Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Khảo sát, đánh giá nồng độ cyfra 21 1 trên bệnh nhân ung thư phổi tại bệnh viện k trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 77 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ THỊ BẠCH NHƯ
MÃ SINH VIÊN: 1201444

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ NỒNG ĐỘ
CYFRA 21-1 TRÊN BỆNH NHÂN
UNG THƯ PHỔI TẠI BỆNH VIỆN
K TRUNG ƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2017


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ THỊ BẠCH NHƯ
MÃ SINH VIÊN: 1201444

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ NỒNG ĐỘ
CYFRA 21-1 TRÊN BỆNH NHÂN
UNG THƯ PHỔI TẠI BỆNH VIỆN
K TRUNG ƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
PGS.TS. Nguyễn Văn Rư
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Hóa sinh ĐH Dược Hà Nội
2. Khoa Hóa sinh bệnh viện K TW



HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bảy tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.
Nguyễn Văn Rư – Trưởng bộ môn Hóa Sinh trường đại học Dược Hà Nội – là người
thầy đã nhiệt tình chỉ bảo, động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực
hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và Phòng kế hoạch tổng hợp trường
đại học Dược Hà Nội đã cho phép và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong bộ môn Hóa Sinh cùng toàn thể
các thầy cô trường đại học Dược Hà Nội – là những người thầy đã chia sẻ kiến thức
và giúp tôi có được những hành trang quý báu trong quá trình thực hiện khóa luận
tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc, Phòng đào tạo - chỉ đạo tuyến,
Phòng kế hoạch tổng hợp và Phòng công nghệ thông tin bệnh viện K Trung ương đã
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành đề tài này.
Cuối cùng, lời cảm ơn đặc biệt và ý nghĩa nhất tôi muốn gửi đến bố mẹ, người
đã sinh ra, nuôi dưỡng và giáo dục tôi, luôn che chở, động viên, giúp đỡ tôi suốt
chặng đường 23 năm qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Lê Thị Bạch Như


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ

ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................................ 2
1.1.

Đại cương về ung thư phổi .................................................................. 2

1.1.1.

Định nghĩa ung thư phổi .....................................................................2

1.1.2.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ ...........................................................2

1.1.3.

Phân loại ung thư phổi ........................................................................3

1.1.4.

Triệu chứng lâm sàng của ung thư phổi .............................................5

1.1.5.


Phương pháp cận lâm sàng và lấy mẫu bệnh phẩm để chẩn đoán .....7

1.2.

Dấu ấn ung thư (Tumor marker - TM) ............................................. 8

1.2.1.

Định nghĩa tumor marker ....................................................................8

1.2.2.

Lịch sử phát triển tumor marker ........................................................8

1.2.3.

Phân loại tumor marker ......................................................................9

1.2.4.

Tiêu chuẩn và ý nghĩa lâm sàng của tumor marker ............................9

1.2.5.

Hướng dẫn sử dụng tumor marker trong ung thư phổi .....................10

1.3.

Cytokeratin .........................................................................................10


1.3.1.

Đặc điểm của Cytokeratin .................................................................10

1.3.2.

Cơ chế phóng thích Cytokeratin huyết ở bệnh nhân .........................11

1.4.

Kháng nguyên Cyfra 21-1 .................................................................11

1.4.1.

Đặc điểm của Cyfra 21-1 ..................................................................11


1.4.2.

Giá trị Cyfra 21-1 trong các bệnh lành tính .....................................13

1.4.3. Giá trị Cyfra 21-1 trong các bệnh ác tính…………………….. .13
1.5.
Vai trò Cyfra 21-1 trong ung thư phổi.............................................14
1.5.1.

Trong chẩn đoán ...............................................................................14

1.5.2.


Trong tiên lượng bệnh .......................................................................15

1.5.3.

Trong theo dõi diễn biến của bệnh ....................................................15

1.6.

Một số nghiên cứu về Cyfra 21-1 liên quan đến ung thư phổi trong

và ngoài nước ..................................................................................................15
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............19
2.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................19

2.1.1.

Tiêu chuẩn lựa chọn ..........................................................................19

2.1.2.

Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................20

2.1.3.

Địa điểm nghiên cứu. ........................................................................20

2.2.


Phương pháp nghiên cứu ..................................................................20

2.2.1.

Phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu .......................................................20

2.2.2.

Chỉ tiêu nghiên cứu ...........................................................................21

2.2.3.

Thiết kế nghiên cứu ...........................................................................21

2.2.4.

Phương pháp định lượng Cyfra 21-1 huyết tương. ...........................22

2.3.

Phương pháp thống kê xử lý số liệu .................................................25

2.4.

Đạo đức nghiên cứu ...........................................................................27

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................................28
3.1.

Khảo sát đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: ....................28


3.1.1.

Khảo sát theo giới tính ......................................................................28

3.1.2.

Khảo sát theo tuổi..............................................................................28


3.2.

Khảo sát bệnh nhân theo các phân loại ung thư phổi ....................29

3.2.1.

Theo týp mô bệnh học ........................................................................29

3.2.2.

Theo giai đoạn TNM..........................................................................30

3.3.

Khảo sát một số đặc điểm cận lâm sàng của các nhóm bệnh nhân

………………………………………………………………………………..30
3.3.1.

Tỉ lệ về hình ảnh tổn thương trên X-quang phổi và chụp cắt lớp vi


tính……………… ...............................................................................................30
3.3.2.

3.4.

Tỉ lệ bệnh nhân theo kích thước khối u ở nhóm ung thư phổi ...........31

Kết quả nồng độ Cyfra 21-1 huyết tương ở các nhóm bệnh nhân 31

3.4.1.

Phân phối tần suất nồng độ Cyfra 21-1 huyết tương ở các nhóm ....31

3.4.2.

Nồng độ Cyfra 21-1 huyết tương trong mỗi nhóm ............................32

3.4.3.

Ngưỡng nồng độ Cyfra 21-1 huyết tương trong UTP .......................32

3.4.4.

Giá trị tiên đoán dương, âm và tỉ số khả dĩ dương, âm: ...................34

3.5.

Kết quả nồng độ Cyfra 21-1 huyết tương theo các đặc điểm của bệnh


nhân………. ....................................................................................................34
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ..................................................................................37
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................
PHỤ LỤC ................................................................................................................


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu

Chú giải

AC

: Adenocarcinoma (ung thư tế bào tuyến)

CEA

: Carcino embryonic antigen (kháng nguyên ung thư bào thai)

Cyfra 21-1

: Cytokeratin fragments 21-1 (mảnh Cytokeratin)

LC

: Large cell (ung thư tế bào lớn)

LR


: Likelihood ratio (Tỉ số khả dĩ)

Max

: Maximum (giá trị lớn nhất)

Median

: Trung vị

Min

: Minimum (giá trị nhỏ nhất)

ng/ml

: nanogram/mililit

NPV

: Negative predictive value (giá trị tiên đoán âm)

PPV

: Positive predictive value (giá trị tiên đoán dương)

NSE

: Neuron specific enolase


SCC

: Squamous cell carcinoma (ung thư biểu mô vảy)

SCCA

: Squamous cell carcinoma antigen

SD

: Standard deviation (độ lệch chuẩn)

Se

: Sensibility (độ nhạy)

Sp

: Specificity (độ đặc hiệu)

TM

: Tumor marker (chất chỉ điểm khối u)

UTP

: Ung thư phổi

UTPKTBN


: Ung thư phổi không tế bào nhỏ

UTPTBN

: Ung thư phổi tế bào nhỏ

X

: Giá trị trung bình


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Sợi trung gian (7-11 nm): chất chỉ điểm của các dòng tế bào
Bảng 1.2. Giá trị Cyfra 21-1 trong các bệnh lành tính
Bảng 1.3. Giá trị Cyfra 21-1 trong các bệnh ác tính

Bảng 3.1. Phân bố giới tính của 2 nhóm bệnh nhân
Bảng 3.2. Phân lớp tuổi của 2 nhóm bệnh nhân
Bảng 3.3. Tỉ lệ bệnh nhân theo týp mô bệnh học của nhóm UTP
Bảng 3.4. Tỉ lệ bệnh nhân theo phân loại TNM của nhóm UTP
Bảng 3.5. Tỉ lệ bệnh nhân theo hình ảnh tổn thương trên X-quang phổi hoặc chụp
cắt lớp vi tính ngực có tiêm thuốc cản quang
Bảng 3.6. Tỉ lệ bệnh nhân theo kích thước khối u của nhóm UTP
Bảng 3.7. Nồng độ Cyfra 21-1 huyết tương ở 2 nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Bảng 3.8. Giá trị độ nhạy và độ đặc hiệu tại các điểm cắt của nồng độ Cyfra 21-1
huyết tương
Bảng 3.9. Bảng giá trị xác định PPV, NPV, LR
Bảng 3.10. Nồng độ Cyfra 21-1 huyết tương theo tuổi ở các nhóm
Bảng 3.11. Nồng độ Cyfra 21-1 huyết tương theo giới ở các nhóm
Bảng 3.12. Nồng độ Cyfra 21-1 huyết tương theo một số hình ảnh X-quang ở các

nhóm
Bảng 3.13. Nồng độ Cyfra 21-1 huyết tương theo kích thước khối u
Bảng 3.14. Nồng độ Cyfra 21-1 huyết tương theo týp mô bệnh học
Bảng 3.15. Nồng độ Cyfra 21-1 huyết tương theo TNM
Bảng 4.1. Giá trị cut-off của Cyfra 21-1 huyết tương với độ nhạy và độ đặc hiệu
tương ứng trong chẩn đoán UTP ở một số nghiên cứu


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Sơ đồ mã hóa cho Cytokeratin 19
Hình 1.2. Vị trí của Cyfra 21-1 trên Cytokeratin 19
Hình 2.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu
Hình 2.2. Nguyên tắc phản ứng định lượng Cyfra 21-1 huyết tương
Hình 3.1. Phân phối tần suất nồng độ Cyfra 21-1 huyết tương của nhóm không UTP
(trái) và nhóm UTP (phải)
Hình 3.2. Đường cong ROC: Mối liên quan nồng độ Cyfra 21-1 huyết tương nhóm
UTP


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư phổi là bệnh lý ác tính xuất hiện ở niêm mạc phế quản, phế nang và
là loại bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trên toàn cầu theo Tổ chức Y tế Thế giới – WHO
[47]. Tại Việt Nam, tỉ lệ UTP đứng ở vị trí thứ 2 (17,5%) năm 2012, chỉ sau ung thư
gan (17,6%) [47]. Ung thư phổi (UTP) cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu
trong các bệnh ác tính ở người lớn trên thế giới (khoảng 1,2 triệu người mỗi năm).
Đa số bệnh nhân UTP (50-70%) đi khám bệnh và được phát hiện ở giai đoạn muộn
vì vậy tiên lượng xấu, khả năng điều trị và phẫu thuật hầu như không còn hy vọng.
Đến nay, các thầy thuốc đều khẳng định việc chẩn đoán sớm và tìm các biện pháp
chẩn đoán chính xác thuận lợi là hết sức cần thiết, cấp bách nhằm giúp cho công tác
điều trị đạt hiệu quả cao hơn.

Phương pháp chẩn đoán UTP dựa vào xét nghiệm mô bệnh học vẫn là “tiêu
chuẩn vàng” nhưng phức tạp và nguy hiểm vì bệnh phẩm phải được lấy từ khối u,
sinh thiết xuyên thành ngực, mổ cắt lấy khối u, những việc này gặp nhiều khó khăn,
phức tạp [15].
Hiện nay, các phương pháp phát tìm kiếm các dấu ấn ung thư đặc hiệu đang
được các nhà khoa học quan tâm đặc biệt [12]. Các công trình nghiên cứu về UTP đã
tìm ra được một số dấu ấn ung thư hay tumor marker (TM) như là Cyfra 21-1, CEA,
SCCA, NSE, trong đó Cyfra 21-1 từ bệnh phẩm máu đã được xét nghiệm ở các labo
hóa sinh và đã được xác định là có độ nhạy và độ đặc hiệu tương đối cao. Ở nước ta,
những công trình nghiên cứu về Cyfra 21-1 huyết tương trong UTP nhằm xác định
điểm cắt đặc trưng cho người Việt Nam là có giá trị và cần thiết.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát, đánh giá nồng độ Cyfra 21-1 trên
bệnh nhân ung thư phổi tại bệnh viện K Trung ương” nhằm 2 mục tiêu:
 Khảo sát nồng độ Cyfra 21-1 trong huyết tương của bệnh nhân UTP tại bệnh viện
K và đánh giá vai trò của nó trong chẩn đoán UTP.
 Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ Cyfra 21-1 huyết tương theo một số đặc
điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân UTP.

1


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1.

Đại cương về ung thư phổi

1.1.1. Định nghĩa ung thư phổi
Ung thư phổi (UTP) nguyên phát còn được gọi là ung thư phế quản-phổi

nguyên phát, do các tế bào ung thư tăng sinh không kiểm soát từ biểu mô phế quản
và phế nang. Nếu người bệnh không được điều trị, sự tăng trưởng tế bào này có thể
lan ra ngoài phổi đến các mô hoặc bộ phận khác của cơ thể, quá trình này gọi là di
căn [58].
1.1.2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
 Thuốc lá, thuốc lào
Rottman (1898) nghiên cứu các ca UTP trên công nhân nhà máy thuốc lá ở
Leipzig đã đề cập tới vai trò gây bệnh của thuốc lá. Mối liên quan nguyên nhân và
hậu quả giữa hút thuốc và UTP được thấy rõ từ những năm 1950 bằng các nghiên cứu
dịch tễ học bệnh-chứng và khẳng định từ những năm 1960 bởi Hội Y học Hoàng gia
Anh và Hội phẫu thuật tổng quát Hoa Kỳ.
Trong khói thuốc lá có chứa hơn 4000 hóa chất, trong đó có trên 40 chất có
khả năng gây ung thư chủ yếu là các hợp chất thơm có vòng đóng như: benzopyrenes,
các nitrosamines, các kim loại như: arsenic, nickel, chrome, các đồng vị phóng xạ…
Các chất này làm hư biến niêm mạc, biến đổi tế bào dẫn đến ác tính hóa [26].
Hút thuốc thụ động cũng làm tăng nguy cơ mắc UTP lên gấp 1.5 lần so với
người không tiếp xúc với khói thuốc.
 Yếu tố nghề nghiệp:
Công nhân làm việc trong môi trường có phơi nhiễm với một trong các yếu tố
sau đây có nguy cơ mắc UTP:
- Tia xạ ion hóa (Radon): trong các hầm mỏ, một số công trình xây dựng dân
dụng, tình trạng ô nhiễm khí radon từ các vật liệu [18].

2


- Chrome, sắt, arsenic, nickel, silice, chloro-methyl-ether, các hydrocarbon
thơm đa vòng.
- Amiăng: khi con người tiếp xúc với bụi Amiăng thì nguy cơ mắc UTP tăng
lên gấp 10 lần, đặc biệt nếu người đó có hút thuốc lá kèm theo, nguy cơ sẽ tăng lên

gấp 100 lần.
 Yếu tố không liên quan với nghề nghiệp:
- Tia xạ: khí moutard (trong thế chiến thứ nhất), bom nguyên tử, xạ trị cho
bệnh nhân u lympho Hodgkin.
- Do ô nhiễm không khí: ở các vùng, các khu công nghiệp.
- Nhiễm virus: nhiễm virus HPV, EBV có nguy cơ mắc UTP.
- Bệnh lý phế quản phổi: xơ phổi, sau lao phổi,…
- Yếu tố di truyền: có thể có yếu tố gia đình liên quan đến một số đột biến gen
gây UTP. Các tế bào UTP có những sai lệch nhiễm sắc thể cả về số lượng và cấu trúc.
Cùng với các bất thường nhiễm sắc thể là những bất thường về gen. Trong UTP,
những bất thường về di truyền thường gặp bao gồm: khuếch đại gen MYC [45], đột
biến gây hoạt hóa gen RAS [30], đột biến gây bất hoạt gen p53 [14], gen p16 [46] và
gen RB [19]. Những bất thường này kích thích UTP phát triển và thoát khỏi sự chết
tế bào theo chương trình (apoptosis).
- Yếu tố dinh dưỡng: một số nghiên cứu chỉ ra rằng bữa ăn ít rau và hoa quả,
bữa ăn nhiều thực phẩm nướng, chiên có nguy cơ mắc UTP cao hơn, đặc biệt nếu
bệnh nhân có phơi nhiễm với khói thuốc lá kèm theo.
- Yếu tố nhân khẩu học: về giới, ở Pháp UTP gây tử vong đứng hàng đầu trong
các loại ung thư ở nam giới (12.000 người mỗi năm) tỷ lệ nam/nữ là 6,1/1. Nghiên
cứu tại khoa hô hấp - bệnh viện Bạch Mai thấy 85-90% số người bị UTP là nam giới.
Về tuổi, UTP thường gặp nhiều ở tuổi 40-60 tuổi, dưới 40 tuổi ít gặp và trên 70 tuổi
tỷ lệ cũng thấp. Tuy nhiên, trên thực tế, UTP có thể gặp ở bất kỳ tuổi nào [11].
1.1.3. Phân loại ung thư phổi
1.1.3.1.

Theo týp mô bệnh học

3



Trong UTP thì ung thư phế quản thường gặp hơn cả. Khoảng 90% ung thư ở phế
quản lớn (ung thư trung tâm) và khoảng 10% ung thư ở phế quản nhỏ (ung thư ngoại
vi). Ung thư phế quản phế nang cũng được nói tới. Phân loại mô bệnh học các u phổi
năm 1999 của tổ chức Y tế Thế giới như sau (đa số các ung thư phế quản thuộc vào
4 nhóm đầu tiên) [53].
-

Ung thư biểu mô dạng biểu bì

-

Ung thư biểu mô tế bào nhỏ

-

Ung thư biểu mô tuyến

-

Ung thư biểu mô tế bào lớn

-

Ung thư biểu mô tuyến-dạng biểu bì

-

Ung thư biểu mô với các thành phần đa hình thể, sarcoma

-


U-carcinoid

-

Ung thư biểu mô dạng tuyến nước bọt

-

Ung thư biểu mô không xếp loại
Trong lâm sàng, với mục đích để phân chia giai đoạn, điều trị và tiên lượng thì

UTP được chia làm 2 loại chính: ung thư phổi tế bào nhỏ (UTPTBN - small cell lung
cancer) và ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN - non small cell lung cancer):
-

UTPKTBN: chiếm khoảng từ 80-85% trong số bệnh UTP, thường phát triển
và lan chậm hơn UTPTBN. Gồm 3 loại:
Ung thư biểu mô tuyến (Adenocarcinoma, AC), chiếm 30-35% UTP và xuất

phát từ phế quản và phế nang, thường ở ngoại vi.
Ung thư biểu mô tế bào vảy (Squamous cell carcinoma, SCC), chiếm 30% và
xuất phát từ phế quản trung tâm, thường xâm lấn vào vùng rốn phổi và trung thất,
thường tiến triển chậm và di căn muộn [48], [52].
Ung thư biểu mô tế bào lớn (Large cell, LC), chiếm 10-20%, hình thành gần
bề mặt phổi, thường gặp ở ngoại vi [47].
-

UTPTBN: chiếm 15-20% và xuất phát từ phế quản gốc, rất ác tính và thường
xâm lấn vào rốn phổi và trung thất.


1.1.3.2.

Theo giai đoạn bệnh TNM

4


 UTPKTBN theo TNM của AJCC (American Joint Committee on Cancer) và
UICC (Union for International Cancer Control) 2009. [32] (xem phụ lục 1).
 UTPTBN:
Chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn khu trú một bên lồng ngực.
- Giai đoạn lan tràn.
1.1.4. Triệu chứng lâm sàng của ung thư phổi [11]
 Giai đoạn tiềm tàng:
- Triệu chứng phế quản: Đa số ung thư vùng rốn phổi lúc đầu biểu hiện ho
khan hoặc khạc đờm, ho kéo dài, dùng các thuốc điều trị triệu chứng không đỡ. Người
hút thuốc lá việc chẩn đoán khó khăn hơn vì những người này thường xuyên có triệu
chứng ho khạc đờm. Trên lâm sàng nếu người có tuổi trên 40, nghiện thuốc lá, có
triệu chứng hô hấp nêu trên cần phải chụp X-quang phổi và soi phế quản để chẩn
đoán.
- Ho ra máu: triệu chứng này gặp ở khoảng 50% các trường hợp, ho ra máu rất
ít, lẫn với đờm, thường ho về buổi sáng và kéo dài trong nhiều ngày.
- Khám phổi có thể thấy tiếng rít phế quản (wheezing) chứng tỏ khối u đã làm
tắc lòng phế quản không hoàn toàn.
- Hội chứng viêm phế quản phổi cấp hoặc bán cấp: thường gặp trong UTP thể
trung tâm, có biểu hiện như viêm phổi hoặc viêm phế quản. Cần nghĩ đến ung thư khi
bệnh nhân hết sốt, không ho, không khạc đờm mà hình ảnh X-quang còn tồn tại lâu
trên 1 tháng.

 Giai đoạn ung thư tiềm tàng:
UTP đôi khi không có dấu hiệu gì về lâm sàng trong một thời gian dài, thường
gặp đối với thể ung thư týp biểu mô vảy.
 Những dấu hiệu chứng tỏ ung thư đã lan tỏa:
- Đau ngực: không có vị trí đau rõ rệt, thường đau bên tổn thương, đau kiểu
thần kinh liên sườn, có khi đau quanh bả vai, mặt trong cánh tay (hội chứng Pancoast-

5


Tobias) đó là trường hợp ung thư ở đỉnh phổi. Đôi khi, triệu chứng đau ngực có thể
làm cho bác sĩ nhầm là đau thần kinh liên sườn.
- Khó thở: khó thở ít gặp, thường do tắc lòng phế quản và xẹp phổi hoàn toàn,
nếu khó thở kiểu thanh quản và có tiếng thở rít có thể do khối u chèn ép ở ngã ba khí
phế quản, cũng có khi khó thở do liệt cơ hoành.
- Khó nói: giọng khàn, giọng đôi do thần kinh quặt ngược bị chèn ép.
- Khó nuốt: do thực quản bị chèn ép.
- Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên: phù áo khoác, tuần hoàn bàng hệ ở
ngực, mặt, môi tím.
- Hội chứng tràn dịch màng phổi: ung thư di căn vào màng phổi, phải chọc hút
dịch màng phổi xét nghiệm tế bào, sinh thiết màng phổi, nội soi màng phổi để chẩn
đoán.
- Hội chứng Claude-Bernard-Horner: do chèn ép thần kinh giao cảm cổ. Bệnh
nhân có biểu hiện nửa mặt đỏ, khe mí mắt hẹp, đồng tử nhỏ, nhãn cầu tụt về phía sau.
 Dấu hiệu ngoài phổi:
- Bệnh nhân thường gầy, sút cân, có thể có sốt nhẹ, tốc độ máu lắng tăng, bạch
cầu tăng.
- Hội chứng Pierre-Marie (hội chứng sưng đau khớp phì đại do u phổi): ngón
tay dùi trống, sưng đau các khớp nhỏ và nhỡ, đau dọc các xương dài. Căn nguyên
chưa được biết rõ, mặc dù có vài giả thiết cho rằng khối u tiết estrogen, hormon tăng

trưởng, tăng hoạt tính giao cảm [2], [42].
- Xâm lấn hạch bờ trước cơ bậc thang, hạch thượng đòn, cần chọc hút, sinh
thiết hạch để chẩn đoán.
 Dấu hiệu nội tiết-thần kinh:
- Có thể có vú to một bên hoặc hai bên ở nam giới.
- Hội chứng Cushing tiến triển nhanh do khối u bài tiết ra chất có hoạt tính
giống hormon ACTH (ACTH like) [33].

6


- Hội chứng Schwartz-Bartter: giảm Natri trong máu, giảm áp lực thẩm thấu
máu, Natri niệu bình thường hoặc tăng, áp lực thẩm thấu niệu tăng, không có suy thận
hoặc tuyến thượng thận. Gặp ở 15% bệnh nhân UTPTBN, 1% UTPKTBN [42].
1.1.5. Phương pháp cận lâm sàng và lấy mẫu bệnh phẩm để chẩn đoán
 Cận lâm sàng:
- X-quang phổi: là xét nghiệm rất quan trọng và không thể thiếu trong chẩn
đoán ung thư phế quản. Chụp X-quang phổi chuẩn có giá trị hướng đến chẩn đoán
với độ nhạy 89% và độ đặc hiệu 96% [4], [5].
Hình ảnh trực tiếp: đám mờ thường có đường kính trên 3 cm, bờ không rõ, có
múi hoặc tua gai, ít khi thấy có vôi hóa trong đám mờ, nếu có thì thường lệch tâm.
Khi hoại tử có thể hình hang thành dày, bờ bên trong gồ ghề.
Hình ảnh gián tiếp: do u chèn ép vào đường thở tạo nên hình ảnh “khí cạm”,
xẹp phổi, viêm phổi dưới chỗ chít hẹp, hoặc chèn ép thần kinh hoành gây liệt hoành.
- Chụp cắt lớp vi tính ngực có tiêm cản quang tĩnh mạch: thăm dò này rất có
giá trị trong chẩn đoán và xếp loại giai đoạn TNM. Trên phim chụp thấy rõ khối u
phổi, hạch trung thất, có thể thấy u xâm lấn các thành phần trong lồng ngực, tràn dịch
màng phổi, màng tim, hủy xương sườn, cột sống, xẹp phổi hoặc tổn thương phổi kẽ.
- Nội soi phế quản ống mềm: Soi phế quản được thực hiện lần đầu tiên năm
1897 bởi Gustav Killian, nó cho phép quan sát trực tiếp những thay đổi bệnh lý của

khí-phế quản. Từ đó đến nay, soi phế quản trở thành một kỹ thuật xâm nhập rất phổ
biến [13]. Lợi ích chính của nội soi phế quản ống mềm là có thể nhìn rõ trong lòng
khí phế quản, phát hiện sớm tổn thương giúp chẩn đoán và phân giai đoạn UTP [6],
[22].
- Kỹ thuật thăm dò khác:
Thăm dò chức năng hô hấp: đánh giá khả năng phẫu thuật cắt bỏ thùy phổi
hoặc cả bên phổi. Siêu âm ổ bụng, chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ sọ não xạ
hình xương toàn thân: đánh giá di căn của khối u.
Định lượng các dấu ấn ung thư (TM): CEA, Cyfra 21-1, NSE là 3 TM rất đáng
quan tâm vì có độ nhạy (Se) và độ đặc hiệu (Sp) cao hơn các TM khác [1].

7


 Phương pháp lấy bệnh phẩm chẩn đoán xác định:
Hiện nay, xác định UTP dựa trên các dữ kiện lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh,
TM và chẩn đoán mô bệnh tế bào. Trong đó chẩn đoán mô bệnh có vai trò quyết định
nhất, bởi vì nó là chẩn đoán cuối cùng và là cơ sở để lựa chọn phương thức điều trị.
Lấy bệnh phẩm trong nội soi phế quản là mục tiêu cơ bản để xác định chẩn đoán mô
bệnh-tế bào học, mức độ xâm nhập của UTP [6]. Các kỹ thuật lấy bệnh phẩm chẩn
đoán trong nội soi gồm: sinh thiết phế quản, sinh thiết xuyên thành phế quản [59].
 Chẩn đoán sớm:
Nam giới trên 45 tuổi, nghiện thuốc lá và có các triệu chứng hô hấp: ho khan
hoặc khạc đờm kéo dài, cần chụp X-quang phổi và xét nghiệm đờm hoặc dịch phế
quản 4 tháng một lần để phát hiện sớm UTP. Tỷ lệ phát hiện sớm UTP bằng phương
pháp sàng lọc này đạt từ 4-8 trường hợp trong 1.000 người [11].
1.2.

Dấu ấn ung thư (Tumor marker - TM)


1.2.1. Định nghĩa tumor marker
TM là những sản phẩm của khối u hoặc của cơ thể chủ tạo ra để đáp ứng lại
sự có mặt của khối u trong cơ thể. Các dấu ấn này thường được sử dụng để đánh giá
sự khác biệt giữa mô khối u và mô lành hoặc xác định sự tồn tại của khối u căn cứ
vào các kết quả xét nghiệm máu hoặc các dịch tiết [11].
1.2.2. Lịch sử phát triển tumor marker [1], [11]
TM đầu tiên là protein Bence Jones (1846) được phát hiện bằng cách kết tủa
protein trong nước tiểu bằng cách đun sôi trong môi trường acid, là dấu ấn để chẩn
đoán đa u tủy. Protein Bence Jones được cho là điểm mốc quan trọng của giai đoạn
phát triển đầu tiên trong lịch sử phát triển các dấu ấn ung thư.
Giai đoạn thứ 2 (1928-1963) với việc phát hiện ra hormon, enzym, isoenzym
và các protein khác ứng dụng trong chẩn đoán ung thư, khởi đầu việc ứng dụng phân
tích nhiễm sắc thể của tế bào khối u.
Giai đoạn thứ 3 (1963-1965) với việc phát hiện ra Alpha Fetoprotein (AFP) và
Carcinoembryonic antigen (CEA). Năm 1970, CEA là TM đầu tiên được nghiên cứu

8


trong ung thư phế quản. Ứng dụng các dấu ấn ung thư trong việc theo dõi bệnh nhân
chỉ được bắt đầu khi bước sang giai đoạn này.
Giai đoạn thứ 4 bắt đầu từ 1975 với sự phát hiện ra kháng thể đơn dòng và ứng
dụng để phát hiện các kháng nguyên ung thư bào thai và các kháng nguyên nguồn
gốc từ các dòng tế bào ung thư; phát hiện ra các kháng nguyên có bản chất là
carbohydrat như CA 125, CA 15-3, và CA 27.29. Các tiến bộ về di truyền phân tử sử
dụng các đầu dò phân tử và kháng thể đơn dòng, kể cả các thành tựu nghiên cứu trong
lĩnh vực gen ung thư, gen áp chế và các gen liên quan đến quá trình sửa chữa ADN
đã mở ra một kỉ nguyên mới, ứng dụng các dấu ấn ung thư ở mức độ phân tử. Các
dấu ấn này là công cụ chẩn đoán hữu hiệu ở mức độ tế bào.
1.2.3. Phân loại tumor marker

Có 2 loại TM: TM tế bào và TM thể dịch [2].
TM tế bào: là các kháng nguyên tập trung trên bề mặt của màng tế bào, các
nội tiết tố và cơ quan thụ cảm nội tiết. TM tế bào xuất phát từ tế bào (gen ung thư) và
gen kìm hãm ung thư.
TM thể dịch: là những chất xuất hiện tập trung trong huyết thanh, nước tiểu
hoặc các dịch khác của cơ thể. Các chất này tổng hợp và bài tiết từ các mô của khối
u, được giải phóng nhờ sự phân hủy tế bào khối u hoặc được tạo thành như là sự phản
ứng của cơ thể với khối u [4]. Cyfra 21-1 là 1 TM thuộc loại này.
Thực tế cho thấy nếu xét về vai trò chẩn đoán thì TM thể dịch thể hiện nhiều
ưu điểm hơn so với chỉ thị tế bào, đặc biệt là việc thu mẫu bệnh phẩm và tiến hành
xét nghiệm. Do đó, người ta thường dùng các TM thể dịch trong chẩn đoán ung thư.
1.2.4. Tiêu chuẩn và ý nghĩa lâm sàng của tumor marker [12]
Có một số TM đặc hiệu đối với từng loại ung thư nhất định song cũng có
những TM lại thấy ở một số loại ung thư. Nhiều TM được biểu hiện ở cả những mô
không phải ung thư và mô ung thư. Tuy nhiên, thường nồng độ các TM này trong
máu cao phản ánh mức độ hoạt động của khối u cũng như thể tích khối u.
Các TM có thể được sử dụng phục vụ chẩn đoán, tiên lượng và theo dõi hiệu
quả điều trị cũng như phục vụ cho liệu pháp điều trị đích. Một TM lý tưởng trên lâm

9


sàng phải là dấu ấn đặc hiệu với một loại ung thư nhất định, đồng thời dấu ấn này
phải có độ nhạy đủ để có thể phát hiện những khối u nhỏ giúp cho việc chẩn đoán
sớm hoặc sàng lọc. Các TM mà có mặt ở cả mô lành, mô phì đại lành tính và mô ung
thư, không có đủ độ đặc hiệu thì sẽ không được sử dụng trong sàng lọc ung thư.
1.2.5. Hướng dẫn sử dụng tumor marker trong ung thư phổi
Nhiều tổ chức quốc tế đã ban hành những hướng dẫn đối với việc sử dụng TM
trên lâm sàng như: Viện Hàn lâm khoa học quốc gia về Hóa sinh lâm sàng (NACB),
Hiệp hội Châu Âu về dấu ấn ung thư (EGTM), Hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), Hội Ung

thư lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO) và nhiều tổ chức khác.
Với UTP, hướng dẫn sử dụng TM của EGTM: NSE để chẩn đoán phân biệt.
Cyfra 21-1, CEA, và/hoặc NSA để theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị [31].
 UTPKTBN:
-

Lựa chọn 1: Cyfra 21-1, SCCA
Trong đó Cyfra 21-1: chẩn đoán, giám sát, theo dõi. Bình thường: < 1,8 ng/ml

-

Lựa chọn 2: CEA

 UTPTBN:
-

Lựa chọn 1: NSE: chẩn đoán, theo dõi, tiên lượng. Bình thường: 2,5–14,2
ng/ml

1.3.

Lựa chọn 2: CEA, Cyfra 21-1.
Cytokeratin

1.3.1. Đặc điểm của Cytokeratin
Cytokeratin thuộc về họ những sợi trung gian của giàn khung tế bào. Chúng
được biểu hiện ở tất cả các tế bào biểu mô kể cả những tế bào nội tiết của hệ thống
thần kinh nội tiết [35]. Những sợi trung gian đó có 6 týp khác nhau và cho những
thông tin về nguồn gốc tế bào.


10


Bảng 1.1. Sợi trung gian (7-11 nm): chất chỉ điểm của các dòng tế bào.
Tế bào

Sợi trung gian

Kích thước (kD)

Biểu mô

Cytokeratin

40-70

Nơron

Sợi thần kinh

68, 145, 200

Thần kinh đệm

Sợi thần kinh đệm

53




Desmin

52

Trung mô

Vimemtin

55

Mầm

Vimemtin

55

Muốn chứng tỏ nguồn gốc biểu mô của những khối u, người ta dùng kỹ thuật
hóa mô miễn dịch để phát hiện những kháng nguyên chung của các Cytokeratin bằng
những kháng thể đặc hiệu. Nhờ những kháng thể này mà nhận biết được cả các týp
mô học của UTP đều biểu lộ Cytokeratin.
1.3.2. Cơ chế phóng thích Cytokeratin huyết ở bệnh nhân
Cơ chế chưa được biết rõ, có 2 giả thuyết:
Một là Cytokeratin được phóng thích trong quá trình phân bào do sự hòa tan
mạng lưới Cytokeratin của tế bào mẹ trong tiền kỳ của sự gián phân. Điều này khó
xảy ra vì trong khoảng vài phút mạng lưới này khó có thể tái tổ hợp trong các tế bào
con [15].
Hai là Cytokeratin được phóng thích vào huyết thanh sau khi tế bào chết. Sự
phát hiện Cytokeratin là dấu hiệu gián tiếp của động học khối u, nó phản ánh hệ số
phân hủy tế bào.
1.4.


Kháng nguyên Cyfra 21-1

1.4.1. Đặc điểm của Cyfra 21-1
Cũng như các phân tử Cytokeratin khác, Cytokeratin 19 có cấu trúc vùng trung
tâm với 4 domain xoắn là 1A, 1B, 2A và 2B, kích thước 40 kDa, gồm 400 acid amin
[25], [38]. Gen mã hóa cho Cytokeratin 19 nằm trên nhiễm sắc thể số 17, có kích
thước 4667 bp với 6 exon mã hóa cho phân tử mRNA kích thước 1382 bp [49].

11


Hình 1.1. Sơ đồ mã hóa cho Cytokeratin 19 [49]
Cyfra 21-1 là TM mới được tìm ra vào đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX. Bằng phương
pháp miễn dịch phóng xạ hoặc miễn dịch enzym, một mảnh Cytokeratin 19 được
nhận biết bằng các kháng thể đơn dòng và gắn vào các vị trí quyết định kháng nguyên
21 và 1. Bởi vậy, TM mang tên Cyfra 21-1 (Cy: Cytokeratin, fra: fragment) [54].
Vùng quyết định kháng nguyên Cyfra 21-1 nằm trong khoảng acid amin từ 311 đến
368 trên phân tử Cytokeratin 19 [49]. Kết quả này cũng được khẳng định trong một
phép thử sử dụng hai kháng thể đơn dòng: Ks 19-1 (kháng thể nhận biết các amino
acid từ vị trí 311 đến 335 trên Cytokeratin 19) và BM 19-21 (kháng thể nhận biết các
amino acid từ vị trí 346 đến 367 trên Cytokeratin 19 [21].

Hình 1.2. Vị trí của Cyfra 21-1 trên Cytokeratin 19 [21]

12


1.4.2. Giá trị Cyfra 21-1 trong các bệnh lành tính
rBảng 1.2. Giá trị Cyfra 21-1 trong các bệnh lành tính [1], [14], [31]


1

Giá trị Cyfra 21-1

Trường hợp

STT

(ng/ml)

Người khỏe mạnh

1,38 – 4,06

Bệnh phổi lành tính: bệnh phổi tắc nghẽn mạn
2

tính, viêm phổi, lao phổi, viêm phế quản mạn,

< 3,3

hen phế quản, tràn khí phổi, u phổi lành tính
Bệnh chậu hông lành tính: bệnh viêm nội mạc
3

tử cung, nang buồng trứng, viêm phần phụ, các

< 3,1


u buồng trứng lành tính, nhiễm khuẩn tiết niệu,
nang thận, u bàng quang lành tính
Bệnh đường tiêu hóa lành tính: bệnh viêm gan

4

cấp, mạn tính, viêm tụy, viêm đường mật, viêm

< 3,0

dạ dày, viêm hồi tràng, viêm ruột kết, polyp đại
tràng

5

Suy thận

< 3,0

1.4.3. Giá trị Cyfra 21-1 trong các bệnh ác tính
Bảng 1.3. Giá trị Cyfra 21-1 trong các bệnh ác tính
STT

Tên bệnh

Điểm cắt

Độ nhạy

Độ đặc


Cyfra 21-1 (ng/ml)

(%)

hiệu (%)

3,3 – 3,6

1

UTP nguyên phát [1]

> 90

2

Ung thư thực quản [22]

1,4

36

97,3

3

Ung thư vòm mũi họng [3]

2,5


50,8

90,3

Ngoài ra, trong ung thư vú, Cyfra 21-1 được xem như một dấu ấn có khả năng
đánh giá sự tái phát và hiệu quả điều trị [43]. Với ung thư tụy, độ chính xác của xét
nghiệm Cyfra 21-1 (diện tích dưới đường cong) là 86,3%, xét nghiệm này cũng có
giá trị trong theo dõi hiệu quả của hóa trị liệu [21]. Đối với ung thư cổ tử cung, nồng
độ Cyfra 21-1 ở nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng (các bệnh nhân bị khối u tử cung

13


lành tính) một cách có ý nghĩa thống kê ( p < 0,05) [25]. Trong ung thư bàng quang,
một nghiên cứu gộp chỉ ra Cyfra 21-1 huyết tương có độ nhạy là 42% (với độ tin cậy
là 95% nằm trong khoảng: 33% - 51%) và độ đặc hiệu là 94% (với độ tin cậy là 95%
nằm trong khoảng: 70% - 90%) [32].
1.5.

Vai trò Cyfra 21-1 trong ung thư phổi

1.5.1. Trong chẩn đoán
Trong chẩn đoán UTP nguyên phát nói chung: nồng độ Cyfra 21-1 có giá trị
cắt (cut – off) là 3,5 ng/ml với độ nhạy là 43% và độ đặc hiệu 89% [39].
Trong chẩn đoán UTPKTBN: Cyfra 21-1 có độ nhạy từ 59% [57] đến 79%
[12] và độ đặc hiệu là 94% [57]. Mức độ tăng Cyfra 21-1 huyết tương tỷ lệ với mức
độ xâm lấn của khối u (T1: 15%, T2: 49%, T3: 68%, T4: 55%) và giai đoạn ung thư
(I: 29%, II: 56%, III: 63%, IV: 63%).
Trong UTPTBN: độ nhạy của Cyfra 21-1 là 19% và độ đặc hiệu là 94% [57].

Trong UTPTBN, TM đầu tiên được chọn là NSE có độ nhạy là 54%, tuy nhiên khi
kết hợp với Cyfra 21-1, độ nhạy lâm sàng của NSE tăng lên đến 62%.
Trong UTP tế bào vảy: Cyfra 21-1 có giá trị chẩn đoán (+) tính là 84,6% [44]
trong khi SCC và CEA chỉ có giá trị chẩn đoán (+) tính tương ứng là 30% và 20%.
Trong UTP biểu mô tuyến và UTP tế bào lớn: Cyfra 21-1 là một dấu ấn của
UTP biểu mô tuyến với độ nhạy là 74,3% và của UTP tế bào lớn với độ nhạy là 75,3%
[44]. Độ nhạy của dấu ấn ung thư này tăng thêm khoảng 10% khi kết hợp với CEA.
Cyfra 21-1 là một yếu tố tiên lượng độc lập có hiệu lực trước điều trị của UTP cả ở
thể tuyến chưa di căn và đã di căn [40].
Chẩn đoán phân biệt: để chẩn đoán phân biệt giữa UTP và các bệnh phổi lành
tính, cũng như giữa UTPTBN và UTPKTBN, giữa UTP nguyên phát và thứ phát. Sự
kết hợp dấu ấn ung thư đầu tiên của Cyfra 21-1 được ưu tiên lựa chọn là NSE – một
dấu ấn của UTPTBN. Trong các bệnh phổi lành tính, mức độ Cyfra 21-1 thường < 10
ng/ml, còn mức độ NSE thường < 20 ng/ml. Mức độ Cyfra 21-1 huyết tương thường
cao hơn trong UTPKTBN, nhưng mức độ NSE thường thấp hơn trong ung thư này.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong các UTP thứ phát từ các ung thư nguyên phát

14


ở các nơi khác di căn đến, chẳng hạn như: ung thư đại trực tràng, vú, dạ dày, tinh
hoàn,…, mức độ Cyfra 21-1 thường < 30 ng/ml.
1.5.2. Trong tiên lượng bệnh
Trong UTPKTBN, mức độ ban đầu của Cyfra 21-1 cho phép tiên lượng tốt
hơn sự đánh giá giai đoạn trên lâm sàng [55]. Cyfra 21-1 là một yếu tố tiên lượng tốt
cho các giai đoạn I, IIIa so với giai đoạn IIIb, trong khi NSE không thể hiện điều này.
Nguy cơ tương đối với mức độ Cyfra 21-1 > 3,3 ng/ml ở các giai đoạn IIIb và IV so
với Cyfra 21-1 < 3,3 ng/ml ở các giai đoạn I-IIIa là 2,1 lần (p < 0,01). Tỷ lệ sống sót
2 năm ở các bệnh nhân có tiên lượng tốt nhất (giai đoạn I-IIIa và Cyfra 21-1 < 3,3
ng/ml) là 60%, trong khi tỷ lệ sống sót 2 năm ở các bệnh nhân ở giai đoạn IIIb và

Cyfra 21-1 > 3,3 ng/ml chỉ là < 10%. Như vậy, mức độ cao của Cyfra 21-1 huyết
tương là một chỉ số tiên lượng có giá trị của UTPKTBN [60].
1.5.3. Trong theo dõi diễn biến của bệnh
Vì mức độ Cyfra 21-1 huyết tương của những người khỏe mạnh thường thấp
và thời gian bán hủy ngắn nên việc đánh giá hiệu quả điều trị có thể được thực hiện
sớm 48 giờ sau phẫu thuật lần đầu. Sự giảm nồng độ Cyfra 21-1 huyết tương > 27%
sau một đợt hóa trị liệu cho phép đánh giá đáp ứng sớm của điều trị. Nồng độ Cyfra
21-1 có thể tăng trở lại khi bệnh tái phát. Như vậy, Cyfra 21-1 là một dấu ấn có giá
trị trong theo dõi tiến trình của ung thư phổi trước và sau phẫu thuật [61] cũng như
hóa trị liệu [55].
1.6.

Một số nghiên cứu về Cyfra 21-1 liên quan đến ung thư phổi trong và
ngoài nước:
Nghiên cứu nước ngoài:
- Nghiên cứu của Okamura và cộng sự (2013) trên 892 bệnh nhân trên 2 TM

là Cyfra 21-1 và CEA. Tác giả xác định ngưỡng chẩn đoán của Cyfra 21-1 là 3,5
ng/ml với độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 43% và 89%, Tác giả cũng chỉ ra cả
Cyfra 21-1 và CEA là 2 TM đáng tin cậy trong chẩn đoán UTP [39].
- Nghiên cứu của Sugama Y và cộng sự (1993) trên 815 bệnh nhân với giá trị
cut-off của Cyfra 21-1 là 3,5 ng/ml với độ nhạy là 57,5%, Cyfra 21-1 có độ nhạy cao

15


hơn ở nhóm bệnh nhân UTP biểu mô tế bào vảy (73,1%) và ung thư biểu mô tế bào
tuyến (61,0%) [50].
- Nghiên cứu của Takada và cộng sự (1995) trên 282 bệnh nhân xác định giá
trị ngưỡng của Cyfra 21-1 với UTP nói chung là 3,5 ng/ml với độ nhạy là 64,5%, độ

đặc hiệu là 84,5%. Trong ung thư biểu mô tế bào vảy, Cyfra 21-1 có độ nhạy cao nhất
76,1% còn trong ung thư phổi tế bào nhỏ có độ nhạy thấp nhất 44,4% [51].
- Nghiên cứu của P.P. Mumbarkar, A.S. Raste và cộng sự (2006) trên 262 bệnh
nhân, nghiên cứu trên 4 TM: TPS, Cyfra 21-1, NSE, CEA chỉ ra: TPS và Cyfra 21-1
là 2 TM hữu ích trong chẩn đoán NSCLC còn NSE hữu ích trong việc theo dõi bệnh
nhân UTP đặc biệt SCLC. Tác giả xác định ngưỡng Cyfra 21-1 trong chẩn đoán UTP
là 3,3 ng/ml [36].
- Nghiên cứu của Hang ZQ và cộng sự (2011) trên 183 bệnh nhân với mục tiêu
nghiên cứu là xác định giá trị chẩn đoán của CEA và Cyfra 21-1 trên bệnh nhân ung
thư phổi. Kết quả giá trị trung bình Cyfra 21-1 nhóm bệnh là 14,08 ± 8,34 ng/ml cao
hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh phổi lành tính 3,27± 2,87 ng/ml và nhóm
bệnh nhân khỏe mạnh 2,69 ± 2,02 ng/ml. Tác giả kết luận cả 2 TM có giá trị riêng
biệt trong chẩn đoán UTP, khi kết hợp 2 TM thì tăng độ đặc hiệu trong chẩn đoán
UTP [24].
Nghiên cứu trong nước:
- Nghiên cứu của Lê Đình Chắc, Nguyễn Tài Lương, Lê Quang Huấn (2012)
trên 150 bệnh nhân UTP tại bệnh viện Bạch Mai, tác giả nghiên cứu 6 TM trên bệnh
nhân UTP là: Cyfra 21-1, NSE, TPA, CA 125, CEA và SCCA và đưa ra kết luận:
Cyfra 21-1 là một TM mang những ưu điểm nổi bật cho UTP được đặc trưng bởi sự
xuất hiện cao ở bệnh nhân ung thư, còn ở người bình thường tồn tại rất thấp. Vì vậy,
Cyfra 21-1 xứng đáng được coi là một chỉ thị hữu ích trong chẩn đoán và định hướng
điều trị UTP [2].
- Nghiên cứu của Nguyễn Hải Anh (2007) trên 216 bệnh nhân tại bệnh viện
Bạch Mai và bệnh viện Lao và bệnh Phổi trung ương: giá trị trung bình Cyfra 21-1
huyết thanh ở nhóm bệnh nhân UTP nguyên phát là 20,58 ± 36,40 ng/ml cao gấp 6

16



×