Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Dac diem co ban cua triet hoc phuong dong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.28 KB, 3 trang )

Câu 1: Phân tích những đặc điểm cơ bản của triết học phương Đông?
Sự phát triển của bất cứ nền triết học cũng đều dựa trên chính những điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội - cái cơ sở vật chất để nó nảy sinh và phát triển. Triết học phương
Đông cũng vậy.
“Phương Đông cổ đại” là nơi sớm xuất hiện nhiều nền văn minh của nhân loại, với các
trung tâm nằm bên những con sông lớn như: Hoàng Hà, Trường Giang (Trung Quốc);
sông Nile (Ai Cập), sông Ấn và sông Hằng (Ấn Độ) …
Người phương Đông cổ đại sống trên lưu vực các con sông từ thời nguyên thủy đã
sớm phát hiện và lợi dụng những thuận lợi đó để phát triển SX. Cùng với nông nghiệp,
thủ công nghiệp cũng phát triển mạnh, xã hội sớm xuất hiện giai cấp và nhà nước.
Chính dựa trên những điều kiện đó, lịch sử triết học của các nước phương Đông xuất
hiện từ rất sớm, vào khoảng thiên niên kỷ thứ III trước Công nguyên. Sự phát triển của tư
tưởng triết học phương Đông có những đặc điểm mang bản sắc độc đáo vối những đặc
điểm chung cơ bản như:

1. Triết học phương Đông nhấn mạnh mặt thống nhất trong mối quan hệ giữa con người
với vũ trụ

 Ở phương Đông, thiên nhiên ưu đãi, giữa con người với vũ trụ hình như không có
điều gì tách biệt. Cái cơ sở ban đầu ấy dần dần được người phương Đông khái quát
thành tư tưởng “thiên nhân hợp nhất”, con người chỉ là một tiểu vũ trụ. Ví dụ:
Ở Trung Quốc: “thiên nhân hợp nhất” là tư tưởng xuyên suốt nhiều trường phái,
học thuyết triết học khác nhau.

- Trang Tử (~365–290 tr.CN) cho rằng, trời đất với ta cùng sinh, vạn vật với ta là
một. Mạnh Tử (372 – 289 tr.CN) cho rằng, vạn vật đều đầy đủ trong ta, chỉ cần
quay về với mình thì mọi sự vật đều yên ổn không còn gì vui thú hơn.

- Trong những kinh điển của Nho giáo (Kinh dịch, Luận ngữ, Trung dung, Đại
học...) đều nhất quá tư tưởng “biết đến cùng cái tính của người thì cũng có thể
biết đến cùng cái tính của vạn vật trời đất”.


Ở Ấn Độ: quan niệm “thiên nhân hợp nhất” lại có màu sắc khác. Upanishad cho
rằng, Brahman là tinh thần vũ trụ còn Atman là linh hồn con người. Atman chẳng qua
là Brahman cơ trú trong thể xác con người mà thôi. Như vậy, gắn con người với vũ
trụ cũng là tư tưởng nhất quán trong triết học Ấn Độ cổ đại.

 “Thiên nhân hợp nhất” là xuất phát điểm của triết học phương Đông. Nó là cơ sở
quyết định những đặc điểm khác của nền triết học này.Ví dụ:
Ngay từ khi mới xuất hiện và suốt thời kỳ phát triển, triết học phương Đông đều
lấy con người và các vấn đề liên quan đến con người làm đối tượng nghiên cứu,
nhấn mạnh sự thống nhất giữa con người với vũ trụ. Nghiên cứu thế giới trong triết
học phương Đông cũng chỉ để nhằm giải thích rõ vấn đề con người. Vì thế, vấn đề
bản thể luận trong triết học phương Đông rất mờ nhạt.
Ngay vấn đề con người: triết học phương Đông luôn đặt trọng tâm vào việc giải
thích mối quan hệ giữa người với người và đời sống tâm linh của con người, ít quan
tâm đến mặt sinh vật.

1


2. Những tư tưởng triết học phương Đông ít khi tồn tại dưới dạng triết học thuần túy,
mà thường được trình bày xen kẽ hoặc ẩn giấu đằng sau những vấn đề chính trị - xã
hội, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật ...
Điều này xuất phát từ chính đối tượng nghiên cứu của triết học phương Đông,
chẳng hạn như: triết học Trung Quốc đi sâu nghiên cứu các vấn đề chính trị, xã hội,
đạo đức và luân lý; Triết học Ấn Độ đi sâu nghiên cứu các vấn đề xã hội, tôn giáo và
tâm linh.
Chính vì điều đó mà chủ thể của các học thuyết triết học phương Đông thường là
các nhà hiền nhân, nhà giáo dục, nghiên cứu chính trị - xã hội (Trung Quốc) và là
nhà truyền giáo, đạo sĩ (Ấn Độ). Cũng vì vậy, ở phương Đông ít khi có những triết
gia và tác phẩm triết học độc lập.

Tính đại chúng, tính nhân dân của triết học phương Đông là một nét nổi bật. Do
đó, các triết lý nhân sinh và tư duy triết học đều rất cụ thể, không cầu kỳ, dài dòng, lý
luận nhiều; song sức sống lại rất bền vững, thiết thực, giá trị chỉ đạo hành động tốt...

3. Triết học phương Đông phong phú, đa dạng, nhưng vận động chậm chạp, ít thấy
những bước phát triển nhảy vọt về chất có tính chất vạch thời đại.
Nho giáo, Phật giáo, Bàlamôn giáo, Mặc gia... được hình thành từ thời cổ đại
nhưng đến tận thế kỷ XIX vẫn giữ nguyên tên gọi và hình thức biểu hiện.Nội dung
của chúng có phát triển, nhưng chỉ là sự phát triển cục bộ, đi sâu vào từng chi tiết,
từng tư tưởng trên cơ sở cũ có cải biến về phương diện nào đó mà thôi.
Điều đó còn thể hiện ở chỗ những nhà tư tưởng ở những giai đoạn lịch sử sau
thường cho mình là học trò, những tư tưởng mới mà họ đưa ra chỉ là để giải thích
sâu hơn hoặc là nhằm bảo vệ những ý tưởng của các vị tiền bối. Vì vậy, ở các giai
đoạn sau ít thấy những trường phái, học thuyết mới xuất hiện.

4. Trong các trào lưu, học thuyết của triết học phương Đông thường đan xen các yếu
tố duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình.
Trong các học thuyết cơ bản của triết học phương Đông xuất phát chính từ đối
tượng nghiên cứu của nó là con người và những vấn đề liên quan đến đời sống con
người nên tính đan xen giữa các yếu tố là điểm nổi bật.

- Nho giáo vè cơ bản là duy tâm nhưng vẫn có một số những luận điểm duy vật,
nhất là ở thời kỳ đầu.

- Lão giáo, Mặc gia, Âm Dương gia... bên cạnh những luận điểm duy vật, lại
cũng có những điểm duy tâm.

- Ở Ấn Độ cổ đại: có 8 trường phái lớn ngả về duy tâm, 1 nghiêng về duy vật.
- Phật giáo tuy là một tôn giáo nhưng lại chứa đựng nhiều yếu tố duy vật và biện
chứng.

Như vậy, có thể thấy, thế giới quan bao trùm của triết học phương Đông là duy
tâm, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm có diễn ra, song
không cân sức, không rõ chiến tuyến. Trong cuộc đấu tranh đó, chủ nghĩa duy vật
chỉ là yếu tố chống lại cả một hệ thống là chủ nghĩa duy tâm. Trong triết học phương
Đông thường có sự đan xen giữa các yếu tố duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu
hình. Tính đảng, tính giai cấp trong triết học không đậm nét, không sâu sắc. Những
điều đó là cơ sở giải thích tại sao khoa học, kỹ thuật ra đời rất sớm ở phương Đông,
song lại không phát triển và phát huy tác dụng.

2


Tóm lại: triết học phương Đông giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, nó đặt trọng
tâm vào việc giải quyết mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học. Mặt thứ nhất
của vấn đề cơ bản, tuy cũng được đề cập đến nhưng chỉ coi nó như là vấn đề có
liên quan, có tác dụng giải thích và bổ sung cho mặt thứ hai mà thôi

3



×