Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

HONG NGOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 83 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN TRỒNG
NẤM HỒNG NGỌC (Pleurotus djamor)
TRÊN GIÁ THỂ VỎ MÍA

Người hướng dẫn: ThS. TRẦN THỊ TƯỞNG AN
Người thực hiện : VÕ THỊ NGỌC DIỆP
Lớp
Khóa

: 12060302
: 16

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017


TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN TRỒNG NẤM
HỒNG NGỌC (Pleurotus djamor) TRÊN GIÁ
THỂ VỎ MÍA


Người hướng dẫn: ThS. TRẦN THỊ TƯỞNG AN
Người thực hiện : VÕ THỊ NGỌC DIỆP
Lớp
Khóa

: 12060302
: 16

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017


3

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt đề tài khóa luận này tôi đã nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ
về mọi mặt từ rất nhiều người nên lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình
tới tất cả mọi người.
Trước hết tôi xin được gửi lời cám ơn chân thành đến ThS. Trần Thị Tưởng
An - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện toàn bộ đề tài khóa luận này.
Xin cám ơn Phòng Nhiên Liệu Sinh Học và Biomass trường Đại học Bách
Khoa thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ kinh phí và máy móc, trang thiết bị để tôi
hoàn thành bài báo cáo này.
Xin cám ơn Nước mía Nhật Huy đã cung cấp cho tôi nguyên liệu vỏ mía
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cám ơn đến Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Tôn Đức Thắng
cùng tất cả các thầy cô của khoa Khoa Học Ứng Dụng đã tận tình giảng dạy, cung
cấp cho tôi những kiến thức quý báu cũng như kỹ năng cần thiết trong suốt 4 năm
qua để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài khóa luận của mình.
Xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp 12060302 đã luôn sát cánh bên tôi, giúp
đỡ tôi trong suốt khoảng thời gian học tập tại trường.

Cuối cùng xin cho tôi gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến gia đình - hậu phương
vững chắc của tôi - đã luôn bên tôi, ủng hộ, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất
cho tôi vững bước trên con đường học tập.


4

LỜI CAM ĐOAN
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI PHÒNG NHIÊN LIỆU SINH
HỌC VÀ BIOMASS TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của ThS. Trần Thị Tưởng An. Các nội dung nghiên cứu, kết
quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước
đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh
giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu
tham khảo.
Ngoài ra, trong khóa luận còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số
liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn
gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung khóa luận của mình. Trường Đại học Tôn Đức Thắng không
liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình
thực hiện (nếu có).
TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 03 năm 2017
Tác giả

Võ Thị Ngọc Diệp



5

GIẤY GIAO NHIỆM VỤ


6

TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Võ Thị Ngọc Diệp
Lớp: 12060302
Ngành: Công Nghệ Sinh Học
Người hướng dẫn: ThS. Trần Thị Tưởng An
Địa điểm thực hiện: Phòng thí nghiệm Nhiên Liệu Sinh học và Biomass trường Đại
học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh
Thời gian thực hiện: 15/02/2017 đến ngày 26/6/2017
Đề tài gồm 5 nội dung.


Khảo sát tốc độ lan, đặc điểm của tơ nấm hồng ngọc trên môi trường thạch PGA

(giống cấp 1).
− Khảo sát tốc độ lan, đặc điểm của tơ nấm hồng ngọc trên môi trường hạt thóc
(giống cấp 2).
− Khảo sát ảnh hưởng của thời gian ngâm nước vôi đến tốc độ lan tơ nấm hồng ngọc
trên giá thể vỏ mía.
− Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ nước vôi ngâm thời gian ngâm nước vôi đến tốc
độ lan tơ nấm hồng ngọc trên giá thể vỏ mía.
− Khảo sát ảnh hưởng một số nguyên tố khoáng đa lượng đến tốc độ lan tơ nấm hồng
ngọc trên giá thể vỏ mía.
Kết quả đạt được:



Thu được giống cấp 1 trên môi trường thạch. Tơ nấm lan nhanh, sợi nấm màu trắng,

thẳng dài, phân nhánh.
− Thu được giống nấm cấp 2 trên môi trường hạt. Tơ nấm lan nhanh, sợi nấm màu
trắng, thẳng dài, phân nhánh.
− 4 thử nghiệm thời gian xử lý nguyên liệu bằng nước vôi 1% cho thấy thời gian xử lý
nguyên liệu trong 24 giờ cho kết quả tốt nhất.


7



2 thử nghiệm nồng độ vôi xử lý nguyên liệu cho thấy nồng độ vôi 5% cho kết quả

tốt nhất.
− 3 thử nghiệm bổ sung dinh dưỡng khoáng đa lượng cho thấy kết hợp bổ sung
K2HPO4 và MgSO4 cho kết quả tốt nhất.


8

MỤC LỤC


9

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Máy bào vỏ mía và vỏ mía..................................................................3
Hình 2.2. Cấu trúc phân tử cellulose...................................................................4
Hình 2.3. Cấu trúc phân tử lignin........................................................................5
Hình 2.4. Cấu trúc phân tử hemicellulose...........................................................6
Hình 2.5. Pleurotus djamor ngoài tự nhiên.........................................................8
Hình 2.6. Đặc điểm hình thái của nấm sò............................................................9
Hình 2.7. Chu kỳ sinh trưởng của nấm .............................................................10
Hình 2.8. Các giai đoạn phát triển của tai nấm..................................................10
Hình 3.1. Nguyên liệu vỏ mía...........................................................................33
Hình 3.2. Xử lý vôi nguyên liệu........................................................................33
Hình 3.3. Chất đống ủ.......................................................................................34
Hình 3.4. Đảo đống ủ........................................................................................34
Hình 3.5. Phối trộn dinh dưỡng.........................................................................35
Hình 3.6. Vào bịch............................................................................................35
Hình 3.7. Làm nút cổ và nhét gòn.....................................................................36
Hình 3.8. Cấy bịch phôi....................................................................................36
Hình 3.9. Ủ tơ....................................................................................................37
Hình 3.10. Nơi trồng nấm.................................................................................37
Hình 4.1. Nấm hồng ngọc phân lập trên môi trường thạch................................42


10

Hình 4.2. Nấm hồng ngọc cấy chuyền lần 2 trên môi trường thạch...................43
Hình 4.3. Nấm trên môi trường thạch nghiêng..................................................44
Hình 4.3: Tơ nấm hồng ngọc trên môi trường thạch (40X)...............................45
Hình 4.4. Nhân giống cấp 2...............................................................................46
Hình 4.5. Tơ nấm hồng ngọc trên môi trường hạt thóc......................................49
Hình 4.6. Tơ nấm phát triển trên cơ chất vỏ mía...............................................49
Hình 4.7. Tơ nấm trên môi trường cơ chất ở thí nghiệm 4................................52

Hình 4.8. Tơ nấm trên môi trường cơ chất ở thí nghiệm 5................................55
Hình 4.9. Quả thể dạng san hô và dùi trống......................................................59
Hình 4.10. Quả thể dạng phễu...........................................................................60
Hình 4.11. Quả thể dạng bán cầu lệch...............................................................60
Hình 4.12. Quả thể dạng lá lục bình thẳng........................................................61
Hình 4.13. Quả thể dạng lá lục bình dợn sóng...................................................61
Hình 4.14. Quả thể già và bào tử.......................................................................62
Hình 4.15. Bào tử nấm hồng ngọc nhuộm Xanh methylene, 40X.....................62


11

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Nhiệt độ thích hợp cho ủ tơ và ra quả thể của vài loài nấm sò..............13
Bảng 2.2. Độ ẩm thích hợp cho sự phát triển của một số loài nấm sò...................14
Bảng 2.3. Thành phần dinh dưỡng của P.djamor trong mẫu 100g.........................16
Bảng 2.4. Sản lượng ước tính của nấm sò ở một số quốc gia và khu vực năm 1997
.............................................................................................................................. 17
Bảng 2.5. Sản lượng ước tính của nấm sò ở Hoa Kỳ 1998 – 2002........................18
Bảng 3.1. Các hóa chất sử dụng............................................................................27
Bảng 4.1. Độ dài tơ theo thời gian trên môi trường thạch (cấp 1).........................44
Bảng 4.2. Độ dài tơ theo thời gian trên môi trường hạt thóc (cấp 2).....................47
Bảng 4.3. Độ lan sâu của hệ sợi nấm hồng ngọc trên giá thể với sự ảnh hưởng của
thời gian ngâm vôi................................................................................................50
Bảng 4.4: Độ lan sâu của hệ sợi nấm hồng ngọc trên giá thể với sự ảnh hưởng của
nồng độ vôi ngâm..................................................................................................53
Bảng 4.5. Độ lan sâu của hệ sợi nấm hồng ngọc trên giá thể với sự ảnh hưởng của
một số nguyên tố khoáng vi lượng..........................................................................56



12

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Sự tăng trưởng tơ trên môi trường thạch (cấp 1).................................44
Biểu đồ 4.2. Sự tăng trưởng tơ trên môi trường hạt thóc (cấp 2).............................47
Biểu đồ 4.3. Độ lan sâu của hệ sợi nấm trên giá thể với sự ảnh hưởng của thời gian
ngâm vôi..................................................................................................................51
Biểu đồ 4.4. Độ lan sâu của hệ sợi nấm hồng ngọc trên giá thể với sự ảnh hưởng của
nồng độ vôi ngâm....................................................................................................54
Biểu đồ 4.5. Độ lan sâu của hệ sợi nấm hồng ngọc trên giá thể với sự ảnh hưởng của
một số nguyên tố khoáng vi lượng..........................................................................57
Biểu đồ 4.6. Một số thành phần hóa học của vỏ mía...............................................58


13

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Nhân giống cấp 1,2..............................................................................25
Sơ đồ 3.2. Xử lý nguyên liệu và nuôi trồng khảo sát.............................................26
Sơ đồ 4.1. Quy trình trồng nấm hồng ngọc trên giá thể vỏ mía.............................63


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề
Nấm ăn là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, lượng protein chỉ

đứng sau thịt, cá, giàu khoáng chất, acid amin không thay thế, vitamin…. Nấm là
loại thực phẩm sạch, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mà không gây bất lợi như

đạm động vật hay đường, tinh bột thực vật.
Trong những năm gần đây, nuôi trồng nấm ăn phát triển mạnh mẽ ở nhiều
nước trên thế giới và Việt Nam, thị trường tiêu thụ nấm rộng mở. Nghề trồng nấm
không phức tạp, nấm sinh trưởng nhanh (ngoại trừ các nấm sinh trưởng trong môi
trường đặc biệt). Nguyên liệu trồng nấm là phế thải của các ngành nông, lâm, công
nghiệp với số lượng lớn, dễ kiếm, rẻ tiền và dễ sử dụng.
Vỏ mía là nguồn phụ phế phẩm nông nghiệp giàu chất xơ (cellulose) và chất
gỗ (lignin) được thải ra và vứt bỏ sau khi bào ra từ thân mía phục vụ cho các điểm
ép nước mía. Miền nam nước ta, chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh đã có hơn 2.500
cơ sở cung cấp hàng trăm ngàn cây mía sạch cho các điểm ép nước mía mỗi ngày.
Lượng vỏ mía từ các cơ sở này thải ra hằng ngày nhiều nnư vậy có thể tận dụng
trồng nấm nhằm góp phần bảo vệ môi trường, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho
người lao động.
Nấm hồng ngọc là loài nấm gỗ, là một trong các loài phát triển mạnh nhất
trong chi Pleurotus, có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở khí hậu nhiệt đới, thích
hợp trồng quanh năm ở miền nam Việt Nam. Nấm hồng ngọc vẫn chưa được nghiên
cứu và sản xuất quy mô lớn ở Việt Nam dù có tiềm năng rất lớn.
Vì vậy, đề tài “khảo sát điều kiện trồng nấm hồng ngọc (Pleurotus
djamor) trên giá thể vỏ mía” được tiến hành.


1.2.

Mục tiêu
Tìm được thời gian xử lý vôi cho nguyên liệu để hệ sợi nấm sinh trưởng và

phát triển tốt nhất, tăng khả năng sử dụng cơ chất của nấm.
Tìm được nồng độ vôi xử lý nguyên liệu để hệ sợi nấm sinh trưởng và phát
triển tốt nhất, tăng khả năng sử dụng cơ chất của nấm.
Tìm được công thức phối trộn dinh dưỡng hữu cơ và khoáng cho nguyên liệu

để hệ sợi nấm sinh trưởng và phát triển tốt.
1.3.

Yêu cầu
Đánh giá khả năng làm cơ chất trồng nấm của vỏ mía. Xác định công thức xử

lý vôi cho nguyên liệu và công thức dinh dưỡng cho kết quả tốt nhất.


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.

Tổng quan về nguyên liệu vỏ mía

2.1.1. Giới thiệu về nguyên liệu vỏ mía
Vỏ mía từ lâu đã được chú ý nhờ những đặc tính vật lý tốt có thể so sánh
được với gỗ [22] và sử dụng trong nghiên cứu sản xuất vật liệu composite [6]. Vỏ
mía quan sát qua kính hiển vi điện tử quét cho thấy bên ngoài là một lớp sáp, tiếp
theo là lớp xơ sợi, trong cùng là phần lõi. Vỏ mía chứa lượng lignin thấp và lượng
hemicellulose lớn hơn so với gỗ. Hàm lượng cellulose có thể so với gỗ [6].
Vỏ mía được tách ra khỏi thân cây mía nhờ máy bào vỏ mía thành các sợi
mảnh, bề rộng khoảng 5 mm và dài từ 7 – 10 cm uốn cong giống như gỗ bào. Ngoài
ra còn có các sợi mảnh hơn, ngắn hơn và cả mảnh vụn như mạt cưa. Chính vì vậy
vỏ mía rất thuận tiện trong quá trình chế biến và bổ sung dinh dưỡng, có thể sử
dụng luôn để làm giá thể mà không cần phải xay nhỏ đến kích cỡ như mạt cưa.

Hình 2.1. Máy bào vỏ mía và vỏ mía
2.1.2. Thành phần vỏ mía



2.1.2.1.

Cellulose

Cellulose là thành phần chủ yếu của vách tế bào thực vật và chiếm 50% tổng
lượng hydrocacbon trên Trái Đất. Ngoài thực vật là nguồn chủ yếu còn ở trong giới
động vật nhưng số lượng rất ít.
Cellulose là một polymer mạch thẳng của D-glucose, các D-glucose liên kết
với nhau bằng liên kết 1,4-glucoside, mức độ polymer hóa của cellulose rất cao tới
10.000 – 14.000 đơn vị D-glucose/phân tử. Số lượng lớn liên kết hydro nội và ngoại
phân tử làm cho cellulose có độ cứng và vững chắc.

Hình 2.2. Cấu trúc phân tử cellulose
Liên kết glucoside không bền với acid. Cellulose dễ bị phân hủy với acid và
tạo thành sản phẩm phân hủy không hoàn toàn là hydro-cellulose có độ bền cơ học
kém hơn cellulose nguyên thủy, khi thủy phân hoàn toàn tạo thành sản phẩm là Dglucose.
Về bản chất hóa học cellulose là một rượu đa chức có phản ứng với kiềm hay
kim loại kiềm tạo thành cellulose-ancolat. Nguyên tử hydro ở các nhóm –OH bậc
một và hai trong phân tử cellulose cũng có thể bị thay thế bới các gốc –metyl, -etyl,
…, tạo ra những chất có độ kết tinh cà độ hòa tan trong nước khác nhau.


Cellulose cũng bị oxy hóa bởi một số tác nhân tạo thành sản phẩm oxy hóa
một phần là oxy – cellulose. Tác nhân oxy hóa chọn lọc nhất là acid iodic (HIO 4) và
muối của nó. Cellulose không tan trong nước , dung dịch kiềm làm trương phồng
mạch cellulose và hòa tan một phần cellulose phân tử nhỏ.
Các mạch cellulose được liên kết với nhau nhờ liên kết hydro và liên kết
Vander Waals, hình thành hai vùng cấu trúc chính là vùng kết tinh và vùng vô định
hình. Trong vùng kết tinh, các phân tử cellulose liên kết chặt chẽ với nhau, vùng
này khó bị tấn công bởi enzyme và hóa chất. Ngược lại, trong vùng vô định hình,

cellulose liên kết không chặt chẽ với nhau nên dễ bị tấn công [4].
2.1.2.2.

Lignin

Lignin là một polymer gốc rượu , có cấu trúc 3 chiều rất phức tạp tùy thuộc
vào loại gỗ, tuổi của cây và có nhiệm vụ nâng đỡ cấu trúc tế bào gỗ. Sau cellulose,
lignin là một polymer phong phú trong tự nhiên được thực vật tổng hợp và là phần
lớn nguồn chất thơm đa dạng trên Trái Đất. Sự có mặt của lignin giúp cho tế bào
thực vật cứng rắn hơn và đồng thời giúp cho thực vật tránh được sự xâm nhiễm của
vi sinh vật. Lignin được tìm thấy trong vách tế bào ở dạng phức hợp với những
polysaccharide như cellulose và hemicelluloses, nó cũng giúp bảo vệ những
polysaccharide này khỏi sự phân hủy sinh học.


Hình 2.3. Cấu trúc phân tử lignin
Lignin được sinh tổng hợp bởi sự polymer hóa các tiền chất
phenylpropanoid. Có 3 loại tiền chất được phân loại tùy thuộc theo số lượng nhóm
methocyl trên vòng thơm.
Lignin gỗ mềm chứa hầu hết những đơn vị guaiacyl (1 nhóm methocyl),
lignin gỗ cứng cũng chứa số lượng cân bằng guaiacyl và suringyl (2 nhóm
methocyl), các lignin khác chứa cả p-hydroxylphenyl ( không có nhóm methocyl),
và cả 2 loại kia [4].
2.1.2.3.

Hemicellulose

Hemicellulose cũng là một polymer phức tạp và phân nhánh thường gặp
trong vách tế bào thực vật với hàm lượng lớn sau cellulose. Tuy nhiên khác với
cellulose, hemicellulose chứa không chỉ một đường mà nhiều đường khác nhau,

hemicellulose chứa cả đường 6C gồm glucose, mannose, galactose và đường 5C
gồm xylose, arabinose. Người ta gọi tên cụ thể 1 loại hemicellulose là dựa theo tên
loại đường chủ yếu tạo nên nó. Ví dụ: xylan là một hemicellulose mà thành phần
chủ yếu của nó là xylose, manan – mannose,… Trong gỗ cây lá kim, chủ yếu lá
hemicellulose được tạo nên từ loại đường 6C: galactose, mannose… Khác với
cellulose, phân tử hemicellulose nhỏ hơn nhiều. Thông thường không quá 150 gốc
đường được nối với nhau không chỉ bằng liên kết -1,4 mà còn bằng liên kết -1,3 và
-1,6 glucoside tạo ra mạch ngắn và phân nhánh.

Hình 2.4. Cấu trúc phân tử hemicellulose


Vì độ polymer thấp, phân nhánh và hỗn hợp nhiều đường nên hemicellulose
không có cấu trúc chặt chẽ như ở cellulose và độ bền hóa lý cũng thấp hơn.
Hemicellulose để tan trong dung dịch kiềm, trong mước nóng và dễ bị phân hủy bởi
acid loãng.
Xylan là một hemicellulose phổ biến nhất trong tự nhiên chiếm 30% khối
lượng rơm, 20 – 25% cây gỗ lá rộng, 7 – 17% cây gỗ lá kim [4].
2.1.2.4.

Thành phần khác

Mỗi thành phần cấu tạo nên lignin – cellulose do bản chất các liên kết hóa
học, do mức độ polymer hóa và tính không tan trong nước là đối tượng khó phân
hủy. Tính khó phân hủy là gia tăng lên nhiều lần khi chúng liên kết với nhau và tới
các thành phần khác nữa thành một thể cấu trúc chặc chẽ và phức tạp.
Các mặt phân tử cellulose không bao giờ tồn tại riêng lẻ mà nhờ liên kết
hydro giữa các phân tử tạo thành các cấu trúc lớn hơn gọi là vi sợi, dọc theo sợi có
những vùng tại đó các phân tử sắp xếp song song và chặt khít gọi là vùng kết tinh,
xen kẽ những vùng mà có sự sắp xếp kém trật tự và chặt chẽ là vùng vô định hình.

Các vi sợi liên kết với nhau bằng cách đan xen ở những vùng vô định hình này.
Các vi sợi cellulose, lignin đan xen theo những quy tắc nhất định để định
thành nên cấu trúc. Với cấu trúc nhiều lớp gồm nhiều thành phần có bản chất hóa
học khác nhau như vậy, lignin – cellulose dó độ bền vật lý cao rất khó xâm nhập đối
với các vi sinh vật và enzyme. Hơn nữa đễ phân hủy bất cứ thành phần nào của
phức hợp một cách hiệu quả và triệt để cần phải tác động đến thành phần khác [4].
2.2.

Tổng quan về nấm hồng ngọc

2.2.1. Nguồn gốc và phân loại
 Nguồn gốc và phân bố

Pleurotus djamor lần đầu tiên được mô tả bởi nhà thực vật học người Đức
Georg Eberhard Rumphius trong Herbarium Amboinense dưới tên Boletus secundus
arboreus. Herbarium Amboinense là danh mục các hệ thực vật của đảo Ambon hiện


đại, là một một của quần đảo Maluku của Indonesia. Elias Magnus Fries đã tán
thành loài P. djamor dưới tên Agaricus djamor vào năm 1821. P. djamor được biết
đến với nhiều tên khác trước khi được chuyển qua chi Pleurotus bởi Karel Bernard
Boedijn vào năm 1959. Tên gọi chung của Pleurotus djamor bao gồm nấm hồng
ngọc, nấm sò hồng, nấm sò dâu tây [19].
P. djamor xuất hiện trong tự nhiên trên tất cả các lục địa ngoại trừ Nam Cực.
Ba khu vực địa lý chính của chúng là vùng nhiệt đới châu Úc – châu Á và khu vực
Thái Bình Dương. P. djamor là loài phổ biến nhất của Pleurotus tự nhiên trong điều
kiện thời tiết nóng. Chúng hấp thụ năng lượng từ sự phân hủy gỗ, thích các loại gỗ
cứng nhiệt đới và cận nhiệt đới bao gồm cây cọ, cây cao su và cũng có thể tìm thấy
trên tre [19].
 Phân loại sinh học


Giới: Fungi (Nấm)
Ngành: Basidiomycota (Ngành Nấm đảm)
Lớp: Agaricomycetes (Lớp Nấm tán)
Bộ: Agaricales (Bộ Nấm tản )
Họ: Pleurotaceae
Chi: Pleurotus (Chi Nấm bào ngư)
Loài: Pleurotus djamor

(Nguồn: )

Hình 2.5. Pleurotus djamor
ngoài tự nhiên
2.2.2. Đặc điểm sinh học
Các loài thuộc họ Pleurotus còn có tên gọi chung là nấm sò hay nấm bào
ngư. Theo Singer (1975) có tất cả 39 loài và chia làm 4 nhóm. Trong đó có 2 nhóm
lớn:
Nhóm ưa nhiệt trung bình (ôn hòa) kết quả thể ở nhiệt độ 10 – 20oC.
Nhóm ưa nhiệt kết quả thể ở nhiệt độ 20 – 30 oC. Nấm hồng ngọc là loài
thuộc nhóm này.


Ở Việt Nam, nấm sò chủ yếu mọc hoang dại và có nhiều tên gọi khác nhau:
nấm sò, nấm hương trắng hay chân ngắn (miền bắc), nấm dai (miền nam), nấm bình
cô, Oyster Mushroom. Việc nuôi trồng nấm này bắt đầu khoảng hơn 40 năm trở lại
đây với nhiều chủng loại.

(Lê Duy Thắng, 2006)

Hình 2.6. Đặc điểm hình thái của nấm sò

1. Mũ nấm
2. Phiến nấm
3. Cuống nấm
4. Hệ sợi nấm
Nấm sò có đặc điểm chung là tai nấm dạng hình phễu, phiến mang bào tử
kéo dài xuống đến chân cuống nấm gần gốc có lớp lông nhỏ mịn. Tai nấm sò còn
non có màu sắc sậm hơn hoặc tối nhưng khi trưởng thành màu trở nên sáng hơn
(hình 2.6).
Chu trình sống bắt đầu từ đảm bào tử hữu tính nảy mầm cho hệ sợi tơ dinh
dưỡng sơ cấp và thứ cấp, kết thúc bằng việc hình thành cơ quan sinh sản là tai nấm.
Tai nấm lại sinh đảm bào tử và chu trình sống liên tục (hình 2.7).
Quả thể nấm phát triển qua nhiều giai đoạn dựa theo hình dạng tai nấm mà
có tên gọi cho từng giai đoạn (hình 2.8):
-

Dạng san hô: quả thể mới tạo thành, dạng sợi mảnh hình chùm.
Dạng dùi trống: mũ mới xuất hiện dưới dạng khối tròn, còn cuống phát triển cả về
chiều ngang và chiều dài nên dường kính cuống và mũ nấm khác nhau không bao

-

nhiêu.
Dạng phễu: mũ mở rộng, trong không khí cuống còn ở giữa (giống cái phễu).


-

Dạng bán cầu lệch: cuống lớn nhanh một bên và bắt đầu lệch so với vị trí trung tâm

-


của mũ.
Dạng lá lục bình: cuống ngừng tăng trưởng, trong khi mũ vẫn tiếp tục phát triển, bìa
mép thẳng đến dợn sóng.

(Lê Duy
Thắng, 2006)

Hình 2.7. Chu kỳ sinh trưởng của nấm sò

(Lê Duy Thắng, 2006)

Hình 2.8. Các giai đoạn phát triển của tai nấm
a. Dạng san hô

b. Dạng dùi trống

d. Dạng bán cầu lệch

c. Dạng phễu
e. Dạng lá lục bình


Từ giai đoạn phễu sang phẫu lệch sang bán cẩu lệch nấm có sự thay đổi về
chất (giá trị dinh dưỡng tăng), còn từ giai đoạn phễu lệch sang dạng lá nấm có sự
nhảy vọt về khối lượng (trọng lượng tăng, sau đó giảm dần). Vì vậy thu hái nấm nên
lựa chọn tai nấm vừa chuyển sang dạng lá [3].
Tai nấm hồng ngọc có màu hồng khi còn non và mờ dần sang màu trắng kem
khi trưởng thành và già đi. Bào tử nấm màu trắng, hình trụ, 6,0 – 0,9 x 3,0 – 3,7
micromet, mịn và không biến màu xanh trong iod [19].

Nhóm nấm sò thuộc nhóm phá hoại gỗ, sống chủ yếu hoại sinh, mặc dù một
số loài có đời sống ký sinh. Phần lớn cơ chất dùng trồng nấm sò đều chứa nguồn
cellulose. Tuy nhiên đa số trường hợp lượng cellulose bao giờ cũng thấp hơn 50%
còn lại là lignin, hemicellulose và khoáng.
Đối với nấm sò là loài có khả năng sử dụng lignin mạnh nhờ enzyme
ligninnolytic, nhất là thời gian khởi đầu của việc tạo quả thể nấm. Thí nghiệm của
Zadrazil (1980) cho thấy hầu hết các cơ chất nuôi trồng nấm sò (P. florida và
P.cornucopiae) đều có sự giảm lignin một cách đáng kể [3].
2.2.3. Đặc điểm sinh trưởng
2.2.3.1.

Yếu tố dinh dưỡng

Nấm nói chung và các loại nấm ăn nói riêng chủ yếu sống dị dưỡng nhờ có
hệ men phân giải tương đối mạnh, giúp chúng có thể sử dụng các dạng thức ăn phức
tạp như chất xơ, chất đường, bột, chất gỗ,…. Với cấu trúc dạng sợi, tơ nấm len lỏi
sâu vào trong cơ chất (rơm rạ, mùn cưa, gỗ…) hấp thụ thức ăn để nuôi toàn bộ cơ
thể nấm.
 Chất đường
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, nấm cần nguồn đường, bột rất lớn,
thường bổ sung các chất cho nấm sò dưới dạng bột bắp, cám gạo.
Nấm sử dụng chất đường, bột để tổng hợp sinh khối, bao gồm các thành phần
cấu tạo nên sợi nấm và các hợp chất liên quan đến hoạt động sống, là yếu tố bắt
buộc không thể thiếu, nếu không có nó nấm không thể sinh trưởng và phát triển
được.


 Chất đạm

Chất đạm cũng là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu được ở nấm. Ở gỗ mà

nấm thường mọc, hầu như rất nghèo đạm. Vì vậy, để mọc nấm tốt cần có thêm
nguồn đạm thích hợp.
- Nguồn đạm hữu cơ bổ sung trong trồng nấm sò ở các dạng như bánh dầu,
bã đậu nành.
- Nguồn đạm vô cơ dùng trong trồng nấm như phân urea, phân sunphat amon
(SA), diamon phosphat (DAP)
Nhiều thí nghiệm bổ sung muối nitrat, muối ammonium và urea cho thấy tơ
nấm tăng trưởng tốt nhất trên nguyên liệu có thêm urea. Bột đậu nành cũng là
nguồn bổ sung rất tốt cho nấm sò. Ngoài ra, mỗi tác giả cũng tìm thấy một loại đạm
thích hợp cho nấm
 Chất khoáng và vitamin

Các vitamin để hệ sợi nấm phát triển: Vitamin B1, B6, H.
Các chất khoáng đa lượng: Nấm cần được cung cấp một số nguyên tố khoáng
đa lượng như phốt pho (P), kali (K), canxi (Ca), lưu huỳnh (S), magie (Mg)… Ví dụ
như: phân lân cung cấp phốt pho, phân kali cung cấp nguyên tố kali, hoặc phân hỗn
hợp NPK cung cấp cả đạm, phốt pho và kali.
Các nguyên tố vi lượng như: sắt (Fe), kẽm (Zn), mangan (Mn), bor (Bo)…
Nấm sò cần thành phần các nguyên tố vi lượng với một tỷ lệ rất nhỏ nhưng không
thể thiếu được.
 Nước
Nấm sò cần nước rất lớn trong quá trình sinh trưởng và phát triển, nước
chiếm 80 – 85% tổng trọng lượng. Nếu thiếu nước, quả thể sẽ cằn cỗi, thậm chí teo
cứng lại, nhẹ cân và rất dai. Nếu thừa nước, quả thể sẽ vàng nhũn và rũ xuống.
Nguồn nước tưới phải sạch, nếu nước quá bẩn sẽ lây nhiễm các mầm bệnh
cho nấm, làm ức chế sự phát triển của quả thể, thậm chí làm chết quả thể.
Nguồn nước tưới không bị nhiễm phèn hoặc nhiễm mặn. Nếu không quả thể
hình thành sẽ bị dị dạng như bông cải, teo đầu, khô cứng hoặc bị chết non.
Nếu dùng nước máy thì phải để bay hết mùi clo [25].



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×