BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ MAI
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
KHÁNG SINH Ở BỆNH VIỆN
MẮT TRUNG ƯƠNG NĂM 2014
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
HÀ NỘI – 2015
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ MAI
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
KHÁNG SINH Ở BỆNH VIỆN
MẮT TRUNG ƯƠNG NĂM 2014
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. TS. Nguyễn Thị Liên Hương
2. ThS. Vũ Hồng Minh
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Dược Lâm Sàng
2. Bệnh viện mắt trung ương
HÀ NỘI - 2015
2
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới :
TS. Nguyễn Thị Liên Hương - Trưởng BM Dược lâm sàng, trường Đại học dược
Hà Nội
ThS. Vũ Hồng Minh - Trưởng khoa Dược, bệnh viện Mắt trung ương
là những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá
trình thực hiện và hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Đào tạo, các
thầy cô bộ môn dược lâm sàng và các thầy cô giáo trường Đại học dược Hà Nội đã
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn thành khóa luận của mình.
Em cũng xin gửi lời cám ơn tới Ban giám đốc, Phòng kế hoạch tổng hợp, các
anh chị Phòng Thống kê dược, kho Bệnh án của bệnh viện Mắt trung ương, đặc
biệt chị Hoàng Ngân và anh Nguyễn Duy Trường đã luôn nhiệt tình giúp đỡ, động
viên em trong quá trình em thực hiện đề tài tại bệnh viện.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới bố mẹ, ông bà, em trai, những
người thân trong gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh, động viên, ủng hộ em trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Hà Nội, tháng 5/2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Mai
3
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 2
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ NHIỄM KHUẨN VÀ KHÁNG SINH SỬ DỤNG
TRONG NHÃN KHOA 2
1.1.1. Vài nét về nhiễm khuẩn nhãn khoa 2
1.1.2. Kháng sinh sử dụng trong nhãn khoa 3
1.1.2.1. Khái niệm và phân loại kháng sinh: 3
1.1.2.2. Nguyên tắc chung về sử dụng kháng sinh trong nhãn khoa: 4
1.1.2.3. Những kháng sinh thông thường được sử dụng trong nhãn
khoa…………. 6
1.1.2.4. Các đường dùng cơ bản của kháng sinh trong nhãn khoa: 7
1.1.3. Đặc điểm sử dụng của kháng sinh ceftazidim trong nhãn khoa 8
1.1.3.1. Đặc điểm của kháng sinh ceftazidim 8
1.1.3.2. Những hướng dẫn điều trị hiện hành về sử dụng ceftazidim
trong nhãn khoa 9
1.1.3.3. Một số nghiên cứu về độ nhạy của ceftazidim trong bệnh
nhiễm khuẩn mắt 10
1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SỬ DỤNG KHÁNG SINH 11
1.2.1. Đánh giá định lượng: 11
1.2.2. Đánh giá định tính 13
1.2.2.1. Khái niệm: 13
1.2.2.2. Các bước thực hiện: 13
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU 16
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 16
2.2.1. Phân tích số liệu sử dụng kháng sinh tại bệnh viện năm 2014 16
4
2.2.2. Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh ceftazidim (Fortum) - một
kháng sinh được dùng phổ biến tại bệnh viện. 17
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.3.1. Phân tích số liệu sử dụng kháng sinh 18
2.3.2. Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh Ceftazidim (Fortum) 19
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU 20
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
3.1. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN
NĂM 2014 21
3.1.1. Phân tích danh mục thuốc kháng sinh được sử dụng 21
3.1.1.1. Phân tích danh mục kháng sinh theo nhóm thuốc 21
3.1.1.2. Phân tích danh mục thuốc kháng sinh theo đường dùng 21
3.1.1.3. Khảo sát danh mục kháng sinh sử dụng theo nguồn gốc, xuất
xứ……………… 22
3.1.2. Khảo sát số lượng sử dụng kháng sinh 23
3.1.2.1. Số lượng sử dụng kháng sinh đường tiêm 23
3.1.2.2. Số lượng sử dụng kháng sinh đường uống 24
3.1.2.3 . Số lượng sử dụng kháng sinh đường tra mắt 26
3.1.3. Khảo sát chi phí sử dụng kháng sinh 29
3.1.3.1. Chi phí cho kháng sinh trong tương quan với tất cả các thuốc
được sử dụng theo phân tích ABC 29
3.1.3.2. Những thuốc kháng sinh xếp hạng A trong phép phân tích ABC
với tất cả các loại thuốc trong bệnh viện 30
3.1.4. Phân tích số lượng sử dụng ceftazidim (Fortum) theo khoa phòng
và theo thời gian trong năm để làm căn cứ chọn mẫu 30
3.1.4.1 Số lượng Fortum sử dụng theo khoa phòng 30
3.1.4.2 Số lượng Fortum sử dụng theo tháng 31
3.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CEFTAZIDIM (FORTUM) TẠI
CÁC KHOA PHÒNG LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRONG THÁNG
11/2014 32
3.2.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân 32
5
3.2.1.1. Đặc điểm về tuổi 32
3.2.1.2. Đặc điểm về giới tính 32
3.2.1.3. Tình hình làm xét nghiệm vi khuẩn của nhóm bệnh nhân 33
3.2.1.4. Thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân 34
3.2.1.5. Kết quả điều trị của bệnh nhân 34
3.2.1.6. Chức năng thận của bệnh nhân thông qua chỉ số ure 34
3.2.1.7. Các can thiệp ngoại khoa 35
3.2.2. Thực trạng sử dụng kháng sinh ceftazidim (Fortum) 35
3.2.2.1. Khảo sát chỉ định của kháng sinh ceftazidim (Fortum) 35
3.2.2.2. Khảo sát đường dùng của kháng sinh ceftazidim (Fortum) 36
3.2.2.3. Khảo sát liều dùng 37
3.2.2.4. Tình hình phối hợp kháng sinh Fortum với các kháng sinh
khác……… 38
3.2.2.5. Khảo sát thời gian dùng thuốc 38
3.2.2.6. Giám sát điều trị, theo dõi các phản ứng có hại 39
Chương 4: BÀN LUẬN 40
4.1. BÀN LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
4.1.1. Phương pháp khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh 40
4.1.2. Phương pháp phân tích tình hình sử dụng kháng sinh ceftazidim
(Fortum) 41
4.2. BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ 41
4.2.1. Kết quả khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh 41
4.2.2. Bàn luận về tình hình sử dụng kháng sinh ceftazidim 43
4.2.2.1. Về các vấn đề chung trên bệnh nhân 43
4.2.2.2. Về tình hình sử dụng kháng sinh ceftazidim 44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48
6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT:
ADR Phản ứng có hại của thuốc (Adverse Drug Reaction)
DDD Liều xác định hàng ngày (Defined Daily Dose)
DTC Hội đồng thuốc cá điều trị (The Drug and therapeurics
Committee)
DUE Đánh giá sử dụng thuốc (Drug use evaluation)
DUR Đánh giá sử dụng thuốc (Drug use review)
KGM
Khoa Kết giác mạc
KS Kháng sinh
MUE Đánh giá sử dụng thuốc (Medication use evaluation)
TMC
Tĩnh mạch chậm
TTT
Thủy tinh thể
VMNN Viêm mủ nội nhãn
7
DANH MỤC VIẾT TẮT CÁC TÊN VI KHUẨN
B.fragilis Bacteroides fragilis
C. diphtheria Corynebacterium diphtheriae
C.difficile Clostridium difficile
C.trachomatis
Chlamydia trachomatis
E.coli Escherichia coli
H.influenzae Haemophylus influenzae
K.pneumoniae Klebsiella pneumoniae
L.monocytogenes
Listeria monocytogenes
N.gonorrhea Neseria gonorrhea
P.aeruginosa Pseudomonas aeruginosa
P.pseudomallei
Pseudomonas pseudomallei
S.aureus
Staphylococcus aureus
S.epidermidis Staphylococcus epidermidis
S.marcescens Serratia marcescens
S.pneumoniae
Streptococcus pneumoniae
S.pyogenes Streptococcus pyogenes
S.typhi Salmonella typhi
T. pallidum Treponema pallidum
8
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Tên bảng Nội dung bảng Trang
Bảng 2.1 Kết quả lựa chọn bệnh án 17
Bảng 3.1 Danh mục kháng sinh sử dụng theo nhóm 21
Bảng 3.2 Danh mục kháng sinh sử dụng theo đường dùng 22
Bảng 3.3 Danh mục kháng sinh sử dụng theo nguồn gốc 22
Bảng 3.4
Số lượng sử dụng kháng sinh đường tiêm theo hoạt
chất
23
Bảng 3.5
Số lượng sử dụng kháng sinh đường tiêm theo khoa
phòng
24
Bảng 3.6 Số lượng sử dụng kháng sinh đường uống theo nhóm 24
Bảng 3.7
Số lượng sử dụng của các kháng sinh nhóm beta –
lactam
25
Bảng 3.8
Số lượng sử dụng kháng sinh đường uống theo khoa
phòng
26
Bảng 3.9 Số lượng sử dụng kháng sinh đường tra mắt theo nhóm 26
Bảng 3.10
Số lượng sử dụng của các kháng sinh tra mắt nhóm
aminoglycosid
27
Bảng 3.11
Số lượng sử dụng của các kháng sinh tra mắt nhóm
Quinolon
28
Bảng 3.12
Số lượng sử dụng kháng sinh đường tra mắt theo khoa
phòng
28
Bảng 3.13
Chi phí cho kháng sinh trong tương quan với tất cả các
thuốc được sử dụng theo phân tích ABC
29
Bảng 3.14
Những thuốc xếp hạng A trong phép phân tích ABC
với tất cả các loại thuốc trong bệnh viện
30
Bảng 3.15 Số lượng Fortum sử dụng theo khoa phòng 31
Bảng 3.16 Số lượng Fortum sử dụng theo tháng 31
9
Bảng 3.17 Đặc điểm về giới tính của bệnh nhân 32
Bảng 3.18 Tình hình làm xét nghiệm vi khuẩn học trên bệnh nhân 33
Bảng 3.19 Tình hình xét nghiệm vi khuẩn gây bệnh 33
Bảng 3.20 Thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân 34
Bảng 3.21 Kết quả điều trị của bệnh nhân 34
Bảng 3.22 Chức năng thận của bệnh nhân thông qua chỉ số ure 34
Bảng 3.23 Can thiệp ngoại khoa được thực hiện trên bệnh nhân 35
Bảng 3.24 Chỉ định của kháng sinh ceftazidim (Fortum) 35
Bảng 3.25 Đánh giá chỉ định của kháng sinh ceftazidim (Fortum) 36
Bảng 3.26 Đường dùng của kháng sinh ceftazidim (Fortum) 36
Bảng 3.27 Liều dùng toàn thân (tiêm tĩnh mạch chậm) 37
Bảng 3.28 Liều của đường dùng tại chỗ (tiêm nội nhãn) 37
Bảng 3.29
Phối hợp kháng sinh ceftazidim (Fortum) với các
kháng sinh khác
38
Bảng 3.30 Thời gian dùng kháng sinh ceftazidim (Fortum) 38
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Tên hình Nội dung Trang
Hình 2.1 Sơ đồ thiết kế nghiên cứu 16
Hình 3.1 Số lượng ceftazidim (Fortum) sử dụng theo tháng 31
Hình 3.2 Đặc điểm về tuổi của bệnh nhân 32
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Kháng sinh là một nhóm thuốc đặc biệt vì việc sử dụng chúng không chỉ ảnh
hưởng đến người bệnh mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng. Với những nước đang
phát triển như Việt Nam, đây là một nhóm thuốc quan trọng vì bệnh lý nhiễm khuẩn
nằm trong số những bệnh đứng hàng đầu cả về tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong [2].
Tỷ lệ kháng thuốc ở Việt Nam đã ở mức độ rất cao. Đã có các dữ liệu đầy đủ để có
thể kết luận về mức độ đáng báo động của tình hình sử dụng kháng sinh và thực
trạng kháng kháng sinh [5]. Mức độ kháng thuốc ngày càng trầm trọng làm ảnh
hưởng đến hiệu quả điều trị, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao, thời gian điều trị
kéo dài, chi phí điều trị tăng cao, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và cộng đồng
[2]. Vì vậy các cơ sở điều trị cần có chiến lược sử dụng kháng sinh hợp lý để giảm
tỷ lệ kháng thuốc, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Tại bệnh viện Mắt Trung ương, chưa có nghiên cứu nào lớn cung cấp số liệu
và thông tin về việc sử dụng kháng sinh. Vì vậy, để góp phần giúp Hội đồng thuốc
điều trị và khoa Dược bệnh viện Mắt Trung ương có những điều chỉnh phù hợp
trong quản lý và sử dụng kháng sinh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát
tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Mắt Trung ương trong năm 2014” với 2
mục tiêu:
1. Phân tích số liệu sử dụng kháng sinh tại bệnh viện trong năm 2014.
2. Phân tích thực trạng sử dụng một kháng sinh được dùng phổ biến tại bệnh
viện.
Trong nghiên cứu này, căn cứ vào kết quả phân tích số liệu sử dụng kháng
sinh, kết hợp với nhu cầu thông tin của Khoa Dược bệnh viện, chúng tôi chọn ra
kháng sinh ceftazidim (Fortum) để nghiên cứu trong mục tiêu thứ 2.
2
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ NHIỄM KHUẨN VÀ KHÁNG SINH SỬ DỤNG
TRONG NHÃN KHOA
1.1.1. Vài nét về nhiễm khuẩn nhãn khoa
Trong nhãn khoa có một số loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp hơn những
loại khác, gồm các chủng: Gram dương, Gram âm và vi khuẩn nội bào .
Trong nhóm vi khuẩn Gram dương, vi khuẩn hay gặp nhất là tụ cầu
(S.aureus, S.epidermidis) và liên cầu (S.pneumoniae) [4]. S.epidermidis thông
thường được tìm thấy trên da và lớp màng nhầy với số lượng lớn, tuy nhiên có thể
gây nhiễm khuẩn khi có cơ hội hoặc khi xảy ra những vết trợt da. S.aureus cũng
được tìm thấy trên da và màng nhầy nhưng với số lượng ít hơn S.epidermidis nhưng
lại là tác nhân nguy hiểm và thường gây bệnh nặng hơn. Khoảng một nửa nhiễm
khuẩn nhãn khoa là do tụ cầu. Liên cầu (Streptococci) là một nhóm vi khuẩn Gram
dương khác gây nhiễm khuẩn nhãn khoa, gồm S.pneumoniae - tác nhân gây loét
giác mạc và viêm kết mạc ở trẻ em [30].
Với vi khuẩn Gram âm, trong nhãn khoa gặp nhiều nhất là trực khuẩn mủ
xanh (P.aeruginosa), sau đó là lậu cầu (N.gonorrhea), H.influenzae [4].
N.gonorrhoeae ban đầu gây viêm kết mạc có mủ, nhưng có thể nhanh chóng lan vào
giác mạc và phần còn lại của mắt. H.influenzae gây nhiễm khuẩn sớm ở trẻ nhỏ, với
viêm tai giữa và viêm kết mạc thường xảy ra đồng thời. Trực khuẩn Gram âm
đường ruột gồm E.coli, S.marcescens, Proteus, và P.aeruginosa. Những vi khuẩn
này có thể gây loét giác mạc [30].
Ngoài ra, một số vi khuẩn có hình thái và chuyển hóa độc đáo cũng gây
bệnh tại mắt. Chlamydia không có khả năng sản sinh ra năng lượng để phát triển
độc lập nên buộc phải sống bên trong một tế bào khác. C.trachomatis lây nhiễm qua
bàn tay đến mắt hoặc do vật trung gian, gây bệnh đau mắt hột hoặc tự lây nhiễm từ
nhiễm khuẩn đường sinh dục gây viêm kết mạc. Các xoắn khuẩn, có cấu trúc dạng
3
xoắn linh hoạt, gồm T.pallidum - gây bệnh giang mai. Những phát hiện tại mắt có
thể do xoắn khuẩn giang mai như: loét giác mạc, viêm màng bồ đào, viêm dịch
kính, viêm gai thị [30]. Một điều đặc biệt là ngoài vi khuẩn còn có một số tác nhân
gây bệnh mắt khác cũng có thể được điều trị bằng kháng sinh như: Acanthamoeba
hay Toxoplasmosis do có những đặc điểm giống vi khuẩn [4].
Về mặt kháng thuốc, trên lâm sàng kháng kháng sinh có ý nghĩa khác đối với
bác sĩ nhãn khoa so với những người không phải là bác sĩ nhãn khoa. Trong điều trị
nhiễm khuẩn bề mặt hay nhiễm khuẩn cận bề mặt, ví dụ như loét giác mạc do vi
khuẩn, đáp ứng lâm sàng khá tốt được ghi nhận, mặc dù trong phòng thí nghiệm
được báo cáo là đã kháng thuốc. Sự khác biệt rõ ràng này phản ánh một thực tế rằng
mức độ nhạy cảm đối với vi khuẩn của kháng sinh đường toàn thân không giống với
kháng sinh đường tại chỗ [16].
1.1.2. Kháng sinh sử dụng trong nhãn khoa
1.1.2.1. Khái niệm và phân loại kháng sinh:
Định nghĩa: “Kháng sinh (antibiotics) là những chất kháng khuẩn
(antibacterial substances) được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm,
Actinomycetes), có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác. Hiện nay
từ kháng sinh được mở rộng đến cả những chất kháng khuẩn có nguồn gốc tổng
hợp như các sulfonamid và quinolon [2].
Phân loại: dựa vào cấu trúc hóa học, kháng sinh được phân loại thành các
nhóm như sau:
- Nhóm beta - lactam:
o Các penicilin: benzylpenicilin, oxacilin, ampicilin,….
o Các cephalosporin: cephalexin, cefaclor, cefotaxim,…
o Các beta - lactam khác: carbapenem, monobactam
o Các chất ức chế beta - lactamase: acid clavulanic,…
- Nhóm aminoglycosid: streptomycin, gentamicin, tobramycin,…
4
- Nhóm macrolid: erythromycin, clarithromycin, spiramycin,…
- Nhóm lincosamid: lincomycin, clindamycin,…
- Nhóm phenicol: chloramphenicol, thiamphenicol,
- Nhóm tetracyclin: tetracyclin, doxycyclin,…
- Nhóm peptid:
o Glycopeptid: vancomycin.
o Polypeptid: polymyxin, bacitracin.
o Lipopeptid: colistin
- Nhóm quinolon:
o Thế hệ 1: acid nalidixic
o Các fluoroquinolon : thế hệ 2, 3, 4: ciprofloxacin, ofloxacin,
- Các nhóm kháng sinh khác:.
o Sulfamid
o Oxazolidinon
o 5-nitroimidazol
[2],[3].
1.1.2.2. Nguyên tắc chung về sử dụng kháng sinh trong nhãn khoa:
Nhìn chung, mọi khuyến cáo áp dụng cho kháng sinh toàn thân cũng áp dụng
cho kháng sinh dùng trong nhãn khoa [2].
Hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn mắt có thể áp dụng những liệu trình
điều trị đơn giản. Tuy nhiên, những trường hợp nhiễm khuẩn nặng và hiếm hoặc các
trường hợp thất bại với liệu pháp điều trị chuẩn phải được quản lý chặt chẽ hơn bởi
các bác sĩ nhãn khoa, cần đến sự hỗ trợ trong chẩn đoán, bao gồm xét nghiệm vi
khuẩn học [14].
Quá trình lựa chọn kháng sinh phù hợp để điều trị cần xem xét nhiều yếu tố:
Trước hết, thiết lập chẩn đoán lâm sàng và xét nghiệm chính xác: tiền sử
bệnh, triệu chứng, dấu hiệu nhiễm khuẩn cần được đánh giá để thiết lập một chẩn
5
đoán nhiễm khuẩn tạm thời, sau đó, thực hiện các xét nghiệm tìm nguyên nhân. Xét
nghiệm nuôi cấy và định danh vi khuẩn từ mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân giúp bác
sĩ khẳng định lại chẩn đoán độ nhạy cảm của vi khuẩn phân lập được với kháng sinh
được đánh giá.
Lựa chọn kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn: quá trình xét nghiệm định danh
vi khuẩn và kiểm tra độ nhạy có thể mất vài ngày, vì vậy bác sĩ có thể lựa chọn phác
đồ theo kinh nghiệm trước khi có kết quả.
Chọn thuốc có độc tính thấp nhất.
Lựa chọn đường dùng tối ưu: sau khi lựa chọn thuốc, bác sĩ cần xác định
đường dùng để đảm bảo nồng độ điều trị tại vị trí nhiễm khuẩn. Tùy thuộc mỗi loại
nhiễm khuẩn mắt khác nhau, đường tra mắt, đường uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch,
tiêm trong dịch kính, hoặc phối hợp các đường dùng này có thể được lựa chọn.
Sử dụng chế độ liều phù hợp
Kê đơn kháng sinh với độ dài liệu trình sử dụng thích hợp: Khi lên kế hoạch
điều trị, bác sĩ cũng nên ước tính thời gian sử dụng để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn
và hạn chế đến tối thiểu tác dụng bất lợi. Sử dụng quá mức kháng sinh có thể gây
phản ứng dị ứng và độc tính, thêm vào đó, việc sử dụng quá thời gian cần thiết để
tiêu diệt vi khuẩn hay sử dụng không phù hợp có thể gây kháng thuốc. Nguy cơ bội
nhiễm, với sự phát triển quá mức của những vi khuẩn cư trú trong cơ thể sẽ xuất
hiện, đặc biệt khi sử dụng vượt mức những kháng sinh đã bị kháng bởi nhiều vi
khuẩn.
Kết hợp điều trị thuốc với các biện pháp cơ học: một yếu tố khác để phát
triển kế hoạch điều trị là xác định liệu pháp cơ học nào để hỗ trợ quá trình sử dụng
thuốc. Những biện pháp này sẽ đặc biệt hữu ích khi có số lượng đáng kể mủ hay mô
hoại tử vì chúng phải được loại bỏ khỏi vị trí nhiễm khuẩn. Ví dụ, việc áp dụng
6
chườm nóng và loại tế bào chết để cải thiện tuần hoàn thủy dịch và loại bỏ tủa lắng
trên mi đặc biệt có tác dụng trên nhiễm khuẩn mi mắt do tụ cầu.
Giáo dục bệnh nhân: việc giáo dục bệnh nhân về bệnh của họ và cách dùng
kháng sinh được kê đơn là cần thiết để liệu pháp điều trị đạt hiệu quả. Lựa chọn
thuốc và liều dùng đúng sẽ không hiệu quả nếu như bệnh nhân không sử dụng đúng
cách [30].
1.1.2.3. Những kháng sinh thông thường được sử dụng trong nhãn khoa
Các nhóm kháng sinh được sử dụng trong nhãn khoa bao gồm:
Nhóm beta - lactam: penicilin và cephalosporin là 2 nhóm kháng sinh được
dùng. Cả hai nhóm này đều thấm qua hàng rào máu mắt kém và được vận chuyển
chủ động tới mắt bởi hệ thống vận chuyển acid hữu cơ của thể mi. Tuy nhiên, tính
thấm tăng lên khi bị viêm hoặc khi dùng cùng với probenecid [2],[7].
Nhóm Quinolon: Các kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là: ofloxacin,
levofloxacin, ciprofloxacin, moxifloxacin, gatifloxacin. Những thuốc này có hiệu
quả cao, phổ rộng, hoạt tính trên cả vi khuẩn Gram âm và vi khuẩn Gram dương
trong nhãn khoa, ít gây độc trên biểu mô giác mạc hơn so với nhóm aminoglycosid
[2],[7]. Nhóm này có khả năng thấm qua giác mạc tốt khi dùng đường tra mắt [2].
Nhóm sulfamid: Là kháng sinh kìm khuẩn, phổ tác dụng rộng trên cả vi
khuẩn Gram âm và vi khuẩn Gram dương, hiệu quả tăng khi phối hợp với
trimethoprim [2],[7]. Dung dịch tra mắt sulfacetamid (10 – 30%) và mỡ tra mắt
(10%) thấm qua giác mạc tốt nhưng có thể có phản ứng với bệnh nhân nhạy cảm
với các thuốc sulfamid [7].
Nhóm tetracyclin: phổ tác dụng rộng, ưu thế trên vi khuẩn Gram âm. Hiện
nay hiệu quả điều trị của nhóm này giảm do kháng thuốc. Nhóm này thấm tốt qua
giác mạc khi tra mắt [2].
7
Nhóm cloramphenicol: phổ tác dụng rộng, thấm tốt qua biểu mô giác mạc
khi tra mắt và qua được hàng rào máu mắt khi dùng toàn thân, tuy nhiên hiện nay đã
hạn chế sử dụng nhóm này do có thể gây suy tủy [7].
Nhóm aminoglycosid: phổ tác dụng rộng, nhưng tác dụng mạnh hơn trên vi
khuẩn Gram âm, hấp thu kém qua đường tiêu hóa nhưng được dùng toàn thân với
tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp. Các aminoglycosid không dễ dàng thấm qua hàng rào
máu mắt nhưng vẫn có thể dùng tra mắt dạng nước, mỡ, hoặc tiêm cạnh nhãn cầu.
Các kháng sinh dùng phổ biến: neomycin, gentamicin, tobramycin,
amikacin,…[2],[7].
Nhóm macrolid: erythromycin có phổ tác dụng rộng nhưng chiếm ưu thế trên
vi khuẩn Gram dương, có thể đưa thuốc theo đường uống hoặc đường tra mắt song
khả năng thấm qua hàng rào máu mắt kém. Azithromycin: điều trị mắt hột ở người
lớn, viêm kết mạc do Chlamydia,….[2].
Các kháng sinh khác: vancomycin có hiệu lực rất mạnh trên vi khuẩn Gram
dương, chỉ có dạng tiêm, không có chế phẩm tra mắt. Vancomycin khá độc, nên
thường là lựa chọn sau cùng trong những trường hợp nhiễm trùng nặng [4].
Polymycin B: không dùng dạng đơn độc, nhưng rất phổ biến dưới dạng phối hợp
với kháng sinh khác, dùng tra mắt hoặc tiêm mắt để điều trị loét giác mạc [2],[4].
1.1.2.4. Các đường dùng cơ bản của kháng sinh trong nhãn khoa:
Điểm khác biệt khi sử dụng kháng sinh trong nhãn khoa so với trong các
bệnh lý khác chủ yếu liên quan đến đường dùng thuốc. Và điều mà mọi nhà nhãn
khoa đều quan tâm khi sử dụng kháng sinh là đặc điểm của kháng sinh trong mắt và
khả năng thấm của kháng sinh vào các tổ chức nhãn cầu [2].
Đường dùng tại chỗ: bao gồm tra thuốc tại mắt, tiêm tại mắt, và truyền rửa
tại mắt. Đường tra thuốc tại mắt gồm 2 dạng là dung dịch nhỏ mắt và thuốc mỡ.
Đường tiêm tại mắt gồm: tiêm dưới kết mạc, tiêm cạnh nhãn cầu, tiêm trong tiền
phòng, tiêm trong dịch kính.
8
Đường dùng toàn thân: bao gồm đường uống, tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch.
Kháng sinh được đưa vào cơ thể qua đường tiêm (tĩnh mạch hoặc tại chỗ),
uống hoặc tra tùy theo vị trí, thời gian mắc bệnh, độ nặng và kiểu nhiễm trùng.
Trong nhãn khoa phần lớn là nhiễm trùng là ở bề mặt nhãn cầu (kết mạc và giác
mạc) nên dạng thuốc dùng chủ yếu là thuốc tra. Khi nhiễm trùng sâu mi mắt hay
hốc mắt, lệ bộ thì thường dùng đường uống. Trong những trường hợp nhiễm trùng
nội nhãn sau phẫu thuật, sau chấn thương xuyên nhãn cầu, bệnh nhân thường được
điều trị nội trú với phác đồ kết hợp cả đường tra, uống và tiêm cạnh nhãn cầu [4].
1.1.3. Đặc điểm sử dụng của kháng sinh ceftazidim trong nhãn khoa
1.1.3.1. Đặc điểm của kháng sinh ceftazidim
Ceftazidim là kháng sinh cephalosporin thế hệ 3, phổ rộng, hoạt tính cao
kháng P.aeruginosa, hoạt tính yếu hơn trên tụ cầu và liên cầu. Ceftazidim có hoạt
tính in vitro kháng lại các vi khuẩn Gram âm gồm: P.aeruginosa; P.pseudomallei;
họ Enterobacteriaceae gồm Citrobacter, và Enterobacter spp.; E.coli; Klebsiella
spp.; cả Proteus sinh indol và không sinh indol; Prividencia; Salmonella; Serratia;
Shigella spp và Yersinia enterocolitica [1],[13]. Với các vi khuẩn Gram dương,
ceftazidim có hoạt tính kháng một số tụ cầu và liên cầu, nhưng tụ cầu kháng
Methicilin, Enterococci và L.monocytogenes thường bị kháng. Ceftazidim có hoạt
tính kháng vi khuẩn kị khí, mặc dù hầu hết các dòng B.fragilis và C.difficile đã
kháng [13]. Tuy nhiên, tình trạng kháng ceftazidim cũng diễn ra phức tạp. Kháng
ceftazidim được quan sát thấy ở 51,6% K.pneumoniae trong một nghiên cứu trên
những bệnh nhân giảm bạch cầu có sốt, và hầu hết đều do sự sản sinh ESBL, số liệu
năm 2000 [23]. Các vi khuẩn kháng Ceftazidim với tỷ lệ cao là: E.coli kháng
ceftazidim 18,7%, Enterobacter kháng ceftazidim 37,3%, S.aureus kháng
ceftazidim 46,2%, P.aeruginosa kháng Ceftazidim 47,6% [1].
Ceftazidim thải trừ ở dạng chưa chuyển hóa qua thận. Do đó, ở bệnh nhân có
chức năng thận suy giảm, liều nên được giảm. Sau liều tải ban đầu là 1g, liều duy trì
được chỉnh dựa vào độ thanh thải creatinin [8],[10],[13].
9
Giống như các kháng sinh beta - lactam, phản ứng quá mẫn gây tử vong
nghiêm trọng đã được báo cáo với ceftazidim. Trường hợp phản ứng quá mẫn
nghiêm trọng, điều trị với ceftazidim phải dừng ngay lập tức và thực hiện các
phương pháp cấp cứu ngay. Ceftazidim cũng nằm trong các kháng sinh được báo
cáo về viêm ruột kết màng và viêm ruột kết màng giả, nghiêm trọng nhất có thể dẫn
đến tử vong. Do đó việc xem xét, theo dõi các triệu trứng ở bệnh nhân tiêu chảy nên
được thực hiện trong hay sau khi dùng ceftazidim. Dừng liệu pháp với ceftazidim
và áp dụng điều trị đặc biệt với C. difficile nên được xem xét [8],[10]. Điều trị
ceftazidim đồng thời với các cephalosporin liều cao và các sản phẩm là thuốc hại
thận khác như aminoglicosid hay lợi tiểu mạnh (furosemid) có thể ảnh hưởng
nghiêm trọng tới chức năng thận [10]. Thận trọng khi dùng cùng các thuốc độc với
thận [1].
1.1.3.2. Những hướng dẫn điều trị hiện hành về sử dụng ceftazidim trong nhãn
khoa
Theo “Hướng dẫn điều trị kháng sinh” (ban hành kèm theo Quyết định số
708/QĐ-BYT ngày 02/03/2015), chương VIII: nhiễm khuẩn mắt, ceftazidim có
trong lựa chọn điều trị của các bệnh: viêm kết mạc cấp, viêm tổ chức hốc mắt, và
viêm mủ nội nhãn sau vết thương xuyên nhãn cầu.
Viêm kết mạc cấp: viêm kết mạc cấp tiết tố do vi khuẩn: thường gặp do lậu
cầu (N.gonorrhoeae), hiếm gặp do não mô cầu (N.menigitidis); viêm kết mạc cấp
tiết tố màng do vi khuẩn: thường gặp do vi khuẩn bạch hầu (C. diphtheria) và liên
cầu (S.pyogenes).
Điều trị bằng ceftazidim toàn thân chỉ dùng trong bệnh tiến triển nặng
thường do lậu cầu, bạch hầu. Với người lớn: nếu giác mạc chưa loét: liều duy nhất
1g tiêm bắp; nếu giác mạc bị loét: 1g x 3 lần/ngày tiêm tĩnh mạch. Với trẻ em: liều
duy nhất 125mg tiêm bắp hoặc 25mg/kg cân nặng 2-3 lần/ngày x 7 ngày tiêm bắp.
Ngoài ra, kết hợp với kháng sinh đường tại chỗ (tra mắt).
10
Viêm tổ chức hốc mắt: vi khuẩn gây viêm tổ chức hốc mắt thường gặp là
S.aureus, S. pneumonia, nhóm Streptococcus anginosus/millieri (nhóm liên cầu)
hay H.influenzae type b (liên cầu tan huyết nhóm B), vi khuẩn Gram âm.
Điều trị bằng ceftazidim toàn thân: trong thời gian chờ đợi nuôi cấy vi
khuẩn: ceftazidim 1g (ở trẻ em 30-50mg/kg cân nặng) đường tĩnh mạch 3 lần/ngày).
Viêm mủ nội nhãn sau vết thương xuyên nhãn cầu: tác nhân gây bệnh qua vết
thương xuyên nhãn cầu có thể là vi khuẩn, kí sinh trùng, nấm hay virus, tác nhân
gây bệnh xâm nhập qua vết thương xuyên nhãn cầu hở gây nên tình trạng VMNN.
Điều trị VMNN sau vết thương xuyên nhãn cầu là sự phối hợp của 3 khâu:
kháng sinh, corticoid, và cắt dịch kính. Lựa chọn kháng sinh theo kháng sinh đồ là
tốt nhất nhưng kháng sinh đồ chỉ có sau vài ngày (nếu có thể) dẫn tới việc điều trị
muộn. Vì vậy thường bắt đầu với kháng sinh phổ rộng hay phối hợp kháng sinh. Để
đạt được hiệu quả điều trị, kháng sinh phải có khả năng thấm tốt vào buồng dịch
kính với nồng độ tiêu diệt được vi khuẩn mà không gây độc cho các mô nội nhãn.
Đường dùng: toàn thân (tiêm, uống), tiêm nội nhãn, tiêm cạnh nhãn cầu, tiêm dưới
kết mạc, tra tại chỗ. Trong đó tiêm kháng sinh nội nhãn là cách dùng hiệu quả nhất.
Điều trị với ceftazidim: là kháng sinh đầu tay để tiêm nội nhãn trên các vi
khuẩn Gram âm. Đối với người lớn: tiêm nội nhãn: 2,25 mg/0,1 ml; liều toàn thân:
truyền TMC 500mg, 1g hay 2g cứ mỗi 12h. Đối với trẻ em: liều tiêm nội nhãn:
giống liều người lớn, liều toàn thân: cho trẻ em trên 2 tháng tuổi là 30-
100mg/kg/ngày chia 2-3 lần [2].
1.1.3.3. Một số nghiên cứu về độ nhạy của ceftazidim trong bệnh nhiễm khuẩn
mắt
Ceftazidim là một trong những kháng sinh vẫn còn khá nhạy cảm với các vi
khuẩn Gram âm gây bệnh tại mắt. Trong một nghiên cứu tại Tây Ban Nha về phổ
kháng khuẩn và sự nhạy cảm của kháng sinh từ bệnh nhân viêm mủ nội nhãn từ
năm 1996 đến năm 2008, ceftazidim cùng với vancomycin và amikacin là những
11
kháng sinh còn nhạy cảm 100% với các chủng vi khuẩn phân lập được [9]. Tại Mỹ,
tỷ lệ nhạy cảm của ceftazidim khá cao với những vi khuẩn phân lập từ bệnh phẩm
nội nhãn trên những bệnh nhân viêm mủ nội nhãn: một nghiên cứu của hiệp hội
nhãn khoa Mỹ trong vòng 25 năm, ceftazidim được thử với 94 vi khuẩn Gram âm
phân lập được, cho thấy độ nhạy cảm 91.5% với 86 trường hợp nhạy cảm, 2 trường
hợp trung gian, 6 trường hợp kháng [17]; nghiên cứu khác trong vòng 10 năm 2002
– 2011, độ nhạy của ceftazidim là 100% với các vi khuẩn Gram âm [20]; ceftazidim
còn nhạy cảm 63,6% với vi khuẩn Gram dương và 80% với vi khuẩn Gram âm cũng
là kết quả của một nghiên cứu từ năm 1996 - 2001 [15]. Tại Ấn Độ từ 1995-1998,
trên các bệnh nhân viêm mủ nội nhãn sau phẫu thuật, tỷ lệ nhạy cảm của ceftazidim
trên các vi khuẩn Gram âm ưa khí được phân lập từ bệnh phẩm nội nhãn của các
bệnh nhân là 72,9%, còn trên vi khuẩn Gram dương ưa khí là 62,5% [22].
1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SỬ DỤNG KHÁNG SINH
1.2.1. Đánh giá định lượng:
Đánh giá số lượng sử dụng trên số lượng đơn được kê: phương pháp này
đếm số lượng đơn kê, tổng số liều dùng, ống hoặc gói được sử dụng để ước tính
việc sử dụng kháng sinh, tuy nhiên phương pháp này không cung cấp thông tin trực
tiếp về việc dùng thuốc của bệnh nhân. Tuy nhiên, trong những tình huống nhất
định, phương pháp này đo lường khá đầy đủ việc sử dụng khi bệnh nhân sử dụng
một liều hoặc một khoảng liều nhất định.
Đánh giá số lượng sử dụng dựa trên chi phí sử dụng kháng sinh: trong lịch
sử, tính toán chi phí sử dụng kháng sinh đã từng được sử dụng để ước tính việc sử
dụng kháng sinh. Mặc dù phương pháp này vẫn chỉ là sự ước chừng việc sử dụng
trong một số hoàn cảnh, nó có thể thiên lệch đáng kể so với việc sử dụng trên thực
tế. Hạn chế lớn nhất của phương pháp này là giá của mỗi kháng sinh thay đổi theo
thời gian. Tuy nhiên, tính toán dựa trên chi phí vẫn là một phương pháp dễ thực
hiện nhất.
12
Tính toán dựa trên số gram sử dụng: mặc dù tổng số gram sử dụng ở cơ sở
chăm sóc sức khỏe trong một khoảng thời gian nhất định, có thể được lấy từ dữ liệu
trên bệnh nhân cụ thể, tuy nhiên số gram thường được lấy từ dữ liệu mua thuốc.
Nếu việc phân tích sử dụng chỉ của một thuốc theo thời gian, phương pháp này khá
chính xác, tuy nhiên nếu so sánh việc sử dụng của từ hai kháng sinh trở lên với liều
dùng hàng ngày khác nhau, sẽ có vấn đề xảy ra. Phương pháp tính toán dựa trên liều
sử dụng hàng ngày (DDD) sẽ giải quyết vấn đề này.
Tính toán dựa trên liều DDD: phương pháp tính toán dưa trên liều DDD
được dùng để đo lường và so sánh việc sử dụng kháng sinh trong một quần thể bệnh
nhân. Nó được sử dụng chính để đánh giá sự sử dụng kháng sinh tại một cơ sở,
nhưng cũng dùng để đánh giá việc sử dụng kháng sinh ở ngoài bệnh viện ở những
nước và vùng có đặc điểm địa lý đặc biệt. Bằng việc tính toán liều DDD, tổng số
gram được chia cho liều DDD, thể hiện liều hàng ngày của người lớn điển hình.
Cách tính này thường được báo cáo dưới liều DDD trên 1000 bệnh nhân hoặc trên
1000 ngày nằm viện.
Đánh giá về dược động học của kháng sinh sử dụng: Những phương pháp đo
lường việc sử dụng kháng sinh đã đề cập không giải quyết được sự khác nhau về sử
dụng thuốc của nhiều bệnh nhân do sự đa dạng trong mỗi bệnh nhân và giữa các
bệnh nhân với nhau. Những cách tính toán này cũng mặc định với một liều kháng
sinh giống nhau sẽ gây ra cùng một tác dụng trên những bệnh nhân khác nhau.
Phương pháp đánh giá trên đặc tính dược động học của thuốc sẽ ước tính thuốc
được sử dụng thay thế cho sự sử dụng thuốc của bệnh nhân, bằng cách đo lường
trực tiếp nồng độ thuốc trong mỗi bệnh nhân hoặc bằng cách đánh giá dược động
học quần thể. Cách đánh giá này không chắc chắn có thể được thực hiện trên quần
thể lớn vì những xét nghiệm nồng độ thuốc đủ để đánh giá được việc sử dụng thuốc
thường xâm lấn và tốn kém [11].
13
1.2.2. Đánh giá định tính
1.2.2.1. Khái niệm:
Khái niệm đánh giá sử dụng thuốc (DUE) được hiểu là chương trình đánh giá
sử dụng thuốc liên tục, hệ thống, dựa trên các tiêu chuẩn để đảm bảo sử dụng thuốc
phù hợp. Nếu phác đồ điều trị được xác định là không phù hợp, can thiệp với nhà
cung cấp hay bệnh nhân sẽ cần thiết để tối ưu hóa việc điều trị bằng thuốc. Khái
niệm này cũng được hiểu tương tự như là DUR và MUR [12].
1.2.2.2. Các bước thực hiện:
Bước 1: Thiết lập trách nhiệm
Trách nhiệm thuộc về Hội đồng thuốc và điều trị (DTC), hoặc một ủy ban
dưới quyền của DTC có chức năng chỉ theo dõi DUE ở bệnh viện hoặc phòng
khám. DTC hoặc ủy ban dưới quyền đó phải thiết lập những thủ tục qui định hoạt
động của nó liên quan đến đánh giá sử dụng thuốc. DTC phải thiết lập những kế
hoạch, và cần được cập nhật, đánh giá mỗi năm.
Bước 2: Phát triển phạm vi đánh giá
DTC nên xem xét và xác định vấn đề sử dụng thuốc và sử dụng những thông
tin này để phát triển phạm vi đánh giá cho chương trình DUE. Phạm vi có thể mở
rộng hay tập trung vào những mặt cụ thể của quá trình điều trị. Phương pháp để xác
định vấn đề sử dụng thuốc bao gồm: phân tích ABC, VEN, phân tích theo liều xác
định hàng ngày (DDD), báo cáo ADR, báo cáo sai sót y khoa, kết quả nhạy cảm của
kháng sinh, nghiên cứu tại bệnh viện hoặc phòng khám, lời phàn nàn hay phản hồi
của bệnh nhân,….Những phương pháp trên sẽ cung cấp thêm thông tin về những
thuốc cần đánh giá trong qui trình DUE.
Vì số lượng thuốc sử dụng lớn, DTC phải tập trung vào những thuốc quan
trọng nhất: thuốc được sử dụng nhiều nhất, có khoảng điều trị hẹp, có tỷ lệ xảy ra
phản ứng có hại cao, thuốc đắt tiền, các loại thuốc quan trọng: tim mạch, cấp cứu,
thuốc độc, thuốc điều trị ung thư, thuốc tiêm tĩnh mạch, kháng sinh: cả dự phòng và
14
điều trị, thuốc nhiễm khuẩn, thuốc đang được đánh giá để thiết kế thêm dạng bào
chế, thuốc sử dụng “off-label”, thuốc được sử dụng cho bệnh nhân có nguy cơ cao.
Bước 3,4: Xây dựng tiêu chuẩn, xây dựng và định nghĩa giới hạn
Đây là bước quan trọng nhất trong qui trình DUE, tiêu chuẩn cho việc đánh
giá sử dụng thuốc nên được thiết lập bởi DTC bằng cách sử dụng nguồn tài liệu dựa
trên bằng chứng và tham khảo các chuyên gia địa phương và quốc tế.
Sau khi thành lập các tiêu chuẩn, DTC phải định xác định những giới hạn
hay tiêu chuẩn để đánh giá các tiêu chuẩn đó. Những giới hạn này thường là phần
trăm mà các tiêu chuẩn có thể đạt tới hoặc vượt quá. Trên lý tưởng, sẽ thường là
100%, tuy nhiên thực tế, giá trị thấp hơn sẽ phù hợp hơn để lý giải cho những
trường hợp kê đơn ngoại lệ. Do đó, giới hạn 90 - 95% được sử dụng điển hình cho
các tiêu chuẩn, tuy nhiên mỗi trường hợp cá biệt phải được phân tích một cách cẩn
thận trước khi đưa đến kết luận.
Bước 5: Thu thập số liệu và tính toán kết quả
DUEs có thể được tiến hành hồi cứu hay tiến cứu. Phân tích tiến cứu được
tiến hành khi thuốc chuẩn bị được phát cho bệnh nhân, còn hồi cứu được thực hiện
bằng cách sử dụng những bảng tổng hợp hay nguồn dữ liệu khác để khái quát việc
sử dụng thuốc theo những tiêu chuẩn đã xây dựng. Đánh giá tiến cứu thu thập số
liệu trên đơn thuốc, gồm các tiêu chuẩn: chỉ định, liều, độ dài đợt điều trị, dạng bào
chế và đường dùng, tương tác có thể, lựa chọn thuốc và liệu pháp phù hợp, lặp lại
liệu pháp, số lượng thuốc được cấp phát. Phân tích hồi cứu tiến hành thu thập số
liệu trên đơn thuốc, hồ sơ bệnh án, hay kết quả xét nghiệm, gồm các tiêu chí: theo
dõi điều trị, theo dõi việc sử dụng của các thuốc có nguy cơ cao, tác dụng không
mong muốn, sử dụng đúng các thuốc “generic” hay các thuốc tương đương điều trị,
kết quả trên bệnh nhân từ liệu pháp dùng thuốc.
Bước 6: Phân tích dữ liệu
15
Dữ liệu được thu thập, làm sạch, phân tích để xác định tiêu chuẩn hay giới
hạn có đạt hay không, phân tích dữ liệu gồm các bước quan trọng cần thức hiện:
Lập bảng kết quả cho từng tiêu chí, phân tích kết quả để xác định xem có đạt tiêu
chuẩn và các giới hạn có bị vượt quá không? Xác định lý do vì sao giới hạn không
đạt, phân tích dữ liệu theo quý hoặc thường xuyên hơn. Nếu một tiêu chuẩn không
đạt, có thể chỉ ra vấn đề đòi hỏi sự quan tâm của DTC.
Bước 7: Xây dựng các khuyến cáo và kế hoạch hoạt động
Sau khi hoàn thành phân tích số liệu, kết quả được trình lên DTC và dựa vào
những thông tin này để đưa ra quyết định. DTC cũng phải quyết định có tiếp tục,
hay dừng hoặc mở rộng chương trình DUE hay không. Tất cả những thuốc không
đạt giới hạn đã đặt ra phải được đánh giá lại cẩn thận và có kế hoạch cải thiện việc
sử dụng dựa trên những tiêu chuẩn liên quan.
Những khuyến cáo được đưa ra theo: việc sử dụng thuốc không phù hợp,
hiệu quả không tốt (không chấp nhận được) trên bệnh nhân và phương pháp giải
quyết bất kỳ vấn đề nào về thuốc.
Những can thiệp giúp cải thiện việc dùng thuốc gồm: giáo dục tới người kê
đơn, giáo dục tại chức, hội thảo, thảo luận trực tiếp; áp dụng các hóa đơn thuốc, hạn
chế kê đơn, thay đổi sổ tay dùng thuốc,
Bước 8: Tiếp tục tiến hành DUE
Việc tiếp tục đánh giá lại việc sử dụng thuốc để đảm bảo giải quyết những
vấn đề chưa được giải quyết. Chương trình DUE có thể phát hiện những vấn đề mới
cần được giải quyết. Nếu vấn đề không được xử lý, khi đó chương trình DUE có rất
ít lợi ích đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe. DTC phải xem xét sự cần thiết để tiếp
tục, thay đổi hay dừng chương trình DUE phụ thuộc vào kết quả của mỗi quá trình
cụ thể [12].