Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến sự hài LÒNG của DU KHÁCH về CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ DU LỊCH văn hóa tâm LINH tại TỈNH QUẢNG TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

nh


́H

NGUYỄN MỸ NGÂN


́

----------

Ki

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

ho

̣c

ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH VỀ CHẤT
LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH VĂN HÓA TÂM

ươ

̀ng


Đ

ại

LINH TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ

Tr

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN

HUẾ, 2017

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


́H

NGUYỄN MỸ NGÂN


́

----------


nh

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

Ki

ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH VỀ CHẤT

ho

̣c

LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH VĂN HÓA TÂM
LINH TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ

Đ

ại

Chuyên ngành:

60340410

ươ

̀ng

Mã số:


QUẢN LÝ KINH TẾ

Tr

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN

HUẾ, 2017

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là hoàn toàn trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề
tài nào trước đây.

Tr

ươ

̀ng

Đ

ại

ho

̣c


Ki

nh


́H


́

Sinh viên

i

Nguyễn Mỹ Ngân


LỜI CẢM ƠN

Đề tài luận văn thạc sỹ này là kết quả của 2 năm học tập, nghiên cứu tại Trường
Đại học Kinh Tế - Đại học Huế. Để hoàn thành nghiên cứu này tôi đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể, cá nhân và qua đây cho phép tôi xin gửi những lời


́

cảm ơn chân thành nhất.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn sự dìu dắt, dạy dỗ của tập thể cán bộ, giảng



́H

viên Trường đại học Kinh tế - Đại học Huế trong suốt hai năm học tập. Đặc biệt, tôi xin
chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Đình Chiến, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.

nh

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị và

Ki

các cán bộ, hướng dẫn viên tại những điểm du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị đã giúp tôi trong việc cung cấp tài liệu, số liệu để bài luận văn đảm bảo

̣c

được độ chính xác và khoa học. Cảm ơn đến tất cả các du khách đã dành khoảng thời

ho

gian quý báu của mình để trả lời bảng câu hỏi điều tra số liệu của đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân luôn động

ại

viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.

Đ


Do giới hạn về thời gian và kiến thức cho nên bài làm không thể tránh khỏi

̀ng

những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để đề tài nghiên cứu được
hoàn thiện hơn.

ươ

Xin chân thành cảm ơn!

Tr

Sinh viên

Nguyễn Mỹ Ngân
|

ii


MỤC LỤC
PHẤN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................3


́


4. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................3


́H

5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3
5.1. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu, số liệu......................................................3
5.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ...................................................................3

nh

6. Tình hình nghiên cứu...................................................................................................4
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...........................................................................8

Ki

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH, CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH
VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ....................................................................8

ho

̣c

1.1. Cơ sở lý luận về du lịch và dịch vụ du lịch ..............................................................8
1.1.1. Du lịch ...................................................................................................................8

ại

1.1.2. Khách du lịch.........................................................................................................9


Đ

1.1.3. Sản phẩm du lịch ...................................................................................................9
1.1.4. Dịch vụ du lịch ....................................................................................................10

̀ng

1.1.4.1. Khái niệm .........................................................................................................10

ươ

1.1.4.2. Phân loại ...........................................................................................................10
1.1.4.3. Các tiêu chí đánh giá ........................................................................................11

Tr

1.2. Quan niệm và đặc điểm du lịch văn hóa tâm linh ..................................................12
1.2.1. Về văn hóa tâm linh.............................................................................................12
1.2.2. Quan niệm về du lịch văn hóa tâm linh...............................................................14
1.2.3. Đặc điểm và xu hướng phát triển du lịch văn hóa tâm linh ở Việt Nam.............16
1.2.3.1. Đặc điểm...........................................................................................................16
1.2.3.2. Xu hướng phát triển du lịch văn hóa tâm linh ở Việt Nam .............................17
1.3. Chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng................................................17
1.3.1. Chất lượng dịch vụ ..............................................................................................18
iii


1.3.2. Khái niệm về sự hài lòng.....................................................................................19
1.3.3. Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng ................20

1.3.4. Mô hình nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng ................................................22
1.4. Mô hình nghiên cứu của đề tài ...............................................................................24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH VĂN HÓA TÂM
LINH TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ ....................................................................................26


́

2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Quảng Trị........................................................................26
2.1.1. Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ...................................................................26


́H

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội ......................................................................27
2.2. Thực trạng hoạt động du lịch tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014-2016..................29
2.2.1. Thống kê khách du lịch và thị trường khách du lịch ...........................................29

nh

2.2.1.1. Tình hình khách du lịch ....................................................................................29

Ki

2.2.1.2. Khách du lịch quốc tế .......................................................................................31
2.2.1.3. Khách du lịch nội địa........................................................................................33

ho

̣c


2.2.2. Doanh thu từ du lịch ............................................................................................33
2.3. Thực trạng du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn Tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014-

ại

2016 ...............................................................................................................................35
2.3.1. Tiềm năng tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh Quảng Trị.................................35

Đ

2.3.1.1. Các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng đã hiện diện lâu đời .........................................35

̀ng

2.3.1.2. Hệ thống di tích lịch sử cách mạng gắn liền với du lịch tâm linh Quảng Trị ..36
2.3.1.3. Hệ thống lễ hội văn hóa đặc sắc mang màu sắc tâm linh.................................39

ươ

2.3.2. Sản phấm du lịch văn hóa tâm linh Quảng Trị....................................................41

Tr

2.3.3. Thực trạng khai thác du lịch văn hóa tâm linh tại tỉnh Quảng Trị trong thời gian
qua .................................................................................................................................42
2.3.3.1. Hệ thống giao thông .........................................................................................42
2.3.3.2. Cơ sở lưu trú .....................................................................................................44
2.3.3.3. Cơ sở vui chơi giải trí .......................................................................................46
2.3.3.4. Đánh giá chung về hiện trạng đối với cơ sở vật chất tại các địa điểm khai thác

du lịch văn hóa tâm linh ................................................................................................47
2.3.2.5. Nguồn nhân lực ................................................................................................48
iv


2.3.2.6. Đầu tư phát triển du lịch văn hóa tâm linh .......................................................51
2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách về chất lượng dịch
vụ du lịch văn hóa tâm linh Quảng Trị..........................................................................53
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................................53
2.4.2. Phân tích mô tả sơ lược về đối tượng điều tra.....................................................54
2.4.2.1. Giới tính khách du lịch .....................................................................................54


́

2.4.2.2. Độ tuổi của khách du lịch .................................................................................55
2.4.3. Phân tích mô tả về hành vi của du khách ............................................................55


́H

2.4.3.1. Thời gian lưu trú của du khách.........................................................................55
2.4.3.2. Kênh cung cấp thông tin...................................................................................56
2.4.3.3. Mục đích của chuyến đi....................................................................................57

nh

2.4.3.4. Hình thức đi du lịch ..........................................................................................58

Ki


2.4.3.5. Trải nghiệm du khách về dịch vụ du lịch .........................................................58
2.4.4. Phân tích mức độ hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch văn hóa

ho

̣c

tâm linh Tỉnh Quảng Trị................................................................................................59
2.4.4.1. Kiểm định thang đo Crondbach’s alpha các nhân tố........................................59

ại

2.4.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA .....................................................................64
2.4.4.3. Phân tích hồi quy đa biến .................................................................................68

Đ

2.4.4.4. Phân tích và đánh giá kết quả ...........................................................................71

̀ng

2.5. Đánh giá chung về du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Quảng Trị .................................72
2.5.1. Những thuận lợi...................................................................................................72

ươ

2.5.2. Những khó khăn ..................................................................................................74

Tr


CHƯƠNG 3...................................................................................................................76
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI
VỚI CHÂT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TẠI TỈNH
QUẢNG TRỊ .................................................................................................................76
3.1. Quan điểm phát triển ..............................................................................................76
3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch Quảng Trị đến năm 2020 và định hướng đến năm
2030 ...............................................................................................................................76

v


3.1.2. Quan điểm phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tính
đến năm 2020.................................................................................................................77
3.2. Định hướng phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tính
đến năm 2020.................................................................................................................77
3.2.1. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch .............................................................77
3.2.2. Định hướng phân khúc thị trường khách du lịch trọng điểm ..............................78


́

3.2.3. Định hướng phát triển không gian du lịch...........................................................78
3.2.4. Định hướng khai thác điểm du lịch văn hóa tâm linh .........................................79


́H

3.3. Các nhóm giải pháp phát triển chất lượng dịch vụ du lịch văn hóa tâm linh Quảng
Trị trong thời gian tới ....................................................................................................79

3.3.1. Xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh Quảng Trị.....................80

nh

3.3.2. Đầu tư về hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật............................................81

Ki

3.3.3. Xúc tiến quảng bá du lịch văn hóa tâm linh Quảng Trị ......................................82
3.3.4. Xây dựng môi trường du lịch văn minh, an ninh an toàn cho du khách .............83

ho

̣c

3.3.5. Phát triển đội ngũ nhân lực du lịch......................................................................84
3.3.6. Liên kết phát triển du lịch....................................................................................85

ại

PHẦN III: KẾT LUẬN .................................................................................................87
1. Kết luận......................................................................................................................87

Đ

1.1. Kết luận...................................................................................................................87

̀ng

1.2. Hạn chế và hướng mở rộng của đề tài ....................................................................88

2. Kiến nghị ...................................................................................................................89

ươ

2.1. Kiến nghị với Tỉnh Quảng Trị và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Trị....89

Tr

2.2 Kiến nghị với các công ty kinh doanh du lịch.........................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................91
PHỤ LỤC .....................................................................................................................96
QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 VÀ 2
BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình khách du lịch đến Quảng Trị và vùng du lịch Bắc Trung Bộ, giai
đoạn 2014-2016 (khách có lưu trú) ...............................................................................30


́

Bảng 2.2: Khách du lịch quốc tế đến Quảng Trị giai đoạn 2014-2016.........................31
Bảng 2.3: Khách du lịch nội địa đến Quảng Trị giai đoạn 2014-2016 .........................33



́H

Bảng 2.4: Doanh thu từ du lịch Quảng Trị và Bắc Trung Bộ giai đoạn 2014-2016 .....34
Bảng 2.5: Cơ sở lưu trú Quảng Trị giai đoạn 2014-2016..............................................45
Bảng 2.6: Nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014-2016 ...............48

nh

Bảng 2.7: Cronbach Alpha’s của nhân tố Điều kiện an ninh địa phương .....................60
Bảng 2.8: Cronbach Alpha’s của nhân tố Đặc trưng của điểm du lịch và hoạt động du

Ki

lịch .................................................................................................................................60

̣c

Bảng 2.9: Cronbach Alpha’s của nhân tố Tính văn hóa tâm linh của các hoạt động du

ho

lịch .................................................................................................................................61
Bảng 2.10: Cronbach Alpha’s của nhân tố Con người..................................................62

ại

Bảng 2.11: Cronbach Alpha’s nhân tố Cơ sở vật chất ..................................................62

Đ


Bảng 2.12: Cronbach Alpha’s của nhân tố Giá cả cảm nhận ........................................63

̀ng

Bảng 2.13: Cronbach Alpha’s của nhân tố Sự hài lòng ................................................63
Bảng 2.14: Mô hình ma trận của chất lượng dịch vụ du lịch văn hóa tâm linh Quảng

ươ

Trị ..................................................................................................................................64
Bảng 2.15: KMO và Kiểm định Bartlett .......................................................................66

Tr

Bảng 2.16: Tổng phương sai được giải thích ................................................................67
Bảng 2.17: Tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach’s alpha và EFA.............................68
Bảng 2.18: Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng .........................70
Bảng 2.19: Kết quả phân tích hồi quy đa biến ..............................................................70

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................25
Sơ đồ 2.1: Mô hình lý thuyết được điều chỉnh qua kiểm định cronbach alpha và phân
tích nhân tố khám phá (EFA)....................................................................................... .69
Thống kê khách du lịch đến Quảng Trị giai đoạn 2014-2016...............29

Biểu đồ 2.2:


Cơ cấu nguồn khách du lịch quốc tế hiện nay của Quảng Trị...............32

Biểu đồ 2.3:

Cơ cấu nguồn nhân lực du lịch Quảng Trị giai đoạn 2014 - 2016 ........49

Biểu đồ 2.4:

Giới tính khách du lịch điều tra .............................................................54

Biểu đồ 2.5:

Độ tuổi của khách du lịch điều tra.........................................................55

Biểu đồ 2.6:

Thời gian lưu trú của khách du lịch điều tra .........................................55

Biểu đồ 2.7:

Kênh cung cấp thông tin........................................................................56

Biểu đồ 2.8:

Kênh cung cấp thông tin........................................................................57

Biểu đồ 2.9:

Hình thức đi du lịch ...............................................................................58


ho

̣c

Ki

nh


́H


́

Biểu đồ 2.1:

Tr

ươ

̀ng

Đ

ại

Biểu đồ 2.10: Mục đích của chuyến đi.........................................................................59

viii



PHẤN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, tại nhiều nước trên thế giới, du lịch đang được xem là một trong
những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao bởi những lợi ích to lớn về


́

kinh tế - xã hội mà bản thân ngành du lịch mang lại. Điều này càng thể hiện rõ hơn
trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Đi cùng với xu hướng này, Việt


́H

Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên du lịch phong phú cả về tự nhiên và nhân văn
với nhiều điểm du lịch hấp dẫn, du lịch nước ta được xác định là một trong những
ngành kinh tế mũi nhọn. Trong những năm qua, ngành du lịch đã có những đóng góp

nh

đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung và của nhiều địa
phương nói riêng, góp phần tạo ra nhiều việc làm và nâng cao nhận thức trong giao lưu

Ki

văn hoá quốc tế.

̣c


Hiện nay, ở nước ta phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau, tùy theo nhu

ho

cầu trong việc thực hiện hành vi du lịch mà chia thành các loại như: du lịch nghỉ
dưỡng, giải trí; du lịch thể thao; du lịch chữa bệnh; du lịch vì mục đích văn hóa; du

ại

lịch sinh thái; du lịch văn hóa tâm linh; du lịch về thăm thân nhân, quê hương; du lịch

Đ

thương gia; du lịch công vụ; du lịch quá cảnh,... Trong đó, du lịch văn hóa tâm linh là

thu cao.

̀ng

một trong những loại hình du lịch đang phát triển, có sức lan tỏa mạnh, đem lại nguồn

ươ

Tỉnh Quảng Trị nằm ở khu vực phía Nam của vùng Bắc Trung Bộ và trên Hành

lang kinh tế Đông Tây do đó có vai trò quan trọng trong chiến lược du lịch của cả

Tr


vùng Bắc Trung Bộ và trong việc kết nối phát triển kinh tế du lịch giữa Việt Nam với
các nước trong tiểu vùng. Đồng thời, Quảng Trị cũng là địa phương có nguồn tài
nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đặc biệt là hệ thống các di tích lịch sử
- cách mạng thời kỳ kháng chiến chống Mỹ hào hùng của dân tộc Việt Nam gắn với
những địa danh đã đi vào lịch sử như cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, Thành cổ Quảng
Trị, địa đạo Vịnh Mốc, đảo Cồn Cỏ, Cửa Tùng, Cửa Việt... Thêm vào đó, nơi đây còn
có một số các di tích tôn giáo tín ngưỡng, lễ hội tôn giáo và lễ hội cách mạng thu hút

1


đông đảo sự tham gia của nhân dân địa phương và du khách. Đây chính là tiềm năng
và thế mạnh của Quảng Trị trong phát triển du lịch, nhất là du lịch văn hóa tâm linh.
Mặc dù sở hữu tiềm năng lớn để phát triển du lịch văn hóa tâm linh song cho đến nay
ngành du lịch tỉnh vẫn chưa khai thác đúng mức thế mạnh của loại hình du lịch này.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện trạng này là chất lượng dịch vụ du
lịch còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe của khách


́

du lịch.

Do vậy, việc nghiên cứu yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách đối với


́H

chất lượng dịch vụ du lịch văn hóa tâm linh có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở để đưa ra
các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ loại hình du lịch này, đáp ứng nhu

cầu và cải thiện sự hài lòng của khách du lịch. Từ đó, có thể tăng lượng du khách đến

nh

với tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới, góp phần đưa du lịch văn hóa tâm linh nói riêng

Ki

và ngành du lịch nói chung trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Xuất phát từ
những yêu cầu trên, tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự

ho

̣c

hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụ du lịch văn hóa tâm linh tại tỉnh
Quảng Trị” làm đề tài tốt nghiệp cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Đ

ại

 Mục tiêu chung: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du
khách về chất lượng dịch vụ du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Quảng Trị và đưa ra các

̀ng

nhóm giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch văn hóa tâm linh, cải thiện mức
độ hài lòng của khách du lịch Quảng Trị.


ươ

 Mục tiêu cụ thể:

Tr

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch văn hóa tâm linh, dịch vụ du lịch, chất

lượng dịch vụ du lịch và mô hình nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng.
- Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch nói chung và du lịch văn

hóa tâm linh nói riêng tại địa bàn Quảng Trị giai đoạn 2014-2016.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách về chất lượng
dịch vụ du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Quảng Trị thông qua khảo sát thực tế năm 2017.

2


- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch văn hóa tâm linh của
Quảng Trị trong thời gian tới.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: chất lượng dịch vụ du lịch văn hóa tâm linh
tỉnh Quảng Trị.
4. Phạm vi nghiên cứu


́

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh

Quảng Trị.


́H

- Về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện gồm có số liệu sơ cấp và số liệu thứ
cấp. Các số liệu thứ cấp đánh giá thực trạng du lịch văn hóa tâm linh Quảng Trị thu thập

nh

trong giai đoạn 2014-2016. Số liệu sơ cấp được tiến hành điều tra trong năm 2017.
5. Phương pháp nghiên cứu

Ki

5.1. Phương pháp thu thập thông tin

- Số liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp trong đề tài được thu thập qua các tư liệu sẵn

ho

̣c

có tại địa bàn nghiên cứu, cụ thể là Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, các bài viết trên
các tạp chí khoa học xã hội. Ngoài ra còn có các số liệu thu thập từ báo đài, Internet, ý

dữ liệu có liên quan.

ại


kiến các chuyên gia, các nhà khoa học, chính quyền địa phương và những nguồn cơ sở

Đ

- Số liệu sơ cấp: số liệu được thu thập từ việc điều tra các khách du lịch theo

̀ng

mẫu đã được thiết kế sẵn phục vụ cho nghiên cứu. Phương pháp điều tra là phỏng vấn
các du khách tham gia hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại Quảng Trị, số mẫu điều

ươ

tra là n = 150.

Tr

5.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Để phân tích số liệu hay các thông tin định lượng, nghiên cứu sử dụng phần

mềm SPSS 20 và EXCEL. Các số liệu thứ cấp thu thập được được xử lý trong Excel
sau đó thể hiện qua các bảng, biểu đồ. Về số liệu sơ cấp, các đáp án trả lời được mã
hóa và sử dụng các phép tính trong SPSS để tính toán.
 Phương pháp so sánh: so sánh số tương đối và tuyệt đối của các chỉ tiêu nghiên
cứu qua không gian và thời gian.

3


 Phương pháp thống kê mô tả: Từ các số liệu thu thập được, xây dựng hệ thống

bảng biểu để phân tích, đánh giá tình hình hoạt động du lịch và du lịch văn hóa tâm
linh Quảng Trị
 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA): Kiểm định thang đo Cronbach
Alpha nhằm xác định mức độ ảnh hưởng các biến quan sát với các biến tiềm ẩn nhằm
loại bỏ các biến không đạt yêu cầu để thang đo đạt độ tin cậy thỏa mãn điều kiện cho


́

phép qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha, sau đó phương pháp EFA được sử dụng để
nhận diện các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách về chất lượng


́H

dịch vu du lịch văn hóa tâm linh Quảng Trị.

 Phương pháp hồi quy: Phương pháp này nhằm mục đích đo lường tác động của
biến độc lập lên biến phụ thuộc và phân tích vai trò của từng nhân tố đối với mức độ

nh

hài lòng chung. Từ đó có những gợi ý chính sách tác động cụ thể và sắp xếp thứ tự ưu

Ki

tiên trong việc ra quyết định. Phương trình hồi quy nghiên cứu về sự hài lòng của du
khách với du lịch văn hóa tâm linh Quảng Trị có trong đề tài dạng như sau:

6. Tình hình nghiên cứu


ho

̣c

HL_Y = β0 + β1*F1 + β2*F2 + β3*F3 + β4 *F4 + ei

ại

Hiện nay đi cùng với sự phát triển ngày càng nhanh chóng của ngành du lịch,
đã có rất nhiều đề tài trong và ngoài nước tập trung nghiên cứu về sự hài lòng của

Đ

khách du lịch đối với chất lượng dịch vụ.

̀ng

- Các nghiên cứu trong nước được thực hiện liên quan đến sự hài lòng về chất
lượng dịch vụ du lịch tiểu biểu là:

ươ

Thứ nhất là đề tài nghiên cứu “Những nhân tố tác động đến sự hài lòng của du

Tr

khách đối với chất lượng của sản phẩm du lịch sinh thái ở Thành phố Cần Thơ” của
tác giả Trần Thị Phương Lan (2010). Nghiên cứu thực hiện đánh giá chất lượng sản
phẩm du lịch sinh thái Cần Thơ thông qua sự cảm nhận của du khách, bao gồm 3 thành

phần: tài nguyên du lịch, cơ sở du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái. Ngoài
ra, từ phương pháp khám phá nhân tố (EFA), đề tài đưa ra được 4 nhân tố của sản
phẩm du lịch là: (i) tài nguyên du lịch; (ii) dịch vụ du lịch; (iii) cơ sở vật chất phục vụ
du lịch; (iv) cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Sau đó bằng phân tích hồi qui, 3 nhân tố có tác
động đến sự hài lòng của du khách đối với chất lượng của sản phẩm du lịch sinh thái ở
4


Cần Thơ được rút ra đó là: tài nguyên du lịch, dịch vụ du lịch và cơ sở vật chất phục
vụ du lịch.
Thứ hai là nghiên cứu “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của
khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch ở Kiên Giang” của Lưu Thanh Đức Hải và
Nguyễn Hồng Giang (2011). Đề tài đã đưa ra mô hình lí thuyết về chất lượng dịch vụ
được các tác giả xây dựng dựa trên 5 nhóm yếu tố tác động, gồm: (i) Phong cảnh du


́

lịch; (ii) Hạ tầng kĩ thuật; (iii) Phương tiện vận chuyển; (iv) Hướng dẫn viên du lịch;
(v) Cơ sở lưu trú và thực hiện khảo sát 295 du khách bằng phương pháp chọn mẫu


́H

ngẫu nhiên phân tầng theo địa bàn. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) của
nghiên cứu cho thấy sự hài lòng của khách du lịch đều có mối quan hệ đến 5 thành
phần nêu ra. Trong đó, thái độ của hướng dẫn viên là yếu tố tác động mạnh nhất đến

nh


sự hài lòng của khách du lịch, thấp nhất là yếu tố về tiện nghi của cơ sở lưu trú.

Ki

Tiếp theo là đề tài “Nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch nội địa về chất
lượng dịch vụ tại Làng cổ Đường Lâm” của Lê Thị Tuyết và cộng sự (2014). Đề tài

ho

̣c

này đã thực hiện phân tích nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng từ việc phát triển mô
hình dịch vụ của Parasuraman, A. và cộng sự (1988). Kết quả phân tích nhân tố khám

ại

phá (EFA), đã xác định có 7 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng gồm: (i) Năng
lực phục vụ du lịch; (ii) Giá cả hàng hóa và dịch vụ; (iii) Văn hóa; (iv) Cơ sở vật chất;

Đ

(v) Các nghề truyền thống; (vi) Các lễ hội truyền thống; và (vii) Ẩm thực. Kết quả

̀ng

nghiên cứu cũng cho thấy chất lượng dịch vụ ở Làng cổ Đường Lâm bước đầu đã đáp
ứng được nhu cầu của du khách, với khoảng 80% khách du lịch hài lòng.

ươ


- Một số nghiên cứu tiêu biểu về du lịch Quảng Trị được thực hiện cho đến nay

Tr

gồm có:

Thứ nhất,“Nghiên cứu phát triển du lịch hoài niệm tại khu di tích lịch sử Thành

cổ Quảng Trị” của Phan Thị Mỹ Lan (2013). Đề tài này được thực hiện để đánh giá
tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch hoài niệm tại khu di tíchThành cổ Quảng Trị
và đề xuất các giải pháp nhằm khai thác, quản lý tốt các giá trị lịch sử cách mạng tại
Thành cổ Quảng Trị phục vụ phát triển du lịch hoài niệm.
Thứ hai là “Các yếu tố tác động đến ý định lựa chọn Quảng Trị làm điểm đến
du lịch” của tác giả Lê Kim Việt (2015). Nghiên cứu này khám phá các khái niệm về
5


(i) nhu cầu tôn giáo cá nhân; (ii) thư giãn, giải trí; (iii) tăng thêm sự hiểu biết, (iv) tác
động từ bạn bè, người thân; (v) chi phí hợp lý; (vi) di sản, sự kiện và lễ hội; (vii) giao
thông thuận lợi. Từ đó nghiên cứu xem xét tác động của bảy nhân tố này đến ý định
chọn Quảng Trị làm điểm đến du lịch của du khách. Nghiên cứu sử dụng phương pháp
thống kê mô tả, kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích nhân tố
khám phá (EFA) và phân tích hồi quy đa biến. Kết quả đề tài đưa ra kết luận cả bảy


́

nhân tố đều có tác động thuận chiều đến ý định du lịch của khách trong đó yếu tố di
sản, sự kiện và lễ hội có tác động mạnh nhất, thứ hai là chi phí du lịch hợp lý, thứ ba là



́H

nhu cầu về tôn giáo cá nhân, thứ tư là hiểu biết cá nhân, thứ năm là nhu cầu về thư
giãn, giải trí, thứ sáu là tác động bạn bè và người thân và cuối cùng là giao thông thuận
tiện. Kết quả kiểm định và đánh giá mô hình các yếu tố tác động đến ý định du khách

nh

cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng phù hợp với tập dữ liệu ở mức 50,2%.

Ki

Thứ ba, về văn hóa du lịch tâm lịch Quảng Trị đã có “Nghiên cứu và đề xuất
giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn Quảng Trị” do Hồ

ho

̣c

Kỳ Minh là chủ nhiệm đề tài. Đề tài này được các tác giả tập tung nghiên cứu những lý
luận về mô hình du lịch văn hóa tâm linh, đánh giá những tiềm năng về du lịch văn

ại

hóa tâm linh Quảng Trị. Từ đó đưa ra những giải pháp mang tính định hướng chung
cho việc phát triển du lịch văn hóa tâm linh Quảng Trị.

Đ


Tóm lại, xuất phát từ thực tiễn, hiện nay có khá nhiều các nghiên cứu liên quan

̀ng

đến sự hài lòng của khách du lịch đối với chất lượng dịch vụ được thực thiện. Các
nghiên cứu này đều chủ yếu bám sát đặc điểm của từng loại hình du lịch hay từng

ươ

điểm du lịch cụ thể từ đó phân tích thực trạng, đưa ra mô hình nghiên cứu phù hợp để

Tr

đánh giá và kiểm định. Việc này giúp các đề tài có cơ sở để đưa ra kết luận và đề xuất
các giải pháp hợp lý trong phát triển chất lượng lượng dịch vụ du lịch. Như vậy việc
nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch đối với chất lượng dịch vụ du lịch phụ thuộc
nhiều vào đặc điềm của từng loại hình hay điểm đến du lịch cụ thể. Đối với du lịch
Quảng Trị nói chung và du lịch văn hóa tâm linh nói riêng, mới chỉ có một nghiên cứu
mang tính chất khái quát, định hướng chung dựa trên các cơ sở lý luận và số liệu thu
thập để đưa ra những giải pháp, chưa có đề tài nào tiếp cận nghiên cứu một cách toàn
diện từ lý luận đến thực tiễn. Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh
6


hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụ du lịch văn hóa tâm
linh tại tỉnh Quảng Trị” sẽ hệ thống lại các vấn đề lý luận liên quan đến du lịch văn
hóa tâm linh, tập trung phân tích sự cảm nhận của du khách đối với chất lượng dịch vụ
du lịch qua những trải nghiệm thực tế của họ. Từ đó, làm cơ sở quan trọng để đưa ra
chính sách và các giải pháp phát triển du lịch văn hóa tâm linh Quảng Trị một cách


Tr

ươ

̀ng

Đ

ại

ho

̣c

Ki

nh


́H


́

hợp lý.

7


PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH, CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
DU LỊCH VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT

1.1. Cơ sở lý luận về du lịch và dịch vụ du lịch
1.1.1. Du lịch


́

Trong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến một sự bùng nổ của hoạt


́H

động du lịch trên toàn cầu. Du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều
quốc gia và kinh tế du lịch đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế thế giới.
Theo I.I. Pirogionic (1985) thì: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư

nh

trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú
thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao

Ki

trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự

̣c

nhiên, kinh tế và văn hóa”.


ho

Theo Luật du lịch (2005) của Việt Nam, trong Điều 4, Chương I thì: “Du lịch là
các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường

ại

xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong

Đ

một khoảng thời gian nhất định”.

Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: Du lịch là một trong

̀ng

những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước

ươ

này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc.
Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục

Tr

vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động
chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.
Như vậy, chúng ta thấy được du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao

gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nó vừa mang
đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội.

8


1.1.2. Khách du lịch
Theo Điều 4, Luật du lịch (2005): “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết
hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi
đến”.
Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế:
- Khách du lịch nội địa là “công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại


́

Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam” (Điều 34, Luật du lịch, 2005)

- Khách du lịch quốc tế là “người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước


́H

ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt
Nam ra nước ngoài du lịch” (Điều 34, Luật du lịch, 2005).
1.1.3. Sản phẩm du lịch

nh

Đề cập đến bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, chúng ta cũng không thể không


Ki

nhắc đến sản phẩm của hoạt động đó. Vì vậy khi tìm hiểu các khái niệm chung về du
lịch, chúng ta cũng phải tìm hiểu xem thế nào là sản phẩm du lịch và những nét đặc

ho

̣c

trưng cơ bản của nó.

Theo Điều 4 Luật Du Lịch Việt Nam (2005): “Sản phẩm du lịch là tập hợp các

ại

dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.
Sản phẩm du lịch theo nghĩa hẹp là những gì khách du lịch mua lẻ hoặc trọn

Đ

gói, ví dụ như vận chuyển, lưu trú… Theo nghĩa rộng là tổng hợp những gì khách

̀ng

mua, hưởng thụ, thực hiện gắn liền với điểm du lịch, trang thiết bị và dịch vụ.
Nhìn từ góc độ khách du lịch, sản phẩm du lịch bao trùm toàn bộ những gì phục

ươ


vụ cho chuyến đi tính từ khi rời khỏi chỗ ở hàng ngày đến khi trở lại nhà. Một chuyến

Tr

du lịch là một sản phẩm du lịch trọn gói. Một bữa ăn trong nhà hàng, một đêm lưu trú
tại khách sạn là những sản phẩm du lịch riêng lẻ.
Từ những quan điểm trên, sản phẩm du lịch được hiểu như sau:

- Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ
sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian
thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng.
- Sản phẩm du lịch là sự kết hợp giữa sản phẩm hàng hóa, sản phẩm dịch vụ,
những điều kiện về tự nhiên, điều kiện văn hóa xã hội của điểm đến.
9


1.1.4. Dịch vụ du lịch
1.1.4.1. Khái niệm
Trong kinh tế học, dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng
ở dạng phi vật chất. Dịch vụ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân. Các quốc gia trên thế giới hiện nay có xu hướng tăng dần tỷ trọng của các ngành
dịch vụ trong phát triển kinh tế.


́

Theo Điều 4 Luật Du lịch (2005) “Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ
về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và



́H

những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch”.

Dịch vụ du lịch là một bộ phận cấu thành nên sản phẩm du lịch, được xem là hạt
nhân của sản phẩm du lịch, việc thực hiện nhu cầu chi tiêu của du khách không tách

nh

rời các loại dịch vụ mà nhà kinh doanh du lịch cung cấp. Dịch vụ du lịch là một quy

Ki

trình hoàn chỉnh, là sự liên kết hợp lý các dịch vụ đơn lẻ tạo nên, do vậy phải tạo ra sự
phối hợp hài hòa, đồng bộ trong toàn bộ chỉnh thể để tạo ra sự đánh giá tốt của du

ho

̣c

khách về sản phẩm du lịch hoàn chỉnh.
1.1.4.2. Phân loại

ại

Về phân loại dịch vụ du lịch, theo do Phạm Đình Thọ (Giáo trình Quản trị chất
lượng dịch vụ du lịch, 2008) dịch vụ du lịch được phân thành các nhóm sau:

Đ


 Dịch vụ cơ bản

̀ng

Là các dịch vụ đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người trong chuyến đi,
bao gồm các dịch vụ:

ươ

- Dịch vụ vận chuyển: Đáp ứng việc đưa khách từ nơi cư trú đến các điểm du

Tr

lịch, di chuyển giữa các điểm du lịch và trong phạm vi một điểm du lịch.
- Dịch vụ lưu trú, ăn uống: Để đảm bảo cho khách du lịch có nơi ăn nghỉ trong

quá trình thực hiện chuyến du lịch.
 Dịch vụ đặc trưng
Là dịch vụ đáp ứng thỏa mãn nhu cầu, mục đích chính trong chuyến đi của
khách du lịch, có thể là:

10


- Dịch vụ du lịch văn hóa: Thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch về tham quan,
tìm hiểu, nghiên cứu phong tục tập quán, nếp sống, con người, di tích văn hóa- lịch sử
của điểm đến.
- Dịch vụ du lịch kết hợp nghiên cứu khoa học tự nhiên: hệ sinh thái, cảnh quan
môi trường, tác động của môi trường…
- Dịch vụ vui chơi, giải trí: Nhằm đem lại cho khách du lịch những khoảng thời



́

gian thú vị trong chuyến du lịch. Để thỏa mãn nhu cầu, khách có thể lựa chọn những
hoạt động vui chơi giải trí khác nhau như chơi trò chơi, xem kịch, xem văn nghệ…


́H

- Dịch vụ mua sắm: Đối với nhiều du khách, việc mua sắm là không thể thiếu
trong những chuyến đi du lịch. Khi đi du lịch, khách du lịch thích mua những món quà
về làm kỷ niệm để tặng cho người thân, bạn bè. Những món quà được chọn mua có thể

nh

là những sản vật đặc trưng của điểm đến, cũng có thể những hàng hóa tiêu dùng mà

Ki

được khách hàng đánh giá là có ý nghĩa với họ.

- Dịch vụ du lịch MICE: Dịch vụ du lịch kết hợp hội nghị hội thảo.

ho

̣c

 Dịch vụ trung gian và dịch vụ bổ sung


Là những dịch vụ làm chi chuyến du lịch được hoàn chỉnh, thêm phần thú vị và

ại

hữa ích, ví dụ như dịch vụ đổi tiền, dịch vụ tư vấn, dịch vụ massage, dịch vụ làm

điểm du lịch.

Đ

đẹp… Dịch vụ bổ sung có thể đáp ứng mọi nhu cầu hợp pháp của du khách tại tuyến

̀ng

1.1.4.3. Các tiêu chí đánh giá
Theo Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (Giáo trình kinh tế du lịch,

ươ

2004) thông thường để đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch, người ta dựa váo một số
tiêu thức cơ bản sau:

Tr

 Sự đa dạng của các loại hình dịch vụ:
Nói đến sự đa dạng của các loại hình dịch vụ là nói đến số lượng, chủng loại

nhiều hay ít của hệ thống các dịch vụ cung cấp. Sự đa dạng đảm bảo mang lại cho du
khách nhiều cơ hội lựa chọn . Với mỗi khu vực dịch vụ thì sự đa dạng được thể hiện
theo những góc độ khác nhau. Nếu như ở khu vực lưu trú đó là các thông số về số

lượng phòng tối thiểu, cơ cấu phòng và các mức giá khác nhau thì ở khu vực ăn uống
đó là sự phong phú của thực đơn (về số lượng, cơ cấu) và định suất ăn linh hoạt hay
11


khu vực lữ hành lại là số lượng tuyến, chương trình du lịch và sự đa dạng của các
chương trình trên cùng một tuyến.
 Chất lượng của các điều kiện thực hiện dịch vụ:
Đây chính là yếu tố thuộc về cơ bản vật chất kỹ thuật. Chất lượng của nó một
mặt là chất lượng của chính bản thân các trang thiết bị. Mặt khác chính là sự đồng bộ
và tổ chức hợp lý đảm bảo sự thuận lợi cho cả quá trình phục vụ của người lao động và


́

thuận lợi cho khách trong quá trình tiêu dùng. Vị trí của cơ sở cũng được coi là một
yếu tố tạo nên chất lượng của điều kiện thực hiên dịch vụ. Tuy nhiên điều này phụ


́H

thuộc vào mỗi đối tượng khách. Có đới tượng thích ở những khu trung tâm, có đối
tượng lại thích ở những nơi vắng vẻ, yên tĩnh. Nhìn chung những vị trí thuận lợi cho
việc đi lại phục vụ cho mục đích của khách đều được coi là tốt.

nh

 Chất lượng đội ngũ lao động hay phương hướng hướng thực hiện các dịch vụ.

Ki


Với đặc thù sản phẩm là dịch vụ, sản phẩm du lịch do yếu tố con người tạo ra là
chính. Một doanh nghiệp hay địa phương dù có hệ thống cơ sở vật chất phong phú và

ho

̣c

hiện đại đến mấy nhưng đội ngũ lao động lại tỏ ra yếu kém thì cũng không thể đảm
bảo được chất lượng phục vụ. Chất lượng của đội ngũ lao động được đánh giá chủ yếu

ại

dựa vào trình độ của lao động: (trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ học vấn và
trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp). Bên cạnh đó là tinh thần thái độ trong phục vụ

Đ

đối với khách hàng và tinh thần tập thể trong thực hiện công việc.

̀ng

Trên đây là ba chỉ tiêu cơ bản khi đánh giá các chỉ tiêu này, được xây dựng chi
tiết thành những chỉ tiêu cụ thể và đánh giá theo hình thức cho điểm và được tiến hành

ươ

tổ chức đánh giá thành nhiều đợt... Việc xây dựng hệ thống điểm chuẩn và mức điểm

Tr


cụ thể khi đánh giá phải dựa trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng về nhu cầu của khách
mục tiêu và vào từng điều kiện cụ thể của đối tượng nghiên cứu.
1.2. Quan niệm và đặc điểm du lịch văn hóa tâm linh
1.2.1. Về văn hóa tâm linh
Trong các yếu tố của con người, tâm linh là yếu tố có biểu hiện khá mơ hồ,
không rõ nét, vì vậy rất khó xác định và nắm bắt. Khái niệm tâm linh có nội hàm phức
tạp dẫn đến có nhiều cách hiểu về tâm linh, tuy nhiên, về cơ bản chúng ta có thể hiểu
“tâm linh” dựa trên từ nguyên của nó. “Tâm linh” được cấu tạo từ hai chữ “tâm” và
12


“linh”. Tâm hiểu theo hướng tình cảm là tấm lòng nhân ái hoặc nếu hiểu theo nghĩa
của từ tâm niệm thì là sự nhắc nhở mình để ghi nhớ và làm theo, tin theo một điều nào
đó. Còn “linh” có nghĩa là linh thiêng. Theo đó, tâm linh được hiểu khái quát là niềm
tin của con người vào sự linh thiêng. Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê, “tâm
linh” có thể hiểu theo hai hướng. Hướng thứ nhất là “khả năng biết trước một biến cố
nào đó sẽ xảy ra theo quan niệm duy tâm”. Hướng thứ hai là “tâm hồn, tinh thần”


́

(thường có tính chất thiêng liêng).

Tâm linh có sự gắn bó chặt chẽ với tín ngưỡng và niềm tin tôn giáo. Theo


́H

Nguyễn Đăng Duy (1996), tâm linh được hiểu là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc

sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tôn giáo. Cái thiêng liêng,
cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm.

nh

Tuy nhiên, tâm linh không đồng nhất hoan toàn với tín ngưỡng và hay niềm tin tôn

Ki

giáo. Khái niệm tâm linh mang ý nghĩa rộng và tích cực hơn. Theo Đỗ Lai Thúy trong
tác phẩm “Phân tâm học và văn hóa tâm linh”: Trước đây nói đến tâm linh là người ta

ho

̣c

nghĩ ngay đến tín ngưỡng và tôn giáo và đồng nhất nó với tín ngưỡng, tôn giáo. Thực
ra, khái niệm tâm linh vừa hẹp lại hơn lại vừa rộng hơn khái niệm tín ngưỡng tôn giáo.

ại

Hẹp hơn là ở tín ngưỡng tôn giáo ngoài phần tâm linh ra còn có phần mê tính dị đoan
và sự cuồng tín tôn giáo. Bởi đó vừa là một lĩnh vực của đời sống tinh thần vừa là một

Đ

thiết chế xã hội, mà đã là một thiết chế xã hội thì không tránh khỏi sự thế tục hóa, sự

̀ng


tha hóa do việc lợi dụng của giai cấp thống trị. Rộng hơn vì tâm linh gắn liền với
những khái niệm thiêng liêng, cái cao cả, cái siêu việt... không chỉ có ở đời sống tôn

ươ

giáo mà còn có trong đời sống tinh thần, đời sống xã hội. Không chỉ có Thượng đế, có

Tr

chúa trời, Thần, Phật mới thiêng liêng, mà cả Tổ quốc, lòng yêu thương con người, sự
thật, công lý cũng thiêng liêng không kém. Có như vậy, con người mới đạt đến chiều
cao của con người.”
Văn hoá tâm linh là một mặt hoạt động văn hoá của xã hội con người, được
biểu hiện ra những khía cạnh vật chất hoặc tinh thần, mang những giá trị thiêng liêng
trong cuộc sống thường ngày và trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo, thể hiện nhận
thức, thái độ của con người. Thể hiện về phương diện giá trị vật chất là những kiến
trúc nghệ thuật, những không gian thiêng liêng như đền đài, đình chùa, miếu mạo, nhà
13


thờ,...Thể hiện về giá trị văn hoá tinh thần đó là những nghi lễ, những ý niệm thiêng
liêng trong tâm thức con người.
1.2.2. Quan niệm về du lịch văn hóa tâm linh
Khái niệm du lịch tâm linh được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đề
cập đến, tại Việt Nam có thể nhắc đến khái niệm du lịch tâm linh của tác giả Nguyễn
Văn Tuấn (Tham luận tham dự Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh vì sự phát triển


́


bền vững, 2013): “Xét về nội dung và tính chất hoạt động, du lịch tâm linh thực chất là
loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh vừa làm cơ sở vừa làm mục tiêu


́H

nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần. Theo cách
nhìn nhận đó, du lịch văn hóa tâm linh khai thác những yếu tố văn hóa tâm linh trong
quá trình diễn ra các hoạt động du lịch, dựa vào những giá trị văn hóa vật thể và phi

nh

vật thể gắn với lịch sử hình thành nhận thức của con người về thế giới, những giá trị về

Ki

đức tin, tôn giáo, tín ngưỡng và những giá trị tinh thần đặc biệt khác. Theo đó, du lịch
văn hóa tâm linh mang lại những cảm xúc và trải nghiệm thiêng liêng về tinh thần của

ho

̣c

con người trong khi đi du lịch”. Từ quan điểm trên, có thể nhận định du lịch tâm linh
là một hình thức biểu hiện của du lịch văn hóa. Các giá trị văn hóa tâm linh là yếu tố

ại

cốt lõi để hình thành nên các hoạt động du lịch và sản phẩm du lịch phục vụ cho du
khách. Thông qua việc thụ hưởng các giá trị văn hóa tâm linh du khách sẽ hình thành


Đ

nên những suy nghĩ tích cực hướng đến sự cân bằng và phát triển về mặt tinh thần.

̀ng

Khái niệm của tác giả Nguyễn Văn Tuấn cũng khá gần gũi với sự nhận định về
du lịch tâm linh của nhóm tác giả Nguyễn Trọng Nhân và Cao Mỹ Khanh (2014). Cụ

ươ

thể nhóm tác giả này cho rằng: “Phát triển du lịch văn hóa tâm linh ngoài mang lại các

Tr

lợi ích kinh tế - xã hội - văn hóa cho như những loại hình du lịch khác, còn giúp những
người thực hiện chuyến du lịch hướng nơi đến tinh thần của mình lên cao trong việc
tìm kiếm mục đích cao cả và những giá trị có khả năng nâng cao phẩm giá cho cuộc
sống và bản thân họ nếu sự phát triển du lịch diễn ra đúng hướng”.
Gần đây nhất có thể nhắc đến khái niệm du lịch tâm linh do tác giả Hồ Kỳ Minh
(2015) đề xuất: “Du lịch tâm linh hiện nay được thể hiện trên nhiều cung bậc, nhiều
dạng. Dạng thứ nhất, đó là những hoạt động tham quan, vãn cảnh tại các cơ sở tôn
giáo, tín ngưỡng. Đây là dạng hẹp nhất, chưa thể hiện được ý nghĩa của hoạt động du
14


lịch này nhưng lại là hoạt động phổ biến nhất hiện nay. Dạng thứ hai được mở rộng
hơn với cách hiểu là tìm đến các địa điểm, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo bên cạnh tham
quan vãn cảnh thì còn để cúng bái, cầu nguyện. Dạng này có mở rộng hơn nhưng mới

chỉ phù hợp với những đối tượng có theo tôn giáo, tín ngưỡng. Dạng thứ ba có mục
đích chính là tìm hiểu các triết lý, giáo pháp khiến cho con người trầm tĩnh, để tâm
hồn thư thái, cải thiện sức khỏe và cảm nhận chính bản thân mình”.


́

Bên cạnh các quan điểm nghiên cứu trong nước, các tác giả nước ngoài cũng
đưa ra các quan điểm về du lịch tâm linh. Cụ thể, nhà nghiên cứu Alex Norman (2011)


́H

đã có định nghĩa về du lịch tâm linh ngắn gọn là: “Du lịch tâm linh có đặc trưng là du
khách sẽ cố tìm kiếm lợi ích tinh thần thông qua việc thực hành nghi lễ tôn giáo, tín
ngưỡng”.

nh

Riêng hai tác giả Farooq Haq - John Jackson (2009) cho rằng “khách du lịch tâm

Ki

linh là đối tượng đi đến một nơi cụ thể ngoài môi trường sinh sống của mình với ý định
gia tăng ý nghĩa cho đời sống tinh thần; có thể họ có tôn giáo hoặc không tôn giáo, thông

ho

̣c


qua chuyến đi họ có trải nghiệm với môi trường tự nhiên tại điểm đến nhưng được đặt
trong bối cảnh có sự liên hệ với một đấng/ nhân vật năng quyền nào đó”.

ại

Tóm lại, các giá trị văn hóa tinh thần là nền tảng quan trọng để hình thành và
phát triển hoạt động du lịch tâm linh. Mục đích của khách du lịch tâm linh có thể chia

Đ

thành nhiều thang bậc khác nhau nhưng xuất phát điểm của họ có sự giống nhau là có

̀ng

sự tôn kính hay niềm tin với một lực lượng siêu nhiên gắn liền với một không gian
nhất định. Trải nghiệm của họ tại các không gian linh thiêng sẽ có khả năng mang lại ý

ươ

nghĩa quan trọng nhằm nâng cao nhận thức, sự hiểu biết hoặc gia tăng niềm tin cho

Tr

chính mình.

Có thể nhận diện những dòng người đi du lịch đến các điểm tâm linh gắn với

không gian văn hóa, cảnh quan các khu, điểm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch
của mình, trong đó nhu cầu tâm linh được xem là cốt yếu. Khách du lịch văn hóa tâm
linh ở Việt Nam thường hội tụ về các điểm du lịch tâm linh như: đền, chùa, đình, đài,

lăng tẩm, tòa thánh, khu thờ tự, tưởng niệm và những vùng đất linh thiêng gắn với
phong cảnh đặc sắc gắn kết với văn hóa truyền thống, lối sống địa phương. Ở đó du
khách tiến hành các hoạt động tham quan, tìm hiểu văn hóa lịch sử, triết giáo, cầu
15


×