Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nghiên cứu, thử nghiệm và tài liệu hoá phương pháp tiếp cận phát triển sinh kế dựa trên cộng đồng trong phát triển bền vững nông thôn cho một số nhóm cộng đồng dân tộc thiểu số vùng núi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (722.58 KB, 74 trang )

Đại học thái nguyên
trờng đại học nông lâm

báo cáo kết quả
đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ
M% số: B2009-TN03-03

Tên đề tài:
NGHIấN CU, TH NGHIM V TI LIU HểA
PHNG PHP TIP CN SINH K DA TRấN CNG NG
TRONG PHT TRIN BN VNG NễNG THễN CHO MT S NHểM
CNG NG DN TC THIU S VNG NI PHA BC VIT NAM

CH TRè TI: THS. BI TH MINH H

Thái Nguyên - 2010


DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA ĐỀ TÀI
VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
1. ThS. Nguyễn Hữu Thọ
- Đơn vị công tác: Phòng QLKH&QHQT – Trường ĐHNLTN
- Nội dung thực hiện: Nghiên cứu các phương pháp tiếp cận hiện nay
2. TS. Bùi Đình Hòa
- Đơn vị công tác: Khoa KN&PTNT – Trường ĐHNLTN
- Nội dung thực hiện: Nghiên cứu về tiếp cận thị trường cho người nghèo
và các thể chế chính sách phát triển nông thôn.
3. ThS. Đặng Tố Nga
- Đơn vị công tác: Phòng QLKH&QHQT – Trường ĐHNLTN
- Nội dung thực hiện: Thư ký đề tài


2


MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU ................................................................................ 9
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 9
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................12
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài ......................................................................... 12
2.1.1. Sinh kế và sinh kế bền vững ............................................................. 12
2.1.1.1. Sinh kế ...................................................................................... 12
2.2.1.2. Sinh kế bền vững ....................................................................... 13
2.1.2.Phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững dựa trên cộng đồng ............. 16
2.1.3. Phân tích sinh kế bền vững ............................................................... 19
2.1.3.1.Khung sinh kế bền vững ............................................................. 19
2.1.3.2 Các yếu tố tạo thành khung sinh kế bền vững ............................. 20
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ..................................................................... 25
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................... 25
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................... 27
2.3. Sơ lược tình hình đói nghèo của Việt Nam .......................................... 31
PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
............................................................................................................33
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 33
3.2. Địa điểm, thời gian và phạm vi nghiên cứu ......................................... 33
3.2.1. Địa điểm tiến hành nghiên cứu ......................................................... 33
3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu ........................................................ 33
3.2.3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 33
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ................................................. 33
3.3.1. Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 33
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 34
3.3.3.Phương pháp phân tích số liệu........................................................... 35

PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................36
4.1 Giới thiệu tổng quát về địa bàn nghiên cứu.......................................... 36
4.1.1 Xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ .......................................................... 36
3


4.1.1.1 Điều kiện tự nhiên ...................................................................... 36
4.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................... 38
4.1.2 Xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ .......................................................... 40
4.1.2.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................... 40
4.1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................... 41
4.1.3 Xã Yên Trạch, huyện Phú Lương ...................................................... 44
4.1.3.1 Điều kiện tự nhiên ..................................................................... 44
4.1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................... 45
4.1.4. Xã Nga My, huyện Phú Bình.......................................................... 49
4.1.4.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................... 49
4.1.4.2. Tình hình kinh tế - xã hội .......................................................... 51
4.2 Phân tích sinh kế các xã nghiên cứu ..................................................... 54
4.2.1 Nguồn vốn con người ........................................................................ 54
4.2.2 Nguồn vốn tự nhiên ........................................................................... 57
4.2.3 Nguồn vốn vật chất ........................................................................... 59
4.2.4 Nguồn vốn xã hội .............................................................................. 60
4.2.5 Nguồn vốn tài chính .......................................................................... 62
4.2.5.1 Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất của nhóm hộ điều tra ................. 63
4.2.5.2 Cơ cấu thu nhập và chi tiêu của nhóm hộ điều tra....................... 64
4.3 Đánh giá của người dân về các các loại tài sản sinh kế ........................ 65
4.3.1 Đánh giá của người dân xã Văn lăng về các loại tài sản sinh kế ........ 66
4.3.2 Đánh giá của người dân xã Tân Long về các loại tài sản sinh kế ....... 66
4.3.3 Đánh giá của người dân xã Yên Trạch về các loại tài sản sinh kế ...... 67
4.3.4 Đánh giá của người dân xã Nga My về các loại tài sản sinh kế ......... 67

4.4. Điểm mạnh, điểm yếu của phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững .. 68
4.4.1 Điểm mạnh........................................................................................ 68
4.4.2 Điểm yếu ........................................................................................... 68
4.4.3 Một số lưu ý khi áp dụng .................................................................. 69
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................72

4


Tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài khoa học
và công nghệ cấp Bộ
1. Thông tin chung
- Tên đề tài: Nghiờn cu, th nghim v ti liu hoỏ phng phỏp tip cn
phỏt trin sinh k da trờn cng ng trong phỏt trin bn vng nụng thụn
cho mt s nhúm cng ng dõn tc thiu s vựng nỳi phớa Bc Vit Nam
- Mã số: B2009 - TN03 - 03
- Chủ nhiệm đề tài: ThS. Bựi Th Minh H
Tel: 0912.804.904
E-mail:
- Cơ quan chủ trì đề tài: Trờng Đại học Nông Lâm - ĐHTN.
- Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện: Trung tâm Khuyến Nông tỉnh
Thái Nguyên
- Thời gian thực hiện: Tháng 1/2009 - Tháng 12/2010
2. Mục tiêu:
Tỡm ra phng phỏp tip cn hiu qu v bn vng trong phỏt trin nụng
thụn, c bit l vi nhúm i tng dõn tc ớt ngi vựng min nỳi phớa Bc
Vit Nam nhm tng bc nõng cao i sng cho cng ng ngi dõn tc
thiu s.
3. Nội dung chính:

- Nghiờn cu mt s phng phỏp tip cn trong phỏt trin nụng thụn trờn th
gii v Vit Nam.
- p dng th nghim phng phỏp tip cn phỏt trin sinh k da trờn cng
ng phõn tớch mt s lnh vc liờn quan trc tip n sinh k ca ngi
dõn ti xó Tõn Long v xó Võn Lng huyn ng H; xó Nga My huyn Phỳ
Bỡnh v xó Yờn Trch huyn Phỳ Lng.
- Phõn tớch nhng im mnh, im yu trong vic ỏp dng phng phỏp phỏt
trin sinh k da trờn cng ng i vi cỏc xó khú khn vựng nỳi phớa Bc.
- Ti liu húa phng phỏp tip cn sinh k da trờn cng ng lm ti liu
tham kho trong ging dy v trong phỏt trin nụng thụn.

5


4. Kết quả chính đạt đợc
4.1. Kết quả về mặt khoa học:
- ti ó h thng c nhng phng phỏp tip cn trong phỏt trin nụng
thụn hin nay.
- La chn v th nghim phng phỏp tip cn sinh k da vo cng ng ti
xó Tõn Long, Vn Lng, huyn ng H, Yờn Trch huyn Phỳ Lng v xó
Nga My huyn Phỳ Bỡnh tnh Thỏi nguyờn.
4.2. Kết quả về mặt đào tạo
- Giỳp 4 sinh viờn hon thnh khúa lun t loi gii t nhng ni dung nghiờn
cu ca ti.
- B sung thờm mt phng phỏp tip cn mi cho ni dung bi ging Nguyờn
lý v Phng phỏp Khuyn nụng.
- Làm tài liệu tham khảo tốt cho các trờng nụng lõm nghip núi riờng v lnh
vc phỏt trin nụng thụn núi chung.
4.3. Kết quả về mặt ứng dụng:
- Kt qu ca ti l c s trong vic la chn cỏc hỡnh thc tip cn hiu

qu trong quỏ trỡnh trin khai cỏc chng trỡnh, cỏc hot ng phỏt trin nụng
nghip nụng thụn.
4.4. Kết quả về mặt kinh tế - x' hội
- ti xỏc nh c cỏc ngun vn trong sinh k ca ngi dõn tc thiu s
cú cỏc gii phỏp phự hp trong quỏ trỡnh xúa úi gim nghốo v phỏt trin
kinh t xó hi.

6


Summary
- Title: Studying, trial and documentation of community based on sustainable
livelihood development approach in sustainability of rural development in
ethnic groups in the north of Vietnam
- Code :

B2009-TN03-03

- Holder of the project: ThS. Bùi Thị Minh Hà
Tel : 0912.804.904
E-mail :
- Implementing Organization: Thai Nguyen University of Agriculture and
Forestry- Thai Nguyen University
- Partnership Organizations and Collaborators: Thai Nguyen Agriculture
Extension Centre
- Duration : Between January 2009 and December 2012
1. Objective: To find out effectiveness and sustainable approach to rural
development, particularly for ethnic minority groups in the north of Vietnam in
order to improving their living condition.
2. Main contents of study

- Studying some rural development approachs
- Application of sustainable livelihood development in analyzing some aspects
related to livelihood of local community in Tan Long and Van Lang
communes in Dong Hy district and Yen Trach commune Phu Luong district
and Nga My commune Phu Binh district
- SWOT analysis in application of community based livelihood development
in some remote areas in the north of Vietnam
- Documentation of the approach for giving lecture and rural development
3. Main results obtained
3.1. Results on science
- Literature review approachs in rural development
- Selected and trial community based livelihood development approach in
Dong Hy, Phu Luong and Phu Binh
3.2. Results on application
7


- Applied the approach in analysis of livelihood of some communities
3.3. Results on education
- There were 4 students graduated from this froject
- A chapter was added to the subject of principle and methodology of
agriculture extension
3.4. Results on socio-economic
- Identified exactly some assets of people in rural community that help decision
makers and others to due with poverty in the north of Vietnam

8


PHẦN I. MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Công cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam được bắt đầu triển khai từ
những năm đầu của thập niên chín mươi, cho đến nay chúng ta đã đạt được
một số thành công nhất định như tỷ lệ nghèo đói giảm xuống một cách đáng
kể, năm 1993 là 58%; năm 1998 là 37%; năm 2004 là 18,1%; năm 2006 là
15,5% và năm 2010 giảm xuống còn 9,45%. Như vậy trong vòng 15 năm qua
Việt Nam đã giảm ba phần tư số người nghèo. Thu nhập bình quân đầu người
trên cả nước đạt 1,387 triệu đồng/tháng (năm 2010), tăng 39,4% so với năm
2008. Trong đó, thu nhập bình quân đầu người/tháng của nhóm hộ nghèo nhất
đạt 369 nghìn đồng - tăng 34% và của nhóm hộ giàu nhất đạt hơn 3,4 triệu
đồng - tăng 38,7% so với năm 2008. Như vậy, thu nhập của nhóm hộ giàu nhất
gấp gần 10 lần thu nhập nhóm hộ nghèo nhất (Tổng cục thống kê, 2011).
Phương pháp tiếp cận giảm nghèo theo các nguồn vốn sinh kế được
đánh giá là mang lại kết quả tốt trong việc cải thiện sinh kế đối với người dân
địa phương. Các tác động này được đo từ việc nâng cao năng lực của người
dân và cán bộ địa phương, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng và các hỗ trợ trực tiếp để
giảm nghèo cho các hộ nghèo. Trong những năm qua, sự phát triển kinh tế - xã
hội của nước ta đạt được những thành tựu quan trọng, GDP hằng năm tăng cao
từ 7,5% - 8,5%, tuy nhiên Việt Nam vẫn là một nước nghèo. Nhờ có quá trình
tăng trưởng kinh tế này mà công cuộc xóa đói, giảm nghèo tuy đã đạt được
một số kết quả, tạo được sự đồng thuận của người dân và ủng hộ của quốc tế,
song vẫn còn những thách thức, tồn tại lớn. Tình trạng nghèo đói vẫn đang còn
tồn tại ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi và đồng
bào dân tộc thiểu số. Điều đó đặt ra câu hỏi là đâu là nguyên nhân sâu xa của
tình trạng này và phương pháp tiếp cận giảm nghèo hiện nay có còn phù hợp
với các vùng có tính chất đặc thù này không?
Trong quá trình phát triển, Việt Nam đã áp dụng các phương pháp tiếp
cận giảm nghèo khác nhau theo từng thời kỳ như:
Cách tiếp cận từ trên xuống: Tiếp cận từ trên xuống hay việc xây dựng
kế hoạch giảm nghèo từ trên xuống là phương pháp giao chỉ tiêu, kế hoạch,

9


giao nguồn lực và quy định các nhiệm vụ phải thực hiện của cơ quan cấp trên
đối với cơ quan cấp dưới.
Cách tiếp cận từ dưới lên: Việc xây dựng kế hoạch giảm nghèo theo
cách tiếp cận này đó là kế hoạch giảm nghèo của một giai đoạn dựa trên kế
hoạch giảm nghèo hàng năm của các Ngành tham gia chương trình và của địa
phương theo lộ trình cây vấn đề bắt đầu từ cấp cơ sở. Đây là phương pháp mà
quá trình xây dựng kế hoạch dựa vào các kết quả của các kế hoạch thành phần
theo những trình tự tổng hợp về mục tiêu, giải pháp, nguồn lực, thời gian,...
Cách tiếp cận xây dựng kế hoạch giảm nghèo có sự tham gia của người
dân: Thực chất đó là cách tiếp cận từ người nghèo - xoá đói giảm nghèo bắt
đầu từ người nghèo. Bởi người nghèo hiểu rõ tình cảnh của họ hơn ai hết và
người nghèo biết rõ họ có thể làm gì và cần phải làm gì. Xây dựng kế hoạch
giảm nghèo có sự tham gia của người dân là cách tìm ra các nguồn hạn chế
nhất, những “nút thắt cổ chai” mà người nghèo đang gặp phải để qua đó các
chuyên gia, các cơ quan quản lý nhà nước tìm cách tác động vào chúng nhằm
đạt mục tiêu về xoá đói giảm nghèo. Tiếp cận này đôi khi được hiểu giống như
tiếp cận từ dưới lên bởi đó cũng là cách xác định bắt đầu từ người nghèo - từ
những nguồn lực khan hiếm của họ cần hỗ trợ, những vướng mắc chính mà
người nghèo đang phải đối mặt để giúp họ thoát nghèo. Tuy nhiên tiếp cận
theo phương pháp này khác với tiếp cận từ dưới lên: Tiếp cận từ dưới lên là
tiếp cận toàn diện hơn, thường ở cấp tỉnh, cấp huyện, trong khi tiếp cận có sự
tham gia lại chủ yếu được thực hiện ở các cấp cơ sở (thôn, bản, xã phường...).
Như vậy, các phương pháp tiếp cận xoá đói giảm nghèo hiện nay đang
dần bộc lộ những điểm không phù hợp và hiệu quả chưa cao. Để đạt được
những thành tựu to lớn trong công tác xoá đói giảm nghèo, đảm bảo mục tiêu
giảm nghèo bền vững thì cần phải có phương pháp tiếp cận mới.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề

tài: “Nghiên cứu, thử nghiệm và tài liệu hoá phương pháp tiếp cận phát
triển sinh kế dựa trên cộng đồng trong phát triển bền vững nông thôn cho
một số nhóm cộng đồng dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc Việt Nam”

10


1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Tìm ra phương pháp tiếp cận hiệu quả và bền vững trong phát triển nông
thôn, đặc biệt là nhóm đối tượng dân tộc ít người vùng miền núi phía Bắc Việt
Nam nhằm từng bước nâng cao đời sống cho cộng đồng người dân tộc thiểu số
và giảm dần khoảng cách giầu nghèo giữa đồng bằng và miền núi trong thời kỳ
hội nhập.

11


PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Sinh kế và sinh kế bền vững
2.1.1.1. Sinh kế
Thuật ngữ sinh kế (livelihoods) ngày nay được dùng khá phổ biến và
rộng rãi trên thế giới. Sinh kế có thể hiểu và sử dụng theo nhiều cách khác
nhau, có ý kiến cho rằng sinh kế là phương tiện/cách thức để kiếm sống, có ý
kiến cho rằng sinh kế của một hộ gia đình hay của một cộng đồng còn được
gọi là kế sinh nhai, là cách thức kiếm sống. Hoặc sinh kế là thu nhập ổn định
có được nhờ áp dụng các phương thức/biện pháp khác nhau. Có ý kiến cho
rằng sinh kế có thể được miêu tả như những quyết định, những hàng động mà
họ sẽ thực hiện không những để kiếm sống mà còn để đạt được những ước
vọng của họ. Như vậy, từ những cách hiểu trên, chúng ta có thể hiểu: Một sinh

kế có thể được miêu tả như là tập hợp các nguồn lực và khả năng con người có
bao gồm kỹ năng, học thức, sức khỏe, năng lực lao động, đất đai và các nguồn
tài nguyên thiên nhiên khác, thu nhập tiền mặt, tiết kiệm, tài sản gia đình, công
cụ sản xuất, những mạng lưới hỗ trợ từ gia đình, xã hội…
Sinh kế cũng có thể được diễn tả như là sự kết hợp của các nguồn tài
nguyên được sử dụng và các hoạt động được thực hiện để sống (Farrington và
CS, 1999). Các tài nguyên có thể bao gồm cả các khả năng và kỹ năng của con
người (vốn con người), đất đai, vốn tiết kiệm và trang thiết bị (tương ứng với
vốn tự nhiên, vốn tài chính và vốn vật chất) và các nhóm hỗ trợ chính thức hoặc
mạng lưới không chính thức hỗ trợ các hoạt động được thực hiện (vốn xã hội) .
Theo từ điển Webster's New World: Sinh kế được hiểu là kế sinh nhai,
phương tiện sống, hoặc duy trì sự sống, sự tồn tại.
Theo từ điển Encarta: Sinh kế được hiểu là công việc, làm việc hoặc
nguồn thu nhập.
Một định nghĩa được chấp nhận và phổ biến rộng rãi là: Sinh kế bao
gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả nguồn lực vật chất và xã hội) và các
nguồn lực cần thiết để kiếm sống” (DFID, Sustainable Livelihoods Guidance
12


Sheet, 2001).
Theo Trung tâm nuôi trồng Thủy sản Châu Á Thái Bình Dương (NACA):
Một sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (gồm các nguồn lực vật chất và
xã hội như: Cửa hàng, nguồn tài nguyên, đất đai, mặt nước, đường xá…) cùng
các hoạt động cần thiết làm phương tiện để kiếm sống của con người (Phạm
Trung Thủy, 2009).
2.2.1.2. Sinh kế bền vững
Thuật ngữ “sinh kế bền vững” được sử dụng đầu tiên như là một khái
niệm phát triển vào những năm đầu 1990. Tác giả Chambers và Conway
(1992) định nghĩa về sinh kế bền vững như sau: Sinh kế bền vững bao gồm con

người, năng lực và kế sinh nhai, gồm có lương thực, thu nhập và tài sản của
họ. Ba khía cạnh tài sản là tài nguyên, dự trữ, và tài sản vô hình như dư nợ và
cơ hội. Sinh kế bền vững khi nó bao gồm hoặc mở rộng tài sản địa phương và
toàn cầu mà chúng phụ thuộc vào và lợi ích ròng tác động đến sinh kế khác.
Sinh kế bền vững về mặt xã hội khi nó có thể chống chịu hoặc hồi sinh từ
những thay đổi lớn và có thể cung cấp cho thế hệ tương lai.
Yếu tố được xem là bền vững khi mà nó có thể tiếp tục diễn ra trong
tương lai, đối phó và phục hồi được sau các áp lực và cú sốc mà không làm
huỷ hoại các nguồn lực tạo nên sự tồn tại của yếu tố này. Các nguồn lực này có
thể thuộc nguồn tự nhiên, xã hội, kinh tế hay thể chế. Điều này giải thích tại
sao tính bền vững thường được phân tích theo 4 khía cạnh: bền vững về kinh
tế, về môi trường, về thể chế và xã hội.
Bền vững không có nghĩa là sẽ không có gì thay đổi, mà là có khả năng
thích nghi theo thời gian. Tính bền vững là một trong những nguyên tắc cơ bản
của phương pháp sinh kế bền vững.
Hiện nay, có nhiều cách hiểu và cách lý giải khác nhau về sinh kế bền
vững, có ý kiến cho rằng, sinh kế bền vững là cái mà con người có thể kiếm
tiền để sinh tồn. Cũng có người cho rằng từ sinh kế đến sinh kế bền vững thì
bản thân sinh kế phải bảo đảm các yếu tố: Không quá phụ thuộc vào sự trợ
giúp bên ngoài; khi thực hiện những sinh kế đó thì con người có thể đối phó và
khắc phục được với những áp lực, những cú sốc và những khủng hoảng; phải
duy trì và nâng cao khả năng, tài sản ở cả hiện tại và tương lai. Và họ cho rằng
13


bền vững còn có một nội hàm là không gây tổn hại đến các nguồn tài nguyên
thiên nhiên cũng như nó không gây tổn hại đến nhóm sinh kế mở ra cho cộng
đồng khác.
Sinh kế bền vững là cách nghĩ về mục tiêu, quy mô và những ưu tiên
phát triển cộng đồng nhằm cải thiện tiến trình xoá đói giảm nghèo. Một trong

những nguyên tắc của sinh kế bền vững là lấy con người là trung tâm để giải
quyết các vấn đề phát sinh trong cộng đồng (Caroline Ashley và Diana Carney,
1999).
Một sinh kế được gọi là bền vững khi nó có khả năng ứng phó và phục
hồi khi bị tác động hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm
hiện tại và trong tương lai trong khi không làm sói mòn nền tảng nguồn lực tự
nhiên (Tim Hanstad, Robin Nielsn và Jennifer Brown, 2004; Diana Carney và
cs, 1988).
Sinh kế được xem là bền vững khi nó có thể được quản lý hoặc phục hồi
từ những áp lực và tác động. Nó phải duy trì và nâng cao những năng lực và tài
sản vốn có của nó cả hiện tại và trong tương lai mà không hủy hoại đến tài
nguyên thiên nhiên ban đầu (Scoones . I, 1998).
Một sinh kế sẽ là sinh kế bền vững khi nó có khả năng liên tục duy trì
hay củng cố mức sống ở hiện tại mà không làm huỷ hoại cơ sở các nguồn tài
nguyên thiên nhiên. Để có được điều này, sinh kế bền vững phải có khả năng
vượt qua và hồi phục sau các áp lực và sốc (ví dụ như các tai hoạ thiên nhiên
hay suy thoái kinh tế).
Một sinh kế được xem như là bền vững nếu như nó phát huy được tiềm
năng của con người để từ đó duy trì sản xuất và phương tiện kiếm sống của họ.
Nó phải có khả năng đương đầu và vượt qua những áp lực hay những thay đổi
bất ngờ.
Sinh kế bền vững không được khai thác gây bất lợi với môi trường hay
các sinh kế khác ở cả hiện tại và tương lai. Trên thực tế thì nó nên thúc đẩy sự
hòa hợp giữa chúng và mang lại sự tốt đẹp cho các thế hệ mai sau. (Chambers
và Conway, 1992).
Một sinh kế bền vững phải bao hàm nội hàm của sinh kế và phải đảm
bảo được các yếu tố bền vững. Cụ thể:
14



- Một là, phải bền vững về mặt môi trường: Theo các nhà nghiên cứu bền vững
về mặt môi trường chỉ đạt được khi mà năng suất của nguồn tài nguyên cần
cho sự sống được bảo tồn hoặc năng cao đối với việc sử dụng, đối với các thế
hệ tương lai (còn nếu như chỉ dừng lại ở thế hệ hiện tại thì không đảm bảo yếu
tố bền vững về môi trường).
- Hai là, phải bền vững về mặt kinh tế: Theo các nhà nghiên cứu thì bền vững
về mặt kinh tế chỉ đạt được khi mà các mức độ chi tiêu nào đó có thể duy trì
qua thời gian, nhất là đối với người nghèo, có nghĩa là nó phải đạt đến một
ngưỡng phúc lợi kinh tế nào đó. Ví dụ, người ta đưa ra các chuẩn nghèo để
người dân phát triển được trong một thời gian dài. Nói khác đi, bền vững về
mặt kinh tế thể hiện ở sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh của nền kinh tế
đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của người dân, tránh được suy thoái
hoặc đình trệ trong tương lai, nhất là tránh được tình trạng nợ nần chồng chất.
- Ba là, phải bền vững về mặt xã hội: Theo các nhà nghiên cứu bền vững về
mặt xã hội chỉ đạt được khi mà giảm thiểu được sự bất bình đẳng xã hội và phù
hợp với tiêu chuẩn đạo đức xã hội hoặc không làm sự thay đổi, sự biến dạng
của cộng đồng.
- Bốn là, phải bền vững về mặt thể chế: Theo các nhà nghiên cứu bền vững về
mặt thể chế chỉ đạt được khi mà tiến trình của cấu trúc hiện tại có khả năng
phát triển được trong tương lai.
Nguyên tắc của sinh kế bền vững: Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á,
(2006) thì sinh kế chỉ bền vững khi nó tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Lấy người dân làm trung tâm: Việc giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời
sống của người dân chỉ có thể đạt được khi những hỗ trợ từ bên ngoài tập trung
vào vấn đề quan trọng đối với cuộc sống của người dân, hiểu được sự khác biệt
giữa họ và cộng tác với họ theo những cách phù hợp với chiến lược sinh kế
hiện hữu, với môi trường xã hội của họ cũng như có khả năng thích nghi dựa
trên các nguồn lực của người dân chứ không phải dựa trên các nhu cầu của họ.
- Đáp ứng và tham gia: Người dân phải là chủ thể chính trong việc xác định và
đặt ra những ưu tiên trong sinh kế, “những người hỗ trợ bên ngoài” áp dụng

những tiến trình để có thể lắng nghe và đáp ứng.
- Nhiều cấp: Thu hút các đối tác liên quan có thể thuộc nhà nước, hay tư nhân,
15


địa phương hay toàn quốc, trong khu vực hay quốc tế. Các hoạt động ở cấp vĩ
mô sẽ cung cấp thông tin cho việc xây dựng chính sách tạo ra một môi trường
có khả năng hỗ trợ. Những cơ cấu và các tiến trình ở cấp vĩ mô hỗ trợ cho
người dân phát huy các thế mạnh của mình.
- Bền vững và cân bằng: Bốn mặt chủ yếu của bền vững (bền vững về thể chế,
bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường) phải giữ
được sự cân bằng giữa chúng trong các đề xuất, các giải pháp.
- Năng động và linh hoạt: Những hỗ trợ từ bên ngoài cần ý thức được tính chất
động của các loại hình sinh kế, đáp ứng linh hoạt trước những thay đổi trong
thực trạng của người dân.
Nếu theo những nghĩa trên sinh kế bền vững phải là sự hòa hợp của các
nguyên tắc sau: Lấy con người làm trung tâm, dễ tiếp cận, có sự tham gia của
người dân, được xây dựng trên sức mạnh của con người và đối phó với khả
năng dễ bị tổn thương, tổng thể, thực hiện ở nhiều cấp, trong mối quan hệ với
đối tác, bền vững và năng động.
2.1.2.Phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững dựa trên cộng đồng
Có nhiều cách tiếp cận trong phát triển sinh kế đã và đang được áp dụng
để nâng cao năng lực/quyền lực cho cộng đồng địa phương để từ đó họ có thể
quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên đúng cách và bền vững. Trong những
cách tiếp cận đó thì con người luôn được xác định là trung tâm của mọi vấn đề
để nâng cao hiệu quả của việc hỗ trợ phát triển (McAndrew, 1998).
Tuy nhiên, cũng không có cách tiếp cận nào có thể cung cấp một cách
chính xác được các vấn đề thực tế của địa phương, đặc biệt là những vùng đặc
biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. Nó chỉ có thể giúp thay đổi các suy nghĩ
về sinh kế của người nghèo, từ đó có thể cải thiện được việc xóa đói giảm

nghèo (Karim Hassein, 2002).
Phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững dựa trên cộng đồng được hình
thành sau khi người ta nhận ra rằng hầu hết các tiến bộ kỹ thuật do các nhà
nghiên cứu tìm ra nhưng lại không phù hợp với điều kiện thực tế của người
nông dân. Hầu hết các dịch vụ phát triển nông thôn ở thời điểm này đều được
xây dựng và thực thi không dựa trên nhu cầu của người dân, vì vậy người nông
dân đã không nhiệt tình tham gia vào những dịch vụ phát triển nông thôn được
16


cung cấp (Jurgen, Murwira et al. 2000)
Phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững dựa trên cộng đồng đã được Bộ
Phát triển Vương quốc Anh (DFID) phát triển từ những năm cuối của thập niên
90 của thế kỷ trước nhằm nhân rộng những yếu tố liên quan đến hiệu quả và
tính bền vững của các sáng kiến phát triển (Asiabaca, 2002)
Trong phương pháp tiếp cận sinh kế dựa trên cộng đồng, người nông
dân tham gia vào việc xác định nhu cầu, thực thi, theo dõi và đánh giá các hoạt
động phát triển nông thôn. Chính vì vậy một kỹ thuật mới thành công dễ được
áp dụng mở rộng và sẽ bền vững hơn.
Theo Jurgen, Murwira và CS (2000) đã xác định được những đặc điểm
chính của phương pháp tiếp cận sinh kế dựa trên cộng đồng:
- Phương pháp này gắn sự tham gia của cộng đồng trong việc lập kế
hoạch và thực thi kế hoạch với chiến lược phát triển nông thôn, hoạt động
khuyến nông và hoạt động nghiên cứu.
- Phương pháp này xác định vai trò của nông dân, cán bộ khuyến nông
và các nhà nghiên cứu là ngang bằng nhau vì họ có thể trao đổi, học tập nhau
những kinh nghiệm, những kiến thức và những kỹ năng trong công việc.
- Phương pháp này trang bị cho người dân địa phương những kỹ năng
giải quyết vấn đề, kỹ năng lập kế hoạch và quản lí các kế hoạch đó.
- Phương pháp này khuyến khích nông dân học tập thông qua việc thiết

lập các thử nghiệm, thông qua việc phát triển các kiến thức bản địa sẵn có và
kết hợp chúng với những ý tưởng mới.
- Phương pháp này coi cộng đồng dân địa phương không phải là một thể
đồng nhất, mà nó bao gồm các nhóm người hoàn toàn khác nhau với những
mối quan tâm, và năng lực khác nhau. Mục tiêu là làm thế nào để đạt được sự
thống nhất và phát triển bền vững thông qua việc trao đổi thảo luận giữa các
nhóm khác nhau đó và tạo điều kiện cho những người nông dân nghèo đưa ra
được những quyết định của mình.
Phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững dựa trên cộng đồng được đề ra
và được coi như là phương hướng chủ đạo nhằm tập trung quan tâm vào các
nhóm nghèo và hướng đến phát triển bền vững của người nghèo. Sinh kế bền
vững sẽ đặt yếu tố con người làm vị trí trung tâm của các chương trình phát
17


triển và các dự án xoá đói giảm nghèo. Hơn nữa, đói nghèo là một vấn đề phức
tạp, nó là hậu quả của nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, các cách tiếp cận
cổ điển theo ngành, theo vùng không thể giải quyết tốt được. Nhìn bằng
phương pháp sinh kế giúp cho chúng ta cái nhìn tổng thể toàn diện về đói
nghèo và các nguyên nhân dẫn đến đói nghèo. Thông qua phương pháp này,
chính người dân sẽ là người hiểu rõ và xác định các vấn đề liên quan đến sự
nghèo đói cũng như các cơ hội mở ra của họ. Từ đó, chính họ cũng sẽ tự xây
dựng nên kế hoạch nhằm tăng tính bền vững của sinh kế.
Khung phân tích sinh kế được sử dụng để đánh giá, phân tích sinh kế
của người nghèo. Áp dụng khung phân tích sinh kế giúp khai thác và hiểu rõ
hầu hết các yếu tố liên quan đến thưc trạng sinh kế của người nghèo cũng như
các mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố đó (DFID, 2001). Đặc biệt, nó cũng
giúp ta biết được các thông tin về các nỗ lực đóng góp của các tổ chức, thể chế,
chủ trương, chính sách, dự án đang diễn ra tại địa phương cũng như quá trình
triển khai của nó tại các cấp như thế nào. Nhờ đó, chúng ta có thể đúc rút kinh

nghiệm và xây dựng kế hoạch phối hợp cùng với các bên liên quan nhằm mang
lại hiệu quả cao cho các chương trình dự án về sinh kế bền vững trong tương
lai (Lâm Thị Thu Sửu, 2010)
* Mục tiêu của phương pháp tiến cận sinh kế bền vững dựa trên cộng đồng :
- Hiểu biết thực tế hơn về sinh kế cho người nghèo và các yếu tố hình thành
sinh kế;
- Hỗ trợ phát triển dựa trên các nguồn lực của người nghèo để tạo cơ hội cho
họ cải thiện sinh kế thông qua các yếu tố sau:
+ Sản xuất tăng lên nhờ phương thức canh tác bền vững;
+ Kinh tế ổn định hơn và người nghèo có thể chi tiêu thêm cho giáo dục,
y tế, v.v và góp phần làm tăng trưởng kinh tế chung;
+ Có khả năng chống chịu được các khó khăn trước mắt như ốm đau,
thất nghiệp và mất mùa …
* Các đặc tính của phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững dựa trên cộng đồng:
- Được xây dựng dựa trên các nguồn lực của người dân chứ không phải dựa
trên các nhu cầu của họ, vì thực tế, người nghèo thường có nhiều nhu cầu.
- Đưa mọi khía cạnh đời sống và sinh kế con người vào trong lập kế hoạch
18


phát triển, thực hiện và đánh giá kế hoạch.
- Liên kết các lĩnh vực khác nhau vào trong cùng một chủ đề chung.
- Tính đến yếu tố các quyết định phát triển ảnh hưởng mỗi nhóm người riêng
biệt như thế nào, đến nam giới khác so với nữ giới.
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hiểu biết các mối liên kết giữa các quyết
định chính sách và các hoạt động ởcấp hộ gia đình.
- Thu hút các đối tác có liên quan, có thể thuộc nhà nước, nhân dân hay tư
nhân, địa phương hay toàn quốc, trong khu vực hay quốc tế.
- Phản ứng nhanh chóng với các tình huống thay đổi.
Sự tham gia tích cực của người nông dân là rất cần thiết nếu như những

mục tiêu và những vấn đề cần giải quyết của họ được xác định một cách đúng
đắn. Do vậy, một mục tiêu rất quan trọng của phương pháp tiếp cận sinh kế
dựa trên cộng đồng là việc trao quyền quyết định cho những người nông dân
(Farrington và Martin, 1988).
Điều này rõ ràng rằng, việc nghiên cứu và áp dụng phương pháp phát
triển sinh kế dựa trên cộng đồng đã được các tổ chức nghiên cứu và áp dụng ở
một số nước. Tuy nhiên ở Việt Nam, trong khi chúng ta đang phấn đấu đạt
được mục tiêu thiên niên kỷ thì việc nghiên cứu và áp dụng phương pháp phát
triển sinh kế dựa trên cộng đồng là hết sức cần thiết.
2.1.3. Phân tích sinh kế bền vững
2.1.3.1.Khung sinh kế bền vững
Bản thân sinh kế không mô tả một cách đầy đủ các mối quan hệ mà thực
tế vẫn đang tác động đến hoạt động sinh kế. Điều này có nghĩa sinh kế không
tồn tại độc lập, bản thân nó luôn vận động (tương tác giữa các nguồn vốn và tài
sản) và chịu tác động từ các yếu tố khác (từ môi trường bên ngoài). Chính vì
vậy mà nghiên cứu sinh kế sẽ có ý nghĩa hơn rất nhiều khi xem xét sinh kế
trong một khuôn khổ của các mối quan hệ tương tác và kết quả của các tương
tác này, đó chính là khung sinh kế (Ngân hàng Phát triển Châu Á, 2006).
Khung sinh kế bền vững là một phương pháp tiếp cận toàn diện về các
vấn đề phát triển thông qua việc nhấn mạnh đến thảo luận sinh kế của con
người. Khung sinh kế bền vững có nguồn gốc từ việc phân tích về các quyền
trong mối quan hệ với nạn đói và đói nghèo.
19


Gần đây khung sinh kế bền vững được tổ chức Phát triển Quốc tế Anh
(DFID) giới thiệu (Diana Carney và cs, 1988), đồng thời khung sinh kế bền
vững cũng được các học giả và các cơ quan ứng dụng phát triển rộng rãi
(Anthony Bebbington, 1999).
Khung sinh kế bền vững (SLF) là một công cụ được xây dựng nhằm xem

xét các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sinh kế của con người, đặc biệt là
những nhân tố gây khó khăn hoặc tạo cơ hội trong sinh kế. Đồng thời khung
sinh kế cũng nhằm mục đích tìm hiểu xem các yếu tố này có quan hệ với nhau
như thế nào trong những bối cảnh cụ thể (Ngân hàng Phát triển Châu Á, 2006).
Tổ chức Phát triển Quốc tế Anh (DFID) đưa ra khung sinh kế bền vững
như sau:

(Nguồn : DFID, 2001)
Hình 2.1: Sơ đồ khung sinh kế bền vững
Khung sinh kế bền vững không chỉ đơn thuần là một công cụ phân tích,
mà nó chính là phương tiện, là cách thức để cung cấp nền tảng cho các hoạt
động hướng đến sinh kế bền vững để xóa đói giảm nghèo một cách bền vững.
2.1.3.2 Các yếu tố tạo thành khung sinh kế bền vững
Các nội dung chính của khung sinh kế bền vững bao gồm: Hoàn cảnh dễ
bị tổn thương; các nguồn vốn và tài sản sinh kế; chính sách, thể chế; chiến lược
sinh kế và các kết quả sinh kế.
* Hoàn cảnh dễ bị tổn thương
Hoàn cảnh dễ bị tổn thương là môi trường sống bên ngoài của con người.
20


Sinh kế và tài sản sẵn có của con người bị tác động cơ bản bởi những ảnh
hưởng từ bên ngoài (sốc, các xu hướng, tính thời vụ…) dẫn đến khó khăn trong
việc giới hạn và kiểm soát. Các nhân tố cấu thành nên hoàn cảnh dễ tổn thương
cho sinh kế thường gặp là:
- Sốc: Là những sự kiện bất ngờ có tác động rất lớn đến sinh kế con người. Sốc
thường mang ý nghĩa tiêu cực và không theo qui luật. Ví dụ: Sốc do sức khỏe
(ốm đau, bệnh tật…); sốc do kinh tế (làm ăn thua lỗ, mất nguồn thu nhập…);
sốc do thiên nhiên (các thảm họa lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh…)
- Xu hướng: Là những thay đổi có tính qui luật và mang tính dài hạn, các thay

đổi đó có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sinh kế. Ví dụ: Xu hướng
tăng dân số (dân số tăng nhanh dẫn đến thiếu đất sản xuất, thiếu việc làm…);
xu hướng chính trị; xu hướng nguồn lực (thiếu hoặc thừa lao động…); xu
hướng kinh tế (giá cả bấp bênh, mức độ cạnh tranh…); xu hướng công nghệ
(công nghệ hiện đại dẫn đến thất nghiệp…). Thông thường khi xem xét các
nguồn gây tổn thương cho sinh kế thì các xu hướng kinh tế, xã hội, môi trường
thường được nhìn nhận ở góc độ có ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là những xu
hướng tác động đến bộ phận lớn dân cư (tác động có tính cộng đồng)
- Tính thời vụ: Là những thay đổi bất lợi có tính chu kỳ, nhất là trong sản xuất
nông nghiệp. Những thay đổi này thường tác động tiêu cực đến những nhóm
người nghèo do những hạn chế của họ về nguồn vốn và tài sản. Ví dụ: Giá cả
(Biến động theo mùa vụ…); Sức khỏe (dịch bệnh cho người và gia súc theo
mùa…); Cơ hội việc làm (thiếu hoặc thừa tùy mùa vụ…).
Các nhân tố cấu thành nên hoàn cảnh dễ bị tổn thương rất quan trọng vì
chính những nhân tố này tác động trực tiếp lên tình trạng tài sản và sự lựa chọn
kế sinh nhai của con người và chúng mở ra cơ hội để họ theo đuổi những kết
quả sinh kế có lợi.
* Tài sản sinh kế
Trong khung sinh kế bền vững ẩn chứa một lý thuyết cho rằng con người
dựa vào năm loại tài sản vốn có, hay hình thức vốn để giảm nghèo và đảm bảo
,
an ninh sinh kế của mình. DFID Sustainable Livelihoods Guidance Sheet
(2001) định nghĩa năm loại tài sản này bao gồm:

21


vèn con ng−êi

vèn

x
héi

Vèn tù nhiªn

vèn vËt chÊt

vèn tµi chÝnh

Hình 2.2. Ngũ giác sinh kế
- Vốn vật chất (physical capital): Là những yếu tố có tính chất “hiện vật” bao
gồm cơ sở hạ tầng xã hội cơ bản và tài sản của hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế:
phương tiện đi lại, nhà ở, công cụ sản xuất…
- Vốn tài chính (financial capital): Bao gồm các nguồn lực tài chính mà con
người sử dụng để đạt được các mục tiêu sinh kế của mình như vốn vay, tiết
kiệm, trợ cấp, thu nhập…
- Vốn xã hội (social capital): Bao gồm các nguồn lực xã hội (quan hệ, niềm tin,
mạng lưới, thành viên nhóm, sự phụ thuộc lẫn nhau…) mà con người sử dụng
để theo đuổi các mục tiêu sinh kế của mình.
- Vốn con người (human capital): Bao gồm các loại nguồn lực: kỹ năng, tri
thức, sức khỏe…tạo điều kiện cho con người theo đuổi các chiến lược sinh kế
khác nhau và đạt được các mục tiêu sinh kế. Ở cấp độ hộ gia đình, vốn con
người là yếu tố về chất lượng và số lượng lao động của hộ. Yếu tố này khác
nhau tùy thuộc vào kích cỡ của hộ, trình độ giáo dục và kỹ năng nghề nghiệp,
22


khả năng quản lý, tình trạng sức khỏe, tri thức…
- Vốn tự nhiên (natuaral capital): Bao gồm các nguồn lực tự nhiện để tạo dựng
sinh kế (đất đai, tài nguyên, khoáng sản….).

Mô tả hình dạng ngũ giác sinh kế:
Có nhiều cách để mô tả tài sản sinh kế như cách bẳng biểu số liệu thống
kê về các nguồn tài sản sinh kế hay diễn giải bằng đồ thị, sơ đồ…Một trong
những cách hay được sử dụng là sơ đồ mạng nhện, mà cơ sở của nó là ngũ giác
sinh kế.
Ngũ giác tài sản sinh kế là sự mô tả bằng hình vẽ những thông tin về tài
sản sinh kế của con người. Nó thể hiện mối liên kết quan trọng giữa các tài sản
sinh kế khác nhau.
Đặc điểm của ngũ giác sinh kế (hình 2.2): Hình dạng của ngũ giác diễn tả
khả năng tiếp cận của người dân với các loại tài sản. Thông qua ngũ giác sinh
kế có thể thấy được sự khác biệt trong khả năng tiếp cận các tài sản sinh kế của
con người. Tâm điểm của ngũ giác là điểm biểu thị khả năng tiếp cận các
nguồn tài sản bằng 0, các đỉnh hoặc các cạnh biểu thị khả năng tiếp cận nhiều
nhất đối với các loại tài sản.
Khả năng tiếp cận tài sản sinh kế của con người luôn thay đổi, do vậy
hình dạng ngũ giác cũng luôn biến đổi. Thông qua so sánh sự biến đổi của ngũ
giác tài sản sinh kế để đánh giá sự cải thiện hay suy giảm theo thời gian, đánh
giá khả năng tiếp cận, năng lực tài sản của các nhóm đối tượng khác nhau và
hiểu được tác động của nó lên sinh kế mang tính tích cực hay tiêu cực.
Một tài sản riêng lẻ có thể tạo ra nhiều lợi ích. Nếu một người có thể tiếp
cận chắc chắn với đất đai (tài sản tự nhiên) họ cũng có thể có được nguồn tài
chính vì họ có thể sự dụng đất đai không chỉ cho mục đích sản xuất mà còn có
thể cho thuê. Tương tự như vậy, vật nuôi (tài sản hữu hình) có thể tạo ra nguồn
vốn xã hội (uy tín và sự liên hệ với cộng đồng) cho người sở hữu chúng… Sơ
đồ ngũ giác sinh kế rất hữu ích cho việc tìm ra điểm nào thích hợp, những loại
tài sản nào phù hợp sẽ phục vụ cho nhu cầu của nhóm xã hội khác nhau và cân
bằng giữa những tài sản đó như thế nào.
* Chính sách, thể chế
Các chính sách, thể chế là những giải pháp, những cơ hội cho hoạt động
23



sinh kế của hộ gia đình, của cộng đồng.
Chính sách, thể chế bao gồm những luật lệ, những qui định, những chính
sách cụ thể của tổ chức các cấp, tổ chức chính phủ và phi chính phủ liên quan.
Trong khung sinh kế bền vững, chính sách và thể chế là một hợp phần
quan trọng, nó không những tạo cơ hội nhằm giúp cho người dân và cộng đồng
tăng cường khả năng làm giảm thiểu các tổn thương và sử dụng hợp lý, bền
vững nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, phần quan trọng và quyết định
lại là khả năng tiếp cận của người dân với các chính sách, thể chế.
*. Chiến lược sinh kế
Chiến lược sinh kế được dùng để chỉ phạm vi và sự kết hợp những lựa
chọn và những quyết định mà con người đưa ra trong việc sử dụng và quản lý
các nguồn tài sản sinh kế nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống như:
- Khai thác vào nguồn vốn nào, sự kết hợp gữa các nguồn vốn như thế nào để
đạt hiệu quả cho sinh kế.
- Quy mô của các hoạt động tạo thu nhập mà họ xác định.
- Cách thức quản lý để có thể bảo tồn các tài sản sinh kế.
- Cách thức thu nhập các kiến thức, kỹ năng cần thiết để tăng cường sinh kế.
- Cách thức đối phó với những cú sốc, những rủi ro, những khủng hoảng ở
nhiều dạng khác nhau.
- Cách sử dụng nguồn lao động để đạt hiệu quả sinh kế.
Chiến lược sinh kế là quá trình sinh ra quyết định về vấn đề cấp hộ, bao
gồm những vấn đề như thành phần của hộ, tính gắn bó giữa các thành viên,
phân bổ các nguồn lực vật chất và chi phí vật chất của hộ (Seppala, 1996).
Để duy trì, hộ gia đình thường có các chiến lược sinh kế khác nhau.
Theo Seppela (1996) chiến lược sinh kế có thể chia thành 3 loại:
- Chiến lược tồn tại: Là chiến lược ngắn hạn, bao gồm các hoạt động tạo thu
nhập chỉ để tồn tại mà không có tích lũy.
- Chiến lược tái sản xuất: Là chiến lược trung hạn gồm nhiều hoạt động tạo thu

nhập, nhưng ưu tiên có thể nhắm tới hoạt động cộng đồng và an ninh xã hội.
- Chiến lược tích lũy: Là chiến lược dài hạn nhằm hướng tới tăng trưởng và có
thể là kết hợp của nhiều hoạt động hướng tới tích lũy của cải và giàu có.

24


* Kết quả sinh kế
Kết quả của sinh kế bền vững là những thứ mà con người mong muốn
đạt được trong cuộc sống cả hiện tại và lâu dài (Hội thảo đào tạo sinh kế bền
vững Việt Nam, 2003). Kết quả của sinh kế bền vững chính là mục tiêu của
hoạt động sinh kế mà con người kết hợp giữa các nguồn lực và khả năng để
thực hiện. Các mục tiêu cụ thể của sinh kế bền vững bao gồm:
- Nâng cao và ổn định thu nhập.
- Nâng cao chất lượng và giá trị cuộc sống.
- Tăng cường an ninh lương thực.
- Giảm khả năng tổn thương từ các cú sốc (thiên tai, thời tiết, khí hậu, mùa
vụ….) gây ra trong quá trình hoạt động sinh kế.
- Công bằng xã hội được cải thiện.
- Sử dụng bền vững hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên (tài sản quan trọng và vô
giá đối với sinh kế bền vững của con người).
Kết quả của một sinh kế mang lại là sự thay đổi có lợi cho đời sống kinh
tế của cộng đồng, cụ thể là thu nhập cao hơn, đời sống văn hóa tinh thần được
nâng cao, đời sống ổn định, giảm thiểu được các rủi ro, vấn đề an ninh lương
thực và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên được bảo đảm hơn.
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Sinh kế bền vững đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà
hoạch định chính sách phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Mục tiêu cao
nhất của quá trình phát triển kinh tế ở các quốc gia là cải thiện sinh kế và nâng

cao phúc lợi công cộng dân cư, đồng thời luôn đặt nó trong mối quan hệ với
phát triển bền vững. Các nhà nghiên cứu về sinh kế hiện nay cơ bản đã dựa
trên khung phân tích sinh kế bền vững để phân tích các nguồn lực của nông hộ
bao gồm các nguồn lực: tự nhiên, xã hội, vật chất, tài chính và nhân lực.
Trong những năm gần đây, vấn đề cải thiện sinh kế của người dân được
rất nhiều tổ chức trên thế giới quan tâm nhằm tìm ra cách tiếp cận sinh kế bền
vững, giảm nghèo đói, nâng cao chất lượng cuộc sống. Phát triển sinh kế bền
vững đã trở thành một trong những ưu tiên trong việc đưa ra các can thiệp và
lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội dựa trên cộng đồng. Nó góp phần vào
25


×