Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Phân tích một số hoạt động cung ứng thuốc y học cổ truyền tại viện y học cổ truyền quân đội năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.38 MB, 140 trang )

Bé y tÕ
Tr-êng §¹i häc d-îc Hµ Néi
--------- o0o ----------

NguyÔn V¨n C-êng

PHÂN TÍCH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG
CUNG ỨNG THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN
TẠI VI N Y HỌC CỔ TRUYỀN QUÂN ĐỘI
NĂM 2015

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

Hµ Néi, n¨m 2017


Bé y tÕ
Tr-êng §¹i häc d-îc Hµ Néi
--------- o0o ---------

NguyÔn V¨n C-êng

PHÂN TÍCH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG
CUNG ỨNG THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN
TẠI VI N Y HỌC CỔ TRUYỀN QUÂN ĐỘI
NĂM 2015
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II
CHUYÊN NGÀNH : TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ : CK 62720412
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà


Hµ Néi, n¨m 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
HỌC VIÊN

Nguyễn Văn Cƣờng


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập tại Trường Đại học Dược Hà Nội, tôi rất biết ơn các
thầy, cô giáo của Trường đã truyền đạt những kiến thức chuyên môn rất quan trọng
để phục vụ cho công tác hoạt động nghề nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn Bộ môn
Quản lý và Kinh tế dược, Trường Đại học Dược Hà Nội, đặc biệt tôi xin bày tỏ sự
kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Song
Hà, Trưởng Phòng Sau đại học đã không quản ngại thời gian, công sức luôn sẵn sàng
giúp đỡ, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và làm đề tài
chuyên ngành Tổ chức quản lý dược tại trường.
Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học,
các Bộ môn của trường, bộ môn Quản lý và Kinh tế dược, các thầy, cô giáo của
Trường Đại học Dược Hà Nội đã nhiệt tình đào tạo, cung cấp nhiều thông tin, kiến
thức quý báu, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy Viện Y học cổ truyền
Quân đội đã cho tôi có điều kiện để học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cám
ơn phòng Kế hoạch tổng hợp, ban Tài chính kế toán, khoa Dược, khoa Nghiên cứu
thực nghiệm…Viện Y học cổ truyền Quân đội.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và trân trọng cảm ơn đồng chí Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn

Thị Tuyết Nga, chủ nhiệm khoa Nghiên cứu thực nghiệm đã luôn tạo điều kiện về thời
gian và động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cám ơn đồng chí Đại tá, Tiến sĩ Bùi Minh Sang, trưởng
phòng Kế hoạch tổng hợp; đồng chí Đại tá, Thạc sĩ Nguyễn Văn Lĩnh, chủ nhiệm
khoa Dược - Viện Y học cổ truyền Quân đội đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt
để tôi học tập, tra cứu, sưu tầm số liệu giúp hoàn thiện công trình tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp
đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu nhất là những
lúc khó khăn để hoàn thành công trình tốt nghiệp theo đúng chương trình đề ra.
Xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Dược sỹ: Nguyễn Văn Cƣờng


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ................................................................................... 3
1.1. Tổng quan về hoạt động cung ứng thuốc ....................................................... 3
1.2. Vài nét về thuốc y học cổ truyền (YHCT) ..................................................... 3
1.2.1. Một số khái niệm, mục đích và các phương pháp bào chế thuốc YHCT ....... 3
1.2.2. Vai trò của thuốc YHCT ............................................................................. 6
1.3. Thực trạng về bào chế và sử dụng thuốc YHCT ............................................ 9
1.3.1. Tình hình bào chế và sử dụng thuốc y học cổ truyền trên thế giới ............. 9
1.3.2. Tình hình bào chế và sử dụng thuốc y học cổ truyền tại Việt Nam .......... 11
1.4. Các phương pháp phân tích sử dụng thuốc trong bệnh viện ........................ 15
1.4.1. Phương pháp phân tích nhóm tác dụng dược lý........................................ 15
1.4.2. Phương pháp phân tích ABC .................................................................... 15
1.4.3. Phương pháp phân tích VEN .................................................................... 17
1.5. Vài nét về Viện Y học cổ truyền Quân đội .................................................. 17
1.5.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................ 17

1.5.2. Chức năng nhiệm vụ ................................................................................. 18
1.5.3. Quy mô khám chữa bệnh .......................................................................... 19
1.5.4. Vị trí, nhiệm vụ và tổ chức khoa Dược ..................................................... 20
1.5.5. Một vài nét về việc sử dụng và bào chế thuốc YHCT trong những năm
qua tại Viện YHCTQĐ. ....................................................................................... 23
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 26
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................... 26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 26
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................. 26
2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 28
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................................... 28
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................................... 28

2.4. Các biến số nghiên cứu ................................................................................ 29
2.5. Phương pháp xử lý, phân tích và trình bày số liệu ............................................................ 32

2.5.1. Phương pháp xử lý .................................................................................... 32


2.5.2. Các phương pháp phân tích số liệu ........................................................... 33
2.5.3. Trình bày số liệu ........................................................................................ 35
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................................ 35
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 36
3.1. Phân tích danh mục thuốc YHCT sử dụng năm 2015 ................................ 36
3.1.1. Phân tích cơ cấu danh mục thuốc YHCT sử dụng năm 2015 ................... 36
3.1.2. Phân tích DMT sử dụng tại Viện YHCTQĐ năm 2015 theo phương pháp
phân tích ABC/VEN............................................................................................ 47
3.2. Phân tích thực trạng bào chế thuốc YHCT tại Viện Y học cổ Truyền Quân
Đội năm 2015. .................................................................................................... 60

3.2.1. Nguồn lực cho hoạt động bào chế thuốc YHCT ....................................... 60
3.2.2. Quy trình bào chế thuốc Y học cổ truyền ................................................. 64
3.2.3. Phân tích một số kết quả của hoạt động bào chế thuốc Y học cổ truyền tại
Viện Y học cổ truyền Quân đội , năm 2015........................................................ 66
3.2.4. Khả năng đáp ứng của bào chế với thực tế sử dụng thuốc YHCT .......... 74
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ..................................................................................... 81
4.1. Về danh mục thuốc YHCT sử dụng tại Viện YHCTQĐ, năm 2015 ........... 81
4.1.1. Về cơ cấu DMT YHCT sử dụng năm 2015 .............................................. 81
4.1.2. Về DMT sử dụng tại Viện YHCTQĐ năm 2015 theo phương pháp
ABC/VEN ........................................................................................................... 84
4.2. Về thực trạng bào chế thuốc YHCT tại Viện YHCTQĐ, năm 2015 ........... 87
4.2.1. Về nguồn lực cho hoạt động bào chế thuốc YHCT .................................. 87
4.2.2. Về bào chế thuốc YHCT ........................................................................... 88
4.2.3. Về kết quả hoạt động bào chế thuốc YHCT ............................................. 89
4.2.4. Về sự đáp ứng của bào chế với thực tế sử dụng thuốc YHCT của Viện,
năm 2015 ............................................................................................................. 93
4.2.5. Ưu điểm và những bất cập trong hoạt động cung ứng thuốc YHCT tại
Viện YHCTQĐ, năm 2015 ................................................................................. 95
Chƣơng 5. KẾT LUẬN ..................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 102


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BHYT
BQP
CAM
CSSK
DĐVN
DMT

DMTTY
GMP
HĐT&ĐT
ICD-10
KL
MHBT

NCAM
PL
SD
SL
TCCS
TCYTTG
TL
TTB
TT
YDHCT
YDHDT
YDHHĐ
YHCT
YHHĐ
YHCTQĐ
WHO

TIẾNG ANH

Complementary and
Alternative Medicine

Good Manufacturing

Practice

TIẾNG VIỆT
Bảo hiểm y tế
Bộ Quốc phòng
Thuốc bổ sung và thay thế
Chăm sóc sức khỏe
Dược điển Việt nam
Danh mục thuốc
Danh mục thuốc thiết yếu
Thực hành tốt sản xuất thuốc

Hội đồng thuốc và điều trị
International Classification Phân loại bệnh tật quốc tế
Diseases-10
Khối lượng
Mô hình bệnh tật
National center for
Trung tâm quốc gia về Y học thay
Complemetary and Alternative thế và bổ sung
Medicine – NCAM

Phụ lục
Sử dụng
Số lượng
Tiêu chuẩn cơ sở
Tổ chức Y tế thế giới
Tỷ lệ
Trang thiết bị
Thứ tự

Y dược học cổ truyền
Y dược học dân tộc
Y dược học hiện đại
Y học cổ truyền
Y học hiện đại
Y học cổ truyền Quân đội
World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Mô hình bệnh tật tại Viện YHCTQĐ, năm 2014 – 2015 ................... 20
Bảng 1.2. Một số kết quả về sử dụng và bào chế thuốc YHCT năm 2013-2014 23
Bảng 2.3. Các biến số trong nghiên cứu ............................................................. 29
Bảng 2.4. Ma trận ABC/VEN ............................................................................. 34
Bảng 3.5. Kinh phí sử dụng năm 2015 của Viện YHCTQĐ ............................... 36
Bảng 3.6. Cơ cấu kinh phí sử dụng thuốc YHCT, năm 2015 ............................. 37
Bảng 3.7. Cơ cấu vị thuốc YHCT sử dụng theo nhóm tác dụng ........................ 38
Bảng 3.8. Các vị thuốc có khối lượng sử dụng lớn trong năm 2015 .................. 39
Bảng 3.9. Cơ cấu thuốc thành phẩm YHCT sử dụng theo nhóm tác dụng ......... 40
Bảng 3.10. Cơ cấu DMT thuốc sử dụng theo nguồn gốc.................................... 41
Bảng 3.11. Cơ cấu thuốc YHCT sử dụng theo dạng bào chế ............................. 42
Bảng 3.12. Cơ cấu nhóm vị thuốc có giá trị sử dụng cao (Nhóm thuốc bổ khí) 43
Bảng 3.13. Cơ cấu các vị thuốc sử dụng nhiều để bào chế các thuốc thành phẩm ....44
Bảng 3.14. Cơ cấu nhóm thuốc thành phẩm có giá trị sử dụng cao ................... 45
Bảng 3.15. Các thành phẩm thuốc có khối lượng sử dụng lớn, năm 2015 ......... 46
Bảng 3.16. Cơ cấu vị thuốc sử dụng theo phân tích ABC .................................. 47
Bảng 3.17. Cơ cấu vị thuốc hạng A sử dụng theo nhóm tác dụng ...................... 48
Bảng 3.18. Cơ cấu vị thuốc hạng A sử dụng theo nguồn gốc ............................. 49
Bảng 3.19. Cơ cấu thuốc thành phẩm theo phân tích ABC ................................ 49
Bảng 3.20. Cơ cấu thuốc thành phẩm hạng A theo nhóm tác dụng .................... 50

Bảng 3.21. Cơ cấu thuốc thành phẩm hạng A theo nguồn gốc ........................... 51
Bảng 3.22. Cơ cấu vị thuốc sử dụng theo phân tích VEN .................................. 52
Bảng 3.23: Cơ cấu thuốc thành phẩm sử dụng theo phân tích VEN .................. 53
Bảng 3.24: Cơ cấu vị thuốc sử dụng theo phân tích ma trận ABC/VEN ........... 54
Bảng 3.25: Cơ cấu thuốc thành phẩm sử dụng theo phân tích ma trận ABC/VEN
............................................................................................................................. 55


Bảng 3.26. Cơ cấu vị thuốc sử dụng nhóm AE theo nhóm tác dụng .................. 56
Bảng 3.27. Cơ cấu thuốc thành phẩm sử dụng nhóm AE theo nhóm tác dụng .. 57
Bảng 3.28. Cơ cấu vị thuốc sử dụng có tác dụng bổ khí thuộc nhóm AE .......... 58
Bảng 3.29. Cơ cấu thuốc thành phẩm sử dụng có tác dụng chữa bệnh về âm, về
huyết thuộc nhóm AE .......................................................................................... 58
Bảng 3.30. Cơ cấu thuốc thuốc thành phẩm sử dụng nhóm AN......................... 59
Bảng 3.31. Cơ cấu nhân sự cho bào chế thuốc YHCT ....................................... 60
Bảng 3.32. Diện tích nhà xưởng bào chế thuốc phiến và thuốc thành phẩm ...... 64
Bảng 3.33. Cơ cấu vị thuốc bào chế theo nguồn gốc .......................................... 66
Bảng 3.34. Cơ cấu vị thuốc bào chế theo nhóm tác dụng ................................... 66
Bảng 3.35. Cơ cấu vị thuốc bào chế theo phương pháp bào chế ........................ 68
Bảng 3.36. Cơ cấu thuốc thành phẩm bào chế theo dạng bào chế ...................... 69
Bảng 3.37. Một số kết quả về thuốc sắc tại Viện, năm 2015 .............................. 71
Bảng 3.38. Kết quả kiểm nghiệm chất lượng thuốc năm 2014 – 2015............... 72
Bảng 3.39. Tỷ lệ hư hao vị thuốc trong quá trình bào chế .................................. 73
Bảng 3.40. Tỷ lệ vị thuốc có hư hao tại kho chính và kho lẻ ............................. 74
Bảng 3.41. Khả năng đáp ứng của bào chế thuốc phiến với thực tế sử dụng theo
nhóm tác dụng .................................................................................................... 74
Bảng 3.42. Khả năng đáp ứng của bào chế thuốc thành phẩm với thực tế sử dụng
theo nhóm tác dụng ............................................................................................. 77
Bảng 3.43. Hiệu quả của công tác bào chế thuốc đối với kinh tế của Viện........ 79



DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Chu trình cung ứng thuốc ...................................................................... 3
Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức khoa Dược .................................................................... 22
Hình 2.3. Tóm tắt nội dung nghiên cứu .............................................................. 27
Hình 3.4. Tỉ lệ kinh phí sử dụng của Viện YHCTQĐ, năm 2015 ...................... 36
Hình 3.5. Biểu đồ phân tíc cơ cấu vị thuốc theo phân tích ABC ........................ 47
Hình 3.6. Cơ cấu giá trị thuốc thành phẩm theo phân tích ABC ........................ 50
Hình 3.7. Biểu đồ phân tích cơ cấu vị thuốc theo phân tích VEN ...................... 52
Hình 3.8. Biểu đồ phân tích cơ cấu thuốc thành phẩm theo phân tích VEN ...... 53
Hình 3.9. Biểu đồ phân tích cơ cấu thuốc thành phẩm nhóm AN ...................... 59
Hình 3.10. Mô hình tổ chức của Ban Bào chế .................................................... 61
Hình 3.11. Mô hình tổ chức của Xưởng sản xuất ............................................... 62
Hình 3.12. Sơ đồ tổng quát mặt bằng, bố trí một số bộ phận bào chế thuốc
YHCT tại khoa Dược .......................................................................................... 63
Hình 3.13. Quy trình sắc thuốc YHCT ............................................................... 65
Hình 3.14. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ hư hao thuốc phiến trong quá trình bào chế .. 73


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc sử dụng cây cỏ làm thuốc trong nhân dân đã có từ lâu đời. Kinh
nghiệm sử dụng dần dần được tích lũy, không những giúp cho con người biết lợi
dụng tính chất của cây cỏ để làm thức ăn mà còn biết dùng làm thuốc chữa bệnh.
Những kinh nghiệm đó được truyền từ thế hệ này cho thế hệ khác.
Nền y học cổ truyền phương Đông là một di sản văn hóa, chắt lọc và kết
tinh trí tuệ của các dân tộc trong khu vực qua suốt chiều dài lịch sử. Trải qua hàng
nghìn năm đấu tranh với bệnh tật, bảo vệ sự sống và nâng cao sức khỏe con
người, các dân tộc phương Đông đã xây dựng nên một nền y học rất độc đáo, bao
gồm một hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh. Ông cha ta đã kết hợp kinh

nghiệm với hệ thống triết học duy vật cổ phương Đông tạo ra một hệ thống y lý
phong phú, có sáng tạo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và con người Việt Nam
[32].
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, lĩnh vực
y học cổ truyền không ngừng được chú trọng mở rộng và phát triển. Hệ thống
YHCT đã có từ Trung ương đến địa phương. Hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả
nước đã có Bệnh viện Y Dược học cổ truyền. Ngành Y tế đã có nhiều nỗ lực
trong việc chấn chỉnh tình hình cung ứng, quản lý sử dụng thuốc nói chung và đặc
biệt là thuốc YHCT nói riêng nhưng vẫn còn nhiều vấn đề bất cập.
Viện Y học cổ truyền Quân đội - Bộ Quốc phòng được thành lập ngày
04/7/1978, là đơn vị đầu ngành về y học cổ truyền trong toàn quân và là một trong
những cơ sở Y học cổ truyền lớn nhất Việt Nam. Viện phát triển theo mô hình
Viện - Trường tại hai cơ sở, ở miền Bắc và miền Nam. Thực hiện phương châm
của Đảng và Nhà nước là kết hợp hai nền y học hiện đại và y học cổ truyền [2].
Hiện có những nhiệm vụ:
- Điều trị và chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ Trung Ương, cán bộ trung, cao
cấp trong Quân đội, các đối tượng bảo hiểm y tế.
- Nghiên cứu khoa học, đào tạo huấn luyện, bảo tồn nguồn gen cây con
thuốc.
- Thừa kế, chỉ đạo các tuyến quân y trong toàn quân về y học cổ truyền và
nhiệm vụ hợp tác quốc tế.

1


Hàng năm Viện Y học cổ truyền Quân đội sử dụng hàng trăm tấn dược
liệu để bào chế thuốc thang và thuốc thành phẩm phục vụ công tác khám chữa
bệnh tại Viện bằng phương pháp đông tây y kết hợp [2]. Việc phân tích DMT
theo phân tích ABC/VEN đã được các cơ sở y tế thực hiện từ lâu. Tuy nhiên,
hầu hết các Bệnh viện chỉ chú trọng đối với thuốc tân dược, thuốc YHCT hầu

như rất ít các đề tài nghiên cứu. Với Viện YHCTQĐ, từ khi thành lập chưa có
nghiên cứu nào thực hiện phân tích DMT sử dụng cũng như khảo sát thực trạng
bào chế thuốc YHCT. Xuất phát từ thực tế, với mong muốn nâng cao chất lượng
hoạt động cung ứng thuốc. Chúng tôi tiến hành đề xuất và triển khai đề tài:
“Phân tích một số hoạt động cung ứng thuốc y học cổ truyền tại Viện Y học cổ
truyền Quân đội, năm 2015”, trên cơ sở lấy ý kiến của Khoa Dược, các thành
viên HĐT&ĐT, tại Viện Y học cổ truyền Quân đội với hai mục tiêu sau:
1. Phân tích danh mục thuốc y học cổ truyền sử dụng tại Viện Y học cổ
truyền Quân đội, năm 2015.
2. Phân tích thực trạng bào chế thuốc y học cổ truyền tại Viện Y học cổ
truyền Quân đội, năm 2015.
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài mong muốn đưa ra một số đề xuất nhằm góp
phần nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng thuốc y học cổ truyền tại Viện Y
học cổ truyền Quân đội – Bộ Quốc phòng cho những năm tiếp theo.

2


Chƣơng 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về hoạt động cung ứng thuốc
Cung ứng thuốc là quá trình đưa thuốc từ nơi sản xuất đến người sử dụng. Theo
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chu trình cung ứng thuốc nói chung bao gồm 4 nhiệm
vụ: Lựa chọn thuốc; mua sắm thuốc; phân phối thuốc và sử dụng thuốc, trong đó hoạt
động lựa chọn và mua sắm thuốc là hai nhiệm vụ có vai trò quan trọng trong chu trình
cung ứng, nó quyết định đến số lượng cũng như chất lượng thuốc đảm bảo cung ứng
cho công tác phòng và điều trị bệnh cho cộng đồng. Quy trình cung ứng thuốc trong
bệnh viện được Cơ quan khoa học vì sức khỏe của Hoa kỳ mô tả theo sơ đồ tại
hình 1.1

Hình 1.1. Chu trình cung ứng thuốc


Với thuốc y học cổ truyền (YHCT) về cơ bản chu trình cung ứng thuốc
vẫn tuân thủ theo chu trình cung ứng thuốc nói chung. Tuy nhiên, thuốc YHCT
lại có đặc thù riêng. Không phải tất cả các thuốc đã trở thành thương phẩm.
Muốn sử dụng được, đa số các vị thuốc cần phải trải qua công đoạn bào chế theo
lý luận của YHCT. Chu trình cung ứng thuốc YHCT có thêm một nhiệm vụ nữa
đó là bào chế. Như vậy, chu trình cung ứng thuốc YHCT gồm 5 nhiệm vụ: Lựa
chọn thuốc; mua sắm thuốc; bào chế thuốc; phân phối và sử dụng thuốc
1.2. Vài nét về thuốc y học cổ truyền (YHCT)
1.2.1. Một số khái niệm, mục đích và các phƣơng pháp bào chế thuốc YHCT

3


Một số khái niệm về thuốc YHCT
- Y học cổ truyền (YHCT): là toàn bộ kiến thức, kỹ năng và thực hành dựa
trên lý luận và lòng tin, kinh nghiệm vốn có của những nền văn hóa khác nhau,
dù đã được giải thích hay chưa, nhưng được sử dụng để duy trì sức khỏe cũng
như để phòng bệnh, chẩn đoán cải thiện hoặc điều trị tình trạng ốm đau về thể
xác hoặc tinh thần [25], [46].
- Dược liệu: là nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc tự nhiên từ động vật,
thực vật và khoáng vật và đạt tiêu chuẩn làm thuốc [22].
- Thuốc đông y (thuốc chín): là thuốc từ dược liệu, được bào chế theo lý
luận và phương pháp của YHCT các nước phương Đông [30].
- Thuốc từ dược liệu: là thuốc có thành phần từ dược liệu và có tác dụng
dựa trên bằng chứng khoa học, trừ thuốc cổ truyền [22].
- Thuốc Bắc: là thuốc dược liệu có nguồn gốc nước ngoài dùng chỉ các vị
thuốc sử dụng theo YHCT Trung Quốc [30].
- Thuốc Nam: là thuốc dược liệu có nguồn gốc trong nước dùng chỉ các vị
thuốc sử dụng theo YHCT Việt Nam [30].

- Thuốc cổ truyền (bao gồm cả vị thuốc cổ truyền): là thuốc có thành phần
dược liệu được chế biến, bào chế hoặc phối ngũ theo lý luận và phương pháp
của y học cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian thành chế phẩm có dạng
bào chế truyền thống hoặc hiện đại [22].
- Vị thuốc cổ truyền: là dược liệu được chế biến theo lý luận và phương
pháp của y học cổ truyền dùng để sản xuất thuốc cổ truyền hoặc dùng để phòng
bệnh, chữa bệnh [22].
- Thuốc thành phẩm y học cổ truyền (thuốc đông y, thuốc từ dược liệu) là
dạng thuốc y học cổ truyền đã qua tất cả các giai đoạn sản xuất, kể cả đóng gói
và dán nhãn, bao gồm: Thuốc dạng viên, thuốc dạng nước, thuốc dạng chè,
thuốc dạng bột, thuốc dạng cao và các dạng thuốc khác [15].
- Cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu: bao gồm doanh nghiệp, hộ kinh doanh
hoạt động theo Luật Doanh nghiệp để sản xuất thuốc từ dược liệu hoặc hợp tác
xã và các cơ sở khác thực hiện các hoạt động liên quan đến sản xuất thuốc từ
dược liệu [7].

4


- Bào chế: là công việc biến đổi tính thiên nhiên (thiên tính) của dược liệu
thành những vị thuốc để phòng và trị bệnh. Trong tiếng Việt thường dùng danh
từ thuốc chín đối nghĩa với danh từ thuốc sống, chữ chín có đúng nghĩa của hai
chữ bào chế [30].
Mục đích bào chế thuốc YHCT
- Thay đổi hoạt dược - độc dược của vị thuốc: Giảm độc cho những vị
thuốc có độc để sử dụng an toàn cho bệnh nhân. Tăng tác dụng của vị thuốc
trong điều trị hoặc tạo tác dụng mới cho vị thuốc.
- Đảm bảo chất lượng và bảo quản thuốc tốt: giúp ổn định thành phần hóa học
trong vị thuốc, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật [33]
Các phương pháp chế biến thuốc YHCT

Quá trình chế biến thuốc YHCT bao gồm hai giai đoạn chính: Sơ chế và
phức chế. Hai quá trình này có thể diễn ra nối tiếp nhau đối với một vị thuốc
hoặc chỉ sơ chế rồi bảo quản, trước khi dùng mới tiến hành phức chế.
- Sơ chế: Là quá trình đưa nguyên liệu từ dạng thô như: củ, rễ, quả, cành
thành dạng phiến. Quá trình sơ chế bao gồm: Lựa chọn dược liệu; Rửa; Ủ mềm;
Ngâm; Thái phiến; Phơi; Sấy.
- Phức chế: Là quá trình chế biến phức tạp thường tiến hành sau khi dược
liệu được sơ chế thành dạng thuốc phiến. Trong quá trình chế cần sử dụng nước,
lửa, hoặc kết hợp lửa và nước, có thể kết hợp với các phụ liệu khác nhau tùy yêu
cầu của từng dược liệu nhằm đạt các yêu cầu cụ thể của từng vị thuốc trong điều
trị. Phức chế bao gồm:
+ Phương pháp dùng lửa (hoả chế):Là dùng lửa trực tiếp hay gián tiếp để
hong, sấy, đốt làm khô áo, xém vàng, thành than. gồm có các phương pháp sau:
Nung; Lùi hay nướng; Sao (là phương pháp này hay dùng nhất, tuỳ mức độ
nóng khác nhau ta có: Sao qua ; Sao vàng; Sao đen; Sao cháy; Ngoài ra còn có
thể sao với phụ liệu như sao với cám, hoàng thổ); Sấy; Trích [33].
+ Phương pháp dùng nước (thuỷ chế): Là dùng nước làm cho vị thuốc sạch,
mềm để dễ thái giảm độc tính. Có các cách sau: Rửa; Ngâm; Tẩm; Thuỷ phi
[33].

5


+ Phương pháp phối hợp dùng lửa và nước (thuỷ hoả hợp chế): Là phương
pháp kết hợp cả dùng nước và dùng lửa. Có cách sau: Chưng (đun cách thủy);
Nấu; Tôi [33].
Ngoài ra còn dùng giấm, rượu, nước cơm, sữa, nước muối ăn mà chế chung
với các cách tẩm, ngâm, nướng, sao, chưng để đạt yêu cầu chữa bệnh: rượu đưa
thuốc lên, gừng phát tán thuốc, muối đưa thuốc vào thận, giấm đưa thuốc vào
can…[33]. Bộ Y tế đã ban hành Quyết định “Phương pháp chế biến đảm bảo

chất lượng đối với 85 vị thuốc” [5].
Trong phạm vi nghiên cứu này, khái niệm thuốc YHCT bao gồm các vị
thuốc YHCT dùng để cân thuốc thang và bào chế các thuốc thành phẩm YHCT
được bào chế tại Viện YHCTQĐ. Nguồn gốc của thuốc YHCT bao gồm thuốc
có nguồn gốc là thuốc Bắc và nguồn gốc là thuốc Nam.
1.2.2. Vai trò của thuốc YHCT
TCYTTG, khẳng định: “Thuốc y học cổ truyền với chất lượng, sự an toàn
và hiệu quả đã được chứng minh, góp phần đạt được mục tiêu đảm bảo tiếp cận
chăm sóc sức khoẻ cho tất cả mọi người. Đối với nhiều triệu người thì thuốc
thảo dược, các phương pháp chữa trị cổ truyền và thầy lang là nguồn cung cấp
chăm sóc sức khoẻ chủ yếu và đôi khi là duy nhất. Loại hình chăm sóc sức khoẻ
đó có ngay gần nhà, dễ tiếp cận và vừa túi tiền. Đó cũng là loại hình chăm sóc
sức khoẻ phù hợp về văn hoá và được nhiều người tin tưởng” [25].
Cho dù lý do tìm kiếm YHCT là gì đi nữa, thực tế là mối quan tâm dành
cho YHCT trên thế giới đã tăng lên và sẽ tiếp tục tăng là điều không còn phải
nghi ngờ. Trên khắp thế giới, YHCT hoặc là chỗ dựa chính hoặc như một thành
phần bổ sung cho cung ứng chăm sóc sức khoẻ [25].
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới có trên 80% dân số thế giới
hưởng ứng việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu bằng YHCT [43],[52]. Sử dụng ở
những nước mà YHCT là một trong những nguồn cung cấp chăm sóc sức khoẻ
chủ yếu [52].
Việc YHCT được sử dụng rộng rãi ở châu Phi và một số nước đang phát
triển có thể là do loại hình chăm sóc sức khoẻ đó có ngay trong nội bộ dân
chúng và không tốn kém [34].

6


Ở một số nước như Singapore và Hàn Quốc, nơi có hệ thống y tế chính
thống vững chắc có tới 76% và 86% dân số thường xuyên sử dụng YHCT [46].

Có 90% người dân Châu Phi và 70% người dân Ấn Độ hiện đang dùng thuốc
YHCT phục vụ nhu cầu CSSK [43]. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, 70%
dân số Đức nói rằng họ đã từng có sử dụng các thuốc có nguồn gốc thiên nhiên
và hầu hết người dân Đức xem thuốc thảo dược là sự lựa chọn đầu tiên khi cần
điều trị những bệnh nhẹ. Đức chiếm thị phần lớn nhất với 39% thị trường thuốc
thảo dược toàn Châu Âu, sau đó là Pháp 29%, Italia 7%, Balan 6%, Anh 6%
[25],[47]. Theo tổng hợp của cuốn “Herbral Medicine: Biomolecular and
Clinical Aspects”: 3 trong số sản phẩm bán chạy nhất là Ginkgo Biloba; Allium
Sativum và Panax Ginseng, những thuốc đang được dùng chữa trị nhiều bệnh
thời hiện tại có nguồn gốc từ YHCT và thuốc YHCT, 11% thuốc trong số 252
thuốc của DMTTY do WHO ban hành có nguồn gốc từ dược liệu. Ước tính,
25% thuốc được kê đơn trên toàn thế giới có nguồn gốc dược liệu. 70% trong
177 thuốc điều trị Ung thư trên thị trường hoặc đang trong thử nghiệm đều dựa
trên các sản phẩm thiên nhiên [44]. Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên thế
giới sử dụng kết hợp Đông Tây y ở mọi cấp y tế [38].
YHCT Việt Nam đã có một lịch sử lâu đời. Nền Đông y Việt Nam đã được
văn bản hoá từ năm 1010 (thời nhà Lý). Dược liệu nói chung và thuốc YHCT
nói riêng đã có trong danh mục thuốc thiết yếu. Các nhà khoa học đã điều tra,
khảo sát cho thấy hiện nay có 3.948 loài thực vật, 406 loài động vật, 70 loại
khoáng vật được sử dụng làm thuốc. Nhiều loại dược liệu quý được thế giới
công nhận. Tổng sản lượng dược liệu trồng ở Việt Nam ước tính đạt khoảng
100.000 tấn/năm. Trong nhiều năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều nghị
quyết, chỉ thị chỉ đạo ngành Y tế phối hợp với các ngành, các tổ chức xã hội
nghiên cứu kế thừa, bảo tồn và phát triển Y dược học cổ truyền (YDHCT), kết
hợp YDHCT với Y dược học hiện đại (YDHHĐ) nhằm xây dựng nền Y Dược
học Việt Nam hiện đại, khoa học, dân tộc và đại chúng, ngành Y tế đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng [32].
- Đã đưa YDHCT có vị trí trong việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân; có hệ
thống tổ chức từ trung ương đến các địa phương. Cả nước có 5 Viện nghiên cứu;
số bệnh viện YHCT tuyến tỉnh tăng từ 53 bệnh viện năm 2010 lên 58 bệnh viện


7


năm 2015; Có 92,7% (tăng 3,2% so năm 2010) số bệnh viện YHHT có khoa
hoặc tổ YHCT; bệnh viện đa khoa tuyến huyện, tỷ lệ khoa YHCT chiếm 62,9%;
84,8% số trạm y tế có hoạt động khám chữa bệnh bằng YHCT. Bên cạnh đó là
hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh bằng YHCT tư nhân gồm 10.740 cơ sở
[6],[11],[16].
- Đã đào tạo được đội ngũ thầy thuốc YHCT và kết hợp YDHCT với
YDHHĐ, cả nước có 1 Học viện Y học cổ truyền, 3 khoa YHCT thuộc trường
đại học Y Hà Nội, trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh và trường đại
học Y khoa Thái bình. Số lượng người hành nghề YHCT đã tăng đáng kể [6]. Tổ
chức kế thừa được nhiều bài thuốc hay, cây thuốc quý của các lương y trên mọi
miền đất nước [6]. Dược điển Việt Nam IV có 287 chuyên luận cây thuốc cổ
truyền, 91 chế phẩm đông dược [4].
- Công tác xã hội hoá về YDHCT cũng được đẩy mạnh. Hiện đại hóa và
phát triển mạnh y, dược cổ truyền trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
nhân dân; củng cố và phát triển tổ chức, mạng lưới y, dược cổ truyền [27].
- Hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng, uy tín của các phương pháp chữa
bệnh của YHCT Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Hiện
tại, Việt Nam có quan hệ hợp tác về YDHCT với hơn 40 nước [6].
Đường lối kế thừa, bảo tồn và phát triển YDHCT, kết hợp YDHCT với
YDHHĐ mà Đảng và Nhà nước ta đã vạch ra là hoàn toàn đúng đắn. Với mục
tiêu “Phát triển và hoàn thiện hệ thống bảo vệ sức khoẻ nhân dân trên cơ sở kết
hợp y học hiện đại với y học cổ truyền”. Triển khai thực hiện có hiệu quả chính
sách quốc gia về y dược học cổ truyền và kế hoạch hành động về phát triển y,
dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020; đẩy mạnh sản xuất thuốc đông y, thuốc
từ dược liệu và dược liệu. Củng cố hệ thống tổ chức y dược cổ truyền từ trung
ương đến địa phương, phát triển các bệnh viện y dược cổ truyền tại các tỉnh với

quy mô hợp lý; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các khoa y học
cổ truyền tại các bệnh viện đa khoa tỉnh, huyện; tăng cường hoạt động y học cổ
truyền tại các trạm y tế [28].
Tóm lại: Vai trò của dược liệu không chỉ được dùng làm thuốc mà còn làm
nguyên liệu ban đầu cho tổng hợp thuốc hay làm chuẩn cho công tác nghiên cứu.

8


1.3. Thực trạng về bào chế và sử dụng thuốc YHCT
1.3.1. Tình hình bào chế và sử dụng thuốc y học cổ truyền trên thế giới
Tài liệu lâu đời nhất về bào chế là tác phẩm Bào chế luận của Lôi Hiệu
(Trung Quốc) vào khoảng năm 420 - 479 và sau đó đổi là Lôi công bào chế vẫn
có giá trị đến ngày nay. Đến năm 1562 Trần Gia Mô đời Nhà Minh có nói: "Bào
chế cốt ở chỗ vừa chừng, non quá thì khó kiến hiệu, già quá thì mất khí vị" [33].
Hay trong cuốn Tập hợp những tiêu chuẩn của nguyên liệu làm thuốc đời Nhà
Lương có viết: "Quan sát, theo dõi nguồn gốc của bệnh tật trong lúc chế biến
thuốc [41]. Ngày nay, vấn đề bào chế thuốc cổ truyền vẫn được kế thừa và phát
huy. Chế biến không những để đảm bảo chất lượng của thuốc phiến mà còn có
thể làm thay đổi không chỉ số lượng mà cả chất lượng của các thành phần có
trong thuốc. Như vậy kết quả điều trị lâm sàng được cải thiện bởi chế biến [41].
Ở các nước có sử dụng YHCT trong công tác khám chữa bệnh thường họ quan
tâm đến nguồn gốc dược liệu và các tiêu chuẩn của nó. Dược điển là một trong
những tài liệu chính thống được các quốc gia sử dụng làm tài liệu chuẩn để chế
biến và đánh giá chất lượng dược liệu. Dược điển Nhật Bản XV xuất bản ngày
31/3/2006 có 1438 chuyên luận trong đó có 200 chuyên luận dược liệu. Trong
các chuyên luận dược liệu có 148 loại thuốc sống, 29 thuốc chế biến như Hoàng
kỳ, Thiên ma, Phụ tử [45], [50]. Ở Hồng Kông - Trung Quốc sử dụng khoảng
356 loài làm dược liệu trong đó có khoảng 66% là thuốc chế biến, 34% là thuốc
dùng sống [50]. Dược điển Trung Quốc xuất bản ngày 1/7/2005 có 3214 chuyên

luận, trong đó tập 1 có 537 chuyên luận dược liệu. Trong các chyên luận dược
liệu thì có 384 dược liệu cần phải chế biến, còn lại 153 dược liệu là thuốc dùng
sống [39],[42]. Mặc dù có nhiều nước sử dụng và chế biến thuốc cổ truyền
nhưng việc chế biến thuốc cổ truyền hiện nay mới chỉ theo đặc thù riêng của
từng nước. Vì vậy tháng 11/2007 Tổ chức y tế thế giới họp phiên đầu tiên bàn về
tiêu chuẩn hóa phương pháp chế biến các vị thuốc theo phương pháp cổ truyền
bao gồm các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam để từ đó có
thể đưa ra được phương pháp chế biến chung nhất cho khu vực [50].
Hiện nay, tình hình sử dụng thuốc YHCT trên thế giới ngày một tăng lên,
xu hướng trở về với thiên nhiên. YHCT và thuốc đông y đang là lựa chọn của
nhiều người dân.

9


Theo một báo cáo điều tra về tình hình sử dụng, hiểu biết và quan điểm về
CAM được tiến hành trên bệnh nhân tại một bệnh viện ở New Zealand cho thấy
50% số người được hỏi có dùng thuốc YHCT; 65% số người được hỏi cho rằng
TCAM an toàn và 86% số người được hỏi cho biết sẽ tiếp tục dùng TCAM [35].
Các nước thuộc Châu Mỹ, Châu Phi đặc biệt là ở các bộ lạc, người dân từ lâu đã
biết dùng cây thuốc sẵn có tại nơi sinh sống của mình để phòng và chữa bệnh
thông thường cho cộng đồng [25].
Tại Châu Âu, tình hình sử dụng thuốc YHCT và liệu pháp điều trị thay thế
cũng tăng mạnh trong những năm gần đây. Theo thông báo của WHO, có 50%
người dân Châu Âu đã từng sử dụng YHCT trong phòng và điều trị bệnh [49].
Tại Thuỵ Sĩ, tỷ lệ trung bình sử dụng YHCT & BS sau năm 1990 là 49%
[41]. Năm 1998, Bộ Nội Vụ Liên bang (DHA) đã quyết định là từ năm 1999 đến
2005, 05 liệu pháp điều trị bổ sung trong đó có dược thảo liệu pháp
(phytotherapy) và YHCT & BS (liệu pháp thảo dược cổ truyền Trung Quốc)
được đưa vào chương trình BHYT bắt buộc [36].

Tại Châu Á, nơi YHCT ra đời và phát triển từ rất sớm cũng là nơi người
dân sử dụng thuốc YHCT rất phổ biến. Trung Quốc có khoảng 440.700 cơ sở y
tế cung cấp dịch vụ YHCT, với 520.600 giường bệnh, bao gồm bệnh viện
YHCT và bệnh viện đa khoa các tuyến, phòng khám và trạm y tế ở thành thị và
nông thôn. Người hành nghề YHCT được phép thực hành ở cả phòng khám,
bệnh viện nhà nước và tư nhân. BHYT nhà nước và tư nhân thanh toán toàn bộ
chi phí khám, chữa bệnh bằng YHCT, bao gồm YHCT Tây Tạng, Mông Cổ,
Duy Ngô Nghĩ và Dao [38].
Ở Nhật Bản 84% thầy thuốc Nhật sử dụng kampo trong thực hành chữa
bệnh hàng ngày [40]. Theo báo cáo Y tế, Lao động và phúc lợi thường niên
những năm 2011 - 2012 [40], có 295.049 bác sĩ y khoa đăng ký chuyên kê đơn
và 276.517 dược sĩ đăng ký chuyên bốc thuốc kampo, 92.421 thầy thuốc châm
cứu, 90.664 người hành nghề châm cứu xông ngải, 104.663 người hành nghề
mát xa…[37],[41],[49]. Thái Lan, Indonesia, Philipin, Malaysia... cũng có
truyền thống sử dụng thuốc YHCT [25].
Tại Mỹ, 25% các đơn thuốc pha chế tại cửa hàng sử dụng hoạt chất từ cây
cỏ. Ở Trung Quốc, mỗi năm có khoảng 700.000 tấn dược liệu được đưa vào sản

10


xuất 6.266 mặt hàng, mang lại doanh thu khoảng 17,57 tỷ đô la; việc buôn bán
dược liệu cũng là một nguồn thu lớn của Ấn Độ khi mỗi năm, mặt hàng này đem
lại cho quốc gia trên 60 tỷ rupi, cung cấp 12% nhu cầu thế giới [25].
Tại một số nước phát triển khác như Úc, Canada, Anh số tiền chi trả cho
thuốc YHCT hàng năm ước tính lần lượt là 80 triệu, 1 tỷ và 2,3 tỷ USD [43].
Khám chữa bệnh bằng YHCT tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản được BHYT
chi trả, Chính phủ các nước này coi YHCT là một bộ phận của nền Y tế [48].
1.3.2. Tình hình bào chế và sử dụng thuốc y học cổ truyền tại Việt Nam
Ở Việt Nam từ thế kỷ XIV, danh y Tuệ Tĩnh trong tác phẩm "Nam dược

thần hiệu" cũng đưa ra các phương pháp chế biến đơn giản để trị các chứng bệnh
khác nhau [29]. Danh y Hải Thượng Lãn Ông cho rằng: "Việc chế thuốc cốt cho
vừa mức" [23]. Hiện nay, việc chế biến thuốc cổ truyền cũng được ngành y tế
quan tâm. Dược điển Việt nam IV ban hành năm 2009 với 287 tiêu chuẩn chất
lượng dược liệu và 21 tiêu chuẩn chất lượng thuốc YHCT. Trong 287 tiêu chuẩn
dược liệu thì dược liệu có quy trình chế biến, đây là căn cứ để các cơ sở dựa vào
xây dựng nên quy trình chế biến thuốc cho cơ sở [4]. Tuy nhiên chưa có tiêu
chuẩn cho các vị thuốc sau chế biến nên chất lượng thuốc sẽ phụ thuộc vào từng
cơ sở. Phần lớn các cơ sở khám chữa bệnh đều tự chế biến đươc các vị thuốc
theo phương pháp YHCT. Viện Y dược học dân tộc TP Hồ Chí Minh thực hiện
chế biến được 250 vị thuốc, chiếm tỷ lệ 100% trong số 250 vị thuốc sử dụng tại
Viện, bệnh viện YHCT TP Hồ Chí Minh chế biến 214 vị thuốc trong số 267 vị
thuốc sử dụng, chiếm tỷ lệ 80% [20]. Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
năm 2014, chế biến 138 vị trong số 278 vị thuốc sử dụng, chiếm 49,64%; bệnh
viện YHCT tỉnh Hưng Yên năm 2013, chế biến 302 vị trong số 325 vị thuốc sử
dụng, chiếm 92,92% [21]; bệnh viện YHCT tỉnh Hải Dương năm 2011, chế biến
164 vị trong số 174 vị thuốc sử dụng, chiếm 94,25% [26]. Tại Bệnh viện YHCT
tỉnh Hải Dương năm 2011, chế phẩm do bệnh viện bào chế còn được cung cấp
cho phòng y tế và trạm y tế trong tỉnh. Hoạt động bào chế thuốc đông y, thuốc từ
dược liệu của bệnh viện trở thành thế mạnh nhờ vào hiệu quả điều trị của thuốc
mang lại [26]. Nghiên cứu tại bệnh viện YHCT Trung ương năm 2014, tỷ lệ bào
chế thuốc phiến đáp ứng nhu cầu sử dụng là 64,4%, thuốc thành phẩm là 73,2%.

11


Bên cạnh đó, có một số bệnh viện còn chưa thực hiện công tác chế biến các
vị thuốc như bệnh viện YHCT Quảng Nam, Phú Thọ, Đồng Nai, Quảng Bình,
Hà Giang và bệnh viện YHCT Bình Phước mới thành lập. Một số vị thuốc chế
biến phức tạp, số lượng sử dụng không nhiều các bệnh viện hầu như không chế

biến như Phụ tử [3]. Về trang thiết bị (TTB) phục vụ chế biến thuốc: Đa số các
cơ sở đều có các TTB bào chế thuốc ở dạng truyền thống như: Dao cầu, máy
thái dược liệu, bộ làm thuốc tễ lăn bằng tay hoặc các TTB bào chế các dạng
thành phẩm YHCT theo hướng hiện đại hóa như hệ thống máy sắc thuốc, máy
đóng gói chè tan, chè túi lọc, máy đóng nang, máy dập viên, máy ép vỉ. Ngoài ra
một số bệnh viện, Viện còn có các TTB máy móc phục vụ cho kiểm nghiệm về
hóa lý và vi sinh cho các chế phẩm YHCT như bệnh viện Phạm Ngọc Thạch,
viện YDHDT TP Hồ Chí Minh. Trong khi đó còn nhiều bệnh viện YHCT nhất
là các bệnh viện mới thành lập các TTB bào chế còn lạc hậu chưa đáp ứng được
nhu cầu bào chế thuốc sử dụng trong bệnh viện [3]. Hiện nay, chế biến thuốc
YHCT trong các cơ sở khám chữa bệnh còn gặp nhiều khó khăn: Cơ sở hạ tầng
chưa đáp ứng để bào chế thuốc theo quy tắc một chiều, các TTB hiện có chưa đủ
khả năng đáp ứng nhu cầu chế biến thuốc cổ truyền nên việc chế biến thuốc
phiến chủ yếu theo phương pháp thủ công; nhân lực cán bộ dược YHCT còn
thiếu về số lượng, yếu về chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu chế biến và bào
chế thuốc trong bệnh viện. Bên cạnh đó, còn một số khó khăn khác như kinh phí
dành cho ngành y tế thấp, đặc biệt là YHCT; việc thanh toán bảo hiểm y tế trong
bệnh viện YHCT còn gặp nhiều khó khăn do một số thuốc không nằm trong
danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu khi bệnh viện sử dụng cho người bệnh thì
không được thanh toán, số thuốc bệnh viện bào chế không được tính đủ chi phí
làm thành thành phẩm [3]. Tất cả các nguyên nhân này phần nào ảnh hưởng đến
tình hình sử dụng và bào chế thuốc YHCT tại các cơ sở dẫn đến giảm hiệu quả
điều trị.
Việt Nam là nước có nền YHCT lâu đời, người dân có thói quen và niềm
tin vào phương pháp chữa bệnh YHCT. Mặt khác, hệ thống điều trị bằng
phương pháp YHCT được WHO công nhận là nhân tố làm cho ngày càng nhiều
người có nhu cầu sử dụng thuốc YHCT để phòng và điều trị bệnh ngày càng
tăng. Theo những số liệu thống kê gần đây, hằng năm cả nước sử dụng khoảng

12



59.000 tấn dược liệu, trong đó để sử dụng cho hệ thống khám chữa bệnh bằng
YHCT khoảng 18.500 tấn. trong khi tổng sản lượng dược liệu trồng trong nước
hằng năm vào khoảng 3.000 – 5.000 tấn [11].
Nghiên cứu phục vụ bảo tồn, khai thác bền vững nguồn gen dược liệu quý
hiếm với gần 4.000 loại, khai thác lợi thế dược liệu, sản xuất thuốc từ dược liệu
có hiệu quả điều trị cao thay thế thuốc nhập khẩu, bước đầu xuất khẩu đạt giá trị
cao với trên 300 loại dược liệu thường dùng để sản xuất thuốc, trong đó có 50
dược liệu được sử dụng nhiều nhất, doanh thu sản xuất thuốc từ dược liệu: ước
tính năm 2015 đạt giá trị trên 6.000 tỷ đồng [18].
Trong những năm qua, nước ta đã có một số nghiên cứu về tình hình sử
dụng YHCT. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng YHCT trong cộng đồng
là khá phổ biến.
Tại Hà Nội, theo “Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc y học cổ truyền và
tân dược tại Hà Nội”, phát triển khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng và
lợi nhuận cũng là phương pháp của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Trong cộng
đồng, tỷ lệ người dân tin tưởng vào phương pháp chữa bệnh bằng YHCT khá
cao [19].
Tại Hưng Yên, theo Nghiên cứu thực trạng YHCT và kết quả can thiệp
tăng cường hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện YHCT tỉnh, năm 2003, tỷ lệ
dùng thuốc YHCT tới 98,8% [21].
Tại Quảng Ninh, theo một nghiên cứu của hội khoa học, kinh tế y tế, có
43,45 số người được hỏi trả lời sẽ chọn YHCT để chữa bệnh; 56,65 còn lại nói
sẽ chọn YHHĐ. Lý do, YHCT là rẻ tiền, sẵn có 65,75%; lý do không chọn
YHCT là do bất tiện 39,3% [53].
Tại Thái Bình, theo một nghiên cứu cho thấy số hộ dùng thuốc nam chữa
bệnh chiếm tới 86,48%. Cũng theo nghiên cứu này, số người thích dùng YHCT
để điều trị là 86,16%. Tại Thừa Thiên – Huế, theo nghiên cứu điều tra của
Nguyễn Dung, Đặng Thị Mai Hoa, Hoàng Đức Dũng và Bùi Hữu Thám, 91%

trong số 840 người thuộc các tầng lớp: công nhân, nông dân, cán bộ, nội trợ trả
lời tin tưởng vào YHCT, chỉ có 5,6% không tin tưởng vào YHCT [51]
Cơ cấu thuốc sử dụng tại các bệnh viện YHCT có sự khác biệt nhau số
lượng và giá trị giữa thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và thuốc tân dược. Đặc

13


biệt trong nhóm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu, thuốc Bắc chiếm số lượng cao
hơn so với thuốc Nam.
Tại Bệnh viện YHCT tỉnh Hải Dương năm 2011, chi phí tiêu thụ thuốc
đông y, thuốc từ dược liệu chiếm 75,7% chi phí tiêu thụ thuốc. Trong đó, thuốc
Bắc chiếm 82,3% khối lượng, tương đương với 76,6% chi phí tiêu thụ của thuốc
đông y, thuốc từ dược liệu [26]. Tại Viện YHCT quân đội từ năm 2006 – 2010,
chi phí tiêu thụ thuốc đông y, thuốc từ dược liệu từ 68,5 – 74,6% tổng chi phí
tiêu thụ thuốc. Tại bệnh viện YHCT tỉnh Hưng Yên năm 2013, chi phí tiêu thụ
thuốc đông y, thuốc từ dược liệu chiếm 67,1% tổng chi phí tiêu thụ thuốc. Tại
bệnh viện YHCT tỉnh Thái Bình từ năm 2010 - 2012, chi phí tiêu thụ thuốc đông
y, thuốc từ dược liệu thường gấp 6 lần chi phí tiêu thụ thuốc tân dược. Tại bệnh
viện YHCT tỉnh Phú Thọ từ năm 2010 - 2012, chi phí tiêu thụ thuốc đông y,
thuốc từ dược liệu chiếm 40,0 – 45,7% tổng chi phí tiêu thụ thuốc.
Như vậy, vấn đề sử dụng thuốc YHCT tại các bệnh viện còn chưa thống
nhất tùy theo mô hình bệnh tật. Đa số bệnh viện chuyên khoa YHCT thuộc
tuyến trung ương, tuyến tỉnh đã có bộ phận bào chế. Thuốc YHCT được sử dụng
dưới các dạng như thuốc thang, thuốc sắc, thuốc cao, đơn, hoàn tán để đáp ứng
nhu cầu điều trị nội trú, ngoại trú của bệnh viện.
Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW của Ban Bí thư về phát
triển nền đông y và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới, Quyết định số
2166/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 về kế hoạch hành động của Chính phủ phát triển
YDCT Việt Nam đến năm 2020, Quyết định 1976/QĐ-TTg của TTCP ngày

30/10/2013 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 363/QĐ-TTg, ngày 11/3/2014
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đầu tư xây dựng nâng cấp hệ thống
bệnh viện y học cổ truyền toàn quốc giai đoạn 2013-2025. Đồng thời đề ra
phương hướng cho công tác y học cổ truyền là hiện đại hóa và phát triển y học cổ
truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại [16].
Năm 2015, triển khai Quyết định số 647/QĐ-BYT ngày 14/02/2015 của
Bộ Y tế ban hành tiêu chí xác định xã tiên tiến về y dược cổ truyền. Mạng lưới y
học cổ truyền tiếp tục ổn định và phát triển với 61 Bệnh viện YHCT, 90% các
bệnh viện y học hiện đại có khoa, tổ YHCT, 74,3% các trạm y tế có bộ phận

14


khám chữa bệnh bằng YHCT. Bước đầu đầu tư một số bệnh viện YHCT theo
Quyết định 362 của Thủ tướng. Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng YHCT so với tổng
khám chữa bệnh chung của từng tuyến đã có bước cải thiện đáng kể, tuy nhiên
chưa chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lượt khám chữa bệnh chung, ở tuyến tỉnh
là 8,8%, tuyến huyện là 9,1% và tuyến xã là 24,6% [16].
Tóm lại, thuốc YHCT và thuốc từ dược liệu đã và đang sử dụng rộng rãi
trên thế giới và Việt Nam, nguyên nhân có thể là do thuốc YHCT dễ tiếp cận và
gần với suy nghĩ của người dân, phù hợp với dịch vụ chăm sóc sức khỏe cá
nhân, người dân tin tưởng YHCT an toàn, sợ phản ứng của thuốc tân dược.
1.4. Các phƣơng pháp phân tích sử dụng thuốc trong bệnh viện
1.4.1. Phƣơng pháp phân tích nhóm tác dụng dƣợc lý
Theo Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế
[13]. Phương pháp phân tích theo nhóm tác dụng dược lý được tiến hành như sau:
- Tiến hành 3 bước đầu tiên của phân tích ABC để thiết lập danh mục
thuốc bao gồm cả số lượng và giá trị tiêu thụ.
- Sắp xếp nhóm điều trị cho từng thuốc theo Thông tư 05/2015/TT-BYT

ngày 17/3/2015 của Bộ Y tế: về việc ban hành “Danh mục thuốc đông y, thuốc
từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quĩ bảo
hiểm y tế” [17].
- Sắp xếp lại danh mục thuốc theo nhóm điều trị và tổng hợp giá trị phần
trăm của mỗi thuốc cho mỗi nhóm điều trị để xác định nhóm điều trị nào chiếm
chi phí lớn nhất.
1.4.2. Phƣơng pháp phân tích ABC
Là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm
và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách.
Phân tích ABC có thể
- Cho thấy những thuốc được sử dụng thay thế với lượng lớn mà có chi
phí thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trường. Thông tin này được sử
dụng để:
+ Lựa chọn những thuốc thay thế có chi phí điều trị thấp hơn.
+ Tìm ra những liệu pháp điều trị thay thế.
+ Thương lượng với nhà cung cấp để mua được thuốc với giá thấp hơn

15


×