Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu tình hình nhiễm, đặc điểm bệnh lý lâm sàng và biện pháp phòng trị bệnh trichostrongylidosis trâu bò của tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 94 trang )

i

MỤC LỤC
Trang bìa
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục đồ thị và biểu đô
MỞ ĐẦU

1

1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.......................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 4

1.1. Thành phần loài giun xoăn dạ múi khế ký sinh ở trâu bò .................................. 4
1.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo một số loài giun xoăn dạ múi khế ...................... 6
1.3. Chu kỳ sinh học ............................................................................................ 8
1.4. Dịch tễ bệnh giun xoăn dạ múi khế ............................................................... 9
1.5. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh giun xoăn dạ múi khế trâu, bò .................. 14
1.6. Chẩn đoán bệnh giun xoăn dạ múi khế trâu bò............................................ 17
1.7. Điều trị và phòng bệnh giun xoăn dạ múi khế cho trâu bò .......................... 18
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 21

2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ................................................................ 21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 21
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu.......................................................................................... 21
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................... 21


2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 21
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ....................................................................................... 22
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 22
2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun xoăn dạ múi khế trâu, bò ở
tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................... 22
2.3.2. Nghiên cứu bệnh giun xoăn dạ múi khế ở trâu, bò của tỉnh Thái Nguyên ........ 23
2.3.3.Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh giun xoăn dạ múi khế cho trâu, bò ....... 23
2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 23
2.4.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun xoăn dạ múi khế trâu, bò ở
tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................... 23
2.4.1.1. Phương pháp thu thập, xét nghiệm mẫu, thu nhận trứng và
ấu trùng giun xoăn dạ múi khế ..........................................................23
2.4.1.2. Phương pháp mổ khám ....................................................................24
2.4.1.3. Phương pháp xác định thành phần loài giun xoăn dạ múi khế .........24


ii

2.4.1.4. Quy định những yếu tố cần xác định liên quan đến đặc điểm
dịch tễ bệnh giun xoăn dạ múi khế trâu bò........................................24
2.4.1.5. Phương pháp xác định trâu, bò nhiễm giun xoăn dạ múi
khế và cường độ nhiễm ..................................................................25
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu sự ô nhiễm trứng và ấu trùng giun xoăn dạ
múi khế ở chuồng nuôi, khu vực xung quanh chuồng nuôi và trên bãi
chăn thả trâu, bò............................................................................................ 25
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu sự phát triển của trứng và khả năng sống của ấu
trùng cảm nhiễm H. contortus ở ngoại cảnh ................................................. 26
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu bệnh giun tròn H. contortus ở trâu, bò tại tỉnh
Thái Nguyên ................................................................................................... 29
2.4.5. Phương pháp nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh giun xoăn dạ múi khế

cho trâu bò ...................................................................................................... 31
2.4.6. Phương pháp thử nghiệm các biện pháp phòng trị bệnh giun xoăn dạ múi
khế trên thực địa ............................................................................................. 33
2.4.7. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 34
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................... 35

3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun xoăn dạ múi khế trâu, bò ở
tỉnh Thái Nguyên ..................................................................................... 35
3.1.1. Tình hình nhiễm giun xoăn dạ múi khế trâu, bò ở tỉnh Thái Nguyên ................ 35
3.1.1.1. Xác định loài giun xoăn dạ múi khế ký sinh ở trâu, bò của
tỉnh Thái Nguyên ..............................................................................35
3.1.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế trâu, bò nuôi tại
Thái Nguyên ......................................................................................37
3.1.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế theo tuổi
trâu, bò ..............................................................................................40
3.1.1.4.Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế trâu, bò theo mùa vụ ..........43
3.1.1.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở trâu, bò
theo địa hình .....................................................................................45
3.1.1.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế qua mổ
khám trâu bò .....................................................................................47
3.1.2. Nghiên cứu sự phát triển của trứng giun xoăn dạ múi khế và khả năng sống
của ấu trùng ở ngoại cảnh .............................................................................. 49
3.1.2.1. Sự ô nhiễm trứng và ấu trùng giun xoăn dạ múi khế ở
chuồng trại, xung quanh chuồng trại chăn nuôi trâu bò ...................49
3.1.2.2. Sự ô nhiễm trứng và ấu trùng giun xoăn dạ múi khế ở khu
vực bãi chăn thả trâu, bò ..................................................................51
3.1.2.3. Nghiên cứu sự phát triển của trứng H. contortus thành ấu
trùng cảm nhiễm trong phân bò ........................................................52



iii

3.1.2.4. Nghiên cứu sự phát triển của trứng và khả năng sống của ấu
trùng H. contortus cảm nhiễm trong lớp đất bề mặt có ẩm độ
khác nhau..........................................................................................53
3.1.2.5. Nghiên cứu sự phát triển, khả năng sống của trứng và ấu trùng
H. contortus cảm nhiễm trong nước đọng ở những chỗ trũng
khu vực chăn thả ...............................................................................56
3.2. Nghiên cứu bệnh lý, lâm sàng của bệnh do Haemonchus contortus .................... 59
3.2.1. Bệnh ở bê, nghé gây nhiễm ............................................................................. 59
3.2.1.1. Tình hình thải trứng H. contortus của bê, nghé sau gây nhiễm ........59
3.2.1.2. Biểu hiện lâm sàng của bê, nghé sau gây nhiễm .............................60
3.2.1.3. Số lượng hồng cầu, bạch cầu và hàm lượng huyết sắc tố của
bê, nghé trước và sau gây nhiễm 40 ngày .........................................62
3.2.1.4. Bệnh tích đại thể và vi thể ở cơ quan tiêu hoá của bê, nghé
gây nhiễm .........................................................................................65
3.2.2. Bệnh giun xoăn dạ múi khế trâu, bò do nhiễm tự nhiên ................................ 67
3.2.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở trâu, bò
bình thường và trâu, bò tiêu chảy ......................................................67
3.2.2.2. Những biểu hiện lâm sàng của trâu, bò bị bệnh giun xoăn dạ
múi khế ở một số huyện thành của tỉnh Thái Nguyên ..........................68
3.2.2.3. Bệnh tích đại thể ở cơ quan tiêu hoá trâu, bò do giun xoăn dạ múi
khế gây ra .........................................................................................69
3.3. Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh giun xoăn dạ múi khế cho trâu, bò ........ 70
3.3.1.Hiệu lực và độ an toàn của một số thuốc tẩy giun xoăn dạ múi khế trâu, bò..70
3.3.2. Nghiên cứu thử nghiệm biện pháp phòng bệnh giun xoăn dạ múi khế
do H. contortus cho trâu, bò....................................................................... 73
3.3.2.1. Thử nghiệm quy trình phòng trị bệnh giun xoăn dạ múi khế
cho bò ở huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên .....................................73
3.3.2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở bò sau 2

tháng thử nghiệm...............................................................................75
3.3.2.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở bò sau 4
tháng thử nghiệm ...............................................................................76
3.3.2.4. Đề xuất và ứng dụng qui trình phòng trị bệnh giun xoăn dạ
múi khế trâu bò..................................................................................77
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................................. 79

1. KẾT LUẬN ................................................................................................... 79
1.1. Về một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun xoăn dạ múi khế trâu, bò ở
tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................ 79
1.2. Về bệnh lý và lâm sàng của bệnh giun xoăn dạ múi khế .................................. 80
1.3. Về biện pháp phòng và trị bệnh giun xoăn dạ múi khế cho trâu bò ................. 80
2. ĐỀ NGHỊ ...................................................................................................... 80
PHỤ LỤC ẢNH
TÀI LIỆU THAM KHẢO


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
cs

:

Cộng sự

TP.

:


Thành phố

TX.

:

Thị xã

H.

:

Huyện

H.E

:

Hematoxillin - Eosin

T0

:

Nhiệt độ

kg TT

:


Kg thể trọng

g phân

:

Gam phân

VT

:

Vi trường

SGN

:

Sau gây nhiễm

GXDMK

:

Giun xoăn dạ múi khế

VN

:


Vòng ngực

DTC

:

Dài thân chéo

ĐVT

:

Đơn vị tính

A0

:

Ẩm độ


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Những loài giun xoăn dạ múi khế trâu, bò được tìm thấy ở 7 huyện thành
của tỉnh Thái Nguyên ................................................................................... 35
Bảng 3.2. Tỷ lệ loài giun xoăn dạ múi khế ký sinh ở trâu, bò tỉnh Thái Nguyên ............... 36
Bảng 3.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở trâu, bò nuôi tại Thái
Nguyên ......................................................................................................... 38
Bảng 3.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế theo tuổi trâu, bò .................... 41

Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm giun xoăn dạ múi khế theo mùa vụ................................................ 44
Bảng 3.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế theo địa hình .......................... 46
Bảng 3.7. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế trâu, bò (qua mổ khám)..................... 48
Bảng 3.8. Sự ô nhiễm trứng và ấu trùng giun xoăn dạ múi khế ở chuồng trại và khu
vực xung quanh chuồng trâu, bò................................................................... 50
Bảng 3.9. Sự ô nhiễm trứng và ấu trùng giun xoăn dạ múi khế ở khu vực bãi chăn
thả trâu, bò .................................................................................................. 51
Bảng 3.10. Sự phát triển của trứng H. contortus thành ấu trùng cảm nhiễm trong
phân bò ........................................................................................................ 52
Bảng 3.11. Sự phát triển của trứng giun H. contortus ở lớp đất bề mặt có ẩm độ
khác nhau..................................................................................................... 53
Bảng 3.12. Khả năng sống của ấu trùng H. contortus cảm nhiễm ở đất bề mặt ẩm độ khác nhau ............ 55
Bảng 3.13. Sự phát triển và khả năng sống của trứng H. contortus trong nước đọng
ở những chỗ trũng khu vực chăn thả............................................................. 57
Bảng 3.14. Khả năng sống của ấu trùng H. contortus cảm nhiễm trong nước đọng ở
khu vực chăn thả .......................................................................................... 58
Bảng 3.15. Tình hình thải trứng của H. contortus ở bê, nghé sau gây nhiễm ........................... 59
Bảng 3.16. Biểu hiện lâm sàng và khối lượng của bê, nghé sau gây nhiễm ............................. 61
Bảng 3.17. Sự thay đổi một số chỉ số máu của bê, nghé gây bệnh .................................. 63
Bảng 3.18. Sự thay đổi công thức bạch cầu của bê, nghé gây bệnh ................................ 64
Bảng 3.19. Bệnh tích đại thể ở cơ quan tiêu hoá bê, nghé gây nhiễm.............................. 66
Bảng 3.20. Tỷ lệ tiêu bản có bệnh tích vi thể .................................................................. 67
Bảng 3.21. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở trâu, bò bình thường
và tiêu chảy ................................................................................................. 68
Bảng 3.22. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của trâu, bò bị bệnh giun xoăn dạ múi khế ........ 69

Bảng 3.23. Bệnh tích đại thể ở cơ quan tiêu hoá trâu, bò do giun xoăn dạ múi khế gây ra….. 70
Bảng 3.24. Hiệu lực của một số thuốc tẩy giun xoăn dạ múi khế cho trâu, bò trên diện hẹp................ 71
Bảng 3.25. Hiệu lực của thuốc tẩy giun xoăn dạ múi khế cho trâu, bò trên diện rộng ....................... 72
Bảng 3.26. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế của bò trước khi thử

nghiệm biện pháp phòng bệnh ...................................................................... 74
Bảng 3.27. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế sau 2 tháng thử nghiệm .......... 75
Bảng 3.28. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế sau 4 tháng thử
nghiệm.…...........
......................................................................... .76


vi

DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nhiễm giun xoăn dạ múi khế trâu, bò ở tỉnh Thái Nguyên .......................... 39
Đồ thị 3.1. Tỷ lệ nhiễm giun xoăn dạ múi khế theo tuổi trâu bò ...................................... 42
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở trâu, bò theo mùa vụ ............................ 43
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nhiễm giun xoăn dạ múi khế theo địa hình ........................................... 46


1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày 16 tháng 1 năm 2008 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược
phát triển chăn nuôi đến năm 2020, trong đó có chiến lược phát triển chăn nuôi gia
súc nhai lại. Chiến lược phát triển chăn nuôi gia súc nhai lại đề ra: Đến năm 2020
tăng đàn bò sữa bình quân 11%/ năm (500 ngàn con), bò thịt 4,8%/ năm (12,5 triệu con),
dê, cừu 7%/ năm (3,9 triệu con), trâu ổn định khoảng 2,9 - 3 triệu con/năm, chủ yếu tập
trung phát triển chăn nuôi gia súc nhai lại ở phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.
Sản lượng thịt xẻ các loại đạt 5.500 ngàn tấn, trong đó thịt bò đạt 200 ngàn tấn (chiếm
4%). Sản lượng sữa trung bình đạt 10,2kg sữa/người [2]. Để thực hiện thắng lợi các
chỉ tiêu trên, cần có các giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy chăn nuôi trâu, bò phát
triển. Trong những năm gần đây chăn nuôi trâu, bò đã được chú ý phát triển. Trâu,

bò là loại vật nuôi đã gắn bó lâu đời với đời sống con người. Theo số liệu thống kê
của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008) [2], từ năm 2001 - 2008, đàn
trâu, bò ở nước ta luôn có sự tăng lên về số lượng. Tốc độ tăng đàn bò giai đoạn
2001 - 2008 bình quân trên 8%. Tổng đàn bò từ 3,89 triệu con năm 2001 tăng lên
6,37 triệu con năm 2008. Từ năm 2001 đến 2008, đàn trâu tăng 0,72%, từ 2,81 triệu
con năm 2001 lên 2,90 triệu con năm 2008. Ở tỉnh Thái Nguyên, số lượng trâu, bò từ
136.340 con năm 2010 (1/10/2010) dự kiến tăng lên 195.000 con năm 2015.
Xác định rõ vai trò quan trọng của chăn nuôi trâu, bò trong ngành chăn nuôi
nói riêng, ngành Nông nghiệp nói chung và sự phát triển của nền kinh tế đất nước,
trong những năm qua Đảng và Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách, nhằm
thúc đẩy chăn nuôi trâu, bò phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một số khó khăn, hạn chế việc phát triển chăn
nuôi trâu bò, đặc biệt là dịch bệnh. Việt Nam là một nước khí hậu nhiệt đới gió
mùa, mùa Hè nóng ẩm kéo dài, mùa Đông không lạnh lắm, rất thuận lợi cho sự tồn
tại và phát triển của khu hệ động - thực vật đa dạng, phong phú, trong đó có khu hệ
ký sinh trùng.


2

Theo Trịnh Văn Thịnh và cs (1978) [38], vật nuôi ở Việt Nam mắc bệnh ký
sinh trùng rất phổ biến. Bệnh ký sinh trùng không làm chết nhiều gia súc, gia cầm
nhưng bệnh thường kéo dài, làm cho gia súc, gia cầm suy dinh dưỡng, còi cọc,
chậm lớn, gây thiệt hại về kinh tế và làm giảm sức đề kháng của con vật. Trong đó
lớp giun tròn (Nematoda) là một trong 5 lớp giun sán ký sinh gây thiệt hại nhiều
nhất cho động vật nuôi nói chung và gia súc nhai lại nói riêng. Giun tròn ký sinh
chiếm đoạt chất dinh dưỡng của gia súc, gây tổn thương cơ học, tiết độc tố làm cho
gia súc gầy yếu, mở đường cho vi khuẩn, vi rút xâm nhập và gây bệnh. Cho tới nay,
các nhà khoa học đã phát hiện được 35 loài giun tròn ký sinh và gây bệnh ở gia súc
nhai lại Việt Nam, trong đó có bệnh do giun xoăn dạ múi khế (Trichostrongylidae)

gây ra.
Theo Miller và cs (1998) [62], (2006) [63], Walier P.J (2004) [78], (2006) [80],
Krecek và cs (2006) [59], bệnh giun dạ múi khế là bệnh phổ biến trên đàn gia súc
nhai lại của nhiều nước trên thế giới. Bệnh gây thiệt hại đáng kể về kinh tế cho
người chăn nuôi. Bệnh do nhiều loài giun tròn kí sinh ở dạ múi khế của trâu, bò và
các loại gia súc nhai lại khác gây nên. Kagira và cs (2001) [56] đã nghiên cứu về
tình hình mắc bệnh ký sinh trùng ở gia súc nhai lại và cho biết, trong các bệnh ký sinh
trùng ở trâu bò thì bệnh do Haemonchus spp. chiếm 40%. Chi phí kinh tế do giảm khối
lượng ở bệnh H. contortus là 32,2% - 48,7%. (Beriajaya và cs, (2006) [46] ).
Theo nhiều tác giả (Skrjabin và cs (1963) [44]; Nguyễn Thị Kim Lan và cs
(1998) [18], (2008) [26]...), Giun xoăn ở dạ múi khế hút máu kí chủ, kí chủ bị thiếu
máu nặng, đồng thời làm tổn thương niêm mạc dạ múi khế, gây hội chứng tiêu
chảy. Trâu, bò còi cọc, chậm lớn, giảm sức đề kháng với các bệnh khác và dễ chết
nếu mắc bệnh nặng.
Thái Nguyên là một tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển chăn
nuôi trâu bò. Trong những năm gần đây dịch bệnh vẫn xảy ra trên đàn trâu bò, gây
thiệt hại đáng kể cho người chăn nuôi. Theo điều tra sơ bộ của Chi cục Thú y tỉnh
Thái Nguyên, đàn trâu, bò của các địa phương trong tỉnh nhiễm giun xoăn dạ múi


3

khế nhiều, số trâu, bò gầy yếu, tiêu chảy và thiếu máu khá phổ biến. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu về bệnh giun xoăn dạ múi khế ở trâu, bò của tỉnh Thái Nguyên và nhiều
tỉnh miền núi khác còn chưa được chú ý, chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ
và có hệ thống, do vậy chưa xây dựng được quy trình phòng trị bệnh giun xoăn dạ
múi khế cho trâu, bò có hiệu quả cao.
Xuất phát từ nhu cầu cấp bách của thực tế chăn nuôi trâu, bò ở các tỉnh miền
núi phía Bắc, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tình hình nhiễm, đặc điểm
bệnh lý lâm sàng và biện pháp phòng trị bệnh Trichostrongylidosis trâu bò của

tỉnh Thái Nguyên”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xác định một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng, biện pháp phòng trị, từ đó
xây dựng qui trình phòng trị bệnh giun xoăn dạ múi khế cho trâu bò đạt hiệu quả cao
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
* Ý nghĩa khoa học: Là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống
về bệnh giun xoăn dạ múi khế trâu, bò ở miền núi và biện pháp phòng trị.
* Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Xây dựng được quy trình phòng trị bệnh giun
xoăn dạ múi khế trâu, bò đạt hiệu quả cao, góp phần hạn chế tỷ lệ và cường độ
nhiễm giun xoăn dạ múi khế, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi trâu bò.


4

Phần 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. THÀNH PHẦN LOÀI GIUN XOĂN DẠ MÚI KHẾ KÝ SINH Ở TRÂU BÒ
Theo Skrjabin và cs (1963) [44], Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [31], Urquhart
và cs (1996) [73] giun xoăn dạ múi khế có vị trí trong hệ thống phân loại động vật
học như sau:
Ngành Nemathelminthes Schneider, 1873
Lớp Nematoda Rudolphi, 1808
Phân lớp Rhabditia Pearse, 1942
Bộ Strongylida Railliet et Henry, 1913
Phân bộ Strongylata Railliet et Henry, 1913
Siêu họ Trichostrongyloidea Cram, 1927
Họ Trichostrongylidae Leiper, 1912
Phân họ Trichostrongylinae Leiper, 1905
Giống Trichostrongylus Looss, 1905
Loài T. colubriformis (Giles, 1892)

Loài T. axei (Cobbold, 1879)
Loài T. probolurus (Railliet, 1896)
Giống Ostertagia Ransom, 1907
Loài O. ostertagi (Stiles, 1892)
Loài O. circumcincta (Stadelmann, 1894)
Giống Marshallagia Orloff, 1933
Loài M. marshalli (Ransom, 1907)
Phân họ Haemonchinae Skrjabin et Schulz, 1952
Giống Haemonchus Cobbold, 1898
Loài H. contortus (Rudolphi, 1803)
Loài H. similis (Travassos, 1914)


5

Phân họ Cooperinae Skrjabin et Schikhobalova, 1952
Giống Cooperia Ransom, 1907
Loài C. curticei (Giles, 1892)
Loài C. punctata (Linstow, 1906)
Phân họ Nematodirinae Skrjabin et Orloff, 1934
Giống Nematodirus Ransom, 1907
Loài N. oiratianus (Rajevskaia, 1929)
Loài N. skrjabini (Mizkewisch, 1929)
Giống Mecistocirrus Railliet et Henry, 1912
Loài M. digitatus (Linstow, 1906)
Trịnh Văn Thịnh và cs (1982) [39], Johannes Kaufmann, (1996) [71],
Urquhart G.M và cs (1996) [73] cho biết: Giun xoăn ký sinh ở đường tiêu hoá gia súc
nhai lại do những loài giun thuộc họ Trichostrongylidae gây ra. Có 7 giống phổ biến
gồm trên 100 loài, đó là các giống: Haemonchus, Mecistocirrus, Trichostrongylus,
Ostertagia, Marshallagia, Cooperia, Nematodirus. Gia súc nhai lại thường nhiễm

hỗn hợp các giống này, trong đó, các giống gây tác hại lớn là Haemonchus và
Mecistocirrus.
Các tác giả trong và ngoài nước đều thống nhất rằng, tập đoàn giun xoăn ở
dạ dày (chủ yếu ở dạ múi khế) của trâu, bò và các thú nhai lại khác tương đối phong
phú, gồm nhiều loài giun thuộc họ Trichostrongylidae Leiper, 1912 một trong
những họ thuộc siêu họ Trichostrongylidae Cram, 1927. Đặc điểm chung nhất của
những loài giun này là: Thân hình sợi chỉ to hoặc nhỏ. Miệng ở tận cùng đầu.
Xoang miệng không có, ở một số giun có bao miệng nhỏ nhưng xoang miệng thể
hiện rõ và có thể có răng ở trên thành hoặc ở dưới đáy xoang. Ở con đực túi sinh
dục phát triển. Đại đa số thuỳ bên lớn, thuỳ lưng thể hiện yếu hoặc không có. Có hai
gai giao hợp, có hoặc không có lái. Âm hộ của con cái nằm phía sau thân. Giun cái
đẻ trứng theo phân ra ngoài (Skrjabin và cs, 1963 [44]. Riêng ở gia súc nhai lại
Việt Nam, nhiều tác giả đã xác định: Haemonchus contortus (H. contortus),
Haemonchus similis (H. similis), Trichostrongylus axei (T. axei), Trichostrongylus


6

colubriformis (T. colubriformis )và Mecistocirrus digitatus (M. digitatus) là những
loài giun xoăn phổ biến ký sinh ở dạ múi khế và gây tác hại nghiêm trọng cho gia súc
nhai lại (Drozdz và cs (1967) [43]; Phan Thế Việt và cs (1977) [41]; Trịnh Văn Thịnh
(1978) [38], (1982) [39]; Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [31], Nguyễn Văn Đức
(2000) [6]; Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [28], [29], [30]; Phan Địch Lân và cs (2005)
[27], Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [26]…).
1.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, CẤU TẠO MỘT SỐ LOÀI GIUN XOĂN DẠ
MÚI KHẾ
Theo Skrjabin và cs (1963) [44] giun xoăn dạ múi khế về hình thái chung,
thân hình sợi chỉ không phân đốt, cơ thể đối xứng hai bên. Bên ngoài được che phủ
một lớp Kitin hay còn gọi là lớp biểu bì, trên lớp biểu bì có các vân dọc, vân ngang
hoặc vân chéo.

Trịnh Văn Thịnh và cs (1982) [39] cho biết: Hệ tiêu hoá của giun xoăn dạ múi
khế gồm có miệng, môi, túi miệng, thực quản, ruột, hậu môn. Hệ thần kinh đơn giản,
có vòng dây thần kinh thực quản và các gai cảm giác toàn thân. Hệ bài tiết gồm 2
ống bài tiết chạy từ phần sau của cơ thể lên đến phần đầu, rồi xuống và đổ ra lỗ
huyệt. Hệ sinh dục giun xoăn dạ múi khế đơn tính, có giun đực và giun cái. Cơ quan
sinh dục của giun đực và giun cái riêng biệt, không giống nhau.
1.2.1. Loài Haemonchus contortus
Theo Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [31], loài H. contortus (Rudolphi, 1803)
ký sinh ở dạ múi khế và ruột non của trâu, bò, dê trên phạm vi toàn quốc và phổ
biến trên toàn cầu. Tác giả đã mô tả hình thái H. contortus (theo Kamenskii, 1929):
Giun đực dài 18,7 - 22,3 mm, rộng nhất 0,352 - 0,416 mm. Túi sinh dục có 3 thuỳ
(2 thuỳ bên dài, thuỳ sau không đối xứng). Các sườn bên hướng về phía sau, các
sườn bụng cong về phía trước. Các sườn bên chung một gốc lớn, mút cuối có sự
phân nhánh. Gai sinh dục màu nâu, dài 0,448 - 0,544 mm, phần đuôi thắt nhỏ nhanh
và kết thúc bằng một phần đặc trưng như chiếc kim. Gai điều chỉnh dạng thuyền,
dài 0,250 - 0,312 mm. Giun cái dài 25,0 - 34,2 mm, rộng nhất 0,588 - 0,739 mm. Lỗ


7

sinh dục cách mút đuôi 5,92 - 7,07 mm. Vùng âm môn có một van hình lưỡi cày,
dài 0,750 - 1,068 mm, rộng 0,330 - 0,580 mm. Túi nhận tinh dài 0,80 - 1,16 mm.
Buồng trứng uốn khúc hình mai xo. Trứng có vỏ mỏng, kích thước 0,080 - 0,085
mm x 0,040 - 0,045 mm.
Đặc điểm hình thái cấu tạo của loài H. contortus mà Nguyễn Thị Lê mô tả
ở trên phù hợp với sự mô tả của nhiều tác giả khác (Skrjabin và cs, (1963) [44];
Trịnh Văn Thịnh, (1978) [38], (1982) [39]; Johannes Kaufmann, (1996) [71];
Urquharrt, (1996) [108]....).
1.2.2. Loài Haemonchus similis
H. similis thân nhỏ, màu vàng sẫm, gai cổ rất rõ, lỗ bài tiết ở phía trước cách

đầu 0,231 mm. Túi miệng rất nhỏ có răng, quanh miệng có môi bao bọc, phần sau
thực quản phình to (dài 1,260 - 1,407 mm, rộng 0,105 - 0,126 mm). Giun đực dài
8,000 - 11,000 mm, rộng 0,232 - 0,265 mm. Túi đuôi chia thuỳ, thuỳ lưng không
đối xứng, sườn lưng ngoài nhỏ và dài, sườn hông trước thẳng, sườn hông giữa và
sau cong về phía lưng, chia làm 2 nhánh, đoạn cuối mỗi nhánh lại chia làm 2 nhánh
nhỏ. Có một đôi gai giao hợp dài bằng nhau (0,370 - 0,420 mm) và có móc nhỏ nhô ra,
bánh lái gai giao hợp to, kitin hoá ở phần giữa, dài 0,168 mm. Giun cái dài 12,500 21,000 mm, rộng 0,315 - 0,378 mm. Âm hộ cách đuôi 2,772 - 3,034 mm. Âm đạo
dài, tử cung uốn khúc. Trứng hình bầu dục, kích thước 0,073 - 0,079 x 0,031 - 0,042 mm
(Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [23]. Vỏ trứng mỏng, có phôi bào (Trịnh Văn Thịnh,
1982) [39].
1.2.3. Loài Mecistocirrus digitatus
Loài M. digitatus (Linstow, 1906) được phát hiện ở nhiều tỉnh (Hà Nội, Hà Tĩnh,
Lâm Đồng) của Việt Nam và ở nhiều nơi trên thế giới (châu Mỹ, SNG, Indonexia).
Giun ký sinh ở dạ múi khế và dạ lá sách của trâu, bò, dê, cừu.
Nguyễn Thị Lê (1996) [31] đã mô tả: Cơ thể giun mảnh, lớp biểu bì mỏng có
vân ngang. Nang miệng nhỏ, có 6 núm cutin, trên có răng lớn. Con đực dài 17,8 27,8 mm, rộng 0,35 - 0,51 mm. Thực quản dài 1,40 - 1,78 mm, rộng 0,130 - 0,168 mm.
Túi sinh dục có 3 thuỳ: 2 thuỳ bên lớn và dầy, thuỳ lưng nhỏ nhưng đối xứng. Túi


8

sinh dục dài 0,80 - 1,00 mm, rộng 0,70 - 0,85 mm. Hai gai sinh dục rất mảnh và dài,
chiều dài 6,32 - 7,59 mm. Con cái dài 22,3 - 39,2 mm, rộng 0,46 - 0,64 mm. Thực
quản dài 1,59 - 1,92 mm, rộng 0,14 - 0,18 mm. Lỗ sinh dục dạng rãnh ngang, có cơ
dày, cách mút đuôi 0,545 - 0,743 mm. Đuôi hình nón, dài 0,170 - 0,248 mm. Trứng
hình ô van, kích thước 101 - 120 x 51 - 63 µm.
1.3. CHU KỲ SINH HỌC
1.3.1. Chu kỳ sinh học của loài Haemonchus contortus
Chu kỳ sinh học (vòng đời hay chu kỳ phát triển) của giun H. contortus đã
được nghiên cứu và có nhiều tác giả ghi nhận. Dinaburg (1944), Silverman và

Campbell (1959) đã nghiên cứu sự phát triển của trứng và ấu trùng Haemonchus.
Crofton (1963) và Levine (1963) nghiên cứu về sinh thái của ấu trùng trên đồng cỏ...
Skrjabin và Petrov (1963) [44] cho biết: Giun cái đẻ trứng, trứng được bài
xuất cùng phân ra môi trường bên ngoài. Nhiệt độ của môi trường bên ngoài thích
hợp cho trứng phát triển tiếp tục là 20 - 300C. Trong phân, vào ngày thứ hai đã thấy
có ấu trùng giai đoạn I nở ra khỏi trứng. Những ấu trùng này ăn phân và sống trong
phân một thời gian, nhưng không cảm nhiễm được cho súc vật. Ở giai đoạn này, ấu
trùng kém bền vững hơn ở các giai đoạn sau: chúng chết khi phơi khô ở nhiệt độ trên
300C. Sự thay đổi về nóng và lạnh cũng làm cho ấu trùng bị chết. Ở nhiệt độ 15 - 200C,
ấu trùng giai đoạn I chỉ sau 1 đêm đã ở giai đoạn tiềm sinh, kéo dài 12 - 15 giờ. Trong
thời gian này, ấu trùng lột xác, sau đó sống trở lại và chuyển vào giai đoạn II.
Ở giai đoạn II, ấu trùng mất đi khả năng ăn uống, và cũng không thể ký sinh
được. Qua một ngày sau, đôi khi chưa đến 1 ngày, ấu trùng lại trở lại ở giai đoạn tiềm
sinh lần thứ hai. Trong thời gian này, ấu trùng lớn lên, nhưng tầng cutin bao quanh vẫn
giữ nguyên và tạo thành nắp. Sau khi hình thành nắp thì ấu trùng chuyển vào giai đoạn
III. Lúc này, ấu trùng đã có khả năng cảm nhiễm cho động vật. Từ khi trứng ra ngoài
đến giai đoạn ấu trùng cảm nhiễm cần thời gian không dưới 4 - 5 ngày.
Những ấu trùng cảm nhiễm được súc vật nhai lại nuốt cùng thức ăn và nước
uống vào dạ dày. Ở đây, chúng "vứt bỏ" vỏ và chuyển sang giai đoạn IV. Thực hiện


9

xong một lần lột xác nữa, ấu trùng có khả năng ký sinh và hút máu ký chủ. Sau 2 - 3
tuần, Haemonchus trở thành thành thục, con cái bắt đầu đẻ trứng.
Thời gian sống của Haemonchus trong cơ thể gia súc nhai lại chưa rõ, nhưng
người ta cho rằng, thời gian này không quá 1 năm, càng về sau, giun càng già và
mất đi khả năng tiếp tục ký sinh.
Urquhart G. M. (1996) [73] làm rõ thêm vòng đời của H. contortus: Ấu trùng
cảm nhiễm vào ống tiêu hoá súc vật nhai lại thực hiện hai lần lột xác trong ống dẫn

tuyến. Chỉ trước khi lột xác lần cuối chúng mới phát triển đến giai đoạn lấy máu ký
chủ từ những mao quản ở niêm mạc. Khi trưởng thành, chúng di chuyển tự do trên
bề mặt niêm mạc. Thời gian hoàn thành vòng đời ở dê, cừu là 2 - 3 tuần và ở đại gia
súc là 4 tuần.
1.3.2. Chu kỳ sinh học của loài Mecistocirrus digitatus
Nhiều tác giả cho rằng vòng đời của giun M. digitatus cơ bản giống vòng đời
của H. contortus. Hoàn thành vòng đời cần 59 - 82 ngày). Trứng được bài xuất ra
ngoài cùng với phân. Ở nhiệt độ 26 - 300C, sau 24 - 84 giờ trứng nở ra ấu trùng giai
đoạn I. Qua 3 ngày, ấu trùng lột xác lần đầu và biến thành ấu trùng giai đoạn II. Sau
6 ngày kể từ khi trứng thải ra môi trường bên ngoài, ấu trùng lột xác lần thứ hai và
trở thành ấu trùng giai đoạn III có sức cảm nhiễm. Khi gia súc nuốt phải ấu trùng
qua thức ăn hoặc nước uống sẽ mắc bệnh.
Tuổi thọ của giun là 9 - 12 tháng (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996 [13];
Phan Địch Lân và cs 2005, [27]).

1.4. DỊCH TỄ BỆNH GIUN XOĂN DẠ MÚI KHẾ
1.4.1. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự xâm nhập và phát triển của giun xoăn
dạ múi khế trong cơ thể ký chủ
+ Loài, giống: Sức chống đỡ của các loài gia súc nhai lại khác nhau đối với
cùng 1 loại ký sinh trùng do sự khác nhau về trạng thái sinh lý của cơ thể
+ Tuổi: Gia súc trưởng thành thường có sức miễn dịch cao hơn so với gia
súc non và gầy yếu. Do gia súc non chưa phát dục đầy đủ, các chức năng sinh lý
chưa hoàn thiện, sức chống đỡ với bệnh kém.


10

Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [29] cho biết, bệnh giun xoăn dạ múi khế nhiễm
ở tất cả mọi lứa tuổi của trâu, bò, dê, cừu, nhưng con non mắc bệnh nặng hơn.
Chúng gày sút và suy yếu nhanh hơn, dẫn đến có tỷ lệ chết cao hơn.

Theo Nguyễn Hữu Vũ và cs (2000) [42] bệnh giun xoăn dạ múi khế do H. contortus
và M. digitatus gây ra phổ biến ở bê, nghé từ 4 - 8 tháng tuổi.
+ Tính biệt: Không ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ cảm nhiễm ký sinh
trùng, trừ một số trường hợp đặc biệt.
+ Thời kỳ sinh dục: Trâu, bò cái có chửa hoặc đang cho con bú thường có
sức chống đỡ yếu hơn trâu, bò cái không chửa đẻ. Houdijk và cs (2003) [50]. Terefe và
cs (2005) [70] cho biết: Gia súc cái thời kỳ mang thai và thời kỳ nuôi con làm tăng khả
năng sinh sản ở giun cái H. contortus và tăng nguy cơ lây nhiễm cho bê, nghé .
+ Cảm nhiễm nhiều bệnh cùng một lúc: Gia súc khi mắc một bệnh đã gây
ảnh hưởng tới sức khoẻ và sức sản xuất, nếu mắc thêm một bệnh khác thì bệnh càng
nặng thêm.
+ Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc quản lý: Dinh dưỡng thiếu thốn, chuồng
chật trội, kém vệ sinh… là điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh bệnh giun xoăn dạ
múi khế. Thói quen ăn uống trên đồng cỏ, bãi chăn cũng giúp cho sự xâm nhập của
giun xoăn dạ múi khế vào cơ thể ký chủ. Mùa chăn ngoài đồng cỏ dài hay ngắn
cũng ảnh hưởng đến cường độ cảm nhiễm giun xoăn dạ múi khế. Trái lại, dinh
dưỡng đầy đủ có thể làm cho bệnh giun xoăn dạ múi khế phát nhẹ hay không phát
được, có thể làm cho tuổi thọ của giun xoăn dạ múi khế giảm, thậm chí bản thân
trâu, bò có thể tống giun xoăn dạ múi khế ra ngoài. Theo Houdijk và cs (2003) [50],
(2005) [66], (2006) [67], bổ sung các chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein trong
khẩu phần sẽ tăng khả năng miễn dịch cho gia súc, từ đó giảm được sự nhiễm trùng
ấu trùng trên đồng cỏ. Strain và cs (2001)[68], Torres - Acosta và cs (2004) [72],
Bricarello và cs (2005) [47] qua theo dõi thấy nhóm cừu non được bổ sung đậu nành
và lúa mì đã giảm khả năng nhiễm H. contortus hơn nhóm cừu không được bổ sung.


11

1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại của ấu trùng giun xoăn dạ múi khế
ở ngoại cảnh và nhiễm vào vật chủ

Bệnh giun xoăn dạ múi khế có liên quan tới điều kiện thời tiết, khí hậu, mùa vụ
và tuổi con vật. Nginyi J. M. (2001) [66], Peter JW và cs (2005) [67], Lê Hữu Khương
(2005) [14], Muhammad F.Q.(2007) [65] cho biết, bệnh giun xoăn thường thấy vào
những năm mưa nhiều và súc vật chăn thả trên đồng cỏ ẩm ướt thì nhiễm nặng hơn
súc vật chăn thả trên đồng cỏ khô ráo.
Skrjabin và Petrov (1963) [44] cho biết: Ở giai đoạn III, ấu trùng có sức đề
kháng đặc biệt. Chúng chết trong môi trường ẩm khi nhiệt độ 500C và trong môi
trường khô khi 600C. Những ấu trùng này đặc biệt chịu được sự khô hạn. Khi khô
hạn, chúng có thể ở trong trạng thái tiềm sinh trên 1 năm rưỡi. Đối với các chất
tiêu độc, ấu trùng cũng rất bền vững: dung dịch creolin 2 - 3%, lizol và các chất
khác không giết được ấu trùng. Ấu trùng chết trong dung dịch axit cacbonic 5%
không tinh khiết.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lan (1999) [21] cho thấy, ấu trùng
giun xoăn dạ múi khế càng phát triển đến giai đoạn có sức gây nhiễm thì sức sống
càng cao và đề kháng với nhiệt độ càng tốt hơn.
Vào mùa Đông, ấu trùng ở trên đồng cỏ thường bị chết. Mùa Hè, ấu trùng
cũng có thể bị chết dưới tác động của ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cao.
Nếu vào thời gian ấu trùng chui ra khỏi phân, môi trường xung quanh phân
ẩm thì ấu trùng có khả năng bò lên phía trên theo vật ẩm đó. Nếu phân ở trong cỏ
thì ấu trùng sẽ chuyển động theo những ngọn cỏ xung quanh. Quá trình chuyển
động thẳng đứng theo ngọn cỏ xảy ra càng nhanh hơn nữa ở những nơi đồng cỏ
thấp, trong các mùa vụ ẩm ướt, trong thời gian mưa nhiều, trong sương mù và khi
có nhiều sương xuống. Để ấu trùng có thể bò theo ngọn cỏ không cần phải có lượng
ẩm nhiều, mà chỉ cần một lớp ẩm rất ít bọc trên cỏ cũng đã đủ cho ấu trùng chuyển
động. Khi độ ẩm cao, ấu trùng không có khả năng bám vào cỏ, mà rơi xuống cùng
với nước và được nước mang đến những nơi thấp hơn. Bởi vậy, tất cả những nơi


12


đồng cỏ thấp, đầm lầy và các vũng đọng nước mưa là những nơi chính dễ làm cho
trâu, bò, dê, cừu nhiễm Haemonchus spp.
Trong những điều kiện bất lợi (khô hoặc quá ướt) thì ấu trùng cảm nhiễm
cuộn tròn lại. Nếu ấu trùng bị khô (mặc dù trong thời gian dài) được làm ẩm ướt thì
chỉ sau 20 - 30 phút, ấu trùng sẽ sống trở lại, duỗi thẳng và tiếp tục di chuyển theo
ngọn cỏ. Ấu trùng giai đoạn III, mặc dù không ăn uống gì, trong điều kiện môi
trường ẩm vẫn có khả năng sống tới 3 - 4 tháng.
Nghiên cứu về dịch tễ học các bệnh giun sán ở gia súc nhai lại nhỏ,
Teklye - Bekele (1993) [69] cho biết, giun tròn đường tiêu hoá, giun phổi và sán lá
gan là những giun sán ký sinh chủ yếu ở gia súc nhai lại nhỏ tại những vùng sinh
thái khác nhau ở vùng Saharan - Châu Phi.
Vào mùa mưa, tỷ lệ lây nhiễm và tần số xuất hiện các loài H. contortus,
O. columbianum, Trichostrongylus sp., Cooperia sp. thường cao trong năm. Bệnh
giun xoăn trở nên nghiêm trọng ở những vùng ẩm, nửa ẩm và vùng trung du - miền
núi của châu Phi.
Những nơi tập trung vật nuôi và các đồng cỏ là những nơi bị ô nhiễm mầm
bệnh cao. Vì vậy, việc nghiên cứu dịch tễ học, chiến lược kiểm soát các loài giun
đường ruột của súc vật nhai lại cần được tiến hành để bảo vệ vật nuôi trong các tháng
mùa hè ẩm ướt; đồng thời tẩy giun cho những vật nuôi trưởng thành và dưới 1 năm tuổi
vào cuối mùa Hè, đầu mùa Đông để vật nuôi có thể không bị nhiễm giun, hoặc tỷ lệ
nhiễm tối thiểu trong các tháng mùa Đông và mùa Hè (Joshi B. R., 1996 [55]).
Sau hàng loạt những nghiên cứu trên đồng cỏ về dịch tễ học, Joshi thấy rằng:
trong 18 loài giun được phát hiện thì loài Trichostrongylus spp. và Ostertagia spp. phổ
biến nhất ở súc vật nhai lại chăn thả di trú theo mùa, còn loài Haemonchus spp. phổ
biến ở súc vật nhai lại chăn thả không di trú theo mùa. Tỷ lệ nhiễm giun ở vật nuôi
di trú theo mùa cao hơn ở vật nuôi không di trú theo mùa, nhưng số lượng trứng
giun/g phân nhìn chung lại thấp hơn. Số lượng trứng giun trong phân chỉ ra rằng:
giai đoạn truyền bệnh chủ yếu là từ tháng 4 đến tháng 10 (Joshi B. R., 1996 [55]).



13

Theo Phan Địch Lân và cs (2005) [27]: Ở nước ta bệnh giun xoăn dạ múi khế
phân bố rất rộng, các cơ sở chăn nuôi ở miền núi, trung du, đồng bằng đều có. Tỷ lệ
nhiễm từ 30,7 - 100%. Đường truyền bệnh chủ yếu là ăn cỏ có lẫn ấu trùng hoặc
uống nước ở các vũng có ấu trùng. Bệnh nhiễm vào mọi lứa tuổi trâu, bò, dê, cừu;
nhưng nói chung trâu, bò, dê, cừu non mắc bệnh nặng hơn, gầy sút và suy yếu
nhanh và dễ chết hơn. Trứng và ấu trùng có sức đề kháng mạnh, nhiệt độ thích hợp
nhất cho trứng phát triển là 330C.
Nguyễn Thế Hùng (1994) [10], Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1997) [15] [16]
[17], (2000) [24] cho biết: Tỷ lệ nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở dê tăng lên vào vụ Hè Thu, giảm đi vào vụ Đông - Xuân; tỷ lệ nhiễm cao ở dê dưới 1 năm tuổi. Bệnh phân
bố rộng, các cơ sở nuôi dê ở vùng núi, trung du và đồng bằng đều có bệnh, tỷ lệ
nhiễm từ 71,79 - 74,63%.
Nguyễn Thị Lan Anh và cs (2000) [1] đã nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán
đường tiêu hoá của bò tại Đông Anh, Hà Nội và cho biết: Bò ở các lứa tuổi đều
nhiễm Trichostrongylidosis, nhưng mức cảm nhiễm nhiều hơn ở gia súc non dưới 1
năm tuổi. Bệnh thường có liên quan đến điều kiện thời tiết, khí hậu, mùa vụ và tuổi
của con vật. Trâu, bò nhiễm giun ở tất cả các tháng trong năm, nhưng nhiễm nhiều và
nặng hơn ở những tháng mùa Hè ấm và ẩm. Đường truyền bệnh chủ yếu là do những
con mắc bệnh thải trứng giun theo phân trên các đồng cỏ, bãi chăn, khi gia súc ăn cỏ,
uống nước có lẫn ấu trùng dễ nuốt phải ấu trùng có sức gây nhiễm.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Tân và cs (2004) [33] cho thấy: Khảo sát
708 bê ở các địa phương (Khánh Hoà, Phú Yên, Đắc Lắc, đại diện cho các vùng sinh
thái khác nhau). Tỷ lệ nhiễm giun xoăn dạ múi khế: ở Nha Trang (Khánh Hoà) là
22,58%, Ninh Hòa (Khánh Hoà) là 28,67%; Khánh Vĩnh (Phú Yên) 39,24%, Eakar
(Đắc Lắc) 20,22% và Tuy Hoà (Phú Yên) 26,42%. Tỷ lệ nhiễm chung là 27,54%.
Nghiên cứu về tình hình nhiễm giun sán đường tiêu hoá của bò tại Đắc Lắc,
Nguyễn Văn Diên và cs (2006) [5] cho biết: Trong 29 bò mổ khám có 14 bò nhiễm
H. contortus, chiếm tỷ lệ 48,21%.
Theo Nguyễn Thị Giang Thanh và cs (2008) [36], tỉ lệ nhiễm giun xoăn cao

chủ yếu ở bê dưới một năm tuổi. Tỉ lệ nhiễm tới 56,44%.
Giang Hoàng Hà và cs (2008) [7] sau khi nghiên cứu về bệnh giun xoăn ở bò
đã cho biết: Tỷ lệ nhiễm giun xoăn ở bò là 74,71%, ở bê là 69,49%.


14

Từ những công trình nghiên cứu và nhận xét của nhiều tác giả, có thể thấy
một điều rất rõ là: "Sự tồn tại và phát triển của sinh vật (trong đó có các loài giun
xoăn) tại một nơi nào đó thường phụ thuộc vào tổ hợp các điều kiện môi trường,
trong đó khí hậu là một trong những điều kiện quan trọng ảnh hưởng sâu sắc nhất"
(Trần Đức Hạnh và cs, 1975 [8]).
1.5. ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ VÀ LÂM SÀNG CỦA BỆNH GIUN XOĂN DẠ MÚI KHẾ
TRÂU, BÒ

1.5.1. Bệnh do Haemonchus contortus
Giun H. contortus gây tác hại lớn cho trâu, bò và các gia súc nhai lại khác.
Điều này đã được nhiều tác giả đề cập đến.
Theo Xominxki Z.G. (1952), Haemonchosis spp. ký sinh ở trâu, bò gây ra rối
loạn nặng toàn cơ thể: tổn thương đường tiêu hoá, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn và các
tuyến nội tiết. Trâu, bò mắc Haemonchosis spp. bị kiệt sức nhanh, thiếu máu nặng,
thấy có những biến đổi bệnh lý trong não và tuỷ sống. Krishna (2007) [60] đã giải
thích: sau khi xâm nhập vào dạ múi khế, H. contortus bám chắc và chọc thủng niêm
mạc, gây ra chảy máu mao mạch. Ngoài ra, nhiều giun còn cắm sâu đầu của chúng vào
các ống dẫn tuyến trong dạ múi khế và gây viêm các ống đó. Haemonchus spp. hút máu
ký chủ, khi ăn máu Haemonchus spp. thải ra độc tố đặc biệt làm ngộ độc cơ thể ký chủ.
Khi trâu, bò bị nhiễm nặng, niêm mạc dạ múi khế bị phủ một lớp màng dày
lên, có những chỗ chảy máu. Các chất trong dạ múi khế thường loãng và có màu
nâu. Ở trâu, bò mắc bệnh thường thấy dạ múi khế viêm cata mãn tính, vì vậy lượng
thức ăn ở đây không được thấm đầy đủ dịch vị. Thức ăn chuyển từ dạ múi khế vào

ruột ở dạng bán nhuyễn thể nên mức hấp thu vào máu cũng giảm đi. Độc tố của
giun làm con vật bệnh bị kiệt sức, thiếu máu và bị phù thũng. Con vật chết vì suy
mòn do thiếu máu.
Mất máu nên cơ thể bị thiếu máu nghiêm trọng là triệu chứng thấy rất rõ ở trâu,
bò mắc bệnh do Haemonchus spp. Qua nghiên cứu cho thấy, 2000 giun H. contortus
hút mất 30 ml máu một ngày, đồng thời gây xuất huyết ở dạ dày con vật. Andrews
(1942) đã xác định khối lượng máu thải theo phân ở hai cừu non nhiễm liều chí tử ấu
trùng Haemonchus spp. Sau khi nhiễm 6 - 10 ngày, phân bắt đầu có máu. Trong 10
ngày tác giả tính được ở một con mất 1,5 lít máu, còn con kia mất 2,4 lít máu trong phân
(Dẫn theo Trịnh Văn Thịnh và cs, 1982 [39] ; Phạm Văn Khuê, Phan Lục, 1996) [13].


15

Về biểu hiện lâm sàng của con vật bị Haemonchosis spp., Terefe G. (2007)
[71] cho biết, ngoài các triệu chứng thiếu máu, kém hoạt động, ăn uống giảm sút, ỉa
lỏng và táo bón xen kẽ, con vật còn bị thuỷ thũng dưới cổ, giảm huyết sắc tố, bạch
cầu tăng. Khi quá yếu, con vật thường chết. Sức đề kháng của con vật giảm rõ rệt
sau 30 ngày nhiễm bệnh H. contortus.
Quá trình tiến triển của Haemonchosis spp. càng nặng hơn khi con vật bị bệnh
ghép cùng với những Trichostrongylus spp. khác. Điều này hầu như thường xuyên xảy
ra, vì theo nguyên nhân bệnh, người ta thường gọi những bệnh đó là Trichostrongylidosis
(nghĩa là vật bị Haemonchosis spp. ghép với các bệnh giun xoăn khác).
Trâu, bò, dê, cừu bị Haemonchus spp. thường mệt mỏi, chậm chạp, kiệt sức,
niêm mạc thiếu máu, có thể bị ỉa chảy xen lẫn táo bón. Súc vật non thường đứng
không vững, phải nằm dệt. Vật dễ chết nếu mắc bệnh nặng.
Mackinnon K.M. và cs (2010) [61] đã gây nhiễm ấu trùng kỳ III H. contortus
cho 12 cừu với liều chí tử, có 3 cừu đã chết sau 27 ngày gây nhiễm, hạch bạch huyết
sưng rất to, tỷ lệ bạch cầu ái toan trong máu tăng cao, hàm lượng IgE trong huyết
thanh không thay đổi, nhưng nồng độ IgE trong các hạch bạch huyết cừu bị nhiễm

bệnh tăng cao hơn (P <0,01).
Theo Johannes Kaufmann (1996) [71], H. contortus là một trong những ký
sinh trùng phổ biến nhất ở súc vật nhai lại. Giun này với số lượng lớn có thể giết
chết rất nhanh những con vật non. Khi nhiễm nặng, con vật có thể chết đột ngột khi
thể trạng vẫn khoẻ "bệnh cấp tính". Mặc dù chưa có trứng giun trong phân, nhưng
có một số lượng lớn giun chưa trưởng thành hút máu làm cho ký chủ chết trước khi
chúng phát triển thành giun trưởng thành. Những bệnh tích chủ yếu là: Xác con vật
gày còm, nhợt nhạt, trong xoang ngực và xoang bụng thường có nước màu vàng.
Trong dạ múi khế có số lượng lớn Haemonchus spp. (trên 1000) phủ kín niêm mạc
như một màng dày, hoặc giun lẫn trong các chất chứa ở dạ múi khế làm cho chất
chứa có màu nâu. Ngoài số lượng Haemonchus spp. tìm thấy, trong dạ múi khế còn
thấy nhiều Trichostrongyluss khác có kích thước rất nhỏ (0,5 - 1,5 cm).
Có thể gặp Haemonchosis spp. ở ba dạng hay là ba giai đoạn. Skrjabin và cs
(1963) [44] đã phân biệt ba giai đoạn đó như sau:


16

- Trong giai đoạn đầu, ở dạ múi khế có số lượng Haemonchus spp. không
nhiều lắm (một con đến một vài trăm con). Trường hợp này triệu chứng lâm sàng
không xuất hiện.
- Trong giai đoạn hai, triệu chứng lâm sàng và bệnh tích (biến đổi giải phẫu
bệnh lý) cũng chưa thể hiện rõ rệt. Số lượng giun nhiều hơn ở giai đoạn một.
Giai đoạn một và hai của Haemonchosis spp. không thể coi là nguyên nhân
làm vật chết, nếu như không ghép cùng với các bệnh khác.
- Giai đoạn ba là giai đoạn con vật thể hiện triệu chứng điển hình, số lượng
giun nhiều hơn hai giai đoạn trên.
Nguyễn Thị Kim Lan (1998) [18] đã theo dõi 41 dê bị bệnh giun xoăn dạ múi
khế, thấy: 82,93% thiếu máu nặng, 100% gầy xơ xác, 63,41% ỉa lỏng liên miên,
36,59% ỉa chảy xen táo bón từng đợt, 39,02% bị thuỷ thũng ở ngực, bụng và 4 chân.

Mổ khám dê chết do giun xoăn dạ múi khế thấy, niêm mạc dạ múi khế phủ màng dầy,
có nhiều chỗ chảy máu. Chất chứa trong dạ múi khế loãng, màu nâu. Dạ múi khế và
ruột non viêm cataz mãn tính, niêm mạc thuỷ thũng, có nhiều mụn loét. Trong chất
chứa dạ múi khế và trên niêm mạc có nhiều giun xoăn ký sinh.
1.5.2. Bệnh do M. digitatus
M. digitatus cũng sống bằng máu ký chủ như nhiều loài giun xoăn khác. Vai
trò gây bệnh của nó (theo Ivaszkin, 1949) là: Giun lấy dinh dưỡng bằng máu và phá
hoại niêm mạc nơi giun sống, gây viêm niêm mạc, do đó gây nên những rối loạn
tiêu hoá. Bệnh làm con vật kiệt sức, giảm hiệu suất và thường dẫn đến chết.
Skrjabin và Petrov (1963) [44] cho biết, M. digitatus là loài giun ăn máu.
Bệnh làm gia súc non kém phát triển và thường thấy chết vào mùa xuân. Mổ khám
thấy hiện tượng viêm cata dạ múi khế, niêm mạc bị xuất huyết điểm hoặc xuất
huyết vùng.
Van Aken D. và cs (1997) [74] đã cho bê nuốt ấu trùng M. digitatus kỳ III,
sau 120 ngày gây nhiễm bê có biểu hiện triệu chứng lâm sàng rõ rệt như: niêm mạc
nhợt nhạt, xuất huyết dạ dày, ỉa chảy, lông xù và phù thũng tại vùng ngực.
Nhiều tác giả khác (Trịnh Văn Thịnh, (1978) [38]; (1982) [39]; Phạm Văn Khuê
và Phan Lục, 1996 [13]; Phạm Sỹ Lăng và cs, (2002) [29], Nguyễn Thị Kim Lan và
cs (2008) [26] cũng thống nhất với các tác giả trên về bệnh lý và lâm sàng của
Mecistocirrosis.


17

1.6. CHẨN ĐOÁN BỆNH GIUN XOĂN DẠ MÚI KHẾ TRÂU BÒ

Đề cập đến phương pháp chẩn đoán bệnh do các loài giun thuộc họ
Trichostrongylidae gây nên, nhiều tác giả cho rằng: không thể chẩn đoán chính xác
bệnh nếu không tiến hành các phương pháp tìm trứng giun trong phân.
Theo Skrjabin và Petrov (1963) [44], nên kết hợp quan sát triệu chứng trên

con vật sống với tìm trứng bằng cách soi phân. Triệu chứng có thể thấy là viêm dạ
dày ruột mãn tính, ỉa chảy xen táo bón. Soi phân bằng phương pháp Fulleborn dễ
thấy trứng (có đến 10 - 15 trứng/1 tiêu bản). Mổ khám con vật chết cũng cần phải
làm để tìm giun ở dạ dày, tá tràng.
Trịnh Văn Thịnh và cs (1982) [39], Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996) [13]
cho biết: Để chẩn đoán bệnh do Haemonchus spp. và Mecistocirrus spp. không
thể căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, vì đối với con vật sống, triệu chứng lâm
sàng không điển hình. Mặt khác, trứng khó phân biệt với các loài khác nên khó
xác định. Theo tác giả có thể xét nghiệm phân theo phương pháp sau: Nuôi trứng
cho nở thành ấu trùng (lấy phân con vật nghiền nát, trộn lẫn với đất vô trùng, cho
vào đĩa lồng, giữ cho độ ẩm 60 - 70%, nhiệt độ 25 - 300C, pH 6,8 - 7,4; nuôi trong
4 - 5 ngày. Sau đó phân lập ấu trùng theo phương pháp Baerman, xem kính hiển
vi tìm ấu trùng.
Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [31] đã ghi lại hình thái ấu trùng cảm nhiễm của
các loài giun xoăn chính ở dạ múi khế (theo Poliakov, 1953):
Các dạng ấu trùng cảm nhiễm của
bộ Strongylida (Poliakov, 1953)
1 - H. contortus
2 - Cooperia
3 - Trichostrongylus
4 - Ostertagia
5 - Chabertia
6 - O.columbianum
7 - O. venulosum
8 - Bunostomum
9 - Nematodirus


18


Như vậy, để chẩn đoán các bệnh giun xoăn trên con vật sống, có thể áp dụng
hai phương pháp chẩn đoán là chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán trong phòng thí
nghiệm. Chẩn đoán phòng thí nghiệm gồm: nghiên cứu định tính và nghiên cứu
định lượng.
Theo Jorgen Hansen và cs (1994) [54] mức độ nhiễm giun xoăn ở dạ múi
khế nhẹ (50 - 800 trứng/g phân, trung bình (800 - 1200 trứng/g phân, nặng (trên
12.000 trứng/g phân).
Ngoài các phương pháp trên, đối với gia súc nhai lại còn sống, có thể chẩn
đoán bằng phương pháp miễn dịch học.
Vatta và cs (2002)[77], Kaplan và cs (2004) [57], Van Wyk và cs (2006) [76]
đã dùng hệ thống FAMACHA để so sánh các màu sắc kết mạc, niêm mạc mắt với
biểu đồ màu mắt để xác định mức độ thiếu máu nghiêm trọng do H. contortus, từ
đó, có phác đồ điều trị bệnh cho súc vật.
Có thể chẩn đoán bệnh giun sán bằng một số phương pháp khác như miễn
dịch huỳnh quang, miễn dịch ELISA...
1.7. ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH GIUN XOĂN DẠ MÚI KHẾ CHO TRÂU, BÒ

1.7.1. Điều trị bệnh
Theo Jorgen Hansen và cs (1994) [54], Johanes Kaufmann (1996) [53],
Waruiru R.M (2004) [81] những loại thuốc có tác dụng tẩy giun tròn và ấu trùng
giun tròn ở gia súc nhai lại là: Albendazole, Febantel, Fenbendazole, Oxfendazole,
Levamizol, Ivermectin và Thiabendazole.
Van Aken D. và cs (1998) [75] đã dùng Ivermectin tẩy cho 4 bê sau 7 ngày
gây nhiễm ấu trùng kỳ III M. digitatus, sau tẩy 30 ngày cho nhiễm tiếp tục 30.000
ấu trùng kỳ III M. digitatus. Kết quả cho thấy, tỷ lệ tẩy đạt rất thấp. Sau mổ khám
các bê lần lượt có số giun là 355, 481, 937 và 1174 giun/bê.
Theo Molento M.B và cs (1999) [64], dùng kết hợp liều 0,1 mg/kg
Moxidectin và 0,4 mg/kg Ivermectin diệt ấu trùng kỳ IV H. contortus trên dê đạt
hiệu quả 95%.
Walier P. J. và cs (2004) [79] đã thử nghiệm bổ sung khoáng đồng cho cừu 6

tuần tuổi gây nhiễm H. contortus, làm giảm tỷ lệ nhiễm đến 97%.


19

Bersissa Kumsa và cs (2006) [45] đã dùng Albendazole 300mg pha loãng
ở các nồng độ khác nhau 0,06 µg/ml; 0,08 µg/ml và 1,28 µg/ml để diệt trứng của
H. contortus. Kết quả cho thấy 100% trứng của giun tròn không phát triển được.
Devaney J.A. và cs (2008) [49], cho dê nhiễm H. contortus uống
600µg/1kgTT Ivermectin, sau 31 ngày kiểm tra thấy tỷ lệ nhiễm giảm 97%.
Hiện nay, H. contortus có sức đề kháng cao đối với nhiều loại thuốc, do vậy
khi sử dụng thuốc điều trị cần thận trọng (Kaplan và cs (2005) [58], Burke và cs
(2006) [48]).
Ở Việt Nam, theo Phạm Khắc Hiếu và cs (1997) [9] Phenothiazin,
Thiabendazole, Tetramizol... là những thuốc có hiệu quả tẩy giun xoăn ký sinh ở dạ
dày ruột loài nhai lại rất tốt. Phenothiazin có tác dụng tốt với giun trưởng thành
nhưng tác dụng yếu với ấu trùng và giun non. Do đó, sau 4 tuần cần điều trị lại.
Dùng liều không quá 20 - 25 gam/lần. Nếu dùng quá liều và kéo dài làm cho con vật
bị thiếu máu, bỏ ăn, thiếu sắc tố trên da và dẫn tới viêm hoá sừng (Keratitis).
Thiabendazole là thuốc có tác dụng tốt với giống Haemonchus, Ostertagia,
Trichostrongylus, Cooperia... Có thể dùng liều chung là 50 - 100 mg/kgTT. Thuốc
Tetramizol có hiệu lực tẩy với cả giun trưởng thành và ấu trùng, cho uống liều 15
mg/kgTT hoặc tiêm dưới da dung dịch 3 - 10%.
Dùng thuốc tẩy giun xoăn dạ múi khế cho dê, Nguyễn Thị Kim Lan (1997)
[15], [16], [17], (1999) [20], [22], (2000) [24], [25], đã báo cáo kết quả như sau:
Thuốc Niclosamid - tetramizol B (liều 66 mg/kgTT), Oxfendazole (liều 5 mg/kgTT),
Levamizol (liều 7 mg/kgTT), Mebenvet (liều 130 mg/kgTT) và Vermitan (liều 35
mg/kgTT) có hiệu lực tẩy sạch giun xoăn dạ múi khế tương ứng là: 97,14%; 100%;
97,5%; 96,77% và 96,67%.
Theo Phan Địch Lân và cs (2005) [27] dùng Mebenvet, liều 100mg/kg thể

trọng; Ivermectin, liều 0,2mg/kg thể trọng, có tác dụng tẩy tất cả các loài giun tròn
trong dạ dày trâu, bò.
Trần Văn Bình và cs (2006) [4] cho biết: Pharcaris với liều: 2g/12,5 kg thể trọng,
hoà nước hoặc trộn vào thức ăn, dùng 1 lần duy nhất cho trâu bò. Khi dùng Pharcaris chú
ý thời gian ngừng thuốc trước khi khai thác sản phẩm: thịt 3 ngày, sữa 2 ngày.


×