Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Nâng cao năng lực ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn tại ngân hàng chính sách xã hội huyện vĩnh linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 134 trang )



́H

U

LÊ VĨNH TRƯỜNG

Ế

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

̣I H

O

̣C

K

IN

H

NÂNG CAO NĂNG LỰC BAN QUẢN LÝ
TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN VĨNH LINH

Đ


A

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

HUẾ, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

́H

U

Ế

LÊ VĨNH TRƯỜNG

K

IN

H



NÂNG CAO NĂNG LỰC BAN QUẢN LÝ
TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN VĨNH LINH


̣I H

O

̣C

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60 34 01 02

Đ
A

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. BÙI DŨNG THỂ

HUẾ, 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi
và không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một
học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông

́H


U

Ế

tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



Tác giả luận văn

i

LÊ VĨNH TRƯỜNG



LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn tới
tất cả các cơ quan và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Quý thầy, cô giáo và các cán bộ công
chức Phòng Sau đại học Trường Đại học Kinh tế Huế đã giúp đỡ tôi về mọi mặt

Ế

trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

U

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Bùi

́H

Dũng Thể - Trưởng Phòng Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Kinh tế Huế,



người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình tôi trong suốt thời gian nghiên cứu để
hoàn thành luận văn này.

H

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các phòng ban của Chi nhánh

IN


Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị, phòng giao dịch Ngân hàng chính
sách xã hội huyện Vĩnh Linh đã tin tưởng cử tôi tham gia khoá học MBA và tạo

K

mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành chương trình học cũng như quá trình thu

̣C

thập dữ liệu cho luận văn này.

O

Cuối cùng, xin cảm ơn người thân, đồng nghiệp, bạn bè đã góp ý cho tôi

̣I H

trong quá trình thực hiện luận văn.

Đ
A

Xin chân thành cảm ơn.

Tác giả luận văn

LÊ VĨNH TRƯỜNG

ii



TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: LÊ VĨNH TRƯỜNG
Chuyên ngành:Quản trị kinh doanh, Niên khóa: 2014 - 2016
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. BÙI DŨNG THỂ
Tên đề tài: NÂNG CAO NĂNG LỰC BAN QUẢN LÝ TỔ TIẾT KIỆM VÀ
VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN VĨNH LINH
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm qua, nhờ hệ thống các tổ TK&VV ở các thôn bản mà nhiều hộ

U

Ế

dân đã thuận lợi tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, bên
cạnh những điển hình về cách làm hay, hiệu quả tốt thì tại địa bàn huyện Vĩnh Linh

́H

vẫn còn một số tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động chưa thật sự hiệu quả, làm ảnh



hưởng đến lợi ích của nhân dân. Tại một số nơi, ban quản lý tổ hoạt động mang tính
hình thức, không tích cực đôn đốc hộ vay trả nợ và thu lãi, thậm chí có tổ trưởng

H

lạm quyền trong việc bình xét cho vay, thu nợ, thu lãi, gây mất uy tín cũng như lòng


IN

tin của người dân. Qua tìm hiểu được biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do
tổ trưởng chưa thực hiện tốt nghĩa vụ ủy thác, ban quản lý tổ còn hạn chế về năng

K

lực quản lý. Làm thế nào để nâng cao năng lực của ban quản lý tổ tổ TK&VV là câu
hỏi khiến các nhà quản trị luôn phải suy ngẫm và tìm các giải pháp tối ưu. Vì vậy,

̣C

đề tài: “Nâng cao năng lực ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn tại Ngân hàng

O

chính sách xã hội huyện Vĩnh Linh” được chọn làm luận văn thạc sỹ của tôi.

̣I H

2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp thu thập số liệu; tổng hợp và xử lý số

Đ
A

liệu; phân tích nhân tố, hồi quy tương quan, kiểm định ANOVA.
3. Kết quả nghiên cứu và đóng góp luận văn
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực, năng lực


của ban quản lý tổ TK&VV tại ngân hàng chính sách xã hội; Phân tích, đánh giá
thực trạng năng lực của ban quản lý tổ TK&VV. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao
năng lực ban quản lý tổ TK&VV tại Ngân hàng CSXH huyện Vĩnh Linh trong thời
gian đến.

iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ ............................... iii
MỤC LỤC.................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU .....................................................................................ix

Ế

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ...................................................................................xi

́H

U

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................... 1




2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................................ 2
2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................2

H

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................................. 2

IN

3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3

K

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 3

̣C

4.1. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu .........................................................3

O

4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ...........................................................4
4.3. Phương pháp phân tích ....................................................................................4

̣I H

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN ...................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG


Đ
A

LỰC CỦA BAN QUẢN LÝ TỔ TIẾT KIỆM VAY VỐN CỦA NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI............................................................................................6
1.1. TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN TRONG MÔ HÌNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN
HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI............................................................................................. 6
1.1.1. Ngân hàng chính sách xã hội ........................................................................6
1.1.2. Mô hình hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội...................................8
1.1.3. Chức năng nhiệm vụ của ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn...................13
1.2. NĂNG LỰC CỦA BAN QUẢN LÝ TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN ..................17
1.2.1. Khái niệm về năng lực ................................................................................17
1.2.2. Yêu cầu về năng lực của ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn ...................18
iv


1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực của ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn....19
1.2.3.1. Các chỉ tiêu định tính........................................................................................19
1.2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng ....................................................................................20
1.2.4. Các yếu tố cấu thành năng lực và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của
ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn ..........................................................................22
1.2.4.1. Các yếu tố cấu thành năng lực ......................................................................... 22
1.2.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn. 23

Ế

1.3. NÂNG CAO NĂNG LỰC BAN QUẢN LÝ TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN... 26
1.3.1. Một số biện pháp thường được áp dụng để nâng cao năng lực ban quản lý


U

tổ tiết kiệm và vay vốn ..............................................................................................26
1.3.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn........27

́H

1.3.2.1. Kinh nghiệm của một số Ngân hàng CSXH trên thế giới .............................27



1.3.2.2. Kinh nghiệm của một số phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội ở
Việt Nam .................................................................................................................................. 30
1.3.2.3. Bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cho BQL tổ tiết kiệm vay vốn . 33

H

TÓM TẮT CHƯƠNG 1..........................................................................................34

IN

CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA BAN QUẢN LÝ
TỔ TIẾT KIỆM VAY VỐN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

̣C

K

HUYỆN VĨNH LINH..............................................................................................35
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH QUẢNG TRỊ VÀ


O

CHI NHÁNH HUYỆN VĨNH LINH ...................................................................................35

̣I H

2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị ......................35
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động .....................................................36
2.1.3. Ngân hàng chính sách xã hội huyện Vĩnh Linh..........................................38

Đ
A

2.1.4. Tình hình hoạt động NHCSXH huyện Vĩnh Linh ......................................38
2.1.4.1. Nguồn vốn......................................................................................................... 38
2.1.4.2. Hoạt động tín dụng .........................................................................................39
2.1.4.3. Kết quả hoạt động của NHCSXH huyện Vĩnh Linh ..............................41

2.2. TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
VĨNH LINH.............................................................................................................................42
2.2.1. Thông tin đội ngũ Ban quản lý Tổ TK&VV ..............................................42
2.2.2. Tình hình hoạt động của Tổ TK&VV ........................................................46
2.2.3. Dư nợ bình quân .........................................................................................47
v


2.2.4. Tỷ lệ nộp lãi bình quân ...............................................................................48
2.2.5. Tỷ lệ nợ quá hạn .........................................................................................50
2.2.6. Tỷ lệ thành viên gửi tiết kiệm.....................................................................51

2.2.7. Kết quả xếp loại tổ tiết kiệm và vay vốn ....................................................52
2.3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CỦA BAN QUẢN LÝ TỔ
TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN ................................................................................................. 53
2.3.1. Thông tin chung về mẫu điều tra ................................................................53

Ế

2.3.1.1. Thông tin về thành viên Ban quản lý tổ TK &VV khảo sát ..........................53
2.3.1.2. Thông tin về cán bộ ngân hàng, cán bộ xã và tổ viên khảo sát.................54

U

2.3.2. Kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha .............................................55
2.3.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA).............................................................55

́H

2.3.4. Tự đánh giá năng lực của thành viên ban quản lý tổ TK&VV …………..60



2.3.5. Đánh giá của cán bộ ngân hàng, cán bộ xã và tổ viên về năng lực ban quản
lý tổ TK&VV ............................................................................................................63
2.3.5.1. Đánh giá về kỹ năng chuyên môn ................................................................... 63

H

2.3.5.2. Đánh giá về kỹ năng chung.............................................................................. 65

IN


2.3.5.3. Đánh giá về kỹ năng cá nhân........................................................................... 66

K

2.3.5.4. Đánh giá về yếu tố hiểu biết............................................................................. 68
2.3.5.5. Đánh giá về yếu tố giao tiếp............................................................................. 69

̣C

2.3.5.6. Đánh giá về yếu tố làm việc nhóm.................................................................. 70

O

2.3.5.7. Đánh giá về yếu tố phẩm chất cá nhân............................................................72

̣I H

2.3.6. Phân tích hồi quy ........................................................................................73
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ
BAN QUẢN LÝ TỔ TK&VV TẠI NHCSXH HUYỆN VĨNH LINH ...........................77

Đ
A

2.4.1. Kết quả đạt được.........................................................................................77
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân.............................................................................79

TÓM TẮT CHƯƠNG 2..........................................................................................81
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA BAN QUẢN LÝ TỔ

TIẾT KIỆM VAY VỐN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN
VĨNH LINH .............................................................................................................82
3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.....................................................................................82
3.1.1. Định hướng nâng cao chất lượng hoạt động của tổ tiết kiệm vay vốn .......82
3.1.2. Mục tiêu nâng cao năng lực hoạt động của tổ tiết kiệm vay vốn ...............82
vi


3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát............................................................................................82
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................................. 82
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA BAN QUẢN LÝ TỔ TIẾT KIỆM
VAY VỐN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN VĨNH LINH ......83
3.2.1. Nhóm giải pháp chung................................................................................83
3.2.1.1. Kiện toàn và sắp xếp lại các tổ TK&VV ........................................................83
3.2.1.2. Nâng cao năng lực của Ban quản lý tổ TK&VV............................................ 84

Ế

3.2.1.3. Nâng cao chất lượng sinh hoạt và tăng tính cộng đồng tương trợ của các
thành viên trong tổ TK&VV................................................................................................... 85

U

3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực của ban quản lý Tổ TK&VV ...85
3.2.2.1. Giải pháp xuất phát từ yếu tố làm việc nhóm .................................................85

́H

3.2.2.2. Giải pháp xuất phát từ kỹ năng chuyên môn ..................................................86




3.2.2.3. Giải pháp xuất phát từ phẩm chất cá nhân ......................................................87
3.2.2.4. Giải pháp xuất phát từ kỹ năng cá nhân..........................................................88
3.2.2.5. Giải pháp xuất phát từ kỹ năng chung.............................................................90

H

3.2.2.6. Giải pháp xuất phát từ sự hiểu biết .................................................................. 91

IN

3.2.2.7. Giải pháp xuất phát từ kỹ năng giao tiếp.........................................................91

K

3.2.3. Nhóm giải pháp điều kiện...........................................................................92
3.2.3.1. Nâng cao nhận thức đúng đắn về trách nhiệm cá nhân.................................. 92

̣C

3.2.3.2. Chú trọng công tác đào tạo, tập huấn để không ngừng nâng cao trình độ năng

O

lực của Ban quản lý tổ TK&VV.............................................................................................93

̣I H

3.2.3.3. Hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động tổ TK&VV....................94


Đ
A

TÓM TẮT CHƯƠNG 3..........................................................................................94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................96
1. KẾT LUẬN .........................................................................................................................96
2. KIẾN NGHỊ.........................................................................................................................97
2.2.1. Đối với NHCSXH Việt Nam ......................................................................97
2.2.2. Đối với Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp tỉnh, huyện............................97
2.2.3. Đối với tổ chức chính trị xã hội làm ủy thác ..............................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................99
PHỤ LỤC ...............................................................................................................101

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Diễn giải

BĐD

Ban đại diện

2.

BQ


Bình quân

3.

BQL

Ban quản lý

4.

CN

Công nghiệp

5.

CSXH

Chính sách xã hội

6.

GTSX

Giá trị sản xuất

7.

HCCB


Hội cựu chiến binh

8.

HĐQT

Hội đồng quản trị

9.

HND

Hội nông dân

10.

HPN

Hội phụ nữ

11.

HTX

12.

KHKT

13.


NN&PTNT

14.

NHCSXH

15.

NHPVNg

Ngân hàng phục vụ người nghèo

TDND

Tín dụng nhân dân

U

́H



IN

Hợp tác xã

K

Khoa học kỹ thuật


̣C

O

̣I H

16.

Ế

1.

H

STT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Ngân hàng Chính sách xã hội

TK&VV

Tiết kiệm vay vốn

18.

TNCS

Thanh niên cộng sản


19.

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

20.

UBND

Ủy ban nhân dân

21.

WB

Ngân hàng thế giới

22.

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

Đ
A

17.

viii



DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1: Tổng hợp tình hình nguồn vốn giai đoạn 2013 - 2015 .............................39
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ của NHCSXH huyện Vĩnh Linh qua 3 năm 2013-201540
Bảng 2.3: Tình hình dư nợ ủy thác các tổ chức hội của NHCSXH huyện Vĩnh Linh
qua 3 năm 2013-2015 ...............................................................................................40
Bảng 2.4: Tổng hợp tình hình dư nợ của từng tổ chức hội của NHCSXH huyện

Ế

Vĩnh Linh qua 3 năm 2013-2015 .............................................................................41

U

Bảng 2.5: Tổng hợp tình hình cho vay của NHCSXH huyện Vĩnh Linh qua 3 năm

́H

2013-2015 .................................................................................................................42



Bảng 2.6: Thông tin về ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn của NHCSXH huyện

Vĩnh Linh qua 3 năm 2013-2015 ..............................................................................43

H

Bảng 2.7: Tổng hợp số tổ tiết kiệm vay vốn và số hộ vay của NHCSXH huyện Vĩnh

IN

Linh qua 3 năm 2013-2015 .......................................................................................46
Bảng 2.8: Số thành viên bình quân trên tổ tiết kiệm và vay vốn theo đơn vị ủy thác

K

tại NHCSXH huyện Vĩnh Linh qua 3 năm 2013-2015 ..........................................47

̣C

Bảng 2.9: Dư nợ bình quân trên tổ tiết kiệm và vay vốn tại NHCSXH huyện Vĩnh

O

Linh qua 3 năm 2013-2015 .......................................................................................48

̣I H

Bảng 2.10: Tỷ lệ nộp lãi bình quân của tổ tiết kiệm và vay vốn tại NHCSXH huyện
Vĩnh Linh qua 3 năm 2013-2015 ............................................................................49

Đ
A


Bảng 2.11: Tỷ lệ nợ quá hạn bình quân thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn tại
NHCSXH huyện Vĩnh Linh qua 3 năm 2013-2015 ...............................................50
Bảng 2.12: Tỷ lệ thành viên gửi tiết kiệm thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn tại
NHCSXH huyện Vĩnh Linh qua 3 năm 2013-2015 ...............................................51
Bảng 2.13: Kết quả xếp loại tổ tiết kiệm và vay vốn tại NHCSXH huyện Vĩnh Linh
qua 3 năm 2013-2015................................................................................................52
Bảng 2.14: Thông tin về thành viên Ban quản lý tổ TK &VV khảo sát...................53
Bảng 2.15: Thông tin về cán bộ ngân hàng, cán bộ xã và tổ viên khảo sát ..............54
Bảng 2.16: Kiểm định KMO and Bartlett's Test.......................................................56
ix


Bảng 2.17: Tổng hợp ý kiến đánh giá của thành viên Ban quản lý Tổ TK & VV ...61
Bảng 2.18: Tổng hợp ý kiến đánh giá về kỹ năng chuyên môn................................64
Bảng 2.19: Tổng hợp ý kiến đánh giá về kỹ năng chung..........................................66
Bảng 2.20: Tổng hợp ý kiến đánh giá về kỹ năng cá nhân .......................................67
Bảng 2.21: Tổng hợp ý kiến đánh giá về yếu tố hiểu biết ........................................68
Bảng 2.22: Tổng hợp ý kiến đánh giá về yếu tố giao tiếp ........................................69
Bảng 2.23: Tổng hợp ý kiến đánh giá về yếu tố làm việc nhóm ..............................70

Ế

Bảng 2.24: Tổng hợp ý kiến đánh giá về yếu tố phẩm chất cá nhân ........................72

U

Bảng 2.25: Mô hình tóm tắt sử dụng phương pháp Enter.........................................74

Đ

A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H

Bảng 2.26: Kết quả phân tích hồi quy.......................................................................74

x


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Số hiệu sơ đồ, hình

Tên sơ đồ, hình

Trang


Sơ đồ 1.1: Quy trình cho vay đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội ...........12
Hình 1.1: Các yếu tố cấu thành năng lực ..................................................................22

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H

U

Ế

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức NHCSXH tỉnh Quảng Trị .........................................................37

xi



MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, tín dụng chính sách do Ngân hàng Chính sách Xã hội
Việt Nam thực hiện được đánh giá là một giải pháp sáng tạo, mang đậm tính nhân
văn sâu sắc và phù hợp với thực tiễn xã hội Việt Nam; đồng thời, góp phần quan
trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương chính sách, mục tiêu nhiệm vụ mà Đảng

Ế

và Nhà nước đã đề ra về giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực cũng

U

như đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội. Trên địa

́H

bàn huyện Vĩnh Linh, sau 12 năm hoạt động, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính



sách xã hội (CSXH) huyện đã không ngừng mở rộng quy mô tín dụng. Đặc biệt,
Phòng giao dịch đã kịp thời chuyển tải dòng vốn ưu đãi từ 10 chương trình tín dụng

H

đến các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Và

IN


dòng vốn này đã trở thành công cụ đắc lực trong xóa đói giảm nghèo, giúp nhiều hộ
cải thiện cuộc sống ngay trên mảnh đất quê hương mình.

K

Là một kênh vốn rất quan trọng và mang tính chính trị-xã hội rất cao, hầu hết

̣C

các hộ nghèo và hộ gia đình chính sách nếu có nhu cầu vay vốn đều được Ngân

O

hàng tạo điều kiện thuận lợi, xem xét cho vay. Hoạt động cho vay của Phòng giao

̣I H

dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Linh chủ yếu được ủy thác qua các
cấp hội đoàn thể ở 22 xã, thị trấn cùng với 280 tổ tiết kiệm và vay vốn đã giúp cho

Đ
A

đồng vốn ưu đãi đến với người dân mọi nơi mọi lúc.
Những năm qua, nhờ hệ thống các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) ở các

thôn bản mà nhiều hộ dân đã thuận lợi tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển
kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những điển hình về cách làm hay, hiệu quả tốt thì tại
địa bàn huyện Vĩnh Linh vẫn còn một số tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động chưa

thật sự hiệu quả, làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhân dân.
Tại một số nơi, ban quản lý tổ hoạt động mang tính hình thức, không tích cực
đôn đốc hộ vay trả nợ và thu lãi, thậm chí có tổ trưởng lạm quyền trong việc bình
xét cho vay, thu nợ, thu lãi, gây mất uy tín cũng như lòng tin của người dân. Qua
1


tìm hiểu được biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do tổ trưởng chưa thực
hiện tốt nghĩa vụ ủy thác, ban quản lý tổ còn hạn chế về năng lực quản lý. Vì vậy,
làm thế nào để nâng cao tinh thần trách nhiệm, trình độ quản lý cũng như lòng tâm
huyết của ban quản lý tổ tiết kiệm vay vốn là câu hỏi khiến các nhà quản trị luôn
phải suy ngẫm và tìm các giải pháp tối ưu.
Xuất phát từ thực trạng đó, đề tài: “Nâng cao năng lực ban quản lý tổ tiết
kiệm và vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Vĩnh Linh” được chọn

Ế

làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.

U

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

́H

2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng năng lực ban quản lý tổ tiết kiệm




và vay vốn tại Ngân hàng CSXH huyện Vĩnh Linh trong thời gian qua, trên cơ sở
đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực của ban quản lý tổ tiết kiệm và vay

H

vốn tại Ngân hàng CSXH huyện Vĩnh Linh trong thời gian đến.

IN

2.2. Mục tiêu cụ thể

K

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực, năng lực của ban quản
lý tổ tiết kiệm và vay vốn tại ngân hàng chính sách xã hội

O

̣C

- Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực của ban quản lý tổ tiết kiệm và vay

̣I H

vốn tại ngân hàng chính sách xã hội tại Ngân hàng CSXH huyện Vĩnh Linh.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực ban quản lý tổ tiết kiệm và vay

Đ
A


vốn tại Ngân hàng CSXH huyện Vĩnh Linh trong thời gian đến.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về năng
lực của ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn tại Ngân hàng CSXH huyện Vĩnh Linh,
tỉnh Quảng Trị.
Đối tượng khảo sát là thành viên ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn thuộc
Ngân hàng CSXH Huyện Vĩnh Linh, cán bộ ngân hàng và cán bộ tổ chức hội của
huyện Vĩnh Linh và khách hàng.
2


3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu trên phạm vi 22 xã và thị trấn của huyện Vĩnh
Linh, tỉnh Quảng Trị.
- Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng giai đoạn 2013-2105, đề xuất
giải pháp cho những năm tiếp theo. Số liệu sơ cấp khảo sát trong tháng 1 năm 2016.
- Về nội dung: Nghiên cứu năng lực của các tổ trưởng tổ TK&VV trong việc
thực hiện nhiệm vụ tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Linh.

Ế

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

U

4.1. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu

́H


* Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo sơ, tổng kết các năm từ 2013



đến 2015 của NHCSXH huyện Vĩnh Linh và Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh
Quảng Trị, niên giám thống kê huyện Vĩnh Linh; các tạp chí, sách, báo chuyên

H

ngành và website.

IN

* Số liệu sơ cấp

K

Được thu thập thông tin qua hình thức gửi phiếu điều tra các tổ trưởng tổ tiết
kiệm và vay vốn trong phạm vi tất cả các xã, thị trấn thuộc huyện Vĩnh Linh. Cán

̣I H

ngân hàng.

O

̣C


bộ ngân hàng, cán bộ một số tổ chức hội đoàn thể, chính quyền và khách hàng của

* Quy mô mẫu điều tra

Đ
A

Đối tượng điều tra: các tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn trên địa bàn huyện
Vĩnh Linh. Cán bộ tổ chức hội, đoàn thể, chính quyền xã, huyện như: Hội nông dân,
Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên.
Theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu sử dụng phương
pháp ước lượng thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 (Hair & Ctg
1988). Ngoài ra theo Hair và Bollen (1989) thì kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu
cho 1 tham số ước lượng. Số lượng mẫu theo công thức sau:
n = (số biến x 5) + 20% * (số biến x 5)

3


Với thang đo gồm 29 câu hỏi, số lượng mẫu tối thiểu cho nghiên cứu này là
145 mẫu. Để nâng cao độ tin cậy, tác giả thực hiện điều tra 304 mẫu được khảo sát
theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
* Phương pháp điều tra
Điều tra phỏng vấn các tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn trong phạm vi tất cả
các xã thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị theo bản câu hỏi được thiết kế sẵn.
Điều tra phỏng vấn cán bộ một số tổ chức hội đoàn thể, chính quyền, nhân

Ế


viên ngân hàng và khách hàng theo bản câu hỏi được thiết kế sẵn.

U

4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

́H

- Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để tổng hợp và hệ thống hóa số liệu
điểu tra theo các tiêu thức khác nhau phù hợp với yêu cầu nghiên cứu của đề tài;



- Số liệu điều tra được xử lý, tính toán theo các phần mềm thống kê thông
4.3. Phương pháp phân tích

H

dụng như: Excel, SPSS.

IN

* Đối với số liệu thứ cấp, sử dụng các phương pháp truyền thống như:

K

- Phương pháp thống kê mô tả: Trên các cơ sở các tài liệu đã được tổng hợp,
vận dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, số

̣C


bình quân để phân tích, đánh giá hoạt động của NHCSXH huyện Vĩnh Linh.

O

- Phương pháp phân tích dữ liệu chuỗi thời gian để đánh giá tốc độ tăng trưởng

̣I H

dịch vụ, xu hướng phát triển qua các năm 2013-2015 của NHCSXH huyện Vĩnh Linh.
* Đối với số liệu sơ cấp

Đ
A

- Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê và chỉ lấy giá trị Frequency (tần

suất), Valid Percent (% phù hợp). Sau đó, lập bảng tần số để mô tả mẫu thu thập theo
các thuộc tính như giới tính, tuổi, trình độ học vấn,... của đối tượng nghiên cứu.
- Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha: Qua
đó cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế của các
biến rác trong quá trình nghiên cứu. Các biến quan sát có tương quan biến tổng
(Item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 thì bị loại và thang đo được chấp nhận khi hệ số
tin cậy Cronbach Alpha lớn hơn 0,6.
- Phân tích nhân tố khám phá (EFA): Sử dụng trị số KMO.
4


Nếu trị số KMO từ 0,5 -> 1: Phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu.
Nếu trị số KMO < 0,5: Phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với

các dữ liệu.
- Phân tích hồi quy: Được xây dựng để xác định mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố đến năng lực ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn tại Ngân hàng CSXH huyện
Vĩnh Linh. Mô hình hồi quy được viết như sau.
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 +….+ ei
Trong đó: Y: là biến phụ thuộc.

U

Ế

Xi: Các biến độc lập.

́H

βi: Các hệ số hồi quy ứng với biến độc lập Xi.
- Kiểm định ANOVA



Kiểm định ANOVA dùng để kiểm định sự khác nhau về giá trị trung bình
(điểm bình quân gia quyền về tỷ lệ ý kiến đánh giá của khách hàng theo thang điểm

H

Likert). Phân tích này nhằm cho thấy được sự khác biệt hay không giữa các ý kiến

IN

đánh giá của các nhóm khách hàng được phân tổ theo các tiêu thức khác nhau như:

độ tuổi, nghề nghiệp… Với các giả thuyết đặt ra:

K

H0: Không có sự khác biệt giữa trung bình của các nhóm được phân loại.

̣C

H1: Có sự khác biệt giữa trung bình các nhóm được phân loại.

O

(α là mức ý nghĩa của kiểm định, α = 0,05)

̣I H

Nếu Sig ≥ 0,05: Chưa đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0
Nếu Sig ≤ 0,05: Bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1

Đ
A

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài Phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao năng lực của ban quản lý

tổ tiết kiệm vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội.
Chương 2: Đánh giá thực trạng năng lực của ban quản lý tổ tiết kiệm vay
vốn của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Vĩnh Linh.
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực của ban quản lý tổ tiết kiệm vay

vốn của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Vĩnh Linh.

5


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO
NĂNG LỰC CỦA BAN QUẢN LÝ TỔ TIẾT KIỆM VAY VỐN
CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Ế

1.1. TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN TRONG MÔ HÌNH TÍN DỤNG CỦA

U

NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

́H

1.1.1. Ngân hàng chính sách xã hội

Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, được thành lập theo Quyết



định 131/2002/QĐ-TTg ngày 4 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ trên
cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo (NHPVNg). Việc xây dựng Ngân

H


hàng CSXH là điều kiện để mở rộng thêm các đối tượng phục vụ là hộ nghèo, học

IN

sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách cần vay vốn để giải

K

quyết việc làm, đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và các tổ chức kinh tế, cá
nhân, hộ sản xuất, kinh doanh thuộc các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu,

̣C

vùng xa (gọi tắt chương trình 135). Đây thật sự là tin vui đối với các đối tượng

O

chính sách vì họ tiếp tục có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi chính thức của Nhà

̣I H

nước, nhất là dựa trên tiền đề những thành công sau 7 năm hoạt động của NHPVNg [2]

Đ
A

Ngân hàng CSXH có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi
cả nước, với vốn điều lệ ban đầu là 5 nghìn tỷ đồng và được cấp bổ sung phù hợp
với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ.

Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng CSXH:
Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức và tầng
lớp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; tổ chức huy động tiết kiệm
trong cộng đồng người nghèo.

6


Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy
tờ có giá khác; vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; vay tiết
kiệm Bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam; vay Ngân hàng Nhà nước.
Được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc không hoàn
trả gốc của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức
chính trị-xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi Chính phủ trong nước và nước ngoài.
Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trong và ngoài nước.

Ế

Ngân hàng CSXH có hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống liên ngân

U

hàng trong nước.

ngân quỹ:



+ Cung ứng các phương tiện thanh toán.


́H

Ngân hàng CSXH được thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và

+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước.

H

+ Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt.

IN

+ Các dịch vụ khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

K

+ Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh,
tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

O

̣C

xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội.

̣I H

+ Nhận làm dịch vụ uỷ thác cho vay từ các tổ chức quốc tế, quốc gia, cá nhân
trong nước, ngoài nước theo hợp đồng uỷ thác.


Đ
A

Đối tượng phục vụ của Ngân hàng CSXH
- Đối tượng cho vay: Đối tượng cho vay của Ngân hàng CSXH gồm có:
+ Cho vay hộ nghèo
+ Cho vay hộ nghèo tại 61 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a ngày 27 tháng
12 năm 2008 của Chính Phủ;
+ Cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn;
+ Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm, gồm: Cho vay các cơ sở
sản xuất kinh doanh của thương binh, người tàn tật; cho vay thương binh, người tàn
tật; cho vay các đối tượng khác.
7


+ Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài , bao gồm:
cho vay người lao động thuộc các hộ nghèo và người dân tộc thiểu số thuộc 61
huyện nghèo theo Nghị quyết 30a ngày 27/12/2008 của Chính phủ; cho vay các đối
tượng còn lại thuộc 61 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a ngày 27/12/2008 của
Chính phủ; cho vay xuất khẩu lao động.
+ Các đối tượng khác theo Quyết định của chính phủ, gồm: Cho vay mua nhà
trả chậm đồng bằng sông Cửu Long; cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông

Ế

thôn; cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn; cho vay hộ dân tộc

U

thiểu số di dân, định canh, định cư; cho vay cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ sử


́H

dụng lao động sau cai nghiện ma tuý; cho vay phát triển lâm nghiệp; cho vay hổ trợ
hộ nghèo làm nhà ở; cho vay lao động mất việc làm do suy giảm kinh tế. [2]



1.1.2. Mô hình hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội
Mô hình cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH được biểu hiện trong văn

H

bản số 316/NHCS-KH ngày 02/05/2003 về nghiệp vụ cho vay đối với hộ nghèo và

IN

các văn bản liên quan khác của NHCSXH, có thể tóm lược theo các nội dung sau:

K

Tại các thôn, ấp, bản, làng của từng xã (phường, thị trấn) thành lập các tổ
TK&VV, với thành viên là những hộ nghèo có nhu cầu vay vốn (tổ TK&VV thực

O

̣C

hiện các công việc theo hợp đồng ủy nhiệm với NHCSXH huyện); UBND xã phân


̣I H

giao cho mỗi tổ chức hội đoàn thể (hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh,
đoàn thành niên) của xã trực tiếp quản lý một số tổ TK&VV; các hội đoàn thể xã

Đ
A

thực hiện các công việc theo hợp đồng ủy thác với NHCSXH. Tại mỗi xã thành lập
một điểm giao dịch cố định của NHCSXH, hàng tháng có tổ giao dịch lưu động về
thực hiện các phiên giao dịch tại xã.
Thủ tục, hồ sơ vay vốn đối với hộ nghèo thông qua tổ TK&&VV và được lập
ngay tại xã; việc giải ngân cho vay NHCSXH về giải ngân trực tiếp tận tay hộ vay
tại điểm giao dịch xã; việc thu lãi, thu tiết kiệm NHCSXH ủy nhiệm cho tổ TK&VV
thu của hộ vay và nộp cho NHCSXH tại các điểm giao dịch xã; còn việc trã nợ hộ
vay trực tiếp trả cho NHCSXH tại điểm giao dịch xã.

8


Về quy định cho vay đối tượng phải là hộ nghèo, cận nghèo có tên trong
danh sách hộ nghèo, cận nhgèo của xã theo chuẩn nghèo do Chính phủ quy định
từng thời kỳ. Mục đích sử dụng vốn vay đầu tư vào sản xuất kinh doanh; giải quyết
một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, nước sạch, điện thắp sáng và học tập. Mức cho
vay theo phương án sản xuất kinh doanh của hộ vay, mức tối đa hiện nay là 50 triệu
đồng/hộ. Lãi suất cho vay theo quy định của Chính phủ từng thời kỳ, hiện nay là
0,55% tháng. Thời hạn cho vay theo chu kỳ đối tượng đầu tư, đối với ngắn hạn đến

Ế


12 tháng, cho vay trung hạn từ trên 12 tháng đến 36 tháng. Thu nợ theo phân kỳ 6

U

tháng hoặc 1 năm, thu lãi hàng tháng theo biên lai của NHCSXH.

́H

1.1.2.1. Mô hình quản lý

Mô hình quản lý cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH là mô hình đặc



thù, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam. Do 4 bộ phận hợp thành
gồm Tổ TK&VV, các hội đoàn thể, chính quyền xã và NHCSXH:

H

(i) Tổ tiết kiệm và vay vốn: Tổ TK&VV do các tổ chức chính trị xã hội ở xã

IN

đứng ra thành lập bao gồm những hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác cùng

K

sinh sống ngay tại khu dân cư (thôn, ấp, bản, làng), cùng có nhu cầu vay vốn
NHCSXH, cùng tương trợ, giúp đỡ nhau; với số lượng từ 5 đến 50 thành viên, có


O

̣C

ban quản lý Tổ từ 2-3 thành viên, có quy ước hoạt động Tổ và được UBND xã công

̣I H

nhận cho phép hoạt động. NHCSXH quản lý các tổ TK&VV theo địa giới hành
chính từng xã, mỗi xã thành lập một điểm giao dịch cố định cấp xã. Tổ TK&VV

Đ
A

hợp đồng ủy nhiệm với NHCSXH các nội dung công việc sau:
- Nhận giấy đề nghị vay vốn của thành viên; tổ chức họp các thành viên

trong Tổ để thực hiện bình xét công khai, dân chủ; lựa chọn thành viên để điều kiện
vay vốn; lập danh sách các hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH trình UBND cấp
xã xác nhận và đề nghị ngân hàng cho vay; thông báo kết quả phê duyệt cho vay,
lịch giải ngân đến từng thành viên; chứng kiến việc giải ngân, thu nợ, thu lãi, thu
tiết kiệm của NHCSXH tại điểm giao dịch.
- Tổ tiết kiệm và vay vốn phải đôn đốc người vay sử dụng tiền vay đúng mục
đích; trã nợ đầy đủ đúng hạn cả gốc và lãi theo thỏa thuận.
9


- Trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày hộ nghèo nhận tiền vay, tổ TK&VV thực
hiện kiểm tra sử dụng vốn vay 100% thành viên mới vay vốn gửi cán bộ NHCSXH
nơi cho vay. Trường hợp hộ vay sử dụng vốn vay sai mục đích thì lập biên bản yêu

cầu hộ vay trã nợ trước hạn.
- Tổ TK&VV được thu lãi, thu tiết kiệm của các thành viên trong tổ.
- Phối hợp cán bộ tổ chức Hội, chính quyền địa phương xử lý các trường hợp
nợ quá hạn, nợ bị rủi ro, các trường hợp sử dụng vốn vay sai mục đích, trốn chết, mất

Ế

tích, rủi ro do nguyên nhân khách quan và thông báo kịp thời cho NHCSXH.

U

- Mở sổ theo dõi cho vay, thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm của các thành viên trong

́H

tổ; lưu trữ hồ sở của Tổ TK&VV và các giấy tờ liên quan đến hoạt động vay vốn.
(ii) Tổ chức chính trị- xã hội (hội đoàn thể): thực hiện phương thức cho vay



ủy thác từng phần đối với hộ nghèo, theo hợp đồng ủy thác với NHCSXH gồm 6
khâu công việc như sau:

H

(1) Thông báo và phổ biến các chính sách tín dụng có ưu đãi của Chính phủ

IN

đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, chỉ đạo tổ chức họp các đối


K

tượng thụ hưởng các chính sách tín dụng có nhu cầu vay vốn.
(2) Chỉ đạo, hướng dẫn thành lập tổ TK&VV, tổ chức họp tổ để kết nạp thành

O

̣C

viên vào tổ TK&VV, bầu ban quản lý tổ, xây dựng quy ước hoạt động tổ, bình xét

̣I H

công khai các hộ có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn đưa vào danh sách và trình cho
UBND xác nhận, đề nghị NHCSXH cho vay. Nhận và thông báo kết quả phê duyệt

Đ
A

danh sách hộ gia đình được vay vốn cho tổ TK&VV để tổ TK&VV thông báo đến
từng hộ gia đình được vay vốn, cùng tổ TK&VV chứng kiến việc giải ngân, thu nợ,
thu lãi, thu tiết kiệm của người vay tại điểm giao dịch NHCSXH.
(3) Phối hợp với ban quản lý tổ TK&VV kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng
vốn vay, đôn đốc người vay trã nợ gốc, lãi theo định kỳ thỏa thuận; thông báo kịp
thời cho NHCSXH nợ cho vay về các trường hợp sử dụng vốn vay bị rủi ro do
nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, chết, trốn, mất tích,…) và
rủi ro do nguyên nhân chủ quan,… để có biện pháp xử lý thích hợp.

10



(4) Đôn đốc ban quản lý tổ TK&VV thực hiện hợp đồng ủy nhiệm đã ký với
NHCSXH, chỉ đạo và giám sát ban quản lý tổ TK&VV trong các việc: Đôn đốc các
thành viên đem tiền đến điểm giao dịch của NHCSXH để trã nợ gốc theo kế hoạch đã
thỏa thuận; thực hiện việc thu lãi, thu tiết kiệm hoặc đôn đốc các tổ viên đem tiền đến
điểm giao dịch NHCSXH để trã lãi, gửi tiền tiết kiệm theo định kỳ thỏa thuận đối với
các tổ được NHCSXH ủy nhiệm thu.
(5) Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra quá trình sử dụng vốn của người vay; kiểm tra

Ế

hoạt động của các tổ TK&VV và các tổ chức chính trị - xã hội cấp dưới thuộc phạm

U

vi quản lý theo định kỳ hoặc đột suất. Phối hợp cùng NHCSXH và Chính quyền địa

nghi xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan.

́H

phương xử lý các trường hợp chây ỳ, nợ quá hạn và hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề



(6) Định kỳ hoặc đột suất kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách tín
dụng ưu đãi của Chính phủ. Tổ chức giao ban, sơ kết, tổng kết theo định kỳ để đánh

H


giá những kết quả đạt được, những tồn tại vướng mắc; bàn biệc pháp và kiến nghị xử

IN

lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ bị rủi ro, nợ bị xâm tiêu và bàn phương hướng, kế

K

hoạch thực hiện trong thời gian tới,… Tổ chức tập huấn nghiệp vụ ủy thác cho cán bộ
tổ chức hội, cán bộ tổ TK&VV. Phối hợp với các cơ quan chức năng để phổ biến,

O

̣C

tuyên truyền chủ trương, chính sách có liên quan đến chính sách tín dụng ưu đãi và

̣I H

tập huấn công tác khuyến nông,… để giúp người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả.
Toàn bộ 6 công đoạn trên, thì tổ chức Hội cấp xã thực hiện tất cả 6 công đoạn,

Đ
A

các tổ chức Hội cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện 2 công đoạn (gồm công đoạn 5 và 6).
(iii) Ủy ban nhân dân cấp xã: tổ chức khảo sát điều tra và lập danh sách hộ

nghèo theo chuẩn nghèo Chính phủ quy định từng thời kỳ; thực hiện nhiệm vụ xác

nhận đối tượng hộ vay theo vào danh sách hộ nghèo hộ vay khi tổ TK&VV trình lên;
bố trí phòng làm việc cho tổ giao dịch lưu động của NHCSXH; tham gia các buổi
sinh hoạt định kỳ trong các phiên giao dịch tại xã của NHCSXH; tham gia xử lý các
vụ việc phát sinh trong vay vốn của NHCSXH.
(iv)NHCSXH cấp huyện: được Tổng Giám đốc NHCSXH ủy quyền ký các
văn bản liên tịch với các tổ chức chính trị xã hội cấp huyện, hợp đồng ủy thác với
11


các tổ chức chính trị xã hội cấp xã về cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối
tượng chính sách và hợp đồng ủy nhiệm với các tổ TK&VV về thực hiện một số
công việc trong quy trình cho vay.
1.1.2.2. Quy trình cho vay
Trong quy trình cho vay NHCSXH chỉ thực hiện 3 khâu chính là: giải ngân
trực tiếp đến người vay, hạch toán và thông tin báo cáo.
Hộ nghèo
vay vốn

Tổ tiết kiệm
và vay vốn

(6)

́H

(8)

U

(7)


Ế

(1)



(2)

H

(3)

Hội đoàn thể
chính trị xã hội
cấp xã
(5)

UBND cấp xã,
phường

K

IN

NHCSXH huyện

(4)

̣C


Sơ đồ 1.1: Quy trình cho vay đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội

O

Bước 1: Người vay viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất kinh

̣I H

doanh (mẫu 01/TD) gửi cho Tổ trưởng TK&VV.
Bước 2: Tổ TK&VV cùng hội đoàn thể tổ chức họp để bình xét, Tổ trưởng

Đ
A

ghi thông tin hộ vay vào sổ vay vốn, lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn
NHCSXH (mẫu 03/TD) trình UBND cấp xã xác nhận là đối tượng được vay.
Bước 3: Tổ TK&VV gửi hồ sơ đề nghị vay vốn (giấy đề nghị vay vốn kiêm

phương án sản xuất, sổ tiết kiệm và vay vốn, danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn
NHCSXH) tới ngân hàng.
Bước 4: NHCSXH huyện phê duyệt cho vay (trên giấy đề nghị vay vốn, sổ tiết
kiệm và vay vốn, danh sách hộ nghèo vay vốn) và làm thông báo gửi tới UBND cấp xã
Bước 5: UBND cấp xã thông báo cho tổ chức chính trị - xã hội cấp xã
Bước 6: Tổ chức hội đoàn thể cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV.
12


×