Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

VIỆN CÔNG TỐ CỘNG HOÀ PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.57 KB, 10 trang )

VIỆN CÔNG TỐ CỘNG HOÀ PHÁP
(trích phần dân sự).
TS. Đỗ Văn Dương
Phó Viện trưởng Viện khoa học kiểm sát
Viện kiểm sát nhân dân tối cao

3.2. Vị trí vai trò của Viện công tố trong lĩnh vực dân sự
Ở Pháp, vai trò của Viện công tố trong việc giải quyết các vụ việc dân sự chủ yếu được
quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự của nước Cộng hoà Pháp, được ban hành lần đầu
vào năm 1806 (sau đây viết tắt là BLTTDS Pháp). Trong Bộ luật này dành riêng một
Thiên quy định về Viện Công tố (Thiên XIII - Quyển thứ nhất Quy định chung đối với
tất cả các Toà án), ngoài ra còn có các quy định rải rác ở các điều luật khác trong Bộ
luật. Theo quy định của BLTTDS, vai trò của Viện Công tố được thể hiện trên các
phương diện cơ bản sau đây
3.2.1. Vị trí của Viện Công tố
Điều 421 của BLTTDS quy định: " Viện Công tố có thể tham gia tố tụng như một bên
đương sự chính hoặc tiến hành tố tụng kiểm sát việc tuân thủ pháp luật. Viện Công tố
đại diện cho người khác trong những trường hợp pháp luật quy định" , Căn cứ vào quy
định này, thì Viện Công tố có thể tham gia vào quan hệ tố tụng dân sự với tư cách là
bên tham gia tố tụng hoặc với tư cách là cơ quan tiến hành tố tụng. Với tư cách là bên
tham gia tố tụng, theo quy định tại các Ðiều 422 và Ðiều 423 của BLTTDS, thì " Viện
Công tố chủ động tham gia tố tụng trong những trường hợp do pháp luật quy định.
Ngoài những trường hợp pháp luật quy định. Viện Công tố có thể tham gia tố tụng để
bảo vệ trật tự công khi có những hành vi xâm hại trật tự công". Khi tham gia tố
tụng,Viện Công tố có những tuyến và nghĩa vụ như đương sự
Với tư cách là cơ quan tiến lành tố tụng, theo quy định tại Ðiều 424 của BLTTDS (sửa
đổi theo Sắc lệnh số 81- 500 ngày 12/ 5/ 1981) thì "Viện Công tố là cơ quan tiến hành
tố tụng khi can thiệp để Phát biểu ý kiến của mình về việc áp dụng pháp luật trong một
vụ việc cụ thể mà mình được thông báo". Điều 425 BLTTDS qui định:
Viện Công tố phải được thông báo:
1. Về những vụ việc có liên quan đến quan hệ con cái, đến tổ chức việc giám hộ người


vị thành niên, đến việc cử và thay đổi giám hộ người thành niên;
2. Về các thủ tục trong việc tạm đình chỉ truy tố thanh quyết toán nợ, về các vụ phá
sản cá nhân hoặc các chế tài khác và về các thủ lực xử lý phá sản doanh nghiệp, cũng


như về những lý do liên quan đến trách nhiệm tài chính của những người điều hành
doanh nghiệp đối với các pháp nhân"
Viện Công tố còn phải được thông báo về tất cả các vụ việc trong đó theo luật, cần có
ý kiến của Viện Công tố. Ngoài các vụ việc Viện Công tố phải được thông báo, biểu
426 BLTTDS còn quy định: "Viện Công tố cũng có thể yêu cầu được thông báo về mọi
việc khác mà Viện Công tố xét thấy cần phải can thiệp". Ðiều 427 có quy định: "Thẩm
phán có thể chủ động quyết định thông báo một vụ việc cho Viện Công tố. Về thủ tục
thông báo vụ việc dân sự cho Viện Công tố, các Ðiều 428 và 429 của BLTTDS quy
định: việc thông báo cho Viện Công tố được thực hiện theo quyết định của Thẩm phán,
trừ khi có quy định riêng phải thông báo kịp thời để khỏi làm chậm trễ việc xét xử.
Khi thông báo cho Viện Công tố phải thông báo cả ngày mở phiên toà.
Trích BLTTDS CH Pháp
Article 421
The public prosecutor may act as a main party or intervene as joining party. He
represents others in cases prescribed by law.
Viện Công tố có thể tham gia tố tụng như một bên đương sự chính hoặc tiến
hành tố tụng kiểm sát việc tuân thủ pháp luật. Viện Công tố đại diện cho người khác
trong những trường hợp pháp luật quy định.

CHAPTER I
THE PUBLIC PROSECUTOR AS THE MAIN PARTY

Article 422
The public prosecutor acts sua sponte in matters prescribed by law.
Viện Công tố chủ động tham gia tố tụng trong những trường hợp do pháp luật

quy định.

Article 423
Further to these matters, he may act to defend the public order where the acts
infringe the latter.
Ngoài những trường hợp pháp luật quy định. Viện Công tố có thể tham gia tố
tụng để bảo vệ trật tự công khi có những hành vi xâm hại trật tự công.


CHAPTER II
THE PUBLIC PROSECUTOR AS JOINING PARTY
Với tư cách là cơ quan tiến hành tố tụng

Article 424 (Decree n°81-500 of 12 May 1981, Article 14, Official Journal of 14 May
1981, amendment JORF of 21 May 1981)
The public prosecutor may be a joining party where he intervenes to give his
opinion on the application of the law in a matter that is brought to his attention.
Viện Công tố là cơ quan tiến hành tố tụng khi can thiệp để phát biểu ý kiến của
mình về việc áp dụng pháp luật trong một vụ việc cụ thể mà mình được thông báo.

Article 425 (Decree n°81-500 of 12 May 1981, Article 15, Official Journal of 14 May
1981, amendment JORF of 21 May 1981) (Decree n°82-327 of 9 April 1982, Article
33, Official Journal of 11 April 1982) (Decree n°85-1388 of 27 December 1985,
Article 182, Official Journal of 29 December 1985)
The public prosecutor must be intimated of:
1° Matters relating to parentage, to the organisation of the guardianship, to the
institution or modification of the guardianship of the of age individuals;
2° Proceedings for provisional stay of prosecution and general discharge of
liabilities, personal bankruptcy or other penalties and, with regard to corporate entities,
proceedings relating to a court-ordered receivership or liquidation of assets,

proceedings relating to court-ordered turnaround and liquidation as well issues relating
to the financial responsibility of company directors. The public prosecutor must further
be intimated of all matters in relation to which the law provides that he must give his
opinion.
Viện Công tố phải được thông báo:
1. Về những vụ việc có liên quan đến quan hệ con cái, đến tổ chức việc giám hộ
người vị thành niên, đến việc cử và thay đổi giám hộ người thành niên;
2. Về các thủ tục trong việc tạm đình chỉ truy tố thanh quyết toán nợ, về các vụ
phá sản cá nhân hoặc các chế tài khác và về các thủ lực xử lý phá sản doanh nghiệp,
cũng như về những lý do liên quan đến trách nhiệm tài chính của những người điều
hành doanh nghiệp đối với các pháp nhân.


Article 426
The public prosecutor may be intimated of such other matters in relation to
which he judges that he must intervene.
Viện Công tố cũng có thể yêu cầu được thông báo về mọi việc khác mà Viện
Công tố xét thấy cần phải can thiệp.

Article 427 The judge may sua sponte decide to intimate a matter to the public
prosecutor.
Thẩm phán có thể chủ động quyết định thông báo một vụ việc cho Viện Công
tố.

Article 428
The intimation to the public prosecutor must, save where special provisions
apply, be carried out with the initiative of the judge. It must be done in due time so as
not to delay the judgement.
Việc thông báo cho Viện Công tố được thực hiện theo quyết định của Thẩm
phán, trừ khi có quy định riêng phải thông báo kịp thời để khỏi làm chậm trễ việc xét

xử.

Article 429
Where the intimation took place, the public prosecutor will be notified of the
date of the hearing.
Khi thông báo cho Viện Công tố phải thông báo cả ngày mở phiên toà.

3.2. 2. Về việc tham dự phiên toà của Viện Công tố
Điều 431 và Điều 443 của BLTTDS quy định: Viện Công tố chỉ phải dự phiên toà
trong những trường hợp Viện Công tố tham gia tố tụng với tư cách là bên đương sự
chính tham gia tố tụng hoặc đại diện cho người khác hoặc khi pháp luật quy định Viện
Công tố phải có mặt tại phiên toà. Trong các trường hợp khác, Viện Công tố có thể
chuyển ý kiến của mình cho Toà án bằng kết luận viết. Viện Công tố khi tiến hành tố


tụng sẽ phát biểu cuối cùng. Nếu không thể phát biểu ngay lúc ấy, Viện Công tố có thể
đề nghị sẽ phát biểu trong một phiên toà sau.
Riêng đối với thủ tục giải quyết việc dân sự, theo quy định tại các Ðiều 798 và Điều
800 của BLTTDS: Viện Công tố phải được thông báo về những việc dân sự Toà án thụ
lý và giải quyết. Nếu có tranh tụng, đại diện Viện Công tố phải được tham dự.
3.2.3. Về kháng nghị giám đốc thẩm của Viện Công tố
Kháng nghị giám đốc thẩm là nhằm yêu cầu Toà Phá án giám đốc bản án bị kháng
nghị vì đã xét xử không đúng pháp luật. Đối tượng bị kháng nghị giám đốc thẩm là
những bản án chung thẩm. Điều 611 BLTTDS quy định: "Các bản án dân sự bị kháng
nghị giám đốc thẩm dù rằng bản án đã tuyên có lợi hoặc bất lợi cho một người không
phải là một bên đương sự trong vụ kiện".
Về thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm Điều 618-1 của BLTTDS quy định Viện
trưởng Viện Công tố bên cạnh Toà Phá án có quyền kháng nghị giám đốc thẩm trước
Toà Phá án vì lợi ích cửa pháp luật và yêu cầu Viện Công tố bên cạnh toà án đã ra bản
án tống đạt kháng nghị cho các bên. Thư ký Toà án tống đạt kháng nghị của Viện Công

tố bằng thư bảo đảm có yêu cầu xác nhận. Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm theo
quy định tại Ðiều 612 BLTTDS là hai tháng, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác.
Đối với những bản án xét xử vắng mặt thì thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm tính từ
ngày hết hạn kháng án vắng mặt. Ðể bảo đảm quyền kháng nghị của Viện Công tố,
BLTTDS có quy định: "Trường hợp giải quyết việc dân sự, quyết định phải tống đạt
cho các đương sự và người thứ ba có quyền lợi liên quan, cũng như phải tống đạt cho
Viện Công tố trong trường hợp luật quy định Viện Công tố có quyền kháng nghị".
3. 2. 4. Vấn đề ủy thác tư pháp và vai trò của Viện Công tố
Theo BLTTDS Pháp, Viện Công tố là cơ quan chịu trách nhiệm trong việc chuyển
quyết định uỷ thác tư pháp quốc tế, bao gồm hai trường hợp uỷ thác tư pháp gửi ra
nước ngoài và ủy thác tư pháp của nước ngoài.
Trong trường hợp ủy thác tư pháp gửi ra nước ngoài theo quy định tại các điều 733,
734 và 735 của BLTTDS thì Thẩm phán có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của các
đương sự, nhờ tiến hành các biện pháp thẩm cứu cũng như mọi hành vi tố tụng khác
bằng cách ủy thác cho mọi Toà án có thẩm quyền của nước ấy hoặc cho các cơ quan
ngoại giao hoặc lãnh sự của Pháp. Khi thực hiện ủy thác tư pháp gửi ra nước ngoài,
thư ký Toà án ủy thác gửi cho Viện Công tố một bản sao quyết định ủy thác tư pháp
kèm theo một bản dịch theo yêu cầu của các bên. Viện Công tố phải chuyển ngay
quyết định uỷ thác tư pháp cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp để chuyển đi, trừ trường hợp
theo điều ước quốc tế quy định có thể chuyển thẳng cho ủy thác tư pháp cho cơ quan
có thẩm quyền của nước ngoài.


Trong trường hợp uỷ thác tư pháp của nước ngoài, theo quy định tại các điều 736 và
737 của BLTTDS thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp chuyển cho Viện Công tố nơi cần phải
thực hiện những uỷ thác tư pháp do nước ngoài gửi cho Bộ Tư pháp. Viện Công tố chu
chuyển ngay ủy thác tư pháp ấy đến Toà án có thẩm quyền để thực hiện Viện Công tố
phải bảo đảm tôn trọng các nguyên tắc chỉ đạo trong việc thực hiện uỷ thác tư pháp.
Khi có vi phạm các nguyên tắc chỉ đạo tố tụng, Viện Công tố có thể yêu cầu Thẩm

phán được ủy thác bãi bỏ những biện pháp đã thực hiện và hủy bỏ những văn bản xác
nhận việc thực hiện ủy thác tư pháp. Nếu uỷ thác tư pháp được chuyển không hợp
thức, Viện Công tố cũng có quyền yêu cầu Thẩm phán được uỷ thác từ chân thực hiện.
Thẩm phán có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu của Viện Công tố. Quyết
định từ chối thực hiện ủy thác tư pháp hoặc hủy bỏ những văn bản xác nhận việc thực
hiện, bãi bỏ các biện pháp đã thi hành, hoặc từ chối việc bãi bỏ ấy, phải ghi rõ căn cứ.
Viện Công tố có quyền kháng nghị phúc thẩm đối với quyết định này thời hạn kháng
nghị là mười lăm ngày và không được kéo dài vì lý do đường xa. .
3.2.5. Vai trò của Viện Công tố trong việc giải quyết một số vụ việc dân sự cụ thể
a. Vụ việc về quốc tịch của các thể nhân
Theo quy định tại các điều từ Điều 1040 đến Điều 1044 của BLTTDS thì viện Công tố
có quyền kháng nghị yêu cầu Toà tuyên bố một người có hoặc không có quốc tịch
Pháp, ngược lại công dân cũng có quyền kiện ra Viện Công tố về việc Nhà nước công
nhận hay không công nhận quốc tịch Pháp của mình, mà không ảnh hưởng tới quyền
tham gia tố tụng của tất cả những người có liên quan.
Khi một Toà án tư pháp thụ lý một yêu cầu phụ về quốc tịch mà Toà không có thẩm
quyền giải quyết, nhưng giải quyết vấn đề quốc tịch là cần để giải quyết vụ kiện, thì
phải chuyển vụ việc này cho Viện Công tố. Viện Công tố sẽ thông báo bằng kết luận
viết có nêu lý do đồng ý hay không đồng ý cho giải quyết vấn đề quốc tịch trước khi
mở Phiên toà.
Nếu có vấn đề quốc tịch do một bên đương sự nêu ra trước Toà án mà toà án này từ ấy
cần phải giải quyết trước khi mở phiên toà, thì Toà án yêu cầu đương sự đến khiếu
kiện tại Toà sơ thẩm có thẩm quyền hoặc trình bày với Viện trưởng Viện Công tố bên
cạnh toà sơ thẩm trong thời hạn một tháng. Nếu một người mà quốc tịch bị nghi ngờ
tuy có giấy chứng nhận quốc tịch Pháp hoặc nếu vấn đề quốc tịch được mặc nhiên nêu
lên, Toà án thụ lý về nội dung sẽ cho thời hạn một tháng để Viện Công tố đưa vụ kiện
ra trước Toà sơ thẩm có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện về quốc tịch
b. Vụ việc về giấy tờ hộ tịch
- Về thủ tục cải chính giấy tờ, hộ tịch
Theo quy định tại các điều 1046, 1047, 1048, 1049 và 1050 của BLTTDS thì Chánh án

hoặc Toà án có thẩm quyền theo lãnh thổ có quyền ra lệnh cải chính giấy tờ hộ tịch


hoặc cải chính một bản án về hộ tịch cũng có thẩm quyền ra lệnh cải chính mọi giấy tờ
đã có những sai sót hoặc thiếu sót trong bản gốc; kể cả những giấy tờ được lập hoặc
sao lại ngoài phạm vi thẩm quyền quản hạt của Toà án. Viện trưởng Viện Công tố có
thẩm quyền theo lãnh thổ để tiến hành cải chính những sai sót hoặc thiếu sót thực tế
trong các giấy tờ hộ tịch được quy định như sau (Điều 1050)
- Viện trưởng Viện Cộng tố có thẩm quyền theo lãnh thổ để tiến hành cải chính những
sai sót hoặc thiếu sót thực tế trong các giấy tờ hộ tịch là Viện trưởng Viện Công tố nơi
lập giấy tờ hộ tịch;
- Viện trưởng Viện Công tố có thẩm quyền theo lãnh thổ để tiến hành cải chính những
sai sót hoặc thiếu sót thực tế trong các giấy tờ hộ tịch lưu giữ tại cơ quan hộ tịch của
Bộ Ngoại giao là Viện trưởng Viện Công tố nơi đặt trụ sở của cơ quan hộ tịch Bộ
Ngoại giao;
- Viện trưởng Viện Công tố có thẩm quyền theo lãnh thổ để tiến hành cải chính những
sai sót hoặc thiếu sót thực tế trong các văn bản thay thế giấy tờ hộ tịch của người tỵ
nạn hoặc người không có quốc tịch là Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Toà sơ thẩm
thẩm quyền rộng Paris.
Tuy pháp luật quy định việc xác định viện trưởng Viện Công tố có thẩm quyền theo
lãnh thổ để tiến hành cải chính giấy tờ hộ tịch như đã nêu trên, nhưng đơn xin cải
chính hộ tịch bao giờ cũng có thể gửi đến Viện trưởng Viện Công tố nơi cư trú của
đương sự để chuyển đến Viện trưởng Viện Công tố có thẩm quyền theo lãnh thổ.
Ðương sự có thể gửi đơn xin cải chính hộ tịch đến Viện trưởng Viện Công tố để
chuyển đến Toà án có thẩm quyền, cũng có thể gửi đơn trực tiếp đến Toà án.
Thầm phán có thể ra lệnh và Viện Công tố có thể đưa vào dự sự mọi người có liên
quan cũng như triệu tập hội đồng gia đình.
Trong mọi trường hợp, Viện Công tố đều có quyền kháng nghị.
Viện Công tố có trách nhiệm chuyển ngay phần quyết định của bản án cho phép cải
chính hộ tịch cho cán bộ hộ tịch lưu giữ sổ hộ tịch, nơi đăng ký giấy tờ hộ tịch đã cải

chính.
- Vấn ðề thay đổi tên
Theo quy định tại Ðiều 1055-1, Điều 1055-2 và Ðiều 1055-3 của BLTTDS thì đơn xin
đổi tên phải gửi Tòa án tại địa phương, nơi đã khai sinh hoặc nơi cư trú của đương sự.
Nếu giấy khai sinh do cơ quan hộ tịch của Bộ Ngoại giao lưu giữ, thì đơn xin đổi tên
phải gửi Tòa án, nơi đặt trụ sở của cơ quan hộ tịch Bộ Ngoại giao. Đơn xin đổi tên
thuộc loại việc dân sự. Viện Công tố có quyền kháng nghị bản án cho phép thay đổi
tên.


Phần quyết định của bản án cho phép thay đổi tên sẽ do Viện trưởng Viện Công tố
chuyển giao cho cán bộ hộ tịch lưu giữ giấy khai sinh của đương sự.
- Vụ việc về quan hệ huyết thống và trợ cấp nuôi dưỡng
Theo quy định tại điều 1152 của BLTTDS Pháp thì bố mẹ có thể cùng khai nhận con
ngoài giá thú trước Thẩm phán về hôn nhân và gia đình tại nơi cư trú của trẻ. Thẩm
phán thông báo ngay cho Viện trưởng Viện Công tố, nơi sinh của đứa trẻ để cho ghi
vào lề giấy khai sinh.
Điều 1153-1 còn quy định: Viện Công tố thay mặt nhà, nước trong các vụ kiện truy
nhận cha cho con trong trường hợp người truy nhận cha không có người thừa kế hoặc
khước từ thừa kế.
Việc cấp giấy tờ xác nhận con chính thức hoặc con ngoài giá thú do Thẩm phán quyết
định. Khi cấp giấy tờ xác nhận này, Thẩm phán thông báo ngay cho Viện trưởng Viện
Công tố, nơi đang giữ giấy khai sinh của đương sự. Viện trưởng Viện Công tố cho ghi
bên lề giấy khai sinh về quan hệ huyết thống của đương sự (Ðiều 1157-1) .
c. Vụ việc về nhận con nuôi
Việc xin nhận con nuôi thuộc loại việc dân sự. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc
nhận con nuôi là Tòa án nơi cư trú của người xin nhận con nuôi, nếu người này ở
Pháp; hoặc Tòa án nơi cư trú của người được nhận làm con nuôi, nếu người xin nhận
con nuôi . Ở nước ngoài; hoặc Tòa án Pháp theo sự lựa chọn của người xin nhận con
nuôi, nếu cả người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi đều ở nước ngoài.

Người xin nhận nuôi con nuôi phải có đơn xin nhận nuôi con nuôi. Nếu người được
nhận làm con nuôi đã được đón về nhà người nhận nuôi con nuôi khi chưa đủ mười
lăm tuổi, người xin nhận con nuôi có thể tự mình làm đơn gửi Viện trưởng Viện Công
tố để chuyển đến Tòa án. Đơn xin nhận nuôi con nuôi được xem xét và thảo luận tại
phòng hội đồng, sau khi có ý kiến của Viện Công tố. Viện Công tố có quyền kháng
nghị.
Trường hợp có đương sự kiện yêu cầu hủy quyết định cho nhận nuôi con nuôi, thì vụ
kiện sẽ được tiến hành theo thủ tục tố tụng giải quyết án dân sự. Vụ kiện được xem xét
và thảo luận tại phòng hội đồng sau khi có ý kiến của Viện Công tố.
d. Vụ việc về áp dụng biện pháp giáo dưỡng Theo các điều, từ Điều 1181 đến Điều
1200 của BLTTDS thì việc áp dụng biện pháp giáo dưỡng đối với người chưa thành
niên và vai trò của Viện Công tố trong việc giải quyết các loại việc này được quy định
như sau:
- Viện Công tố phải được thông báo về quá trình tố tụng áp dụng biện pháp giáo
dưỡng đối với người chưa thành niên (Điều 1181).


Thẩm phán Toà án vị thành niên, nơi cý trú của bố, mẹ, của người giám hộ của trẻ em
chưa thành niên; của người hay tổ chức nuôi dưỡng trẻ em chưa thành niên, hoặc
Thẩm phán nơi cư trú của trẻ chưa thành niên, tuỳ từng trường hợp, quyết định các
biện pháp giáo dưỡng cần thiết.
Nếu cha, mẹ, người giám hộ hoặc người hay tổ chức nuôi dưỡng trẻ chưa thành niên
thay đổi nơi cư trú hoặc nơi ở, Thẩm phán quyết định các biện pháp giáo dưỡng sẽ là
Thẩm phán nơi cư trú hoặc nơi ở mới của những người nói trên.
Thẩm phán thông báo cho Viện trưởng Viện Công tố về quá trình tố tụng và thông báo
cho bố, mẹ, người giám hộ hoặc người hay tổ chức nuôi dưỡng người chưa thành niên
biết khi những người này không phải là nguyên đơn.
- Viện Công tố có quyền đề nghị Thẩm phán quyết định thực hiện biện pháp điều tra
nghiên cứu về nhân thân người chưa thành niên (Điều 1183)
Thẩm phán nghe bố, mẹ, người giám hộ hoặc người hay đại diện tổ chức nuôi dưỡng

người chưa thành niên và mọi người khác khi thấy cần thiết. Thẩm phán cũng có thể
nghe ý kiến của người chưa thành niên, trừ khi người này còn quá nhỏ tuổi.
Thẩm phán có thể chủ động hoặc theo đề nghị của các đương sự, hoặc của Viện Công
tố, quyết định thực hiện mọi biện pháp điều tra, nhất là cho nghiên cứu về nhân thân
người chưa thành niên, đặc biệt là thông qua điều tra xã hội, xét nghiệm y tế, xét
nghiệm tâm thần, tâm lý, xem xét về cách ứng xử, hoặc về định hướng nghề nghiệp .
- Viện Công có quyền có ý có kiến về việc gia hạn thời hạn giải quyết (Điều 1185).
Thẩm phán phải quyết định xử lý trong thời hạn sáu tháng, kể từ khi quyết định thực
hiện các biện pháp tạm thời, nếu không đứa trẻ sẽ được giao lại cha, mẹ, người giám
hộ, hoặc người hay tổ chức nuôi dưỡng trẻ em.
Nếu thời hạn nói trên không đủ Thẩm phán có thể gia hạn sau khi có ý kiến của Viện
trưởng Viện Công tố
- ViệnCông tố nghiên cứu hồ sơ vào tham gia phiên toà (Điều 1187 và Điều 1189 )
Sau khi nghiên cứu xong, hồ sớ được chuyển cho Viện trưởng Viện Công tố. Trong
thời hạn mười lăm ngày, Viện Công tố chuyển hồ sơ lại cho Thẩm phán kèm theo ý
kiến của Viện Công tố, hoặc nói rõ là Viện Công tố sẽ phát biểu ý kiến tại phiên toà.
Tại phiên toà, vụ việc được xem xét, trong phòng hội đồng sau khi nghe ý kiến của
Viện Công tố.
- Viện Công tố được thông báo về quyết định của Thẩm phán và quyền kháng nghị của
Viện Công tố (Điều 1190, Điều 1191 và Điều 1196):


Quyết định của Thẩm phán được tống đạt trong thời hạn tám ngày cho bố mẹ, người
giám hộ hoặc người hay tổ chức nuôi dưỡng người chưa thành niên và cố vấn của
người chưa thành niên (nếu có). Viện trưởng Viện Công tố cũng được thông báo.
Viện Công bố có quyền kháng nghị trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày được
thông báo quyết định của Toà.
Viện Công tố có quyền kháng nghị phá án đối với quyết định của Toà phúc thẩm vị
thành niên.
Về nguyên tắc Viện Công tố có thể tham gia tố tụng dân sự vào việc xét xử bất cứ vụ

việc gì theo cách nhìn nhận của mình (Điều 426 BLTTDS) . Tuy nhiên, trong những
trường hợp Viện Công tố không phải tham gia với tư cách là đương sự hoặc đại diện
cho người khác, thì khi đó Viện Công tố tham gia với tư cách để kiểm sát việc tuân thủ
pháp luật. Như vậy, trong tố tụng dân sự Pháp, Viện Công tố có vai trò rất quan trọng
trong hoạt động tố tụng dân sự. Sự cần thiết tham gia của Viện Công tố trong hoạt
động này Xuất phát từ nhu cầu bảo vệ lợi ích của Nhà nước (các trường hợp xa hại lợi
ích chung), lợi ích của bên đương sự trong một số trường hợp, nhu cầu giám sát sự
tuân thủ pháp luật từ phía các cơ quan hệ hành tố tụng.



×