Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Kinh nghiệm quản lý giá chuyển nhượng của một số nước trên thế giới và bài học đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.31 KB, 22 trang )

Đề tài: Kinh nghiệm quản lý giá chuyển nhượng của
một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam
Nội dung:

Chương 1: Kinh nghiệm quốc tế về chính sách và quản lý giá chuyển nhượng:
1.1.

Kinh nghiệm về chính sách giá chuyển nhượng:

1.1.1. Kinh nghiệm từ chính sách giá chuyển nhượng của Mỹ:

Các quy định về giá chuyển giao đã trở thành một phần trong luật thuế của
Mỹ kể từ thời chiến tranh thế giới lần thứ nhất.


Khởi đầu là phần 482 của Luật Thu nội địa (IRC- International Rescue
Committee) ban hành năm 1968. Điều khoản 482 này được xây dựng nhằm cải
thiện tình hình thất thu thuế của cơ quan Thuế. Theo đó, giá chuyển giao tài sản
hữu hình và vô hình giữa các chi nhánh của một doanh nghiệp ở các nước khác
nhau phải được xác định tương đương với giá cung cấp cho bên thứ ba, hoặc tương
đương với giá của một doanh nghiệp khác có sản phẩm tương tự.
Khi giá chuyển nhượng của doanh nghiệp làm thay đổi đáng kể số thuế thu
nhập phải nộp, điều khoản này cho phép cơ quan thuế xác định lại giá chuyển giao
nhằm tính lại lợi nhuận trước thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Ví dụ
trường hợp của Nissan, công ty này chuyển nhượng ô tô và các phụ tùng với giá
cao cho các chi nhánh ở Mỹ, làm cho lợi nhuận chi nhánh ở Mỹ giảm và lợi nhuận
của công ty mẹ ở Nhật tăng lên gần 1 tỷ USD. Điều này đồng nghĩa với việc một
phần số thuế thu nhập doanh nghiệp đúng ra phải nộp ở Mỹ đã được chuyển về cho
Nhật. Năm 1993, Cơ quan Thuế nội địa của Mỹ (IRS) đã điều tra và phán quyết
rằng hãng ô tô Nissan của Nhật Bản đã tránh thuế bằng cách định giá rất cao các
loại xe nhập khẩu vào Mỹ, cuối cùng Nissan phải nộp một khoản tiền phạt là 170


triệu USD.
Theo báo cáo của Cơ quan thuế nội địa Mỹ (IRS), từ năm 1998 đến 2005,
khoảng 2/3 các công ty Mỹ và khoảng 68% các công ty nước ngoài hoạt động kinh
doanh tại Mỹ trốn thuế thu nhập doanh nghiệp thông qua việc chuyển một lượng
lớn thu nhập ra nước ngoài để tránh một khoản tiền thuế lên đến 8 tỷ USD mỗi
năm. Thực tế cho thấy, thuế suất ở Mỹ khoảng 40% cao hơn nhiều quốc gia khác,
vì vậy hiện tượng chuyển giá của các tập đoàn đa quốc gia hoạt động tại Mỹ là khá
phổ biến. Nhằm chống lại hiện tượng trên, Mỹ đã có một số biện pháp chống
chuyển giá tương đối nghiêm ngặt.


Tháng 10/1988, Cơ quan Thuế nội địa Mỹ (IRS) đề nghị hai phương pháp
nhằm thiết lập tiêu chuẩn cân xứng với thu nhập. Một là, dựa trên phân tích các
giao dịch có thể so sánh. Hai là, dựa trên việc tách lợi nhuận giữa các bên có liên
kết.
Tháng 1/1992, IRS ban hành quy định giới thiệu phương pháp định giá mới,
tất cả dựa trên việc đối chiếu các tài liệu về kết quả giao dịch. Tháng 1/1993, IRS
ban hành quy định tạm thời.
Ngày 1/7/1994, quy định chính thức được ban hành, có hiệu lực từ ngày
8/7/1994 cho đến nay. Điều quan trọng nhất của các quy định này đối với giá
chuyển nhượng là các quy định được ủy quyền bởi IRC Section 482. Các quy định
này được đặt tại 26 CFR 1.482.
§1.482-1 Phân bổ thu nhập và khấu trừ giữa các đối tượng nộp thuế.
§1.482-2 Xác định thu nhập chịu thuế trong các tình huống cụ thể.
§1.482-3 Các phương pháp xác định thu nhập chịu thuế liên quan đến việc chuyển
giao tài sản hữu hình.
§1.482-4 Các phương pháp xác định thu nhập chịu thuế liên quan đến việc chuyển
giao tài sản vô hình.
§1.482-5 Phương pháp lợi nhuận tương đương.
§1.482-6 Phương pháp chia lợi nhuận

§1.482-7 Chia sẻ chi phí.
§1.482-8 Ví dụ về quy tắc phương pháp tốt nhất.


Vào ngày 1 tháng 8 năm 2006, IRS ban hành các quy định cuối cùng và đề
xuất sửa đổi mục này đối với "Phân bổ thu nhập và khấu trừ từ các tài sản vô hình
(intangiable: phi vật chất) ". và được sử dụng cho đến thời điểm hiện tại
Quy định yêu cầu giá chuyển giao tài sản vô hình phải được xác định
theo một trong bốn phương pháp sau: Phương pháp giao dịch không liên kết có thể
so sánh (CUT); Phương pháp lợi nhuận có thể so sánh (CPM); Phương pháp tách
lợi nhuận; và các phương pháp khác không định rõ. Đây là đạo luật cơ bản và đầy
đủ nhất về việc chống chuyển giá Mỹ. Đạo luật này quy định nguyên tắc căn bản
giá thị trường là cơ sở cho thực hiện định giá chuyển giao giữa các MNC
(multinational coporation) với nhau nhưng đồng thời là cổ vũ cho việc vận dụng
phương pháp định giá chuyển giao trên cơ sở chiết tách lợi nhuận.
Hiện nay Những phương pháp mà Mỹ thường sử dụng là: (i) Phương pháp so
sánh giá thị trường tự do; (ii) Phương pháp dựa vào giá bán ra; (iii) Phương pháp
cộng chi phí vào giá vốn; (iv) Phương pháp phân chia lợi nhuận; (v) Phương pháp
so sánh lợi nhuận.
1.1.2.

Kinh nghiệm từ chính sách giá chuyển nhượng của Trung Quốc:
Trước năm 2008, Trung Quốc duy trì song song hai hệ thống thuế, một cho
doanh nghiệp trong nước và một cho các doanh nghiệp nước ngoài. Một cuộc
khảo sát năm 2005 cho thấy hai hệ thống thuế tạo ra một sự chênh lệch về thuế suất
có hiệu lực gần 10% giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước, điều này được các
doanh nghiệp nước ngoài ưa chuộng. Tuy nhiên, ngày 16 tháng 3 năm 2007, Quốc
hội Trung Quốc đã ban hành Luật TNDN mới đã thống nhất một mức thế suất
chung cho hai hệ thống này. Thuế TNDN có hiệu lực từ ngày 01/01/2008, áp đặt
một mức thuế suất thống nhất 25% cho tất cả các doanh nghiệp, trong nước và



nước ngoài nó cũng chú trọng đáng kể về định giá chuyển giao, khuyến khích các
giám sát chặt chẽ hơn các giao dịch của các bên liên kết. Trung Quốc cũng gia tăng
củng cố hệ thống thuế. Pháp luật điều chỉnh chuyển giá hiện nay Trung Quốc đang
áp dụng các quy định chủ yếu theo các luật sau: Luật Thuế TNDN (2007); Thực
hiện Quy phạm pháp luật thuế TNDN (2007); Thông tư Guoshuifa số 2 (2009).
Mục đích của thuế TNDN là để mang lại nhiều quy định về giá chuyển
giao cho Trung Quốc phù hợp với các quy tắc áp dụng trong các nền kinh tế phát
triển khác trên thế giới. Nó cung cấp cho cơ quan quản lý thuế cơ sở để điều chỉnh
thu nhập chịu thuế của người nộp thuế khi họ thực hiện các giao dịch với các bên
liên kết chưa đúng theo hướng dẫn của “nguyên tắc ALP”. Luật thuế này cũng yêu
cầu những người nộp thuế có liên quan đến giao dịch với các bên liên kết phải gửi
tài liệu trình bày rõ về giao dịch với bên liên kết đó cùng với tờ khai thuế hàng
năm của họ. Người nộp thuế cũng được yêu cầu nộp các tài liệu liên quan về giao
dịch với các bên liên kết như giá cả, tiêu chuẩn xác định chi phí, phương pháp tính
toán và giải thích khi được kiểm toán. Cụ thể Luật thuế TNDN qui định như sau:
các doanh nghiệp có các giao dịch tài sản hữu hình liên quan đến các bên liên kết
có giá trị hằng năm trên 200 triệu Nhân Dân Tệ hoặc có các giao dịch giữa các bên
liên kết trên 40 triệu Nhân Dân Tệ phải chuẩn bị tài liệu đương thời giải trình rõ.
Các qui định chống chuyển giá của Trung Quốc cũng xây dựng dựa trên cở sở
hướng dẫn của OECD, tuy nhiên luật chống chuyển giá của Trung Quốc có một số
điểm khác cơ bản so với luật chống chuyển giá của Mỹ như sau:
Nghĩa vụ nộp thuế ở Trung Quốc không được hợp nhất, nếu một tập
đoàn kinh tế có các chi nhánh tại các tỉnh thành khác nhau của Trung Quốc sẽ chịu
thanh tra về thuế chống chuyển giá nhiều lần.


Một điểm khác nữa là, khi cơ quan thuế của tỉnh này chấp nhận một vấn đề
nào đó về thuế thì chưa chắc cơ quan thuế ở địa phương khác chấp nhận. Điều

này khác hoàn toàn nếu các tập đoàn kinh tế có nhiều chi nhánh tại Mỹ, các vấn đề
về thuế được cơ quan thuế tiểu bang chấp nhận thì xem như là được chấp nhận tại
các tiểu bang khác.
Nếu bị xác định là có hành vi chuyển giá tại công ty, thì các điều chỉnh về
định giá chuyển giao do cơ quan thuế Trung Quốc đưa ra sẽ được áp đặt cho
tất cả các loại thuế có liên quan như: thuế TNDN, thuế GTGT, thuế xất nhập khẩu
… Trong khi tại Mỹ chỉ áp đặt tính lại thuế TNDN mà thôi.
Tại Mỹ, các chỉ số về mức nâng giá hợp lý do cơ quan thuế lập nên dựa trên
các nguồn thông tin đại chúng và mọi người đều biết. Nhưng tại Trung Quốc thì cơ
quan thuế Trung Quốc xây dựng các nguồn dữ liệu từ việc so sánh bí mật.
Đặc biệt ngoài việc có lợi nhuận thấp hoặc lỗ, cơ quan thuế còn tập trung vào
các công ty chi trả số lượng lớn tiền bản quyền cho các bên liên quan ở nước ngoài
hoặc một tỷ lệ lớn các hoạt động kinh doanh chính của họ là giao dịch với các bên
liên quan.
Trung Quốc đồng thời cũng đưa ra các biện pháp xử phạt cụ thể đối với
hành vi chuyển giá. Điều 60-73 của Luật quản lý thuế quy định rằng hành vi vi
phạm luật có thể bị phạt tiền, và những vi phạm nghiêm trọng như trốn thuế, gian
lận thuế có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hiện nay, các phòng thuế cũng tăng cường các công cụ như công nghệ thông
tin và cơ sở dữ liệu để hỗ trợ cho công tác chống tránh thuế. Phòng thuế cũng đang


gia tăng huấn luyện cho các chuyên gia chống trốn thuế bao gồm cả đào tạo ngắn
hạn và dài hạn, cả đào tạo trong nước và đào tạo nước ngoài. Ngoài ra, các sở
thuế cũng đã tuyển dụng thêm sinh viên tốt nghiệp đại học các ngành liên quan để
bổ sung thêm vào lực lượng chống trốn thuế.
1.2.
1.2.1.

Kinh nghiệm về quản lý giá chuyển nhượng:

Kinh nghiệm quản lý của Mỹ:
Các quy định về giá chuyển giao đã trở thành một phần trong luật thuế của
Mỹ kể từ thời chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Khởi đầu là phần 482 của Luật Thu
nội địa (IRC) ban hành năm 1968: Phân bổ thu nhập và khấu trừ giữa các đối
tượng nộp thuế. Trong đó có quy định:

-

Trong bất kỳ trường hợp nào của hai hoặc nhiều tổ chức, ngành nghề, hoặc các
doanh nghiệp (dù có hoặc không có tổ chức, có hoặc không có tổ chức tại Hoa Kỳ,
và có hoặc không liên kết) sở hữu hoặc kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp bởi cùng
một quyền lợi thì Bộ trưởng có thể phân phối, Phân bổ hoặc phân bổ thu nhập gộp,
khấu trừ, tín dụng hoặc trợ cấp giữa hoặc giữa các tổ chức, ngành, nghề đó, nếu
xác định việc chia, phân bổ hoặc phân bổ đó là cần thiết để ngăn ngừa trốn thuế
hoặc phản ánh rõ ràng thu nhập Của bất kỳ tổ chức, ngành nghề, hoặc doanh
nghiệp nào. Trong trường hợp chuyển nhượng bất động sản bất động sản, thu nhập
liên quan đến chuyển nhượng hoặc giấy phép đó tương ứng với thu nhập của tài
sản vô hình.
Tháng 10/1988, Cơ quan Thuế nội địa Mỹ (IRS) đề nghị hai phương pháp
nhằm thiết lập tiêu chuẩn cân xứng với thu nhập: dựa trên phân tích các giao dịch
có thể so sánh và dựa trên việc tách lợi nhuận giữa các bên có liên kết. Tháng
1/1992, IRS ban hành quy định giới thiệu ba phương pháp định giá mới, tất cả dựa


trên việc đối chiếu các tài liệu về kết quả giao dịch. Tháng 1/1993, IRS ban hành
quy định tạm thời. Ngày 1/7/1994, quy định chính thức được ban hành, có hiệu lực
từ ngày 8/7/1994 cho đến nay. Mỹ rất quan tâm đến vấn đề kiểm soát chuyển giá
của các công ty đa quốc gia. Điều này thể hiện trên các giác độ sau:
-


Mỹ quan tâm đến khung pháp lý điều chỉnh định giá chuyển nhượng trong nội bộ
tập đoàn. Điều đó thể hiện rõ nét trong Bộ luật thu nội địa của Mỹ và các văn bản
hướng dẫn của Cục Thu nội địa điển hình các văn bản đó có tên gọi là “Sách
Trắng”. “Sách Trắng” hướng dẫn các phương pháp định giá chuyển nhượng căn
bản dựa trên phương pháp lợi nhuận. Phương pháp này xem xét giới hạn lợi nhuận
ròng trong mối quan hệ với các chỉ tiêu: giá, phí, doanh số bán hàng, lợi nhuận mà
đối tượng nộp thuế thực hiện từ hoạt động chuyển giao kiểm soát được.

-

Đi đôi với việc xây dựng khuôn khổ pháp lý, IRS cũng đã xác định rõ đối tượng áp
dụng điều chỉnh chuyển giá là các công ty liên kết tham gia kinh doanh quốc tế.
Các đối tượng đó là: (i) Các doanh nghiệp (DN) Mỹ nắm giữ và kiểm soát một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp một DN ở nước ngoài; (ii) Các DN Mỹ dưới sự nắm
giữ và kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp của một DN nước ngoài; (iii) DN cùng với
một hoặc nhiều DN nước ngoài cùng chịu sự kiểm soát chung của một DN hay một
tập đoàn nước ngoài. Tác dụng của việc xác định đối tượng là nhằm giới hạn phân
vùng các DN trong quá trình xem xét điều tra và đồng thời được coi là biện pháp
để chống lại hình thức chuyển giá với mục đích giảm nghĩa vụ thuế.

-

Sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp điều chỉnh giá chuyển nhượng. Những
phương pháp mà Mỹ thường sử dụng là: (i) Phương pháp so sánh giá thị trường tự
do; (ii) Phương pháp dựa vào giá bán ra; (iii) Phương pháp cộng chi phí vào giá
vốn; (iv) Phương pháp phân chia lợi nhuận; (v) Phương pháp so sánh lợi nhuận.


-


Thực hiện bắt buộc xuất trình các tài liệu minh chứng. Kể từ khi có yêu cầu, công
ty phải gửi đầy đủ tài liệu đến IRS trong vòng tối đa 30 ngày. Điểm nổi bật ở Mỹ
trong những năm qua trong quá trình triển khai là ban hành các quy tắc điều chỉnh
hoạt động nghiệp vụ của các bên liên kết. Theo đó, các quy tắc này đòi hỏi công ty
phải xuất trình các tài liệu minh chứng cần thiết để xác định kết quả các nghiệp vụ
chuyển giao giữa các công ty liên kết.

-

Coi trọng các biện pháp xử lý khi có bằng chứng vi phạm. Khi cơ quan thuế chứng
minh được có sự vi phạm trong việc định giá chuyển giao nhằm trốn thuế thì cơ
quan thuế có quyền điều chỉnh lại thu nhập của đối tượng nộp thuế và áp dụng mức
phạt tối thiểu 20% số thuế khai thiếu bị phát hiện do gian lận qua định giá chuyển
giao. (Location in U.S. Code: Mục 26F, Chương 68-A, Phần II khoản 6662. Áp
dụng hình phạt liên quan đến tính chính xác về các khoản thanh toán thiếu)

-

Cùng với việc bổ sung các quy định pháp lý, trong năm 2009, cơ quan thuế của
Mỹ đã tuyển thêm 1.200 nhân viên và năm 2010 là 800 nhân viên để thực hiện việc
rà sóat, giám sát giá chuyển nhượng. Công tác thanh tra chuyển giá cũng được thực
hiện trong 5 nhóm ngành chính của Mỹ đó là: thông tin liên lạc, công nghệ và
truyền thông, nhóm ngành bán lẻ, thực phẩm, dược và nhóm ngành công nghiệp
chăm sóc sức khỏe.

1.2.2.

Kinh nghiệm quản lý giá chuyển nhượng cuả Trung Quốc
Trong những năm gần đây, việc Trung Quốc trở thành một trung tâm tăng
trưởng “nóng” đã khiến nước này trở thành nơi thu hút nguồn vốn FDI lớn thứ 2

thế giới (sau Mỹ). Đây là một quốc gia đầy tiềm năng về nguồn lực cũng như thị
trường tiêu thụ rộng lớn vì vậy mà các doanh nghiệp nước ngoài đều muốn có thị
phần của mình tại nước này.


Vấn đề chuyển giá luôn là một trong những mối quan tâm lớn của các nhà làm
luật Trung Quốc. Bằng chứng là Trung Quốc đã đưa ra Luật Chống chuyển giá
ngay từ đầu năm 2008 và liên tục có những cải cách trong luật thuế cũng như thủ
tục hành chính thuế, hải quan với mong muốn hạn chế được những tiêu cực trong
chuyển giá mà cụ thể là tránh thất thu thuế cho ngân sách. Hiện nay, thuế thu nhập
doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nước ngoài được thay thế bởi
thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo đó, thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng
chung cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có trụ sở chính tại Trung Quốc thì chịu thuế thu
nhập trên thu nhập toàn cầu. Doanh nghiệp nước ngoài chỉ chịu thuế thu nhập trên
thu nhập có nguồn gốc phát sinh tại Trung Quốc. Doanh nghiệp nước ngoài không
có cơ sở ở Trung Quốc nhưng có thu nhập như lợi nhuận, tiền lãi, tiền bản quyền
và các thu nhập khác phát sinh ở Trung Quốc, thì các khoản thu nhập này bị đánh
thuế trên khoản thu nhập ròng.
Trung Quốc cũng đưa ra các biện pháp xử phạt cụ thể đối với hành vi chuyển
giá. Điều 60-73 của Luật Quản lý thuế quy định rằng, hành vi vi phạm luật có thể
bị phạt tiền, và những vi phạm nghiêm trọng như trốn thuế, gian lận thuế có thể bị
truy cứu trách nhiệm hình sự. Luật Thuế TNDN Trung Quốc cũng nêu rõ, các
khoản thuế bị tính thiếu liên quan đến giao dịch giữa các bên liên kết sẽ bị lãi. Lãi
suất được tính bằng lãi suất cho vay cơ bản NDT của Ngân hàng Nhân dân Trung
Quốc cùng kỳ cộng 5% phí. Tuy nhiên, nếu DN cung cấp được các tài liệu và
thông tin liên quan khác theo quy định này thì 5% phí tăng thêm này có thể được
giảm bớt hoặc loại bỏ hoàn toàn.
Trung Quốc cũng khuyến cáo những hậu quả bất lợi mà những người không
tuân thủ quy định giá chuyển nhượng có thể gặp. Đó là người nộp thuế có thể sẽ



bị đưa vào một trong những mục tiêu đầu tiên cho một cuộc thanh tra về vấn đề
định giá chuyển giao. Thông thường, người nộp thuế không được chấp nhận
tham gia vào các thỏa thuận giá trước.
Trung Quốc cũng đã nới lỏng các quy định để tham gia vào các thỏa thuận giá
trước. Do đó các doanh nghiệp sẽ được tham gia nhiều hơn. Để hội đủ điều kiện 31
để trở thành ứng viên cho APA các công ty phải có tổng giá trị các giao dịch
hằng năm với các bên liên quan lớn hơn 40 triệu Nhân Dân Tệ, đã chuẩn bị hoặc đã
nộp hồ sơ hàng năm và nộp hồ sơ tài liệu đương thời theo quy định của pháp luật.
Đồng thời công ty sẽ không tốn lệ phí khi nộp đơn cho APA.
Trong năm 2009, cơ quan Thuế Trung Quốc đã đặc biệt tập trung vào các chủ
thể, công ty có giao dịch với các khu vực có luật thuế thấp hoặc có giao dịch với
các thiên đường thuế. Ngoài ra, các phòng thuế tại các thành phố thuộc Bắc Kinh
và Thượng Hải và tại các tỉnh ven biển cũng đã rất tích cực trong việc thực hiện
hoạt động kiểm toán giá chuyển nhượng, các giáo dịch liên quan đến tiền bản
quyền phí dịch vụ lao động cũng được kiểm soát chặt chẽ (kết quả khảo sát chuyển
giá toàn cầu, Ernst & Young, 2009). Cũng theo nguồn này công bố, trong những
năm qua, cơ quan thuế đã tập trung vào các ngành may mặc, điện tử và viễn thông,
thực phẩm và nước giải khát, bán lẻ, công nghiệp, ô tô, dược phẩm, và các ngành
công nghiệp dịch vụ, cũng như về các vấn đề tài chính liên quan đến xây dựng cơ
sở hạ tầng và các công ty có vốn đầu tư ra bên ngoài.
Bên cạnh việc tích cực hoàn thiện hệ thống thuế quốc gia và các quy định về
chuyển giá, cơ quan thuế Trung Quốc còn rất chú trọng tới việc đào tạo và hợp tác
trong lĩnh vực quản lý thuế, đặc biệt đối với quản lý thuế liên quan đến hoạt động
chuyển giá giữa các địa phương và giữa các quốc gia thể hiện ở việc các cơ quan


thuế thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, các buổi hội thảo về thuế và các vấn
đề liên quan, cử cán bộ sang học tập và trao đổi kinh nghiệm quản lý thuế trong

lĩnh vực chuyển giá… Ngoài ra, các sở thuế cũng đã tuyển dụng thêm sinh viên tốt
nghiệp đại học các ngành liên quan để bổ sung thêm vào lực lượng chống trốn
thuế.

Chương 2: Thực trạng giá chuyển nhượng tại Việt Nam:
2.1.

Thực trạng về quy định chính sách giá chuyển nhượng tại Việt Nam
Hiện tượng chuyển giá tồn tại ở khắp nơi và dưới nhiều hình thức và rất khó
để quản lý. Thông thường các cơ quan thuế giám sát vấn đề dựa trên nguyên tắc
xác định giá thị trường hay còn gọi là nguyên tắc so sánh bên ngoài (Dealing at
arm's length principle). Tuy nhiên, việc xác định giá chuyển giao nội bộ cần nhìn
vào chuỗi giá trị gia tăng của chi tiết, sản phẩm đó.
Trong những năm vừa qua, Bộ Tài Chính đã ban hành nhiều văn bản quy
định, hướng dẫn, để kiểm soát chính sách giá chuyển nhượng tại các công ty liên
doanh, liên kết có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. Có thể kể đến như
Ngày 19 tháng 12 năm 2005, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư
117/2005/TT-BTC hướng dẫn xác định giá thị trường trong các giao dịch kinh
doanh giữa các bên liên kết (có hiệu lực từ 2006-2009).
Ngày 22 tháng 4 năm 2010, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 66/2010/TTBTC hướng dẫn xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên


liên kết (thay thế Thông tư 117/2005/TT-BTC nêu trên và có hiệu lực từ năm 2010
trở đi).
Ngày 15 tháng 2 năm 2012, thành lập Tổ quản lý thuế đối với hoạt động
chuyển giá tại Tổng cục Thuế.
Ngày 21 tháng 5 năm 2012, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 1250/QĐBTC phê duyệt chương trình hành động kiểm soát hoạt động chuyển giá giai đoạn
2012- 2015.
Ngày 20 tháng 12 năm 2013, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 201/2013/TTBTC hướng dẫn việc áp dụng thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính
thuế (APA) trong quản lý thuế.

Ngày 29 tháng 7 năm 2015, Bộ Tài chính đã ban hành liên tiếp 02 Quyết định:
Quyết định 1484/QĐ– BTC về việc thành lập Phòng Thanh tra chuyển giá thuộc
Vụ Thanh tra – Tổng cục Thuế và Quyết định 1483/QĐ– BTC về việc thành lập
Phòng Thanh tra giá chuyển nhượng thuộc Cục Thuế các tỉnh, thành phố: Hà Nội,
Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai. Ngay sau đó, ngày 01 tháng 09 năm 2015,
Tổng cục Thuế cũng đã ban hành liên tiếp 02 Quyết định 1574/QĐ-TCT và
1575/QĐ–TCT quy định chi tiết chức năng, nhiệm vụ của các Phòng Thanh tra giá
chuyển nhượng này.
Hệ thống các văn bản nêu trên được xem là công cụ, là cơ sở pháp lý để Cơ
quan Thuế thực hiện việc chống chuyển giá. Và việc ban hành Quyết định
1250/QĐ-BTC phê duyệt chương trình hành động kiểm soát hoạt động chuyển giá,
cũng như việc thành lập các Phòng Thanh tra cùng những quy định cụ thể về chức


năng, nhiệm vụ ở cấp Tổng cục Thuế và Cục Thuế đã cho ta thấy sự quyết tâm của
Bộ Tài chính trong việc thực hiện chống chuyển giá này.
Thực tế thực hiện cho thấy, trong những năm gần đây, Bộ Tài chính đã chỉ
đạo Cơ quan Thuế các cấp tập trung thanh tra đối với doanh nghiệp có dấu hiệu
trong hoạt động giao dịch liên kết, chuyển giá, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, doanh nghiệp đã hoạt động nhiều năm chưa được thanh kiểm tra, đang được
hưởng ưu đãi về thuế TNDN...
Theo Tổng cục Thuế, kết quả thanh tra 575 doanh nghiệp FDI khai lỗ trong
các năm từ 2005-2009 đã giảm lỗ hơn 4.000 tỷ đồng và truy thu thuế hơn 212 tỷ
đồng (trong đó, phát hiện 43 doanh nghiệp FDI có quan hệ giao dịch liên kết có
dấu hiệu chuyển giá, qua đó xử phạt 37 doanh nghiệp, giảm lỗ 887 tỷ đồng, truy
thu thuế và phạt 27 tỷ đồng; có cuộc thanh tra giá chuyển nhượng đã điều chỉnh
tăng doanh thu so với số báo cáo của DN lên 250%). Trong năm 2011, ngành Thuế
đã tổ chức rà soát quản lý được 3.144 DN phải kê khai thông tin giao dịch liên kết,
trong đó 2.023 DN đã thực hiện kê khai, chiếm khoảng 64%; thanh tra tại 921
doanh nghiệp kê khai lỗ và có dấu hiệu chuyển giá, đã xử lý giảm lỗ 6.617 tỷ đồng

(tăng 2,5 lần), truy thu và phạt 1.669 tỷ đồng (tăng 4 lần so với năm 2010). Kết quả
thu thuế từ doanh nghiệp FDI năm 2011 tăng khoảng 11,3% so với năm 2010 có
phần đóng góp của những nỗ lực chống chuyển giá nói trên… Chỉ tính riêng thành
phố Hồ Chí Minh, trong năm 2012, khi thanh tra 312 doanh nghiệp kê khai lỗ liên
tục, trong đó có doanh nghiệp trong diện nghi vấn chuyển giá đã giảm lỗ 2.688 tỷ
đồng, giảm khấu trừ 27,83 tỷ đồng, truy thu 187,79 tỷ đồng, truy hoàn 2,64 tỷ đồng
và phạt gần 85 tỷ đồng, số thuế truy nộp ngân sách là 275,43 tỷ đồng.


Trong vòng 3 năm (2012-2014), Bộ Tài chính đã thanh tra, kiểm tra 714 DN
FDI lỗ, đấu tranh chống chuyển giá giảm lỗ của DN 6.487,3 tỷ đồng. Năm 2012
ngành thuế đã thanh tra, kiểm tra tại 243 DN FDI lỗ có dấu hiệu chuyển giá, lập
biên bản, ban hành kết luận thanh tra, kiểm tra loại bỏ những chi phí không hợp lý,
hợp lệ, không đúng chế độ quy định; không có chứng từ hợp pháp, tăng số thuế
phải nộp NSNN 170,2 tỷ đồng, đấu tranh chống chuyển giá giảm lỗ của DN
2.354,7 tỷ đồng. Năm 2013 các con số tương ứng lần lượt là 225 DN, 390,3 tỷ
đồng và 1.625,4 tỷ đồng. Năm 2014 là 246 DN; 341,5 tỷ đồng và 2.507,2 tỷ đồng.
Theo Tổng cục Thuế, tính đến hết tháng 8/2014, ngành thuế đã rà soát 39.637
doanh nghiệp, phát hiện 1.938 doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá. Kết quả,
ngành thuế đã truy thu 1.317,9 tỷ đồng, giảm lỗ 4.129,8 tỷ đồng, giảm khấu trừ
hoàn thuế 82,8 tỷ đồng.
Năm 2015, ngành thuế sẽ tập trung vào 15 - 20% doanh nghiệp kê khai lỗ và
có dấu hiệu chuyển giá trong tổng số các doanh nghiệp kiểm tra. Tháng 4-2015,
hành vi chuyển giá của Metro Việt Nam đã được hàng loạt báo chí đăng tải sau 12
năm công ty này khai lỗ hơn 1.657 tỷ đồng và chẳng nộp đồng xu thuế thu nhập
doanh nghiệp nào, dù trong 9 năm 2003-2011, cơ quan thuế cũng đã thanh tra 4 lần
ở công ty này với kết quả giảm lỗ 500,4 tỷ đồng tính đến 31/12/2011.
2.2. Thực

trạng về quản lý giá chuyển nhượng ở Việt Nam


Việc quản lý giá thành sản xuất trên bình diện quốc tế là vấn đề phức tạp với
các quốc gia hiện nay, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, hoạt động chuyển giá
bắt đầu diễn ra từ những năm 1990 do hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài diễn ra
theo chiều ngang để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân, nhiều


ngành hàng sản xuất đã ra đời trong thời gian này (điện tử, ô tô, xe máy, v.v...) song
cũng mới chỉ thay thế được một phần hàng hóa nhập khẩu. Thời điểm đó, các xí
nghiệp liên doanh phát triển mạnh mẽ trở thành hình thức đầu tư phổ biến nhất,
hoạt động ưu đãi đầu tư (quyền sử dụng đất…), ưu đãi thuế diễn ra khá tràn lan,
đặc biệt là đối với các doanh nghiệp FDI sử dụng nhiều lao động ở vùng sâu, vùng
xa. Tranh thủ cơ hội được miễn tiền thuê đất và thuế TNDN trong 10-15 năm đầu
và tiếp tục giảm thuế 50% trong 5-7 năm tiếp theo, nhiều doanh nghiệp FDI đã
chuyển lợi nhuận từ nước ngoài vào Việt Nam để tránh thuế.
Trong những năm qua, công tác chống chuyển giá trong khu vực FDI tại Việt
Nam đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, với sự gia tăng hội nhập
kinh tế quốc tế thì hoạt động quản lý thuế cũng bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục
cấp bách. Đến năm 2011, ở Việt Nam mới có một trường hợp duy nhất thành công
trong việc chống chuyển giá, đó là phát hiện và xử lý hành vi gian lận của nhà đầu
tư Đài Loan tại Lâm Đồng. Nhưng để đạt được kết quả như vậy, địa phương này đã
phải áp dụng biện pháp hành chính, chứ không phải dùng công cụ giá giao dịch
độc lập để tìm ra giá xuất khẩu chè. Một nguyên nhân khác, do phải tập trung giải
quyết việc làm cho người lao động và nhu cầu vốn, công nghệ nước ngoài để đưa
nền kinh tế mau chóng thoát khỏi trình độ lạc hậu, trong thời gian qua vấn đề
chuyển giá chưa được các cơ quan quản lý trong nước quan tâm nhiều. Kể từ khi
Luật Đầu tư nước ngoài ban hành lần đầu có hiệu lực (tháng 1/1988), các ưu đãi
đầu tư hầu như không còn, việc chuyển giá ở một số doanh nghiệp FDI mới lộ rõ
bản chất lách luật và trốn thuế. Các nhóm hành vi chuyển giá phổ biến nhất bị cơ
quan quản lý thuế phát giác là: Nâng khống giá trị máy móc, thiết bị và công nghệ;

hạch toán chi phí tiền bản quyền thương hiệu cao hơn so với thực tế; công ty mẹ tại
nước ngoài ký hợp đồng sản xuất kinh doanh với công ty ở bên ngoài với đơn giá
cao, sau đó giao lại cho công ty con tại Việt Nam với giá gia công thấp; hay cho


công ty con tại Việt Nam vay vốn tính lãi, phí dịch vụ cao bất thường so với các
bên không có mối quan hệ liên kết, v.v...
Hiện tượng chuyển giá tồn tại ở khắp nơi và dưới nhiều hình thức, thông
thường các cơ quan thuế giám sát vấn đề dựa trên nguyên tắc xác định giá thị
trường hay còn gọi là nguyên tắc so sánh bên ngoài (Dealing at arm's length
principle). Tuy nhiên, việc xác định giá chuyển giao nội bộ cần nhìn vào chuỗi giá
trị gia tăng của chi tiết, sản phẩm đó. So sánh giữa tổng chi phí đầu vào với giá bán
ra có thể nhận thấy có hiện tượng chuyển giá hay không. Nếu chi phí đầu vào lớn
hơn nhiều lần so với giá giá bán, chắc chắn hiện tượng chuyển giá đã được thực
hiện.
Trong thời kỳ đầu nước ta thu hút nguồn vốn FDI, vấn đề chuyển giá không
được chú trọng do thiếu cả đội ngũ nhân lực lẫn kinh nghiệm, đồng thời nhiều
doanh nghiệp FDI vẫn lợi dụng “lỗ hổng” này để trốn thuế. Có thể nói, chúng ta
thu hút đầu tư nhưng chưa chú ý đến việc nâng cao trình độ quản lý của cơ quan
nhà nước. Từ khi thực hiện Nghị định số 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, trong đó có quy định về phân cấp
quản lý đầu tư cho các địa phương, một số địa phương như Bình Dương, Thành
phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Hải Dương… đã thu hút
đầu tư thành công. Tuy vậy, một vấn đề chuyển giá lại nảy sinh mà đến giờ chúng
ta vẫn chưa xử lý triệt để. Nếu doanh nghiệp FDI nắm được thông tin nhiều hơn
nhà quản lý, tức là thông tin trong tình trạng “bất đối xứng” thì dễ sinh ra việc lợi
dụng. Mặt khác, do sự phát triển nhanh chóng của khu vực FDI nên tạo cơ hội cho
doanh nghiệp “thử chuyển giá”. Nếu doanh nghiệp FDI chuyển giá, thấy có lợi mà
không bị phát hiện thì họ sẽ tiếp tục.



Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Chỉ thị số
07/2010/CTUBND, trong đó xác định chuyển giá là một hình thức trốn thuế rất
tinh vi, hoạt động tồn tại trong các công ty có giao dịch liên kết ở các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài. Theo dữ liệu điều tra của Tổng cục Thuế, đến nay việc
chuyển giá với mục đích lách luật, trốn thuế diễn ra khá dễ dàng và xảy ra chủ yếu
ở bộ phận các doanh nghiệp đến từ Đài Loan, Hàn Quốc… - các nền kinh tế có
thuế TNDN thấp hơn Việt Nam và tập trung ở các doanh nghiệp có hàm lượng
công nghệ thấp và thiếu chiến lược kinh doanh. Trong số top 500 doanh nghiệp
hàng đầu thế giới, chủ yếu chỉ có các doanh nghiệp của Nhật Bản đầu tư tại Việt
Nam. Các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư tập trung vào ngành nghề chế biến, chế
tạo… với đặc trưng tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký tương đối cao.
Theo Tổng cục Thuế, kết quả thanh tra 575 doanh nghiệp FDI khai lỗ trong
các năm từ 2005-2009 đã giảm lỗ hơn 4.000 tỷ đồng và truy thu thuế hơn 212 tỷ
đồng (trong đó, phát hiện 43 doanh nghiệp FDI có quan hệ giao dịch liên kết có
dấu hiệu chuyển giá, qua đó xử phạt 37 doanh nghiệp, giảm lỗ 887 tỷ đồng, truy
thu thuế và phạt 27 tỷ đồng; có cuộc thanh tra giá chuyển nhượng đã điều chỉnh
tăng doanh thu so với số báo cáo của DN lên 250%). Trong năm 2011, ngành Thuế
đã tổ chức rà soát quản lý được 3.144 DN phải kê khai thông tin giao dịch liên kết,
trong đó 2.023 DN đã thực hiện kê khai, chiếm khoảng 64%; thanh tra tại 921
doanh nghiệp kê khai lỗ và có dấu hiệu chuyển giá, đã xử lý giảm lỗ 6.617 tỷ đồng
(tăng 2,5 lần), truy thu và phạt 1.669 tỷ đồng (tăng 4 lần so với năm 2010). Kết quả
thu thuế từ doanh nghiệp FDI năm 2011 tăng khoảng 11,3% so với năm 2010 có
phần đóng góp của những nỗ lực chống chuyển giá nói trên… Chỉ tính riêng thành
phố Hồ Chí Minh, trong năm 2012, khi thanh tra 312 doanh nghiệp kê khai lỗ liên
tục, trong đó có doanh nghiệp trong diện nghi vấn chuyển giá đã giảm lỗ 2.688 tỷ


đồng, giảm khấu trừ 27,83 tỷ đồng, truy thu 187,79 tỷ đồng, truy hoàn 2,64 tỷ đồng
và phạt gần 85 tỷ đồng, số thuế truy nộp ngân sách là 275,43 tỷ đồng.

Trong vòng 3 năm (2012-2014), Bộ Tài chính đã thanh tra, kiểm tra 714 DN
FDI lỗ, đấu tranh chống chuyển giá giảm lỗ của DN 6.487,3 tỷ đồng. Năm 2012
ngành thuế đã thanh tra, kiểm tra tại 243 DN FDI lỗ có dấu hiệu chuyển giá, lập
biên bản, ban hành kết luận thanh tra, kiểm tra loại bỏ những chi phí không hợp lý,
hợp lệ, không đúng chế độ quy định; không có chứng từ hợp pháp, tăng số thuế
phải nộp NSNN 170,2 tỷ đồng, đấu tranh chống chuyển giá giảm lỗ của DN
2.354,7 tỷ đồng. Năm 2013 các con số tương ứng lần lượt là 225 DN, 390,3 tỷ
đồng và 1.625,4 tỷ đồng. Năm 2014 là 246 DN; 341,5 tỷ đồng và 2.507,2 tỷ đồng.
Theo Tổng cục Thuế, tính đến hết tháng 8/2014, ngành thuế đã rà soát 39.637
doanh nghiệp, phát hiện 1.938 doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá. Kết quả,
ngành thuế đã truy thu 1.317,9 tỷ đồng, giảm lỗ 4.129,8 tỷ đồng, giảm khấu trừ
hoàn thuế 82,8 tỷ đồng.
Năm 2015, ngành thuế tập trung vào 15 - 20% doanh nghiệp kê khai lỗ và có
dấu hiệu chuyển giá trong tổng số các doanh nghiệp kiểm tra.


Chương 3: Bài học kinh nghiệm, đề xuất ý kiến về quản lý chống chuyển giá cho
Việt Nam:
Từ thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm của các nước trên thế giới- cụ thể là Mỹ và
Trung Quốc, nhóm rút ra được một số ý kiến sau:
Trước tiên, Việt Nam cần có một cơ quan chuyên trách về việc xác định mức
giá thị trường của sản phẩm hàng hóa trong các giao dịch quốc tế nói chung, giao
dịch liên kết có yếu tố nước ngoài nói riêng, đồng thời định giá máy móc, thiết bị,
công nghệ, thương hiệu, bản quyền, … mà các DNNN đầu tư, góp vốn vào Việt
Nam. Để làm được điều này, Ngành Công Thương cũng chưa hình thành được các
sàn giao dịch hàng hóa lớn để làm căn cứ so sánh giá với các thị trường nước
ngoài, từ đó xây dựng và hoàn thiện được một hệ thống dữ liệu chung, công khai
để cơ quan thuế và DN cùng tham chiếu để phân tích giá thị trường. Trong điều
kiện hiện nay, việc xây dựng hệ thống dữ liệu riêng và đầy đủ gặp nhiều khó khăn,
Việt Nam có thể nghiên cứu sử dụng cơ sở dữ liệu thống nhất của một hoặc một

vài nước khác, hoặc một tổ chức quốc tế. Ban đầu có thể dùng cơ sở dữ liệu của
nước phát triển, sau đó tăng cường hợp tác, trao đổi về cơ sở dữ liệu chuyển giá
giữa các nước đang phát triển có điều kiện kinh tế, thị trường tương đồng với mình
như Thái Lan, Lào, … để có thông tin hỗ trợ phân tích định giá chuyển nhượng.


Thứ hai, cần phải trao quyền điều tra cho cơ quan thuế. Theo quy định, cơ
quan thuế là nơi tiếp nhận báo cáo tài chính của các DN FDI nhưng khi phát hiện
DN FDI có dấu hiệu chuyển giá quốc tế, cơ quan thuế lại không có thẩm quyền
điều tra thuế phải phối hợp với các đơn vị khác như công an, hải quan, … Tuy
nhiên, việc phối hợp khiến công tác điều tra chuyển giá rất mất thời gian do phối
hợp không đồng bộ và hết sức lỏng lẻo, hiệu quả lại không cao do nhân lực ngành
Công an, Hải quan không vững các nghiệp vụ về thuế, đặc biệt là thuế quốc tế.

Thứ ba, tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện APA bằng
cách tối giản hóa hồ sơ, rút ngắn thời gian đàm phán. Đây là một trong những biện
pháp tương đối dễ thực hiện bởi đây là cách làm đôi bên cùng có lợi.
Thứ tư, chuẩn bị nguồn nhân lực với chất lượng cao nhằm phục vụ cho việc
quản lý nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Nguồn nhân sự này phải được thường xuyên
cập nhật kiến thức về kinh tế, kinh nghiệm quản lý kinh tế, kinh nghiệm về hoạt
động chuyển giá của các tập đoàn đa quốc gia tại các quốc gia trên thế giới. Đội
ngũ này chịu trách nhiệm thực hiện ưu tiên rà soát trước đối với các DN kinh
doanh thua lỗ trong nhiều năm hoặc không phát sinh doanh thu; các DN có lỗ
nhưng tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh; tiến hành phân tích hiệu quả
hoạt động và so sánh với DN trong nước có cùng quy mô, vị trí… để xây dựng đề
cương làm việc, đề xuất đưa vào diện thanh tra, kiểm tra.
Việt Nam cũng như đa phần các nước đang phát triển còn gặp nhiều khó khăn
khi đối phó với vấn đề chuyển giá. Tuy nhiên, bằng cách liên tục học hỏi, rút kinh
nghiệm, tăng cường hợp tác với các quốc gia khác và với các tổ chức quốc tế,
chúng ta hoàn toàn có thể làm chủ các giải pháp để quản lý và giám sát hoạt động



chuyển giá vốn đầy khó khăn và thách thức, không chỉ đối với Việt Nam mà còn
diễn ra ở cả các nước phát triển trên thế giới.

1

Tài liệu tham khảo
Cơ sở pháp lý chống chuyển giá và vấn đề hoàn thiện pháp luật về chống chuyển
giá ở Việt Nam (Th.S Lê Văn Sua, 2015, )

2

Định giá chuyển nhượng: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam (TS Đặng
Thị Việt Đức, 2013, Tạp chí tài chính).

3

Chống chuyển giá tại các nước ASEAN và bài học cho Việt Nam (Tạp chí Tài
chính số 10 kỳ 2-2015)

4

Kiểm soát hoạt động chuyển giá của một số nước và bài học cho Việt Nam (Th.S
Nguyễn Đại Thắng, 2015, Tạp chí tài chính).

5

Kinh nghiêm quản lý chuyển giá trên thế giới và một số khuyến nghị cho Việt


6

Nam, tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, số 18(435) – tháng 9 năm 2015.
Location in U.S. Code: Mục 26F, Chương 68-A, Phần II khoản 6662. Áp dụng
hình phạt liên quan đến tính chính xác về các khoản thanh toán thiếu

7

/> />
8

nha-nuoc-va-canh-tranh-lanh-manh--.sav
/>
9

%20issue%20in%20vietnam%20-%20vn.pdf
/>


×