Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Nghiên cứu xây dựng phương án chuyển đổi lâm trường quốc doanh bạch thông, tỉnh bắc kạn sang mô hình công ty lâm nghiệp theo tinh thần nghị định 200 2004 nđ CP của chính phủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.43 MB, 118 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ nông nghiệp & PTNT

Trường đại học lâm nghiệp

Phạm Văn Chí

Nghiên cứu xây dựng phương án chuyển đổi
lâm trường quốc doanh Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn
sang mô hình công ty lâm nghiệp theo tinh thần
nghị định 200/2004/NĐ - CP của chính phủ

Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp

Hà Nội, 2008


Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ nông nghiệp & PTNT

Trường đại học lâm nghiệp

Phạm Văn Chí

Nghiên cứu xây dựng phương án chuyển đổi
lâm trường quốc doanh Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn
sang mô hình công ty lâm nghiệp theo tinh thần
nghị định 200/2004/NĐ - CP của chính phủ
Chuyên ngành : Lâm Học


Mã số : 60 62 60
Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp
Cán bộ hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn.

Hà Nội, 2008


Lời nói đầu
Luận văn được tôi hoàn thành theo chương trình cao học khoá 13 - Lâm
học tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban
giám hiệu nhà trường, các thầy giáo, cô giáo khoa sau đại học trường Đại học
Lâm nghiệp Việt Nam. đặc biệt là thầy giáo PGS. TS Nguyễn Văn Tuấn
người đã trực tiếp tận tình truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức và hướng dẫn
khoa học. Thầy đã giành tình cảm tốt đẹp, động viên tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn này.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các đồng chí lãnh
đạo ngành Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn, lãnh đạo huyện
Bạch Thông, Công ty Lâm nghiệp Bắc Kạn và các đồng nghiệp thuộc Lâm
trường Bạch Thông, Xí nghiệp Giống vật tư - thiết kế lâm nghiệp Nông thịnh
cùng với các bạn đồng nghiệp xa gần đã giúp đỡ động viên tôi hoàn thành
khoá học sau Đại học.
Trong quá trình thực hiện đề tài này bản thân tôi đã nỗ lực cố gắng để
hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất. Song trong quá trình thực hiện vẫn không
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy tôi rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp quý báu của các Nhà khoa học, bạn bè đồng nghiệp để đề tài
của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Bắc Kạn, tháng 9 năm 2008
Tác giả
Phạm Văn Chí



Mục Lục
Trang
Trang phụ bìa
Mục Lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Mở đầu
đặt vấn đề

1

Chương1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

3

1.1 Tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh lâm nghiệp trên thế giới

3

1.1.1. Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh lâm nghiệp trên thế giới

3

1.1.2. Quản lý sản xuất kinh doanh lâm nghiệp tại một số nước trong
Khu vực
1.2 Quản lý lâm nghiệp ở Việt Nam
1.2.1 Quản lý nhà nước về lâm nghiệp
1.2.2 Quản lý sản xuất kinh doanh lâm nghiệp

1.3 Hiện trạng các lâm trường quốc doanh ở nước ta

4
8
9
11
12

1.3.1 Hiện trạng hệ thống Lâm trường quốc doanh ở nước ta

12

1.3.2 Những kết quả đạt được của lâm trường quốc doanh

14

1.3.3 Những yếu kém tồn tại của các lâm trường

15

1.4 Chủ trương của nhà nước về sắp xếp đổi mới và phát triển lâm trường
quốc doanh

17

1.4.1 Mục tiêu đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh

17

1.4.2 Nguyên tắc sắp xếp lại các lâm trường quốc doanh


18

1.4.3 Đổi mới tổ chức lâm trường quốc doanh

18

1.4.4 Các giải pháp đổi mới tổ chức quản lý các lâm trường quốc doanh

19

1.5 Chủ trương của tỉnh Bắc Kạn về đổi mới các lâm trường quốc doanh

22


Chương 2:

Mục tiêu, đối tượng, nội dung và phương

pháp nghiên cứu

23

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

23

2.2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu


23

2.3 Nội dung nghiên cứu

24

2.4 Phương pháp nghiên cứu

24

Chương 3 Kết quả nghiên cứu

26

3.1 Những đặc điểm cơ bản của huyện Bạch Thông

26

3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên

26

3.1.2 Đặc điểm về kinh tế xã hội trong khu vực

29

3.1.3.Cơ sở hạ tầng

32


3.1.4.Tình hình phát triển lâm nghiệp và thị trường lâm sản

33

3.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của lâm trường Bạch Thông

34

3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển lâm trường Bạch Thông

36

3.2.2. Tình hình đất đai và tài nguyên rừng của lâm trường

38

3.2.3 Tình hình lao động và tổ chức lao động

37

3.2.4 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của lâm trường

39

3.2.5 Tình hình tổ chức sản xuất và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 41
3.2.6 Những thành công và tồn tại trong sản xuất kinh doanh của
lâm trường Bạch Thông

58


3.2.7 Những tiềm năng phát triển sản xuất kinh doanh của âm trường
Bạch Thông

60

3.3 Nghiên cứu xây dựng phương án chuyển đổi lâm trường Bạch Thông
sang mô hình công ty lâm nghiệp

61

3.3.1 Những căn cứ để xây dựng phương án chuyển đổi lâm trường
Bạch Thông sang mô hình công ty lâm nghịêp

61

3.3.2 Yêu cầu, mục tiêu và nguyên tắc khi chuyển xây dựng phương án
chuyển đổi lâm trường Bạch Thông sang mô hình công ty lâm nghiệp

62


3.3.3 Phương án chuyển đổi lâm trường Bạch Thông sang mô hình
công ty lâm nghiệp

63

3.3.3.1 Phương án rà soát quy hoạch các loại đất đai tài nguyên
rừng của lâm trường

64


3.3.3.2 Phương án quy hoạch xây dựng vốn rừng và khai thác lâm sản

68

3.3.3.3 Phương án chế biến lâm sản của lâm trường

79

3.3.3.4 Phương án dịch vụ tư vấn của lâm trường

89

3.3.3.5 Phương án bố trí lại cơ cấu lao động và quản lý của
lâm trường Bạch Thông

95

3.3.3.6 Tổng hợp cơ cấu sản xuất kinh doanh của lâm trường
Bạch Thông trong tương lai

98

3.4 Đề xuất các giải pháp thực hiện phương án

102

Chương 4: Kết Lụân và Kiến Nghị

104


4.1 Kết luận

104

4.2 Kiến nghị những nghiên cứu tiếp theo

105

Tài liệu tham khảo

106

Phụ lục

110


Danh mục các biểu
Biểu

Tên biểu

Trang

Biểu 3.1

Các chỉ tiêu khí hậu bình quân của các tháng trong năm

28


Biểu 3.2

Cơ cấu đất đai của Lâm trường Bạch Thông

37

Biểu3.3

Tình hình lao động và tổ chức lao động của
lâm trường Bạch Thông

38

Biểu 3.4

Mạng lưới đường vận chuyển của lâm trường

40

Biểu 3.5

Tình hình tài sản cố định của lâm trường Bạch Thông

41

Biểu 3.6

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các
đội sản xuất của Lâm trường năm 2007


Biểu 3.7

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
xưởng chế biến Lâm trường năm 2007

Biểu 3.8

56

Biểu thống kê diện tích đất Lâm nghiệp trước
và sau khi ra soát

Biểu 3.13 Hiện trạng tài nguyên rừng sau rà soát theo NĐ 200/CP
Biểu 3.14

55

Các chỉ tiêu tài chính từ năm 2004 - 2007
Lâm trường Bạch Thông

Biểu 3.12

51

Kết quả sản xuất kinh doanh của lâm trường
Bạch Thông năm 2004 - 2007

Biểu3.10


49

Kết quả thực hiện nhiệm vụ dự án phát triển
lâm nghiệp lâm trường bạch thông

Biểu 3.9

45

65
66

Quy hoạch đất đai tài nguyên rừng sau rà soát
theo NĐ 200 đến năm 2013

Biểu 3.15

Bố trí kế hoạch trồng rừng giai đoạn 2009 2013

Biểu 3.16

Chi phí đầu tư xây dựng rừng nguyên liệu
giai đoạn 2009 - 2013

67
69
69


Biểu 3.17


Biểu tổng hợp khai thác gỗ phân tán bằng thực hiện
các biện pháp kỹ thuật lâm sinh giai đoạn 2009 - 2013

Biểu 3.18

70

Biểu tổng hợp kế hoạch khai thác gỗ Bồ đề rải rác
giai đoạn 2009 - 2013

71

Biểu 3.19

Biểu tổng hợp khai thác Vầu nứa giai đoạn 2009 - 2013

72

Biểu 3.20

Biểu bố trí tỉa thưa và khai thác trắng rừng trồng
giai đoạn 2009 - 2013

73

Biểu 3.21

Dự kiến hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất


74

Biểu 3.22

Dự kiến hiệu quả kinh tế phương án
khai thác lâm sản hàng năm

74

Biểu 3.23

Dự kiến hiệu quả kinh tế chế biến gỗ xẻ thanh

77

Biểu 3.24

Biểu tổng hợp thiết bị nhà xưởng chế biến gỗ ván bóc

77

Biểu 3.25

Dự kiến hiệu quả kinh tế chế biến gỗ ván bóc.

78

Biểu 3.26

Biểu tổng hợp thiết bị, nhà xưởng chế biến

đũa tre vầu tinh chế

Biểu 3.27

Biểu dự toán hiệu quả kinh tế sản xuất đũa tre
vầu sản lượng 300 tấn

Biểu 3.28

80

Biểu tổng hợp thiết bị, nhà xưởng chế biến
chiếu tre cao cấp

Biểu 3.29

79

82

Dự toán hiệu quả kinh tế sản xuất chiếu tre cao cấp
Lâm trường Bạch thông

83

Biểu 3.30

Tổng hợp các phương án chế biến lâm sản

84


Biểu 3.31

Kế hoạch thực hiện dự án 661 giai đoạn 2008 - 2010

86

Biểu 3.32

Biểu tổng hợp thiết bị, nhà giâm hom phục vụ
cho sản xuất giống keo lai

Biểu 3.33

Dự toán hiệu quả kinh tế sản xuất giống keo lai
bằng công nghệ giâm hom

Biểu 3.34

88

Kế hoạch hoạt động các dịch vụ khác của

89


Lâm trường trong năm

90


Biểu 3.35

Tổng hợp vốn đầu tư giai đoạn 2009 - 2013

91

Biểu 3.36

Biểu cân đối tài chính toàn
công ty giai đoạn 2009 - 2013

Biểu3.37

biểu bố trí lại cơ cấu lao động
theo nhiệm vụ thực hiện

Biểu 3.38

Sắp xếp lại lao động ở các dơn vị sản xuất

Biểu 3.39

Biểu dự kiến cơ cấu đất đai tài nguyên rừng
sau khi sắp xếp theo NĐ 200/CP

Biểu 3.40

91
92
93

96

Dự kiến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
chính của lâm trường sau khi sắp xếp

98


Danh mục các chữ viết tắt

1. BHXH

Bảo hiểm xã hội

2. BHYT

Bảo hiểm y tế

3. CNSX

Công nhân sản xuất

4. CBCNV

Cán bộ công nhân viên

5.DA 661

Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng


6. DVTV

Dịch vụ tư vấn

7. LTQD:

Lâm trường quốc doanh

8. NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

9. NĐ

Nghị định

10. KNBV

Khoanh nuôi bảo vệ

11.KNND

Khoanh nuôi nuôi dưỡng

12. KH-KT

Kế hoạch kỹ thuật

13. SXKD


Sản xuất kinh doanh

14. TN &MT

Tài nguyên và môi trường

15. UBND

Uỷ ban nhân dân

16. VINAFOR

Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam

17. RXY

Rừng phòng hộ xung yếu

18. IA; IB; IC

Nhóm đất không có rừng

19. IIA

Rừng phục hồi

20. IIB

Rừng phục hồi sau khai thác


21. IIIA1

Rừng nghèo

18. IIIA2

Rừng trung bình


1

đặt vấn đề
Lâm trường quốc doanh được thành lập với nhiệm vụ chủ yếu là quản lý
bảo vệ xây dựng và phát triển vốn rừng; Sản xuất nông lâm kết hợp; Khai thác
tiêu thụ và chế biến lâm sản; quản lý điều hành và thực thi các dự án phát triển
lâm nghiệp trên địa bàn, nhằm phát triển sản xuất tạo ra hàng hoá lâm sản cung
cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, kết hợp kinh tế với đảm bảo
môi trường, an ninh, quốc phòng.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, nhất là từ khi thực hiện đường lối
đổi mới của Đảng và Nhà nước, các lâm trường quốc doanh đã có những chuyển
biến quan trọng kể cả về tổ chức quản lý, nội dung và phương thức hoạt động,
đã từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm, cải
thiện đời sống người lao động. Lâm trường quốc doanh đã có đóng góp nhất
định vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội trên nhiều địa bàn nông thôn, miền
núi nhiều lâm trường đã trở thành nòng cốt trong quá trình phát triển một số
nghành công nghiệp chế biến quan trọng, hình thành và phát triển vùng sản xuất
nguyên liệu tập trung, tạo thuận lợi cho xây dựng cơ sở chế biến lâm sản.
Tuy nhiên trong quá trình đổi mới và phát triển một số lâm trường quốc
doanh gặp không ít những khó khăn, bộc lộ ra nhiều tồn tại đó là:
- Hiệu quả quản lý sử dụng đất đai tài nguyên rừng còn nhiều hạn chế,

việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất chậm được đổi mới và
chưa kịp thời, sản phẩm của lâm trường chưa đa dạng, chất lượng còn thấp. Hệ
thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong lâm trường xuống cấp nghiêm trọng,
đội ngũ cán bộ ít được đào tạo và chậm đào tạo, chưa bắt kịp được thị trường,
chưa tìm ra được định hướng cụ thể. Cùng với các cơ chế chính sách về lâm
trường quốc doanh chưa đồng bộ, chưa thực sự đáp ứng được những đổi mới
theo xu thế hiện nay.
Nhằm khắc phục những tồn tại trên, ngày 03/12/2004 Chính phủ đã ban
hành Nghị định 200/2004/NĐ-CP về việc sắp xếp đổi mới các lâm trường


2

quốc doanh, đây là một chính sách quan trọng của Nhà nước là công cụ và
đòn bẩy giúp cho các lâm trường quốc doanh tháo gỡ những khó khăn, bất cập
đối với cơ chế quản lý trước đây.
Để thực hiện việc sắp xếp đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh,
phù hợp với tinh thần Nghị định 200/2004/NĐ-CP của Chính phủ và những
thực tiễn khách quan của địa phương chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài
" Nghiên cứu xây dựng phương án chuyển đổi lâm trường quốc doanh
Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn sang mô hình công ty lâm nghiệp theo tinh thần
Nghị định 200/2004/NĐ - CP của Chính phủ".
Với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo tính tự chủ cho
lâm trường thực hiện nhiệm vụ đồng thời là mô hình thí điểm trong quá trình
sắp xếp, đổi mới và phát triển cho các lâm trường khác thuộc địa bàn tỉnh Bắc
Kạn, góp phần thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ huyện Bạch Thông lần thứ
12; Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần 9 nhiệm kỳ 2005- 2010 và các
nhiệm kỳ tiếp, theo hướng phát triển kinh tế với cơ cấu: Lâm - Nông - Công
nghiệp - Dịch vụ.



3

Chương1
Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1 Tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh lâm nghiệp trên thế giới.
Sản xuất lâm nghiệp là một bộ phận cấu thành trong nền kinh tế đối với
mỗi quốc gia có diện tích rừng và đất lâm nghiệp. Về cơ bản, công tác quản lý
sản xuất lâm nghiệp bao gồm hai nội dung chính là : Quản lý nhà nước về lâm
nghiệp và quản lý sản xuất kinh doanh lâm nghiệp.
1.1.1 Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh lâm nghiệp trên
thế giới
* Tổ chức sản xuất lâm nghiệp tập trung quy mô lớn.
Nhìn chung các doanh nghiệp lâm nghiệp quy mô lớn trên thế giới tồn
tại dưới các hình thức: Tập đoàn, liên hiệp hoặc công ty. Các liên hiệp hoặc
công ty được hình thành trên nguyên tắc các doanh nghiệp cơ sở liên kết lại để
hoạt động mang tính chất khép kín từ công đoạn xây dựng rừng đến sản xuất
ra sản phẩm cuối cùng hoặc khép kín từ sản xuất đến thương mại. Hình thức
này được tồn tại phổ biến ở các nước thuộc Liên Xô cũ, một số nước Đông Âu
trước đây và các nước có công nghiệp phát triển như Bắc Mỹ, Tây Âu hiện
nay.
Hình thức này có ưu điểm: Quản lý và tập trung được vốn đầu tư có
điều kiện đổi mới sản xuất từ đó hạ được giá thành sản xuất, tăng cường được
tính cạnh tranh sản phẩm. Bên cạnh đó hình thức này cũng có nhược điểm là
yêu cầu đầu tư lớn, trình độ quản lý phải cao, kém linh hoạt trong việc điều
chỉnh cơ cấu sản xuất kinh doanh.
* Tổ chức sản xuất lâm nghiệp quy mô vừa và nhỏ.
Các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ hiện nay rất phổ biến ở các nước
trên thế giới. Thông thường các doanh nghiệp chỉ tổ chức sản xuất kinh doanh



4

ở một vài công đoạn riêng của quá trình sản xuất (xây dựng rừng; chế biến
lâm sản; thương mại lâm sản).
- Ưu điểm của hình thức này là rất linh hoạt và có điều kiện chuyên
môn hoá sâu theo lĩnh vực hoạt động, dễ đạt được hiệu quả cao trong kinh
doanh.
- Nhược điểm: Hình thức này không khép kín từ khâu tạo rừng (nguyên
liệu) đến sản xuất sản phẩm cuối cùng nên tính tập trung không cao, tính cạnh
trạnh của sản phẩm thấp.
* Tổ chức sản xuất lâm nghiệp ở quy mô trang trại, hộ gia đình.
Hình thức tổ chức sản xuất này lấy hộ gia đình, cộng đồng và các trang
trại là đơn vị sản xuất kinh doanh. Đây là hình thức đang được áp dụng phổ
biến ở các nước đang phát triển như Việt Nam, Thái Lan, Philíppin, Indonexia.
Hình thức này có ưu điểm: Huy động và sử dụng được nguồn lực tại
chỗ trong sản xuất song lại có nhược điểm là sản xuất manh mún, phân tán
làm cho tính cạnh tranh của sản phẩm không cao.[ 3]
ở phần lớn các nước trên thế giới đều tồn tại song song ba hình thức sản
xuất kinh doanh trên, các hình thức này cùng cạnh tranh, cùng bổ sung cho
nhau để tạo thành một hệ thống sản xuất thống nhất.
1.1.2 quản lý sản xuất kinh doanh lâm nghiệp tại một số nước trong khu
vực.
Mỗi quốc gia mỗi khu vực để phát triển nền lâm nghiệp của mình đều
có những cơ chế, chính sách phù hợp với nền kinh tế quốc gia đó nhằm quản
lý cũng như sản xuất kinh doanh hướng đến mục tiêu lợi ích kinh tế, xã hội,
lợi ích môi trường cao nhất. Trên cơ sở đó chúng ta tìm hiểu một số đặc thù
phát triển về lâm nghiệp của các nước lân cận Việt Nam giúp chúng ta có
những nhận định đánh giá về sản xuất lâm nghiệp ở nước ta hiện nay một cách
đầy đủ và cụ thể.



5

* Nhật Bản :
Để thuận lợi cho công tác quản lý và sản xuất kinh doanh rừng, Chính
phủ Nhật Bản chia rừng thành 3 khu vực: Khu vực rừng Nhà nước, khu vực
rừng cộng đồng và khu vực rừng tư nhân. Khu vực rừng Nhà nước chủ yếu là
bảo vệ rừng tự nhiên, vì vậy khu vực này giao cho Cục quản lý rừng quốc gia
đảm nhận. Khu vực rừng cộng đồng và rừng tư nhân chủ yếu làm nhiệm vụ
sản xuất kinh doanh, việc quản lý và khai thác được tổ chức thành các hợp tác
xã hoạt động theo luật hợp tác xã và bao gồm 3 cấp.
- Cấp cơ sở

: Hợp tác xã của các chủ rừng.

- Cấp tỉnh

: Liên đoàn địa phương các chủ rừng Nhật Bản.

- Cấp quốc gia : Liên đoàn quốc gia các chủ rừng Nhật Bản.
Các hợp tác xã lâm nghiệp được hình thành trên cơ sở các thành viên tự
góp vốn, bình đẳng dân chủ và công khai, trong tổ chức hoạt động, tự chủ
trong sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm. Quyền lợi của các thành
viên trong hợp tác xã được phân chia theo tỉ lệ góp vốn và khả năng đóng góp
của các xã viên.
Chức năng nhiệm vụ của hợp tác xã lâm nghiệp với nhiệm vụ chính là:
Trồng rừng, chăm sóc rừng, phòng chống cháy rừng, khai thác, chế biến các
sản phẩm lâm nghiệp. Ngoài ra còn thực hiện công tác tổ chức các dịch vụ sản
xuất, xây dựng kế hoạch quản lý rừng, hướng dẫn xã viên quản lý rừng đồng

thời hỗ trợ về kỹ thuật.
Với chức năng nhiệm vụ hợp tác xã như trên thì mô hình hợp tác xã lâm
nghiệp ở Nhật Bản đã khẳng định được vai trò quan trọng trong quản lý rừng,
bảo vệ môi trường sinh thái và thu nhập kinh tế quốc dân. Cụ thể đã có 1.430
HTX lâm nghiệp thu hút 1,8 triệu xã viên quản lý 11,4 triệu ha rừng.
Song song với cơ chế tự chủ trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp,
Chính phủ Nhật Bản đã có những chính sách giúp xây dựng cơ sở hạ tầng,
công nghệ chế biến ở các vùng núi khó khăn. Đồng thời áp dụng các chính


6

sách trợ giúp cho phát triển lâm nghiệp như: Trợ cấp cho lâm sinh, cho vay với
lãi suất thấp, giảm thuế với lý do là ngành đặc thù phụ thuộc vào nhiều thiên
nhiên hơn nữa lại có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, hệ số rủi ro cao, khả
năng thu hồi vốn thấp, thời gian thu hồi vốn lâu.
* Trung Quốc :
Trước những năm 1980 sản xuất kinh doanh lâm nghiệp ở Trung Quốc
tập trung chủ yếu ở khu vực nhà nước và tập thể theo cơ chế kế hoạch hoá tập
trung. Sau năm 1980 Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách mở cửa nền
kinh tế, sản xuất lâm nghiệp chủ yếu dựa trên chế độ sở hữu Nhà nước và tập
thể chuyển dịch sang nền kinh tế có nhiều thành phần cùng tồn tại và phát
triển bao gồm Nhà nước, tập thể, cá nhân, hợp tác xã liên doanh với nước
ngoài ..v..v..
Trong những năm gần đây sản xuất kinh doanh lâm nghiệp Trung Quốc
phát triển nhanh chóng nhiều lâm trường quốc doanh, xí nghiệp sản xuất đạt
hiệu quả, ngoài ra các trang trại lâm nghiệp cũng rất phát triển điều này được
minh chứng bằng các sản phẩm lâm nghiệp, cây ăn quả đã chiếm lĩnh được thị
trường trong khu vực và trên thế giới.
Chính sách cải cách mở cửa lâm nghiệp của Trung Quốc được thực hiện

bằng cách giao đất, giao rừng cho các hộ nhân dân và các thành phần kinh tế,
vào những năm 1990 Trung Quốc đã giao 30 triệu ha rừng cho 55 triệu hộ gia
đình (bình quân một hộ gia đình 0.54 ha). Để xây dựng vườn rừng, vườn cây
ăn quả. Hàng vạn trang trại tập thể được hình thành với diện tích quản lý
khoảng 17 triệu ha rừng.
Cùng với chính sách giao đất, giao rừng Chính phủ Trung Quốc cũng
ban hành nhiều chính sách như khoa học công nghệ, trợ cấp, giảm thuế,
chuyển nhượng quyền sử dụng đất để khuyến khích phát triển nghề rừng tạo
mọi điều kiện và cho phép mọi hình thức liên doanh, liên kết giữa nhà nước và
tư nhân với nước ngoài để hoạt động sản xuất.


7

* Thái Lan:
Thái Lan có các thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất kinh doanh
rừng rất đa dạng và phong phú từ sản xuất lâm nghiệp đến kinh doanh dịch vụ
du lịch sinh thái bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân,
các công ty liên doanh với nước ngoài, các tổ chức hợp tác xã, các trang trại
lâm nghiệp cộng đồng làng bản. Sản xuất lâm nghiệp ở Thái Lan mang tính xã
hội hoá cao, nét đặc sắc của cơ chế quản lý rừng và tổ chức sản xuất lâm
nghiệp là phát triển lâm nghiệp xã hội, các mô hình làng lâm nghiệp là một
điển hình của cớ chế đó.
* Philíppin:
Quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở Philíppin chủ yếu chú trọng thực
hiện chức năng về công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển tài nguyên rừng.
Từ năm 1980 trở lại đây để tăng cường công tác quản lý tài nguyên rừng
Chính phủ đã tiến hành điều tra quy hoạch và phân vùng tài nguyên rừng hai
mục đích rõ ràng đó là :
- Rừng bảo vệ môi trường sinh thái do nhà nước thống nhất quản lý.

Mọi hoạt động đều do ngân sách nhà nước đầu tư thực hiện, thông qua hợp
đồng với công ty, Xí nghiệp theo đơn đặt hàng của Chính phủ.
- Rừng sản xuất được phân chia cho các tổ chức sản xuất kinh doanh
lâm nghiệp và hộ gia đình quan lý.
Nhà nước Philíppin khuyến khích phát triển rừng kể cả rừng sản xuất và
rừng bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động hố trợ về tài chính, tín dụng
cho mọi người dân trong vùng quy hoạch lâm nghiệp.
Quyền lợi và lợi ích của chủ rừng được nhà nước quan tâm đúng mức
Chính phủ cho phép họ tự do kinh doanh đồng thời giúp họ về vốn và khoa
học công nghệ.


8

ở philíppin có mối liên kết lâm - công nghiệp, mối liên kêt này đặc
biệt coi trọng từ đó đã hình thành tập đoàn sản xuất như chế biến lâm sản hàng
hoá trong đó điển hình là sản xuất xelluro, gỗ, giấy vv..
* ấn độ :
ở ấn độ quyền sở hữu về rừng được phân chia cho 3 chủ thể đó là :
Nhà nước, cộng đồng, và tư nhân. Để phát triển lâm nghiệp ấn độ đã có nhiều
chương trình quốc gia được triển khai nhằm thu hút sự tham gia đầu tư của các
tập đoàn tư nhân. Chính phủ ấn độ xây dựng cơ chế quản lý và chỉ đạo chặt
chẽ các chương trình hoạt động công ích lâm nghiệp, nhiều chương trình do
nhà nước đứng ra đảm nhận. ấn độ phát triển mạnh mẽ trang trại lâm nghiệp,
lâm nghiệp cộng đồng nhằm thu hút mọi người dân, mọi tổ chức cùng tham
gia và phát triển nghề rừng, để hỗ trợ sự phát triển Chính phủ ấn độ cũng xây
dựng hàng loạt các chế độ chính sách về hỗ trợ về tài chính, tín dụng, công
nghệ ... cho hoạt động lâm nghiệp, song đặc biệt coi trọng mục tiêu phát triển
lâm nghiệp phải trên quan điểm bền vững thông qua các quy định như thiết kế
hệ thống rừng chức năng, chú trọng công tác trồng rừng phòng hộ, khai thác

kết hợp với trồng và bảo vệ rừng.
1.2 Quản lý lâm nghiệp ở Việt Nam
Công tác quản lý lâm nghiệp ở Việt Nam được phân thành 2 lĩnh vực
chủ yếu đó là: Quản lý nhà nước về lâm nghiệp và quản lý sản xuất kinh
doanh lâm nghiệp. Trước những năm 1986 cơ quan quản lý nhà nước thực
hiện cả hai chức năng vừa quản lý nhà nước về lâm nghiệp vừa quản lý sản
xuất kinh doanh lâm nghiệp, công tác này được thực hiện từ trung ương đến
địa phương thể hiện ở hai góc độ :
- Thực hiện quản lý nhà nước về lâm nghiệp theo lãnh thổ.
- Trực tiếp quản lý các doanh nghiệp lâm nghiệp trên địa bàn với tư
cách là cơ quan chủ quản.


9

Từ năm 1986 trở lại đây thực hiện đường lối đổi mới đất nước, quản lý
lâm nghiệp được phân chia thành hai chức năng rõ rệt: Cơ quan quản lý nhà
nước về lâm nghiệp từ trung ương tới địa phương chỉ thực hiện chức năng
quản lý nhà nước, còn quản lý sản xuất kinh doanh lâm nghiệp được giao cho
các doanh nghiệp lâm nghiệp.
Với cách phân chia như trên đã nhận định rõ ràng cơ quan quản lý nhà
nước của các cấp có thẩm quyền đối với rừng và đất lâm nghiệp và cơ quan
sản xuất kinh doanh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
có tính tự chủ và chịu trách nhiệm trong quá trình sản xuất kinh doanh từ đó
duy trì và phát triển được vốn rừng mà nhà nước giao cho.
1.2.1 Quản lý nhà nước về lâm nghiệp
Hệ thống quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở Việt Nam từ trung ương tới
địa phương được phân theo cơ cấu ba cấp như sau :
* Cấp Trung Ương :
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lâm nghiệp trong phạm vi

toàn quốc. Bộ Nông nghiêp và phát triển nông thôn (NN&PTNT), Bộ Tài
nguyên và môi trường (TN&MT) là các Bộ chuyên ngành giúp Thủ tướng
Chính phủ tổ chức quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Dưới Bộ có
các Cục, Vụ, Viện chuyên ngành để thực hiện từng chức năng riêng biệt theo
chức năng nhiệm vụ được phân công.
* Cấp Tỉnh:
Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
lâm nghiệp trong phạm vi địa phương mình quản lý. Sở NN&PTNT, Sở
TN&MT, là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên phạm vi toàn tỉnh.
* Cấp Huyện :
UBND huyện chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm
nghiệp trên địa bàn mình quản lý. Phòng Nông- Lâm nghiệp, phòng TN&MT,


10

hạt kiểm lâm, trạm khuyến nông- khuyến lâm là cơ quan giúp việc cho uỷ
ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên
địa bàn toàn huyện.
* Cấp Xã :
UBND xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa
bàn xã, ở các xã vùng đồi núi có diện tích lâm nghiệp chủ yếu có ban lâm
nghiệp xã là bộ phận giúp uỷ ban nhân dân xã thực hiện tổ chức quản lý nhà
nước về lâm nghiệp trên địa bàn toàn xã.
Quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp bao gồm các nội dung chủ
yếu như sau :
- Điều tra, xác định các loại rừng, phân định ranh giới các loại rừng, đất
lâm nghiệp trên bản đồ và thực địa đến đơn vị hành chính cấp xã, thống kê
theo dõi diễn biến rừng, biến động đất lâm nghiệp trên phạm vi cả nước và

từng địa phương.
- Lập quy hoạch kế hoạch bảo vệ phát triển rừng và sử dụng rừng, đất
lâm nghiệp trên phạm vi cả nước và trên từng địa phương.
- Giao, thuê, thu hồi rừng và đất lâm nghiệp.
- Đăng ký lập và quản lý sổ địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
- Kiểm tra, thanh tra và sử lý các vi phạm trong việc chấp hành luật
pháp, chính sách về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm
nghiệp.
- Quản lý nhà nước về nghề rừng: Xây dựng ban hành các chính sách
chế độ về quản lý bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng, sử dụng đất lâm nghiệp
từ đó khuyến khích các hoạt động kinh doanh mang tính nghề rừng. Giám sát,
điều tiết các tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện các chủ trương chính sách
về lâm nghiệp.[13]


11

1.2.2 Quản lý sản xuất kinh doanh lâm nghiệp
Quản lý sản xuất kinh doanh lâm nghiệp được thực hiện bởi hệ thống,
các doanh nghiệp lâm nghiệp, các trang trại, các hợp tác xã và hộ gia đình.
Trong hệ thống này các doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo với mục tiêu cơ
bản là thực hiện các hoạt động kinh doanh lâm nghiệp để thu lợi nhuận và
đảm bảo các mục tiêu khác về môi trường sinh thái và an ninh quốc phòng.
Hiện nay, các cơ sở sản xuất kinh doanh lâm nghiệp đang tồn tại dưới
các mô hình tổ chức sau đây:
* Mô hình thứ nhất: Doanh nghiệp lâm nghiệp kiểu Tổng công ty
nhà nước.
Đây là mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh lâm nghiệp được ra
đời sau khi có nghị định 90/CP và 91/CP của chính phủ về tổ chức các doanh

nghiệp nhà nước. Mô hình này thực hiện chức năng quản lý sản xuất kinh
doanh lâm nghiệp khép kín từ công đoạn xây dựng rừng đến khai thác, chế
biến và tiêu thụ sản phẩm.
Điển hình là tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam (VINAFOR) bao gồm
một số công ty Lâm nghiệp phân theo vùng lãnh thổ, mỗi công ty là một
doanh nghiệp nhà nước độc lập có một số lâm trường và xí nghiệp là thành
viên hạch toán phụ thuộc, ngoài ra còn có tổng công ty Giấy Việt Nam cũng
được tổ chức theo mô hình này.
* Mô hình thứ hai: Mô hình các doanh nghiệp lâm nghiệp độc lập.
Mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh này được phổ biến ở nước
ta cụ thể là các lâm trường, tuỳ từng hạng của doanh nghiệp có thể trực thuộc
uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ngoài ra
hiện nay đã xuất hiện một số doanh nghiệp lâm nghiệp thuộc thành phần kinh
tế ngoài quốc doanh, trong đó có một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài.


12

* Mô hình thứ ba :
Mô hình sản xuất kinh doanh quy mô trang trại và hộ gia đình. Đây là
mô hình được hình thành từ sau khi nhà nước ta áp dụng chính sách đổi mới
nền kinh tế, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đặc biệt là công
tác sản xuất kinh doanh lâm nghiệp. Nhà nước giao quỳên sử dụng đất lâu dài
cho các tổ chức và hộ gia đình để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp. Sau khi
áp dụng chính sách này, sản xuất kinh doanh ở quy mô trang trại và hộ gia
đình đã được phát triển rất mạnh mẽ và ngày càng đóng vai trò quan trọng
trong hệ thống sản xuất kinh doanh của nền lâm nghiệp.
1.3 Hiện trạng các lâm trường quốc doanh ở nước ta
1.3.1 Hệ thống quản lý, hiện trạng các lâm trường

Từ năm 2000 đến nay toàn quốc có 368 lâm trường quốc doanh được
phân bố trên 44 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Nhiệm vụ chủ yếu của
các lâm trường là sản xuất kinh doanh ngoài ra một số lâm trường còn thực
hiện thêm chức năng làm chủ dự án (dự án 327, chương trình 661). Để phát
triển lâm nghịêp trên địa bàn.Theo phân cấp quản lý: Có 328 lâm trường quốc
doanh do địa phương quản lý (chiếm tỉ lệ 89,1%) và có 40 lâm trường trực
thuộc các tổng công ty do trung ương quản lý (chiếm tỷ lệ 10,9%). Cụ thể có
mô hình hoá hệ thống quản lý lâm trường quốc doanh theo sơ đồ1.1
Theo số liệu kiểm kê tính đến năm 2000, diện tích đất lâm nghiệp do
các lâm trường quản lý, sử dụng 5.000.794 ha, trong đó diện tích có rừng tự
nhiên 2.988.941 ha (chiếm 67,2%), diện tích rừng trồng 534.580 ha (chiếm
12,0%), diện tích đất chưa có rừng 926.407 ha (chiếm 20,8%). Trong
4.449.928 ha đất lâm nghiệp có 104.979 ha đất rừng đặc dụng (chiếm 2,4%),
1.315.433 ha đất rừng phòng hộ (chiếm 29,5%) và 2.103.108 ha đất rừng sản
xuất (chiếm 47,3%). diện tích bình quân cho một lâm trường là 13.589ha,
tính đến năm 2002 mới có 34 tỉnh, thành phố cấp giấy chứng nhận quyền sử


13

dụng đất cho các lâm trường với diện tích là 1.250.369 ha (chiếm 25,2% diện
tích đất lâm trường được giao).

Chính Phủ

Bộ NN&PTNT

Bộ Công
Thương


Tổng Công ty
lâm nghiệp Việt
Nam

Tổng Công ty
giấy Việt Nam

Các Công ty lâm
nghiệp theo vùng

Các Công ty
nguyên liệu giấy

UBND
tỉnh

các

Lâm trường quốc doanh

Sơ đồ 1.1 Mô hình hệ thống quản lý lâm trường quốc doanh.
Về tài chính: Tổng số vốn của 368 lâm trường là 671.895 triệu đồng,
trong đó vốn cố định 428.849 triệu đồng chiếm tỷ trọng 63% vốn lưu động
222.363 triệu đồng chiếm tỷ trọng 30,09%. Bình quân vốn của 1 lâm trường là
1.226 triệu đồng trong đó vốn cố định có 1.165 triệu đồng, vốn lưu động có
604 triệu đồng. Vốn lưu động của các lâm trường trênh lệch nhau rất lớn, 49


14


lâm trường có vốn lưu động trên 1 tỷ đồng, 130 lâm trường vốn lưu động dưới
100 triệu đồng, 33 lâm trường vốn lưu động dưới 20 triệu đồng.
Tài sản cố định của các LTQD chủ yếu là cầu, đường, bến bãi thực
trạng phần tài sản này đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng hoặc đã chuyển
sang mục đích dân sinh chung của địa phương, không còn hoặc tham gia vào
hoạt động kinh doanh, một số còn lại ở dạng nhà cửa vật kiến trúc, phương
tiện vận tải chiếm khoảng 10-20% tổng giá trị tài sản cố định.
Về hiệu quả sản xuất kinh doanh: Tổng doanh thu một năm của 368 lâm
trường là 686.858 triệu đồng, bình quân doanh thu của một lâm trường là
1.866 triệu đồng; có 261 lâm trường (chiếm tỷ lệ 70,9%) nộp ngân sách Nhà
nước được 180.950 triệu đồng, bình quân một lâm trường nộp 693 triệu đồng;
có trên 200 lâm trường kinh doanh có lãi với số tiền là 4.661 triệu đồng
(chiếm tỷ lệ 58,4%), bình quân một lâm trường lãi 178 triệu đồng; có 113 lâm
trường không phát sinh lỗ lãi (chiếm 30,7%), còn lại khoãng 40 lâm trường
kinh doanh thua lỗ với số tiền là 2.144 triệu đồng (chiếm tỉ lệ 10,9%), bình
quân 1 lâm trường lỗ 53,6 triệu đồng.[12]
1.3.2 Những kết quả đạt được của lâm trường quốc doanh
Trong quá trình xây dựng và phát triển, nhất là khi thực hiện đường lối
đổi mới của đất nước các lâm trường quốc doanh đã có những chuyển biến
quan trọng cả về tổ chức quản lý, nội dung và phương thức hoạt động đã nâng
cao được hiệu quả của sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống người lao động.
Lâm trường quốc doanh đã đóng góp nhất định vào sự nghiệp phát triển kinh
tế xã hội trên nhiều địa bàn nông thôn miền núi.
- Nhiều lâm trường đã trở thành nòng cốt trong việc phát triển một số
hàng hoá lâm sản hình thành và phát triển vùng nguyên liệu, tạo tiền đề và là
cơ sở cho việc chế biến lâm sản.


15


- Một số lâm trường đã làm tốt vai trò trung tâm kinh tế kỹ thuật là bà
đỡ cho việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, cung cấp giống, cây trồng,
dịch vụ kỹ thuật, tiêu thụ, chế biến lâm sản cho toàn vùng.
- Nhiều lâm trường đã duy trì được đội ngũ cán bộ quản lý khoa học kỹ
thuật đây là nguồn nhân lực cán bộ bổ xung cho việc giải quyết thiếu cán bộ
khoa học kỹ thuật ở miền núi và vùng sâu.
- Nhiều lâm trường đã làm tốt công tác quản lý, bảo vệ xây dựng và
phát triển vốn rừng, đã có đóng góp rất lớn trong việc xây dựng kết cấu hạ
tầng ở địa phương từ đó làm thay đổi bộ mặt nông thôn vùng sâu, vùng xa,
vùng đồng bào dân tộc.
1.3.3 Những yếu kém tồn tại của các lâm trường
- Hiệu quả sử dụng đất đai còn thấp, quản lý đất đai tài nguyên rừng
còn nhiều yếu kém do công tác quy hoạch lâm trường chưa được cụ thể, chưa
phân chia được ba loại rừng giữa bản đồ và thực địa để làm cơ sở cho đầu tư,
tình trạng lấn chiếm đất đai giữa các hộ dân với lâm trường vẫn xảy ra nhiều
nơi. Sự phối kết hợp giữa lực lượng kiểm lâm với các lâm trường chưa được
chặt chẽ, cơ chế khoán rừng, đất cho các hộ chưa được rõ ràng.
- Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chậm được đổi mới
vẫn sử dụng giống cây cũ, giống đã thoái hoá vào việc gây trồng.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất, kỹ thuật của các
lâm trường quá thấp kém, điều kiện làm việc, địa hình phức tạp quá khó khăn
do vậy không có điều kiện áp dụng bằng cơ giới vào sản xuất mà hầu hết mới
chỉ dừng ở mức lao động thủ công trong sản xuất lâm nghiệp.
- Cơ sở công nghiệp chế biến còn lạc hậu, sản phẩm của lâm trường
chưa đa dạng, sản xuất mang tính chất tự cấp, tự túc, sản xuất kinh doanh đạt
hiệu quả thấp, số lâm trường làm ăn có lãi chưa nhiều, mức nộp ngân sách
hàng năm ít, công nợ phải trả còn lớn, không tương xứng với tiềm năng rừng
và đất lâm nghiệp được giao để quản lý sử dụng sản xuất.



×