Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tiểu luận cao học Chuyên Đề:Trình bày và phân tích tác động của biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp cho đối tượng rừng trồng keo lai đến 15 năm tuổi cho mục tiêu tạo gỗ lớn của đối tượng chủ rừng có diện tích < 10 ha.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.83 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
--------˜¯˜-------

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM
Chuyên Đề:Trình bày và phân tích tác động của
biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp cho đối tượng
rừng trồng keo lai đến 15 năm tuổi cho mục tiêu tạo
gỗ lớn của đối tượng chủ rừng có diện tích < 10 ha.

Môn

: Lâm học nhiệt đới

Nhóm 2

1. Phạm Xuân Thủy
2. Phạm Minh Phúc
3. Trần Anh Trung
4. Nguyễn Công Toàn

Lớp

: Cao học lâm học 22C
Huế, 10/2017
PHẦN I


TỔNG QUAN
Keo lai là một trong những loại cây trồng rừng chủ lực, nhằm cung cấp
nguyên liệu gỗ phục vụ công nghiệp chế biến bột giấy và dăm mảnh xuất khẩu.


Tuy nhiên, người dân vẫn thích trồng rừng gỗ nhỏ để phục vụ nhu cầu kinh tế
trước mắt nên rừng trồng gỗ lớn chưa phục vụ được nhiều cho nhu cầu sản xuất
các mặt hàng trong nước và nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng. Trong khi đó, một
trong những nội dung cơ bản của đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp đến năm
2020 là phải xây dựng vùng nguyên liệu gỗ lớn tập trung với diện tích 1,2 triệu ha.
Đồng thời hạn chế khai thác rừng non, chuyển hóa rừng trồng cung cấp gỗ nhỏ
thành cung cấp rừng gỗ lớn.
Rừng trồng là hệ thống các lâm phần rừng được thiết lập từ đất chưa có rừng
hoặc được tái tạo lại từ đất rừng đã bị khai thác trắng để lấy gỗ hay để canh tác
nông nghiệp (nương rẫy). Về công tác trồng Rừng. Từ năm 1930-1941 cả nước đã
trồng được 13.700 ha rừng (Bộ NN&PTNT, 2001). Trong thời kỳ 1945-1954,
Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà cũng đã có chính sách phát triển trồng cây gây
rừng (Thông tư số 366 TTg ngày 12/3/1954) và vận động nhân dân trồng cây. Tuy
nhiên, công tác trồng rừng thực sự phải kể từ năm 1954 và trải qua các thời kỳ sau
đây: (i) Thời kỳ 1954-1975: qui mô trồng rừng nhỏ, khoảng 50.000/ha/năm. Các
loài cây trồng rừng chủ yếu là thông, mỡ và bồ đề. Kỹ thuật trồng rừng trong giai
đoạn này rất kém, giống cây trồng không được chọn lọc, tỷ lệ thành rừng rất thấp,
khoảng 30%. (ii) Thời kỳ 1976-1985: qui mô trồng rừng cả nước đạt mức 160.000
ha/năm. Các loài cây chủ yếu: thông, mỡ, bạch đàn, tếch, lát, sao dầu. Kỹ thuật đã
có một số tiến bộ, giống đã được chọn lọc ở một số loài. Tuy nhiên, tỷ lệ thành
rừng cũng mới chỉ đạt khoảng 50%; năng suất rừng trồng rất thấp: 3-5 m 3/ha/năm.
(iii) Thời kỳ 1986-đến nay: qui mô trồng rừng bình quân khoảng 200.000 ha/năm.
Tập đoàn cây trồng rừng đã được mở rộng lên hàng trăm loài; tuy nhiên, các loài
có qui mô trồng lớn trên 100 ha cũng dừng lại trên dưới chục loài mà chủ yếu vẫn
là bạch đàn, keo, thông và một số loài cây bản địa lá rộng. Kỹ thuật trồng rừng đã
có một số tiến bộ, giống được cải thiện, các kỹ thuật cao trong sản xuất cây con đã
được áp dụng. Năng suất rừng tăng lên rõ rệt: đạt 9-10 m 3/ha/năm; có những nơi
đạt trên 25m3/ha/năm. Tỷ lệ thành rừng khá hơn: 70-80%. Tóm lại, công tác trồng
rừng ở nước ta ngày càng được chú trọng và trở thành hoạt động chính trong ngành



lâm nghiệp thay cho hoạt động khai thác là chủ yếu trong các thời kỳ trước đây.
Tính đến năm 2005 diện tích rừng trồng trong toàn quốc đã đạt con số 2 triệu ha.
Bên cạnh đó việc trồng rừng sản xuất để phục vụ cho mục đích phát triển kinh
tế đang phát triển mạnh nhất là về trồng các giống cây Keo. Keo lai là tên gọi của
giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia
auriculiformis). Đây là giống có nhiều đặc điểm hình thái trung gian giữa bố và
mẹ, đồng thời có ưu thế lai rõ rệt về sinh trưởng nhanh, có hiệu suất bột giấy, độ
bền cơ học và độ trắng của giấy cao hơn hẳn các loài bố mẹ, có khả năng cố định
đạm khí quyển trong đất nhờ các nốt sần ở hệ rễ.
Keo lai là tên gọi của giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (Acacia mangium)
và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Đây là giống có nhiều đặc điểm hình thái
trung gian giữa bố và mẹ, đồng thời có ưu thế lai rõ rệt về sinh trưởng nhanh, có
hiệu suất bột giấy, độ bền cơ học và độ trắng của giấy cao hơn hẳn các loài bố mẹ,
có khả năng cố định đạm khí quyển trong đất nhờ các nốt sần ở hệ rễ.
Giống Keo lai này đã được phát hiện ở một số tỉnh vùng Đông Nam bộ, ở Ba
Vì (Hà Tây) và một số tỉnh khác và được Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng
thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam nghiên cứu khảo nghiệm thành công.
Qua nhân giống bằng hom và khảo nghiệm dòng vô tính, Trung tâm đã chọn được
một số dòng cây lai có ưu thế lai và các tính chất ưu việt khác. Vì vậy việc đưa
nhanh các dòng vô tính này vào sản xuất sẽ góp phần đáng kể vào việc tăng năng
suất rừng và cải thiện điều kiện đất đai ở những vùng đồi núi trọc.
Tuy nhiên trong thời gian qua khi cây Keo lai và các giống keo khác được
đem vào trồng để phát triển mục đích kinh tế thì năng suất chưa cao bình quân chỉ
khoảng 30 m3/ha và chủ yếu là cung cấp gỗ nhỏ và nguyên liệu giấy, ván dăm,…
Hiện nay đứng trước nhu cầu gỗ xẻ ngày càng cao mà nguồn gỗ xẻ ở rừng tự nhiên
đã cạn kiệt do bị khai thác quá mức, nguồn nguyên liệu cho sản xuất đồ mộc xuất
khẩu phụ thuộc nhiều vào nguồn gỗ nhập thì trồng rừng gỗ lớn thay thế là một giải
pháp quan trọng đang được ngành lâm nghiệp tập trung đẩy mạnh. Vì vậy, đề án
Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp đã đặt ra mục tiêu thời gian tới phải nâng cao giá trị

sản xuất và từng bước đáp ứng nhu cầu gỗ cho tiêu dùng trong nước cũng như xuất
khẩu.


Bên cạnh đó việc nghiên cứu và đề ra các biện pháp kỹ thuật lâm sinh dành
cho rừng trồng Keo lai phục vụ mục đích trồng rừng gỗ lớn trên 15 năm là một vấn
đề hết sức quan trọng để nâng cao năng suất cũng như chất lượng đồng thời mang
lại hiệu quả kinh tế cao nhất là đối với các hộ hay nhóm hộ gia đình trồng rừng
Keo lai có diện tích trung bình trên 10 ha. Vì vậy chúng tôi chọn đè tài Trình bày
và phân tích tác động của biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp cho đối tượng
rừng trồng keo lai đến 15 năm tuổi cho mục tiêu tạo gỗ lớn của đối tượng chủ rừng
có diện tích trên 10 ha.
PHẦN II
NỘI DUNG
Về phương pháp kỹ thuật lâm sinh đối với rừng trồng Keo lai trên 15 năm
tuổi cho mục tiêu tạo cây gỗ lớn có các bước cơ bản sau.
1. Điều kiện cây trồng.
Đối với trồng keo lai với mục đích trồng rừng gỗ lớn điều kiện tiên quyếtvà
phù hợp đầu tiên là bề dày tầng đất mặt đòi hỏi phải có độ dày lớn hơn (bề dày
tầng đất mặt >50cm) so với trồng rừng gỗ nhò.
– Loại đất: đất xám; đất feralit; đất phù sa; đất dốc tụ; thành phần cơ giới từ
thịt nhẹ đến thịt nặng độ dầy tầng đất > 50 cm; độ pH thích hợp từ 4,5 – 6,5.
– Nhiệt độ bình quân: 22 – 270C.
– Lượng mưa bình quân từ 1500 – 2500 mm/năm.
– Khu vực trồng ít có gió xoáy, bão.
– Độ cao tuyệt đối: Miền Trung và Tây Nguyên dưới 500 m; độ dốc dưới 20
độ.
– Loại đất: đất xám; đất feralit; đất phù sa; đất dốc tụ; thành phần cơ giới từ
thịt nhẹ đến thịt nặng độ dầy tầng đất > 50 cm; độ pH thích hợp từ 4,5 – 6,5.
– Thực bì: Cây bụi, đất rừng sau nương rẫy, đất rừng trồng sau khai thác.



2. Giống.
Chọn giống là yếu tố quan trọng. Giống quyết định đến năng suất, khả năng
chống chịu sâu bệnh và các điều kiện tự nhiên khác.
2.1. Nguồn giống
- Nguồn giống để nhân gióng là cây mô lấy từ giông gốc của các dòng Keo lai
đã được công nhận, phù hợp với vùng trồng. Hay nói cách khác là nguồn giống
phải rõ ràng và đã được qua thẩm định tốt về nguồn gốc và đã được nghiên cứu kỹ.
- Tùy vào điều kiện kinh tế của từng hộ gia đình trong việc trồng rừng Keo lai
gỗ lớn khuyến có nên ưu tiên sử dụng giấng cây có nguồn gốc nuôi cấy mô hoặc
được ươm từ hạt có nguồn gốc và kiểm soát chất lượng tốt để tạo nên lứa cây con
phát triển có phẩm chất tốt nhất.
- Cây giống phải có giấy chứng nhận nguồn gốc giống của lô cây con theo
quy định ( từ cơ sở được phép sản xuất kinh doanh).
2.2. Tiêu chuẩn cây giống
– Cấy giống được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô hoặc giâm
hom.
– Chiều cao thân cây từ 25 – 35 cm, đường kính cổ rễ từ 0,25 – 0,3 cm. Tuổi
xuất vườn cây phải đạt từ 3 – 4 tháng tuổi. Cây con không bị sâu bệnh, không cụt
ngọn, không nhiều thân.
3. Trồng rừng
Phương thức trồng rừng là nhân tố quan trọng quyết định tỷ lệ sống của cây
non khi đem trồng ngoài thực địa, ngoài ra mật độ trồng quyết định đến không gian
dinh dưỡng và khả năng phát tiển của rừng non.
3.1. Phương thức trồng, mật độ trồng, thời vụ trồng
– Phương thức trồng: Thuần loài


– Trồng tập trung hơn 5 ha phải trồng ít nhất 3 dòng vô tính. Trồng hỗn giao

giữa các dòng để giảm thiểu sâu bệnh.
– Trồng dưới 5 ha và trồng phân tán có thể dùng 1 – 2 dòng vô tính.
– Mật độ trồng: 1300 cây/ha (cự ly 3m x 2,5m).
– Thời vụ trồng: Vào đầu mùa mưa đến giữa mùa mưa; thời tiết lúc trồng có
mưa hoặc trời râm mát.
3.2. Xử lý thực bì.
Là khâu chủ yếu để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng của các loài cỏ dại cây
phi mục đích đến rừng non, đồng thời hạn chế tối đa hiện tượng xói mòn đất khi
mới trồng rừng cũng như khả năng cháy rừng.
– Đất có thảm cỏ không cần xử lý thực bì. Nơi có cây bụi, thảm tươi phát dọn
thực bì toàn diện, không được đốt.
– Đất rừng sau khai khác: Đào hết gốc, dọn sạch đưa ra khỏi lô trồng.
3.3. Làm đất, đào hố, bón phân.
Là quá trình cung cấp dinh dưỡng cho rừng thông qua bón phân.
– Làm đất bằng thủ công hoặc cơ giới, cuốc hố hoặc cầy trước khi trồng từ 10
đến 15 ngày.
– Nơi đất bằng: San ủi thực bì và cầy toàn diện, cầy rạch theo hàng trồng, cầy
sâu hơn 50 cm, khoảng cách cầy rạch 3,0 m đào hố theo đường rạch, kích thước hố
30x30x30cm.
– Nơi đất dốc làm đất cục bộ: Đào hố theo hình nanh sấu, kích thước hố:
40x40x40cm.


– Bón lót 0,2 kg phân NPK/ hố hoặc từ 0,2 – 0,5 kg phân hữu cơ vi sinh/hố.
Nơi đất chua độ, bón thêm 50 g vôi bột/hố. sau khi trộn đều phân với đất rồi lấp
hố. Bón phân và lấp hố trước khi trồng 7 – 10 ngày.
3.4. Trồng cây
– Dùng cuốc nhỏ hoặc bay đào một hố rộng và sâu hơn chiều dài của bầu 1-2
cm ở vị trí giữa hố đã lấp. Xé bỏ vỏ bầu và đặt cây con thẳng đứng vào giữa hố,
tránh làm vỡ bầu.

– Lấp đất tơi xốp 2/3 hố, lèn chặt xung quanh bầu và vun thêm đất vào gốc
cây tạo thành hình mâm xôi, lèn chặt, cao hơn mặt đất khoảng 2- 3 cm.
4. Chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ rừng
4.1. Trồng rừng, chăm sóc rừng
Năm thứ nhất:
Chăm sóc 1 làn đối với trồng rừng vụ thu; chăm sóc 2 lần đối với trồng rừng
vụ xuân.
– Lần 1: Sau khi trồng 1 tháng, kiểm tra tỷ lệ cây sống, trồng dặm cây bị chết,
đảm bảo tỷ lệ cấy sống trên 90%. Nếu phát hiện bị dế, mối cắn phải có biện pháp
phòng chống kịp thời.
– Lần 2: Chăm sóc vào cuối mùa mưa.
Phát dọn thực bì, làm cỏ, cuốc xới vun gốc, đường kính 0,8 m, kết hợp với
bón thúc 0,1kg phân NPK/hố.
– Cách bón phân: Đào rãnh xung quanh gốc sâu 4-5 cm, rộng 10 cm, cách gốc
40 cm (nơi đất bằng) hoặc nửa vòng tròn phía trên dốc (nơi đất dốc), rải phân, lấp
đất, rồi vun vào gốc cây.
Năm thứ 2, thứ 3:


– Lần 1: Chăm sóc vào đầu mùa mưa. Phát dọn thực bì, làm cỏ xung quanh
gốc cây với đường kính 0,8 m kết hợp với bón thúc 0,2 kg NPK/cây.
– Lần 2: Vào cuối mùa mưu, phát dọn thực bì làm cỏ, xới vun gốc với đường
kính 1,0 m kết hợp với phòng chống cháy rừng.
4.2. Nuôi dưỡng rừng
4.2.1 Tỉa cảnh, tỉa thân
Từ năm thứ 2 trở đi, tỉa cành trước mùa sinh trưởng hàng năm để nâng cao
chất lượng gỗ.
– Tỉa thân: Tỉa những cây có nhiều thân, để lại một thân tốt nhất, cắt sát với
thân để lại.
– Tỉa cành: Tỉa cành sát vào thân cây, nhằm làm cho vết cắt sớm liền sẹo nhờ

sinh trưởng của thân cây phủ kín lại.
4.2.2. Tỉa thưa
Số lần tỉa thưa từ 1 – 2 lần.
– Lần 1: Tuổi 4 – 5 năm, mật độ để lai 800 – 900 cây/ha.
– Lần 2: Tuổi 8 – đến trên 10 năm, mặt độ để lại 500 – 600 cây/ha.
– Chọn cây bài tỉa: Cây sinh trưởng kém, bị sâu bệnh hại, bị chèn ép, cụt
ngọn, không có triển vọng cung cấp gỗ lớn.
– Phương pháp tỉa: Bài cây trước khi chặt, chặt cây sát gốc, hướng cây đổ
không ảnh hưởng đến cây giữ lại, không chặt 2 cây liền nhau.
– Vệ sinh rừng sau tỉa thưa: Thu gom cành, ngọn, cắt nhỏ và dải theo băng
giữa 2 hàng cây.
– Chăm sóc rừng 2 – 3 năm sau tỉa thưa gồm:


+ Phát dây leo, cây bụi
+ Xới đất xung quanh gốc trong khoảng cách gốc cây từ 1m đến 1,5m; bón
cho mỗi gốc cây 0,2 kg phân NPK + 0,2 kg phân hữu cơ vi sinh/cây hoặc 0,4 kg
phân NPK/cây.
4.3. Bảo vệ rừng
– Thường xuyên tuyên truyền, ngăn chặn người chặt phá cây trồng. cấm chăn
thả gia súc khi rừng chưa đạt chiều cao 5 m.
– Thường xuyên kiểm tra phòng trừ sâu bệnh hại rừng và có biện pháp phòng
chống cháy rừng.
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận.
Các thành tựu kỹ thuật lâm sinh được ứng dụng trong trồng rừng sản xuất đã
từng bước góp phần nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng; từ năng suất
bình quân 8-9 m3/ha hiện nay đã tăng gần gấp hai lần. Với việc trồng rừng phục vụ
mục đích kinh doanh cây gỗ lớn ( ở đây là Keo lai trên 15 năm) thì các biện pháp

kỹ thuật lâm sinh là rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất về kinh tế cũng
như bảo vệ môi trường.
2. Kiến Nghị.
Cần phải có có chế đầu tư cho nghiên cứu công nghệ lâm sinh một cách có hệ
thống, kế thừa được những kết quả nghiên cứu trước và giải quyết trọn vẹn tất cả
các khâu trong các giai đoạn sản xuất một cách liên hoàn cho từng loài chủ lực từ
việc cải thiện giống, chọn vi lập thích hợp, xác định phương thức trồng, các biện
pháp thâm canh và quản lý lâm phần. Trong đầu tư nghiên cứu cần chú ý đến đặc
trưng cơ bản của đối tượng để có thời gian nghiên cứu thích hợp hơn. Cần có cơ
chế đầu tư tiếp tục để giải quyết các vấn đề hậu đề tài/dự án cho việc tiếp tục bảo


vệ và theo dõi các hiện trường nghiên cứu như là các mô hình vật thể hoá các kết
quả nghiên cứu công nghệ lâm sinh.
Để các thành tựu nghiên cứu lâm sinh được nhanh chóng đi vào sản xuất có
hiệu quả, cần phải có các cơ chế và giải pháp gắn kết các cơ quan nghiên cứu với
các cơ sở sản xuất lâm nghiệp, có mạng lưới phổ cập, chuyển giao và khuyến lâm
rộng rãi đến cấp cơ sở. Có hệ thống giám sát thực hiện qui trình, qui phạm kỹ thuật
một cách hiệu quả.
Cần có chính sách tạo sự chủ động cho các doanh nghiệp trồng rừng sản xuất
trong việc quyết định suất đầu tư thích đáng và chịu trách nhiệm hạch toán hiệu
quả kinh tế của hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ luật phát triển và bảo vệ
rừng. Nhà nước chỉ kiểm soát bằng việc giám sát các doanh nghiệp về việc chấp
hành các văn bản pháp qui về qui trình kỹ thuật liên quan đến môi trường sinh thái
và quản lý bền vững tài nguyên đất lâm nghiệp.



×