Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

skkn cần phải làm gì để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT huyện đắk song hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.08 KB, 35 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK NÔNG
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ
VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN ĐẮK SONG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CẦN PHẢI LÀM GÌ
ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ
TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN ĐẮK
SONG HIỆN NAY?

Tên tác giả: Hồ Bu
Chức vu.: Hiệu trưởng

Đắk Song , tháng 3 năm 2017

MỤC LỤC


Trang
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1- Lý do chọn đề tài
2- Mục đích nghiên cứu
3- Nhiệm vụ nghiên cứu
4- Đối tượng nghiên cứu
5- Phương pháp nghiên cứu
6- Cấu trúc của sáng kiến
NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lý luận và pháp lý của việc lãnh đạo, quản lý
giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường PT có nhiều cấp
học


I-Cơ sở lý luận
II-Cơ sở pháp lý
Chương 2.Thực trạng của công tác giáo dục đạo đức cho học
sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT huyện
Đắk Song hiện nay
I- Giới thiệu về trường Phổ thông dân tộc nộ trú THCS và THPT
huyện Đắk Song
II- Những tồn tại và nguyên nhân
III- Một số vấn đề đặt ra trong lãnh đạo, quản lý việc giáo dục đạo
đức cho học sinh ở trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS và
THPT huyện Đắk Song trong giai đoạn hiên nay
Chương 3. Một số biện pháp lãnh đạo, quản lý nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường Phổ thông dân
tộc nội trú THCS và THPT huyện Đắk Song hiện nay
I- Tăng cường sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng
II- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm
và giáo viên bộ môn
III- Mỗi thầy cô giáo phải là một tấm gương đạo đức, tự học và
sáng tạo.
IV- Phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh và Đội TNTP Hồ Chí Minh
V- Đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống
VI- Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
VII- Phát huy hoạt động tự quản của tập thể học sinh
VIII- Kết hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội để giáo dục đạo
đức học sinh
IX- Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I- Một số kết luận
II- Một số kiến nghị - đề xuất

TÀI LIỆU THAM KHẢO

2

2
2
4
4
4
4
5
6
6
10
13
13
14
16
18
18
18
22
23
25
26
28
29

30
31

31
31
33


A - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử, cha ông ta từng khẳng định. Hiền tài là nguyên khí quốc
gia, nguyên khí thịnh thì đất nước thịnh, nguyên khí suy thì đất nước suy.
Ngày nay, Đảng ta đã khẳng định giáo dục có vai trò hết sức quan trọng
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, trong chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội và coi giáo dục - đào tạo cùng với khoa học - công nghệ là quốc sách
hàng đầu.
Đất nước ta đang diễn ra công cuộc đổi mới sâu sắc trong phạm vi toàn
xã hội. Công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh phổ thông cần được
cải tiến và đẩy mạnh, góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục toàn diện, hài
hoà, đáp ứng yêu cầu mới của xã hội.
Kết luận 242-TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị về 12 năm thực
hiện Nghị quyết TW2 (Khóa VIII) và nêu rõ các nhiệm vụ, giải pháp cần thực
hiện tốt để phát triển giáo dục đến năm 2020 là: “Nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh,
sinh viên, mở rộng quy mô giáo dục hợp lý. Cần coi trọng cả ba mặt giáo dục:
dạy làm người, dạy chữ, dạy nghề; đặc biệt chú ý giáo dục lý tưởng, phẩm
chất đạo đức, lối sống, lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc.
Như vậy vấn đề giáo dục toàn diện trước hết phải coi trọng công tác
dạy làm người, tức là chăm lo giáo dục đạo đức cho học sinh trở thành nhiệm
vụ rất cấp bách hiện nay của nhà trường, mà đặc biệt là trường phổ thông dân
tộc nội trú có nhiều cấp học, để chuẩn bị cho học sinh bước vào đời.
Mặc dù Đảng và nhà nước đã quan tâm, ban hành nhiều chính sách đối
với giáo dục, đào tạo vùng dân tộc thiểu số, tuy nhiên đến nay vẫn chưa thể

giải quyết được hết khó khăn của địa phương. “ Trong đó có mặt giáo dục đạo
đức cho học sinh dân tộc thiểu số”.
Trong các mặt của giáo dục, giáo dục đạo đức bao giờ cũng được đặt
lên hàng đầu "Được xem là nền tảng, gốc rễ để tạo ra nội lực tiềm năng vững

3


chắc cho các mặt giáo dục khác". Quan điểm của Bộ Chính trị trong Kết luận
242 thể hiện rất rõ điều đó”.
Trong điều kiện đời sống hiện nay, xã hội có những bước chuyển biến
không ngừng, sâu rộng và to lớn về mọi mặt. Tuy nhiên mặt trái của cơ chế
thị trường đang tác động rất mạnh đến tư tưởng và lối sống của một bộ phận
dân cư, trong đó có thanh thiếu niên và các tệ nạn xã hội đang xâm nhập vào
các trường học. Vấn đề đặt ra là phải tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức,
giáo dục những giá trị nhân văn, giá trị đạo đức cho thế hệ trẻ như thế nào để
họ thực hiện tốt nhiệm vụ.
Công cuộc đổi mới 30 năm qua chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to
lớn về kinh tế - văn hóa - xã hội. Tuy vậy về mặt tư tưởng, đạo đức có phần bị
giảm sút. Báo cáo Chính trị tại Đại hội XI, XII đã chỉ rõ: “Chất lượng giáo
dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển…, chất lượng giáo dục toàn
diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá…, … sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu
quả thấp, đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội. Một số bộ phận thanh thiếu
niên, học sinh, sinh viên sống không có lý tưởng, không có mục đích, chạy
theo các nhu cầu tầm thường, ngại cống hiến, ngại khó khăn, thích hưởng thụ,
không có niềm tin, hoang mang, lối sống buông thả.
Đối với trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT Huyện Đắk
Song là trường chuyên biệt với 98 % học sinh học tại trường là con em các
dân tộc thiểu số đang sinh sống trên trên địa bàn huyện Đắk Song về học.

Những năm qua đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ trong giáo dục toàn
diện, mà trước hết là nhờ vào kết quả của giáo dục kỷ cương, nề nếp, đặc biệt
là giáo dục đạo đức cho học sinh.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều học sinh hư về đạo đức, như: Chây lười, cúp
tiết, bỏ giờ; gây gổ đánh nhau, vi phạm các qui định về an toàn giao thông, vi
phạm nội quy nhà trường, Ký túc xá, quan hệ thiếu lành mạnh, vẫn còn hiện
tượng bạo lực học đường xẩy ra trong và ngoài nhà trường; thiếu động cơ
phấn đấu, ý thức tự giác học tập và rèn luyện còn kém, chưa cố gắng khắc

4


phục khó khăn để tiến bộ; nhận thức xã hội hạn hẹp, hời hợt; thiếu kỹ năng
sống, thiếu kinh nghiệm trong ứng xử, trong giao tiếp, ỷ lại về các chế độ
chính sách của Đảng và nhà nước đối với đồng bào các dân tộc thiểu số.
Xuất phát từ những lý do khách quan và lý do chủ quan như đã phân
tích ở trên, tôi chọn viết đề tài: "Cần phải làm gì để nâng cao chất lượng
giáo dục đạo đức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và
THPT Huyện Đắk Song hiện nay?" để đồng nghiệp cùng tham khảo.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định cho được một số biện pháp chỉ đạo cơ bản nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú
THCS và THPT Huyện Đắk Song để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện của nhà trường trong giai đoạn phát triển mới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khẳng định cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của một số biện pháp chỉ
đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường
phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT huyện Đắk Song.
- Phân tích, đánh giá thực trạng đạo đức học sinh ở trường phổ thông
dân tộc nội trú Huyện Đắk Song.

- Đề xuất một số biện pháp quản lý chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục đạo đức học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT
huyện Đắk Song.
4. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu thực tế đối tượng học sinh của trường phổ thông dân tộc
nội trú THCS và THPT huyện Đắk Song.
- Từ thực trạng, nghiên cứu những biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú
THCS và THPT huyện Đắk Song.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu và phân tích các Văn kiện, tài liệu của Đảng, của Bộ
GD&ĐT về giáo dục - đào tạo gần đây nhất.

5


- Nghiên cứu các giáo trình, tài liệu, các kinh nghiệm thực tiễn về giáo
dục đạo đức học sinh.
- Khảo sát thực tế, đánh giá, so sánh, thống kê, phân tích chất lượng
giáo dục đạo đức của trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT Huyện
Đắk Song.
- Tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
6. Cấu trúc của sáng kiến
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung chính của sáng kiến được tình bày trong ba chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của công tác Giáo dục đạo
đức cho học sinh trong trường phổ thông có nhiều cấp học
Chương 2: Thực trạng của công tác chỉ đạo Giáo dục đạo đức cho học
sinh trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT huyện Đắk Song
Chương 3: Một số biện pháp cần thiết nhằm nâng cao chất lượng Giáo

dục đạo đức học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT huyện
Đắk Song hiện nay

6


B -NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ
CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG CÓ NHIỀU CẤP HỌC
I. Cơ sở lý luận của việc chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh trong
trường phổ thông có nhiều cấp học
Theo quan điểm tâm lý lứa tuổi, học sinh phổ thông là lứa tuổi cuối tuổi
vị thành niên, giai đoạn này các em phát triển mạnh về thể chất, tâm sinh lý.
Là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn, các em luôn có xu hướng tự
khẳng định mình, có ý thức vươn lên làm chủ bản thân. Trong giai đoạn phát
triển này sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của người lớn làm các em cảm thấy rất
khó chịu, bực bội và rất dễ nổi nóng. Các em muốn tìm tòi, phát hiện khám
phá, tìm hiểu những điều chưa biết của cuộc sống, các em muốn có quyền tự
quyết định trong các công việc và việc làm của mình, muốn không bị sự ràng
buộc của gia đình, bố mẹ và người lớn tuổi.
Học sinh lứa tuổi THCS và THPT coi sự giao tiếp với bạn bè là một
nhu cầu rất lớn. Các em có xu hướng tụ tập thành từng nhóm có cùng sở
thích, phù hợp với tính tình để vui chơi, đùa nghịch, có những lúc, những nơi
các em có các hành động không đúng, không phù hợp với lứa tuổi của mình.
Trong gia đoạn này quá trình phát triển sinh lý ảnh hưởng đến rất nhiều tính
cách của các em. Các em rất dễ bị xúc động khi có một tác động nào đó, bản
thân các em dễ bị lôi kéo, kích động, lòng kiên trì và khả năng tự kiềm chế
yếu.

Học sinh ở lứa tuổi THCS và THPT tính tình không ổn định, dễ nổi
cáu, khi thì quá sôi nổi nhiệt tình nhưng có trở ngại lại dễ buông xuôi, chán
nản, tự ty “ Đặc biệt là với các em học sinh là người dân tộc thiểu số”. Đối
với các em ở lứa tuổi này, cái gì cũng dễ dàng, đơn giản, các em luôn ở trạng
thái hiếu thắng hoặc tự ti vì thế dễ dàng đi đến những hành động thiếu suy
nghỉ chín chắn, nhiều lúc vi phạm mà vẫn không biết.

7


Chính vì vậy, các thầy giáo, cô giáo, các bậc phụ huynh và mọi tổ chức
trong xã hội phải có trách nhiệm quan tâm sát sao, động viên kịp thời để
hướng các em có những suy nghĩ và hành động đúng. Để chỉ đạo và quản lý
tốt quá trình giáo dục đạo đức trong trường THCS và THPT, nhà giáo cần
nắm vững vấn đề cơ bản về lý luận giáo dục đạo đức, phong tục tập quán của
học sinh là người các dân tộc thiểu số.
1. Đạo đức là gì?
Đạo đức là một hình thái xã hội đặc biệt được phản ánh dưới dạng
nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực điều chỉnh hoặc chi phối hành vi của con
người trong các mối quan hệ giữa người với người, với tự nhiên, với xã hội và
với chính bản thân mình. Ở góc độ cá nhân, đạo đức chính là những sản phẩm
nhân cách của con người, phản ánh ý thức, tình cảm, ý chí, hành vi, thói quen
và cách ứng xử của họ trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với
xã hội, với người khác và với chính bản thân mình.
2. Quá trình hình thành và phát triển đạo đức của cá nhân
Là quá trình tác động qua lại giữa xã hội và cá nhân để chuyển hoá
những nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực, giá trị đạo đức xã hội thành những
phẩm chất đạo đức cá nhân, làm cho cá nhân đó trưởng thành về mặt đạo đức,
ý thức công dân và đáp ứng các yêu cầu của xã hội.
3. Quá trình giáo dục đạo đức

Là một quá trình hoạt động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch nhằm
biến những nhu cầu, chuẩn mực, giá trị đạo đức theo yêu cầu của xã hội thành những
phẩm chất, giá trị đạo đức của cá nhân, nhằm góp phần phát triển nhân cách của mỗi
cá nhân và thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ của xã hội.
4. Các đặc điểm của quá trình giáo dục đạo đức
Có sự gắn kết chặt chẽ với quá trình dạy học trên lớp và ngoài giờ lên
lớp.
Có định hướng thống nhất các yêu cầu, mục đích giáo dục giữa các tổ
chức giáo dục trong và ngoài nhà trường.

8


Tính biện chứng, phức tạp trong quá trình phát triển, biến đổi về nhân
cách của học sinh về mặt đạo đức.
Tính lâu dài của quá trình hình thành, phát triển các phẩm chất đạo đức
Tính đột biến và khả năng tự biến đổi
Phát triển thông qua hoạt động và giao lưu tập thể
Tính cá thể hoá cao
Chứa đựng nhiều mâu thuẫn
Có sự tương tác hai chiều giữa nhà giáo dục và đối tượng được giáo dục
Tính khó khăn trong việc đánh giá kết quả sự phát triển đạo đức của cá
nhân.
5. Chức năng, nhiệm vụ của quá trình giáo dục đạo đức
Quá trình giáo dục đạo đức là một bộ phận cấu thành quá trình giáo dục
toàn diện trong trường phổ thông có nhiều cấp học, tạo ra sự liên hệ, gắn kết
giữa nhà trường với xã hội, con người với cuộc sống.
Giáo dục đạo đức được xem là nền tảng, gốc rễ tạo ra nội lực tiềm năng
vững chắc cho các mặt giáo dục khác.
Giáo dục đạo đức phải làm cho học sinh thấm nhuần thế giới quan Mác

- Lênin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, tính chân lý khách quan của các giá
trị đạo đức, nhân văn, nhân bản của các tư tưởng đó, coi đó là kim chỉ nam
cho hành động của mình.
Giáo dục đạo đức phải thấm nhuần các chủ trương, đường lối, chính
sách của Đảng, biết sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, sống có kỷ
cương nề nếp, có văn hoá trong các mối quan hệ giữa con người với con
người, giữa con người với tự nhiên, với xã hội.
Giáo dục đạo đức phải làm cho nhận thức ngày càng sâu sắc, nguyên
tắc, yêu cầu, chuẩn mực và các giá trị đạo đức xã hội XHCN. Biến các giá trị
đó thành ý thức, tình cảm, hành vi, thói quen và cách ứng xử trong đời sống
hàng ngày.
Quá trình giáo dục đạo đức cần phải theo đặc điểm của từng loại đối
tượng trong giáo dục.

9


Quá trình giáo dục đạo đức có nhiệm vụ: Phát triển nhu cầu đạo đức cá
nhân; hình thành và phát triển ý thức đạo đức; rèn luyện ý chí, hành vi, hình
thành thói quen ứng xử đạo đức; phát triển các giá trị đạo đức cá nhân theo
những định hướng giá trị mang tính đặc thù dân tộc và thời đại.
Quá trình giáo dục đạo đức không chỉ định hướng cho các hoạt động
giáo dục đạo đức mà còn định hướng cho hoạt động dạy học nói chung, dạy
môn học đạo đức nói riêng (môn GDCD, một số môn học khác…).
Nhà giáo, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, trước hết cần phải hiểu biết
một cách sâu sắc những vấn đề chung của quá trình giáo dục đạo đức. Từ đó
mới có những định hướng, mục tiêu sát thực, xây dựng được những chương
trình, kế hoạch khả thi và có những biện pháp thích hợp để nâng cao chất
lượng và hiệu quả của quản lý giáo dục nói chung, quá trình giáo dục đạo đức
nói riêng.

6. Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THCS và THPT
Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho học sinh phải được
coi trọng và đặt lên vị trí hàng đầu. Trong quá trình giáo dục chính trị, tư
tưởng đạo đức cần phải:
Tăng cường giáo dục thế giới quan khoa học, giáo dục tư tưởng Hồ Chí
Minh cho học sinh; giáo dục và nâng cao lòng yêu nước; tăng cường ý thức
lao động và tự lao động (động cơ, thái độ đúng đắn, chăm chỉ, nỗ lực vươn
lên làm chủ khoa học…); đẩy mạnh giáo dục pháp luật, giáo dục lòng thương
yêu con người và hành vi ứng xử có văn hoá.
Trong nhà trường phổ thông có nhiều cấp học, các phẩm chất đạo đức
cần trau dồi cho học sinh một cách liên tục, khoa học, hợp lý, và được phân
thành từng nhóm theo từng quan hệ xã hội, quan hệ cá nhân với xã hội, cộng
đồng ( Trung thành với con đường Cách mạng mà Đảng ta và Bác Hồ kính
yêu đã lựa chọn, yêu XHCN, yêu hoà bình, tự hào, tự tôn dân tộc, chăm chỉ
học tập, say mê khoa học, quý trọng lao động); quan hệ cá nhân với bản thân,
với người khác như ruột thịt, bạn bè, đồng chí…); đồng thời cũng phải giáo
dục đạo đức gia đình, quan hệ bạn bè, tình yêu.

10


Giáo dục ý thức và khả năng làm chủ bản thân, tự điều chỉnh hành vi,
khả năng ứng xử nhạy bén, mềm dẻo, hợp lý, phù hợp với các chuẩn mực xã
hội.
Giáo dục ý thức và khả năng xác định mục đích hành động, mục tiêu
cần vươn tới, ý thức tự phấn đấu để hoàn thiện mình.
Giáo dục ý thức và động cơ học tập không ngừng: Học để biết, để làm,
để hòa nhập và để phát triển nhân cách của mỗi con người.
II. Cơ sở pháp lý của việc chỉ đạo tăng cường giáo dục đạo đức học
sinh trong trường THCS và THPT

Nghị quyết TW II (khoá VIII) đã nêu rõ: "Nhiệm vụ mục tiêu cơ bản
của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó
với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên
cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời đại CNH-HĐH đất nước, giữ
gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa
văn hoá của nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt
Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri
thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có tính tổ chức kỷ
luật cao, là những con người kế thừa và xây dựng CNXH vừa hồng vừa
chuyên".
Quan điểm của Đảng (Văn kiện Đại hội XI, XII) về phát triển giáo dục
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới đã khẳng định:
"Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, có tri thức, có
sức khoẻ …góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Kết luận 242-TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị nêu rõ: “Nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối
sống cho học sinh…”
Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) nêu rõ: "Mục tiêu
giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri
thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân

11


tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và
năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Luật Giáo dục này cũng khẳng định: "Mục tiêu của giáo dục phổ thông
là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và
các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội

chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh
tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc".
Giáo dục đạo đức học sinh phải được tiến hành bằng nhiều biện pháp,
có mục tiêu phù hợp. Phải được xây dựng nội dung, kế hoạch cụ thể và được
làm thường xuyên liên tục và phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của nhà
trường…
Giáo dục đạo đức cho học sinh phải được tiến hành bằng nhiều hình
thức phong phú, linh hoạt, phù hợp với lứa tuổi học sinh ở trường phổ thông
có nhiều cấp học. Thông qua các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà
trường. Đồng thời phải biết kết hợp giáo dục giữa nhà trường - gia đình - xã
hội để tạo nên sức mạnh tổng hợp. Huy động mọi nguồn lực, mọi sự hỗ trợ
của tất cả các tổ chức, các cơ quan ban ngành, các đoàn thể cùng phối hợp để
thực hiện tốt xã hội hoá giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo
đức cho học sinh.
Trong những năm qua Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến chính
sách dân tộc. Trong hiến pháp, cũng như các văn kiện của các kỳ Đại hội
Đảng đều khẳng định chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó
chính sách về giáo dục và đào tạo là một chính sách quan trọng để nâng cao
dân trí và đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số trong
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Nhờ có chính sách đúng đắn, công tác giáo dục đào tạo trong vùng
đồng bào các dân tộc thiểu số những năm gần đây đạt được những kết quả
tích cực. Theo kết quả điều tra mới nhất về tình hình kinh tế xã hội 53 dân tộc
thiểu số của Tổng cục thống kê và Ủy ban Dân tộc mới được công bố, tính

12


đến ngày 01 tháng 08 năm 2015. Số người dân tộc thiểu số biết tiếng nói của

mình chiếm đạt 95%, số người biết đọc, biết viết là 79%, tỷ lệ học sinh trong
độ tuổi đi học, đi học đúng cấp đạt 70,2%, tổng số trường học của các xã
vùng dân tộc thiểu số là 17.722 trường.

13


Chương 2
THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ THCS
VÀ THPT HUYỆN ĐẮK SONG
I. Khái quát chung về trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và
THPT Huyện Đắk Song.
Đắk Song huyện vùng biên của tỉnh Đắk Nông, với diện tích hơn
80.000 ha đất tự nhiên, gần 70.000 dân với 23 dân tộc anh em cùng sinh sống.
Hiện tại các dân tộc thiểu số có khoảng 17.000 người chiếm gần 25% dân số
trong toàn huyện. Nguồn thu nhập và đời sống của người dân tộc thiểu số còn
thấp.
Ngày 31 tháng 08 năm 2004 khi mới thành lập trường có tên gọi là
trường phổ thông dân tộc Nội Trú huyện Đắk Song đến ngày 06 tháng 03 năm
2017 đổi tên thành trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT huyện
Đắk Song.
Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT Huyện Đắk Song
nằm ở Thị Trấn Đức An Trung tâm huyện Đắk Song, là khu vực có đông dân
cư.
Khi mới thành lập trường chỉ có 13 cán bộ giáo viên và nhân viên với
2 lớp học và 65 em học sinh của hai khối 6 và 7.
Đến thời điển hiện nay, trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và
THPT huyện Đắk Song đã ổn định về mọi mặt, có 34 CB-GV-NV (trong đó
có 100% đạt chuẩn đào tạo trở lên), 206 học sinh (07 lớp), có 13 phòng học

cao tầng, có thiết bị cơ bản phục vụ tốt công tác giáo dục năm học 2016-2017.
Cơ cấu tổ chức của nhà trường như sau: Chi bộ gồm 13 đảng viên.
BGH gồm 03 người, giáo viên 18, nhân viên 13, đủ tổ chuyên môn nghiệp vụ
dạy và nuôi học sinh, được phân công nhiệm vụ cụ thể bằng Quy chế làm việc
hàng năm. Tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên hoạt động rất
hiệu quả.

14


Kết quả giáo dục hai mặt trong các năm học 2014-2015; 2015-2016 và
học kỳ I năm học 2016-2017 như sau:
Năm học

2014-2015
2015-2016
2016-2017
(HK1)

Năm học

2014-2015
2015-2016
2016-2017
(HK1)

Tổng

Kết quả hạnh kiểm
TB

Yếu
Kém Kỷ luật

số HS

Tốt

Khá

Đuổi học

208
209

152
161

41
36

15
12

0
0

0
0

0

0

0
0

206

167

32

7

0

0

0

0

Kết quả học tập

Tổng

HS giỏi

số HS

Giỏi


Khá

TB

Yếu

Kém

208
209

08
10

72
76

112
111

13
11

03
01

00
01


206

10

79

104

11

02

00

tỉnh

Ghi chú

Nhìn vào bảng trên, ta thấy ngoài kết quả học tập học kỳ I năm học
2016-2017 còn hạn chế, thì phần phân loại đạo đức học sinh có đến hơn 19%
học sinh có hạnh kiểm khá và trung bình, là một con số đáng lưu tâm. 19%
học sinh có hạnh kiểm như nêu trên có nghĩa có gần 40 em học sinh còn chưa
ngoan, chưa chịu khó học tập và rèn luyện, còn vi phạm khuyết điểm. Với số
học sinh như trên vi phạm khuyết điểm, chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập và
rèn luyện là điều nhà trường rất trăn trở và quyết tâm khắc phục trong học kỳ
II và những năm tới.
II. Những tồn tại và nguyên nhân
Một bộ phận học sinh chưa xác định được mục tiêu học để làm gì? học
những gì? học bằng cách nào?. Có nhiều trường hợp coi việc học là do gia
đình yêu cầu nên động cơ học tập chưa rõ ràng.

Học sinh chủ yếu là con em các dân tộc thiểu số sinh sống ở những khu
vực có điều kiện kinh tế - Văn hóa – xã hội còn gặp nhiều khó khăn nên trong
giao tiếp các em còn vụng về, ngại tiếp xúc, tùy tiện, thiếu suy nghĩ, kỹ năng
ứng xử rất hạn chế, tự ty, mắc cảm.

15


Một số biểu hiện bạo lực học đường như: Có những học sinh thích gây
gổ đánh nhau trong và ngoài trường, kể cả nữ sinh.
Một số em không chấp hành nghiêm qui chế, nội quy của nhà trường
trong giờ ăn, học chính khóa cũng như sinh hoạt trong khu nội trú như: Đi học
muộn, đi ăn không đúng giờ quy định, làm mất trật tự trong giờ nghỉ.
Một số em có thái độ ứng xử hung hăng, thích gây gổ, xích mích, rất
thiếu ý thức tập thể, thiếu tình bè bạn, kỳ thị giữa các dân tộc với nhau.
Một số em còn mãi chơi, đua đòi, thậm chí có em còn uống rượu, gây
bè phái làm mất trật tự nơi công cộng và trong nhà trường. Hiện tượng cúp
tiết, bỏ giờ, bỏ học, thiếu trung thực trong học tập còn phổ biến.
Mỗi liên hệ giữa nhà trường với gia đình học sinh chưa được giáo viên
chủ nhiệm coi trọng và thực hiện.
Việc kết hợp giữa giáo dục nhà trường - gia đình - xã hội còn chưa
đồng bộ. Nhiều lúc gia đình còn bao che cho học sinh và giao khoán cho nhà
trường việc giáo dục con em.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến một bộ phận học sinh còn vi phạm tư
cách.
Kỷ cương nề nếp nhà trường chưa được học sinh thực hiện nghiêm túc,
còn thiếu những giải pháp cụ thể trong việc nâng chất lượng đạo đức cho học
sinh. Kỷ luật nhà trường chưa nghiêm, chưa đủ sức răn đe.
Điều kiện giáo dục thôn, bon chưa thực sự quan tâm đầy đủ công tác
giáo dục toàn diện học sinh từ các cấp học dưới, nhất là giáo dục đạo đức.

Đời sống của bà con các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện còn gặp
nhiều khó khăn.
Độ tuổi của học sinh chênh lệch khá cao như học sinh lớp 6 mới 12
tuổi, học sinh khối 12 có những em 19 tuổi dẫn đến việc quản lý học sinh
ngoài giờ lên lớp của trường cũng gặp không ít khó khăn.
Tác động của mặt trái cơ chế thị trường.

16


Do áp lực chuyên môn, nên nhà trường chỉ quan tâm dạy và học chữ, ít
quan tâm đến giáo dục đạo đức, tư tưởng, lý tưởng, kỹ năng sống, kỹ năng
ứng xử.
Công tác quản lý giáo dục học sinh còn buông lỏng
Môi trường sư phạm và sự liên hệ, kết hợp giáo dục của nhà trường và
gia đình học sinh chưa tốt.
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Hội liên hiệp thanh niên,
Đôi thiếu niên chưa thực hiện tốt chức năng của mình.
Việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, công tác hướng nghiệp chưa
thật hiệu quả.
Điều kiện nhà trường còn khó khăn, việc tổ chức hoạt động cho học
sinh còn nhiều hạn chế, thiếu sót.
III. Một số vấn đề đặt ra trong quản lý nâng cao chất lượng giáo
dục đạo đức học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT
huyện Đắk Song trong giai đoạn hiện nay.
Dựa trên cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và phân tích cụ thể thực trạng của
việc quản lý và giáo dục đạo đức học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú
THCS và THPT huyện Đắk Song, chúng tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng
giáo dục đạo đức cho học sinh, cần xác định rõ những yêu cầu là.
Phải tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của Chi bộ Đảng trong công

tác lãnh đạo, chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ giáo viên bộ môn và giáo
viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức và rèn luyện nhân cách cho học
sinh.
Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo
cho học sinh noi theo.
Phát huy vai trò xung kích sáng tạo của đoàn thanh niên và hội liên
hiệp thanh niên Việt Nam.

17


Đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống. Tổ chức nhiều hoạt động tập
thể: Văn hóa, Văn nghệ, Thể thao, Giao lưu. Giáo dục động cơ phấn đấu, rèn
luyện. Tăng cường tuyên truyền giáo dục đạo đức dưới nhiều hình thức.
Tích cực xây dựng môi trường sư phạm thân thiện.
Phát huy hoạt động tự quản của tập thể học sinh, đẩy mạnh giáo dục
ngoài giờ lên lớp.
Tích cực đổi mới công tác quản lý giáo dục, tăng cường kết hợp giáo
dục giữa nhà trường , gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học
sinh. Nâng cao vai trò của Hội CMHS trong việc phối hợp quản lý và giáo
dục học sinh ngoài nhà trường.

18


Chương 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẦN THIẾT NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG
DÂN TỘC NỘI TRÚ THCS VÀ THPT HUYỆN ĐẮK SONG

HIỆN NAY
I. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Chi bộ Đảng
Trong trường phổ thông có nhiều cấp học vị trí của chi bộ Đảng là
trung tâm chính trị tập hợp các lực lượng quần chúng nhằm thực hiện tốt các
chủ trương, đương lối, chính sách của Đảng và phát luật Nhà nước.
Trong trường học, chi bộ Đảng nắm quyền lãnh đạo các hoạt động của
nhà trường, là hạt nhân, là nền tảng của sự đoàn kết, chính vì thế phải xây
dựng chi bộ Đảng nhà trường luôn trong sạch vững mạnh, thực hiện tốt vai trò
của mình, luôn thực hiện theo phương châm "Đảng lãnh đạo, nhân dân làm
chủ, Nhà nước quản lý". Mỗi một đảng viên phải đầu tàu gương mẫu trong
mọi hoạt động, đặc biệt là trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho học
sinh.
Thường xuyên cập nhật thông tin, quán triệt các quan điểm, đường lối,
nghị quyết của Đảng và sự chỉ đạo của các cấp chính quyền. Chi bộ họp định
kỳ vào cuối tháng để đề ra kế hoạch cụ thể, giao trách nhiệm cho các tổ chức
trong nhà trường thực hiện. Đặc biệt là công tác giáo dục chính trị tư tưởng,
đạo đức cho cán bộ giáo viên, học sinh.
Theo dõi kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn, sửa chửa những tư tưởng lệch lạc
sai đường lối chủ trương mà chi bộ đã đề ra.
Chi bộ phải có Nghị quyết chuyên đề về giáo dục chính trị, tư tưởng,
đạo đức cho học sinh, để mỗi đảng viên và CB-GV tích cực và tự giác tham
gia công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở mọi lúc mọi nơi.
II. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ giáo viên (nhất là
giáo viên chủ nhiệm) trong việc giáo dục đạo đức và rèn luyện nhân cách
cho học sinh
1. Đối với giáo viên chủ nhiệm

19



Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp quản lý học sinh, gần gũi, gắn
bó dễ tìm hiểu được tâm tư, nguyện vọng và hoàn cảnh của các em, là người
mà các em cảm thấy thân thiết như cha mẹ, như người thân ruột thịt của mình,
muốn thổ lộ, giải bày. Vì thế để làm tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh thì
công tác lãnh đạo, quản lý phải làm tốt các công việc sau.
Phân công giáo viên chủ nhiệm: Việc phân công giáo viên chủ nhiệm
phải chọn trong các giáo viên vững vàng về lập trường chính trị tư tưởng, có
phẩm chất tốt, có nhiều kinh nghiệm, yêu nghề, năng động, thương yêu học
sinh, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục.
Thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm để họ nắm vững
được nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình để có kế hoạch cụ thể, phù
hợp trong công tác chủ nhiệm. Đồng thời biết kết hợp với giáo viên bộ môn,
ban cán sự lớp và ban đại diện CMHS để theo dõi, giúp đỡ, kịp thời uốn nắn,
giáo dục học sinh, nhất là các học sinh có vấn đề về đạo đức. Như trong Điều
31 chương IV Điều lệ trường trung học quy định về nhiệm vụ của giáo viên
chủ nhiệm là: "Cộng tác chặt chẽ với phụ huynh học sinh, chủ động phối hợp
với các giáo viên bộ môn… trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh".
Tổ chức hội nghị giáo viên chủ nhiệm để trao đổi và học tập lẫn nhau.
Chú trọng công tác học tập kinh nghiệm bằng cách bố trí cho các giáo viên
chủ nhiệm đi giao lưu với các giáo viên chủ nhiệm của trường bạn, để học hỏi
và nâng cao năng lực chủ nhiệm.
Giáo viên chủ nhiệm kết hợp chặt chẽ với Ban chấp hành Đoàn trường,
Tổng phụ trách đội để kịp thời uốn nắn và xử lý kịp thời những em học sinh
còn có ý thức chưa tốt, nghiêm minh đối với những học sinh vi phạm nội quy,
quy định của trường như: đi muộn, trốn học, bỏ tiết, trang phục không đúng
quy định.
Giáo viên chủ nhiệm phải thực sự khách quan, công bằng trong việc
đánh giá xếp loại để tạo niềm tin cho các em. Đây là biện pháp tâm lý rất
quan trọng, có hiệu quả tích cực.


20


Giáo viên chủ nhiệm cùng với Ban giám hiệu, đại diện Hội cha mẹ học
sinh thường xuyên liên hệ nhằm thông tin hai chiều với nhau những tồn tại
trong học sinh về các mặt đạo đức cũng như nguyện vọng của các em từ đó có
biện pháp khắc phục, nhất là đối với các em học sinh cá biệt về đạo đức.
Cuối mỗi đợt thi đua, Ban giám hiệu có trách nhiệm đánh giá, xếp loại
để động viên kịp thời những giáo viên chủ nhiệm làm tốt công việc, bên cạnh
đó cũng nhắc nhở các giáo viên chủ nhiệm làm chưa tốt công việc của mình.
Trường hợp đã nhắc nhở mà vẫn không chuyển biến thì không để cho giáo
viên đó làm công tác chủ nhiệm nữa.
2. Đối với giáo viên bộ môn và cán bộ công nhân viên trong nhà
trường.
Đặc thù của người giáo viên vừa là nhà sư phạm, vừa là nhà tổ chức,
vừa tham gia các hoạt động chính trị, xã hội. Phương tiện lao động của người
giáo viên là phẩm chất nhân cách và trí tuệ của chính họ. Những phẩm chất
đó tạo nên sức mạnh, niềm tin và lý tưởng nó thấm nhuần vào bài giảng, từng
hoạt động giáo dục của họ.
Để giáo dục đạo đức cho học sinh trước hết cần phải chú ý bồi dưỡng
lòng nhân ái sư phạm cho đội ngũ giáo viên. Lòng nhân ái tình yêu thương
con người là cái gốc của đạo lý làm người, tình yêu thương học sinh là điểm
xuất phát của sự sáng tạo, sư phạm làm cho giáo viên có trách nhiệm cao với
công việc của mình. Xukhômlinki đã nói "nhờ sức mạnh của tình yêu đó mà
nhà sư phạm có tâm hồn cao thượng, tinh thần sảng khoái, trí tuệ sáng suốt
tình cảm nhạy bén và tinh tế …".
Tình yêu thương học sinh thể hiện trong các hoạt động dạy học và giáo
dục đó cũng là cơ sở xuất phát của tình yêu nghề nghiệp. Ý thức thái độ và
tình yêu nghề nghiệp thể hiện ở việc không ngừng nâng cao phẩm chất đạo
đức để trở thành gương sáng, gây niềm tin đạo đức trước học sinh, trước nhân

dân. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt yêu cầu đạo đức của người thầy
lên hàng đầu, người đòi hỏi thầy giáo "không những phải có trí tuệ phổ thông

21


mà phải có đạo đức cách mạng chỉ vì quần chúng chỉ quý mến những người
có tư cách đạo đức …".
Đối với người giáo viên lòng yêu nghề, sự say sưa hứng khởi, sự kiên
trì, khắc phục khó khăn trong học hỏi rèn luyện, toàn tâm toàn ý với sự
nghiệp giáo dục, tất cả vì học sinh thân yêu là biểu hiện đạo đức cách mạng
và lý tưởng nghề nghiệp.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo cần phải:
Xây dựng được phong trào tự học, tự rèn luyện, không ngừng nâng cao
phẩm chất chính trị, tư tưởng cho cán bộ giáo viên thông qua các buổi sinh
hoạt chuyên môn, họp hội đồng, các buổi học tập chính trị.
Tổ chức các buổi hội thảo luận, sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chính
trị để từ đó giáo viên thấy vai trò của mình và nhiệt tình cùng với Ban giám
hiệu tham gia vào hoạt động giáo dục đạo đức học sinh thông qua các bài học
trên lớp. Như hội thảo với chuyên đề "Các biện pháp giáo dục đạo đức học sinh
trong giai đoạn hiện nay"
Thông qua các buổi học tập các giáo viên bộ môn có thể đan xen, lồng
ghép, tích hợp các kiến thức vào giáo dục đạo đức học sinh như:
- Môn Văn học bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, lòng yêu thương con
người, biết phân biệt các việc nên làm, biết ghét cái xấu, biết làm theo điều
thiện, biết giúp đỡ những con người hoạn nạn khó khăn.
- Với môn học Lịch sử giúp học sinh hiểu biết truyền thống đấu tranh
dựng nước và giữ nước của ông cha ta, biết tự hào và trân trọng về những
truyền thống đó mà thấy rõ trách nhiệm của mình với quê hương đất nước.
- Môn Địa lý qua các bài giảng giúp học sinh hiểu thêm về quê hương,

đất nước những di sản Văn hóa thế giới, những danh lam thắng cảnh của đất
nước từ đó giúp các em lòng trân trọng và bảo vệ các di sản, danh lam thắng
cảnh đó. Mặt khác giúp học sinh hiểu về môi trường và bảo vệ môi trường.
- Đối với các môn Khoa học tự nhiên giúp học sinh nhận thức, lựa chọn
đánh giá đúng đắn các giá trị và tìm ra những hành vi, biện pháp hợp lý trong
đời sống đạo đức của mình.

22


- Đặc biệt thông qua môn Giáo dục công dân giúp học sinh nắm được
các khái niệm cơ bản về các phạm trù đạo đức trong việc ứng xử hàng ngày,
nắm được các chuẩn mực về đạo đức, các hành vi trong các hoạt động và các
mối quan hệ; biết rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, lương tâm, tiền đồ đạo đức để
chuẩn bị bước vào cuộc sống mới.
Thường xuyên động viên, nhắc nhở các giáo viên bộ môn để họ hiểu
trách nhiệm giáo dục đạo đức học sinh trong trường là một nhiệm vụ của mọi
người, không của riêng ai. Từ đó trong các giờ lên lớp giáo viên sẽ chú ý hơn,
quan tâm hơn để uốn nắn lời nói, tác phong, hành động của học sinh trong
việc thực hiện những nội quy, quy chế nhà trường. Biện pháp này có tác động
tích cực trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh.
III. Mỗi thầy cô giáo phải là một tấm gương đạo đức, tự học và
sáng tạo cho học sinh noi theo.
Điều 31 chương IV Điều lệ trường Trung học nêu rõ: "Giữ gìn phẩm
chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh, thương yêu, tôn
trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh..". Như vậy vai trò của giáo
viên rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
Cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự
học và sáng tạo" với những yêu cầu về đạo đức, tự học và tinh thần sáng tạo
của nhà giáo mà cuộc vận động đặt ra sẽ tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong

đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về ý thức tu dưỡng, rèn luyện
đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên tự học nâng cao trình
độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và sáng tạo trong các hoạt động giáo dục
và quản lý giáo dục, góp phần đổi mới mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục và đào
tạo đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội
Cuộc vận động gồm 3 nội dung chính: về đạo đức nhà giáo, về tự học
của nhà giáo, về tính sáng tạo của nhà giáo. Toàn thể CB-GV-NV nhà trường
cần phải:
- Cần nghiên cứu kỹ, học tập sâu và quán triệt tốt Chỉ thị số 8077/CTBGDĐT ngày 21/12/2007 của Bộ GD&ĐT về “Tập trung kiểm tra, chấn

23


chỉnh vi phạm đạo đức nhà giáo”; và thực hiện chủ đề năm học này 20162017 là “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”.
Riêng đối với các đảng viên cần nghiêm túc thực hiện tốt Quy định số 115QĐ/TW ngày 07/12/2007 của Bộ Chính trị về “Những điều đảng viên không
được làm”. Vì nếu thực hiện tốt những văn bản chỉ đạo đó thì chắc chắn
chúng ta sẽ là một tấm gương sáng cho học sinh.
- Không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức để nâng cao hơn nữa trình độ
chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm để mỗi giáo viên đều là những người đạt
chuẩn và trên chuẩn. Học ở những giáo viên lâu năm, học ở bạn bè, học qua
hội họp, qua tâm sự riêng tư và học từ những thất bại mình đã mắc phải.
- Phải luôn tạo cho mình một tâm thế năng động, sáng tạo trong mọi
lúc, mọi nơi và mọi tình huống. Luôn suy nghĩ và hiến kế ra những phương
pháp dạy học mới, phương pháp giáo dục mới đối với học sinh rồi đưa vào
thực nghiệm để thu thập những kinh nghiệm cho bản thân; đồng thời truyền
đạt những kinh nghiệm quý báu đó cho đồng nghiệp để cùng nhau chung tay
giáo dục học sinh có hiệu quả.
Cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự
học và sáng tạo” là một cuộc vận động lớn trong ngành giáo dục, có một ý
nghĩa cực kỳ quan trọng trong xã hội đang ngày càng phát triển và có nhu cầu

ngày càng cao.
IV. Phát huy vai trò xung kích sáng tạo của Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh, Đội thiếu niên và Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam trong nhà
trường.
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Đội thiếu niên có trách
nhiệm trước chi bộ, Ban giám hiệu giáo dục mục tiêu, lý tưởng cách mạng
cho đoàn viên, thanh niên trong nhà trường thông qua nhiều hình thức: Hội
thảo, thi tìm hiểu, dã ngoại, cắm trại giao lưu với các đoàn trường bạn để giúp
các em lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng từ đó hình thành các ước mơ và
hoài bão cao đẹp. Hội liên hiệp thanh niên cùng với đoàn trường thành lập các

24


câu lạc bộ theo sở thích như: câu lạc bộ yêu thơ, câu lạc bộ Toán học, câu lạc
bộ lịch sử……
Kiện toàn đội ngũ cán bộ Đoàn, Đội là những người có phẩm chất đạo
đức tốt, có năng lực chuyên môn, năng nổ nhiệt tình trong mọi công việc.
Phối hợp thường xuyên với ban chấp hành huyện đoàn tổ chức các lớp bồi
dưỡng tập huấn cán bộ đoàn nòng cốt, bồi dưỡng đối tượng và coi trọng công
tác phát triển đoàn viên mới.
Phải bám sát nhiệm vụ năm học và nhiệm vụ của Đoàn trường, của Đội
thiếu niên để từ đó lập ra các kế hoạch cụ thể. Tổ chức các đợt thi đua theo
từng chủ đề, thi đua dài hạn và ngắn hạn. Thành lập các đội an ninh xung kích
học sinh để thường xuyên kiểm tra đánh giá thi đua. Đồng thời có tổng kết,
kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động để có sự động viên khen thưởng các
cá nhân, tập thể kịp thời, bên cạnh đó phê bình khiển trách các cá nhân vi
phạm để kịp thời sửa chửa.
Xây dựng kế hoạch, phối hợp chặt chẽ giữa Đoàn trường, Đội thiếu
niên giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, đặc biệt với Đoàn cấp trên, với

Ban đại diện Hội CMHS, tạo ra các hoạt động bổ ích góp phần giáo dục đạo
đức học sinh đạt kết quả cụ thể.
Thăm hỏi các gia đình thương binh liệt sĩ nhân ngày 27/7, tổ chức thăm
hỏi và nhận chăm sóc người có công ở địa phương, tu bổ, làm vệ sinh và thăm
viếng Nghĩa trang liệt sĩ.
Thực hiện tốt chương trình kết nghĩa với thôn buôn đồng bào dân tộc
theo phân công của cấp ủy và chính quyền địa phương.
Tổ chức tốt phong trào “lá lành đùm lá rách”, tham gia tốt các phong
trào từ thiện, nhân đạo. Tổ chức tốt tháng thanh niên cho đoàn viên, thanh
niên.
Từng tháng có kế hoạch tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tham gia các
hoạt động bảo vệ môi trường ở nhà trường và ở nơi công cộng.
Tham gia và chăm sóc tốt công trình thanh niên. Tham gia và huy động
các đoàn viên, thanh niên trồng cây đầu mùa mưa.

25


×