Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu đặc điểm biến dị về sinh trưởng và một số chỉ tiêu chất lượng của keo lá tràm (acacia auriculiformis) tại các khu khảo nghiệm dòng vô tính ở ba vì hà nội và đồng hới quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 87 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
bộ nông nghiệp và PTNT
Trường đại học lâm nghiệp
----------------------------------

Hồ Hải Ninh

Nghiên cứu đặc điểm biến dị về sinh
trưởng và một số chỉ tiêu chất lượng của
Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) TạI các KHU
KHảO NGHIệM DòNG vô tính ở Ba Vì - Hà NộI và
Đồng Hới - Quảng Bình

Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp

Hà Nội - Năm 2008


1
Đặt vấn đề
Việt Nam thuộc vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng khí hậu
nóng ẩm, có 3/4 diện tích lãnh thổ là đồi núi. Diện tích rừng che phủ của nước ta
vào năm 1943 là 14,3 triệu ha, chiếm 48,3% diện tích tự nhiên toàn quốc. Theo
thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vào thời điểm năm 1999
tổng diện tích rừng của nước ta chỉ còn 10,915,592 ha, trong đó rừng tự nhiên
9,444,298 ha và rừng trồng 1,471,394 ha, với độ che phủ khoảng 33,2% diện tích
tự nhiên (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2000) [1]. Còn theo thống kê mới nhất của
Cục Kiểm lâm, năm 2007 diện tích rừng tự nhiên nước ta đạt 10,283,965 ha, rừng
trồng đạt 2,553,369 ha, với độ che phủ 38,2% diện tích tự nhiên [2]. Vấn đề đặt ra
trước mắt là bảo vệ được diện tích rừng hiện có và nhanh chóng trồng rừng mới.
Song làm thế nào để không những chỉ có diện tích rừng được phục hồi, mà đồng


thời chất lượng rừng cũng được nâng cao. Muốn vậy ngành Lâm nghiệp nước ta
phải quan tâm chú ý quy hoạch rừng và đất rừng cho hợp lý; phải tiến hành chọn
tạo giống cây rừng có năng suất và chất lượng cao, thích ứng với điều kiện sinh
thái của từng vùng; phải áp dụng các biện pháp nhân giống tiên tiến để đưa nhanh
các giống tốt được cải thiện di truyền vào trồng rừng.
Đứng trước tình hình đó, Nhà nước đã có dự án trồng mới 5 triệu ha rừng
(gọi tắt là chương trình 661). Theo dự án, trong 5 triệu ha rừng trồng mới có 2
triệu ha là rừng phòng hộ và 3 triệu ha là rừng sản xuất (trong đó có gần 2 triệu ha
rừng nguyên liệu). Đối tượng được sử dụng để kinh doanh rừng sản xuất phải là
những loài cây sinh trưởng nhanh, cho sản lượng gỗ cao, có chu kỳ kinh doanh
ngắn, mau cho thu hoạch sản phẩm. Đó là những loài cây có khả năng thích ứng
với nhiều điều kiện hoàn cảnh sống khác nhau, dễ gây trồng và cho sản phẩm đa
dạng, thích hợp với quy trình công nghệ chế biến và có thị trường tiêu thụ ổn định.
Ngoài giá trị kinh tế, những loài cây được chọn còn phải đảm bảo tác dụng phòng
hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và có khả năng đề kháng cao với sâu - bệnh hại.
Một trong những loài cây như thế chính là Keo lá tràm (Acacia auriculiformis).
Mặc dù có khả năng sinh trưởng chậm hơn so với Keo lai và Keo tai tượng, song


2
Keo lá tràm lại tỏ ra thích hợp hơn với các dạng lập địa bị thoái hoá hoặc đất đồi
trọc. Gỗ Keo lá tràm có tỷ trọng tương đối cao, thớ mịn, vân và màu sắc đẹp (nâu
nhẹ hoặc đỏ thẫm), nên được dùng làm gỗ nguyên liệu, gỗ xây dựng, đặc biệt là
gỗ xẻ để đóng đồ gia dụng và đồ thủ công mỹ nghệ. Do những lợi ích trên mà nhu
cầu mở rộng diện tích trồng Keo lá tràm ở các địa phương ngày càng gia tăng. Bởi
vậy có thể nói nguồn giống Keo lá tràm có phẩm chất di truyền tốt phục vụ cho
trồng rừng đang là một yêu cầu cấp bách.
Để thực thi nhiệm vụ cung cấp nguồn giống tốt cho chiến lược gây trồng
Keo lá tràm đang có quy mô ngày càng được mở rộng, Trung tâm Nghiên cứu
Giống cây rừng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tiến hành chọn

lọc và xây dựng nhiều khu khảo nghiệm dòng vô tính cho các cây đầu dòng có
kiểu hình xuất sắc theo các mục tiêu chọn lọc. Điển hình là hai khu khảo nghiệm
dòng vô tính tại Ba Vì - Hà Nội v Đồng Hới Quảng Bình, đều được xây dựng
vào năm 2002. Để có căn cứ chọn ra những dòng tốt nhất làm cơ sở cho các bước
cải thiện giống tiếp theo, cũng như cho việc cung cấp nguồn vật liệu giống có
phẩm chất di truyền được cải thiện cho sản xuất trước mắt thì việc đánh giá khảo
nghiệm theo định kỳ từng giai đoạn là đặc biệt có ý nghĩa. Tiếp theo hướng nghiên
cứu đã được thực hiện từ thời điểm làm khoá luận tốt nghiệp đại học (năm 2005),
tôi tiến hành nghiên cứu và đánh giá sâu và rộng hơn về hai khu khảo nghiệm này
với mong muốn có được những kết quả cập nhật tích cực về hoạt động cải thiện
giống đối với Keo lá tràm ở nước ta hiện nay. Được sự đồng ý của lãnh đạo Khoa
Sau đại học Trường ĐHLN và lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, đặc biệt của cán bộ hướng dẫn khoa học TS Hà Huy Thịnh, tôi quyết định chọn đề tài: Nghiên cứu đặc điểm biến dị về
sinh trưởng và một số chỉ tiêu chất lượng của Keo lá tràm (Acacia
auriculiformis) tại các khu khảo nghiệm dòng vô tính ở Ba Vì - Hà Nội v
Đồng Hới - Quảng Bình làm nội dung nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của
mình.


3
Chương I
Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1. Khái quát công tác cải thiện giống cây rừng.

Từ khi con người biết thuần hoá vật nuôi, cây trồng hoang dại để phục vụ
nhu cầu và lợi ích của mình thì cũng là lúc con người biết chọn giống. Vào thời
điểm đó họ chưa hiểu được nguyên nhân hình thành và tính chất của nguồn
nguyên liệu được dùng để chọn lọc, mà đơn thuần chỉ chọn những vật nuôi, cây
trồng đem lại lợi ích lớn nhất cho họ mà thôi. Sau khi học thuyết về nguyên lý di
truyền của Men Đen ra đời thì con người mới hiểu được nguyên nhân của biến dị,
cơ sở vật chất và cơ chế di truyền của các biến dị. Từ đây việc chọn lọc đã được

định hướng và có cơ sở khoa học. Đac Uyn đã chứng minh rằng: Các giống cây
trồng và vật nuôi ngày nay rất đa dạng, phong phú và thích hợp một cách kì diệu
với nhu cầu và lợi ích kinh tế của con người chính là do tác dụng của chọn lọc
nhân tạo[5].
Trên thế giới, từ đầu thế kỷ 20, ở một số nước vùng Bắc Âu, như : Thuỵ
Điển, Đan Mạch là những nước có nền lâm nghiệp phát triển đã xuất hiện nhiều
công trình nghiên cứu về khảo nghiệm loài và xuất xứ, chọn giống, lai giống và
xây dựng vườn giống sinh dưỡng cho các loài Keo, Thông, Dương và Sồi dẻ.
ở nước ta, nhờ có giống được cải thiện và áp dụng các biện pháp kỹ thuật
thâm canh hợp lý mà năng suất các loài cây nông nghiệp hiện nay đã tăng gấp đôi
so với những năm 1960 [6]. Trong lâm nghiệp, do cây rừng có đời sống dài ngày
nên khó có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh như đối với sản xuất
nông nghiệp, bởi vậy mà công tác giống lại càng quan trọng. Dù trồng rừng kinh
tế hay phòng hộ đều phải có giống tốt. Giống tốt là giống đáp ứng được mục tiêu
kinh tế cao, phù hợp với điều kiện sinh thái nơi trồng, ít chịu tác động của sâu bệnh hại. Muốn có giống tốt với chất lượng di truyền cao thì nhà chọn giống phải
tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các bước của qui trình cải thiện giống, đó là: chọn


4
loài, chọn xuất xứ, chọn cây trội, khảo nghiệm hậu thế/dòng vô tính và xây dựng
rừng giống, vườn giống.
Có thể mô phỏng quy trình của một chương trình cải thiện giống cây rừng
bằng sơ đồ sau :
Chọn loài

Chọn xuất xứ

Chọn cây trội

Kho

nghim
hu
th/dòng
vô tính

Lai
ging
Khảo
nghiệm
giống

Rừng giống

Vườn giống

Vật liệu giống
(hạt/hom, mô,)

Rừng trồng mới

Từ sơ đồ trên cho thấy: sau khi chọn được loài cây trồng phù hợp với mục
tiêu kinh doanh và xuất xứ phù hợp với hoàn cảnh sinh thái của các vùng sản xuất,
công việc tiếp theo là chọn lọc cây trội và khảo nghiệm hậu thế/dòng vô tính để
xây dựng rừng giống, vườn giống nhằm cung cấp vật liệu giống phục vụ trồng
rừng đại trà. Từ rừng trồng mới lại tiếp tục công việc chọn lọc cây trội để rồi xây
dựng rừng giống, vườn giống cung cấp giống cho trồng rừng luân kỳ tiếp theo. Cứ


5
như thế, việc làm này được thực hiện thường xuyên, liên tục qua nhiều thế hệ, nhờ

đó mà năng suất và chất lượng rừng trồng không ngừng được nâng cao.
Đi theo hướng này chúng ta đã tiến hành khảo nghiệm hàng chục loài và
hàng trăm xuất xứ cho các loài cây trồng chính tại các vùng sinh thái chủ yếu. Đó
là các giống Pongaki, Iron Range của Acacia mangium; Coen River, Manton
River của A. auriculiformis; một số xuất xứ của Thông Caribaea; cùng các loài
Keo chịu hạn A.tumida và A.difficilis có triển vọng ở những vùng khô hạn của
nước ta, trong đó A.difficilis là loài có tác dụng chống xói mòn khá tốt [7].
Thành tựu là như vậy, song tồn tại cũng không phải không có. Trong thời
gian vừa qua, việc cung cấp giống cho các chương trình trồng rừng mới chỉ đảm
bảo về mặt số lượng mà chưa quan tâm đầy đủ đến phẩm chất di truyền của nguồn
vật liệu giống. Đã có lâm trường trồng Thông đuôi ngựa để lấy nhựa, song biện
pháp trồng rừng lại theo kiểu phủ xanh hoặc trồng rừng để lấy gỗ, khi tỉa thưa lại
chặt bỏ cây xấu mà cây tốt nhiều khi lại không có nhựa [8]. Rừng giống, vườn
giống cho các loài cây trồng rừng chủ yếu chưa được tập trung xây dựng, thậm chí
có lúc đã lấy việc sản xuất cây con là nhiệm vụ chính. Một số vườn giống đã được
xây dựng, nhưng trong một số trường hợp nguồn vật liệu dùng để trồng vườn
giống lại được lấy từ các cây trội có chất lượng chưa cao, chưa đạt độ vượt trội cần
thiết.
Cây rừng có đời sống dài ngày, lâu ra hoa kết quả, lâu cho thu hoạch sản
phẩm. Do đặc điểm này mà người làm công tác chọn giống cây rừng một mặt phải
tuân thủ các phương pháp chung của chọn giống thực vật, mặt khác phải biết tận
dụng những biến dị sẵn có trong tự nhiên. Đó là những biến dị ở mức độ dưới loài,
từ xuất xứ đến cá thể, bao gồm cả thể đột biến, thể đa bội tự nhiên và những biến
dị do tái tổ hợp được thể hiện thành kiểu hình trội [7]. Mặt khác, phải không
ngừng tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến áp dụng vào công tác
giống cây rừng nhằm tạo ra giống mới có định hướng trước.
So với trồng rừng thì công tác giống cần đi trước một bước và được đầu tư
thoả đáng. Để xây dựng hệ thống vườn giống cung cấp giống được cải thiện di



6
truyền trên toàn quốc cần phải có thời gian từ 5 10 năm và kinh phí lên đến hàng
chục tỷ đồng [9]. Đây là một việc làm không đơn giản, trước tiên cần có sự nỗ lực
vượt bậc của những người làm công tác giống. Song về phía Nhà nước cũng phải
cần có sự đầu tư về vốn để mua sắm trang thiết bị, đào tạo nhân lực phục vụ đắc
lực cho công tác này. Có như vậy mới có thể đưa công tác giống của chúng ta tiếp
cận dần với các nước trên thế giới và trước tiên là để phục vụ cho nền sản xuất lâm
nghiệp nước nhà.
1.2. Những thành tựu của công tác cải thiện giống cây rừng.

Giống là một trong những khâu có tầm quan trọng hàng đầu trong trồng
rừng công nghiệp. Có giống tốt kết hợp với những biện pháp kỹ thuật trồng rừng
thâm canh phù hợp sẽ góp phần đưa năng suất rừng trồng tăng lên đáng kể. Theo
tính toán của các nhà chọn giống thì hiệu quả di truyền của chọn giống có thể đạt
40 46%, tăng thu do sử dụng hạt từ thế hệ 1 là 10 15%, từ lai giống có định
hướng có thể lên tới 45 50% [10].
Trên thế giới, nhờ chọn giống kết hợp với trồng rừng thâm canh, người ta đã
tạo được rừng Dương có năng suất 400 m3/ha/năm và Bạch đàn hơn 100 m3/ha/
năm [11].
Công tác giống cây rừng ở nước ta được bắt đầu đồng thời với sự ra đời của
ngành Lâm nghiệp vào những năm 1960, đến nay đã ngót 50 năm. Tuy chưa phải
là dài, lại hoạt động trong thời kỳ đất nước có chiến tranh trước đây cũng như nền
kinh tế gặp rất nhiều khó khăn sau này, song cũng đạt được một số thành tựu đáng
ghi nhận. Chúng ta đã xây dựng được một mạng lưới các trạm trại cung cấp giống
cho các vùng lâm nghiệp trọng điểm trong cả nước, đã cung cấp giống cho những
loài cây trồng rừng quan trọng, như : Keo, Thông, Bồ đề, Tếch, Mỡvà một số
loài khác.Chúng ta đã chuyển hoá được một số rừng kinh tế thành rừng giống cho
các loài Keo ở Quảng Bình, Đồng Nai; Thông nhựa, Thông ba lá ở Lâm Đồng,
Quảng Ninh, Nghệ An; cây Mỡ ở Xí nghiệp giống 97 và Trung tâm Lâm sinh
Cầu Hai. Và gần đây là Thông đuôi ngựa ở Xí nghiệp cổ phần giống Đông Bắc

[8].


7
Từ năm 1975 chúng ta đã xác định được một số xuất xứ có triển vọng của
một số loài cây chủ yếu, như: Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lá liềm, Keo quả
khía (A.aulacocarpa) cho vùng thấp; Các loài Keo chịu hạn, như : A.difficilis,
A.torulosa, A.tumida cho vùng khô hạn; Keo đen (A.mearnsii) cho vùng cao;
Một số xuất xứ của Bạch đàn Camal, Bạch đàn Urô, Bạch đàn Têrê cho nhiều
vùng trong cả nước; Một số xuất xứ Thông Caribaea cho nhiều vùng; Thông nhựa
và Thông ba lá cho Đà Lạt và miền Bắc. Chúng ta đã chọn lọc cây trội và xây
dựng một số vườn giống cho Thông nhựa, Thông ba lá, Thông đuôi ngựa Ngoài
ra, gần đây chúng ta đã chọn được một xuất xứ Tràm gỗ (Melaleuca leucadendra)
có triển vọng cho vùng phèn ở đồng bằng sông Cửu Long [6].
Đáng chú ý là đã có một số giống mới được chọn tạo, như dòng lai tự nhiên
BV5, BV10, BV16, BV32 và BV33 giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm (Trung tâm
Nghiên cứu Giống cây rừng); Dòng Bạch đàn U6 nhập từ Trung Quốc; Các dòng
Bạch đàn Urô PN2, PN14 (Viện Nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Tổng công ty
giấy Việt Nam); Các dòng Phi lao nhập từ Trung Quốc, như: 601 và 701 (Trung
tâm Bảo vệ rừng số 2 - Thanh Hoá). Đây là những giống ưu việt, có năng suất cao
gấp 2 3 lần so với các giống sản xuất đại trà hiện có [6].
Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam) đã tạo ra một số tổ hợp lai khác loài giữa Bạch đàn (Eucalyptus) và Keo
(Acacia) có năng suất cao hơn các loài bố mẹ từ 3 4 lần [6].
ở một số cơ sở, như: Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng (Viện Khoa
học Lâm nghiệp Việt Nam), Viện Nghiên cứu cây nguyên liệu giấy, Trung tâm
Nghiên cứu ứng dụng khoa học và sản xuất Lâm Nông nghiệp Quảng Ninh, Xí
nghiệp giống TPHCM đã sử dụng thành công công nghệ nuôi cấy mô phân sinh và
giâm hom trong việc nhân giống một số loài cây trồng rừng quan trọng.
Những thành tựu quan trọng kể trên là kết quả của sự cố gắng không nhỏ

của những người làm công tác giống. Nó là điểm tựa vững chắc giúp cho công tác
giống cây rừng nước ta bước những bước vững chắc tiếp theo.


8
1.3. vai trò của khảo nghiệm hậu thế và khảo nghiệm dòng
vô tính trong cải thiện giống cây rừng.

Khảo nghiệm hậu thế là khảo nghiệm được tiến hành để so sánh đời sau
(tức hậu thế) của từng cây trội riêng lẻ với giống đại trà và đời bố mẹ để kiểm tra
tính di truyền của chúng. Hậu thế của mỗi cây trội được gọi là một gia đình, còn
bản thân cây trội được gọi là cây mẹ. Như vậy đối tượng gây trồng trong các khảo
nghiệm là các cây con thực sinh được tạo ra từ hạt của các cây trội đã được chọn
lọc và đánh giá.
Trong trường hợp khi đối tượng gây trồng khảo nghiệm là các cây con phân
sinh được tạo ra từ các bộ phận sinh dưỡng của cây trội thì được gọi là khảo
nghiệm dòng vô tính. Tập hợp tất cả các cây con phân sinh tạo ra từ cùng một cây
trội được gọi là một dòng vô tính, còn bản thân cây trội được gọi là cây đầu dòng.
Do được sinh ra trên cơ sở của phân bào nguyên nhiễm, các cây phân sinh mang
đầy đủ các đặc tính di truyền của cây đầu dòng, nên khảo nghiệm dòng vô tính là
phương thức đánh giá tốt nhất đặc điểm di truyền của các cây trội. Như vậy đối
với những loài cây mà việc nhân giống sinh dưỡng (bằng giâm hom, chiết, ghép
hay nuôi cây mô - tế bào) có thể thực hiện được thì người ta thường tiến hành
khảo nghiệm dòng vô tính thay vì hình thức khảo nghiệm hậu thế.
Cây trội được chọn lọc dựa theo kết quả đánh giá thông qua kiểu hình, mà
kiểu hình (P) là thể hiện sự tác động tổng hợp giữa kiểu gen (G), giai đoạn phát
triển (D) của cây cá thể (như tuổi cây hay các pha phát triển của chúng) và điều
kiện hoàn cảnh (E).
P = G + D + E (cho rừng khác tuổi)
Trong rừng trồng đồng tuổi thì cây trội là thể hiện sự tác động của kiểu gen

(G) với điều kiện hoàn cảnh (E).
P = G + E (cho rừng đồng tuổi)
Như vậy, trong rừng trồng đồng tuổi kiểu hình của một cây trội có thể do
tác động của kiểu gen (yếu tố di truyền) gây nên là chính. Trong trường hợp này
cây trội sẽ dễ dàng di truyền các đặc tính tốt cho đời sau. Còn khi vai trò của hoàn


9
cảnh là chính (như trường hợp cây mọc đúng chỗ có đất đặc biệt tốt) thì cây trội
khó có thể di truyền các đặc tính tốt của mình cho đời sau.
Chính vì vậy, việc chọn lọc trong rừng trồng, nhất là trong rừng trồng có lập
địa đồng đều, có tuổi cây và mật độ trồng như nhau, thì tác động của hoàn cảnh bị
hạn chế rất nhiều nên kiểu hình dễ khớp với kiểu gen, nghĩa là chọn lọc rất dễ đạt
hiệu quả.
Song, trong thực tế các điều kiện hoàn cảnh không bao giờ đồng đều tuyệt
đối cho mọi cá thể.Vì vậy phải tiến hành khảo nghiệm hậu thế để xác định cây trội
nào di truyền được các đặc tính tốt cho đời sau để giữ lại làm giống (những cây
này được gọi là cây ưu việt). Cây trội nào không di truyền được các đặc tính tốt
cho đời sau phải được loại bỏ khỏi chương trình cải thiện.
Ngoài ý nghĩa để tìm kiếm cây ưu việt dùng làm cây đầu dòng cho nhân
giống thì khảo nghiệm hậu thế còn cho phép nhà chọn giống xác định được hệ số
di truyền của các tính trạng liên quan tới mục tiêu chọn lọc. Hệ số di truyền là đại
lượng thể hiện mức di truyền khi được quy thành trị số tương đối. Mức di truyền là
mức độ di truyền các tính trạng riêng biệt cho đời sau, là phần kiểm tra của kiểu
gen trong tổng biến dị chung của kiểu hình.
Hệ số di truyền là một thông số có ý nghĩa đặc biệt đối với công tác cải
thiện giống cây rừng, nó chính là cơ sở để nhà chọn giống lựa chọn phương pháp
chọn lọc phù hợp cho đối tượng quan tâm. Cụ thể, khi tính trạng là mục tiêu chọn
giống có hệ số di truyền cao thì có thể áp dụng phương pháp chọn lọc hàng loạt
vẫn cho hiệu quả cao, trong khi đó đối với những tính trạng là mục tiêu chọn

giống có hệ số di truyền thấp thì phải áp dụng phương pháp chọn lọc cá thể mới
có thể có được những giống tốt.
Mặt khác hệ số di truyền còn là cơ sở để nhà sản xuất lựa chọn phương thức
cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm phù hợp với đối tượng kinh doanh. Cụ
thể, khi sản phẩm mục tiêu của đối tượng kinh doanh được tạo bởi các tính trạng
có hệ số di truyền thấp thì việc cải thiện năng suất hay chất lượng sản phẩm có thể
được thực hiện bằng cách lựa chọn lập địa gây trồng phù hợp hay bằng các biện


10
pháp kỹ thuật lâm sinh tác động hợp lí. Còn khi sản phẩm mục tiêu của đối tượng
kinh doanh được cấu thành từ những tính trạng có hệ số di truyền cao (tính trạng
trơ) thì việc chọn lập địa gây trồng hay áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh là
ít có tác dụng. Trong trường hợp này chỉ có giải pháp chọn giống mới có thể đem
lại hiệu quả.
ý nghĩa quan trọng hơn cả của hệ số di truyền là giúp nhà chọn giống có
thể phỏng đoán trước được lượng tăng thu di truyền mà giống tốt có thể đem lại,
tức là lượng tăng thu có được nhờ việc sử dụng giống tốt qua tuyển chọn so với
việc sử dụng nguồn vật liệu giống đại trà. Hay nói cách khác, từ giá trị chênh lệch
theo các chỉ tiêu chọn lọc của bộ phận cây trồng được chọn so với toàn quần thể
trong rừng sản xuất hay ở khu khảo nghiệm hiện tại (được gọi là phân sai chọn
lọc), nhà chọn giống có thể ước tính trước được (theo lý thuyết) năng suất và chất
lượng sản phẩm tăng thêm ở rừng trồng thế hệ sau nhờ việc sử dụng nguồn vật liệu
giống chọn lọc này. Đây là cơ sở đặc biệt quan trọng giúp nhà sản xuất thuyết
minh được giá trị kinh tế của việc sử dụng giống tốt được cải thiện di truyền và
định lượng được giá thành của chúng.
1.4. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và công dụng của
Keo lá tràm.

Keo (Acacia) là một chi thực vật họ phụ Trinh nữ (Mimosoideae), thuộc họ

Đậu (Leguminosae) bao gồm khoảng 1200 loài có khu phân bố rộng ở châu và
châu Đại Dương. Riêng australia có khoảng 850 loài Keo, trong đó có hàng trăm
loài có lá giả (Pedley, 1987) [36]. Vào đầu những năm 1960 có gần 20 loài Keo
được đưa vào gây trồng thử nghiệm ở Việt Nam, nhưng chỉ có Keo lá tràm là loài
có khả năng thích nghi cao và sinh trưởng nhanh, do đó trở thành loài cây trồng
rừng phổ biến ở các tỉnh phía Nam. (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1997) [19].
Keo lá tràm (A. auriculiformis A.Cun. ex Benth), có nơi còn gọi là Tràm
bông vàng (vì chúng có lá giống lá cây Tràm và có hoa màu vàng), là loài cây sinh
trưởng nhanh, đơn thân, thẳng và thường xanh. Keo lá tràm phân bố tự nhiên ở


11
australia, Papua New Guinea và Indonesia. ở australia loài cây này phân bố chủ
yếu ở các vùng phía Bắc bang Northern Territory với độ cao 400 m (nằm gữa vĩ độ
110 đến 140 nam và kinh độ 1300 đến 1350 đông), Cape York Peninsula,
Queesland và trên đảo Torres Strait ở độ cao 150 m (10 0 đến 160 vĩ nam và 1420
đến 1450 kinh đông). ở Papua New Guinea Keo lá tràm bắt gặp chủ yếu ở phía
Tây, từ vùng giáp ranh Irian Jaya đến vùng sông Oriomo. Tại Indonesia loài Keo
này phân bố gần Papua New Guinea và trên đảo Kai Island, chủ yếu ở độ cao từ 5
đến 20 m (Pinyopusarerk. K, 1984) [37]. Sau khi nhập nội, Keo lá tràm đã được
gây trồng rộng rãi ở hầu hết các địa phương ở nước ta. Đây là loài cây thích ứng
khá rộng với các vùng sinh thái khác nhau, từ vùng cát ven biển tương đối khô hạn
miền Trung đến vùng núi thấp dưới 400 m ở Tây nguyên. (Lê Đình Khả và cộng
sự, 2001) [13].
Gỗ Keo lá tràm có tỷ trọng từ 0,5 đến 0,6 (thậm chí 0,7), nhiệt lượng cao
(4800 đến 4900 kcal/kg), trong gỗ chứa 48 - 50,5% cellulose; 23,5 - 25,5% lignin
và 19,6 - 22,7% pentosan (Lê Đình Khả ,1999) [14], vì vậy thường được sử dụng
làm chất đốt, làm giấy sợi, gỗ xây dựng và đồ mộc. Ngoài ra Keo lá tràm cũng là
loài cây có nốt sần ở rễ chứa cả Rhizobium và Bradyrhizobium có khả năng tổng
hợp Nitơ trong khí quyển rất cao, do đó chúng có khả năng cải tạo đất rất hiệu

quả. ở nhiều nơi người dân đã dùng Keo lá tràm như là một trong những loài cây
tiên phong để cải tạo đất trống, đồi núi trọc. Keo lá tràm là loài cây có bộ rễ phát
triển rất mạnh, nhất là hệ thống rễ phụ phân bố gần mặt đất. Trong thời kì cây con
ở vườn ươm rễ cọc phát triển rất nhanh, cây 2 tháng tuổi rễ cọc đạt 12 - 17cm, 4-5
tháng tuổi rễ cọc dài trên 20 cm và rễ phụ bắt đầu phát triển mạnh. ở tuổi 6 rễ cọc
chỉ ăn sâu được 80cm, nhưng rễ phụ phân bố theo chiều ngang lại rộng tới 460
cm (Cao Thọ ứng v Nguyễn Xuân Quát, 1986) [25]. Đặc biệt hệ thống rễ bàng
của Keo lá tràm có khả năng cộng sinh với các vi khuẩn cố định đạm. Được một
tháng tuổi ở rễ cây con trong bầu ươm đã bắt đầu xuất hiện các nốt sần, sau 3
tháng tuổi bộ rễ của một cây có thể có 16 - 17 nốt sần, tương dương với 0.15g nốt


12
sần tươi/cây (Lê Đình khả, Ngô Đình Quế, Nguyễn Đình Hải, 1999). Rừng trồng
5 tuổi trên đất bazan thoái hoá ở Tây Nguyên với mật độ 1660 cây/ha có thể sản
xuất được từ 380 - 570 kg nốt sần/ha/năm và có thể cố định đạm sinh học từ 15 34kgN/ha/năm (Nguyễn Huy Sơn, 1999).
Chu kỳ kinh doanh của cây Keo lá tràm thường từ 8 đến 12 năm với mục
tiêu làm gỗ nguyên liệu. Vỏ và giác Keo lá tràm thường chiếm khoảng 30% thể
tích thân cây (Chomcharn và cộng sự, 1986) [29], lõi có màu nâu nhẹ đến đỏ
thẫm, thớ gỗ mịn, có thể dùng đóng đồ mộc rất tốt. ở nước ta hiện nay gỗ Keo lá
tràm được dùng làm nguyên liệu giấy sợi, gỗ xây dựng, gỗ chống lò và đóng đồ
gia dụng, đồ mỹ nghệ. Do gỗ có vân đẹp và có màu phù hợp nên có nơi gọi là
Cẩm lai giả (Lê Đình Khả, 1993) [15], điều đó chứng tỏ gỗ Keo lá tràm được
dùng rộng rãi và được người dân chấp nhận khi gỗ của một số loài như Đinh, Lim,
Lát .v.v. ngày càng hiếm và đắt. Với những ưu điểm vừa nêu mà Keo lá tràm
nhanh chóng được các nước ở vùng nhiệt đới sử dụng như là một loài cây chủ yếu
để trồng rừng kinh tế, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nhất là các nước vùng Đông
Nam á và Trung Quốc.
1.5. Các nghiên cứu về cải thiện giống Keo lá tràm.


Nhờ có nhiều ưu điểm nên Keo lá tràm nhanh chóng trở thành một trong
những loài cây chủ yếu để trồng rừng sản xuất ở nước ta. Hoạt động cải thiện
giống Keo lá tràm đã được tập thể cán bộ, công nhân viên của Phòng Nghiên cứu
Giống thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (tiền thân của Trung tâm
Nghiên cứu Giống cây rừng hiện nay) thực hiện từ những năm 1990 trở lại đây
thông qua một loạt các đề tài và dự án. Từ năm 1991 1995 đề tài cấp Nhà nước
Xây dựng cơ sở khoa học cho việc cung cấp nguồn giống cây rừng được cải thiện
mã số KN 03 03 và kế tiếp từ 1996 2000 là đề tài cấp Nhà nước Chọn
giống và nhân giống cho một số loài cây rừng chủ yếu mã số KH 08 04 đều
do GS.TS Lê Đình Khả làm chủ nhiệm đã nghiên cứu từng bước có hệ thống về
lĩnh vực cải thiện giống Keo lá tràm. Hiện nay lĩnh vực này vẫn được kế tục bằng


13
đề tài cấp Bộ Nghiên cứu chọn tạo giống có năng suất và chất lượng cao cho một
số loài cây trồng rừng chủ yếu kéo dài 5 năm (2001 2005) do TS. Hà Huy
Thịnh làm chủ nhiệm. Ngoài ra còn phải kể đến các dự án và các cơ quan khoa
học ở nước ngoài, như: SIDA SAREC và SKOG FORSK của Thuỵ Điển,
CSIRO và ACIAR của Australia, v.v... cũng hợp tác với các đề tài trong lĩnh vực
cải thiện giống Keo lá tràm. Quá trình kể trên có thể tóm tắt như sau:
Trong các năm 1982 1984, một số lô hạt của một số loài Keo vùng thấp,
trong đó có Keo lá tràm, đã được đưa vào trồng thử có tính chất thăm dò ở một số
địa phương nước ta. Kết quả cho thấy Keo lá tràm là một trong những loài sinh
trưởng nhanh, chỉ sau Keo tai tượng (Lê Đình Khả, Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1991).
Đến năm 1990 1991, thông qua dự án UNDP một bộ giống gồm 39 xuất xứ của
5 loài Keo vùng thấp gồm Keo lá tràm (A. auriculiformis), Keo tai tượng (A.
mangium), Keo lá liềm (A. crasscicarpa), Keo nâu (A. aulacocarpa) và Keo quả
xoắn (A. cincinnata) đã được trồng khảo nghiệm tại Đá Chông (Ba Vì - Hà Nội),
Đông Hà (Quảng Trị) và Đại Lải (Vĩnh Phúc). Kết quả nghiên cứu trong giai đoạn
đầu tại Ba Vì cho thấy, cùng với Keo tai tượng và Keo lá liềm, Keo lá tràm là loài

có khả năng sinh trưởng nhanh và thích hợp với nhiều dạng lập địa gây trồng khác
nhau. Đặc biệt các xuất xứ sinh trưởng nhanh nhất của Keo lá tràm là Coen River
và Mary River (Lê Đình Khả, Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1991).
Sau đó, trong các năm 1992 1994 một số khảo nghiệm khác đã được thực
hiện tại Sông Mây, Bầu Bàng (Đồng Nai), Măng Giang (Gia Lai) và Phù Ninh
(Phú Thọ). Đến nay một số khảo nghiệm vẫn còn được duy trì, một số khác không
còn nữa (Lê Đình Khả và cộng sự, 2001) [13]. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy
trong 5 loài Keo khảo nghiệm thì chỉ có 3 loài sinh trưởng nhanh là Keo tai tượng,
Keo lá liềm và Keo lá tràm. Mặt khác, sinh trưởng của các xuất xứ đã có sự khác
biệt rõ rệt. Những xuất xứ tốt nhất có thể tích cây bình quân gấp đôi những xuất
xứ kém nhất. Kết quả cho thấy các xuất xứ của Keo lá tràm có triển vọng sinh
trưởng tốt ở nước ta là Mibini (PNG), Coen River (QLD), Manton (NT) và Kings


14
Plains (QLD) (Lê Đình Khả và cộng sự, 2001) [13], (Nguyễn Hoàng Nghĩa, Lê
Đình Khả, 2000) [18].
Năm 1994 khảo nghiệm các xuất xứ Keo lá tràm được tiến hành theo dự án
ACIAR 9310 hợp tác với Autralia. Khảo nghiệm được tiến hành tại Cẩm Quỳ (Ba
Vì, Hà Nội), Đông Hà (Quảng Trị) và Sông Mây (Đồng Nai). Kết quả cho thấy
không những giữa các xuất xứ có sinh trưởng khác nhau, mà còn có những xuất xứ
tốt cho từng vùng, như: Halroyed (Qld) cho Ba Vì, Wondo Village (Qld) cho
Đông Hà, Morehead (PNG) cho Bầu Bàng và có những xuất xứ sinh trưởng tốt cho
tất cả các vùng khảo nghiệm, đó là Coen River. Riêng nòi địa phương Đồng Nai
thuộc nhóm sinh trưởng trung bình và kém ở cả ba nơi khảo nghiệm. Kết quả khảo
nghiệm cũng cho thấy trong các lô hạt của xuất xứ Coen River thì lô hạt số 16142
là có sinh trưởng và hình dáng thân cây khá nhất. Điều này chứng tỏ rằng các
quần thể khác nhau và lô hạt khác nhau của cùng một địa phương vẫn có sinh
trưởng rất khác nhau (Lê Đình Khả và cộng sự, 2001) [13].
Kết quả khảo nghiệm xuất xứ trong nhiều năm ở nước ta cho thấy trong

hàng chục xuất xứ Keo lá tràm chỉ có một số ít là có sinh trưởng nhanh rõ rệt. Nòi
địa phương Keo lá tràm được nhập trước đây tuy có khả năng chịu đựng khá tốt
đối với hoàn cảnh khắc nghiệt, nhưng sinh trưởng kém hơn nhiều xuất xứ khác, lại
có nhiều cành nhánh (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1997) [19]. Chính vì vậy việc chọn
những cá thể ưu trội sinh trưởng nhanh, chất lượng thân cây đẹp, cùng với việc
tiến hành khảo nghiệm dòng vô tính để xác định tính ổn định di truyền của chúng
là một trong những biện pháp góp phần nâng cao năng suất và chất lượng rừng
trồng loài cây này.
Đặc biệt trong các năm từ 1996 - 1999 dự án FORTIP (Regional Project on
Forest Tree Impovement) về cải thiện giống cây rừng do Trung tâm Nghiên cứu
Giống cây rừng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam hợp tác với CSIRO
của Australia đã trồng 8 ha vườn giống Keo lá tràm tại Cẩm Quỳ (Ba Vì - Hà Nội)
và Chơn Thành (Bình Phước). Vật liệu để xây dựng vườn giống là hạt giống được
thu từ các cây trội đã được chọn lọc tại Papua New Guinea (PNG), các bang


15
Queesland (QLD), Northern Territory (NT) của Australia và Sakaerat của Thái
Lan. Các vùng lấy giống là những xuất xứ đã được đánh giá là tốt nhất từ các khảo
nghiệm trước đây tại Việt nam và Thái Lan. Hạt của mỗi xuất xứ được lấy từ một
số cây trội nhất định, đó là những cây trội thụ phấn tự do nên được coi là những
gia đình nửa sibs (half sibs family). Các gia đình này được trồng thành vườn giống
theo khối hàng 4 cây lặp lại 8 lần hoàn toàn ngẫu nhiên. Sau 3 năm tiến hành đánh
giá sinh trưởng của cây theo gia đình và theo xuất xứ, từ đó giữ lại những gia đình
tốt nhất của các xuất xứ có triển vọng, tỉa bỏ những cá thể và những gia đình xấu
để thành vườn giống lấy hạt cung cấp giống cho trồng rừng ở Việt Nam (Phí Hồng
Hải, 1999). Đánh giá sinh trưởng sau 4 năm cho thấy các xuất xứ có triển vọng
nhất tại hai vườn giống là Rocky Creek (QLD) và Coen River. Ngoài ra còn có
một số xuất xứ khác thuộc nhóm đứng đầu về sinh trưởng là Olive River (QLD),
Archer River & Tribs (QLD) và Sakaerat (Thái Lan), (Lê Đình Khả và cộng sự,

2001) [13].
Song song với các khảo nghiệm loài và xuất xứ, trong khoảng 10 năm gần
đây các kỹ thuật di truyền phân tử cũng đã được áp dụng rộng rãi trong nghiên
cứu chọn giống cây rừng. Các nghiên cứu di truyền phân tử được dùng để đánh giá
mức độ đa dạng di truyền trong quần thể và giữa các quần thể, tỷ lệ giao phấn
chéo trong quần thể. Các nghiên cứu của Wickneswari. R và Norwati. M (1993)
sử dụng chỉ thị phân tử isozyme trong đánh giá đa dạng di truyền của quần thể
Keo lá tràm tự nhiên tại Australia cho thấy sự sai khác khá cao giữa các quần thể
và sự sai khác di truyền là do sự sai khác giữa các cá thể trong quần thể. Điều này
có thể lý giải cho sự sai khác về sinh trưởng cũng như khả năng thích nghi của các
xuất xứ trong các khảo nghiệm và là cơ sở quan trọng trong chọn lọc cá thể.
Sau khảo nghiệm loài và xuất xứ, việc chọn lọc cây trội để xây dựng các
khảo nghiệm hậu thế/dòng vô tính và vườn giống để cung cấp hạt giống là bước
tiếp theo của một chương trình cải thiện giống. Khảo nghiệm hậu thế các gia đình
cây trội Keo lá tràm được chọn lọc từ nơi nguyên sản và từ các lâm phần địa
phương tại Thái Lan năm 1989 đã cho thấy có sự sai khác rất lớn về sinh trưởng


16
giữa các xuất xứ cũng như giữa các gia đình trong cùng xuất xứ. Các gia đình
được chọn lọc trong các rừng sản xuất tại Thái Lan có sinh trưởng kém đã bị chặt
bỏ khi khảo nghiệm này được chuyển hoá thành vườn giống. Sự sinh trưởng kém
của các gia đình địa phương đã được lý giải là do nền tảng di truyền hẹp, tình
trạng giao phối cận huyết và chọn lọc âm tính (các cá thể có sinh trưởng kém được
chọn để thu hái hạt giống cho sản xuất đại trà) đã xảy ra qua nhiều thế hệ
(Pyniopusarerk và cộng sự, 1997).
Cũng từ năm 1996, nghiên cứu chọn cây trội và khảo nghiệm dòng vô tính
cho Keo lá tràm đã được thực hiện trong khuôn khổ đề tài KH 08- 04. Bước đầu
đã xác định được một số dòng có triển vọng ở Ba Vì (Hà Nội) là các dòng 81, 82,
83, 84 và 85. Đây là những dòng vô tính ưu trội đã được công nhận là giống tiến

bộ kỹ thuật.
Như vậy, thông qua những công trình nghiên cứu, các báo cáo và các tài
liệu khoa học đã công bố trong những năm gần đây về Keo lá tràm có thể cho
thấy:
- Keo lá tràm là loài cây mọc nhanh, sinh trưởng tốt và có vùng sinh thái rất
rộng, có thể trồng ở nhiều nơi khác nhau với nhiều hoàn cảnh sống khác nhau.
- Keo lá tràm là loài cây vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng phong phú, đa
dạng của xã hội , vừa có tác dụng cải tạo đất, bảo vệ cảnh quan môi trường.
- Keo lá tràm là loài cây có nhiều ưu điểm, để khai thác hết các tác dụng
của loài cây này cần phải có các công trình nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn,
nhất là các công trình nghiên cứu về cải thiện giống.


17
Chương 2
Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.
- Xác định được mức độ biến dị và khả năng di truyền của các chỉ tiêu sinh
trưởng, chất lượng và sức khoẻ của các dòng vô tính Keo lá tràm gây trồng tại hai
khu khảo nghiệm.
- Tuyển chọn được các dòng vô tính Keo lá tràm có năng suất và chất lượng cao
làm cơ sở cho các bước cải thiện giống tiếp theo.
- Dự đoán được mức tăng thu di truyền về sinh trưởng và một số chỉ tiêu chất
lượng nhận được từ việc sử dụng giống của các dòng vô tính được chọn lọc ở các
cường độ khác nhau.
- Đề xuất được phương án tỉa thưa để chuyển hoá hai khu khảo nghiệm thành hai
vườn giống vô tính thế hệ 1,5.
- Xác định được hiệu quả tương tác giữa kiểu gen với hoàn cảnh của Keo lá tràm
làm cơ sở cho việc phát triển loài cây này ở Việt Nam.
2.2. Nội dung nghiên cứu.

Dựa trên mục tiêu của đề tài, các nội dung nghiên cứu được xác định như
sau:
2.2.1. Đánh giá mức độ biến dị của các chỉ tiêu chọn lọc
2.2.1.1. Theo các chỉ tiêu sinh trưởng
2.2.1.2. Theo chỉ tiêu chất lượng thân cây
2.2.1.3. Theo chỉ tiêu tỷ trọng gỗ
2.2.1.4. Theo chỉ tiêu sức khoẻ
2.2.2. Xác định hệ số di truyền và ước lượng tăng thu di truyền lý thuyết
2.2.3. Đánh giá tương quan về kiểu gen và kiểu hình giữa các chỉ tiêu chọn lọc
2.2.4. Chọn lọc các dòng vô tính ưu trội trong hai khu khảo nghiệm
2.2.5. Đề xuất phương án tỉa thưa hai khu khảo nghiệm


18
2.2.6. Đánh giá hiệu quả tương tác kiểu gen (dòng vô tính) hoàn cảnh (lập địa
gây trồng) của Keo lá tràm
2.3. Phương pháp nghiên cứu.
2.3.1. Ngoại nghiệp.
Điều tra các chỉ tiêu sinh trưởng: điều tra tất cả các cây trong các ô của khu
khảo nghiệm theo phương pháp được trình bày trong giáo trình Điều tra rừng Trường Đại học Lâm nghiệp, trong đó:
- Chiều cao vút ngọn: đo bằng thước đo cao (đơn vị: m)
- Đường kính thân cây:đo bằng thước đo vanh (đo tại vị trí 1.3m tính từ mặt đất)
(đơn vị: cm ).
Điều tra các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thân cây: điều tra tất cả các cây trong
các ô của khu khảo nghiệm, trong đó:
- Chiều cao dưới cành: đo bằng thước đo cao (đơn vị: m)
- Độ thẳng thân: được xác định bằng mục trắc và cho điểm theo 5 cấp (1 5):
+ Cây rất cong

1 điểm


+ Cây cong

2 điểm

+ Cây hơi cong

3 điểm

+ Cây hơi thẳng

4 điểm

+ Cây thẳng

5 điểm

- Độ nhỏ cành: được xác định bằng mục trắc và cho điểm theo 5 cấp (1 5):
+ Cành rất nhỏ:

<1/10 đường kính gốc cành

5 điểm

+ Cành nhỏ:

= 1/9 1/7 đường kính gốc cành

4 điểm.


+ Cành trung bình:

= 1/6 1/5 đường kính gốc cành

3 điểm.

+ Cành lớn:

= 1/4 1/3 đường kính gốc cành

2 điểm.

+ Cành rất lớn:

> 1/3 đường kính gốc cành

1 điểm

- Độ duy trì trục thân: được thực hiện theo phương pháp của Luangviriyasaeng &
Pinyopusarerk (2002) [32]. Mức độ duy trì trục thân được xác định bằng mục trắc
với những cành có độ lớn bằng 1/3 trục thân và cho điểm theo 6 cấp (1 6):
+ Cấp 1: chia cành, nhánh ngay sát gốc của trục thân chính

1 điểm


19
+ Cấp 2: chia cành, nhánh tại vị trí 1 /4 thân chính

2 điểm


+ Cấp 3: chia cành, nhánh tại vị trí 1 /2 thân chính

3 điểm

+ Cấp 4: chia cành, nhánh tại vị trí 3 /4 thân chính

4 điểm

+ Cấp 5: chia cành, nhánh tại vị trí gần ngọn

5 điểm

1 = phõn thõn ngay gn
gc

4 = phõn thõn on th 3

5 = phõn thõn on th 4
2 = phõn thõn ti on th 1

3 = phõn thõn on th 2

6 = Khụng b phõn thõn hoc
Phõn thõn on th 5

+ Cấp 6: thân cây thẳng, phân nhánh nhỏ gần ngọn

6 điểm


Tỷ trọng gỗ (của thân cây đứng): được xác định ngay tại hiện trường điều tra
thông qua một chỉ tiêu gián tiếp có tên là Pilodyn (hình vẽ 3.1). Đối với Keo lá
tràm, đường kính kim Pilodyn được sử dụng = 2mm. Trước khi bắn Pilodyn tiến
hành mở 2 cửa sổ nhỏ theo hai hướng Đông Tây - Nam Bắc ở vị trí 1,3m bằng
cách đục bỏ vỏ cây. Bắn pilodyn tại 2 cửa sổ này và xác định độ sâu của kim tiến
vào thân cây (Greaves và các cộng sự, 1996 & Wang, 1999) [31] [39].
Chỉ tiêu sức khoẻ: được xác định bằng mục trắc và cho điểm theo 5 cấp (1 5):
+ Cây rất kém phát triển: ngọn bị khô, teo hoặc mất ngọn chính, tán lá rất thưa
hay lá úa vàng

1 điểm

+ Cây kém phát triển: ngọn chính cong queo, thiếu sức sống, tán lá thưa, lá
xanh nhạt

2 điểm


20

Hình 2.1. Pilodyn và phương pháp thu thập số liệu Pilodyn

Hình 2.2. Cửa sổ Pilodyn và lỗ kim sau khi bắn để lại trên thân cây
+ Cây phát triển trung bình: ngọn chính phát triển bình thường, tán lá vừa phải
3 điểm
+ Cây phát triển khá: ngọn chính phát triển khá, tán lá cân đối, lá xanh


21
4 điểm

+ Cây rất phát triển: ngọn chính rất phát triển, cây khoẻ mạnh, có sức sống tán
lá cân đối, lá xanh thẫm

5 điểm

Kết quả điều tra ngoại nghiệp được ghi vào mẫu biểu sau:
Mẫu biểu: Số liệu điều tra về sinh trưởng, chất lượng thân cây, tỷ trọng gỗ
và sức khoẻ của các dòng vô tính Keo lá tràm
Địa điểm :..
Dòng

1
2

Cây

Tuổi :

Vị trí (lặp) :.

D1.3

Hvn

Hdc

Dtt

Dnc


Fk

(cm)

( m)

(m)

(điểm)

(điểm)

(điểm)

Pilodyn

Sk

Ghi

( điểm)

chú

1
2
1
2

3


3





Điều tra đất tại các khu khảo nghiệm: mẫu đất được lấy từ các điểm khảo
nghiệm theo phương pháp rải đều ở 5 điểm đại diện. Tại mỗi phẫu diện lấy mẫu ở
các tầng 0 - 10 cm, 11 - 30 cm, 31 - 50 cm, mỗi mẫu lấy khoảng 1 kg. Các tầng
tương ứng của 5 phẫu diện được trộn đều với nhau, lấy hai phần đối diện, sau đó
lại tiếp tục trộn đều hai phần này rồi lấy tương tự như trên. Cứ tiếp tục làm như
vậy đến khi còn 1kg. Mẫu đất ở các tầng được phân tích tại Phòng phân tích đất
thuộc Trung tâm Sinh thái và Môi trường rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam.
2.3.2. Nội nghiệp.
2.3.2.1. Xác định thể tích thân cây.
x (D1.3)2 x Hvn x f
Vc =

(1)
4

(đơn vị : dm3)


22

Trong đó:


D1,3 là đường kính ngang ngực

(đơn vị :cm)

Hvn là chiều cao vút ngọn

(đơn vị : m)

f

là hình số thường và được giả định là 0.5

2.3.2.2. Đánh giá mức độ biến dị giữa các dòng vô tính bằng phương pháp phân
tích phương sai 2 nhân tố. Số liệu được xử lý bằng các phần mềm thống kê thông
dụng trong cải thiện giống bao gồm DATAPLUS 3.0 và Genstat 7.0 (CSIRO),
SAS 8.0 (SAS Institute, 2002) và ASREML 1.0 (VSN International).
Mô hình toán học được sử dụng để xác định phương sai thành phần nhằm
xác định ảnh hưởng của các nhân tố thí nghiệm, như: lập địa, dòng vô tính, lặp,
hàng, cột, ô là:
Yijkln = + Bi +Bi.Rj+BiCk+Pl +fn+eijkln
Trong đó:

Yijkln : là chỉ số quan sát
: là giá trị bình quân quần thể

Bi: là ảnh hưởng của lặp
Bi.Rj: là ảnh hưởng của tương tác lặp i và hàng j
BiCk: là ảnh hưởng tương tác của lặp i và cột k
Pl: là ảnh hưởng của ô l
fn: là ảnh hưởng của dòng vô tính n

eijkln là sai số
Việc xử lý số liệu theo mô hình này được thực hiện bằng các chương trình
phần mềm chuyên dùng trong nghiên cứu di truyền số lượng và cải thiện giống cây
rừng là chương trình ASREML (Gilmour, A.R. và cộng sự, 2002) và SAS (SAS,
1996) [30].
So sánh sai dị giữa các trung bình mẫu được tiến hành theo tiêu chuẩn
Fisher (tiêu chuẩn F):
Nếu F.pr (xác suất tính được) < 0,001 và 0,05 thì sự sai khác giữa các trung
bình mẫu là hết sức rõ rệt với mức tin cậy tương ứng 99,9% hoặc 95%.


23
Nếu F.pr (xác suất tính được) > 0,05 thì sự sai khác giữa các trung bình
mẫu là không rõ rệt.
Các số liệu thu thập đều được xử lý thống kê bằng mô hình toán học thích
hợp các công thức cụ thể là.
- Trung bình mẫu: X =
- Phương sai:

1
n

S2 =

n



(2)


Xi

i 1

1
n 1

n



( Xi X )2

(3)

i 1

- Hệ số biến động (V%) được tính theo công thức
Sd
V% =

x 100

(4)

X
- Khoảng sai dị đảm bảo (Least Significant Diference).
LSD = t/2*SN*
Trong đó:


2
r

(5)

SN là phương sai ngẫu nhiên
r là dung lượng mẫu

Nếu các nhân tố thí nghiệm như lập địa, xuất xứ, dòng vô tính, lặp, hàng,
cột, ô tác động một cách đồng đều (ngẫu nhiên) đến kết quả thí nghiệm thì i = 0 ở
tất cả các cấp và giả thuyết H0 được cho là:
H0: 1 = 2 =.=a = 0 hoặc à1 = à2 =...= àa = à
H1: ít nhất có một i # 0, có nghĩa là tác dụng của nhân tố ảnh hưởng không
đồng đều.
Kết quả phân tích phương sai sẽ được trình bày trong bảng Anova sau:
Trong bảng:
VT là biến động toàn bộ của n trị số quan sát.
VN là biến động giữa các trị số quan sát cùng một mẫu
VA là biến động giữa các trị số trung bình mẫu do nhân tố A.
VB là biến động giữa các trị số trung bình mẫu do nhân tố B.


24
Nếu như FA và FB tính được lớn hơn F05 hoặc F01 thì kết quả nghiên cứu hoàn
toàn đồng nhất, không có sự ảnh hưởng của các nhân tố trong thí nghiệm, kể cả tác
động giữa hai nhân tố.
Nếu như FA và FB tính được nhỏ hơn F05 hoặc F01 có nghĩa là có sự sai khác rõ
rệt giữa các trung bình mẫu.
Nguồn biến
động (Source)


Tổng biến Bậc tự do
động (SS)

Phương sai (MS)

(DF)

F

Xác suất của

tính

F (Sig) mức
ý nghĩa

Nhân tố A

VA

a-1

S2a=VA/(a-1)

S2a/S2N

Nhân tố B

VB


b-1

S2b=VB/(b-1)

S2b/S2N

Ngẫu nhiên

VN

ab(m-1)

S2N=VN/ab(m-1)

Tổng

VT

n-1

VT/(n-1)
(n-a)Va

FA =

(6)
(a-1)Vn

Với Va là tổng biến động do nhân tố A và Vn là tổng biến động ngẫu nhiên

a

Va =
Vn =

a

n .x c
i 1

a

(7)

i

ni

x
i 1 j 1

2
ij

a

ni . x i

với c =


ni

( xij ) 2
i 1 j 1

n

(8)

i 1

Phân bố F với k1= a-1 và k2= n-a bậc tự do.
Nếu FA tính theo (6) F0.5 tra bảng với k1= a-1 và k2 = n-a bậc tự do thì giả
thuyết H0 được chấp nhận. Ngược lại nếu FA tính theo (6)> F0.5 thì giả thuyết H0 bị
bác bỏ, nghĩa là nhân tố A tác động không đồng đều tới kết quả thí nghiệm hay
việc phân cấp các công thức thí nghiệm là có ý nghĩa (Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn
Trọng Bình, 2005) [24].


×