Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

skkn kỹ năng làm các dạng bài tập thực hành địa lý theo hình thức tự luận và trắc nghiệm ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (871.97 KB, 85 trang )

Kỹ năng làm các dạng bài tập thực hành địa lý theo hình thức tự luận và trắc nghiệm ở trường THPT.

MỤC LỤC
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ: …………………………………………………….3
I./ Lý do chọn đề tài……………………………………………………………3
1./ Cơ sở khoa học............................................................................................4
2./ Cơ sở thực tiễn……….…………………………………………………...5
II./ Tính cấp thiết của đề tài……………………………………………………6
III./ Mục đích nghiên cứu……………………………………………………...6
IV./ Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.................................................................6
V./ Phương pháp nghiên cứu:………………………………………………….7
VI./ Thời gian nghiên cứu:……………………………………….…………....7
PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:…………………………………….…8
I./ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
1. Những khó khăn khi thực hiện phương pháp rèn luyện “Kỹ năng làm các dạng
bài tập thực hành địa lý theo hình thức tự luận và trắc nghiệm ở trường THPT”
cho học sinh……………………………………………………………………. 8
2. Một số ưu điểm của giáo viên dạy Địa lí ở các trường THPT………….…….9
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:..................10
1. Để làm tốt việc rèn luyện các "Kỹ năng làm các dạng bài tập thực hành địa lý
theo hình thức tự luận và trắc nghiệm ở trường THPT” cho học sinh……...….10
2. Biện pháp thực hiện……………………………………………………….…10
III. HƯỚNG DẪN CÁC KỸ NĂNG LÀM CÁC DẠNG BÀI TẬP ĐỊA LÝ
THEO HÌNH THỨC TỰ LUẬN ........................................................................13
1. DẠNG 1: CÁCH XÁC ĐỊNH BIỂU ĐỒ VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ...........13
1.1: Phân loại biểu đồ………………………………………………………….13
1.2. Quy trình thành lập biểu đồ (Vẽ biểu đồ) một cách nhanh đúng………….14
1.3. Các ví dụ minh họa cụ thể cho dạng 1 cách xác định biểu đồ và nhận xét
biểu đồ………………………………………………………………………….23
1.4. Các ví dụ minh họa cụ thể cho việc rèn luyện kỹ năng làm bài tập thực hành
trong chương trình sách giáo khoa địa lý 12…………………………………..33


---------------------------------------------------- 1 ---------------------------------------------------

GV: Đỗ Thị Oanh

Tổ: Sử - Địa

Trường THPT Trường Chinh


Kỹ năng làm các dạng bài tập thực hành địa lý theo hình thức tự luận và trắc nghiệm ở trường THPT.

2. DẠNG 2: DẠNG BÀI TẬP PHÂN TÍCH BẢNG SỐ LIỆU, NHẬN XÉT VÀ
GIẢI THÍCH.......................................................................................................38
2.1: Các điểm cần lưu ý khi làm bài tập phân tích bảng số liệu, nhận xét và giải
thích....................................................................................................................38
2.2. Cách phân tích bảng số liệu…………………………………………..…...39
2.3. Các ví dụ cụ thể cho dạng 2 – phân tích bảng số liệu, nhận xét và giải
thích…………………………………………………………………………....40
IV. ÁP DỤNG KIẾN THỨC KỸ NĂNG ĐÃ HỌC ĐỂ LÀM CÁC DẠNG BÀI
TẬP THỰC HÀNH THEO HÌNH THỨC TRẮC NGHIỆM.............................43
1. Dạng câu hỏi căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng hoặc
không đúng..........................................................................................................44
2. Dạng câu hỏi căn cứ vào biểu đồ cho biết biểu đồ đó thể hiện nội dung
nào.......................................................................................................................51
3. Dạng câu hỏi căn cứ vào bảng số liệu cho biết nhận xét nào sau đây đúng
hoặc nhận xét nào sau đây sai.............................................................................57
4. Dạng câu hỏi căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu của bài cho biết biểu đồ nào
là thích hợp nhất…………………………………………………………….….62
5. Dạng câu hỏi tìm những chỗ còn thiếu và chưa đúng trên biểu đồ.................66
6. Dạng câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh thực hiện các phép tính để chọn ra đáp

án đúng................................................................................................................67
7. Dạng câu hỏi, bài tập thực hành tổng hợp……………………….…………..71
V./ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:………………………………………....78
1. Bảng tổng hợp kết quả trong quá trình thực hiện…………………...…….. 78
2. Giải pháp thực hiện…………………………………………………………80
PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:………………………………….......82
1./ Kết luận:………………………………………………………………….....82
2. Kiến nghị: …………………………………………………………………..83
---------------------------------------------------- 2 ---------------------------------------------------

GV: Đỗ Thị Oanh

Tổ: Sử - Địa

Trường THPT Trường Chinh


Kỹ năng làm các dạng bài tập thực hành địa lý theo hình thức tự luận và trắc nghiệm ở trường THPT.

KỸ NĂNG LÀM CÁC DẠNG BÀI TẬP THỰC HÀNH ĐỊA LÝ
THEO HÌNH THỨC TỰ LUẬN VÀ TRẮC NGHIỆM Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I./ Lý do chọn đề tài.
Có thể nói lâu nay trong quan niệm của rất nhiều người các môn học như
lịch sử, địa lý, giáo dục công dân…được xem là các môn học phụ. Vì thế mà nó
được ít người quan tâm, tâm lý ấy của người lớn đã phần nào đó ảnh hưởng đến
các em học sinh, khiến các em thờ ơ với những môn học này. Có thể nói tình yêu
của các em học sinh tỉ lệ thuận với chính số tiết học dành cho môn học.
Từ năm học 2008 – 2009 sách giáo khoa Địa lý 12 (ban chuẩn và ban nâng cao)

đã được biên soạn theo hướng cung cấp các tình huống, các thông tin đã được
lựa chọn để giáo viên có thể tổ chức hướng dẫn cho học sinh tập phân tích, tổng
hợp và xử lý thông tin tạo điều kiện cho học sinh vừa nắm vững kiến thức cơ
bản, vừa hoàn thiện một số kỹ năng thực hành như phân tích số liệu thống kê, vẽ
các loại biểu đồ thông dụng trong chương trình địa lý ở bậc trung học phổ thông
nói chung và Địa lý 12 nói riêng.
Theo phương án của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, thực hiện công văn số
4818/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 28/9/2016 của Bộ Giáo Dục Đào Tạo về việc
tổ chức kỳ thi trung học phổ thông Quốc Gia năm 2017 sẽ gồm 5 bài thi: Toán,
ngữ văn, tiếng anh, khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học, sinh học) và khoa học xã
hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân), tất cả các bài thi đều thi theo hình thức
trắc nghiệm trừ môn ngữ văn thi tự luận.

---------------------------------------------------- 3 ---------------------------------------------------

GV: Đỗ Thị Oanh

Tổ: Sử - Địa

Trường THPT Trường Chinh


Kỹ năng làm các dạng bài tập thực hành địa lý theo hình thức tự luận và trắc nghiệm ở trường THPT.

Việc chuyển từ hình thức thi tự luận sang trắc nghiệm đồng nghĩa với việc thay
đổi cách dạy và học theo lối truyền thống trước đây trong các trường
THPT. Đặc biệt các dạng bài tập thực hành Địa lý cũng thay đổi về
phương pháp tiếp cận. Trước kia học sinh phải thông qua các bảng số liệu,
các lời dẫn và yêu cầu của bài tập từ đó xác định loại biểu đồ cần vẽ, xử lý
số liệu (nếu cần), rồi tiến hành vẽ biểu đồ, ghi tên biểu đồ, ký hiệu và cuối

cùng là nhận xét và giải thích bài tập theo yêu cầu của đề bài. Để làm
được một bài tập thực hành cần mất khoảng thời gian khoảng 30 đến 35
phút. Nhưng hiện nay theo hình thức thi mới của BGDĐT thì biểu đồ,
bảng số liệu và ngay cả phần nhận xét đều được cho sẵn và học sinh chỉ là
người tổng hợp những kiến thức, kỹ năng đã học và đưa ra đáp án đúng và
phù hợp nhất. Để làm được những câu hỏi đó trong 1 phút không phải là
một điều dễ dàng mà là cả một quá trình rèn luyện kỹ năng.
Vì vậy để những câu hỏi và đặc biệt bài tập thực hành đưa ra không gọi là
“đánh lụi” tôi đã trăn trở và quyết định nghiên cứu “Kỹ năng làm các dạng bài
tập thực hành địa lý theo hình thức tự luận và trắc nghiệm ở trường
THPT”. Đến nay qua 5 tháng thực nghiệm khách quan trong quá trình giảng
dạy và kiểm tra khảo sát về phương pháp dạy học ở trường THPT Trường
Chinh, tôi đã thu được những kết quả khả quan, đồng thời rút ra được một số
kinh nghiệm tôi xin trao đổi cùng đồng nghệp để cùng nhau tìm ra phương pháp
dạy học môn Địa lý đạt kết quả cao hơn.
1./ Cơ sở khoa học.
Xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa là xu hướng tất yếu của nền kinh tế
thế giới, làm cho nền kinh tế trên thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau và tạo
ra động lực quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng. Việt Nam một quốc gia đang
phát triển cũng đã nhanh chóng bước chân vào quá trình hội nhập đó. Tuy nhiên
bên cạnh những cơ hội mà quá trình toàn cầu mang lại thì quá trình hội nhập
cũng tạo ra cho Việt Nam không ít những khó khăn cho nền kinh tế non trẻ, đó
là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các nền kinh tế. Chính vì vậy trong sự
nghiệp giáo dục hiện nay Đảng và nhà nước ta đã khẳng định “Giáo dục là quốc
---------------------------------------------------- 4 ---------------------------------------------------

GV: Đỗ Thị Oanh

Tổ: Sử - Địa


Trường THPT Trường Chinh


Kỹ năng làm các dạng bài tập thực hành địa lý theo hình thức tự luận và trắc nghiệm ở trường THPT.

sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển” Để có một nền
kinh tế vững mạnh thì học sinh – sinh viên khi đang ngồi trên ghế nhà trường
phải có tri thức, kỹ năng và kinh nghiệm.
Xuất phát từ những yêu cầu của xã hội môn học địa lý trong nhà trường
nói chung và Địa lý 12 nói riêng không ngừng được cải tiến. Trong đó các bài
tập thực hành cũng đóng góp không nhỏ trong nội dung học và thi. Vì thông qua
các bài tập thực hành này không những giúp học sinh củng cố, rèn luyện kỹ
năng địa lý một cách thuần thục và chắc chắn mà còn vận dụng những kiến thức
đã học để tìm ra những nhận xét, giải thích, biểu đồ cần vẽ… một cách chính
xác nhất. Từ đó làm cho học sinh có cách nhìn nhận đánh giá các sự vật hiện
tượng chính xác và khách quan.
Vì vậy sau mỗi bài học của sách giáo khoa địa lý 12 đều có các bài tập thực
hành vẽ biểu đồ, trong mỗi đề thi minh họa đều có các câu hỏi bài tập thực hành
dưới hình thức trắc nghiệm đây là điều kiện để giáo viên rèn luyện kỹ năng địa
lý cho học sinh trong quá trình dạy học. Từ đó học sinh lĩnh hội tri thức một
cách khách quan đồng thời thấy được những thuận lợi và khó khăn về các vấn đề
Địa lý ở nước ta.
2./ Cơ sở thực tiễn.
Học ở trường phổ thông không có môn nào có lợi thế như môn Địa lý vì so với
các môn học xã hội khác là phải ghi nhớ máy móc, riêng môn Địa lý có rất nhiều
hình ảnh, bản đồ, biểu đồ để minh họa và khai thác kiến thức sinh động, tránh
việc ghi nhớ một cách máy móc rập khuôn.
Bài tập thực hành Địa lý luôn chiếm một vị trí quan trọng trong các bài
kiểm tra chất lượng ở lớp, trong kỳ thi tốt nghiệp, kỳ thi đại học – cao đẳng
trước đây và đặc biệt là kỳ thi THPT Quốc Gia với khoảng 25 đến 30 % tổng số

điểm.
Tuy nhiên trong chương trình Địa lý 12 không có bất cứ một nội dung cụ
thể nào hướng dẫn học sinh cách vẽ và định hướng về các dạng biểu đồ nên
trong quá trình làm bài kiểm tra học sinh thường đạt điểm không cao. Vì vậy rèn
luyện “Kỹ năng làm các dạng bài tập thực hành địa lý theo hình thức tự
---------------------------------------------------- 5 ---------------------------------------------------

GV: Đỗ Thị Oanh

Tổ: Sử - Địa

Trường THPT Trường Chinh


Kỹ năng làm các dạng bài tập thực hành địa lý theo hình thức tự luận và trắc nghiệm ở trường THPT.

luận và trắc nghiệm ở trường THPT” giúp cho học sinh có một quá trình phối
hợp nhiều mặt trong chương trình và nội dung của môn học. Song để rèn luyện
được kỹ năng thực hành học sinh cần nhận biết được yêu cầu bài ra, xác định
xem biểu đồ nào đúng, nhận xét nào phù hợp, bài tập đó thể hiện nội dung gì
hoặc tìm ra một nhận xét không đúng…sau khi đọc kỹ đề bài.
Qua các bài tập thực hành giúp giáo viên hệ thống hóa các loại biểu đồ,
phân loại các dạng bài tập biểu đồ qua đó tạo điều kiện cho giáo viên phát huy
khả năng giảng dạy bài tập thực hành và hướng dẫn học sinh làm bài tập địa lý.
Đối với học sinh lớp 12 việc các em nhận thức được khả năng thể hiện của từng
loại biểu đồ: Dạng cột, đường, tròn, miền, kết hợp… là điều rất quan trọng trong
quá trình học đặc biệt là trong các kỳ thi và kiểm tra chất lượng.
II./ Tính cấp thiết của đề tài.
Trong quá trình giảng dạy địa lý 12, thông qua kỳ thi học sinh giỏi các cấp
và kỳ thi THPT Quốc Gia ở trường THPT Trường Chinh trong những năm qua

tôi nhận thấy phần bài tập thực hành địa lý luôn chiếm một vị trí quan trọng từ
25 đến 30% tổng số điểm. Nhưng phần lớn học sinh không nắm được cách xác
định vẽ các dạng biểu đồ và nhận xét, giải thích rườm ra theo cảm tính. Từ đó
chọn các đáp án theo hình thức trắc nghiệm sai. Vì vậy kết quả chưa đạt được
như ý muốn, đây chính là lý do cấp thiết khiến tôi chọn đề tài.
III./ Mục đích nghiên cứu.
- Hướng dẫn học sinh kỹ năng vẽ các loại và dạng biểu đồ địa lý trong chương
trình sách giáo khoa Địa lý lớp 10, 11, 12. Nhưng chủ yếu trong chương trình
Địa lý 12.
- Hướng dẫn học sinh biết nhận dạng các loại câu hỏi thường gặp, biết tổng hợp
kiến thức kỹ năng và vận dụng thuần thục các công thức vào trong bài thi tự
luận và trắc nghiệm khách quan.
- Vận dụng và kết hợp các kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập thực hành.
- Kích thích niềm đam mê và tạo hứng thú học tập cho học sinh với môn Địa lý.
- Hình thành tư duy cho học sinh và tạo nên tính tự học để tiếp thu và lĩnh hội
kiến thức
---------------------------------------------------- 6 ---------------------------------------------------

GV: Đỗ Thị Oanh

Tổ: Sử - Địa

Trường THPT Trường Chinh


Kỹ năng làm các dạng bài tập thực hành địa lý theo hình thức tự luận và trắc nghiệm ở trường THPT.

- Góp phần nâng cao kết quả học tập đặc biệt trong các bài kiểm tra chất lượng,
bài kiểm tra một tiết, bài thi học kỳ, thi học sinh giỏi, đặc biệt là bài thi THPT
Quốc Gia và tuyển sinh đại học – cao đẳng hệ chính quy năm 2017 và những

năm sau.
IV./ Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.
1. Giới hạn nghiên cứu: Đề tài này tôi nghiên cứu ở một số bài tập thực hành
trong chương trình địa lý lớp 10, 11, 12 (ban cơ bản), trong các tài liệu thi học
sinh giỏi và giới hạn trong phương pháp rèn luyện kỹ năng làm các dạng bài tập
thực hành địa lý theo hình thức tự luận và trắc nghiệm ở trường THPT
2. Phạm vi nghiên cứu:
- Học sinh ôn thi học sinh giỏi: Olimpic 10 và 11, học sinh giỏi tỉnh khối 12 và
học sinh giỏi cấp Quốc Gia.
- Học sinh các lớp 10, 11, 12: Ôn tập để thi và làm các bài kiểm tra ở trường, đặc
biệt là học sinh khối 12 ôn thi kỳ thi trung học phổ thông quốc gia.
V./ Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thử nghiệm.
- Các phương pháp có liên quan đến lý luận dạy học đổi mới.
- Kinh nghiệm thực tế của việc giảng dạy địa lý 12 và chấm thi tốt nghiệp
THPT trong nhiều năm.
- Phương pháp thu thập, xử lý
- Phương pháp quan sát sư phạm
- Phương pháp khảo sát, thống kê,…
VI./ Thời gian nghiên cứu:
- Đề tài này nghiên cứu trong thời gian 6 năm từ 2009-2010 đến năm học 20152016 (cho khối 12) theo hình thức thi tự luận
- Tiếp tục nghiên cứu 5 tháng từ tháng 10/2017 đến tháng 3/2017 (cho cả ba
khối nhưng chủ yếu là khối 12) theo hình thức thi trắc nghiệm khách quan.
---------------------------------------------------- 7 ---------------------------------------------------

GV: Đỗ Thị Oanh

Tổ: Sử - Địa

Trường THPT Trường Chinh



Kỹ năng làm các dạng bài tập thực hành địa lý theo hình thức tự luận và trắc nghiệm ở trường THPT.

PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I./ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
1. Những khó khăn khi thực hiện p hương pháp rèn luyện “Kỹ năng làm các
dạng bài tập thực hành địa lý theo hình thức tự luận và trắc nghiệm ở
trường THPT”
Đa số học sinh xem môn Địa lí là môn phụ, do đó ít chú ý đến học tập bộ
môn này. Kết quả cho thấy điểm tổng kết của các em phần lớn chỉ đạt điểm
trung bình, nhiều em học môn Địa lí khá, giỏi nhưng khi giáo viên lấy đội tuyển
bồi dưỡng học sinh giỏi thì các em không tham gia. Từ đó giáo viên dạy Địa lí
chưa phát huy được năng lực của mình trong khi phương pháp dạy học được đổi
mới, đồ dùng dạy học phong phú, đa dạng nhưng chưa phát huy hiệu quả.
Qua điều tra khảo sát ở các trường, hầu hết học sinh đều cho rằng, việc vẽ
biểu đồ trong bài tập Địa lý lớp 12 là quá bình thường và khá đơn giản, nhưng
trong thực tế, thì đây là một điều không dễ dàng khi bắt tay vào thực hiện ngay
cả việc thông qua bảng số liệu chọn biểu đồ gì thích hợp nhất, nhận xét nào
đúng nhất, nhận xét nào sai, biểu đồ này thể hiện cái gì...
Một khó khăn nữa là việc rèn luyện kĩ năng này chỉ chiếm một thời lượng
rất ít trong 1 tiết dạy do đó đòi hỏi học sinh phải nghiên cứu trước các yêu cầu
mà bài tập hoặc bài thực hành mà giáo viên đã giao cho, nhưng nhiều em chưa
thực sự tập trung và quan tâm đến yêu cầu mà giáo viên đã giao nên đây cũng là
khó khăn lớn đối với giáo viên khi thực hiện dạy và làm một bài thực hành, do
- Học sinh không xác định được yêu cầu của đề bài.
- Học sinh không xác định được kiểu biểu đồ sẽ vẽ (tự luận) là gì.
---------------------------------------------------- 8 ---------------------------------------------------

GV: Đỗ Thị Oanh


Tổ: Sử - Địa

Trường THPT Trường Chinh


Kỹ năng làm các dạng bài tập thực hành địa lý theo hình thức tự luận và trắc nghiệm ở trường THPT.

- Gặp khó khăn trong việc xử lí bảng số liệu để chọn phương án phù hợp.
- Học sinh chưa đưa ra được loại biểu đồ thích hợp và đúng với yêu cầu đề bài.
- Kỹ năng nhận xét sự vật hiện tượng còn yếu vì vậy liên quan đến việc chọn ra
những nhận xét đúng nhất từ các bảng số liệu đã cho hoặc chọn ra những đáp án
nào không đúng từ bảng số liệu.
- Học sinh chưa nắm được các kiến thức liên quan để chọn ra những lời giải
thích phù hợp nhất từ các phương án cả bài thực hành.
Từ đó tỉ lệ học sinh đọc và biết phân tích bảng số liệu, xác định loại biểu đồ
thích hợp đối với bài yêu cầu còn thấp, số lượng học sinh biết xác định được
cách vẽ biểu đồ đúng chiếm tỉ lệ không cao. Do đó, tôi đã thực hiện khảo sát các
kỹ năng làm các dạng bài tập thực hành địa lý theo hình thức tự luận và trắc
nghiệm ở trường THPT Trường Chinh đối với học sinh lớp 12C5 và 12C6 năm
học 2016- 2017.
Kết quả biết xác định câu hỏi và chọn đúng biểu đồ ở phần bài tập trong quá
trình điều tra chưa cao, cụ thể:

Lớp
12C5

Tổng số học

Biết xác định câu hỏi


sinh

và chọn đúng biểu đồ

35

Chưa biết cách xác
định và chọn sai biểu
đồ

08

27

Tỉ lệ % 100

22,8

77,2

12C6

12

26

31,6

68,4


38

Tỉ lệ % 100

2. Một số ưu điểm của giáo viên dạy Địa lí ở các trường THPT.
Qua khảo sát thực tế và tiến hành dự giờ đồng nghiệp khi dạy các bài tập
thực hành có vẽ biểu đồ, tôi nhận thấy:
- Phần lớn giáo viên có quan niệm đúng về chức năng của một bài tập, bài
thực hành vẽ biểu đồ thể hiện trong việc chuẩn bị chu đáo về giáo án, yêu cầu,
mục đích của bài tập là gì, biểu đồ thể hiện yếu tố nào của đối tượng địa lí. Đây

---------------------------------------------------- 9 ---------------------------------------------------

GV: Đỗ Thị Oanh

Tổ: Sử - Địa

Trường THPT Trường Chinh


Kỹ năng làm các dạng bài tập thực hành địa lý theo hình thức tự luận và trắc nghiệm ở trường THPT.

là phần không những rèn luyện kĩ năng kiến thức mà còn củng cố những kiến
thức đã học ở trong bài, từ đó học sinh xây dựng được các mối liên hệ Địa lí.
- Hầu hết giáo viên biết vận dụng sáng tạo, khoa học các kĩ năng rèn luyện
cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, do đó đã phát huy được tính tư
duy độc lập cho học sinh, giúp học sinh nắm chắc nội dung của bài học và rèn
luyện tốt kĩ năng cho các em.
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

1. Để làm tốt việc rèn luyện các "Kỹ năng làm các dạng bài tập thực hành
địa lý theo hình thức tự luận và trắc nghiệm ở trường THPT” cho học sinh.
- Trong giảng dạy, giáo viên cần lựa chọn các phương pháp tích cực trên cơ
sở coi trọng nhận thức của học sinh, tăng cường vai trò tổ chức lĩnh hội, khám
phá kiến thức. Trong giờ giảng, giáo viên dành nhiều thời gian cho học sinh tự
làm việc với sách giáo khoa, biểu đồ, lược đồ và với các thiết bị học tập khác để
học sinh tự chủ động tìm ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Tất
cả các công đoạn này, giáo viên phải thể hiện chu đáo, tỉ mỉ, hết sức cụ thể trong
bài soạn, hướng dẫn học sinh ôn lại những kiến thức đã học để vận dụng vào
nhận xét và giải thích sau khi vẽ biểu đồ.
- Trong một tiết thực hành vẽ biểu đồ, giáo viên phải hướng dẫn học sinh
chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết cho tiết học: như máy tính cá nhân, thước
kẻ, compa... để giúp học sinh chủ động trong khi vẽ biểu đồ.
2. Biện pháp thực hiện.
Giáo viên giới thiệu cách vẽ và kỹ năng làm các dạng bài tập thực hành địa
lý theo hình thức tự luận và trắc nghiệm ở trường THPT.
Để xác định được yêu cầu bài ra và tiến hành vẽ biểu đồ, học sinh cần hiểu
khái niện biểu đồ.
2.1. Khái quát chung về kỹ năng vẽ biểu đồ địa lý trong chương trình địa lý
THPT nói chung và địa lý 12 nói riêng.
Khái niệm: Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng động
thái phát triển của một hiện tượng (như quá trình phát triển kinh tế qua các
năm…), mối tương quan về độ lớn giữa các đại lượng (so sánh sản lượng thủy
---------------------------------------------------- 10 ---------------------------------------------------

GV: Đỗ Thị Oanh

Tổ: Sử - Địa

Trường THPT Trường Chinh



Kỹ năng làm các dạng bài tập thực hành địa lý theo hình thức tự luận và trắc nghiệm ở trường THPT.

sản giữa các vùng kinh tế…) hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể (cơ cấu
ngành của nền kinh tế)… của các sự vật, hiện tượng và quá trình địa lý.
Các loại biểu đồ rất phong phú, đa dạng. Mỗi loại biểu đồ lại có thể dùng để
biểu hiện nhiều mục đích khác nhau, nên khi vẽ biểu đồ cần đọc kĩ yêu cầu đề
ra, xác định chủ thể thể hiện trên biểu đồ (động thái phát triển, so sánh tương
quan độ lớn hay thể hiện cơ cấu) để chọn loại biểu đồ thích hợp nhất.
Tuy nhiên bất cứ một biểu đồ nào khi vẽ xong cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ
bản sau.
+ Tính khoa học (chính xác).
+ Tính trực quan (đúng, đầy đủ).
+ Tính thẩm mỹ (rõ ràng, đẹp).
2.2. Các loại biểu đồ thường gặp trong chương trình địa lý THPT và địa lý
lớp 12.
+ Biểu đồ hình cột (cột đơn, cột kép, cột chồng, thanh ngang).
+ Biều đồ hình tròn.
+ Đồ thị (đường biểu diễn).
+ Biểu đồ kết hợp (cột + đường).
+ Biểu đồ miền.
 Đối với mỗi loại biểu đồ quá trình thực hành và làm sẽ khác nhau, vì vậy
giáo viên phải hướng dẫn học sinh nắm vững các thao tác và nguyên tắc
của từng loại biểu đồ.
2.3. Khả năng thể hiện của từng loại biểu đồ.
Trước khi cho học sinh làm các bài tập thực hành giáo viên cần phải
hướng dẫn cho học sinh biết về khả năng thể hiện của từng loại biểu đồ, để từ đó
học sinh dễ dàng nhận dạng được cách vẽ. Mỗi loại biểu đồ dùng để thể hiện
một hoặc nhiều mục đích khác nhau vì vậy cho học sinh nắm được khả năng thể

hiện của từng loại biểu đồ là rất quan trọng.
a. Biểu đồ hình cột.
---------------------------------------------------- 11 ---------------------------------------------------

GV: Đỗ Thị Oanh

Tổ: Sử - Địa

Trường THPT Trường Chinh


Kỹ năng làm các dạng bài tập thực hành địa lý theo hình thức tự luận và trắc nghiệm ở trường THPT.

- Biểu đồ cột đơn: Thể hiện rõ quuy mô và động thái phát triển của một đối
tượng địa lí.
- Biểu đồ cột ghép (cột nhóm) có cùng đơn vị tính : Thể hiện rõ sự so sánh quy
mô và động thái phát triển của các đối tượng địa lí.
- Biểu đồ cột ghép (cột nhóm) có các đơn vị tính khác nhau : Thể hiện rõ sự so
sánh quy mô và động thái phát triển của các đối tượng địa lí.
- Biểu đồ cột chồng vẽ theo số liệu tuyệt đối: Thể hiện rõ nhất sự so sánh quy
mô của các đối tượng địa lí.
- Biểu đồ cột chồng vẽ theo số liệu tương đối: Thể hiện rõ nhất cơ cấu thành
phần của một tổng thể.
- Biểu đồ thanh ngang: Dạng đặc biệt của biểu đồ cột, không thể hiện các đối
tượng theo thời gian mà chủ yếu là theo không gian.
=> Tóm lại: biểu đồ cột thường dùng để thể hiện động thái phát triển của đối
tượng, so sánh tương quan độ lớn ( quy mô) giữa các đối tượng hoặc thể hiện cơ
cấu thành phần của một tổng thể. Tuy nhiên loại biểu đồ này thích hợp nhất
trong việc thể hiện sự so sánh tương quan về độ lớn giữa các đối tượng và động
thái phát triển của đối tượng.

b. Biểu đồ theo đường ( đồ thị, đường biểu diễn):
- Biểu đồ có một hoặc nhiều đường khác nhau vẽ theo giá trị tuyệt đối: Thích
hợp nhất trong việc thể hiện tình hình, diễn biến của một hay một số đối tượng
địa lí qua một chuỗi thời gian (có số năm nhiều và tương đối liên tục) như: sự
thay đổi sản lượng một hoặc một số loại cây trồng hoặc vật nuôi qua các năm,
sản lượng lương thực trong một thời kỳ, sự phát triển về dân số,…
- Biểu đồ có nhiều đường khác nhau vẽ theo giá trị tương đối (%): Thích hợp
nhất trong việc thể hiện tốc độ tăng trưởng ( tốc độ phát triển) của một số đối
tượng địa lý qua các năm như: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa,…
c. Biểu đồ kết hợp cột với đường:
---------------------------------------------------- 12 ---------------------------------------------------

GV: Đỗ Thị Oanh

Tổ: Sử - Địa

Trường THPT Trường Chinh


Kỹ năng làm các dạng bài tập thực hành địa lý theo hình thức tự luận và trắc nghiệm ở trường THPT.

Thích hợp trong việc biểu hiện các mối tương quan giữa độ lớn và động
thái phát triển của các đối tượng có đơn vị khác nhau như: diện tích và sản lượng
lúa, lượng mưa và nhiệt độ,…
d. Biểu đồ hình tròn:
- Có ưu điểm nổi bật trong việc thể hiện cơ cấu của các đối tượng tại một mốc
thời gian nhất định.
- Biểu đồ hình tròn có bán kính khác nhau: Thích hợp trong việc thể hiện cả sự
so sánh về quy mô và cơ cấu của đối tượng ở các địa điểm hoặc thời gian khác
nhau.

- Nếu bài cho số liệu tương đối thì vẽ các đường tròn có kích thước bằng nhau.
Nếu bài cho số liệu tuyệt đối thì phải tính tỉ lệ đường tròn (R- r). ta cho tổng nhỏ
nhất R1 = 1, lần lượt lớn dần lấy tổng sau R2/ R1 = căn bậc hai là được bán kính
của các hình tròn thứ 2,...
=> Biểu đồ hình tròn có ưu thế trong việc thể hiện cơ cấu thành phần của một
tổng thể, thể hiện sự so sánh về quy mô, cơ cấu của các thành phần của đối
tượng.
e. Biểu đồ miền:
Biểu đồ miền thường thể hiện cả cơ cấu thành phần và động thái phát triển của
các thành phần, đối tượng.
III. HƯỚNG DẪN CÁC KỸ NĂNG LÀM CÁC DẠNG BÀI TẬP ĐỊA LÝ
THEO HÌNH THỨC TỰ LUẬN.
1. DẠNG 1: CÁCH XÁC ĐỊNH BIỂU ĐỒ VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ
1.1: Phân loại biểu đồ.
a. Dựa vào bản chất của biểu đồ:
+ Biểu đồ cơ cấu: biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động của một lãnh thổ…

---------------------------------------------------- 13 ---------------------------------------------------

GV: Đỗ Thị Oanh

Tổ: Sử - Địa

Trường THPT Trường Chinh


Kỹ năng làm các dạng bài tập thực hành địa lý theo hình thức tự luận và trắc nghiệm ở trường THPT.

+ Biểu đồ so sánh: biểu đồ thể hiện sự so sánh về các đối tượng địa lý qua thời
gian hoặc không gian…

+ Biểu đồ động thái: Phản ánh quá trình phát triển và sự biến thiên theo thời
gian của các đối tượng như: sự gia tăng dân số qua các thời kỳ, sự thay đổi của
nhiệt độ và lượng mưa qua các tháng trong năm, sự thay đổi về diện tích, sản
lượng lúa qua các năm,…
+ Biểu đồ quy mô và cơ cấu: Biểu đồ cấu lao động của nước ta phân theo khu
vực kinh tế qua hai năm khác nhau,…
+ Biểu đồ cơ cấu và động thái: Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu theo
ngành kinh tế, biểu đồ cơ cấu lao động phân theo các khu vực kinh tế…(qua ít
nhất 4 mốc thời gian).
b. Dựa vào hình thức thể hiện của biểu đồ.
+ Biểu đồ tròn.
+ Biểu đồ đường.
+ Biểu đồ cột (cột đơn, cột nhóm, cột chồng, cột thanh ngang).
+ Biểu đồ miền.
+ Biểu đồ kết hợp giữa cột và đường.
1.2 . Quy trình thành lập biểu đồ (Vẽ biểu đồ) một cách nhanh đúng.
a. Bước 1: Xác định nội dung mà biểu đồ phải thể hiện.
Cơ sở để xác định nội dung biểu đồ cần thể hiện chính là lời dẫn hay yêu cầu
của bài tập, bài thực hành: Vẽ biểu đồ thể hiện …
b. Bước 2: Xác định loại biểu đồ cần vẽ.
Đây là bước quan trọng vì nếu xác định sai loại biểu đồ cần vẽ sẽ kéo theo việc
vẽ biểu đồ sai yêu cầu, việc nhận xét sẽ khó có thể hoàn thiện. muốn lựa chọn
được loại biểu đồ thích hợp nhất so với yêu cầu của đề bài cần căn cứ vào một
số cơ sở sau.
* Khả năng thể hiện của từng loại biểu đồ.( thể hiện ở mục 2.2)
---------------------------------------------------- 14 ---------------------------------------------------

GV: Đỗ Thị Oanh

Tổ: Sử - Địa


Trường THPT Trường Chinh


Kỹ năng làm các dạng bài tập thực hành địa lý theo hình thức tự luận và trắc nghiệm ở trường THPT.

* Căn cứ vào lời dẫn, bảng số liệu và yêu cầu của bài tập.
Lời dẫn và đặc điểm của bảng số liệu trong bài tập là một trong những cơ sở để
xác định loại biểu đồ: Để nhận dạng học sinh cần đọc thật kỹ đề và dựa vào một
số cụm từ gợi ý & một số yếu tố cơ bản từ đề bài để xác định mình cần phải
vẽ dạng nào cho thích hợp.
Ví dụ :
+ Khi đề bài hoặc lời dẫn có cụm từ cơ cấu, tỉ trọng phân theo, chia theo, bao
gồm hoặc nhiều thành phần của một tổng thể Thì vẽ biểu đồ tròn (Nếu chỉ 1
- 3 mốc thời gian). Khi có cụm từ thể hiện quy mô và cơ cấu => chọn biểu đồ
tròn có bán kính khác nhau
+ Khi đề bài hoặc lời dẫn có cụm từ cơ cấu, tỉ trọng, chia theo, …và số năm
trong bảng số liệu có từ 4 mốc thời gian năm trở lên nên chọn Biểu đồ miền
theo số liệu tương đối.
+ Khi đề bài hoặc lời dẫn có cụm từ Tốc độ phát triển , Tốc độ tăng trưởng ,
gia tăng, sự thay đổi, diền biến, phát triển...và kèm theo là chuỗi thời gian qua
các năm nên chọn biểu đồ đường biểu diễn (Đồ thị) để vẽ.
+ Khi đề bài hoặc lời dẫn có cụm từ : Tình hình, so sánh, sản lượng, số lượng
Thường dùng biểu đồ cột
+ Khi đề bài hoặc lời dẫn cho nhiều đối tượng, nhiều đơn vị khác nhau hãy
nghĩ đến việc xử lý số liệu để quy về cùng một đơn vị (%) để vẽ Hoặc phải
dùng đến các dạng biểu đồ kết hợp.
+ Khi đề bài hoặc lời dẫn có cụm từ Tốc độ phát triển, Tốc độ tăng trưởng lại
có nhiều đối tượng, nhiều năm, không cùng một đơn vị thì hãy nghĩ đến lấy
năm đầu bằng 100 % (năm gốc) rồi xử lý số liệu trước khi vẽ biểu đồ đường

với năm đầu tiên làm gốc…
c. Bước 3: Xử lí số liệu (nếu cần):

---------------------------------------------------- 15 ---------------------------------------------------

GV: Đỗ Thị Oanh

Tổ: Sử - Địa

Trường THPT Trường Chinh


Kỹ năng làm các dạng bài tập thực hành địa lý theo hình thức tự luận và trắc nghiệm ở trường THPT.

Trên cơ sở loại biểu đồ đã lựa chọn và bảng số liệu mà đề bài đã cho cần
xem xét và xác định xem để vẽ biểu đồ theo yêu cầu của đề bài có cần phải xử lí
số liệu hay không, nếu có thì tính toán như thế nào ?
Giáo viên phải hướng dẫn học sinh tiếp cận một số công thức tính và phép
tính thường gặp trong quá trình vẽ biểu đồ.

Đối

tượng

cầnĐơn vị

Công thức

tính
1 Nhiệt


độ

trung

C

Cộng nhiệt độ của 12 tháng trong năm

0

bình năng

12 tháng

2 Biên độ nhiệt độ

0

C

Nhiệt độ tháng cao nhất – nhiệt độ tháng thấp

trung bình năm

nhất

3 Lượng mưa trung mm

Cộng lượng mưa của tất cả 12 tháng trong


bình năm
4 Cân bằng ẩm
5 Tổng

diện

năm
mm

Lượng mưa – lượng bốc hơi

tíchTriệu ha

Diện tích rừng tự nhiên + diện tích rừng

rừng
6

Mật độ
Dân cư

7 Sản lượng

trồng
Người/ km
Tấn

2


Mật độ =

Số dân / Diện tích

hoặcSản lượng = Năng suất x Diện tích

nghìn tấn…
Kg/ ha hay Năng suất = Sản lượng / Diện tích

8 Năng suất

tạ/ ha hoặc
tấn/ ha

9 Bình quân đất
trên người
Bình quân
thu nhập
Bình quân

2

m / người

USD/ người
Kg/ người

Bình quân đất = Diện tích đất / Số người

BQ thu nhập = Tổng thu nhập / số người


BQ sản lượng = Sản lượng LT / số người

---------------------------------------------------- 16 ---------------------------------------------------

GV: Đỗ Thị Oanh

Tổ: Sử - Địa

Trường THPT Trường Chinh


Kỹ năng làm các dạng bài tập thực hành địa lý theo hình thức tự luận và trắc nghiệm ở trường THPT.

sản lượng LT
1 Từ % tính giá trịTheo số liệu
0 tuyệt đối

gốc

Lấy tổng thể x số %

Tính % cơ cấu của
một

tổng

thể.

11 ( Tính tỉ trọng của%

các

thành

Lấy từng phần / tổng thể x 100

phần

trong cơ cấu)
- Lấy năm đầu tiên làm gốc và cho năm đầu
1
2

Lấy
100%

năm
tính

gốc

tiên là 100%

các%

- Lần lượt lấy giá trị của từng đối tượng ở

năm kế tiếp

từng năm tiếp theo/ giá trị năm đầu tiên x

100
R1 làm gốc
R2 =

1

S2 2
R1
S1

R1 : bán kính vòng tròn chuẩn (tự chọn tùy ý)

3
Tính bán kính

Cm

R2 : bán kính vòng tròn phải vẽ cho tỷ lệ với
vòng tròn chuẩn.
S1 : Diện tích vòng tròn chuẩn.
S2 : Diện tích vòng tròn phải vẽ .

1 Tính tỉ lệ xuất%

- Tỉ lệ xuất khẩu = Giá trị xuất khẩu / Tổng

4 nhập khẩu

giá trị xuất nhập khẩu x 100
- Tỉ lệ nhập khẩu = Giá trị nhập khẩu / tổng

giá trị xuất nhập khẩu x 100

---------------------------------------------------- 17 ---------------------------------------------------

GV: Đỗ Thị Oanh

Tổ: Sử - Địa

Trường THPT Trường Chinh


Kỹ năng làm các dạng bài tập thực hành địa lý theo hình thức tự luận và trắc nghiệm ở trường THPT.

1 Tính giá trị xuấtTùy vào đơn
5 nhập khẩu

16

1
7

vị mà bài cho

Tính cán cân xuấtTùy vào đơn
nhập khẩu

vị mà bài cho

Giá trị XNK = giá trị xuất khẩu + giá trị nhập
khẩu

Cán cân XNK = giá trị xuất khẩu – giá trị
nhập khẩu

Tính tỉ lệ xuất

Tỉ lệ XK so với NK = Giá trị xuất khẩu /

khẩu so với nhập%

Giá trị nhập khẩu x 100

khẩu

d. Bước 4: Vẽ biểu đồ.
Sau khi xác định loại biểu đồ, xử lí số liệu (nếu cần) chúng ta tiến hành vẽ biểu
đồ. Và khi vẽ biểu đồ phải đảm bảo:
+ Tính khoa học (chính xác).
+ Tính trực quan (đúng, đầy đủ).
+ Tính thẩm mỹ (rõ ràng, đẹp).
Và để thực hiện đảm bảo được các yêu cầu trên giáo viên phải lưu ý cho học
sinh một số điểm khi vẽ các loại biểu đồ.
Nên dành một trang để vẽ, đầu trang nên ghi tên biểu đồ bằng chữ IN HOA.
Cuối trang nên dành 5, 6 dòng để ghi chú.
*Biểu đồ tròn.
- Đối với biểu đồ tròn thể hiện quy mô và cơ cấu cần phải vẽ chính xác tương
quan bán kính theo số liệu đã tính toán (R).
- Đối với biểu đồ thể hiện cơ cấu không cần vẽ chính xác về tương quan bán
kính.
- Nếu hai hình tròn trở lên, tâm của các đường tròn nên nằm trên một đường
thẳng theo chiều ngang.

---------------------------------------------------- 18 ---------------------------------------------------

GV: Đỗ Thị Oanh

Tổ: Sử - Địa

Trường THPT Trường Chinh


Kỹ năng làm các dạng bài tập thực hành địa lý theo hình thức tự luận và trắc nghiệm ở trường THPT.

- Vẽ hình tròn bán kính tốt nhất bằng 3 cm, chọn trục gốc để dễ so sánh và nhận
xét là đường thẳng nối từ tâm vòng tròn đến điểm số 12 trên mặt đồng hồ.
- Vẽ theo trình tự bài cho không được vẽ tuỳ tiện và theo chiều kim đồng hồ bắt
đầu từ trục gốc.
- Trong và trên biểu đồ không nên ghi chữ, vẽ mũi tên …. Nó sẽ làm rối biểu đồ,
thay vào đó là các kí hiệu riêng và được chú giải ở phần ghi chú.
- Số ghi trong biểu đồ phải ngay ngắn rõ ràng không nghiêng ngả. Trường hợp
không thể ghi số trong biểu đồ được vì phần đó quá nhỏ thì ta ghi số ngay sát
trên phần đó ở phía ngoài mà không cần gạch thẳng hay vẽ mũi tên.
- Phần ghi chú và nhận xét nên ghi ở bên dưới biểu đồ hoặc ghi bên cạnh không
được ghi bên trên. Ghi chú phải theo đúng trình tự bài cho.
- Để vẽ cho chính xác ta nên đổi số phần trăm (%) sang độ ( 0 ) để đo cho chính
xác: 100% = 360 độ , 1% = 3,6 độ
* Biểu đồ Cột.
+ Vẽ trục toạ độ.
Chia tỉ lệ cho cân đối giữa hai trục và đầu trục có mũi tên và ghi rõ đơn vị
+ Đánh số đơn vị.
- Trên trục tung (chỉ số lượng) phải cách đều nhau và đầy đủ.
- Trên trục hoành nằm ngang (chỉ thời gian: năm, tháng,…) không yêu cầu chính

xác tuyệt đối như biểu đồ đồ thị nhưng phải đảm bảo tính tương đối hợp lí.
+ Vẽ theo đúng trình trình tự bài cho trừ khi bài có yêu cầu sắp xếp lại.
+ Không nên gạch nối từ trục vào cột vì nó làm biểu đồ rườm rà, cột bị cắt thành
nhiều khúc không có thẩm mĩ.
+ Cột đầu tiên phải cách trục từ 1 đến 2 ô vở (không được sát trục).
+ Độ rộng hay bề ngang của các cột phải bằng nhau.
+ Ghi số lượng trên đầu mỗi cột để dễ so sánh và nhận xét (chỉ ghi số không ghi
chữ, đơn vị ở cột).
+ Kí hiệu :
- Nếu chỉ có một loại thì nên để trắng hoặc cho kí hiệu giống nhau.
- Nếu từ hai loại trở lên thì phải có kí hiệu riêng cho mỗi loại (kí hiệu đơn giản)
---------------------------------------------------- 19 ---------------------------------------------------

GV: Đỗ Thị Oanh

Tổ: Sử - Địa

Trường THPT Trường Chinh


Kỹ năng làm các dạng bài tập thực hành địa lý theo hình thức tự luận và trắc nghiệm ở trường THPT.

+ Ghi chú theo trình tự bài cho để dễ quan sát và so sánh không được kẻ bằng
tay và viết tắt.
*Biểu đồ đồ thị (biểu đồ đường)
+ Vẽ hệ trục toạ độ chia tỉ lệ ở hai trục cho cân đối và chính xác. Đầu trục có
mũi tên và ghi rõ đơn vị
+ Đánh số đơn vị.
- Trên trục tung (chỉ số lượng) phải cách đều nhau và đầy đủ.
- Trên trục hoành nằm ngang (chỉ thời gian: năm, tháng,…) chia tỉ lệ chính xác

theo từng năm hoặc tháng.
+ Vẽ năm đầu tiên ở sát trục để đồ thị liên tục không bị ngắt quãng.
+ Xác định toạ độ giao điểm giữa trục đứng và ngang theo từng năm và theo giá
trị bài cho bằng những vạch mờ, chỗ giao nhau ta chấm đậm.
+ Nối các chấm toạ độ lại liên tiếp theo thứ tự năm ta được đường biểu diễn.
+ Ghi số trên từng chấm toạ độ đã xác định.
+ Kí hiệu :
- Nếu chỉ có một loại thì chấm toạ độ nên chấm tròn.
- Nếu từ hai loại trở lên thì phải có kí hiệu riêng cho mỗi loại.
+ Ghi chú theo trình tự bài cho để dễ quan sát và so sánh không được kẻ bằng
tay và viết tắt.
* Biểu đồ miền: Vẽ tương tự biểu đồ đồ thị. Nhưng lưu ý mỗi miền thì chiếm
một phần riêng và tổng các miền trong một năm là bằng 100%.
e. Bước 5: Ghi chú giải, tên biểu đồ
- Lập bảng chú giải.
+ Đối với biểu đồ có từ 2 đối tượng trở lên phải lập bảng chú giải, các chú giải
nên lập thành bảng riêng để đảm bảo tính thẩm mỹ.
+ Các ký hiệu trong bảng chú giải phải tương ứng với ký hiệu trên biểu đồ, tùy
từng loại biểu đồ mà hình dạng các ký hiệu khác nhau. Dưới đây là một số ký
hiệu biểu đồ cơ bản mà chúng ta thường dùng.
Biểu đồ tròn
---------------------------------------------------- 20 ---------------------------------------------------

GV: Đỗ Thị Oanh

Tổ: Sử - Địa

Trường THPT Trường Chinh



Kỹ năng làm các dạng bài tập thực hành địa lý theo hình thức tự luận và trắc nghiệm ở trường THPT.

Biểu đồ cột

Biểu đồ đường
Biểu đồ miền
- Ghi tên biểu đồ: Tên biểu đồ được đặt theo yêu cầu trong đề bài và phải phản
ánh được 3 khía cạnh: Cái gì, ở đâu, khi nào. Tên biểu đồ có thể ghi ở phần trên
hay phần dưới biểu đồ.
f. Bước 6: Nhận xét và giải thích.
 Nhận xét.
Về nguyên tắc chung, biểu đồ thể hiện cái gì thì phần nhận xét nên tập trung
vào nội dung đó không đi lan man mà phải xoáy sâu vào trọng tâm của biểu đồ
thể hiện. Tuy nhiên mỗi loại biểu đồ lại có yêu cầu về kỹ năng phân tích, nhận
xét khác nhau. Cụ thể nhu sau.
- Đối với biểu đồ hình cột:
+ Nếu biểu đồ thể hiện sự so sánh quy mô của các đối tượng địa lý, khi so sánh
phải tính bằng lần (gấp mấy lần).
+ Nếu biểu đồ thể hiện sự so sánh giữa các đối tượng địa lý nhưng vẽ bằng giá
trị tương đối (%), khi so sánh phải tính ra giá trị trung bình, sau đó so sánh các
thành phần với giá trị trung bình ( cao hơn hay thấp hơn mức trung bình bao
nhiêu % ).
+ Biểu đồ cột chồng thể hiện cơ cấu của một tổng thể khi so sánh phải so sánh tỉ
trọng thành phần trong cơ cấu, nhận xét sự thay đổi cơ cấu qua các năm hoặc sự
khác nhau về cơ cấu giữa các vùng lãnh thổ.

---------------------------------------------------- 21 ---------------------------------------------------

GV: Đỗ Thị Oanh


Tổ: Sử - Địa

Trường THPT Trường Chinh


Kỹ năng làm các dạng bài tập thực hành địa lý theo hình thức tự luận và trắc nghiệm ở trường THPT.

+ Biểu đồ cột thể hiện động thái phát triển của đối tượng: Nhận xét xu hướng
phát triển (tăng hay giảm), tình hình phát triển ổn định hay không ổn định,
nhanh hay chậm.
- Đối với biểu đồ đường.
+ Nhận xét chung về xu hướng biến động của các đối tượng địa lý được thể
hiện trên biểu đồ (tăng, giảm, hay ổn định có liên tục hay không, nhịp độ tăng
giảm qua các năm hoặc các giai đoạn ra sao, giai đoạn nào tăng nhanh nhất hoặc
giảm nhanh nhất).
+ Nêu lên mối quan hệ giữa các đối tượng được thể hiện trên biểu đồ.
+ So sánh giữa các đối tượng địa lý về xu hướng, nhịp độ và tốc độ phát triển
- Đối với biểu đồ kết hợp cột với đường:
+ Nhận xét từng đối tượng như trong phần nhận xét đối với biểu đồ hình cột
hoặc đường
+ Nhận xét về mối quan hệ giữa các đối tượng được thể hiện trên biểu đồ.
- Đối với biểu đồ hình tròn:
+ Biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu
* Nhận xét tỉ trọng của các thành phần trong biểu đồ: Thành phần nào chiếm tỉ
trọng cao nhất(…%), thành phần nào chiếm tỉ trọng thấp nhất (…%)
* Nếu từ 2 biểu đồ trở lên thì trong phần nhận xét cần:
Nhận xét khái quát chung cho các biểu đồ
Nhận xét sự thay đổi (sự chuyển dịch) về cơ cấu thời gian và không gian,
thành phần nào tăng (...%), thành phần nào giảm (…%), Nếu có một số thành
phần cùng giảm thì thành phần nào giảm nhiều hơn, cùng tăng thì thành phần

nào tăng nhiều hơn.

---------------------------------------------------- 22 ---------------------------------------------------

GV: Đỗ Thị Oanh

Tổ: Sử - Địa

Trường THPT Trường Chinh


Kỹ năng làm các dạng bài tập thực hành địa lý theo hình thức tự luận và trắc nghiệm ở trường THPT.

Nếu trong bài tập có yêu cầu “ Nhận xét về sự thay đổi quy mô và cơ cấu” thì
cần phải dựa thêm vào bảng số liệu để so sánh ( quy mô tăng/ giảm hoặc lớn
hơn/ nhỏ hơn bao nhiêu lần).
- Đối với biểu đồ miền.
+ Biểu đồ miền vẽ theo số liệu tương đối.
Nhận xét khái quát về sự so sánh tỉ trọng giữa các thành phần trong cơ cấu:
thành phần nào chiếm tỉ trọng lớn nhất, nhỏ nhất hoặc cao hơn, thấp hơn.
Nhận xét về xu hướng thay đổi cơ cấu cho cả thời kỳ: Tỉ trọng của thành phần
nào tăng, thành phần nào giảm.
Nếu có sự thay đổi đột xuất cần chia ra giai đoạn rồi nhận xét cụ thể.
+ Biểu đồ miền vẽ theo giá trị tuyệt đối .
Nhận xét xu hướng biến đổi về quy mô của từng đối tượng: tăng hay giảm.
Xu hướng phát triển của từng đối tượng có ổn định hay không ổn định
So sánh sự thay đổi theo thời gian của các đối tượng.
Sự tăng giảm được tính bằng lần hoặc giá trị tuyệt đối, sự so sánh được tính
theo giá trị tuyệt đối thể hiện trên trục tung.
 Giải thích .

- Kinh nghiệm cho thấy phần nhận xét đưa ra những kết luận gì thì sẽ đưa ra
những giải thích cho từng nhận xét đó.
- Nếu như ở phần nhận xét chia làm các giai đoạn khác nhau thì phần giải thích
cũng dựa trên những giai đoạn đó để giải thích sự vật, hiện tượng hay đối tượng.
- Để giải thích có tính thuyết phục học sinh cần phải có kiến thức địa lý liên
quan, phải xác định được đối tượng được biểu hiện trên biểu đồ chịu tác động
của yếu tố nào, chú ý đến những yếu tố có tính chất sự kiện ở từng giai đoạn.

---------------------------------------------------- 23 ---------------------------------------------------

GV: Đỗ Thị Oanh

Tổ: Sử - Địa

Trường THPT Trường Chinh


Kỹ năng làm các dạng bài tập thực hành địa lý theo hình thức tự luận và trắc nghiệm ở trường THPT.

1.3. Các ví dụ minh họa cụ thể cho dạng 1 cách xác định biểu đồ và nhận
xét biểu đồ.
Ví dụ 1: Cho bảng số liệu:
Tình hình sử dụng đất ở nước ta trong 2 năm 1993 và 2006.
Năm
Các loại đất
Đất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp có rừng
Đất chuyên dùng và thổ cư
Đất chưa sử dụng
Tổng


1993

2006

(%)
22,2
30,0
5,6
42,2
100,0

(1000 ha)
9412200
14437300
2003700
7268000
33121200

a. Vẽ biểu đồ về cơ cấu sử dụng đất của nước ta năm 1993 và năm 2006.
b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất của nước ta trong 2 năm
1993 và 2006.
Các bước tiến hành làm bài tập thực hành:
Bước 1: Xác định nội dung mà biểu đồ cần vẽ: Thể hiện cơ cấu sử dụng đất
Bước 2:. Chọn biểu đồ: Yêu cầu của bài thực hành là thể hiện cơ cấu sử dụng
đất qua 2 năm với số liệu % có 3 dạng biểu đồ thể hiện cơ cấu rõ nhất (hình cột
cơ cấu, hình tròn, hình miền ) biểu đồ hình miền không hợp lý vì không biểu
hiện động thái phát triển mặt khác biểu đồ miền không vẽ được số liệu thời gian
chỉ có 2 năm , biểu đồ hình cột không thể hiện rõ cơ cấu thay đổi của đối tượng.
Vì vậy biểu đồ hình tròn sẽ là hợp lý nhất.

Vẽ 2 biểu đồ hình tròn bằng nhau (vì không có cơ sở để vẽ 2 hình tròn khác
nhau).
Bước 3: Xử lý số liệu: Tính tỉ lệ cơ cấu ( %) của các loại đất năm 2006.
Lập bảng: Cơ cấu sử dụng đất tự nhiên của nước ta năm 1993 và 2006
Đơn vị: %
Năm
Các loại đất
Đất nông nghiệp

1993

2006

22,20

28,42

---------------------------------------------------- 24 ---------------------------------------------------

GV: Đỗ Thị Oanh

Tổ: Sử - Địa

Trường THPT Trường Chinh


Kỹ năng làm các dạng bài tập thực hành địa lý theo hình thức tự luận và trắc nghiệm ở trường THPT.

Đất lâm nghiệp có rừng
Đất chuyên dùng và thổ cư

Đất chưa sử dụng
Tổng

30,00
5,60
42,20
100,0

43,59
6,05
21,94
100,0

Bước 4:. Vẽ biểu đồ: Nhớ ghi đầy đủ thông tin như tên biểu đồ, chú giải, và số
liệu trong biểu đồ.
Thực hiện đầy đủ theo qui trình vẽ biểu đồ hình tròn.
Biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất tự nhiên trong 2 năm 1993 và 2006.

Bước 5: Nhận xét và giải thích:
Dựa vào định hướng nhận xét và giải thích ở phần hướng dẫn kỹ năng như
đã cho hoặc giáo viên có thể cho học sinh làm lồng ghép cả nhận xét và giải
thích để tránh sự lặp lại của các vấn đề.
 Từ 1993 - 2006:
- Diện tích đất nông nghiệp tăng cả về quy mô và cơ cấu (tương ứng là 2,06
triệu ha và 6,22%). Nguyên nhân do có chính sách khai hoang, mở rộng diện
tích, phát triển kinh tế trang trại. Do quản lý quy hoạch tốt đất chuyên dùng, nên
tuy một phần đất nông nghiệp đã chuyển sang đất chuyên dùng và đô thị nhưng
đất nông nghiệp vẫn tăng.
- Đất lâm nghiệp tăng nhanh hơn (4,5 triệu ha và 13,59%), do có chính sách
đóng cửa rừng; chính sách phủ xanh ĐTĐNT, phát triển rừng và phát triển kinh

tế trang trại.
- Đất CD và TC tăng chậm (1,48 triệu ha và 0,55%), do thực hiện tốt chính
sách dân số, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng đất trong quá trình đô thị hoá.
- Đất chưa SD giảm mạnh (giảm 6,7 triệu ha, tỉ trọng giảm 20,26%), do
tăng cường khai hoang, đẩy mạnh phong trào trồng rừng.
---------------------------------------------------- 25 ---------------------------------------------------

GV: Đỗ Thị Oanh

Tổ: Sử - Địa

Trường THPT Trường Chinh


×