Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Phương hướng phát triển của công ty cổ phần nhựa và môi trường xanh An Phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.45 KB, 44 trang )

Sinh viên: Hoàng Thị Đức Khánh Báo cáo thực tập tổng hợp
Lớp: Kế toán 48B
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ
CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT
1.1.1. Qúa trình thành lập và phát triển:
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần nhựa và môi trường xanh An Phát
Văn phòng đại diện: Số BT25B D3 A4, Khu Biệt thự Vườn Đào, quận Tây Hồ,
thành phố Hà Nội
Trụ sở chính: Lô CN 11 + CN 13, Cụm công nghiệp An Đồng, thị trấn Nam
Sách, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương
Mã số thuế: 0800 373 586
Số điện thoại:04-37555840
Năm 2007, Công ty cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An Phát (tên cũ là
Cty cổ phần Nhựa & Bao bì An Phát) được thành lập, tiền thân là Công ty TNHH
Anh Hai Duy, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm
nhựa. Sau 3 năm thành lập, Cty cổ phần nhựa và bao bì An Phát là Doanh nghiệp
trẻ, có tốc độ tăng trưởng nhanh, và có nhà máy sản xuất báo bì tái chế công nghệ
hiện đại, công suất lớn nhất miền Bắc. Góp phần rất lớn vào việc thu gom và sử
dụng rác thải bảo vệ môi trường, đặc biệt là sản phẩm “bao bì màng mỏng” tự phân
hủy giúp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường từ túi nilon.
Với vốn Điều lệ ban đầu là 66.000.000.000 đồng (Sáu mươi sáu tỷ đồng)
và là thành viên của Hiệp hội nhựa Việt Nam, thành viên của Hiệp hội những nhà
sản xuất sản phẩm lớn Quốc tế (APS). Công ty có trụ sở chính tại Lô CN 11 + CN
13, Cụm công nghiệp An Đồng, thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách, tỉnh Hải
Dương; Văn phòng đại diện tại số BT25B D3 A4, Khu Biệt thự Vườn Đào, quận
Tây Hồ, thành phố Hà Nội.. Với gần 100 cán bộ, nhân viên trẻ có trình độ chuyên
môn cao, cùng khoảng gần 1000 công nhân lành nghề, công ty đang phấn đấu nỗ
lực hết mình, không ngừng cải thiện dây chuyền kỹ thuật, công nghệ sản xuất để trở


thành Doanh nghiệp sản xuất bao bì và màng mỏng lớn nhất Việt Nam.
Hiện An Phát có 3 nhà máy sản xuất:
Công ty cổ phần nhựa và môi trường xanh An Phát
1
Sinh viên: Hoàng Thị Đức Khánh Báo cáo thực tập tổng hợp
Lớp: Kế toán 48B
Nhà máy số 1 hoạt động trong lĩnh vực tái chế nhựa sản xuất túi bao gói thực
phẩm, túi rác, màng ni-lon chuyên dùng trong nông nghiệp và sản xuất hạt nhựa tái
chế HDPE, LDPE nhiều màu. Công suất thiết kế của NM1 khoảng 1.000 tấn/tháng,
đuợc xây dựng trên diện tích 14.000 m2 tại Lô 8, Khu công nghiệp Nam Sách, Ái
Quốc, Nam Sách, Hải Dương.
Nhà máy số 2 đựơc khởi công xây dựng vào tháng 5/2007 tại Cụm công nghiệp
An Đồng trên diện tích 50.000m và bắt đầu đi vào hoạt động vào tháng 3/2008
trong lĩnh vực sản xuất tái chế có công suất thiết kế 1.300 tấn sản phẩm/tháng. Dự
kiến, NM2 hàng tháng sẽ cung cấp cho thị trường khoảng 700 tấn sản phẩm bao bì
mỏng chất lượng cao.
Trên đà phát triển của công ty, tháng 9 năm 2009, An Phát chính thức đưa Nhà
máy 3 đi vào hoạt động với sản phẩm chiến lược là túi cuộn cao cấp chuyên dùng
trong ngành thực phẩm có sản lượng hàng tháng khoảng 700 tấn/tháng. Đây là một
dấu mốc quan trọng đánh dấu bước trưởng thành của An Phát. Đáng chú ý, cả ba
nhà máy trên của An Phát đều có dây chuyền sản xuất được nhập khẩu từ Đài Loan,
Singapore và Nhật Bản.
Là một doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất bao bì
màng mỏng, Công ty hiện đã có được một vị trí vững chắc trong hoạt động kinh
doanh, thiết lập được mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp với nhiều Công ty và tập đoàn
nổi tiếng ở Đài Loan, Hàn Quốc, Phillipin, Singapore, Thái Lan, Ai-len, Các tiểu
vương quốc Ả Rập, Mỹ, EU,… Sản phẩm được các doanh nghiệp trong nước và
quốc tế đánh giá cao. Vào tháng 3/2007, tổ chức Quacert đã chính thức trao chứng
chỉ ISO 9001:2000, công nhận sản phẩm An Phát là sản phẩm chất lượng, uy tín
trên thị trường. Trong suốt quá trình kinh doanh, chúng tôi cũng nhận được nhiều

bằng khen của Nhà nước như: Giải thưởng Doanh nhân tâm tài, Giải thưởng nhà
quản lý giỏi, Giải thưởng Doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu vàng 2007, Thương
hiệu mạnh, Doanh nghiệp hội nhập và phát triển, Huy chương vàng EXPRO 2007,
2008…
 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới:
Công ty cổ phần nhựa và môi trường xanh An Phát
2
Sinh viên: Hoàng Thị Đức Khánh Báo cáo thực tập tổng hợp
Lớp: Kế toán 48B
Cuối tháng 10 vừa qua, ngành nhựa nói chung và các công ty sản xuất túi nylon
xuất khẩu tại Việt Nam nói riêng đón nhận một tin không tốt: Mỹ chính thức áp
thuế chống phá giá đối với mặt hàng túi quai xách nhập khẩu từ nước ta. Do Mỹ
vốn là thị trường nhập khẩu lớn, nên việc phê chuẩn lệnh áp thuế chống phá giá
được coi như một “cú sốc” đối với không ít các doanh nghiệp cung cấp bao bì màng
mỏng Việt Nam. Nhiều người tin rằng, trở ngại này sẽ ảnh hưởng lớn đến sản lượng
xuất khẩu của không ít các Công ty trong Hiệp hội nhựa, nhất là những doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Sớm dự đoán được khó khăn từ thị trường Mỹ, cùng với việc
nắm bắt nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của các thị trường khó tính ở Châu Âu, An
Phát đã và đang vạch cho mình một hướng đi riêng, bước đầu đã đạt được những
thành tựu nhất định. Trong chiến lược phát triển của mình, Cty chú trọng đẩy mạnh
thử nghiệm và đưa vào sản xuất dòng sản phẩm thân thiện với môi trường: màng
mỏng PE tự hủy. Đây thực sự là một thành công lớn, tạo tiền đề vững chắc để An
Phát tiếp tục nâng tầm ảnh hưởng tại các thị trường vốn được coi là khó tính như
Đức, Anh, Italia, Tây Ban Nha…Chắc chắn, trong tương lai gần, những sản phẩm
túi tự hủy của An Phát sẽ trở nên quen thuộc với người tiêu dùng quốc tế. Song
song với việc đổi mới dòng sản phẩm, An Phát cũng tăng cường mở rộng thị trường
tiềm năng. Nhật, Châu Phi, Châu Úc, các nước vùng Trung Đông... chính là những
điểm đến hứa hẹn nhiều thành công mới. Trong những tháng đầu năm 2009, những
lô hàng đầu tiên tiếp cận các thị trường này đã xuất bến, mở ra nhiều cơ hội kinh
doanh.

Ngoài ra, trong dài hạn Công ty cổ phần nhựa và môi trường xanh An Phát, với
mục tiêu trở thành một tập đoàn lớn phát triển trong nhiều lĩnh vực, đã và đang
vươn mình ra một số các lĩnh vực như: khai khoáng (Công ty cổ phần nhựa và
khoáng sản An Phát - Yên Bái), đầu tư (Công ty cổ phần đầu tư An Phát tại Hải
Dương)…Hiện nay, Công ty cổ phần đầu tư An phát đang bước đầu đi vào hoạt
động và là động lực hỗ trợ cho công ty mẹ An Phát thực hiện niêm yết trên thị
trường chứng khoán…Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ, tầm nhìn rộng mở cùng
Công ty cổ phần nhựa và môi trường xanh An Phát
3
Sinh viên: Hoàng Thị Đức Khánh Báo cáo thực tập tổng hợp
Lớp: Kế toán 48B
định hướng phát triển thích hợp Công ty cổ phần An Phát đang ngày một khẳng
định được vị thế của nó trong sân chơi hội nhập.
1.1.2. Các thành tựu của công ty:
Tuy là một công ty mới thành lập nhưng An Phát là một doanh nghiệp đã có
nhiều thành công về sản xuất kinh doanh như:
- Tháng 3/2007 công ty đã chính thức được cấp giấy chứng nhận hệ thống quản
lý chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000 do Trung tâm chứng nhận
phù hợp với tiêu chuẩn QUACERT cấp.
- Ngày 15/7/2007 Công ty đã vinh dự đón nhận 02 cúp vàng: cúp vàng
“THƯƠNG HIỆU VÀ NHÃN HIỆU” và cúp vàng “DOANH NHÂN TÂM TÀI”
trao cho ông Phạm Ánh Dương, chủ tịch hội đồng quản trị.
- Ngày 8 và 9 tháng 9 năm 2007 công ty vinh dự được Bộ khoa học và công
nghệ trao tặng “CÚP VÀNG ISO 2007” về thành tích xuất sắc trong việc áp dụng
các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Và tổng liên đoàn lao động
Việt Nam trao tặng danh hiệu “NHÀ QUẢN LÝ GIỎI NĂM 2007”cho ông Phạm
Ánh Dương (chủ tịch HĐQT).
- Ngày 23/3/2008 Công ty đã hân hạnh nhận giải thưởng “DOANH NGHIỆP
HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN” do Ban tuyên giao Trung ương trao tặng nhân
dịp kỷ niệm 1 năm ngày Việt Nam gia nhập WTO.

- Ngày 29/3/2008, Công ty vinh dự nhận giải thưởng “ THƯƠNG HIỆU
MẠNH” do Thời báo Kinh tế Việt Nam cùng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công
Thương) trao tặng
- Ngày 9/4/2008, khi tham dự Hội chợ EXPRO 2008, Công ty lại vui mừng nhận
Huy chương vàng Hội chợ EXPRO cho sản phẩm túi HDPE của mình.
- Nối tiếp những vui mừng đó, ngày 16/4/2008, Tại Trung Tâm hội nghị Quốc tế
Hà Nội ông Nguyễn Đức Dũng – Tổng giám đốc công ty đã nhận thưởng “DOANH
NHÂN TIÊU BIỂU VIỆT NAM VÀNG” và Công ty đã được trao tặng giải thưởng
“ DOANH NGHIỆP TIÊU BIỂU VIỆT NAM VÀNG” do Hiệp hội doanh nghiệp
Nhỏ và Vừa trao tặng.
Công ty cổ phần nhựa và môi trường xanh An Phát
4
Sinh viên: Hoàng Thị Đức Khánh Báo cáo thực tập tổng hợp
Lớp: Kế toán 48B
- Sáng 2/9/2009 tại trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình – Hà Nội, Công ty Cổ
Phần Nhựa Và Bao Bì An Phát vinh dự là 1 trong 3 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Hải Dương cùng với 200 doanh nghiệp trong cả nước đón nhận danh hiệu Sao Vàng
Đất Việt do Uỷ Ban Trung Ương Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam Trao tặng.
- Sáng ngày 11/10/2009, tại khách sạn Melia Hà Nội đã diễn ra lễ vinh danh và
trao giải thưởng “Thương hiệu chứng khoán uy tín” – Lần thứ 2, năm 2009 , được
truyền hình trực tiếp trên VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam cho 156 doanh nghiệp
niêm yết và chưa niêm yết tiêu biểu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
1.2.ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT:
1.2.1. Các lĩnh vực hoạt động của công ty:
Theo đăng ký kinh doanh, công ty hoạt động trên các ngành sau:
Bảng 1: Tên ngành và mã ngành công ty đăng ký hoạt động
Công ty cổ phần nhựa và môi trường xanh An Phát
5
Sinh viên: Hoàng Thị Đức Khánh Báo cáo thực tập tổng hợp

Lớp: Kế toán 48B
(Nguồn: trích giấy phép đăng ký kinh doanh)
Công ty cổ phần nhựa và môi trường xanh An Phát
STT Tên ngành Mã ngành
(Theo phân ngành
kinh tế quốc dân)
1 Mua bán các máy móc, vật tư, nguyên liệu,
sản phẩm nhựa, bao bì các loại
252-2520
2 Sản xuất sản phẩm nhựa (PP,PE..) 2929
3 In và các dịch vụ in quảng cáo trên bao bì 222
4 Xây dựng công trình dân dụng 452-4520
5 Lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây
dựng
453-4530
6 Kinh doanh bất động sản 71
7 Mua bán hàng may mặc 51315232,5219
8 Mua bán vật liệu xây dựng 514
9 Mua bán máy móc thiết bị và phụ tùng thay
thế, chuyển giao công nghệ
515
10 Đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá, môi giới
thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá
511-5110
11 Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng ô tô
và các hoạt động phụ trợ cho vận tải
602-6020-63
12 Thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác thải; tái chế
phế liệu
38

6
Sinh viên: Hoàng Thị Đức Khánh Báo cáo thực tập tổng hợp
Lớp: Kế toán 48B
Hoạt động trên cả hai lĩnh vực thương mại và sản xuất theo các ngành nghề theo
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch và đầu tư –UBND tỉnh Hải
Dương cấp, công ty đã phát huy được các thế mạnh của một doanh nghiệp sản xuất
bao bì nhựa tái chế. Hiện nay lĩnh vực đang rất được quan tâm và thu được nhiều
kết quả khả quan là việc sản xuất bao bì màng mỏng, sản lượng bình quân hàng
tháng của công ty đạt từ 1000-1500 tấn sản phẩm với tỷ lệ xuất khẩu trên 60%.
Với việc đưa vào sản xuất đồng loạt các mặt hàng túi đựng rác, các màng bao
gói tự phân hủy hứa hẹn những thành công lớn mà công ty đang phấn đấu, đồng
thời nó cũng tạo ra một bước ngoặt mới để công ty đáp ứng hơn nữa với các tiêu chí
về đảm bảo vệ sinh môi trường của Việt Nam và thế giới.
1.2.2. Quy trình sản xuất của công ty:
1.2.2.1 Tài nguyên sản xuất của An Phát:
Trong những năm gần đây không những Việt Nam mà cả thế giới đang phải đối
mặt với ô nhiễm môi trường do các chất thải có chứa HDPE, LDPE, PP... rất khó
phân hủy. Các chất thải này từ các bệnh viện, trường học, nhà máy, khu dân cư...
đang hàng ngày thải ra ngoài môi trường với số lượng vô cùng lớn.
Nắm bắt được xu thế đưa các chất này vào công nghiệp sản xuất bao bì tái chế,
không chỉ tiết kiệm chi phí đầu vào mà còn góp phần tạo lập một môi trường xanh
sạch, công ty đã sớm ứng dụng các công nghệ tái chế hàng đầu của Đài Loan,
Singapo, Nhật Bản vào ba nhà máy lớn của mình. Đây cũng chính là điểm mạnh mà
An Phát đã vượt hẳn so với các công ty khác cùng ngành. Nếu như hầu hết các công
ty khác trong ngành công nghiệp nhựa đều phải chật vật khi giá nguyên vật liệu
nhựa đầu vào trên thế giới biến động thì An Phát với nguồn nguyên liệu không chỉ
sẵn có trong nước mà còn có giá thành cực thấp. Điều này cũng đã được chứng
minh trong năm 2008 và nửa đầu năm 2009 khi giá nguyên vật liệu sản xuất nhựa
tăng đột biến thì An phát vẫn đạt mức phát triển rất cao.
Đặc biệt với việc kiến thiết Công ty cổ phần nhựa và khoáng sản An Phát -Yên

Bái công ty đã tự khai thác cung cấp cho mình bột đá CaCO (một trong số ít
nguyên liệu đầu vào mà công ty phải nhập khẩu với đơn giá tương đối cao). Điều
Công ty cổ phần nhựa và môi trường xanh An Phát
7
Sinh viên: Hoàng Thị Đức Khánh Báo cáo thực tập tổng hợp
Lớp: Kế toán 48B
này không chỉ mang ý nghĩa giúp công ty giảm bớt giá thành sản xuất mà bước đầu
nó sẽ tạo ra cho công ty chuỗi giá trị lớn.
1.2.2.2. Quy trình sản xuất của công ty:
Bước 1. Trộn nguyên liệu: Các loại nguyên liệu sẽ được trộn theo như tỷ lệ đã
được xác nhận trong bảng Tỷ lệ trộn giữa giám đốc nhà máy với bộ phận kỹ thuật
nhằm đảm bạo độ dai và màu sắc của sản phẩm.
Buớc 2. Đưa nguyên liệu vào máy thổi: Công nhân sẽ sử dụng nguyên liệu được
trộn để đưa vào máy thổi theo đúng như yêu cầu của các tổ trưởng. Tại máy thổi
người công nhân sẽ điều khiển nhiệt, điều khiển gió và các cách thức để tạo ra các
cuộn Film có chiều rộng, và độ dày theo yêu cầu.
- Đối với các máy in: Công nhân tại máy thổi có thêm một nhiệm vụ là điều
chỉnh hình in, sao cho đúng màu mực, đúng hình, không bị lệch.
Công ty cổ phần nhựa và môi trường xanh An Phát
8
Sinh viên: Hoàng Thị Đức Khánh Báo cáo thực tập tổng hợp
Lớp: Kế toán 48B
Sơ đồ 1: Sơ đồ quy trình sản xuất
Bước 3: Các cuộn phim thành phẩm sẽ được chuyển sang nhà máy cắt để cắt và
dán thành thành phẩm hoàn chỉnh.
- Cuộn sẽ được đưa vào máy cắt, công nhân điều chỉnh máy cắt theo đúng chiều
dài quy chuẩn của túi yêu cầu.
- Đối với hàng cuộn công nhân có trách nhiệm cắt dán theo đúng kích, ngoài ra,
phải điều chỉnh máy chạy theo đúng số lượng túi/cuộn hoặc đúng trọng lượng/cuộn.
Công ty cổ phần nhựa và môi trường xanh An Phát

9
Hạt nhựa PP,
HDPE
Hạt màu
Trộn
Thổi
Cắt dán
Đột quai
Kiểm tra, đóng
bao, nhập kho
In
Tái chế phế liệu
Màng
Phế liệu
Phế liệu
Phế liệu
Màng
In
Hạt tái sinh
Sinh viên: Hoàng Thị Đức Khánh Báo cáo thực tập tổng hợp
Lớp: Kế toán 48B
Bước 4: Hàng sau khi được cắt thành các thếp sẽ được chuyển sang bộ phận dập
quai (Đối với hàng T – shirt bag và hàng Die cut handle), tại đây công nhân sẽ dập
quai với kích thước và kiểu dáng chính xác theo như yêu cầu của khách hàng.
Bước 5. Đóng gói: Hàng sau khi được dập quai, sẽ được đưa sang tổ đóng gói,
nhiệm vụ chủ yếu là cân đo, định lượng và đóng gói theo đúng yêu cầu, sau đó đưa
vào kho thành phẩm
 Các sản phẩm tiêu biểu của công ty:
- Túi T-shirt (T-shirt bag, singlet bag),
- Túi cuộn (Bag on roll),

- Túi cuộn gấp sao (Star – sealed bag on roll),
- Túi Block head (Blockhead bags),
- Túi Cuộn gấp C-fold (C-fold bag on roll),
- Túi Die Cut handle (Carrier bags).
- Ngoài ra, chúng ta còn tham gia kinh doanh thương mại nguyên liệu nhựa
nguyên sinh (hạt màu, Virgin material, prime materials, raw material), nguyên liệu
nhựa tái chế (Recycled material), máy móc (Cho thuê và bán các loại máy móc: máy
tạo, máy cắt, máy thổi)
1.2.2.3. Công nghệ xử lý rác thải:
Với chiến lược phát triển dòng sản phẩm thân thiện với môi trường, An Phát đã
phối hợp với Viện Vi sinh vật và công nghệ sinh học tiến hành lắp đặt hệ thống xử
lý nước thải tiên tiến thân thiện với môi trường.
Với công nghệ này, Công ty đã có một hệ thống xử lý và cung cấp nước tuần
hoàn khép kín, chi phí thấp, đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp. Hệ
thống xử lý nước thải của An Phát có công suất thiết kế xử lý 1.000m3/ ngày, nước
thải sau khi xử lý đạt loại B theo tiêu chuẩn của Việt Nam, có thể tái sử dụng cho
sinh hoạt và sản xuất.
Theo nghiên cứ đánh giá của các chuyên gia trong ngành nhựa Việt Nam và
trên thế giới thì để rửa sạch 1.000kg phế liệu cần sử dụng khoảng 20m3 nước sạch
cùng một lượng lớn hóa chất tẩy rửa chuyên dụng. Điều này sẽ làm cho chi phí sản
Công ty cổ phần nhựa và môi trường xanh An Phát
10
Sinh viên: Hoàng Thị Đức Khánh Báo cáo thực tập tổng hợp
Lớp: Kế toán 48B
xuất tăng cao, lợi nhuận giảm. Theo tính toán của An phát, để xử lý sạch khoảng
1000 tấn nhựa 1 tháng, phải cần sử dụng 20.000 m3 nước sạch với chi phí khoảng
600.000.000 đồng đến 900.000.000 đồng. Đồng thời cũng phải mất một khoản kinh
phí rất lớn để xử lý toàn bộ nước thải. Với công nghệ xử lý nước tuần hoàn khép
kín, thân thiện với môi trường mà Công ty đã triển khai áp dụng, vấn đề này đã
được giải quyết khá triệt để và hiệu quả.

Với hệ thống xử lý nước thải này, An Phát tin rằng giá thành sản phẩm tái
chế sẽ được giảm đáng kể, đem đến cho khách hàng lợi thế về giá cả cạnh tranh.
Không chỉ có vậy, hệ thống cũng sẽ góp phần tích cực vào việc đáp ứng các tiêu
chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng sản phẩm và môi trường làm việc sản xuất,
điều này đang và sẽ giúp sản phẩm của công ty dễ dàng đáp ứng yêu cầu chặt chẽ
của các nước đối tác như các nước thuộc khu vực châu âu, Mỹ, Australia… Đồng
thời hệ thống đang góp phần cải thiện điều kiện môi trường làm việc, đảm bảo sức
khỏe cho công nhân viên sản xuất, nâng cao năng suất lao động.
Sơ đồ 2: Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải
Công ty cổ phần nhựa và môi trường xanh An Phát
11
Sinh viên: Hoàng Thị Đức Khánh Báo cáo thực tập tổng hợp
Lớp: Kế toán 48B
1.2.3. Quan hệ của công ty với các nhà cung cấp và khách hàng:
1.2.3.1 Nhà cung cấp của công ty:
Là một doanh nghiệp sản xuất tương đối lớn, công ty luôn chú trọng phát triển
hệ thống các nhà cung cấp ổn định, uy tín. Hạt nhựa, hạt màu, phụ gia, mực in, vật
tư, máy móc… là những mặt hàng mà công ty thường xuyên phải nhập về. Trong
đó có một số mặt hàng như hạt nhựa , hạt màu, máy thổi, máy cắt, máy trộn…
thường được công ty nhập khẩu từ một số nhà cung cấp ở nước ngoài như Chevron
Phillips Singapore Chemical, Mitsui & Co.,LTD, công ty Titan polyethelene,…còn
lại các mặt hàng như công cụ dụng cụ và một số nguyên vật liệu khác thì thường
được mua từ các nhà cung cấp trong nước.
Do đặc điểm phân bố địa điểm sản xuất: ba nhà máy của công ty đều đóng tại
khu công nghiệp Nam Sách- Hải Dương nên các nhà cung cấp trong nước của công
ty cũng chủ yếu là những công ty và đại lý tại địa bàn Hải dương và các tỉnh, thành
phố lân cận.
1.2.3.2. Thị trường tiêu thụ của công ty:
Thị trường tiêu thụ của công ty được chia làm hai mảng lớn: thị trường nội địa
và thị trường xuất khẩu.

Trong nước, công ty khai thác tối đa các thị trường mục tiêu. Thị trường bán lẻ
với mặt hàng chợ và các đại lý bán lẻ rộng khắp. Thị trường bán buôn với hệ thống
các đại lý phân phối tại Nghệ An, Thanh Hóa, Nam định, Ninh Bình, Hà Nội, Hải
Dương, Hải Phòng…Tất cả đã tạo nên một hệ thống kênh phân phối hiệu quả mang
lại một khoản lợi nhuận hàng năm cho công ty khoảng 5 tỷ VNĐ.
Với tổng doanh thu trong 2 năm gần đây là trên 22 tỷ VNĐ, trong đó có tới hơn
80% là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng nước ngoài. Điều
này xuất phát từ đặc thù sản phẩm là mặt hàng nhựa tái chế, nhựa cao cấp, các sản
phẩm của công ty chủ yếu là được xuất khẩu. Và nhờ được đầu tư công nghệ cao
ngay từ đầu, các sản phẩm nhựa An Phát dễ dàng đáp ứng được các yêu cầu gắt gao
của thị trường Mỹ và châu Âu…Dưới đây là một số bạn hàng nước ngoài lớn mà
công ty đã cung cấp trong tháng 1/2010:
Công ty cổ phần nhựa và môi trường xanh An Phát
12
Sinh viên: Hoàng Thị Đức Khánh Báo cáo thực tập tổng hợp
Lớp: Kế toán 48B
Bảng 2: Danh sách khách hàng nước ngoài và
doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ tháng 1/2010
Khách hàng nước ngoài
Doanh thu
tháng 1/2010
Achaika
73 233 160
Aspects shop supplies limited 415 158 328
Ardale international ltd
704 248 120
Ocimex AB
310 102 290
Euro enterprise S.R.O Pavel Zlamal
896 113 573

Ekoplast sarl
421 561 942
Evenplast S.A.S
2 776 066 180
Geordian ltd
720 278 185
Ismail Fawaz
419 570 183
Kompol sp.z.o.o. 589836389
Lesand international p/l
106 784 832
Malipac vertriebs – gmbh
400 113 005
Nippon giken industrial co.,ltd
2 163 339 701
Công ty cổ phần nhựa và môi trường xanh An Phát
13
Sinh viên: Hoàng Thị Đức Khánh Báo cáo thực tập tổng hợp
Lớp: Kế toán 48B
Publi embal 2285059411
As prime parter 980 786 023
…. …
1.3.TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH
DOANH VÀ KIỂM SOÁT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI
TRƯỜNG XANH AN PHÁT:
1.3.1. Cơ cấu tổ chức và ban lãnh đạo của công ty:
Công ty cổ phần nhựa và môi trường xanh An Phát được thành lập và hoạt động
theo mô hình của công ty cổ phần tại Luật doanh nghiệp 2005, theo đó công ty có
mô hình tổ chức:
a) Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả các cổ đông có vốn góp tại công ty.

Là cơ quan có quyền lực cao nhất công ty, đại hội đồng cổ đông sẽ bao gồm cáo cổ
đông có thẩm quyền tham dự thwo quy đinh của điều lệ công ty.
Đại hội đồng cổ đông sẽ thông qua quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức
biểu quyết tại cuộc họp khi được số cổ đông đại diện ít nhất 80% tổng số phiếu biểu
quyết của tất cả các cổ đông dự họp chấp thuận.
Đại hội đồng cổ đông cũng tham gia đóng góp ý kiến xây dựng và biểu quyết
thông qua điều lệ tổ chức hoạt động của công ty và định hướng phát triển của công
ty. Bên cạnh đó kiểm soát hoạt động của Hội đồng thành viên và Ban kiểm soát.
b) Hội đồng quản trị công ty bao gồm 5 thành viên gồm:
- Ông Phạm Anh Dương: Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty
- Ông Nguyễn Đức Dũng: Thành viên HĐQT - Tổng giám đốc công ty
- Ông Nguyễn Lê Trung: Thành viên HĐQT – Kế toán trưởng
- Ông Phạm Hoàng Việt: Thành viên HĐQT – Trưởng ban thu mua
- Ông Vũ Cao Thăng: Thành viên HĐQT – Phó giám đốc TTKD
Công ty cổ phần nhựa và môi trường xanh An Phát
14
Sinh viên: Hoàng Thị Đức Khánh Báo cáo thực tập tổng hợp
Lớp: Kế toán 48B
Hội đồng quản trị công ty là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ
vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
c) Chủ tịch Hội đồng quản trị: ông Phạm Ánh Dương. Là người có quyền lực
cao nhất trong hội đồng quản trị.
d) Tổng Giám đốc: Ông Nguyễn Đức Dũng. Là người điều hành mọi hoạt động
kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực
hiện quyền và nghĩa vụ được giao.
e) Trung tâm kinh doanh: bao gồm Phòng Xuất nhập khẩu, Phòng Kinh doanh
nội địa chịu trách nhiệm về tiêu thụ hàng hóa của công ty và Ban Thu mua chịu
trách nhiệm cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất.
Ngoài ra, trung tâm kinh doanh còn chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch,

phương án kinh doanh, tính giá bán thành phẩm, soạn thảo các hợp đồng kinh tế,
tổng hợp báo cáo tiêu thụ hàng; tham gia đề xuất với giám đốc kinh doanh các quy
chế quản lý nội bộ, tham mưu cho giám đốc về các nghiệp vụ hoạt động kinh doanh.
- Phó tổng giám đốc kinh doanh kiêm Giám đốc Trung Tâm kinh doanh: Phạm
Hoàng Việt chịu trách nhiệm điều hành trung tâm kinh doanh, soạn thảo một số quy
định về hoạt động của trung tâm kinh doanh.
f) Phòng Hành chính – Tổng hợp: bao gồm Phòng hành chính – Tổng hợp tại
Nhà máy số 1, Phòng hành chính – tổng hợp tại nhà máy số 2, Phòng hành chính
tổng hợp tại nhà máy thứ 3 và Phòng hành chính – tổng hợp tại Văn phòng Hà Nội
chịu trách nhiệm về các công việc hành chính – tổng hợp của công ty. Chịu trách
nhiệm về quản lý các thủ tục, quy trình theo điều lệ của công ty.
- Trưởng phòng hành chính – tổng hợp: Bà Nguyễn Thị Tiện
g) Phòng kế toán: bao gồm phòng kế toán của nhà máy số 1, phòng kế toán của
nhà máy số 2, phòng kế toán nhà máy số 3 và phòng kế toán của Văn phòng đại
diện. Chức năng, nhiệm cụ của phòng kế toán:
- Quan sát, thu nhận và ghi chép một cách có hệ thống hoạt động kinh doanh
hàng ngày các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các sự kiện kinh tế khác. Phân loại các
Công ty cổ phần nhựa và môi trường xanh An Phát
15
Sinh viên: Hoàng Thị Đức Khánh Báo cáo thực tập tổng hợp
Lớp: Kế toán 48B
nghiệp vụ và sự kiện kinh tế thành các nhóm và các loại khác nhau, việc phân loại
này có tác dụng giảm được khối lượng lớn các chi tiết thành dạng cô đọng và hữu
dụng
- Tổng hợp các thông tin đã phân loại thành các báo cáo kế toán đáp
ứng yêu cầu của người ra các quyết định, cung cấp và giải thích các thông tin kinh
tế cần thiết cho việc ra các quyết định.
Kế toán trưởng: Ông Nguyễn Lê Trung , chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt
động tài chính kế toán của công ty, phản ánh giám sát các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh thường xuyên, từ đó lập các báo cáo tài chính kế toán, các bảng thống kê hàng

tháng và hàng quý, đưa ra kế hoạch tài chính cho công ty.
h)Nhà máy sản xuất số 1: tại Lô 8 Khu công nghiệp Nam sách, Ái Quốc, Hải
Dương
- Diện tích: khoảng 10.000 m
2
với các nhà nhà máy và các tổ sản xuất bao
gồm: Các tổ sản xuất
+ Bộ phận tạo: Gồm 2 nhà máy tạo hạt tái chế
+ Bộ phận thổi: Thổi Năng suất, Thổi chất lượng, Thổi hiệu quả
+ Bộ phận cắt: Cắt năng suất, Cắt chất lượng, Cắt hiệu quả
- Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm về kỹ thuật sản xuất, về trang thiết bị máy
móc của công ty.
- Phòng KCS: Chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm của công ty từ
khâu nhập nguyên vật liệu đến khi sản phẩm được xuất xưởng.
- Số lượng cán bộ công nhân viên của nhà máy số 1 khoảng: 400 cán bộ, công
nhân viên.
- Sản lượng của nhà máy số 1 tính đến tháng 6/2008 đạt khoảng: 500 tấn sản
phẩm/ tháng
- Ban lãnh đạo nhà máy số 1 bao gồm:
+ Ông Chu Thái Sơn: Giám đốc nhà máy
+ Ông Nguyễn Kim Dương: Phó Giám đốc
+ Ông Cao Văn Cường: Phó giám đốc
Công ty cổ phần nhựa và môi trường xanh An Phát
16
Sinh viên: Hoàng Thị Đức Khánh Báo cáo thực tập tổng hợp
Lớp: Kế toán 48B
i) Nhà máy sản xuất số 2 tại Cụm công nghiệp An Đồng, Nam Sách, Hải
Dương
- Diện tích: 20.000m
2

được xây dựng với cơ cấu tổ chức tương tự như nhà
máy số 1. Hiện nhà máy số 2 bắt đầu được đưa và hoạt động thử nghiệm từ
1/4/2008, công suất thiết kế của nhà máy số 2 khoảng 900 tấn sản phẩm/ tháng
- Ban lãnh đạo nhà máy số 2 bao gồm:
+ Ông Phạm Thành Quang: Giám đốc nhà máy
+ Ông Trần Hoàng Hoan: Phó Giám đốc
+ Ông Bùi Minh Hải: Phó Giám đốc
j) Nhà máy sản xuất số 3 tại Cụm công nghiệp An Đồng được khởi công xây
dựng vào tháng 12 năm 2008 và hoàn thành vào tháng 9 năm 2009. Nhà máy
chuyên sản xuất phụ gia Ca Co
3
và bạt Taphulin.
- Diện tích: 25.000 m
2
Nhà máy 3 sẽ tập trung cho ra đời chủng loại túi cuộn,
túi zipper cao cấp, phục vụ ngành thực phẩm, y tế hay điện tử tại 2 thị trường chính
là Châu Âu và Mỹ. Đồng thời, cũng tại đây, An Phát đã và đang tiến hành nghiên
cứu, sản xuất loại túi nylon tự hủy – một sản phẩm thân thiện với môi trường.
1.3.2. Cơ cấu lao động và trình độ lao động của công ty:
Là một doanh nghiệp cổ phần mới được thành lập cơ cấu lao động của
công ty tương đối trẻ. . Với trên 1000 công nhân viên, trong năm 2009, công ty hiện
đang có một nguồn nhân lực mạnh mẽ.
Bảng 3: Cơ cấu lao động và trình độ lao động của công ty
tại thời điểm cuối năm 2009:
Bộ phận Số lượng
Trình độ
Đại
học
Cao
đẳng

Trung
cấp và phổ
thông
1. Văn phòng hà nội 34 82.35% 5.88% 11.76%
2. Nhà điều hành 45 66.67% 22.22% 11.11%
3. Nhà máy 1 425 1.18% 4.71% 94.12%
4. Nhà máy 2 372 3.72% 5.91% 91.37%
5. Nhà máy 3 124 6.45% 6.45% 87.1%
Công ty cổ phần nhựa và môi trường xanh An Phát
17

×