Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

GIAO AN PHU DAO VAT LY 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.77 KB, 39 trang )

Tuần: 1

Tiết: 1
CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC.
LUYỆN TẬP - CỦNG CỐ

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ.
- Thế nào là chuyển động cơ học ?
+ khi vị trí của một vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc.
- Vật mốc thường chọn những vật như thế nào ?
+ Các vật mốc: vật gắn với trái đất
- Lấy ví dụ về các vật mốc ?
+ Cây đứng ven đường, nhà cửa, cột điện.
II. BÀI TẬP.
1. Lấy VD về chuyển động cơ học và chỉ rõ vật nào được làm mốc.
+ Đi học: lấy nhà làm mốc, người chuyển động so với nhà, vì vị trí của người so với nhà thay đổi
theo thời gian.
+ Đi xe đạp qua một cột điện: xe đạp chuyển động so với cột điện đứng bên đường, vì vị trí của xe
đạp so với cột điện thay đổi theo thời gian.
2. lấy ví dụ về một vật đứng yên so với vật mốc và nêu rõ vật làm mốc
- Bàn đứng yên so với tường nhà, vì vị trí của bàn so với tường nhà không thay đổi theo thời gian nên
bàn được coi là đứng yên so với tường.
3. Khi vật chuyển động so với vật mốc và vật đứng yên so với vật mốc chúng có gì khác nhau.
+ CĐ: vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian.
+ Đứng yên: Vị trí của vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian.
4. Một người lái xe ôtô đi qua một cột điện đứng bên đường. vật nào đứng CĐ, đứng yên so với vật
nào?
+ Ôtô: CĐ so với cột điện, đứng yên so với người lái xe.
+ Người lái xe: CĐ so với cột điện, đứng yên so với ôtô.
+ Cột điện : CĐ so với ôtô và người lái xe.


1


Tuần: 2

Tiết: 2
VẬN TỐC
LUYỆN TẬP - CỦNG CỐ

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ.
- Vận tốc là gi ?
+ Vận tốc là đại lượng đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động và được tính bằng quãng
đường đi được trong một đơn vị thời gian.
- Viết công thức tính vận tốc và giải thích các kí hiệu trong công thức ?
+ Công thức : v = S / t
(1)
Trong đó : v là vận tốc
S là quãng đường đi được
t là thời gian đi hết quãng đường đó.
Từ (1) suy ra : S = v.t
(2)
t = S /v
(3)
- Đơn vị hợp pháp của vận tốc là gì ?
+ Đơn vị hợp pháp của vận tốc là Km/h và m/s.
1Km/h = 0,28 m/s
1 m/s = 3,6 Km/h
II. BÀI TẬP.
Bài 1: Đổi đơn vị và điền vào chỗ trống của các câu sau :
a) ……km/h = 5 m/s.

b) 12 m/s = ……km/h.
c) 48 km/h = ……m/s.
d) 150 m/s = ……..m/s = …….km/h.
Bài 2: Cho hai vật chuyển động đều: vật thứ nhất đi được quãng đường 27km trong 30 phút, vật thứ
hai đi được quãng đường 48m trong 3 giây. Hỏi vật nào chuyển động nhanh hơn?
Hướng dẫn :
Vận tốc người thứ nhất : v1 = S1/t1 = 54 km/h = 15 m/s.
Vận tốc người thứ hai : v2 = S2 / t2 = 16 m/s.
Ta thấy : v1 < v2 nên người thứ hai chuyển động nhanh hơn .
Bài 3: Một người đi xe với vận tốc 60km/h, tìm khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc, biết thời gian
cần để người đó đi từ nhà đến nơi làm việc là 20 phút.
Tóm tắt:
Giải
v = 60 km/h
khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc là.
t = 20 phút = 1/3 h
ADCT: s = v.t
s=?
= 60 . 1/3 = 20 ( km/h)
ĐS: 20 km/h

2


Tuần: 3

Tiết: 3
CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU – CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
LUYỆN TẬP - CỦNG CỐ


I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ.
- Chuyển động đều là gì ?
+ Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
- Chuyển động không đều là gì
+ Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
- Công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều?
+ Vận tốc trung bình của chuyển động không đều :
Vtb = S/ t.
II. BÀI TẬP :
Bài 1. Một vận động viên đua xe đạp vô địch thế giời đã thực hiện cuộc đua vượt đèo với kết quả như
sau:
- Quãng đường từ A đến B: 45km trong 2 giờ 15 phút.
- Quãng đường từ B đến C: 30km trong 24 phút.
- Quãng đường từ C đến D: 10km trong 1/4 giờ.
Hãy tính:
a) Vận tốc trung bình trên mỗi quãng đường.
b) Vận tốc trung bình trên cả quãng đường.đua.
Hướng dẫn:
S1 45000
=
= 5,56(m / s )
t1
8100
S 2 30000
= 20,83(m / s )
Vận tốc trung bình trên quãng đường BC là : Vtb 2 = =
t2
1440
S 3 10000
=

= 11,1( m / s)
Vận tốc trung bình trên quãng đường CD là : Vtb 3 =
t3
900
S1 + S 2 + S3 85000
=
= 8,14(m / s )
Vận tốc trung bình trên toàn bộ đường đua là : Vtb =
t1 + t2 + t3
10440

Vận tốc trung bình trên quãng đường AB là : Vtb1 =

Bài 2: Một người đi xe máy từ A đến B cách nhau 2400 m. Nửa quãng đường đầu xe đi với vận tốc
v1, nửa quãng đường sau xe đi với vận tốc v2 =

v1
. Hãy xác định các vận tốc v1 , v2 sao cho sau 10
2

phút người đó đến được điểm B.
Hướng dẫn:
+ Viết công thức tính thời gian đi hết nửa quãng đường đầu : t1
+ Viết công thức tính thời gian đi hết quãng đường
sau : t2 (2)
+ Theo đề bài : t1 + t2 = 10 phút (3)
+ Thay (1) , (2) vào (3) → v1 , v2 .
3

(1)



Bài 3:
Một vật chuyển động trên đoạn đường AB dài 180m . Trong nửa đoạn đường đầu tiên nó đi với vận
tốc v1 = 3m/s, trong nửa đoạn đường sau nó đi với vận tốc v2 = 4 m/s. Tính thời gian vật chuyển động
hết quãng đường AB .
Hướng dẫn:
+ Tính thời gian đi nửa đoạn đường đầu.
+ Tính thời gian đi nửa đoạn đường sau.
+ Tính thời gian tổng cộng.
Bài 4. Một người đi xe đạp đi nữa quãng đường đầu với vận tốc v1 = 12km/h, nữa còn lại với vận tốc
v2 nào đó. Biết vận tốc trung bình trên cả quãng đường là 8km/h. Hãy tính vận tốc v 2.
Hướng dẫn:
Gọi S là chiều dài nửa quãng đường.
Thời gian đi nửa quãng đường đầu :
t1 =

s
(1)
v1

Thời gian đi nửa quãng đường sau :
t2 =

s
(2)
v2

Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là : vtb =


2S
2S
→ t1 + t2 =
. (3)
t1 + t2
vtb

Kết hợp (1) ,(2) và (3) ta có :

v .v
1 1 2
1 2 1
8.12
+ = → = − → v2 = tb 1 =
v1 v2 vtb v2 vtb v1
2v1 − vtb 24 − 8
= 6 (km / h)
ĐS: 6 km/h.

4


Tuần: 6

Tiết: 6
BIỂU DIỄN LỰC
LUYỆN TẬP - CỦNG CỐ

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ.
1. Thế nào là một đại lượng véctơ?

- Một đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương và chiều là một đại lượng véctơ.
2. Nêu lại các bước cách biểu diễn lực?
- dùng một mũi tên có:
+ Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật.
+ Phương chiều là phương chiều của lực.
+ Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ xích cho trước.
II. BÀI TẬP :
Bài tập 1. Quan sát hình vẽ để nêu các yếu tố của lực?

Hướng dẫn:
+ Điểm đặt: điểm A
+ Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải
+ Cường độ. F= 50N, tỉ xích mỗi đoạn 10 N
Bài tập 2. Biểu diễn các véc tơ lực sau:
a) trọng lực của một vật có khối lượng 3kg ( tỉ xích 1cm ứng với 6N)
b) lực kéo 20000N có phương nằm ngang chiều từ phải sang trái ( tỉ xích 1cm ứng với 5000N )
Hướng dẫn:
a) m = 3kg, P =10.m = 10.3 = 30N

5


b)

6


Tuần: 7

Tiết: 7

LỰC CÂN BẰNG – QUÁN TÍNH
LUYỆN TẬP - CỦNG CỐ

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ.
- Thế nào là hai lực cân bằng?
+ Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt vào một vật , độ lớn bằng nhau, có cùng phương nhưng ngược
chiều .
- Vật đang chuyển động nếu chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ như thế nào ?
+ Dưới tác dụng của hai lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, một vật đang
chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều ( vận tốc không đổi ).
- Quán tính là gì?
+ Khi có lực tác dụng mọi vật không thể thay đổi vận tốc ngay được do có quán tính.
II. BÀI TẬP
1. Bài tập trắc nghiệm
1. Cặp lực nào sau đây tác dụng lên một vật làm vật đang đứng yên, tiếp tục đứng yên?
A. Hai lực cùng cường độ, cùng phương.
B. Hai lực cùng phương, ngược chiều.
C. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều.
D. Hai lực cùng cường độ, có phương cùng nằm trên một đường thẳng, ngược chiều.
Đáp án: D
2. Khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng
A. vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần.
B. vật đang chuyển động sẽ dừng lại.
C. vật đang chuyển động đều sẽ không còn chuyển động đều nữa.
D. vật đang đứng yên sẽ đứng yên, hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi.
Đáp án: D
3. Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái,
chứng tỏ xe
A. Đột ngột giảm vận tốc.
B. Đột ngột tăng vận tốc.

C. Đột ngột rẽ sang trái.
D. Đột ngột rẽ sang phải.
4. Nếu vật chịu tác dụng của các lực không cân bằng, thì các lực này không thể làm vật:
A. đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh lên.
B. đang chuyển động sẽ chuyển động chậm dần
C. đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
D. bị biến dạng.
Đáp án: C
5. Khi xe đạp, xe máy đang xuống dốc, muốn dừng lại một cách an toàn nên hãm phanh (thắng)
bánh nào?
A. Bánh trước
B. Bánh sau
C. Đồng thời cả hai bánh
D. Bánh trước hoặc bánh sau đều được.
Đáp án : D
2. Bài tập tự luận
7


Bài 1. Ta biết rằng lực tác dụng lên vật làm thay đổi vận tốc của vật. Khi tàu khởi hành, lực kéo đầu
máy làm tàu tăng dần vận tốc. Nhưng có những đoạn đường, mặc dù đầu máy vẫn chạy để kéo tàu
nhưng tàu không thay đổi vận tốc. Điều này có mâu thuẫn với nhận định trên không? Tại sao?
Hướng dẫn:
Có những đoạn đường, mặc dù đầu máy vẫn chạy để kéo tàu mà tàu vẫn không thay đổi vận tốc. Điều
này không hề mâu thuẩn với nhận định “Lực tác dụng làm thay đổi vận tốc” vì khi lực kéo của đầu
máy cân bằng với lực cản tác dụng lên đoàn tàu thì đoàn tàu sẽ không thay đổi vận tốc.
Bài 2. Đặt một chén nước trên góc một tờ giấy mỏng. Hãy tìm cách rút tờ giấy ra mà không làm dịch
chén. Giải thích cách làm đó.
Hướng dẫn: Trong trường hợp này chúng ta phải rút thật nhanh mảnh giấy thì ta thấy không làm dịch
chuyển giấy. Lí do chính là do lực quán tính của chén đã giữ chén ở một chỗ.

Bài 3. Một con Báo đang đuổi riết một con Linh Dương. Khi con Báo chuẩn bị vồ mồi thì Linh
Dương tạt sang một bên và thế là trốn thoát. Em hãy giải thích cơ sở khoa học của biện pháp thoát
hiểm này.
Hướng dẫn: Linh Dương thoát hiểm là do lực quán tính làm con Báo lao thẳng về phía trước trong
khi đó con Linh Dương đã chạy sang hướng khác nên không thể đuổi kịp con Linh Dương.
Bài 4. Vận dụng quán tính để giải thích một số hiện tượng sau:
a) Vì sao trong một số đồ chơi trẻ em như: Ô tô, xe lửa, máy bay không chạy bằng dây cót hay pin.
Trong đó chỉ có một bánh “đà” khối lượng lớn gắn với bánh xe bằng hệ thống bánh răng. Muốn xe
chuyển động chỉ cần xiết mạnh bánh xe xuống mặt sàn vài lần làm bánh “đà” quay rồi buông tay. Xe
chạy khá lâu và chỉ dừng khi bánh “đà” ngừng quay.
b) Vì sao các vận động viên nhảy dù, nhảy cao, nhảy xa lúc tiếp đất chân đều khụy xuống?
c) Vì sao ngồi trên máy bay lúc cất cánh hoặc hạ cánh, ngồi trên ô tô đang phóng nhanh phải thắt dây
an toàn.
d) Vì sao khi lưỡi cuốc, xẻng, đầu búa khi lỏng cán, người ta chỉ cần gõ mạnh đầu cán còn lại xuống
sàn?
Hướng dẫn:
a) Trong trường hợp này ta cung cấp lực cho bánh đà quay thật nhanh rồi buông tay ra thì xe chạy là
nhờ lực quán tính của bánh đà.
b) Chân khụy xuống để làm giảm lực quán tính của trọng lượng của cơ thể.
c) Nếu không thắt dây an toàn thì do lực quán tính của hành khách làm cho hành khách mất thăng
bằng.
d) Đó là cách sử dụng lực quán tính của lưỡi cuốc, xẻng,…khi ta gõ mạnh xuống thì bất ngờ cán
dừng chuyển động trong khi đó lực quán tính làm cho lưỡi cuốc, xẻng vẫn tiếp tục chuyển động
xuống.

8


Tuần: 8


Tiết: 8
LỰC MA SÁT
LUYỆN TẬP - CỦNG CỐ

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ.
1. Nêu đặc điểm của các loại lực ma sát?
- Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt một vậtkhác.
- Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác.
- Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật chịu tác dụng của lực khác.
2. Lực ma sát có phương và chiều như thế nào so với chiều chuyển động của vật ?
- Cùng phương nhưng ngược với chiều chuyển động của vật
3. Cường độ của lực ma sát nghỉ phụ thuộc gì ?
- Trọng lượng vật.
4. Lực ma sát có lợi hay có hại?
- Lực ma sát có thể có lợi hoặc có hại.
+ có lợi thì cần làm tăng lực ma sát bằng cách tăng độ nhám của bề mặt tiếp xúc.
+ Có hại thì cần làm giảm lực ma sát bằng cách tăng độ nhẵn của bề mặt tiếp xúc.
II. BÀI TẬP
1. Bài tập trắc nghiệm
1. Trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?
A. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường.
B. Lực xuất hiện khi làm mòn đế giày.
C. Lực xuất hiện khi lò xò bị nén hay bị dãn.
D. Lực xuất hiện giữa dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động.
Đáp án: C
2. Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát?
A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.
B. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.
C. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.
D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.

Đáp án: C
3. Câu nào sau đây nói về lực ma sát là đúng?
A. Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật.
B. Khi vật chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.
C. Khi một vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.
D. Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này lên mặt vật kia.
Đáp án: D
4. Chọn đáp án đúng. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi
A. quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng.
B. ô tô đang chuyển động, đột ngột hãm phanh.
C. quả bóng bàn đặt trên mặt nằm ngang nhẵn bong. D. xe đạp đang xuống dốc.
Đáp án: A
5. Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật để truyền cho nó một vận tốc.
Vật sau đó chuyển động chậm dần vì:
A. trọng lực
B. quán tính
C. lực búng của tay
D. lực ma sát
Đáp án: D
6. Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào sau đây?
9


A. Ma sát giữa các viên bi với ổ trục xe đạp, xe máy.
B. Ma sát giữa cốc nước đặt trên mặt bàn với mặt bàn.
C. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe đang chuyển động.
D. Ma sát giữa má phanh với vành xe.
Đáp án: D
7. Một vật đang nằm yên trên mặt phẳng nằm ngang khi tác dụng lên vật với một lực có
phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ 2N thì vật vẫn nằm yên. Lực ma sát

nghỉ tác dụng lên vật khi đó có:
A. phương nằm ngang, hướng từ phải sang trái, cường độ 2N
B. phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ 2N
C. phương nằm ngang, hướng từ phải sang trái, cường độ lớn hơn 2N
D. phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ lớn hơn 2N
Đáp án: C
8. Đặt vật trên một mặt bàn nằm ngang, móc lực kế vào vật kéo sao cho lực kế luôn luôn song
song với mặt bàn và vật trượt nhanh dần. Số chỉ của lực kế khi đó:
A. bằng cường độ lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật.
B. bằng cường độ lực ma sát trượt tác dụng lên vật.
C. lớn hơn cường độ lực ma sát trượt tác dụng lên vật.
D. nhỏ hơn cường độ lực ma sát trượt tác dụng lên vật.
Đáp án: C
2. Bài tập tự luận
Bài 1. Một ô tô chuyển động thẳng đều khi lực kéo của động cơ ô tô là 800N.
a) Tính độ lớn của lực ma sát tác dụng lên các bánh xe ô tô (bỏ qua lực cản của không khí)
b) Khi lực kéo của ô tô tăng lên thì ô tô sẽ chuyển động như thế nào nếu coi lực ma sát là không thay
đổi.
c) Khi lực kéo của ô tô giảm đi thì ô tô sẽ chuyển động như thế nào nếu coi lực ma sát là không thay
đổi?
Hướng dẫn:
a) Ô tô chuyển động thẳng đều khi lực kéo cân bằng với lực ma sát.
Vậy lực ma sát: Fms = Fk = 800N.
b) Lực kéo tăng: Fk > Fms thì ô tô chuyển động nhanh dần.
c) Lực kéo giảm: Fk < Fms thì ô tô chuyển động chậm dần.
Bài 2. Một đầu tàu khi khởi động cần một lực kéo 10000N, nhưng khi đã chuyển động thẳng đều trên
đường sắt thì chỉ cần một lực 5000N
a) Tìm độ lớn của lực ma sát khi bánh xe lăn đều trên đường sắt. Biết đầu tàu có khối lượng 10 tấn.
Hỏi lực ma sát này có độ lớn bằng bao nhiêu phần của trọng lượng của đầu tàu?
b) Đoàn tàu khi khởi hành chịu tác dụng của những lực gì? Tính độ lớn của lực làm cho đầu tàu chạy

nhanh dần lên khi khởi hành.
Hướng dẫn:
a) Khi bánh xe lăn đều trên đường sắt thì lực kéo cân bằng với lực cản: Fk = Fc = 5000N.
So với trọng lượng đầu tàu , lực ma sát bằng :

5000
= 0, 05 lần.
100000

Đoàn tàu khi khởi hành chịu tác dụng của hai lực cân bằng : Lực phát động và lực cản.
b) Độ lớn của lực làm tàu chạy nhanh dần khi khởi hành bằng :
Fk – Fms = 10000 - 5000 = 5000N.
10


Tuần: 10

Tiết: 10
ÁP SUẤT. LUYỆN TẬP - CỦNG CỐ

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ.
1. Áp lực là gì?
- Áp lực: là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
2. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào yếu tố nào ?
- Tác dụng của áp lực càng lớn khi độ lớn của áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ.
3. Áp suất là gì? công thức tính áp suất? đơn vị của áp suất?
- Áp suất : Là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
Công thức : p =

F

S

4. Nêu biện pháp tăng, giảm áp suất trong đời sống và trong kỹ thuật? lấy ví dụ cụ thể?
- Cách tăng và giảm áp suất :
Với cùng một áp lực: + Tăng P : giảm S
+ Giảm P : tăng S
II. BÀI TẬP
1. Bài tập trắc nghiệm
1. Trường hợp nào sau đây áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất?
A. Người đứng cả hai chân.
B. Người đứng co một chân.
C. Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập xuống.
D. Người đứng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ.
Đáp án: D
2. Trong các cách tăng, giảm áp suất sau đây, cách nào là không đúng?
A. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.
B. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép.
C. Muốn giảm áp suất thì phải giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.
D. Muốn giảm áp suất thì phải giữ nguyên áp lực, tăng diện tích bị ép.
Đáp án: B
3. So sánh áp suất và áp lực nào sau đây là đúng?
A. Áp suất và áp lực cùng đơn vị đo
B. Áp lực là lực ép vuông góc với mặt bị ép, áp suất là lực ép không vuông góc với mặt bị ép
C. Áp suất có số đo bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích
D. Giữa áp suất và áp lực không có mối quan hệ nào.
Đáp án: C
4. Một áp lực 600N gây áp suất 3000N/m2 lên diện tích bị ép có độ lớn
A. 2000cm2
B. 200 cm2
C.20 cm2

D. 0,2 cm2
Đáp án: A
5. Hai người có khối lượng lần lượt là m 1 và m2. Người thứ nhất đứng trên tấm ván diện tích S 1,
người thứ hai đứng trên tấm ván diện tích S 2. Nếu m2 = 1,2m1 và S1 = 1,2S2, thì khi so sánh áp
suất hai người tác dụng lên mặt đất, ta có
A. p1 = p2
B. p1 = 1,2p2
C. p2 = 1,44p1
D. p2 = 1,2p1
11


Đáp án: A
6. Khi xe máy đang chuyển động thẳng đều trên mặt đường nằm ngang thì áp lực do xe tác
dụng lên mặt đất có độ lớn bằng:
A. trọng lượng của xe và người đi xe.
B. lực kéo của động cơ xe máy
C. lực cản của mặt đường tác dụng lên xe.
D. không
Đáp án: A
7. Áp lực của một vật đứng yên trên mặt phẳng nghiêng tác dụng lên mặt phẳng này có cường
độ:
A. bằng trọng lượng của vật.
B. nhỏ hơn trọng lượng của vật
C. bằng lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng.
D. lớn hơn trọng lượng của vật.
Đáp án: B
2. Bài tập tự luận
1. Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.10 4 N/m2. Diện tích của bàn chân tiếp xúc với mặt
bàn là 0,03m2 . Hỏi trọng lượng và khối lượng của người đó?

Hướng dẫn:
Trọng lượng của người là áp lực :
F
→ F = P.S = 17000 . 0.003 = 510 (N)
S
P 510
= 51 (kg)
Khối lượng của người là : m = =
10 10

Từ công thức : P =

2. Đặt 1 bao gạo 60kg lên một cái ghế bốn chân có khối lượng 4kg. Diện tiếp xúc với mặt đất của
mỗi chân ghế là 8cm2 . Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất.
Hướng dẫn:
Áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất : p =

P 60.10 + 4.10
=
= 200000( N / m 2 )
s
4.0, 0008

3. Tại sao khi trời mưa, đường đất mềm lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt trên đường để
người hoặc xe đi?
Hướng dẫn: Dùng tấm ván đặt trên đường để tăng diện tích tiếp xúc của chân nên làm giảm áp suất
trên mặt đường. Nhờ vậy mà ta đi trên đường lầy lội dễ dàng hơn.
4. Tại sao mũi kim thì nhọn còn chân ghế thì không nhọn?
Hướng dẫn: mũi kim càng nhọn càng tốt vì chúng ta cần sử dụng một lực nhỏ là có thể xuyên mũi
kim qua vải dễ dàng (diện tích tiếp xúc càng nhỏ thì áp suất càng lớn). Ghế ngồi thì ta không muốn

chân xuyên sâu vào nền mà chỉ muốn nó đứng vững chính vì thế mà chân ghế người ta không làm
nhọn.

12


Tuần: 11

Tiết: 11
ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU
LUYỆN TẬP - CỦNG CỐ

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ.
1. Viết công thức tính áp suất chất lỏng và giải thích các ký hiệu trong công thức?
- Công thức tính áp suất chất lỏng :
P = d.h
2. Nêu nguyên tắc của bình thông nhau?
+ Nếu bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực mặt thoáng ở các nhánh luôn bằng
nhau.
+ Nếu bình thông chứa hai chất lỏng không hoà tan thì chất lỏng nào có trọng lượng riêng lớn hơn sẽ
ở tren mặt phân cách, chất lỏng có trọng lượng riêng nhỏ hơn sẽ dưới mặt phân cách.
II. BÀI TẬP
1. Bài tập trắc nghiệm
1. Câu nào sau đây nói về áp suất chất lỏng là đúng?
A. Chất lỏng chỉ gây áp suất theo phương thẳng đứng từ trên xuống
B. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
C. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương
D. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào chiều cao của chất lỏng.
Đáp án: C
2. Một ống thủy tinh hình trụ đựng chất lỏng đang được đặt thẳng đứng. Nếu nghiêng ống đi

sao cho chất lỏng không chảy ra khỏi ống, thì áp suất chất lỏng gây ra ở đáy bình
A. tăng
B. giảm
C. không đổi
D. bằng không
Đáp án: B
3. Hai bình có tiết diện bằng nhau. Bình thứ nhất chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d 1, chiều
cao h1 ; bình thứ hai chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d 2 = 1,5d1, chiều cao h2 = 0,6h1.
Nếu gọi áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1 là p1, lên đáy bình hai là p2 thì
A. p2 = 3p1
B. p2 = 0.9p1
C. p2 = 9p1
D. p2 = 0,4p1
Đáp án: B
4. Hai bình A, B thông nhau. Bình A đựng dầu, bình B đựng nước tới cùng một độ cao (H.8.2).
Khi mở khóa K, nước và dầu có chảy từ bình này sang bình kia không?

13


A. Không, vì độ cao của cột chất lỏng ở hai bình bằng nhau.
B. Dầu chảy sang nước vì lượng dầu nhiều hơn.
C. Dầu chảy sang nước vì dầu nhẹ hơn.
D. Nước chảy sang dầu vì áp suất cột nước lớn hơn áp suất cột dầu do trọng lượng riêng của nước lớn
hơn dầu.
Đáp án: D
2. Bài tập tự luận
Bài tập 1. Tại sao khi lặn ta luôn cảm thấy tức ngực và càng lặn sâu thì cảm giác tức ngực càng tăng?
Hướng dẫn: Do áp suất chất lỏng phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và chiều cao của
mực chất lỏng so với mặt thoáng chất lỏng. Nếu chúng ta lặn càng sâu thì áp suất chất lỏng càng lớn

nên gây tức ngực cho người lặn.
Bài tập 2. Hãy so sánh áp suất tại 5 điểm A, B, C, D, E trong một bình đựng chất lỏng vẽ ở hình 8.3.

Hướng dẫn: pA > pD > pC > pB > pE trong đó: pC = pB
Bài tập 3. Một cái bình có lỗ nhỏ O ở thành bên và đáy là một pittông A (H.8.4). Người ta đổ nước
tới miệng bình. Có một tia nước phun ra từ O.

a) Khi mực nước hạ dần từ miệng bình đến điểm O thì hình dạng của tia nước thay đổi như thế nào?
b) Người ta kéo pittông tới vị trí A’ rồi lại đổ nước cho tới miệng bình. Tia nước phun ra từ O có gì
thay đổi không? Vì sao?
Hướng dẫn:
a. Tia nước sẽ giảm dần việc phun tia nước ra xa.
b. Kết quả không thay đổi.

14


Tuần: 12

Tiết: 12
ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
LUYỆN TẬP - CỦNG CỐ

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Giải thích sự tồn tại của áp suất khí quyển ?
+ Do không khí có trọng lượng nên gây ra áp suất .
+ Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương.
2. Vì sao không tính áp suất khí quyển trực tiếp bằng công thức p =d.h ?
+ Ở cùng một nơi, càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.
II. BÀI TẬP

1. Bài tập trắc nghiệm
1. Càng lên cao, áp suất khí quyển:
A. càng tăng
B. càng giảm
C. không thay đổi
D. Có thể tăng và cũng có thể giảm.
Đáp án: B
2. Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?
A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ.
B. Săm ruột xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ.
C. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng.
D. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên.
Đáp án: C
3. Trong trường hợp nào sau đây không phải do áp suất khí quyển gây ra?
A. Uống sữa tươi trong hộp bằng ống hút.
B. Thủy ngân dâng lên trong ống Tô-ri-xe-li.
C. Khi được bơm, lốp xe căng lên.
D. Khi bị xì hơi, bóng bay bé lại.
Đáp án: C
4. Vì sao càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm?
A. Chỉ vì bề dày của khí quyển tính từ điểm đo áp suất càng giảm.
B. Chỉ vì mật độ khí quyển càng giảm.
C. Chỉ vì lực hút của Trái Đất lên các phân tử không khí càng giảm.
D. Vì cả ba lí do kể trên.
Đáp án: D
2. Bài tập tự luận
Bài tập 1. Tại sao nắp ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ?
Hướng dẫn: Để rót nước dễ dàng. Vì có lỗ thủng trên nắp nên khí trong ấm thông với khí quyển, áp
suất khí trong ấm cộng với áp suất nước trong ấm lớn hơn áp suất khí quyển, bởi vậy làm nước chảy
từ trong ấm ra dễ dàng.

Bài tập 2. Một căn phòng rộng 4m, dài 6m, cao 3m.
15


a) Tính khối lượng của không khí chứa trong phòng. Biết khối lượng riêng của không khí là
1,29kg/m3.
b) Tính trọng lượng của không khí trong phòng.
Hướng dẫn: Thể tích phòng V=4.6.3=72 m3
a. Khối lượng khí trong phòng: m=D.V=72.1,29=92,88 kg.
b. Trọng lượng của không khí trong phòng là: P=m.10=92,88.10=928,8 N
Bài tập 3. Vì sao nhà du hành vũ trụ khi đi ra khoảng không vũ trụ phải mặc một bộ áo giáp.
Hướng dẫn: Trong cơ thể của con người, và cả trong máu của người đều có không khí. Áp suất của
không khí bên trong con người bằng áp suất khí quyển. Con người sống trong sự cân bằng giữa áp
suất bên trong và bên ngoài cơ thể.
Khi con người từ tàu vũ trụ bước ra khoảng không, áp suất từ bên ngoài tác dụng lên cơ thể là rất
nhỏ, có thể xấp xỉ bằng 0. Con người không thể chịu được sự phá vở cân bằng áp suất như vậy và sẽ
chết.
Áo giáp của nhà du hành vũ trụ có tác dụng giữ cho áp suất bên trong áo giáp có độ lớn xấp xỉ bằng
áp suất khí quyển bình thường trên mặt đất.

16


Tuần: 13

Tiết: 13
LỰC ĐẨY ACSIMET
LUYỆN TẬP - CỦNG CỐ

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Nêu đặc điểm của lực đẩy Ac si met ? (phương, chiều, cường độ)
+ Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên trên theo
phương thẳng đứng và có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
2. Công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác si met ? Đơn vị của các đại lượng có trong công thức ?
+ Công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác si met :
FA = d. V
d : Trọng lượng riêng của chất lỏng.
V: Thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
* Hoặc: FA = P – F
P: Trọng lượng của vật khi đặt trong không khí.
F: Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật khi vật nhúng trong chất lỏng.
II. BÀI TẬP
1. Bài tập trắc nghiệm
1. Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào
A. trọng lượng riêng của chất lỏng và của vật
B. trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
C. trọng lượng riêng và thể tích của vật
D. trọng lượng của vật và thể tích của sản phẩm lỏng bị vật chiếm chỗ.
Đáp án: B
2. Lực đẩy Ác-si-mét có thể tác dụng lên vật nào dưới đây?
A. Vật chìm hoàn toàn trong chất lỏng.
B. Vật lơ lửng trong chất lỏng
C. Vật trên trên vật chất lỏng
D. Cả ba trường hợp trên
Đáp án: D
3. Thả một viên bi sắt vào một cốc nước. Viên bi càng xuống sâu thì:
A. lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó càng tăng, áp suất nước tác dụng lên nó càng tăng.
B. lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó càng giảm, áp suất nước tác dụng lên nó càng tăng.
C. lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó không đổi, áp suất nước tác dụng lên nó càng tăng.
D. lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó không đổi, áp suất nước tác dụng lên nó không đổi.

Đáp án: C
4. Điều kiện để một vật đặc, không thấm nước, chỉ chìm một phần trong nước là
A. trọng lượng riêng của vật bằng trong lượng riêng của nước
B. trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trong lượng riêng của nước
C. lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn trọng lượng của vật
D. lực đẩy Ác-si-mét nhỏ hơn trọng lượng của vật
Đáp án: A
2. Bài tập tự luận
17


Bài tập 1. Ba vật làm bằng ba chất khác nhau là đồng, sắt, nhôm, có khối lượng bằng nhau. Khi
nhúng chúng ngập vào trong nước thì lực đẩy của nước tác dụng vào vật nào là lớn nhất, bé nhất?
Hướng dẫn: Ba vật làm bằng ba chất khác nhau: đồng, sắt, nhôm. Khối lượng riêng của chúng khác
nhau: Dđồng > Dsắt > Dnhôm.
Vì khối lượng của ba vật bằng nhau nên vật nào có khối lượng riêng lớn hơn thì thể tích nhỏ
(V=m/D).
Vậy: Vđồng < Vsắt < Vnhôm , do đó lực đẩy của nước tác dụng vào vật làm bằng nhôm là lớn nhất và lực
đẩy của nước tác dụng vào vật làm bằng đồng là bé nhất.
Bài tập 2. Ba vật làm bằng ba chất khác nhau sắt, nhôm, sứ, có hình dạng khác nhau nhưng thể tích
bằng nhau. Khi nhúng chúng ngâp vào trong nước thì lực đẩy của nước tác dụng vào ba vật có khác
nhau không? Tại sao?
Hướng dẫn: Ta đã biết lực đẩy Ác-si-mét có độ lớn bằng trọng lượng của khối chất lỏng bị vật
chiếm chỗ. Như vậy, lực đẩy này không phụ thuộc vào vật nhúng trong chất lỏng là chất gì, hình
dạng thế nào mà chỉ phụ thuộc vào thể tích của vật đó mà thôi. Ba vật làm từ ba chất khác nhau sắt,
đồng và sứ có cùng thể tích nhúng ngập vào trong nước thì lực đẩy của nước tác dụng vào ba vật là
bằng nhau.
Bài tập 3. Thể tích của một niếng sắt là 2dm3. Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng sắt khi nó
được nhúng chìm trong nước, trong rượu. Nếu miếng sắt được nhúng ở độ sâu khác nhau, thì lực đầy
Ác-si-mét có thay đổi không? Tại sao?

Hướng dẫn: Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng sắt khi miếng sắt được nhúng chìm trong nước
là: FAnước= dnước.Vsắt = 10000.0,002 = 20N.
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng sắt khi miếng sắt được nhúng chìm trong rượu là:
FArượu = drượu.Vsắt = 8000.0,002 = 16N.
Lực đẩy Ác-si-mét không thay đổi khi nhúng vật ở những độ sâu khác nhau, vì lực đẩy Ác-si-mét chỉ
phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Bài tập 4. Một thỏi nhôm và một thỏi đồng có trọng lượng như nhau. Treo các thỏi nhôm và đồng
vào hai phía của một cân treo. Để cân bằng rồi nhúng ngập cả hai thỏi đồng thời vào hai bình đựng
nước. Cân bây giờ còn thăng bằng không? Tại sao?
Hướng dẫn: Cân không thăng bằng. Lực đẩy của nước tác dụng vào hai thỏi tính theo công thức:
FA1 = dV1; FA2 = dV2 (d là trọng lượng riêng của nước; V1 là thể tích của thỏi nhôm; V2 là thể tích của
thỏi đồng). Vì trọng lượng riêng của đồng lớn hơn nhôm nên V1 > V2, do đó FA1 > FA2.

18


Tuần: 16

Tiết: 16
SỰ NỔI. LUYỆN TẬP - CỦNG CỐ

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Một vật nhúng trong chất lỏng chịu tác dụng của những lực nào? Khi nào vật nổi, chìm, lơ lửng
trong chất lỏng?
Một vật nhúng trong chất lỏng chịu tác dụng của hai lực cùng phương nhưng ngược chiều : Trọng lực
P và lực đẩy Ac si met FA
+ Vật nổi lên khi : P < FA ( dv < dl )
+ Vật lơ lửng khi : P = FA ( dv = dl )
+ Vật chìm xuống khi : P > FA ( dv > dl )
2. Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ac si met được tính như thế nào?

Công thức tính lực đẩy Ac si met khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng: FA = d . V
V: thể tích phần vật chìm trong chất lỏng .
* Hoặc khi vật nổi ( cân bằng ) trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ac si met được tính bằng giá trị trọng
lượng của vật đó.
II. BÀI TẬP
1. Bài tập trắc nghiệm
1. Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét có cường độ.
A. bằng trọng lượng của phần vật chìm trong nước.
B. bằng trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ.
C. bằng trọng lượng của vật .
D. bằng trọng lượng riêng của nước nhân với thể tích của vật.
Đáp án: B
2. Nếu thả một chiếc nhẫn đặc bằng bạc (Ag) vào thủy ngân (Hg) thì
A. nhẫn chìm vì dAg < dHg
B. nhẫn nổi vì dAg < dHg
C. nhẫn chìm vì dAg < dHg
D. nhẫn nổi vì dAg < dHg
3. Thả một vật đặc có trọng lượng riêng dv, vào một bình đựng chất lỏng có trọng lượng riêng
là dl thì
A. vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nổi lên lơ lửng trong chất lỏng khi dV > dl
B. vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nổi lên một phần mặt chất lỏng khi dV = dl
C. vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nằm im tại đáy khi dV > dl
D. vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nổi lên một nửa trên mặt chất lỏng khi dV = 2dl
Đáp án: C
4. Hai vật 1 và 2 có cùng thể tích được thả vào một bình đựng nước. Vật 1 chìm xuống đáy
bình, vật 2 lơ lửng trong nước. Nếu gọi P1 là trọng lượng của vật 1, F1 là lực đẩy Ác-si-mét tác
dụng lên vật 1; P2 là trọng lượng của vật 2, F2 là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật 2 thì
A. F1 = F2 và P1 > P2
B. F1 > F2 và P1 > P2
C. F1 = F2 và P1 = P2

D. F1 < F2 và P1 > P2
Đáp án: A
19


2. Bài tập tự luận
Bài tập 1. Tại sao một lá thiếc mỏng, vo tròn lại rồi thả xuống nước thì chìm, còn gấp thành thuyền
thả xuống nước lại nổi?
Hướng dẫn: Lá thiếc mỏng được vo tròn lại, thả xuống nước thì chìm, vì trọng lượng riêng của lá
thiếc lúc đó lớn hơn trọng lượng của nước.
Lá thiếc đó được gấp thành thuyền, thả xuống nước lại nổi, vì trọng lượng riêng trung bình của
thuyền nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước (thể tích của thuyền lớn hơn rất nhiều lần thể tích của lá
thiếc vo tròn nên trọng lượng riêng trung bình của thuyền nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước).
Bài tập 2. Một chiếc sà lan có dạng hình hộp dài 4m, rộng 2m. Xác định trọng lượng của sà lan biết
sà lan ngập sâu trong nước 0,5m. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
Hướng dẫn: Trọng lượng của sà lan có độ lớn bằng độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên sà
lan. P=FA=dV=10000.4.2.0,5=40000N.
Bài tập 3. Một vật có trọng lượng riêng là 26000N/m3. Treo vật vào một lực kế rồi nhúng vật nhập
vào trong nước thì lực kế chỉ 150N. Hỏi nếu treo vật ở ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu? Cho
biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3 .
Hướng dẫn: Ta có d=26000N/m3, Pn=150N, dn=10000N/m3. Tính P=?
Nhúng chìm vật trong nước, vật chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét nên vật nhẹ hơn ngoài không
khí. Vì lực đẩy Ác-si-mét chính là hiệu số giữa trọng lượng của vật ở ngoài không khí với trọng
lượng của vật ở trong nước nên: FA=P-Pn
Trong đó FA là lực đẩy Ác-si-mét, P là trọng lượng của vật ở trong không khí, P nlà trọng lượng của
vật ở trong nước.
Hay dnV=dV-Pn. Ở đây V là thể tích của vật, dn là trọng lượng riêng của nước, d là trọng lượng riêng
của vật.
Suy ra: dV-PnV=Pn ↔ V(d-dn)=Pn ↔V=Pn/(d-dn).
Vậy ở ngoài không khí vật nặng : P=V.d=(Pn.d)/(d-dn)=243,75 N


20


Tuần: 17

Tiết: 17
ÔN TẬP

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Chuyển động cơ học là gì ?
Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật so với một vật khác được chọn làm mốc.
2. Vận tốc là gì ? Công thức và đơn vị vận tốc ?
Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh, chậm của chuyển động.
+Công thức : v =

S
t

+ Đơn vị : m/s và km/h .
3. Vì sao nói lực là một đại lượng véc tơ ? Cách biểu diễn véc tơ lực ?
Lực là một đại lượng véc tơ được biểu diễn bằng một mũi tên có :
+ Gốc là điểm đặt của lực.
+ Phương , chiều là phương, chiều của lực.
+ Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.
4. Thế nào là hai lực cân bằng ? Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động và một
vật đang đứng yên ?
- Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt vào một vật , có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng
một đường thẳng, chiều ngược nhau .
Dưới tác dụng của hai lực cân bằng một vạt đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động

sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều .
5. Nêu đặc điểm của các loại lực ma sát ?
6. Áp lực là gì ?
Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
7. Áp suất là gì ? Công thức và đơn vị áp suất ?
+Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị điện tích bị ép .
Công thức : p =

F
S

Đơn vị : N/m2
8. Áp suất của chất lỏng khác áp suất chất rắn ở điểm nào ? Công thức tính áp suất chất lỏng ?
+ Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình , thành bình và các vật trong lòng nó.
Công thức tính áp suất chất lỏng : p = d.h
9. Nêu đặc điểm và công thức tính lực đẩy ác si mét ?
- Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên theo phương
thẳng đứng và có độ lớn bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
FA = d . V
10. Điều kiện để vật nổi , chìm , lơ lửng trong chất lỏng ?
Điều kiện để vật nổi, chìm, lơ lửng trong chất lỏng :
+ Vật nổi lên khi : FA > P
+ Vật lơ lửng khi : FA = P
+ Vật chìm xuống khi : FA < P
II. BÀI TẬP CƠ BẢN
Bài 1 : Vận tốc di chuyển của một cơn bão là 4,2 m/s.
21


a) Trong một ngày đêm bão di chuyển được bao nhiêu km ?

b) Vận tốc gió xoáy ở vùng tâm bão đó là 90 km/h. Vận tốc nào lớn hơn ?
Bài 2 : Treo vật vào một lực kế thấy lực kế chỉ 30N .
a) Hãy phân tích các lực tác dụng vào vật. Nêu rõ điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của các lực đó.
b) Khối lượng của vật là bao nhiêu ?
Bài 3 : Một bình hoa có khối lượng 2 kg đặt trên bàn . Biết đáy là một mặt hình vuông cạnh 5 cm.
Tính áp suất của bình lên mặt bàn ?
Gợi ý :
+ Tìm áp lực của bình hoa lên bàn.
+ Tìm diện tích mặt bị ép .
+ Tính áp suất .
Bài 4 : Chiều cao tính từ đáy đến miệng ống nhỏ là 110 cm. Trong ống đựng thuỷ ngân , mặt thuỷ
ngân cách miệng ống 102 cm .
a) Tính áp suất của thuỷ ngân lên đáy ống .
b) Có thể tạo áp suất như vậy ở đáy ống đó được không nếu bỏ thuỷ ngân trong ống đi và đổ rượu
vào ống ?
Biết trọng lượng riêng của thuỷ ngân và rượu lần lượt là 136000N/m3 và 8000N/m3
Gợi ý:
+ Tìm độ cao của cột thuỷ ngân .
+ Khi đổ rượu vào ống thì áp suất của cột rượu bằng áp suất của cột thuỷ ngân.Tìm độ cao của cột
rượu .
+ So sánh hai áp suất , rút ra kết luận .
Bài 5: Biểu diễn các véc tơ lực sau :
a) Trọng lực của vật là 1500N
b) Lực kéo của một sà lan là 20000N theo phương ngang , chiều từ trái sang phải.
Bài 6: dùng tay ấn một lực 40N vào chiếc đinh . diện tích của mũ đinh là 0,5cm2, của đầu đinh là 0,1
mm2 .Tính áp suất tác dụng lên mũ đinh và của đầu đinh tác dụng lên tường ?
Đ/S : 800000 N/m2
400000000 N/m2
Bài 7: Một thợ lặn lặn ở độ sâu 70 m dưới biển.
a) Tính áp suất ở độ sâu ấy ?

b) Áp lực của nước tác dụng lên cửa chiếu sáng của áo lặn có diện tích 0,02m 2 .Biết trọng lượng riêng
của nước biển là 10300N/m3
Đ/S : a) 721000N/m2
b) 14420N
Bài 8: Treo một vật vào lực kế, lực kế chỉ 10N, nếu nhúng vật chìm trong nước thì lực kế chỉ 6N.
a) Hãy xác định lực đâye Ác si mét tác dụng lên vật ?
b) Thả sao cho chỉ có ½ vật chìm trong nước thì số chỉ của lực kế là bao nhiêu ?
Bài 9: Một miếng kim loại có trọng lượng 6,2N, nhúng vào nước thì chỉ lực kế chỉ 4,8N.
a) Tính lực đẩy của nước tác dụng lên miếng kim loại.
b) Tính thể tích miếng kim loại này biết trọng lượng riêng của nước là 10000M/m 3.

22


Tuần: 20

Tiết: 19
CÔNG CƠ HỌC
LUYỆN TẬP – CỦNG CỐ

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Điều kiện để có công cơ học ?
- Có lực tác dụng vào vật.
- Vật dịch chuyển theo phương của lực tác dụng.
2. Công thức tính công và đơn vị của các đại lượng trong công thức?
- Công thức tính công : A = F.S
- Khi vật dịch chuyển theo phương vuông góc với lực tác dụng thì công của lực dó bằng không.
3. Đơn vị của công là gì ?
Đơn vị của công : Jun ( J )
1 J = 1N.m

1kJ= 1000J
II. BÀI TẬP
1. Bài tập trắc nghiệm
1. Một nhóm học sinh đẩy một xe chở đất đi từ A đến B trên một đoạn đường bằng phẳng nằm
ngang. Tới B đổ hết đất trên xe xuống rồi lại đẩy xe không theo đường cũ về A. So sánh công
sinh ra ở lượt đi và lượt về.
A. Công ở lượt đi bằng công ở lượt về vì đoạn đường đi được như nhau
B. Công ở lượt đi lớn hơn vì lực kéo ở lượt đi lớn hơn lực kéo ở lượt về
C. Công ở lực về lớn hơn vì xe không thì đi nhanh hơn
D. Công ở lượt đi nhỏ hơn vì kéo xe nặng thì đi chậm hơn.
Đáp án: B
2. Trường hợp nào dưới đây có công cơ học?
A. Một quả bưởi rơi từ cành cây xuống
B. Một lực sĩ cử tạ đang đứng yên ở tư thể đỡ quả tạ
C. Một vật sau khi trượt xuống hết một mặt phẳng nghiêng, trượt đều trên mặt bàn nhẵn nằm ngang
coi như không có ma sát
D. Hành khách đang ra sức đẩy một xe khách bị chết máy, nhưng xe vẫn không chuyển động được.
Đáp án: A, C
3. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Jun là công của một lực làm vật chuyển dịch được 1m
B. Jun là công của lực làm dịch chuyển dịch một vật có khối lượng là 1kg một đoạn đường 1m
C. Jun là công của lực 1N làm dịch chuyển một vật một đoạn 1m
D. Jun là công của lực 1N làm dịch chuyển một vật một đoạn 1m theo phương của lực.
Đáp án: D
4. Một vật trọng lượng 2N trượt trên một bằng bàn nằm ngang được 0,5m. Công của lực là:
A. 1J
B. 0J
C. 2J
D. 0,5J
Đáp án: A

23


2. Bài tập tự luận
Bài tập 1. Một hòn bi sắt lăn trên mặt bàn nhẵn nằm ngang. Nếu coi như không có ma sát và lực cản
của không khí thì có công nào được thực hiện không?
Hướng dẫn: Không có công nào thực hiện, vì theo phương chuyển động của hòn bi không có lực nào
tác dụng. Tác dụng vào hòn bi lúc này có hai lực. lực hút của Trái đất và phản lực của mặt bàn lên
hòn bi. Hai lực này cân bằng nhau và đều vuông góc với phương chuyển động.
Bài tập 2. Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng khối lượng 2500kg lên độ cao 12m.
Tính công thực hiện được trong trường hợp này.
Hướng dẫn: Thùng hàng có khối lượng là 2500 kg nên có trọng lượng là P = 25000N. Công thực
hiện khi nâng thùng hàng lên độ cao 12m là:
A = 25000.12 = 300000J = 300kJ
Bài tập 3. Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo là 600N. Trong 5 phút công thực hiện
được là 360kJ. Tính vận tốc của xe.
Hướng dẫn: Quãng đường xe đi được do lực kéo của con ngựa
S = A/F = 360000/600 = 600m.
Vận tốc chuyển động của xe là: v = s/t = 600/300 = 2m/s.
Bài tập 4. Tính công của lực nâng một búa máy có khối lượng là 20 tấn lên cao 120m.
Bài tập 5. Một người chèo thuyền ngược dòng sông, do nước chảy xiết nên thuyền không đi tới phía
trước được. Trong trường hợp này người ấy có thực hiện được công cơ học không ?
Bài tập 6. Một thang máy có khối lượng 700kg được kéo chuyển động đều lên cao với vận tốc
3m/s.Tính công của lực kéo trong thời gian 10 giay.

24


Bài tập : ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG.
I. MỤC TIÊU :

+ Củng có định luật về công dưới dang. : được lợi bao nhiiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về
đường đi.
+ Vận dụng định luật để giải các bài tập về mặt phẳng nghiêng và ròng rọc động.
II. NỘI DUNG.
HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN
? Phát biểu định luật về công .
GV thông báo khái niệm hiệu suất và giải
thích Ai, A trong công thức.

GV gợi ý từng bước để HS giải bài 14.2.
Bài 14.2 .Cho biết :
h= 5m
S = 40m
Fms = 20N
m = 60 kg
A= ?
? Công có ích là công nào ? CT tính ?
? Công hao phí là công nào ? CT tính ?
? Công do người sinh ra là công gì ? tính như
thế nào ?

KIẾN THỨC
I. Kiến thức cần nhớ.
+ Định luật về công : Không một máy cơ
đơn giản nào cho ta lợi về công. Nếu đươc
lợi bao nhiêu lần về lực thì lại thiệt bấy
nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
+ Hiệu suất của các máy cơ đơn giản :
Khi không bỏ qua ma sát thì :
- Công nâng vật lên là công có ích : A1

- Công để thắng lực ma sát (để nâng các bộ
phận của máy) là công hao phí : Ahp
- Công thực hiện để nâng vật và thắng ma
sát là công toàn phần : A = A1 + Ahp
Hiệu suất :

GV nhắc lại cho học sinh kiến thức về đòn
bẩy .
+ Điểm tựa của đòn bẩy.
+ Các cánh tay đòn của đòn bẩy.
+ Điều kiện cân bằng của đòn bẩy .

II. Bài tập :
Bài 14.2 : Giải :
Trọng lượng của người và xe :
P =m.10 = 60.10 = 600N
Công có ích là :
Ai = P.h = 600.5 = 3000 ( J )
Công hao phí là :
Ahp = Fms.l = 20.40 = 800 (J)
Công của người sinh ra :
A= Ai + Ahp = 3000 + 800 = 3800 ( J )
Đ/S : 3800 J
Bài 14.3:
Gọi trọng lượng của quả cầu A là PA
Gọi trọng lượng của quả cầu B là PB
Đòn bẩy cân bằng khi : PA.OA = PB.OB
Mà OA = 3/2 OB
Suy ra :


GV vẽ sơ đồ của các ròng rọc lên bảng.

III. Bài tập nâng cao :
Bài 14.5* :
m = 2 kg
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×