênh vực kẻ yếu" là:
A. Dế Mèn, Tô Hoài, chị Nhà Trò
B. Bọn nhện, Dế Mèn, Tô Hoài
C. Dế Mèn, chị Nhà Trò, Bọn nhện
D. Bọn nhện, Dế Mèn, cỏ xước
Câu 2: Kẻ yếu trong câu chuyện được bênh vực là ai?
A. Chị Nhà Trò
B. Dế Mèn
C. Bọn nhện
D. Nhà Trò và bọn nhện
Câu 3: Nội dung câu chuyện nói lên điều gì?
A.
Dế

Mèn

tấm
lòng
bao
dung,
độ
lượng.
B.
Dế
Mèn

tấm
lòng
nghĩa
hiệp,
sẵn
sàng
bênh
vực
kẻ
yếu.
C.
Dế
Mèn
rất
anh
hùng.
D. Chị Nhà Trò rất đáng thương.
Câu 4: Đặt một câu văn có hình ảnh so sánh.

.................................................................................................................................
Câu 5: Tìm trong bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Hai từ láy:.........................................................................................................
Hai từ ghép: ......................................................................................................
Ba động từ:......................................................................................................
II/ KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1. Chính tả (5 điểm) Nghe viết: Những hạt thóc giống. (TV4, tập 1 trang 46)
(Từ Lúc ấy..........đến Ông vua hiền minh)
2. Tập làm văn: (5 điểm)
Đề bài: Em viết thư gửi một bạn ở xa và kể cho bạn nghe về trường, lớp nơi em đang học tập.

Đáp án và hướng dẫn giải môn Tiếng Việt lớp 4
I - KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm
A. Đọc thầm và trả lời câu hỏi (5 điểm):
- Chọn và khoanh tròn đúng các câu 1 được 0,5 điểm. Đúng câu 2, 3, 4 mỗi câu được 1 điểm. Đúng
câu 5 được 1, 5 điểm.
Câu 1: Chọn C
Câu 2: Chọn A
Câu 3: Chọn B
Câu 4: Học sinh viết được đúng câu có sử dụng hình ảnh so sánh thì được 1 điểm.
(Thiếu dấu chấm cuối câu không cho điểm)
Câu 5: Chọn đúng hai từ láy được 0,5 đ; đúng 2 từ ghép được 0,5 đ; đúng 3 động từ được 0,5 điểm
B. Đọc thành tiếng: 5điểm (GVCN)
Đọc lưu loát, rõ ràng, ngắt nghỉ đúng và có tốc độ hợp lý cho 5 điểm.
Đọc sai 2-3 tiếng trừ 1 điểm, không ngắt nghỉ đúng 2-3 dấu câu trừ 0,5 điểm.
Đọc ê a .. trừ 1 điểm.
II - KIỂM TRA VIẾT (10 điểể̉m):
A - Viết chính tả (5 điểm):
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn, đẹp – 5 điểm
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai (âm đầu, vần, thanh); không viết hoa đúng qui định, trừ 0,5 điểm.



- Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, ... trừ
1 điểm toàn bài.
B - Tập làm văn (5 điểm):
- HS biết viết một bức thư gửi cho bạn nói về trường, lớp của mình. Đảm bảo các yêu cầu sau thì
được 5 điểm:
+ Viết được một bức thư ngắn theo yêu cầu của đề bài
+ Đúng bố cục, giàu hình ảnh và cảm xúc, miêu tả sinh động
+ Biết dùng từ, đặt câu đúng, không mắc lỗi chính tả
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
- Tùy theo mức độ sai sót về dùng từ, về câu và chữ viết, ... có thể cho các mức điểm: 4,5 – 4 – 3,5 –
3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ I
TRƯỜNG TIỂU HỌC DÂN HOÀ
Năm học 2016 - 2017
A: Phần kiểm tra đọc (10 điểm)
1. Đọc tiếng (5 điểm)
2. Đọc thầm và trả lời câu hỏi (5 điểm)
Lời khuyên của bố
Con yêu quý của bố!
Học quả là khó khăn gian khổ. Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi. Con
hãy nghĩ đến những người thợ, tối tối đến trường sau một ngày lao động vất vả. Cả đến những người
lính vừa ở thao trường về là ngồi vào bàn đọc đọc, viết viết. Con hãy nghĩ đến các em nhỏ bị câm
hoặc điếc mà vẫn thích đi học.
Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách tới trường. Những học sinh ấy hối
hả bước trên các nẻo đường ở nông thôn, trên những phố dài của các thị trấn đông đúc, dưới trời
nắng gắt hay trong tuyết rơi. Từ những ngôi trường xa xôi trên miền tuyết phủ của nước Nga cho đến
ngôi trường hẻo lánh núp dưới hàng cọ của xứ A-rập, hàng triệu, hàng triệu trẻ em cùng đi học.

Con hãy hãy tưởng tượng mà xem, nếu phong trào học tập bị ngừng lại, thì nhân loại sẽ chìm đắm
trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man.
Hãy can đảm lên hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại kia! Sách vở của con là vũ khí, lớp học của
con là chiến trường. Hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng con luôn cố gắng và sẽ không bao giờ
là người lính hèn nhát trên mặt trận gian khổ ấy.


2. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
Câu 1. Người bố muốn con đến trường như thế nào?
A. Con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi.
B. Con đến trường theo những người thợ.
C. Con đến trường theo các em nhỏ bị câm hoặc điếc mà vẫn thích đi học.
Câu 2: Nếu phong trào học tập bị ngừng lại thì:
A. Nhân loại vẫn tiến bộ văn minh.
B. Nhân loại không có gì thay đổi.
C. Nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man.
Câu 3. Người bố viết thư cho con để khuyên con điều gì ?
A. Hãy khắc phục khó khăn, chăm chỉ học hành.
B. Trong lúc gặp nhiều khó khăn không cần học tập.
C. Học tập khó khăn quá thì nghỉ học.
Câu 4. Hãy ghi lại các từ đơn, từ ghép trong câu: Sách vở của con là vũ khí.
..................................................................................................................................................................
...................................
Câu 5. Gạch chân dưới các danh từ trong câu “Bố tin rằng con luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là
người lính hèn nhát trên mặt trận gian khổ ấy”.
Câu 6: Đặt một câu có từ “chiến sĩ”.
.................................................................................................................................................
B: Phần kiểm tra viết
I. Chính tả (nghe viết) (5đ):
Bài “Trung thu độc lập” - SGK Tiếng Việt lớp 4 tập I trang 66

Viết từ “Ngày mai, các em có quyền … đến nông trường to lớn, vui tươi”
II. Tập làm văn (5 điểm)
Đề bài: Em hãy viết thư gửi cho một người thân (ông bà ... ) để thăm hỏi và kể về tình hình học tập
của em trong những tháng vừa qua.

Hướng dẫn đánh giá cho điểm kiểm tra giữa học kì 1 lớp 4
A. Phần kiểm tra đọc
I. Phần đọc hiểu
- Bài kiểm tra cho theo thang điểm 5. Điểm của bài kiểm tra nếu là điểm thập phân thì không làm tròn.
- Sau khi cộng điểm đọc thành tiếng thành điểm môn Tiếng Việt đọc mới được làm tròn là số nguyên.
Trắc nghiệm (Mỗi câu khoanh đúng 0,5 điểm)
Câu 1.
B. Con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi.
Câu 2: Nếu phong trào học tập bị ngừng lại thì:
C. Nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man.
Câu 3.
A. Hãy khắc phục khó khăn, chăm chỉ học hành.
Tự luận:
Câu 4. (1điểm) Sách vở/ của/ con/ là /vũ khí.
Từ ghép: sách vở, vũ khí. 0,5 điểm
Từ đơn: của, con, là. 0,5 điểm
Câu 5. (1,5 điểm) Gạch chân dưới các danh từ trong câu “Bố tin rằng con luôn cố gắng và sẽ không
bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận gian khổ ấy”.
Câu 6: (1 điểm) Đặt một câu có từ “chiến sĩ”.
II. Đọc thành tiếng (4 điểm)
Giáo viên đánh giá cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 100 chữ/phút): 2 điểm
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm (đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm)
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0

điểm)
+ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm
(Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0, 5 điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0
điểm)
B. Phần kiểm tra viết
1. Chính tả. (nghe-viết) (15 phút) - 4 điểm
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ: 4 điểm.
- Sai 1 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm.


- Chữ viết không rõ ràng, sai kích cỡ, kiểu chữ, trình bày bẩn... trừ 1 điểm toàn bài.
2. Tập làm văn.- 6 điểm
Nội dung của một bức thư, thường có những phần sau:
- Trên cùng đề rõ: Nơi viết thư, ngày tháng năm viết thư.
- Nêu rõ danh tính của người nhận thư, xác định rõ quan hệ tôn kính, thân thiết, … để gọi, để bày tỏ
tình cảm. Ví dụ dùng các từ ngữ như: Kính gửi…, thân gửi… cho đúng mực.
- Phần chính của bức thư, người viết nói rõ lý do viết thư, hỏi thăm sức khỏe, các tin tức cần thiết,
thông báo một vài điều cần thiết để người nhận thư biết rõ. Có thể đề nghị, yêu cầu, biểu lộ tình
cảm…
Cuối bức thư là lời chúc, lời hứa, lời chào. Ký tên.



×