Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Nghiên cứu xây dựng phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện lương sơn, tỉnh hòa bình giai đoạn 2014 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 0 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

NGUYỄN TRẦN QUỲNH

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH
TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN LƯƠNG SƠN,
TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2014 - 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

------------------------

NGUYỄN TRẦN QUỲNH

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH
TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN LƯƠNG SƠN,
TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2014 - 2020



Chuyên ngành: Lâm học
Mã Số: 60.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Nhâm

Hà Nội, 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng
tôi, chưa từng công bố. Kết quả nghiên cứu là trung thực. Tài liệu tham khảo
và số liệu thống kê trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, tháng 2 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Trần Quỳnh


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành quá trình học tập theo chương trình đào tạo Cao học
Lâm nghiệp khóa học 2011- 2014 của Trường Đại học Lâm nghiệp, được sự
đồng ý của khoa Sau Đại học tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng
phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Lương

Sơn, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2014-2020 ”
Sau một thời gian từ hình thành ý tưởng nghiên cứu, lập đề cương, triển
khai đề tài, xử lý nội nghiệp và viết báo cáo đến nay đề tài đã hoàn thành.
Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Vũ
Nhâm, người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, hướng dẫn, động viên tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin được gửi tới các thầy cô giáo trong khoa Lâm học, khoa
Sau đại học, cùng các quý thầy cô trong và ngoài trường Đại học Lâm nghiệp,
những người đã bồi dưỡng kiến thức, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu lời cảm ơn chân thành nhất.
Xin trân trọng cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Lương Sơn; các phòng,
ban, ngành đóng chân trên địa bàn huyện; Hạt Kiểm lâm huyện Lương Sơn;
UBND các xã- huyện Lương Sơn - tỉnh Hoà Bình; cùng bà con các dân tộc ở
địa phương - nơi tác giả đã đến thu thập số liệu để thực hiện luận văn.
Cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp, gia đình đã khuyến khích, giúp đỡ,
chia sẻ với tôi trong suốt quá trình học tập và làm đề tài.
Trong quá trình hoàn thành luận văn, mặc dù đã có nhiều cố gắng
nhưng do trình độ của bản thân còn hạn chế nên luận văn không thể tránh
khỏi có những khiếm khuyết nhất định. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo
của các thầy cô giáo, ý kiến phê bình, đóng góp của các bạn bè đồng nghiệp
để bản luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 2 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Trần Quỳnh


iii

MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các từ viết tắt................................................................................... vi
Danh mục các bảng ......................................................................................... vii
Danh mục các hình ......................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 3
1.1. Vị trí, vai trò và chức năng cấp huyện .................................................. 3
1.1.1. Vị trí vai trò cấp huyện trong hệ thống hành chính nhà nước ....... 3
1.1.2. Chức năng, quyền hạn cấp huyện .................................................. 4
1.2. Quy hoạch phát triển KT-XH cấp huyện và Quy hoạch vùng lãnh thổ6
1.2.1. Quy hoạch vùng lãnh thổ ở một số nước trên thế giới .................. 8
1.2.2. Quy hoạch vùng lãnh thổ ở Việt Nam ........................................ 12
1.3. Thảo luận ............................................................................................ 19
Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 21
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 21
2.2. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu ........................................ 21
2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 22
2.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 24
2.4.1. Phương pháp luận ....................................................................... 24
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu...................................................... 24
2.4.3. Phương pháp quy hoạch .............................................................. 26


iv


Chương 3. ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN HUYỆN LƯƠNG SƠN ....................... 27
3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 27
3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 27
3.1.3. Đất đai .......................................................................................... 30
3.1.4. Khí hậu thuỷ văn ........................................................................... 34
3.1.5. Các nguồn tài nguyên chủ yếu ..................................................... 36
3.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội ............................................................ 39
3.2.1. Dân số và nguồn lao động ............................................................ 39
3.2.2. Đặc điểm kinh tế ........................................................................... 40
3.2.3. Đời sống nhân dân ....................................................................... 43
3.2.4. Đặc điểm hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật – xã hội ....... 43
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 46
4.1. Một số cơ sở lý luận và thực tiễn của Quy hoạch tổng thể phát triển
KT-XH cấp huyện ...................................................................................... 46
4.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH cấp huyện nằm trong hệ
thống Quy hoạch vùng lãnh thổ.............................................................. 46
4.1.2. Những nhiệm vụ, đặc trưng và nguyên tắc của Quy hoạch tổng
thể phát triển KT-XH .............................................................................. 48
4.1.3. Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH có sự tham gia................ 49
4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững trong QH tổng thể phát triển KT-XH ... 50
4.2. Phân tích đánh giá các nguồn lực phát triển KT-XH huyện Lương Sơn ..... 52
4.2.1. Thuận lợi ...................................................................................... 52
4.2.2. Những hạn chế ............................................................................. 54
4.2.3. Cơ hội phát triển.......................................................................... 55
4.2.4. Những thách thức chủ yếu ........................................................... 56
4.3. Xác định quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ phát triển KT-XH huyện
Lương Sơn .................................................................................................. 57


v


4.3.1. Quan điể m phát triển .................................................................. 57
4.3.2. Mục tiêu phát triển ..................................................................... 58
4.3.3. Nhiê ̣m vụ phát triển .................................................................... 59
4.3.4. Các chỉ tiêu phát triể n KT-XH huyện Lương Sơn giai đoạn 2014- 2020 ........ 61
4.3.5. Các khâu đột phá ........................................................................ 62
4.3.6. Phương hướng tổ chức không gian lãnh thổ huyện Lương Sơn. 63
4.4. Đề xuất và lựa chọn phương án Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH
huyện Lương Sơn ....................................................................................... 74
4.4.1. Căn cứ xây dựng phương án ...................................................... 74
4.4.2. Các phương án và lựa chọn phương án ..................................... 76
4.5. Phương hướng quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực ............ 81
4.5.1. Phương hướng quy hoạch sử dụng đất....................................... 81
4.5.2. Phương hướng quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ............ 90
4.5.3. Phương hướng quy hoạch phát triển các lĩnh vực xã hội ........ 105
4.5.4. Phương hướng quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật.. 123
4.6. Đề xuất các giải pháp thực hiện phương án Quy hoạch và các dự án ưu tiên ...... 127
4.6.1. Những giải pháp huy động các nguồn lực tài chính ................ 127
4.6.2. Giải pháp phát triển các ngành kinh tế. ................................... 133
4.6.3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ..................................... 135
4.6.4. Giải pháp về khoa học, công nghệ và môi trường. .................. 136
4.6.5. Hợp tác phát triển với các huyện trong và ngoài tỉnh. ............ 137
4.6.6. Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch.................................... 137
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 142
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết Tắt

Viết đầy đủ

UBND

Ủy ban nhân dân

KT-XH

Kinh tế xã hội

KCN

Khu công nghiệp

CN-TTCN

Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

CN-XD

Công nghiệp xây dựng

CN

Công nghiệp


QH

Quy hoạch

QL

Quốc lộ

VLXD

Vật liệu xây dựng

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

GV

Giáo viên

MN

Mầm non

TH

Trung học

THCS


Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

GDTX

Giáo dục thường xuyên

GTSX

Giá trị sản xuất

TDTT

Thể dục thể thao

CT229

Chương trình 229

CSVC

Cơ sở vật chất

TYT

Trạm y tế


BVĐK

Bệnh viện đa khoa


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT

Trang

3.1

Tình hình biến động sử dụng đất huyện Lương Sơn 2010-2013

32

4.1

Các sản phẩ m công nghiêp̣ chủ yế u huyê ̣n Lương Sơn
Tăng trưởng giá trị sản xuất trên địa bàn Lương Sơn giai đoạn

53

4.2

77


2014– 2020
4.3

Tăng trưởng GTSX trên địa bàn Lương Sơn giai đoạn 2014- 2020

78

4.4

Tăng trưởng GTSX trên địa bàn Lương Sơn giai đoạn 2014-2020

78

4.5

Thu nhâ ̣p bin
̀ h quân đầ u người Lương Sơn đế n 2020

80

4.6

Diê ̣n tích,cơ cấ u các loa ̣i đấ t

81

4.7

Diê ̣n tích chuyển mu ̣c đích sử du ̣ng đấ t


83

4.8

Diê ̣n tích đấ t chưa sử du ̣ng đưa vào sử du ̣ng cho các mu ̣c đích

84

4.9

Phân bổ diêṇ tích các loa ̣i đấ t trong kỳ kế hoa ̣ch giai đoạn 1

85

(2014-2015)
4.10 Kế hoa ̣ch chuyể n mu ̣c đić h sử du ̣ng đấ t

86

4.11 Kế hoa ̣ch đưa đấ t chưa sử du ̣ng vào sử du ̣ng

87

4.12 Tăng trưởng giá tri ̣sản xuấ t ngành nông nghiêp̣ đế n 2020

91

4.13 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020


92

4.14 Dự báo số học sinh đến trường giai đoạn 2014-2020

107

4.15 Dự kiến quy mô và mạng lưới trường học các cấp học trên địa

107

bàn huyện
4.16 Hệ thống phòng học và số phòng học cần bổ sung đến năm 2020

108

4.17 Quy hoạch nhu cầu sử dụng đất cho các cấp học trên địa bàn huyện

108

4.18 Nhu cầu giáo viên các cấp học giai đoạn 2014-2020

111

4.19 Dự báo phát triển hệ thống y tế Lương Sơn đến năm 2020

116

4.20 Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư

128



viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình

TT

Trang

3.1 Bản đồ Hành chính huyện Lương Sơn

28

3.2 Bản đồ Hiện trạng sử dụng đất huyện Lương Sơn năm 2013

31

3.3 Bản đồ Hiện trạng KT-XH huyện Lương Sơn

45

4.1 Bản đồ Phân vùng KT-XH huyện Lương Sơn, Hòa Bình giai
đoạn 2014-2020
4.2 Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất huyện Lương Sơn đến năm 2020

65
88



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là sự thể hiện tầm nhìn và
bố trí chiến lược về mặt thời gian và không gian lãnh thổ nhằm chủ động đạt
được mục tiêu của chiến lược phát triển một cách có hiệu quả cao nhất. Quy
hoạch phát triển KT-XH là căn cứ để xây dựng các kế hoạch 5 năm và hàng
năm của địa phương, là cơ sở để phối hợp hoạt động giữa các ngành, các lĩnh
vực, các thành phần kinh tế trên địa bàn, khắc phục sự chồng chéo, phát huy
được thế mạnh của từng ngành, từng lĩnh vực, tạo ra sức mạnh tổng hợp của
địa phương trong phát triển KT-XH.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã
rất quan tâm đến công tác xây dựng quy hoạch nói chung và đặc biệt là quy
hoạch tổng thể phát triển KT-XH của Tỉnh và các huyện trên địa bàn Tỉnh.
Hiện nay Tỉnh Hòa Bình đang chuẩn bị hoàn tất văn bản Quy hoạch tổng thể
KT-XH đến năm 2020. Đồng thời với quá trình hoàn thiện quy hoạch Tỉnh,
và xây dựng phương án quy hoạch ngành, lĩnh vực, Tỉnh đang tổ chức triển
khai hướng dẫn các huyện tiến hành xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển
KT-XH đến năm 2020 nhằm đảm bảo cho sự phát triển của các địa phương.
Lương Sơn là một huyện miền núi thấp của tỉnh Hòa Bình, có nhiều
yếu tố tiềm năng cho phát triển kinh tế - xã hội: Nguồn lao động trẻ dồi dào,
người dân cần cù chịu khó, địa bàn tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và hệ thống
đường giao thông kết nối giữa Hà Nội, vùng Đồng Bằng Sông Hồng với Hòa
Bình và các tỉnh vùng Tây Bắc; trên địa bàn Huyện có nhiều loại khoáng sản
có giá trị kinh tế cao như đá vôi, đá xây dựng, đất sét, đá bazan, quặng đa
kim. Có nhiều tiềm năng phát triển các loại hình du lịch: Du lịch văn hóa, lịch
sử, sinh thái, hang động vv…
Mặc dù Lương Sơn là một huyện có những điều kiện thuận lợi để
phát triển KT-XH, nhưng Lương Sơn lại là huyện có quy mô nền kinh tế



2

còn nhỏ, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, việc quy hoạch các vùng kinh tế và
đô thị còn nhiều bất cập. Do đó, để góp phần vào việc phát huy lợi thế, khai
thác tiềm năng và đẩy nhanh tốc độ phát triển KT-XH theo hướng bền
vững và thực hiện chủ trương quy hoạch KT-XH cấp huyện của tỉnh Hòa
Bình tác giả thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng Phương án quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa
Bình giai đoạn 2014-2020 ”. Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện
Lương Sơn được nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện, một mặt chỉ ra
định hướng khai thác các tiềm năng thế mạnh thúc đẩy sự phát triển nhanh
mạnh, vững chắc về KT-XH của Huyện trong những năm tới, mặt khác góp
phần thúc đẩy phát triển KT-XH chung của tỉnh Hòa Bình theo đúng mục tiêu
định hướng đã đặt ra. Đây sẽ là căn cứ quan trọng để thực hiện sự phối hợp
hoạt động giữa các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Vị trí, vai trò và chức năng cấp huyện
1.1.1. Vị trí vai trò cấp huyện trong hệ thống hành chính nhà nước
Theo quy định của luật pháp Việt Nam, quận/huyện là một trong bốn
cấp hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, đồng thời
quận/huyện còn được tổ chức là một cấp chính quyền thuộc hệ thống chính
quyền địa phương, là cấp trên của xã/phường – chính quyền cơ sở và cấp dưới
của tỉnh/thành phố.

Về tổ chức không gian địa lý, huyện là địa bàn lãnh thổ với cư dân và
tổ chức xã hội, bao gồm diện tích tự nhiên và một lượng dân cư nhất định, tùy
thuộc vị trí, tính chất và điều kiện phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội. Về
hành chính, huyện là cơ quan chủ quản nhà nước địa phương quản lý một số
xã nhất định. Số lượng xã mỗi huyện không có chỉ tiêu thống nhất, tùy theo
đặc điểm và tính chất của từng khu vực quyết định hình thành huyện và địa
giới huyện thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Về tổ chức KT-XH, huyện là một phần lãnh thổ của tỉnh được phân
chia theo địa giới hành chính bao gồm đất đai, dân cư, hệ thống kết cấu hạ
tầng, đường giao thông, hệ thống cung cấp điện nước sinh hoạt, các điểm dân
cư tập trung nhiều tầng lớp làm ăn sinh sống dựa vào sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp, thương mại, dịch vụ…
Với hoạt động đa dạng, phức tạp trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội của
hàng vạn người trên một địa bàn lãnh thổ rộng đòi hỏi phải có sự quản lý,
điều hành của một tổ chức chính quyền, đó là cơ quan nhà nước cấp huyện.
Đơn vị hành chính của nước ta hiện nay được chia thành bốn cấp: Cấp
trung ương, cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cấp quận, huyện, thị xã
và thành phố thuộc tỉnh; cấp xã, phường, thị trấn. Trong mối quan hệ giữa các


4

cấp hành chính theo phân định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 1992, thì cấp huyện là một cấp trung gian có mối liên hệ
giữa cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương với cấp cơ sở là cấp
xã/phường.
Trong mối quan hệ ấy, đơn vị hành chính cấp huyện có vai trò rất quan
trọng, quyết định sự thành công hay thất bại trong việc thực hiện nhiệm vụ
của tỉnh và thành phố. Các hoạt động trong quản lí hành chính nhà nước ở
huyện sự lãnh đạo của cấp ủy đảng được thể hiện ở đường lối, chủ trương,

chính sách và các biện pháp lớn, đó là vấn đề quan trọng với tất cả lĩnh vực
trong đời sống xã hội có tầm chiến lược, tác động, ảnh hưởng lâu dài tới công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhưng những vấn đề về đường lối, chủ
trương, chính sách và các biện pháp lớn ấy chỉ trở thành hiện thực khi thông
qua hoạt động của hệ thống chính quyền cấp huyện là UBND, qua sự hưởng
ứng thực hiện của quần chúng nhân dân. Để quần chúng nhân dân hiểu rõ
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tự giác thực hiện
tất yếu phải thông qua quá trình tổ chức thực hiện trên phạm vi địa bàn hoạt
động của mỗi địa phương, cơ sở. Vì vậy, không thể thiếu vai trò trung gian
của cấp huyện.
1.1.2. Chức năng, quyền hạn cấp huyện
Theo Hiến pháp Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1992 và Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND năm 2003, chính quyền
địa phương ở nước ta được tổ chức làm ba cấp: Tỉnh – thành phố trực thuộc
trung ương, quận (huyện), phường (xã). Trong công cuộc đổi mới đất nước, tổ
chức chính quyền địa phương nói chung, chính quyền quận (huyện) nói riêng
có nhiều bước tiến quan trọng. Các cấp chính quyền đã tập trung vào chức
năng quản lí nhà nước bằng công quyền và pháp luật, quy hoạch và kế hoạch,
có sự kết hợp giữa điều tiết bằng chính sách với sử dụng các nguồn lực vật


5

chất nhất là nguồn lực về tài chính, tín dụng, kết cấu hạ tầng. Cơ sở pháp lí tổ
chức và hoạt động của chính quyền địa phương được quy định trong Pháp
lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của UBND ở mỗi cấp (25 - 6 - 1996).
UBND thực hiên sự kết hợp chặt chẽ các quá trình quản lí nhà nước cả về mặt
lãnh thổ và cả kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.
Ủy ban nhân dân huyện có chức năng, quyền hạn sau:
- Xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm trình hội đồng nhân

dân cùng cấp thông qua để trình UBND cấp tỉnh phê duyệt; tổ chức và kiểm
tra thực hiện kế hoạch đó. Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn,
dự toán thu, chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách
cấp mình, quyết toán ngân sách địa phương, lập dự toán điều chỉnh ngân sách
địa phương trong trường hợp cần thiết trình hội đồng nhân dân cùng cấp
quyết định và báo cáo UBND, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.
- Xây dựng và trình hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua các chương
trình khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ở địa
phương và tổ chức thực hiện các chương trình đó. Chỉ đạo UBND phường/xã
thực hiện biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, bảo
vệ rừng, trồng rừng và khai thác lâm sản, phát triển ngành, nghề đánh bắt,
nuôi trồng và chế biến thủy sản.
- Tham gia với ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trong việc xây dựng
quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.
- Tổ chức lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền quy hoạch
xây dựng phường, điểm dân cư nông thôn trên địa bàn, quản lý việc thực hiện
quy hoạch đã được duyệt.
- Xây dựng, phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch và kiểm
tra việc chấp hành qui định của nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ và
du lịch trên địa bàn quận/huyện. Kiểm tra việc thực hiện các qui tắc về an


6

toàn và vệ sinh hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn. Kiểm tra
việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ, du
lịch trên địa bàn.
- Xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hóa, giáo dục, thông
tin, thể dục thể thao, y tế, phát triển trên địa bàn quận/huyện và tổ chức thực
hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Thực hiện các biện pháp ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ sản
xuất vào đời sống nhân dân địa phương.
- Tổ chức phong trào quần chúng tham gia lực lượng vũ trang và quốc
phòng toàn dân, thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ quận/huyện,
quản lý lực lượng dự bị động viên, chỉ đạo việc xây dựng lực lượng dân quân
tự vệ, công tác huấn luyện dân quân tự vệ.
Như vậy, cấp huyện không chỉ thực hiện chức năng quản lý hành chính
nhà nước ở địa phương mà còn được pháp luật trao thẩm quyền cho chính
quyền trên các lĩnh vực hoạt động KT-XH, quốc phòng - an ninh.
1.2. Quy hoạch phát triển KT-XH cấp huyện và Quy hoạch vùng lãnh thổ
Theo từ điển tiếng Việt, xuất bản năm 1992, thì quy hoạch là việc “bố
trí, sắp xếp toàn bộ theo một trình tự hợp lý trong từng thời gian, làm cơ sở
cho việc lập kế hoạch dài hạn” .
Quy hoạch là sự phân bố và sắp xếp các hoạt động và các yếu tố sản
xuất, dịch vụ và đời sống trên một địa bàn lãnh thổ (quốc gia, vùng, tỉnh,
huyện…) cho một thời kỳ trung hạn, dài hạn (có chia các giai đoạn) để cụ thể
hóa chiến lược phát triển KT-XH trên lãnh thổ, theo thời gian và là cơ sở để
lập các kế hoạch phát triển. Phải dựa trên cơ sở tính toán và khai thác hợp lý,
khoa học, có hiệu quả cao các điều kiện thiên nhiên, kinh tế, xã hội, các yếu
tố của lực lượng toàn xã hội nhằm đạt mục tiêu chiến lược đề ra [19].
Chất lượng quy hoạch phụ thuộc vào công tác điều tra cơ bản, dự đoán


7

phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật và khả năng mở rộng sự hợp tác kinh tế
với nước ngoài.
Có các loại quy hoạch: Quy hoạch đô thị, quy hoạch vùng, quy hoạch
xây dựng, quy hoạch kinh tế…
Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện thuộc phạm trù quy hoạch

vùng lãnh thổ được giới hạn trong đơn vị hành chính cấp huyện. Vì quy hoạch
vùng lãnh thổ mang tính chất hành chính kinh tế [10].
Mục đích quy hoạch vùng lãnh thổ:
Quy hoạch vùng lãnh thổ nhằm xác định các biện pháp tổ chức lãnh thổ
và kinh tế, kỹ thuật để giải phóng và phát triển sức sản xuất, sử dụng hợp lý
và hiệu quả đất đai, tài nguyên thiên nhiên, lao động tăng cường cơ sở hạ
tầng, khai thác các nguồn lực trong địa phương để nâng cao hiệu quả sản xuất
của xã hội, đáp ứng với yêu cầu đời sống của mọi người trong xã hội, góp
phần xây dựng nông thôn mới và xã hội mới.
Nhiệm vụ của quy hoạch vùng lãnh thổ:
Xây dựng cơ cấu kinh tế đúng đắn để chuyên môn hóa sản xuất và phát
triển tổng hợp.
Bố trí cơ cấu đất đai phù hợp với cơ cấu kinh tế.
Xây dựng cơ sở hạ tầng (thủy lợi, giao thông, cơ khí, năng lượng, dịch
vụ sản xuất và đời sống). Tổ chức lao động, xây dựng và phát triển các ngành
phù hợp với lợi ích xã hội. Xây dựng các biện pháp bảo vệ môi trường.
Nguyên tắc của quy hoạch vùng lãnh thổ: Xây dựng nền kinh tế hàng
hóa phù hợp với nhu cầu xã hội và cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà
nước. Khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên đất, rừng và lao động một cách
có hiệu quả nhằm tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý, giải phóng và phát triển sức
sản xuất.
Trên cơ sở phát triển kinh tế, giải quyết yêu cầu nâng cao đời sống văn
hóa, vật chất và tinh thần của mọi người.


8

Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát
triển sản xuất và đời sống.
Xây dựng hệ thống các điểm dân cư, tạo điều kiện cho sự phát triển

đồng bộ về sản xuất, văn hóa đời sống tinh thần của nhân dân trong vùng.
Áp dụng các quy trình công nghệ tiên tiến, hiện đại các giải pháp tổ
chức lãnh thổ và kinh tế kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng
hiệu quả sản xuất xã hội.
Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa khai thác và sử dụng các nguồn tài
nguyên với việc bảo vệ môi trường sống.
Nội dung quy hoạch vùng lãnh thổ:
Điều tra đánh giá điều kiện cơ bản về tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Nội dung Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện.
+ Phân tích các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng trên các
mặt khó khăn, thuận lợi, tiềm năng và thách thức liên quan đến điều kiện cơ
bản, kỹ thuật và công nghệ.
+ Xác định phương hướng và mục tiêu cơ bản.
+ Bố trí cơ cấu sử dụng đất.
+ Xác định phương hướng, quy mô phát triển các ngành và các lĩnh vực.
+ Bố trí các cơ sở kết cấu hạ tầng.
+Tổ chức sử dụng lao động.
+ Tổ chức các khu dân cư.
+ Bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
+ Ước tính nhu cầu vốn đầu tư cho phương án.
+ Dự tính hiệu quả của phương án quy hoạch.
1.2.1. Quy hoạch vùng lãnh thổ ở một số nước trên thế giới
- Một số nước Châu Âu.
+ Liên Xô (cũ): Ở Liên xô, nghiên cứu tổ chức lãnh thổ (Quy hoạch)


9

thế hiện ở tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất cả nước và các
vùng vĩ mô, đây cũng là cơ sở cho nghiên cứu quy hoạch vùng (ray-on-naia

plan-nhia-rôpka). Nội dung quy hoạch vùng gắn với quy hoạch đất đai, thực
hiện trên qui mô một tỉnh, một tiểu vùng. Những tư liệu luận chứng kinh tế kỹ
thuật này được chấp nhận là cơ sở khoa học cho công tác xây dựng kế hoạch.
Sơ đồ quy hoạch vùng thể hiện cơ cấu kiến trúc - quy hoạch, bảo đảm các
điều kiện hợp lý cho sự phát triển sản xuất, dịch vụ, xây dựng đô thị, sử dụng
hợp lý điều kiện tự nhiên và bảo vệ môi trường [11]. Phương hướng phát triển
kinh tế - xã hội phải gắn được với phương hướng sử dụng đất.
Quy mô diện tích của bản quy hoạch vùng hành chính tỉnh (Liên Xô cũ)
giới hạn trong phạm vi 0,1 triệu km2. Các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp,
giao thông vận tải, xây dựng... được bố trí từ việc hình thành mạng lưới các
điểm dân cư đô thị và nông thôn, kéo theo là các dịch vụ đời sống, các khu
văn hóa - vui chơi giải trí, nơi an dưỡng trên cơ sở sử dụng hợp lý quỹ đất,
nguồn nước, môi trường... Từ đó mới tiến hành sơ đồ thiết kế mặt bằng tỷ lệ
1/100.000, bố trí các cơ sở kinh tế xã hội trên mặt bằng nhỏ hơn 0,1 triệu km2,
thể hiện việc sử dụng đất chi tiết cho khu hành chính, khu công nghiệp, nhà
hát, trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí, các khu dân cư, các vành đai
giao thông vận tải, cảng biển, sông, nhà ga đường sắt, hàng không, các vành
đai nông nghiệp, khu xanh, khu đệm, khu dự phòng, bảo vệ môi trường (bản
đồ tỷ lệ 1/25.000 - 1/50.000). Trên cơ sở bản thiết kế quy hoạch này tiến hành
quy hoạch các cụm công nghiệp, kế hoạch xây dựng mặt bằng thành phố,
vùng cây xanh (bản đồ tỷ lệ 1/1.000-1/25.000) [11].
+ Ở các nước phương Tây, các chương trình, dự án phát triển vùng đều
tiến hành dựa trên sơ đồ cơ cấu kiến trúc - quy hoạch vùng gắn với quy hoạch
sử dụng đất, dựa trên phương hướng mục tiêu phát triển (hay chiến lược) của
vùng vĩ mô [11].


10

Nội dung tổ chức lãnh thổ (organisation du territoire) ở nước Pháp là

chấn chỉnh lãnh thổ, chia cả nước thành 21 vùng, sau nâng lên thành 22 vùng,
95 tỉnh. Năm 1965 thành lập cơ quan chuyên trách về tổ chức lãnh thổ, lấy
mục tiêu cân bằng để chấn chỉnh lãnh thổ, khống chế dân số và ngành nghề
quá tập trung vào vùng Thủ đô Paris; sử dụng các biện pháp kinh tế và hành
chính để phát triển các vùng núi lạc hậu; chú trọng xây dựng đô thị mới, phát
triển du lịch và bảo vệ môi trường trên cơ sở các sơ đồ kiến trúc - quy hoạch
chi tiết tỉnh, thành phố [11].
Nghiên cứu phát triển vùng ở nước Anh thể hiện chủ yếu trong công tác
kế hoạch hóa vùng (Regional Planning), nhằm sử dụng hợp lý quỹ đất quốc
gia trong chính sách định vị công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và các đô thị;
giải quyết những vấn đề cơ cấu liên ngành, liên vùng, liên ngành - liên vùng,
xây dựng các phương án phân vùng vĩ mô (11 và 16 vùng); với các chính sách
can thiệp thúc đẩy các vùng mới, cải thiện các vùng đình đốn [11].
- Một số nước Châu Á:
+ Malaysia: Phát triển kinh tế lãnh thổ ở Malaysia được tiến hành mạnh
từ năm 1972, Quốc hội phê chuẩn thành lập 7 vùng; cùng với sự chỉ đạo của
Bộ Tài nguyên đất và Phát triển vùng ở Trung ương, mỗi vùng có cơ quan
phát triển vùng chỉ đạo trực tiếp các trọng điểm, soạn thảo chiến lược phát
triển kinh tế xã hội, đưa ra các quyết định ngân sách đảm bảo thực thi các dự
án như một động lực thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất, lưu thông phân phối
trong công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội,
gắn kết các đô thị lớn hình thành mạng lưới các cực tăng trưởng trong phát
triển vùng và các điểm dân cư ở các vùng biên giới [11].
+ Nhật Bản: Chương trình phát triển vùng ở Nhật Bản là một mục tiêu
trong kế hoạch toàn diện quốc gia, phải mang tính toàn diện, không chỉ vì
kinh tế xã hội, mà phải đảm bảo tiêu chuẩn sử dụng hiệu quả quỹ đất quốc


11


gia, tài nguyên nước, năng lượng, giao thông…Sau chiến tranh phải tập trung
vào những khu vực liền kề các thành phố lớn Tokyo - Osaka - Chibu, hình
thành vành đai Thái Bình Dương. Sau đó bố trí phân tán các công xưởng mới
ở ngoại vi các thành phố lân cận tạo thành các trung tâm công nghiệp mới,
khống chế đô thị lớn, chấn hưng địa phương theo loại hình phân tán nhiều
cực, khai thác các vùng định cư, nhằm phát triển cân đối toàn quốc. Phát triển
mạng lưới quốc gia có vai trò chiến lược trong gia tăng nguồn lực trên các
vùng chậm phát triển, kết hợp chính sách công nghệ với chính sách vùng.
Chiến lược được thực hiện bởi các sơ đồ kiến trúc - quy hoạch cụ thể [11].
+ Trung Quốc: Khoảng 300 năm trước công nguyên, nước Trung Hoa
đã mô tả đất, nước và sản vật các vùng trên bản đồ, lấy sản xuất nông nghiệp
là chính, xoay quanh các trung tâm là thành thị, có nhiều đường nhỏ chạy
ngang dọc, xung quanh là ruộng, vườn; ở thời kỳ đó đã tính đến bao nhiêu đất
có thể nuôi sống bao nhiêu người, xây dựng bao nhiêu thành thị thị trấn là
thích hợp. Sản vật đã mở rộng nhiều mặt hàng nông lâm thủy sản, khoáng
sản, thủ công nghiệp; thành phố được khảo sát tại những nút giao thông quan
trọng, đi lại thuận lợi, hàng hóa giao lưu xuất nhập phồn vinh... Những mô tả
và phân tích bố trí sản xuất và định cư đã phản ánh tư tưởng quy hoạch vùng,
tuy còn sơ lược.
Sau cách mạng công nghiệp, quy hoạch vùng là vấn đề kinh tế xã hội
đặt ra nhằm giải quyết mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp và mở rộng
thành thị. Chủ xí nghiệp tự lựa chọn vị trí vùng công nghiệp, tuyến đường
giao thông, vị trí vùng cảng.., gây nhiều lộn xộn và xung đột giữa sản xuất.
Dân số thành thị tăng nhanh, hình thành nhiều điểm dân cư, nẩy sinh mối
quan hệ giữa nội thị và ngoại ô, gắn với công trình giao thông, cấp nước, xử
lý nước thải, giáo dục, bệnh viện, khu nghỉ ngơi, khu bảo vệ tự nhiên, đòi hỏi
phải tiến hành điều hòa xây dựng và quản lý đất đai. Ngày nay những nội


12


dung này được hoàn thiện với tên gọi là Quy hoạch vùng với sơ đồ “kiến trúc
- quy hoạch”.
Năm 1956, Ủy ban xây dựng Quốc gia Trung Quốc thành lập Cục Quản
lý quy hoạch vùng và quy hoạch thành thị, đến 1958 - 1960 nhiều tỉnh đã xây
dựng tổng sơ đồ và sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất và sơ đồ
quy hoạch vùng với sự giúp đỡ của đoàn cố vấn Liên Xô.
Sau năm 1985, do sự thúc đẩy của công tác quy hoạch lãnh thổ quốc
gia, lấy chấn chỉnh khai thác tổng hợp làm quy hoạch phát triển vùng các cấp,
triển khai toàn diện trong phạm vi cả nước. Theo nhận xét của các nhà khoa
học Trung Quốc thì hiện nay quy hoạch vùng của nước này còn chưa hoàn
toàn thoát khỏi sự trói buộc bởi tư tưởng của thể chế kinh tế cũ, còn mang
màu sắc kế hoạch và mệnh lệnh, phương án quy hoạch, chiến lược vĩ mô quá
nhiều mà tính hiện thực khả thi kém, do sự kết hợp phân tích định tính và
nghiên cứu định lượng chưa đầy đủ, đề xuất các chính sách còn ít. Để khắc
phục những yếu kém, Trung Quốc đã đưa quy hoạch vào quỹ đạo lập pháp
pháp chế thay cho kế hoạch [10].
1.2.2. Quy hoạch vùng lãnh thổ ở Việt Nam
Từ “quy hoạch” được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc khi giúp ta
xây dựng khu công nghiệp Việt Trì, khu gang thép Thái Nguyên trong những
năm 50 - 60 của thế kỷ trước; sau đó quy hoạch vùng lúa Đồng Bằng Sông
Hồng, vùng bò sữa Ba Vì... Trong khi đó, ở miền Nam sử dụng từ hoạch định
từ khi có khu công nghiệp Biên Hòa [10].
Về góc độ lãnh thổ, trong những năm 70, được sự giúp đỡ của Liên Xô,
để phân biệt với nội dung quy hoạch vùng thuộc phạm vi xây dựng cơ bản
như đã nêu ở trên, Nhà nước đã triển khai lập Tổng sơ đồ phát triển và phân
bố lực lượng sản xuất cho cả nước, sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản
xuất cho các ngành, các vùng vĩ mô và các tỉnh... Nhưng sau khi Liên Xô tan



13

rã, đến năm 2000 chương trình này kết thúc. Từ đó đến nay công tác nghiên
cứu lãnh thổ được gọi là quy hoạch tổng thể KT-XH vùng và tỉnh, làm cở sở
khoa học cho việc soạn thảo kế hoạch thuộc sự chỉ đạo của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, còn nhiệm vụ quy hoạch vùng như cơ cấu kiến trúc - quy hoạch trước
đây thuộc sự chỉ đạo của Bộ Xây dựng thì nay chuyển đổi với tên gọi là quy
hoạch đô thị và nông thôn; đương nhiên vẫn phải dựa vào bản cơ cấu kiến
trúc - quy hoạch và phương hướng mục tiêu của quy hoạch tổng thể KT-XH
vùng [10].
Cho đến nay, các cấp quản lý lãnh thổ bao gồm các đơn vị hành chính:
Từ toàn quốc tới Tỉnh (Thành phố trực thuộc trung ương), huyện (thành phố
thuộc tỉnh, thị xã, quận) và xã (phường). Để phát triển mỗi đơn vị đều phải xây
dựng phương án quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH, quy hoạch phát triển
các ngành sản xuất và quy hoạch dân cư, phát triển văn hóa, xã hội...[11].
Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH là một khâu quan trọng trong
toàn bộ quy trình kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân. Quy hoạch phải gắn với
chiến lược phát triển KT-XH [2] và làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch
thực hiện.
Quy hoạch ngành và quy hoạch huyện, tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương phải căn cứ vào Chiến lược và định hướng quy hoạch tổng thể
phát triển KT-XH của vùng. Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH phải được
làm trước, tất cả các quy hoạch chi tiết như quy hoạch xây dựng hay quy
hoạch mặt bằng, quy hoạch vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi, quy hoạch
khu công nghiệp... Phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể.
Quy hoạch tống thể phát triển KT-XH tỉnh dựa trên chiến lược phát
triển của tỉnh và của Trung ương. Từ quy hoạch chiến lược phát triển của tỉnh,
vùng, Trung ương mới tiến hành nghiên cứu và xây dựng quy hoạch tổng thể
phát triển KT-XH của tỉnh. Như vậy, quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH



14

chính là sự cụ thể hoá của chiến lược phát triển [11].
Quy hoạch chiến lược phát triển KT-XH tỉnh như là kim chỉ nam cho
quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh, để từ đó tỉnh đề xuất và xây dựng
các phương án quy hoạch cho các ngành nghề và các lĩnh vực. Như vậy, mục
tiêu tổng quát của quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh một phần thể
hiện chiến lược phát triển KT-XH tỉnh .
Những căn cứ xác định quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh:
Chiến lược phát triển KT-XH của cả nước.
Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH cả nước.
Các nghị quyết, quyết định về chủ trương phát triển của Đảng, Quốc
hội và Chính phủ.
Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh và các chủ trương phát triển KT-XH
của Đảng bộ tỉnh.
Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của vùng.
Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực (cấp quốc gia).
Quy hoạch xây dựng, đô thị và quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia liên
quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quy hoạch xây dựng, đô thị và quy hoạch sử dụng đất của tỉnh giai
đoạn trước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Các kết quả điều tra cơ bản, khảo sát và hệ thống số liệu, tài liệu liên
quan [5].
Những căn cứ xác định quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của huyện:
Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của vùng.
Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện và các chủ trương phát triển KT-XH
của Đảng bộ huyện.
Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh.
Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực (cấp tỉnh).



15

Quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh liên quan đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn trước
đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Hệ thống số liệu thống kê, các kết quả điều tra, khảo sát, các số liệu, tài
liệu liên quan và dự báo trong tỉnh, huyện và các huyện lân cận [5].
Quy hoạch vùng chuyên canh.
Trong quá trình xây dựng nền kinh tế, đã quy hoạch các vùng chuyên
canh lúa ở đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, các vùng rau
thực phẩm cho các thành phố lớn, các vùng cây công nghiệp ngắn ngày (hàng
năm): Vùng bông Thuận Hải, vùng đay Hưng Yên, vùng thuốc lá Quảng An Cao Bằng, Ba Vì - Hà Tây, Hữu Lũng - Lạng Sơn, Nho Quan - Ninh Bình,
vùng mía Vạn Điểm, Việt Trì, Sông Lam, Quảng Ngãi... Các vùng cây công
nghiệp dài ngày (lâu năm): Vùng cao su Sông Bé, Đồng Nai, Buôn Hồ - Đắc
Lắc, Chư Pả - Gia Lai Kon Tum, vùng cà phê Krông Búc, Krông Bách - Đắc
Lắk, Chư Pả, Ninh Đức - Gia Lai, Kon Tum (hợp tác với Liên Xô trước đây,
Cộng hoà dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Bungari), vùng chè ở Lai Châu, Lào cai,
Sơn La, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Lâm Đồng, Gia Lai
Kom Tum, vùng dâu tằm Bảo Lộc - Lâm Đồng...[10]
Quy hoạch vùng chuyên canh đã có tác dụng:
Xác định phương hướng sản xuất, chỉ ra những vùng chuyên môn hoá
và những vùng có khả năng hợp tác kinh tế.
Xác định và chọn những vùng trọng điểm giúp Nhà nước tập trung đầu
tư vốn đúng đắn.
Xây dựng được cơ cấu sản xuất, các chỉ tiêu sản xuất sản phẩm và sản
phẩm hàng hoá của vùng, yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ
sản xuất, nhu cầu lao động.



×