Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Điều tra, đánh giá và đề xuất giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý cây có ích nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội của đồng bào dân tộc pakô và vân kiều ở 3 xã cùng đệm thuộc khu bảo tồn thiên nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.92 KB, 75 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo

bộ nông nghiệp và PTNt

Trường đại học lâm nghiệp
----------------------------------

Trần quang phục

điều tra, đánh giá và đề xuất giảI pháp khai thác,
sử dụng hợp lý cây có ích nhằm góp phần phát triển
kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc pakô và vân kiều
ở 3 xã vùng đệm (tà long, húc nghì và a bung) thuộc
khu bảo tồn thiên nhiên đakrông - tỉnh quảng trị

luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp

Hà Nội - 2008


Bộ giáo dục và đào tạo

bộ nông nghiệp và PTNt

Trường đại học lâm nghiệp
----------------------------------

Trần quang phục

điều tra, đánh giá và đề xuất giảI pháp khai thác,
sử dụng hợp lý cây có ích nhằm góp phần phát triển


kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc pakô và vân kiều
ở 3 xã vùng đệm (tà long, húc nghì và a bung) thuộc
khu bảo tồn thiên nhiên đakrông - tỉnh quảng trị

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60

luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp

Người hướng dẫn khoa học: TS. Ninh Khắc Bản

Hà Nội - 2008


1
Mở ĐầU
Việt Nam có 54 dân tộc cùng chung sống, do tập quán, truyền thống và
điều kiện tự nhiên khác nhau nên ở mỗi vùng cư trú, mỗi dân tộc, mỗi cộng
đồng dân cư đã đúc kết và tích luỹ cho riêng mình những kinh nghiệm quý
báu về sử dụng thực vật để phục vụ các nhu cầu của cuộc sống. Cho tới nay,
hầu hết các kinh nghiệm chỉ được lưu truyền và ứng dụng trong nội bộ mỗi
cộng đồng. Nhiều tri thức, kinh nghiệm có thể ứng dụng để sản xuất các sản
phẩm mới góp phần phát triển kinh tế xã hội và nâng cao hiệu quả sử dụng tài
nguyên nói chung, tài nguyên thực vật nói riêng. Tuy nhiên, do bị tác động
của nhiều yếu tố, những tri thức và kinh nghiệm sử dụng thực vật của các
nhóm dân tộc thiểu số hiện đang có nguy cơ mất dần và bị quên lãng.
Đakrông là một huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Trị, có
diện tích rừng khoảng 68.499 ha, chiếm 39,9% tổng diện tích rừng của cả tỉnh.
Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông là nơi có hệ thực vật phong phú và hệ sinh
thái điển hình của vùng đồi núi Trung trường Sơn, có ý nghĩa quan trọng về

kinh tế, khoa học và văn hoá. Khu bảo tồn thiên nhiên Đakông là vùng rừng
phòng hộ đầu nguồn, cung cấp và điều tiết nước cho sông Đakrông và sông
Thạch Hãn, điều hoà nguồn nước vùng hạ lưu. Dân cư sinh sống xung quanh
khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông gồm nhiều cộng đồng dân tộc khác nhau,
trong đó, dân tộc Vân Kiều và Pa Kô là hai dân tộc chiếm số lượng lớn (80%).
Tà Long, Húc Nghì và A Bung là 3 xã nằm trong vùng đệm của Khu bảo tồn
thiên nhiên Đakrông gồm 4 dân tộc Vân Kiều, Pa Hy, Pa Kô và Kinh cùng
sinh sống. Đây là khu vực vẫn còn độ che phủ rừng khá cao, hệ động, thực vật
tương đối phong phú đa dạng cả về thành phần loài và nơi sống. Canh tác
nông nghiệp là phương thức sinh sống chủ yếu của đồng bào các dân tộc trong
vùng, bên cạnh đó khai thác lâm sản đóng vai trò đáng kể trong thu nhập của
các hộ nghèo trong cộng đồng. Nền sản xuất còn lạc hậu, trình độ văn hoá và
nhận thức về tự nhiên chưa cao dẫn đến khai thác và sử dụng tài nguyên rừng


2
không có tổ chức. Tuy nhiên, những hiểu biết và kinh nghiệm sử dụng thực vật
của cộng đồng người Vân Kiều và Pa Kô mang nhiều nét độc đáo và sắc thái
riêng. Cho tới nay, mới chỉ có một số nghiên cứu sơ bộ về sử dụng thực vật
làm thuốc. Các nhóm cây có ích khác như cây cho chất nhuộm màu, cây lấy
sợi, cây sử dụng làm thực phẩm...gần như chưa được quan tâm, nghiên cứu.
Vì vậy, việc "Điều tra, đánh giá và đề xuất giải pháp khai thác, sử
dụng hợp lý cây có ích nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của
đồng bào dân tộc Pa Kô và Vân Kiều ở 3 xã vùng đệm (Tà Long, Húc
Nghì và ABung) thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông - Tỉnh Quảng
Trị", tham gia xoá đói giảm nghèo, duy trì, bảo tồn đa dạng sinh học, tri thức
bản địa và bản sắc văn hoá dân tộc.


3

CHƯƠNG I
TổNG QUAN TàI LIệU
1.1. Lịch sử nghiên cứu về thực vật dân tộc học
Thuật ngữ Thực vật dân tộc học (Ethnobotany) được sử dụng lần đầu tiên
vào năm 1895 trong bài giảng của TS. John Harshberger ở Philadenphia. Ông
cho rằng thực vật học dân tộc là nghiên cứu Các cây được sử dụng bởi người
nguyên thuỷ và các thổ dân. Một năm sau đó (1896), trong bài thuyết trình
đầu tiên của mình về Thực vật dân tộc học, Harshberger đã chỉ ra rằng, đây là
lĩnh vực nghiên cứu làm sáng tỏ Vị thế văn hoá của các bộ lạc đã sử dụng
thực vật để làm thực phẩm, nơi cư trú và quần áo. Như vậy, đến lúc này, các
nhà thực vật dân tộc học mới chỉ xem xét tới ba nhóm cây có giá trị quan
trọng là cây ăn được (làm lương thực - thực phẩm); cây làm nhà, lều trại và
các cây có sợi. Ngoài ra, đối tượng của các nghiên cứu được xác định là bộ
lạc, thổ dân và người nguyên thuỷ [9].
Sau đó, thuật ngữ Thực vật dân tộc được thừa nhận và sử dụng rộng rãi
trong nhiều công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, vào những năm đầu thế kỷ 20,
các công trình nghiên cứu đã tập trung vào việc điều tra, ghi chép về thành
phần cây có ích và cách sử dụng của chúng. Đến năm 1916, các nhà nghiên
cứu Thực vật dân tộc học đã nhận thức được sự cần thiết phải bổ sung lý
thuyết và phương pháp luận cho lĩnh vực nhiên cứu mới này. Khi đó, Thực vật
dân tộc học không chỉ là sự thu thập nhiều hơn nữa các tri thức mà còn phải
đánh giá về giá trị khoa học của các phương pháp sử dụng trong điều tra và
tính xác thực của kết quả.
Năm 1941, Thực vật dân tộc học đã có một bước tiến mới về nhận thức và
mục tiêu nghiên cứu. Lúc này, nó không chỉ bao gồm các nghiên cứu liên
quan tới kinh nghiệm sử dụng thực vật của các nhóm người nguyên thuỷ mà
còn nghiên cứu mối liên quan giữa người nguyên thuỷ và giới thực vật. Các


4

nhà nghiên cứu đã mô tả sự phụ thuộc của đời sống vật chất, tinh thần của các
cộng đồng dân cư vào giới thực vật địa phương, đã đưa ra các luận chứng khoa
học về bảo tồn, truyền thống văn hoá của các cộng đồng trên cơ sở cùng tồn
tại hài hoà với giới thực vật [9].
Năm 1978 là thời kỳ có sự thay đổi lớn nhất về nghiên cứu Thực vật dân
tộc học, Rechard Ford đưa ra quan niệm Sự tổng hợp mới của Thực vật dân
tộc học [47]. Theo quan niệm này, các nhà thực vật dân tộc học cần phải có
năng lực để nhận biết các loài cây có ý nghĩa gì làm cơ sở cho sự phân chia
chúng trên cơ sở các nền văn hoá khác nhau. Xác định được dân cư của các
nền văn hoá đã nhận thức chúng, sử dụng chúng và phụ thuộc vào chúng như
thế nào. Để thực hiện được các nội dung của mình, Thực vật dân tộc học đã
thực sự trở thành một bộ môn khoa học đa ngành, vì thế nó cũng chấp nhận
nhiều lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học khác có
liên quan như thực vật học, dược học, hóa học, khảo cổ học.
1.2. Tình hình nghiên cứu cây có ích trên Thế giới và Việt Nam.
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về cây có ích trên thế giới
1.2.1.1. Cây có ích trong đời sống nhân loại.
Lịch sử phát triển, tiến hoá của loài người gắn liền với quá trình sử dụng
tài nguyên thiên nhiên trên trái đất, trong đó, cây cỏ luôn là đối tượng được
con người sử dụng đầu tiên và nhiều nhất. Ban đầu chỉ là để đáp ứng các nhu
cầu về cái ăn và nơi cư trú. Nhưng dần dần trong quá trình tiến hoá, con người
lại biết gieo trồng, chăm sóc, thu hái, cất giữ và chế biến những loại cây mang
lại nhiều lợi ích cho đời sống của mình. Để thích nghi và tồn tại, con người
phải chống chịu với thiên nhiên lúc này xuất hiện nhu cầu về thuốc chữa bệnh
và chất độc để săn bắt. Vì vậy, vai trò của cây cỏ gần như bao trùm toàn bộ
đời sống con người (lương thực - thực phẩm, nơi cư trú, thuốc, may mặc, săn
bắt và cả các nghi lễ tôn giáo).


5

Xã hội loài người phát triển hơn thì các nhu cầu xã hội khác cũng hình
thành theo, lúc này họ không chỉ đòi hỏi được ăn đầy đủ mà phải được ăn
ngon, họ không còn để cơ thể mình một cách tự nhiên nữa mà phải có cái che
thân, rồi mặc đẹp do vậy, cây cỏ không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh học của con
người mà còn là nguồn nguyên liệu cho các mục đích khác. Tất cả quá trình
đó cứ xảy ra dần dần, qua đó người dân tích luỹ lại các kinh nghiệm thực tế.
Những kinh nghiệm này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua
việc học hỏi lẫn nhau giữa những người cùng một thế hệ và kinh nghiệm tự
tích luỹ được của mỗi cá nhân qua quá trình lao động [50].
Những tài liệu ghi lại việc sử dụng thực vật của người phương Tây là vào
khoảng 1770 năm trước công nguyên của người Neanderthal và khoảng 1550
năm trước Công nguyên của người Ai cập cổ đại. Người Ai Cập cổ tin tưởng
vào giá trị của cây cỏ không chỉ cho người sống mà nó còn có tác động mạnh
mẽ tới các vị vua Ai Cập cổ (Pharaohs) đã chết. Trong các ngôi mộ cổ Ai Cập,
các xác chết được ngâm tẩm bởi nhiều loại dầu, hương liệu thực vật và được
quấn bằng vải cây lanh. Điều đó chứng tỏ, người Ai Cập chắc chắn biết cất
tinh dầu và dệt vải.
Cũng trong thời gian này lịch sử nền y học Trung Quốc, ấn Độ đều ghi
nhận về việc sử dụng các cây cỏ làm thuốc cách đây khoảng 3000- 5000 năm.
Từ 3000 năm trước đây, Kinh Vê Đa, ấn Độ đã nói về hương hoa để cúng bái.
Trung Quốc là một trong những nước phát hiện và sử dụng nhiều dược thảo
sớm nhất thế giới. Theo truyền thuyết của Vua Thần Nông tức Viêm Đế (3320
3080 trước công nguyên) thì Thần Nông đã nếm hàng trăm loại cây cỏ, phân
loại dược tính của thảo mộc và soạn ra sách Thần Nông bản thảo. Cuốn
Thần Nông bản thảo đã thống kê được 365 vị thuốc có giá trị [43].
Từ thời Tam quốc (222-265 CN), danh y Hoa Đà đã sử dụng Đàn hương,
Tử đinh huơng để chế hương nang (túi thơm), sử dụng hương thơm của chúng
để chống lại bệnh lao phổi và bệnh lỵ. Ông còn dùng hoa Cúc, Kim ngân phơi



6
khô cho vào chiếc gối để gối đầu (Hương chẩm) để điều trị đau đầu, mất ngủ,
cao huyết áp.
ở châu Âu, vào những năm 1960 cũng đã phát triển phương pháp dùng
hương thơm chữa bệnh (Phương hương tễ liệu pháp - Aromathérapie) là một
bộ phận của Hoa trị liệu pháp. Thời kỳ đầu của giai đoạn này, giới Y học Pháp
vô tình phát hiện một hiện tượng đặc biệt: Các nữ công nhân trong xưởng
nước hoa không ai bị bệnh phổi. Xưởng chế tạo đó sau này trở thành xưởng
sản xuất hoá học về chất thơm từ thực vật và chế tạo nước hoa [11].
Ngoài tác dụng chữa bệnh, hoa còn là một nhân tố quan trọng trong văn
hóa ẩm thực đồng thời đề bồi bổ sức khoẻ. Dùng hoa làm thức ăn (Hoa
thực) là một môn nghệ thuật với các cách chế biến khác nhau thành các
món ăn vừa có màu sắc- mùi vị hấp dẫn, tăng hứng thú vị giác, thị giác và
khứu giác. Y học hiện đại đã chứng minh màu sắc của hoa có tác dụng nhất
định đối với điều tiết chức năng chuyển hoá trong cơ thể. Hoa Kim cúc có
tác dụng giải độc...
Màu sắc của thức ăn nói chung và của hoa nói riêng có tác dụng làm cho
ngon miệng (thực dục) và còn có tác động đến tâm sinh lý: màu đỏ làm
tăng hưng phấn thần kinh trong bữa ăn; màu vàng làm cho thích ăn, vui vẻ;
trên bàn ăn có hoa màu trắng làm cho người ăn có cảm giác thong thả, thư
giãn; màu xanh lục làm cho hô hấp và mạch đập ổn định, hạ huyết áp một
cách tương đối.
Sử dụng thực vật gắn liền với lịch sử phát triển của loài người. Trải qua
hàng nghìn năm, một số lượng lớn các loài thực vật bậc cao đã và đang được
con người sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Theo thống kê của UNESCO năm
1992, ở các vùng nông thôn của các nước đang phát triển, các sản phẩm làm
lương thực- thực phẩm có nguồn gốc thực vật chiếm tỷ lệ 90- 93%; các sản
phẩm làm thuốc có tỷ lệ là 70- 80%. Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới
(WHO) thì đến năm 1985 đã có gần 20.000 loài thực vật (trong tổng số



7
250.000 loài đã biết) được sử dụng làm thuốc hoặc cung cấp các hoạt chất để
chế biến thuốc. Trong đó ở ấn Độ có khoảng 6.000 loài, Trung Quốc 5.000
loài, Vùng nhiệt đới châu Mỹ hơn 1.900 loài, mức độ sử dụng thuốc ngày
càng cao. Trung Quốc tiêu thụ hằng năm khoảng 700.000 tấn dược liệu trong
tổng số khoảng 1.600.000 tấn trên thế giới [53], [54]. Sản phẩm thuốc Y học
dân tộc đạt giá trị hơn 1,7 tỉ USD năm 1986. Tổng giá trị thuốc có nguồn gốc
thực vật trên thị trường Âu- Mỹ và Nhật Bản năm 1985 là trên 43 tỉ USD.
Riêng ở Nhật Bản, lượng dược liệu nhập khẩu năm 1979 là 21.000 tấn, đến
năm 1980 lên đến 22.640 tấn, tương đương 50 triệu USD [54].
Tuy vậy, những con số liên quan tới y học chưa thống kê được còn lớn
hơn nhiều. Một số lượng lớn các loài thực vật được thầy lang chữa bệnh theo
vi lượng đồng căn hoặc các nhà nghiên cứu thảo mộc dùng để sản xuất
Thuốc thực vật hoặc Thuốc thảo mộc. Những sản phẩm này được bán
nhiều trong các cửa hàng Thực phẩm thức ăn, các siêu thị và các cơ sở dược
phẩm ở nhiều nước trên thế giới (Lewington,1993). Một con số rất lớn cây
thuốc được sử dụng để sản xuất Chè thảo mộc, Chè thuốc. Ngoài ra
người ta còn quan tâm tới giá trị sử dụng của các dịch chiết từ thực vật và
cây thuốc sản xuất thực phẩm chức năng, làm gia vị và sử dụng trong ngành
công nghiệp mỹ phẩm.
1.2.1.2. Thành tựu và xu hướng nghiên cứu cây có ích của các dân tộc.
Trong quá trình khai thác tự nhiên phục vụ cho các nhu cầu của cuộc
sống, các cộng đồng dân tộc đã tích luỹ riêng cho mình những tri thức, kinh
nghiệm sử dụng thực vật. Nhìn chung, các tri thức về thực vật, kinh nghiệm sử
dụng và các tập đoàn cây có ích truyền thống chỉ lưu truyền trong những
phạm vi hẹp. Việc phát triển và nghiên cứu ứng dụng rộng rãi các thành tựu
này sẽ mang lại lợi ích vô cùng to lớn [9].
Các sản phẩm mới từ thực vật hoặc bắt nguồn từ thực vật được sản xuất
trên cơ sở nghiên cứu tri thức thực vật dân tộc học đang mở ra triển vọng to



8
lớn cho nhiều ngành và đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng lên của nhân loại.
Sản xuất sản phẩm mới trên cơ sở ứng dụng thực vật dân tộc có nhiều lợi thế.
Đối với thực phẩm, đó là các loại sản phẩm ăn được của các cộng đồng trải
qua nhiều thế hệ nên có độ an toàn cao; đối với các nghiên cứu sàng lọc và sản
xuất các loại thuốc chữa bệnh mới trên cơ sở tri thức dược học dân tộc sẽ cho
hiệu suất cao. Hiệu xuất nghiên cứu sản xuất thuốc mới từ cây thuốc dân tộc
là 1/125, trong khi đó hiệu xuất sản xuất thuốc mới theo phương pháp tổng
hợp hóa học ngẫu nhiên là 1/10.000 (Farnsworth, in Chadwick and Marsh,
1994). Đối với các sàng lọc các loài cây thuốc kháng HIV thì hiệu quả từ kinh
nghiệm dược học dân tộc là 1/5 trong khi sàng lọc ngẫu nhiên là 1/18 (Balick
Michael J. , 1990) [9], [52].
Trên cơ sở các nghiên cứu về tri thức và kinh nghiệm sử dụng của các
dân tộc trên thế giới, nhiều sản phẩm có giá trị đã được sản xuất phục vụ nhu
cầu của con người. Từ kinh nghiệm sử dụng vỏ cây mận châu Phi (Pygeum
africanum) của thổ dân Đông Phi, các nhà khoa học Mỹ đã sản xuất thuốc
Pygeum điều trị bệnh phì đại tuyến tiền liệt [9]. Trên cơ sở kinh nghiệm sử
dụng cây Nhàu (Quả Noni - Morinda citrifolia) làm thuốc và dùng trong các
bữa ăn kiêng của cư dân bản địa ở đảo Tahiti, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra
các giá trị chữa bệnh và dinh dưỡng của cây này. Tập đoàn Tahition Noni
International (TNI) đã ứng dụng các kết quả nghiên cứu để sản xuất các loại
nước ép trái cây, mặt hàng này đã giúp cho TNI trở thành tập đoàn hàng đầu
thế giới về nước ép trái cây. Từ kinh nghiệm sử dụng cây Butea superba của
các dân tộc ở Thái Lan, các nhà dược học Thái đã nghiên cứu và sản xuất
thành công loại thuốc tăng lực cho nam giới [51]. Hiện nay, trên thị trường thế
giới xuất hiện nhiều sản phẩm mới được sản xuất trên cơ sở các nghiên cứu
Thực vật dân tộc học. Thuốc điều trị tiểu đường từ cây Bằng lăng nước, thuốc
điều trị yếu sinh dục nam từ cây Bách bệnh, cây Gai chông, thuốc nhuộm tóc

an toàn sản xuất từ cây Lá móng, cây Chàm,...


9
Như vậy, các nghiên cứu Thực vật dân tộc học đang mở ra cho nhân
loại nhiều triển vọng mới trong việc sử dụng cây cỏ phục vụ các nhu cầu
của đời sống.
1.2.2. Những xuất bản và nghiên cứu về cây có ích ở Việt Nam
1.2.2.1. Các xuất bản liên quan tới cây có ích.
Từ xa xưa người Việt đã quan tâm đến việc nghiên cứu các cây có ích
nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống, trong đó chủ yếu tập trung vào các cây
dùng làm thuốc. Ban đầu sử dụng dược liệu chủ yếu dựa trên kinh nghiệm
truyền thống, trải qua hàng nghìn năm lịch sử kết hợp với sự truyền bá của
dược học Trung Quốc vào nước ta trong suốt gần một nghìn năm xâm chiếm,
sử dụng thực vật làm thuốc của người Việt ngày càng phong phú. Sau đó, một
số thầy thuốc không muốn phụ thuộc nhiều vào dược học Trung Quốc nên đã
có những nghiên cứu, cải biến để sử dụng nguồn thuốc nước nhà (Thuốc nam).
Tài liệu sớm nhất về cây thuốc Việt Nam là Nam Dược Thần Hiệu và Hồng
nghĩa giác tư y thư của Tuệ Tĩnh vào khoảng thế kỷ 17 hoặc thế kỷ 14 [24] .
Trong tài liệu này Tuệ Tĩnh đã mô tả hơn 630 vị thuốc, 13 đơn thuốc chữa tạp
bệnh và 37 đơn thuốc chữa bệnh thương hàn. Tới thế kỷ 18 Hải Thượng Lãn
Ông Lê Hữu Trác mới xuất bản được bộ sách lớn thứ hai Y tông Tâm lĩnh
cho nước ta. Bộ sách gồm 28 tập, 66 quyển đã mô tả khá chi tiết về thực vật,
các đặc tính chữa bệnh [24].
Thời kỳ Việt Nam là thuộc địa của thực dân Pháp (1884 - 1945) giai
đoạn có sự tác động mạnh mẽ của dược học phương Tây. Người phương Tây
không chỉ mang đến các phương thức chữa bệnh mới mà qua quá trình khai
thác thuộc địa, họ đã gián tiếp thúc đẩy quá trình nghiên cứu thực vật của Việt
Nam nói chung và của cây thuốc nói riêng. Một số tài liệu về thực vật và dược
liệu đã được xuất bản, đặc biệt trong đó là bộ Thực vật chí đại cương Đông

Dương của Lecomte xuất bản từ cuối thế kỷ 18 tới đầu thế kỷ 19, bộ sách này
đã thống kê được hơn 7000 loài thực vật, bộ sách Danh mục các sản phẩm ở


10
Đông Dương của Ch. Crévost và A. Pételot năm 1935, Bộ sách này chỉ thống
kê khoảng 1340 vị thuốc có nguồn gốc thảo mộc dùng trong y học ở ba nước
Đông Dương [26].
Năm 1952 A. Pételot tái bản có bổ sung và đặt tên mới là Những cây
thuốc của Campuchia, Lào và Việt Nam (Les Plantes Medicinales du
Cambodge, du Laos et du Vietnam) gồm 4 tập, 1050 trang. Đây là một bộ
sách đồ sộ về dược liệu vào thời kỳ đó, liệt kê 1480 loài thực vật tuy nhiên về
mô tả, phân bố, thành phần hoá học và đặc tính dược lý thì chưa được hoàn
thiện đầy đủ [24].
Năm 1960, Phạm Hoàng Hộ và Nguyễn Văn Dương cho xuất bản bộ
Cây cỏ Việt Nam, trong đó có nêu công dụng làm thuốc của nhiều loài thực
vật. Năm 1965, Đỗ Tất Lợi cho xuất bản bộ sách Những cây thuốc và vị
thuốc Việt Nam. Bộ sách này ngày càng được hoàn thiện và thể hiện được
giá trị của nó. Đến nay đã tái bản có bổ sung tới lần thứ 9 (năm 2000) với
khoảng 800 cây và vị thuốc [24].
Tác giả Trần Khắc Bảo năm 1991 thống kê các nhóm cây có ích của Việt
Nam: Cây tinh dầu: 500 loài, trong đó có đến 160 loài có giá trị kinh tế cao;
nhóm cây có tanin khoảng 600 loài, cây thuốc khoảng 1850 loài. Tác giả nêu
tầm quan trọng của việc bảo tồn nguồn gen thực vật nói chung và nguồn gen
cây thuốc nói riêng.
Võ Văn Chi (1991) đã biên soạn Từ điển cây thuốc Việt Nam gồm
3.200 loài cây thuốc, trong đó thực vật có hoa là 2.500 loài thuộc 1050 chi,
được xếp vào 230 họ thực vật theo hệ thống của A.L. Takhtajan. Tác giả đã
giới thiệu sơ bộ về nhận dạng, bộ phận sử dụng, nơi sống, cách thu hái, thành
phần hoá học, tính vị và công dụngcủa tổng loài thực vật [12].

Đến năm 1999, Viện Dược liệu lại đưa ra một con số thống kê khác gồm
749 loài cho gỗ và củi, 40 loài tre nứa, 40 cho rattan, 600 loài chứa tanin, 260
loài cho dầu béo, 160 loài cho tinh dầu, 70 loài cho nhựa và nhiều nhất là cây


11
làm thuốc với khoảng 2000 loài [48]. Từ năm 1999 đến năm 2002, các tác
giả Võ Văn Chi, Trần Hợp bắt đầu cho ra mắt bộ sách Cây cỏ có ích ở Việt
Nam, đây là bộ sách chuyên khảo lớn gồm 4 tập, giới thiệu khoảng 6000
loài thực vật bậc cao có mạch với các đặc điểm về hình thái, phân bố sinh thái
và công dụng [14], [15].
Nhóm các tác giả của Viện dược liệu (2003) đã tiến hành biên soạn bộ
sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam với hơn 1.000 loài, trong
đó 920 cây thuốc và 80 loài động vật được sử dụng làm thuốc.
Lã Đình Mỡi và cộng sự (2005) đã giới thiệu công trình Những cây chứa
các hợp chất có hoạt tính sinh học. Đây là tài liệu đầu tiên trình bày có hệ
thống và tương đối hoàn chỉnh về nguồn tài nguyên thực vật có chứa các chất
có hoạt tính sinh học được sử dụng làm thuốc ở nước ta [25]. Bên cạnh đó có
một số tác giả người nước ngoài cùng với các nhà nghiên cứu trong nước cũng
công bố một số sách chuyên khảo như: Sun Jin Koo, Yong Woong Kwon,
Dương Văn Chín, Hoàng Anh Cung với ấn phẩm Cỏ dại phổ biến tại Việt
Nam. Tài liệu giới thiệu 201 loài cỏ dại thường gặp ở Việt Nam. Trong số đó,
nhiều cây có tác dụng làm thuốc, làm rau ăn... Trần Công Khánh, 1984 cũng
đã giới thiệu gần một trăm cây có chất độc ở Việt Nam, đến năm 2004 cho tái
bản có bổ sung tài liệu này và đưa ra giới thiệu 97 cây độc nguy hiểm, 10 loại
nấm độc dễ ăn phải và 11 cây giải độc dễ tìm, dễ sử dụng [19].
Qua nhiều năm nghiên cứu trong lĩnh vực tài nguyên thực vật, các nhà
khoa học thuộc viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật gần đây đã xuất bản một
số tài liệu chuyên khảo về các nhóm cây như Nhóm cây có tinh dầu, nhóm cây
có hoạt tính sinh học.[27], [28], [29].

Việc phân nhóm các cây có ích ở Việt Nam cũng có nhiều quan
điểm khác nhau, hầu hết là tiếp thu các hệ thống của Liên Xô (cũ) như hệ
thống Tasken, 1935 (hệ thống được đề xuất tại hội nghị tài nguyên thực
vật ở Tasken năm 1935), hệ thống của Pavlopski năm 1942 hay hệ thống


12
của M. M. Ilin năm 1948. Các hệ thống này đều dựa vào mục đích sử
dụng chính như dùng trong công nghiệp, nông nghiệp, sử dụng tự nhiên,
nhưng giữa các hệ thống không có sự đồng nhất. Năm 1969, Phan Kế
Lộc đã đưa ra hai sơ đồ phân loại cây tài nguyên ở miền Bắc Việt Nam.
Một sơ đồ tác giả dựa vào chất có ích, bộ phận trong cơ thể thực vật được
sử dụng làm căn cứ, sơ đồ còn lại tác giả lại căn cứ vào mục đích sử dụng
để phân chia [26].
Gần đây, các nhà thực vật trong quá trình biên soạn bộ Tài nguyên thực
vật Đông Nam á đã đi tới thống nhất phân chia các loài cây có ích theo giá
trị sử dụng và các sản phẩm mà thực vật cung cấp. Đây là cách phân chia thể
hiện được tính khách quan, tính thực tiễn và tránh được nhiều nhược điểm mà
các tác giả trước mắc phải [26].
1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu các nhóm cây có ích ở Việt Nam.
Nghiên cứu thực vật dân tộc ở Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
bởi nước ta có tới 54 dân tộc anh em sinh sống ở khắp các vùng trong cả nước.
Mỗi dân tộc sinh sống ở mỗi khu vực khác nhau có nguồn tài nguyên khác
nhau nên tri thức về sử dụng thực vật cũng khác nhau. Mặt dù vậy cho tới nay,
chúng ta chưa có điều kiện để điều tra, tư liệu hoá hệ thống tri thức về sử dụng
thực vật quý giá của mình. Đã có những nghiên cứu nhưng còn nhỏ lẻ và chủ
yếu tập trung vào nhóm cây thuốc dân tộc, còn các nhóm cây khác gần như
chưa được đầu tư [9].
Để khai thác một cách hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên cây thuốc
Việt Nam, trong vòng 10 năm qua các ngành Y tế, Lâm nghiệp và Sinh học đã

có nhiều đợt khảo sát điều tra cơ bản. Đáng chú ý là công trình nghiên cứu
cây thuốc của Viện Dược liệu - Bộ Y tế, đã được tiến hành một cách tương đối
có hệ thống ở tất cả các địa phương trên phạm vi toàn quốc, đã ghi nhận được
ở nước ta có 3.948 loài cây thuốc, thuộc 307 họ của 9 ngành thực vật bậc cao
cũng như bậc thấp.


13
Tuy nhiên, phần lớn số loài được ghi nhận đều xuất phát từ kinh nghiệm
sử dụng của cộng đồng các dân tộc ở các địa phương.
Bên cạnh đó còn có các công trình nghiên cứu về cây thuốc dân tộc trong
thời gian gần đây như: Đề tài Góp phần nghiên cứu bảo tồn cây thuốc ở vườn
quốc gia Ba Vì của Trần Văn Ơn, công trình đã đưa ra danh lục các cây
thuốc được dân tộc Dao ở Ba Vì, Hà Tây khai thác cùng với các phương thức
sử dụng chúng. Ngoài ra tác giả còn phân tích những nguyên nhân tác động
tới nguồn tài nguyên cây thuốc, đề xuất một số biện pháp bảo tồn nguồn gen
cây thuốc ở đây [31].
Các tác giả khác như Nguyễn Nghĩa Thìn, Tạ Quang Thiệp cũng tiến
hành nghiên cứu cây thuốc dân tộc tại các khu vực dân tộc Thái ở Con Cuông,
Nghệ An; dân tộc Sán Dìu ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc [41].
Ty Thị Hoàn nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của người Cao
Lan ở Tuyên Quang. Trần Thị Dung nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng cây
thuốc của đồng bào Bru- Vân Kiều tỉnh Quảng Trị. Lưu Đàm Cư và cộng sự
nghiên cứu cây thuốc dân tộc Dao tại Bản Khoang, cây thuốc dân tộc Hmông
tại Sa Pả (Sa Pa, Lào Cai), cây thuốc dân tộc Tày tại Vị Xuyên (Hà Giang).
Nguyễn Thị Phương Thảo và cộng sự nghiên cứu cây thuốc của dân tộc Hoa
tại Yên Tử (Quảng Ninh), cây thuốc dân tộc Mường tại Chiềng Yên (Mộc
Châu Sơn La)...
Cùng với việc nghiên cứu, điều tra kinh nghiệm sử dụng cây thuốc truyền
thống theo các khu vực, một số tác giả lại định hướng nghiên cứu vào mục

đích chữa bệnh cụ thể như Nguyễn Thị Kim Thanh, 2005. Đã tiến hành điều
tra, sàng lọc các cây thuốc dân tộc có khả năng chữa bệnh ung thư [40], từ
kinh nghiệm chữa bệnh truyền thống của dân tộc Tày.
Trần Huy Thái và cộng sự (2007) đã nghiên cứu tách chiết và thử hoạt
tính chống ung thư từ cây Mộc hoa trắng (Holarrhema pubescens). Các tác


14
giả đã phân lập và xác định được 8 hợp chất hoá học và thử hoạt tính phòng
chống khối u ở chuột [36].
Ninh Khắc Bản và cộng sự (2007) đã nghiên cứu tạo sản phẩm thiên hoa
phấn có hàm lượng protein bất hoạt Ri bô xôm (RIP) cao từ một số loài trong
chi Qua lâu. Các tác giả đã phân lập được 3 chất TK1, TK2 và TK3 từ loài
Qua lâu (Trichchossanthes kirilowii và Trichchossanthes rosthornii ). Các chế
phẩm tạo được có hoạt tính kháng các dòng tế bào ung thư gan, ung thư màng
tử cung và ung thư màng tim. Sản phẩm thiên hoa phấn của đề tài có tác dụng
chống virut cường độc gumboro [1]
Các nhà khoa học của trường Đại học Dược Hà Nội đã sản xuất thành
công thuốc chữa bệnh đau dạ dày từ cây chè dây (Ampenopsis cantonensis),
viện Hoá học các hợp chất Thiên nhiên sản xuất được thuốc chữa viêm loét dạ
dày từ củ nghệ (Curcuma longa).
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cũng đã có những thành công bước
đầu trong việc nghiên cứu thuốc chữa ung thư tuyến tiền liệt từ bài thuốc
truyền thống của người Tày ở Cao Bằng,
Viện Y học Cổ truyền Trung ương cũng đang có nhiều nghiên cứu về các
bài thuốc dân tộc như: bài thuốc chữa sỏi thận, chữa viêm gan [9].
Một số nhóm cây có ích khác được nghiên cứu đến nhưng với quy mô
nhỏ, chưa đầy đủ như nhóm cây có chất màu - trong đó có chất nhuộm màu
thực phẩm; nhóm cây có chất độc, cây lấy sợi, có thể kể đến một số đề tài đã
và đang được thực hiện trong các hướng này như: Điều tra phân bố chất màu

trong hệ thực vật Việt Nam và nghiên cứu ứng dụng trong công nghiệp thực
phẩm và đời sống, Nghiên cứu chiết tách chất màu thực phẩm từ kinh
nghiệm sử dụng thực vật của các dân tộc thiểu số do PGS. TS. Lưu Đàm Cư
chủ trì. Các đề tài này tiến hành nghiên cứu tri thức dân tộc về cây nhuộm
màu ở các địa phương, sàng lọc và chọn ra các cây có khả năng khai thác, sản
xuất với quy mô lớn để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn [10]; đề tài Nghiên cứu


15
khả năng ứng dụng của một số loài thuộc chi Acacia để diệt cá tạp trong các
đầm nuôi tôm do TS. Nguyễn Thị Phương Thảo chủ trì cũng xuất phát từ
kinh nhiệm sử dụng cây độc làm duốc cá của các dân tộc, lựa chọn các loài
thuộc chi Acacia để nghiên cứu ứng dụng [39]. Gần đây, hướng nghiên cứu
cây có ích của các dân tộc thiểu số làm cơ sở để phát triển kinh tế xã hội và
bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc đã được triển khai và bước đầu có triển vọng
thực tế (Lưu Đàm Cư, Cây có ích của dân tộc Hmông và khả năng ứng dụng
trong phát triển kinh tế, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự
sống. Nxb KHKT, 2004, 769-772); Nghiên cứu tri thức bản địa góp phần sử
dụng bền vững đa dạng sinh học và phát triển kinh tế - xã hội, Kỷ yếu Hội
nghị KH kỷ niệm thành lập Viện KHCNVN, 2005; Nguyễn Thị Phương Thảo,
Triển vọng sản xuất chất màu thực phẩm từ cây Mật mông hoa., TC. Nông
nghiệp và PT NT, 2003, 3(27), 223-224. Nguyễn Thị Phương Thảo, Ninh
Khắc Bản, Jacinto Regalado, Bùi Văn Thanh Đã tiến hành điều tra kinh
nghiệm sử dụng thực vật của dân tộc Cơ - Tu ở Nam Đông, Thừa Thiên Huế
(Hội nghị khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh học lần thứ 2, 2007). Ninh
Khắc Bản, Nguyễn Tiến Hiệp và Jacinto Regalado đã nghiên cứu, đánh giá và
đưa ra giải pháp phát triển tài nguyên lâm sản ngoài gỗ tại Húc Nghì, Tà Rụt
và A Bung ở Đakrông Quảng Trị (Hội nghị khoa học về Sinh thái và Tài
nguyên sinh học lần thứ 2, 2007) [2].



16

H×nh 1.1: B¶n ®å Khu b¶o tån thiªn nhiªn §akr«ng


17
1.3. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực
nghiên cứu.
1.3.1. Xã A Bung
A Bung là một xã biên giới, nằm phía cực nam của huyện miềm núi
Đakrông tỉnh Quảng Trị.
Phía Đông giáp: Xã Húc Nghì
Phía Tây giáp: Nước CHDCND Lào
Phía Nam giáp: Huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế
Phía Bắc giáp: Xã A Ngo
Với lợi thế nằm trên trục đường Hồ Chí Minh, lại có tuyến biên giới
chung với nước bạn Lào, nên có nhiều thuận lợi trong nền kinh tế thương mại.
Địa hình của xã bị chia cắt phức tạp gồm những dãy núi cao, phía bắc bị
chắn bởi dãy động Kakava cao 672 m và động APông cao 1017 m. Phía đông
bị chắn bởi động Ka Pút cao 1405 m. Phía nam là những dãy núi nhỏ hẹp chạy
dọc theo sông Đakrông thành những bản làng quần cư.
A Bung chịu ảnh hưởng của khí hậu tây Trường Sơn, nhiệt độ quanh năm
khá cao, nhiệt độ trung bình năm khoảng 260C. Nhiệt độ cao thời tiết khô hạn
dẫn đến thiếu nước sinh hoạt và thiếu nước để canh tác nông nghiệp.
Diện tích đất tự nhiên của toàn xã là 14.647.07 ha, bao gồm những nhóm
đất chính sau: Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs), đất nâu tím trên đá sét (Fe), đất đỏ
vàng trên đá biến chất (Fj)...
Toàn xã có 432 hộ với 2251 khẩu. Tổng số lao động 1337 người. Lao
động tập trung chủ yếu ở khối sản xuất nông nghiệp (chiếm 93%), đây là

nguồn lao động dồi dào có thể huy động vào việc sản xuất lâm nghiệp, xây
dựng khu bảo tồn và phát triển lâm nghiệp xã hội.
Thành phần dân tộc gồm Pa Kô 369 hộ chiếm 85,4%, Vân Kiều 37 hộ
chiếm 8,6% còn lại là dân tộc Kinh 26 hộ chiếm 6,0%. Hầu hết đồng bào dân


18
tộc vẫn sống dựa vào rừng là chính, diện tích đất canh tác nông nghiệp rất ít,
đời sống của đồng bào các dân tộc nhìn chung còn khá nghèo nàn và lạc hậu.
Diện tích Lúa nước 27 ha, Diện tích Ngô 41 ha, diện tích Sắn 37 ha, diện
tích Rau quả, hoa màu khác 7 ha.
Toàn xã có 24 con trâu giảm 3 con so với năm trước; Bò 346 con tăng 30
con so với năm trước; Dê 238 con; Lợn 115 con, tổng đàn gia cầm 2088 con.
Thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi thấp nên người dân thường vào rừng
để khai thác gỗ và thu hái lâm sản ngoài gỗ dẫn đến nguồn tài nguyên rừng
ngày một cạn kiệt.
Hiện nay trên địa bàn xã có 2 công trình nước sinh hoạt 1 công trình
nước sinh hoạt khe Ty Nê phục vụ cho 5 thôn.
Toàn xã hiện có 3 công trình thủy lợi trong đó công trình thủy lợi thôn A
Bung, La Hót hoạt động tốt, có 92 % số hộ đã dùng điện lưới Quốc gia, có 01
trạm y tế với 3 cán bộ nhân viên.
1.3.2. Xã Tà Long
Phía Bắc giáp: Xã Triệu Nguyên, xã Ba Lòng
Phía Nam giáp: Xã A Vao, xã Húc Nghì
Phía Đông giáp: Xã Hải Phúc
Phía Tây giáp: Xã Ba Nang và nước CHDCND Lào
Nằm trên trục đường Hồ Chí Minh nên có nhiều điều kiện thuận lợi để
giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các vùng phụ cận.
Địa hình núi cao có độ cao phổ biến từ 500 - 800m so với mực nước biển,
dạng địa hình này thích hợp cho khoanh nuôi bảo vệ rừng. Địa hình núi thấp

có độ cao từ 200 - 400m so với mực nước biển, thích hợp cho phát triển nông
nghiệp và trồng rừng theo mô hình nông lâm kết hợp.
Xã Tà Long chịu ảnh hưởng của khí hậu Tây trường sơn, thể hiện rõ tính
chất nhiệt đới nóng ẩm với nền nhiệt cao hầu như quanh năm. Nhiệt độ trung
bình hàng năm 25 - 300C, vào tháng 4, 5, 6 nhiệt độ lên đến 37- 380C, tháng


19
12, 1, 2 nhiệt độ xuống còn 17 - 180C. Lượng mưa trung bình năm 2260mm
nhưng phân bố không đồng đều, tháng 8 có lượng mưa lớn nhất khoảng
320mm, tháng 3, 4 có lượng mưa thấp nhất.
Gió Tây khô nóng thịnh hành từ tháng 4 - 9, từ tháng 5 - 8 có gió Nam.
Hệ thống sông suối trên địa bàn gồm Sông Đakrông, Suối Xi pa, Suối Pa
Ngàn, Suối Làng An, là nguồn cung cấp nước khá phong phú phục vụ sản
xuất và sinh hoạt của người dân trong xã.
Diện tích đất lâm nghiệp cả xã là 10.664,5 ha. Trong đó rừng tự nhiên
10.390 ha, rừng trồng 274,5 ha. Tỷ lệ che phủ của rừng 57,29%, rừng tự nhiên
chủ yếu là rừng đặc dụng 5.237 ha chiếm (50,4%), rừng phòng hộ 1884 ha,
còn lại là rừng sản xuất 3269 ha.
Toàn xã có 422 hộ với 2569 khẩu, có tổng số lao động 1101 người. Tiềm
năng lao động lớn nhưng chất lượng lao động nhìn chung thấp, đại bộ phận là
lao động phổ thông, trình độ sản xuất lạc hậu.
Dân tộc Vân Kiều chiếm 82.26%, Pa Hy chiếm 10,66%, Pa Kô chiếm
0,71% còn lại là dân tộc kinh chiếm 2,37%. Hầu hết đồng bào dân tộc vẫn
sống dựa vào rừng là chính.
Diện tích lúa nước: 104 ha, lúa rẫy: 260 ha, ngô: 116,5 ha, sắn: 85,4 ha,
rau các loại: 13,6 ha, đậu các loại: 11,6 ha, lạc: 11ha, cây ăn quả (chuối, dứa):
29,1 ha, cây công nghiệp dài ngày (cà phê, hồ tiêu): 31,75 ha.
Toàn xã có 512 con trâu; Bò 326 con; Dê 270 con; Lợn 367 con, tổng đàn
gia cầm 2985 con.

1.3.3. Xã Húc Nghì
Phía Bắc giáp: Xã Tà Long và một phần giáp tỉnh Thừa Thiên Huế
Phía Nam giáp: Xã Tà Rụt và A Bung
Phía Đông giáp: Tỉnh Thừa Thiên Huế
Phía Tây giáp: Xã Tà Long
Húc Nghì có khoảng hơn 95% là đồi núi cao, độ cao trung bình so với


20
mặt nước biển là 850m, đỉnh cao nhất là 1384m, độ dốc trung bình 20 - 350
hướng dốc nghiêng từ tây sang đông.
Trên địa bàn có các nhóm đất Feralit đỏ vàng trên đá sét (Fs) ở thôn Húc
Nghì và thôn 37, độ dốc từ 20 - 350, thích hợp cho phát triển trồng và khoanh
nuôi rừng. Đất phù sa được bồi hàng năm ở các khu vực ven sông Đakrông,
thích hợp cho việc phát triển cây lương thực và hoa màu.
Húc Nghì nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió
mùa. Gió Tây Nam khô nóng về mùa hè, gió Đông Bắc ẩm lạnh về mùa đông.
Nhiệt độ trung bình hàng năm 260C, nhiệt độ cao nhất 400C, thấp nhất là
8,50C. Lượng mưa bình quân năm 2325mm, tổng lượng mưa tập trung vào các
tháng 9, 10, 11 chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm. Xã Húc Nghì có sông
Đakrông chảy bao quanh và một số khe, suối khác như khe Acho, khe BaLê,
khe La Sam nhưng nó phân bố không đều nên việc cung cấp nước tưới cho
nông nghiệp và nước sinh hoạt cho nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.
Theo số liệu thống kê tại xã hiện tại diện tích rừng của xã là 9552,4 ha, diện
tích rừng tự nhiên là 9491,9 ha. Trong đó diện tích rừng đặc dụng là 8173,8 ha,
diện tích rừng phòng hộ là 811,3 ha, diện tích rừng sản xuất là 506,8 ha.
Toàn xã có 211 hộ với 1178 khẩu, có tổng số lao động 505 người, trong
đó Vân Kiều chiếm 93,84%, Pa Kô chiếm 2,37% còn lại là dân tộc Kinh
chiếm 3,79%.
Diện tích trồng lúa: 188,08 ha, trong đó lúa rẫy: 176,28 ha chiếm

93,73%, năng suất bình quân 19,12 tạ/ha/năm. Ngô (36 ha), năng suất bình
quân 9,3 tạ/ha/năm. Sắn (21 ha), năng suất bình quân 89,5 tạ/ha/năm. Lạc
(5,5ha), năng suất bình quân 10 tạ/ha/năm. Cây ăn quả (Chuối, dứa, cam
quýt,..) 19,1 ha. Cây công nghiệp dài ngày gồm cà phê, hồ tiêu (17,6 ha).
Về lâm nghiệp, trong những năm qua, toàn xã đã triển khai trồng rừng
được là 11,9 ha, trong đó một phần là do dự án đầu tư và một phần là do người
dân tự bỏ vốn để trồng.


21
Trên địa bàn xã hiện có 1 tuyến đường quốc lộ đi qua, các tuyến đường
liên thôn, đường lâm nghiệp đa số là đường đất nên chỉ đi lại được trong mùa
khô, còn mùa mưa thì việc đi lại rất khó khăn.
Toàn xã có 01 trường phổ thông cơ sở nằm ở thôn Húc Nghì và 03 trường
mầm non ở 3 thôn: Húc Nghì, Là Tó và thôn 37. Xã có 01 trạm y tế, trong đó
2 y sỹ và 1 nữ hộ sinh, cùng với sự giúp đỡ của cán bộ huyện.
1.3.4. Nhận xét và đánh giá chung về khu vực nghiên cứu
- Thuận lợi
Có tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua, đây là lợi thế cho việc đi lại, phát
triển kinh tế và giao lưu văn hóa.
Nguồn lao động khá dồi dào, khả năng tiếp thu và áp dụng các tiến bộ
khoa học kỷ thuật vào sản xuất đã được phát triển tạo ra khâu đột phá trong sản
xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác, góp phần làm tăng lượng lương
thực đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của xã.
Thảm thực vật rừng ở đây có tỷ lệ che phủ cao, mang một ý nghĩa lớn và
đóng vai trò quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước,
chống xói mòn đất, đặc biệt là nơi sinh sống và phát triển của nhiều loài sinh
vật trong khu vực.
Trong khu vực có Lâm trường và Hạt kiểm lâm hoạt động tích cực đã hỗ
trợ rất nhiều cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

- Khó khăn
Dân cư sống trong vùng chủ yếu là đồng bào các dân tộc ít người, trình độ
dân trí thấp, đời sống còn gặp rất nhiều khó khăn, cuộc sống chủ yếu dựa vào
rừng, vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác bảo tồn tài nguyên trong
vùng như canh tác nương rẫy, săn bắn, khai thác gỗ và các loài dược liệu.
Lâm trường và Hạt kiểm lâm đã hoạt động tích cực, song chưa phát huy
được vai trò nòng cốt thúc đẩy nền kinh tế lâm nghiệp khu vực phát triển và


22
bảo vệ rừng. Công tác chuyển giao kỹ thuật lâm nghiệp tiến hành vẫn còn
chậm (việc giao rừng tự nhiên cho dân đang tiến hành với quy mô nhỏ).
Người dân trong vùng có trình độ dân trí thấp, thiếu kiến thức hiểu biết về
bảo tồn thiên nhiên. Đồng bào ở đây ít được giáo dục tuyên truyền về bảo vệ
môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên.
Cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn. Đường giao thông vận tải ngoài tuyến
đường Hồ Chí Minh thì các đường liên thôn, liên xã còn ít, chất lượng đường
xấu, chỉ đi lại được trong mùa khô.
Công tác định canh định cư đã được Đảng và Chính phủ quan tâm nhưng
nguồn vốn quá ít và nhỏ giọt, hoặc còn mang tính chất rải đều nên hiệu quả
chưa cao, ảnh hưởng không nhỏ tới công tác bảo tồn tài nguyên rừng.


23

CHNG II
Mục tiêu, Đối tượng, Phạm vi, Nội dung và phương pháp
nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được tiềm năng và hiện trạng sử dụng tài nguyên cây có ích

của đồng bào dân tộc Pa Kô và Vân Kiều trong khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên cây có ích,
nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn tri thức thực vật của dân tộc
Pa Kô và Vân Kiều ở các xã đã lựa chọn.
2.2. Đối tượng nghiên cứu.
- Các loài cây có ích được đồng bào dân tộc Pa Kô và Vân Kiều huyện
Đakrông sử dụng.
- Tri thức và kinh nghiện về sử dụng thực vật của đồng bào dân tộc Pa Kô
và Vân Kiều huyện Đakrông.
2.3. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại 3 xã Tà Long, Húc Nghì và A Bung
thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông - Quảng Trị
2.4. Nội dung nghiên cứu
Đánh giá về thu nhập của các hộ gia đình trong khu vực nghiên cứu.
Điều tra về thành phần loài cây có ích được đồng bào dân tộc Pa Kô và
Vân Kiều khai thác sử dụng.
Điều tra kinh nghiệm và tri thức truyền thống của dân tộc Pa Kô và
Vân Kiều về sử dụng các loài cây có ích.
Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài cây có ích ở khu
vực nghiên cứu.


×