Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

skkn tích hợp kiến thức liên môn trong chuyên đề oxi ozon – hóa học 10 ban cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 47 trang )

Sáng kiến khoa học – Năm học 2016-2017

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xu thế phát triển chung của phương pháp dạy học ngày nay là biến chủ thể nhận
thức thành chủ thể hành động. Đặt người học vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học
với quan điểm thầy thiết kế, trò thi công và quá trình dạy học là dạy cách học chứ không
phải dạy kiến thức.
Hoá học là môn khoa học thực nghiệm. Thực tế cho thấy đối với học sinh phổ
thông thì đây là một môn học khó và rất ít học sinh yêu thích. Vì vậy để có thể nâng cao
hứng thú học tập cho học sinh thì giáo viên cần sử dụng tích hợp các môn học trong quá
trình giảng dạy.
Thực hiện nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 hội nghị Trung ương 8
khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Thực hiện chủ trương đổi
mới đồng bộ hình thức dạy học, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả
giáo dục; để tăng cường việc gắn liền dạy học trong nhà trường với thực tiễn cuộc
sống và góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trung học , Bộ
Giáo dục và Đào tạo tổ chức cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các
tình huống thực tiễn”dành cho học sinh trung học và cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích
hợp dành cho giáo viên trung học năm học 2016- 2017”
Thực hiện công văn số của Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình về việc tổ chức
cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn cho học
sinh trung học và cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp cho giáo viên trung học.
Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy tại trường THPT NHO QUAN A, chúng tôi đã
lựa chọn đề tài: “Tích hợp kiến thức liên môn trong chuyên đề oxi- ozon – Hóa học
10- ban cơ bản”
II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
II.1 Mục đích của đề tài
Nghiên cứu thực tế hoạt động dạy và học ở trường phổ thông.
Nêu bật được tầm quan trọng của tích hợp kiến thức liên môn trong chuyên đề.
Xây dựng giáo án dạy học tích hợp liên môn trong chuyên đề.


1


Sáng kiến khoa học – Năm học 2016-2017
II.2. Nhiệm vụ của đề tài
Sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến chuyên đề.
Tìm hiểu hoạt động dạy học chuyên đề ở trường THPT.
III. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Khi đề tài thành công sẽ là tài liệu tham khảo cho học sinh và giáo viên phổ thông
trong việc giảng dạy tích hợp liên môn.
IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
IV.1. Đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Học sinh 10 THPT.
- Chủ thể nghiên cứu: Chuyên đề oxi- ozon- Hoá học 10 THPT.
IV.2.Phạm vi nghiên cứu
Giảng dạy Tích hợp kiến thức liên môn trong chuyên đề oxi- ozon – Hóa học
10- ban cơ bản”
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
V.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phân tích tài liệu thu được, tập hợp các thông tin liên quan đến vai trò, hình
thức, nội dung hoạt chuyên đề
- Sắp xếp các tài liệu thông tin thu thập được theo hệ thống
V.2. Phương pháp điều tra quan sát
Xây dưng phương pháp điều tra
Trao đổi ý kiến với một số giáo viên, học sinh THPT để đánh giá mức độ thành
công của các nội dung thực nghiệm đồng thời tham khảo ý kiến góp ý, tiếp thu ý tưởng
và kinh nghiệm phục vụ cho xây dựng nội dung đề tài, tiến hành các hoạt động giảng
dạy

VI. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho học sinh và giáo viên phổ thông trong việc
giảng dạy tích hợp liên môn.

2


Sáng kiến khoa học – Năm học 2016-2017

PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A - CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
TÊN ĐÈ TÀI:
TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN
TRONG CHUYÊN ĐỀ OXI- OZON – HÓA HỌC LỚP 10- BAN CƠ BẢN
Mục tiêu :
- Hướng dẫn học sinh tham gia dự án
- Thiết kế được dự án học tập để đạt được các yếu tố chính: Kiến thức liên môn
ứng dụng vào thực tiễn, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin.
- Giải thích các vấn đề liên quan giữa kiến thức SGK và thực tiễn cuộc sống trong
bài học.
- Các kiến thức môn học cần thiết khi tham gia dự án: Toán học, vật lý, lịch sử,
sinh học, địa lí, công nghệ, văn học, tin học, giáo dục công dân, âm nhạc, mĩ thuật, thể
dục, giáo dục quốc phòng, thực hành hóa học, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, rèn
luyện kĩ năng sống.
Tính liên môn của dự án:
- Toán học:
+)Tính toán lượng hóa chất phù hợp để làm thí nghiệm đạt kết quả cao.
+ )Biết vận dụng những kiến thức toán học để biến đổi các công thức tính toán về
lượng chất những công thức chuyển đổi giữa các đại lượng để thực hiện 1 bài toán hóa.
+) Tính tỉ khối của O2 so với không khí
- Vật lý:

+) Sự chênh lệch áp suất, tính chát vật lí nặng hơn không khí và tan trong nước
của khí oxi để thu khí bằng phương pháp đẩy nước.
+) Vai trò tia tử ngoại trong quá trình chuyển hóa oxi thành ozon.
- Lịch sử: Học sinh nắm được lịch sử của các nhà bác học nổi tiếng: Mendeleep,
các nhà bác học tìm ra oxi…
3


Sáng kiến khoa học – Năm học 2016-2017
- Sinh học:
+) Biết được các lợi ích của oxi, ozon.
+) Tác hại của ozon đối với sức khỏe con người.
+) Vai trò của cây xanh trong việc cung cấp oxi trong tự nhiên.
- Địa lí:
+) Đặc điểm cấu tạo của tầng khí quyển.
+) Các ngành công nghiệp trọng điểm.
- Công nghệ: Tác dụng oxi trong một số ngành công nghiệp.
- Văn học: Sử dụng các câu thơ, ca dao, tục ngữ, hình thức đóng kịch tạo hứng thú
cho học sinh.
- Tin học: Thiết kế trình chiếu phần mềm Microsoft Powerpoint và chiếu trên máy
chiếu Projector, sử dụng mạng Internet tham khảo, Videoclip mô tả quá trình xây dựng
dự án học tập.
- Giáo dục công dân: Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
nước ta, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các tài nguyên từ đó hình thành ý thức “sống
có trách nhiệm” cho HS.
- Thực hành hóa học: Cách làm thí nghiệm chính xác, an toàn đạt kết quả cao.
- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Con người phải có ý thức bảo vệ môi
trường, tích cực trồng cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi trường để cùng chung tay giữ gìn
ngôi nhà chung của nhân loài.
- Âm nhạc: Vận dụng bài hát nói về bảo vệ môi trường truyền cảm hứng cho học

sinh.
- Giáo dục kĩ năng sống: Các biện pháp phòng chống tác hại của ô nhiễm môi
trường tới sức khỏe con người.
- Mĩ thuật: Học sinh vẽ sơ đồ tư duy củng cố bài học.
- Thể dục: Dựa vào vai trò của oxi với cơ thể từ đó có biện pháp và thời gian tập
thể dụng hợp lí.
4


Sáng kiến khoa học – Năm học 2016-2017
- Giáo dục quốc phòng : Sử dụng an toàn các loại vũ khí gây sát thương (như bom,
mìn…) trong chiến đấu.
Tính thực tiễn của dự án
- Đối với thực tiễn dạy học là: Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới
hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, tăng cường hiệu quả
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
- Đối với thực tiễn đời sống xã hội: Bài học có nội dung phong phú và liên quan
trực tiếp đến đời sống hằng ngày nên từ đó đã phát huy tính tích cực, tư duy sáng tạo và
ý thức chủ động không bị thụ động của học sinh trong thực tế.
Cách tổ chức dạy học
- Tìm hiểu, hệ thống câu hỏi để chuẩn bị cho chuyên đề.
- Hướng dẫn thực hiện dự án.
- Hướng dẫn hoạt động thực tế học sinh.
Chia nhóm chuẩn bị bài tập dự án:
+) Nhóm 1: Đóng kịch “Ai quan trọng hơn”
+) Nhóm 2: Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất cho 3 thí nghiệm:
Điều chế khí O2 trong phòng thí nghiệm.
Đốt cháy Mg trong O2.
Đốt cháy than gỗ trong O2.
+) Nhóm 3: Vẽ sơ đồ tư duy về O2 và O3.

+) Nhóm 4: Báo cáo “Tìm hiểu tác hại của ô nhiễm không khí và biện pháp khắc
phục”.
- Sử dụng công nghệ thông tin.
- Báo cáo hoàn thành dự án.
Phương pháp dạy học
5


Sáng kiến khoa học – Năm học 2016-2017
- Minh họa cụ thể bằng kế hoạch giảng dạy chuyên đề được soạn bằng phần mềm
Microsoft Word và phần mềm Microsoft Powpoint tích hợp các nội dung liên môn để
giải quyết vấn đề bao gồm: Toán học, vật lý, lịch sử, sinh học, địa lí, công nghệ, văn
học, tin học, giáo dục công dân, âm nhạc, mĩ thuật, thể dục, thực hành hóa học, giáo dục
quốc phòng, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
Phương pháp kiểm tra đánh giá
- Giáo viên dựa vào kỹ năng làm việc của nhóm thông qua các hoạt động thực
hiện dự án.
- Giáo viên phân công các nhóm trong việc thực hiện dự án.
- Giáo viên phân công nhóm trưởng quản lý nhóm và báo cáo định kỳ cho giáo
viên qua việc hoạt động nhóm ở lớp và hoạt động nhóm thực tế ở nhà (bài tập dự án, tập
đóng kịch…)
- Giáo viên giám sát quá trình thực hiện dự án, theo dõi quá trình thu thập tài liệu
và hoạt động nhóm thực tế của học sinh để góp ý hoặc điều chỉnh.
- Giáo viên đánh giá học sinh thông qua phiếu bài kiểm tra 15 phút.
Ứng dụng công nghệ thông tin
- Phần mềm Microsoft Powerpoint, Microsoft Word.
- Mạng Internet để tham khảo.
- Sử dụng máy chiếu Projector để trình chiếu.
- Kỹ năng chụp ảnh và quay Videoclip mô tả dự án.
Kết quả giảng dạy

Việc vận dụng kiến thức liên môn ứng dụng vào thực tiễn thông qua các môn học
nhằm đạt được các mục đích sau:
- Môn toán học: Cho học sinh thấy được ứng dụng kiến thức của môn toán học rất
gần gũi với thực tế đời sống khi thực hiện dự án liên môn.
- Môn vật lý: Cho học sinh thấy được kiến thức của môn vật lý là rất đa chiều khi
đặt ra dự án.
6


Sáng kiến khoa học – Năm học 2016-2017
- Môn lịch sử: Thông qua dự án học sinh có thêm cơ hội được tìm hiểu thêm về
lịch sử các nhà bác học nổi tiếng.
- Môn sinh học: Giúp học sinh biết được vai trò cây xanh đối với con người và
sinh vật. Giúp học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, tích cực trồng cây xanh, giữ gìn vệ
sinh môi trường.
- Môn địa lí: Giúp học sinh biết bảo vệ tầng khí quyển.
- Môn công nghệ: Giúp học sinh biết sử dụng nguồn oxi – ozon trong các ngành
công nghiệp.
- Môn văn học: Cho học sinh thấy được kho tàng văn học nước ta hết sức phong
phú và đa dạng trong lĩnh vực tuyên truyền bảo vệ môi trường.
- Môn tin học: Giúp học sinh có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cao hơn
nữa trong việc thực hiện các dự án tiếp theo.
- Môn giáo dục công dân: Tuyên truyền, giáo dục tới các em học sinh từ đó các
em sẽ tuyên truyền tới gia đình và xã hội, giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên nước ta, sử
dụng tiết kiệm và có hiệu quả các tài nguyên.
- Môn thực hành hóa học: Giúp học sinh biết cách làm thí nghiệm chính xác, an
toàn đạt kết quả cao.
- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Con người phải có ý thức bảo vệ môi
trường, tích cực trồng cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi trường để cùng nhau giữ gìn ngôi
nhà chung của nhân loài.

- Giáo dục kĩ năng sống: Các biện pháp phòng chống tác hại của ô nhiễm môi trường
tới sức khỏe con người
- Âm nhạc: Vận dụng bài hát nói về bảo vệ môi trường truyền cảm hứng cho học
sinh.
- Mĩ thuật: Học sinh vẽ sơ đồ tư duy củng cố bài học.
- Thể dục: Dựa vào vai trò của oxi với cơ thể từ đó có biện pháp và thời gian tập thể
dụng hợp lí.
7


Sáng kiến khoa học – Năm học 2016-2017
- Giáo dục quốc phòng : Nguyên tắc hoạt động của các vũ khí gây sát thương trong
chiến đấu.

8


Sáng kiến khoa học – Năm học 2016-2017
B - CƠ SỞ THỰC TẾ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
I. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC:
TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN
TRONG CHUYÊN ĐỀ OXI- OZON – HÓA HỌC LỚP 10- BAN CƠ BẢN
II. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường gặp rất nhiều hiện tượng liên quan đến
kiến thức Hóa học. Hiện nay với sự thay đổi của Bộ Giáo Dục về nội dung các bài thi có
nội dung tích hợp liên môn giữa các môn học. Nhóm giáo viên chúng tôi đã mạnh dạn
đề ra một số giải pháp vận dụng kiến thức các môn: Toán học, vật lý, lịch sử, sinh học,
địa lí, công nghệ, văn học, tin học, giáo dục công dân, âm nhạc, mĩ thuật, thể dục, thực
hành hóa học, giáo dục quốc phòng, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ,rèn luyện kĩ
năng sống để giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến CHUYÊN ĐỀ OXI- OZON –

HÓA HỌC LỚP 10- BAN CƠ BẢN
1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Hướng dẫn học sinh tham gia dự án.
- Thiết kế được dự án học tập để đạt được các yếu tố chính: Kiến thức liên môn
ứng dụng vào thực tiễn, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin.
- Giải thích các vấn đề liên quan giữa kiến thức SGK và thực tiễn cuộc sống trong
bài học.
- Các kiến thức môn học cần thiết khi tham gia dự án: Toán học, vật lý, lịch sử,
sinh học, địa lí, công nghệ, văn học, tin học, giáo dục công dân, âm nhạc, mĩ thuật, thực
hành hóa học, giáo dục quốc phòng, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, rèn luyện kĩ
năng sống.
1.1. Kiến thức
- Toán học: +Tính toán lượng hóa chất phù hợp để làm thí nghiệm đạt kết quả cao.
+ Biết vận dụng những kiến thức toán học để biến đổi các công
thức tính toán về lượng chất những công thức chuyển đổi giữa các đại lượng để thực
hiện 1 bài toán hóa.
9


Sáng kiến khoa học – Năm học 2016-2017
- Vật lý: +Sự chênh lệch áp suất, tính chát vật lí nặng hơn không khí và tan trong
nước của khí oxi để thu khí bằng phương pháp đẩy nước.
+ Vai trò tia tử ngoại trong quá trình chuyển hóa oxi thành zon.
+ Tính tan của O2 trong nước ,màu sắc.
- Lịch sử: Học sinh nắm được lịch sử của các nhà bác học nổi tiếng: Mendeleep,
nhà bác học tìm ra oxi…
- Sinh học : +) Biết được các lợi ích của oxi, ozon.
+) Tác hại của ozon đối với sức khỏe con người.
+) Vai trò của cây xanh trong việc cung cấp oxi.
+) Đặc điểm của hệ sinh thái.

- Địa lí: Đặc điểm tầng khí quyển, vị trí các nhà máy công nghiệp,nhiệt điện trong
nước.
- Công nghệ: Tác dụng oxi trong một số ngành công nghiệp: Hàn cắt kim loại,
luyện thép.
- Văn học: Sử dụng các câu thơ, ca dao, tục ngữ tạo hứng thú cho học sinh.
- Tin học: Thiết kế trình chiếu phần mềm Microsoft Powerpoint và chiếu trên máy
chiếu Projector, sử dụng mạng Internet tham khảo, Videoclip mô tả quá trình xây dựng
dự án học tập.
- Giáo dục công dân: Tuyên truyền ,giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
nước ta, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các tài nguyên.
- Thực hành hóa học: Cách làm thí nghiệm chính xác, an toàn đạt kết quả cao.
- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Con người phải có ý thức bảo vệ môi
trường, tích cực trồng cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi trường để cùng chung tay giữ gìn
ngôi nhà chung của nhân loài.
- Âm nhạc: Vận dụng các bài hát nói về môi trường truyền cảm hứng cho học sinh
- Giáo dục kĩ năng sống: Các biện pháp phòng chống tác hại của ô nhiễm môi
trường tới sức khỏe con người
10


Sáng kiến khoa học – Năm học 2016-2017
- Mĩ thuật: Học sinh vẽ sơ đồ tư duy củng cố bài học.
- Thể dục: Dựa vào vai trò của oxi với cơ thể từ đó có biện pháp và thời gian tập
thể dụng hợp lí.
- Giáo dục quốc phòng : Sử dụng các vũ khí gây sát thương trong chiến đấu.
1.2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng giải quyết vấn đề trước tập thể.
- Kỹ năng thu thập thông tin SGK và các tài liệu liên quan; quan sát và trình bày 1
vấn đề.
- Kĩ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế.

- Kỹ năng lắng nghe, hoạt động nhóm.
- Rèn kỹ năng khai thác tranh, khai thác thông tin.
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề về môi trường.
- Kĩ năng liên kết các kiến thức giữa các phân môn: Toán học, vật lý, lịch sử, sinh
học, địa lí, công nghệ, văn học, tin học, giáo dục công dân, âm nhạc, mĩ thuật, thực hành
hóa học, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, rèn luyện kĩ năng sống.
- Liên hệ thực tế về các vấn đề cấp thiết trong xã hội: Ô nhiễm môi trường đặc biệt là
môi trường không khí, tầng ozon bị phá hủy, ý thức của con người trước biến đổi khí
hậu….
1.3. Thái độ
- Liên hệ thực tế đất nước và suy nghĩ về hướng phát triển kinh tế – xã hội, môi
trường của nước ta.
- Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hóa, khu vực hóa. Từ đó xác định trách
nhiệm bản thân trong việc học tập và đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội tại địa phương.
- Xác định được trách nhiệm của bản thân đối với các vấn đề về dân số, biến đổi
khí hậu, ô nhiễm môi trường và các vấn đề xã hội khác tại địa phương.
-Tích cực, chủ động; giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường, yêu quý và bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên.

11


Sáng kiến khoa học – Năm học 2016-2017
- Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn
trong việc lĩnh hội kiến thức, phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo, liên hệ thực tiễn với
nhiều môn học giúp học sinh phát triển toàn diện hơn.
- Yêu thích môn Hóa học cũng như các môn khoa học khác như: Toán học, vật lý,
lịch sử, sinh học, địa lí, công nghệ, văn học, tin học, giáo dục công dân, âm nhạc, mĩ
thuât, thể dục…
2. Vận dụng kiến thức liên môn trong chuyên đề

Toán học, vật lý, lịch sử, sinh học, địa lí, công nghệ, văn học, tin học, giáo dục
công dân, âm nhạc, mĩ thuật, thể dục, thực hành hóa học, giáo dục quốc phòng, tích hợp
giáo dục bảo vệ môi trường, rèn luyện kĩ năng sống.
III. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA DỰ ÁN
- Học sinh lớp 10 A và 10B trường THPT Nho Quan A.
- Số lượng: 40 học sinh
- Học sinh có ý thức học tập, tham gia tích cực vào các hoạt động dạy học.
IV. Ý NGHĨA DỰ ÁN DẠY HỌC
1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học.
- Giúp học sinh vận dụng được tất cả các kiến thức đã học của nhiều môn để tìm
hiểu và nắm bắt được một cách dễ dàng nội dung kiến thức của chuyên đề.
- Học sinh vận dụng được kiến thức để giải quyết nhiều vấn đề khác trong quá
trình học tập.
- Học sinh yêu thích môn học hơn khi sử dụng các kiến thức trong môn học để giải
quyết các vấn đề thực tiễn.
- Giúp học sinh tiết kiệm được thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận
thức cao, đặc biệt tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng kiến thức. Vì dạy học
theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu của dạy học hiện đại.
- Học sinh được rèn luyện thói quen, tư duy nhận thức một vấn đề nào đó một cách
có hệ thống và logic.
- Gắn kết được các kiến thức, kĩ năng và thái độ của các môn khoa học khác với
nhau làm cho học sinh yêu thích môn học hơn.
2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tế.
12


Sáng kiến khoa học – Năm học 2016-2017
- Học sinh có hành động cụ thể, thiết thực để xây dựng và bảo vệ quê hương thông
qua các hành động hàng ngày.
- Tuyên truyền gia đình, người thân và nhân dân có thói quen tốt và hành động phù

hợp trong cuộc sống.
- Có định hướng nghề nghiệp phù hợp.
V. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Sách giáo khoa, các tư liệu có liên quan đến chuyên đề.
- Các tranh ảnh, vidieo, thí nghiệm hóa học.
- Máy chiếu, máy vi tính, mạng Internet, máy quay phim, đầu đĩa vidieo phục vụ
dạy dự án…
VI. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Mục tiêu dạy học
. 1.1. Kiến thức:
- Toán học:
+)Tính toán lượng hóa chất phù hợp để làm thí nghiệm đạt kết quả cao.
+ )Biết vận dụng những kiến thức toán học để biến đổi các công thức tính toán về
lượng chất những công thức chuyển đổi giữa các đại lượng để thực hiện 1 bài toán hóa.
+) Tính tỉ khối của O2 so với không khí
- Vật lý:
+) Sự chênh lệch áp suất, tính chát vật lí nặng hơn không khí và tan trong nước
của khí oxi để thu khí bằng phương pháp đẩy nước.
+) Vai trò tia tử ngoại trong quá trình chuyển hóa oxi thành ozon.
- Lịch sử: Học sinh nắm được lịch sử của các nhà bác học nổi tiếng: Mendeleep,
Noben…
- Sinh học:
+) Biết được các lợi ích của oxi, ozon.
+) Tác hại của ozon đối với sức khỏe con người.
+) Vai trò của cây xanh trong việc cung cấp oxi trong tự nhiên.
- Địa lí:
13


Sáng kiến khoa học – Năm học 2016-2017

+) Đặc điểm cấu tạo của tầng khí quyển.
+) Các ngành công nghiệp trọng điểm.
- Công nghệ: Tác dụng oxi trong một số ngành công nghiệp.
- Văn học: Sử dụng các câu thơ, ca dao, tục ngữ, hình thức đóng kịch tạo hứng thú
cho học sinh.
- Tin học: Thiết kế trình chiếu phần mềm Microsoft Powerpoint và chiếu trên máy
chiếu Projector, sử dụng mạng Internet tham khảo, Videoclip mô tả quá trình xây dựng
dự án học tập.
- Giáo dục công dân: Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
nước ta, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các tài nguyên từ đó hình thành ý thức “sống
có trách nhiệm” cho HS.
- Thực hành hóa học: Cách làm thí nghiệm chính xác, an toàn đạt kết quả cao.
- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Con người phải có ý thức bảo vệ môi
trường, tích cực trồng cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi trường để cùng chung tay giữ gìn
ngôi nhà chung của nhân loài.
- Âm nhạc: Vận dụng bài hát nói về bảo vệ môi trường truyền cảm hứng cho học
sinh.
- Giáo dục kĩ năng sống: Các biện pháp phòng chống tác hại của ô nhiễm môi
trường tới sức khỏe con người.
- Mĩ thuật: Học sinh vẽ sơ đồ tư duy củng cố bài học.
- Thể dục: Dựa vào vai trò của oxi với cơ thể từ đó có biện pháp và thời gian tập
thể dụng hợp lí.
- Giáo dục quốc phòng : Nguyên tắc hoạt động của các loại vũ khí gây sát thương
(như bom, mìn…) trong chiến đấu.

1.2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng giải quyết vấn đề trước tập thể.
14



Sáng kiến khoa học – Năm học 2016-2017
- Kỹ năng thu thập thông tin SGK, quan sát và trình bày 1 vấn đề.
- Kĩ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Kỹ năng lắng nghe, hoạt động nhóm.
- Rèn kỹ năng khai thác tranh, khai thác thông tin.
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề về môi trường.
- Kĩ năng liên kết các kiến thức giữa các phân môn…
- Liên hệ thực tế về các vấn đề cấp thiết trong xã hội: Ô nhiễm môi trường không khí,
tầng ozon đang bị phá hủy, trách nhiệm của con người trước biến đổi khí hậu….
1.3. Thái độ
- Liên hệ thực tế đất nước và suy nghĩ về hướng phát triển kinh tế – xã hội của
nước ta.
- Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hóa, khu vực hóa. Từ đó xác định trách
nhiệm bản thân trong việc học tập và đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội tại địa phương.
- Xác định được trách nhiệm của bản thân đối với các vấn đề về xã hội, biến đổi
khí hậu, ô nhiễm môi trường và các vấn đề xã hội khác tại địa phương.
-Tích cực, chủ động; giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường, yêu quý và bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên
môn trong việc lĩnh hội kiến thức, phát huy khả năng tìm tòi ,sáng tạo, liên hệ thực tiễn
với nhiều môn học giúp học sinh phát triển toàn diện hơn.
2. Phương pháp
2.1. Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, động não, dạy học dự án,
thảo luận nhóm, dạy học ứng dụng công nghệ thông tin.
2.2. Phương pháp kiểm tra đánh giá
- Đánh giá kiến thức, kỹ năng và năng lực hoạt động của học sinh.
- Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề của thực
tiễn.


15


Sáng kiến khoa học – Năm học 2016-2017
- Đánh giá kết quả học tập theo ba công đoạn cơ bản: thu thập thông tin; phân tích
và xử lí thông tin; xác nhận kết quả học tập để điểu chỉnh hoạt động học.
- Giáo viên đánh giá, học sinh tự đánh giá, học sinh đánh giá lẫn nhau.
IV. NỘI DUNG:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
2.Kiểm tra bài cũ: (0 phút)
3.Bài mới:
a. Đặt vấn đề:
GV tổ chức cho HS theo dõi vở kịch ”Ai quan trọng hơn” do nhóm 1 thực hiện
KỊCH : Ai Quan Trọng Hơn

Vận dụng liên môn:
- Hóa học: Tính chất của một
số nguyên tố Au, Ag, C, O2,
H2O.(Chương I- SGK Hóa học
9)
- Văn học:

Có một hôm thế giới vật chất xung quanh chúng ta
tranh luận về tầm quan trọng của mình đối với cuộc
sống.
Au: đi ra sân khấu, vừa đi vừa hát “chưa có bao
giờ đẹp như hôm nay, non nước mây trời làm ta mê
say”.

+Sử dụng các câu thơ, hình Ta là một kim loại quý hiếm làm giàu cho đất nước,có

thức đóng kịch.
ta thì mới có tiền,có đô la
+Nhân vật bụt trong truyện cổ Đã bao giờ nghe câu: Tiền là tiên là phật
tích tạo nên yếu tố bất ngờ

Là sức bật của lò xo

- Địa lí: Đặc điểm tầng ozon

Là thuớc đo của lòng người

hiện nay( bài 11- SGK địa lí 10

Là nụ cười của tuổi trẻ

cơ bản)

Là sức khoẻ của tuổi già

- GDCD và tích hợp bảo vệ môi
trường:
+Giáo dục cho HS ý thức bảo
vệ môi trường (bài 15- Công
dân với các vấn đề cấp thiết của

Ta có thể làm điên đảo cuộc sống xã hội,vì ta mà con
người có thể bán rẻ lương tâm,tan nát cuộc sống gia
đình.Điều này chứng tỏ ta quý giá nhất,ta là số 1.
Đúng lúc đó Ag từ đâu đi tới: Đẹp dịu dàng mà
không chói loá chính là họ Ag nhà ta

Vừa nhìn thấy Au, Ag nói giọng mỉa mai:

nhân loại - SGK GDCD 10; bài
16


Sáng kiến khoa học – Năm học 2016-2017
13- Chính sách tài nguyên và

‘Đứng xa thì ngỡ Thuý Kiều

bảo vệ môi trường - SGK

Lại gần mới biết người yêu chí phèo’
Au: Ôí giời,tự tin quá nhề,người ta thường nói

GDCD 11)
+Nhắn nhủ với mọi người tiền
bạc không mua được tát cả mọi
thứ trên đời (phần II- Công dân
với đạo đức- SGK GDCD 10)
+Giáo dục HS không nên đố kị
với người khác( bài 13- Công
dân với cộng đồng-SGK GDCD
10

“lấp lánh như vàng, sang như bạc”
Nhà ngươi có khoe mẽ thế nào cũng chỉ xếp sau ta
thôi.
Ag: Ngươi đừng tự kiêu thế nhé,thế nhà ngươi

không biết ah
‘Được Ag thì may, được Au thì xui’
Au: Thế ngươi hỏi các bạn học sinh ở đây xem,
thấy ta trên đường thì có nhặt không?
C Vênh váo: haha Au, Ag thì đã là gì ta là kim
cương còn quý hơn các ngươi nhá.
Au, Ag đồng thanh nói: À thì ra là họ nhà C, có gì mà
khoe, khiếp một màu đen xì xì, xấu chứ có gì mà đẹp
từ Quảng Ninh ra ah?
C: Các ngươi coi thường ta quá, ta là kim cương quý
giá, rắn chắc. Nhiều quý cô xinh đẹp lộng lẫy là nhờ
có ta. Ta còn là nguyên liệu khí đốt, thế các ngươi có
dùng năng lượng khí đốt không?
Au, Ag: Dùng tiền mua được hết
C: Ối giời, thế mà cũng nói, không có lấy đâu ra mà
mua.
Oxi đi vào: Ú….tin khẩn cấp. Theo dự báo tầng
ozon sắp bị thủng ,không khí bị ô nhiễm nghiêm
trọng, khí CO2 tăng làm cho trái đất đang nóng dần
lên, sóng thần, lũ lụt xảy ra liên tục. Cứ thử hỏi loài
người đeo đầy Ag, Au kim cương mà không có ta thì
có sống được không? Cuộc sống này có được là do ta
đây này(vỗ ngực).
17


Sáng kiến khoa học – Năm học 2016-2017
Au, Ag, C: nói một thôi một hồi cũng vậy thôi, bây
giờ người ta chỉ quan trọng vẻ bè ngoài thôi.
O2: Ôi dào “tốt mã dẻ cùi” ta có thể oxi hoá các

ngươi bất cứ lúc nào,các ngươi nghe đây này: ‘Đất
thiếu oxi đất ngừng ngừng hơi thở”.
H2O: “Cây thiếu nước cây sống sống làm sao”.
Các bác cứ tranh cãi nhau làm gì cho tốn nước bọt
rồi lại cần đến tôi đây.
Các bác biết rồi đấy: nhịn đói 3 ngày chưa chết,
nhưng nhịn nước 3 ngày là chết rồi đấy..,rồi “nhất
nước nhì phân”.
O2 xen vào: Nhưng thành phần cấu tạo nên ngươi lại
có ta, tóm lại ta quang trọng nhất.
Au, Ag, C đồng thanh: ta quan trọng nhất,ta quan
trọng nhất….ta…..
Bỗng bầu trời đổi sắc, bụt hiện ra:
Tất cả các con đều do trời sinh ra, mỗi con đều có tầm
quan trong riêng để làm giàu đẹp cho cuộc sống. Các
con có quan hệ chặt chẽ với nhau để trái đất ngày
càng tươi đẹp hơn.
Tất cả cùng đồng thanh: Chúng con hiểu rồi ạ.
Nguyên tố oxi chiếm 49% khối lượng trái đất, trong tự nhiên oxi tồn tại dưới dạng đơn
chất O2 và O3. Vây oxi, ozon có CTCT như thế nào? Chúng có tính chất và có ứng dụng,
vai trò gì đối với sự sống trên trái đất? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu hôm nay:
CHUYÊN ĐỀ OXI- OZON – HÓA HỌC LỚP 10- BAN CƠ BẢN

18


Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Vị trí và cấu tạo


Sáng kiến khoa học – Năm học 2016-2017
Mục tiêu: Biết vị trí của oxi trong BTH, cấu tạo của phân tử oxi
GV: Giới thiệu lịch sử tìm ra nguyên tố oxi cho A. OXI
HS biết
Vận dụng liên môn: Lịch sử

HS: Quan sát, theo dõi.
- GV: Cho HS quan sát vị trí của oxi trong bảng
tuần hoàn.
- Viết cấu hình electron của nguyên tử oxi, xác
định vị trí của oxi trong BTH?
Vận dụng liên môn:
Hóa học( Baì 5: Cấu hình electron của nguyên
tử - Hóa học 10)
I/ VỊ TRÍ VÀCẤU TẠO
1. Vị trí:
Oxi thuộc: o thứ 8; chu kì 2;
nhóm VIA.
2. Cấu tạo:
- Cấu hình electron nguyên tử: O (Z
=8 ): 1s2 2s22p4
⇒ Có 6e lớp ngoài cùng.

Vận dụng liên môn:
Hóa học( Baì 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố

- CTPT : O2
CTCT: O = O

hóa học- Hóa học 10)

GV đặt câu hỏi thảo luận:
- Cho biết số electron lớp ngoài cùng?

19


Sáng kiến khoa học – Năm học 2016-2017
Hoạt động 6:Tính chất của ozon
Mục tiêu: Biết tính chất vật lí của ozon, tính oxi hoá của ozon mạnh hơn ozon

20


Sáng kiến khoa học – Năm học 2016-2017
*Ozon là dạng thù hình của oxi.

B. OZON.(O3)

- Cho biết công thức của ozon?

I. TÍNH CHẤT

- GV: Cho HS quan sát hình ảnh bầu trời 1. Tính chất vật lí
trong xanh đồng thời dựa vào SGK hãy cho - O3 là chất khí, mùi đặc trưng, màu
biết những tính chất vật lí của ozon?

xanh nhạt;
- Hóa lỏng -1120C.
- Tan trong nước nhiều hơn O2
- Phân tử O3 kém bền hơn.

- Ozon cũng có thể phân hủy tạo thành
oxi theo phản ứng:O3 → O2 + O

Bầu trời trong xanh
- HS trả lời
Khí ozon màu xanh nhạt, mùi đặc trưng
Tan trong nước nhiều hơn O2.( 100ml H2O ở
00C hòa tan 49 ml khí ozon)
- GV đưa ra 2 phản ứng

2. Tính chất hóa học:

Từ pư trên có thể rút ra nhận xét gì về tính - Ozon có tính oxi hóa rất mạnh.
chất hóa học của ozon? Ví dụ minh họa?

- O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2.

- Ozon có tính oxi hóa rất mạnh, mạnh hơn *Tác dụng với kim loại (trừ Au và Pt):
oxi.

Ở nhiệt độ thường
Ag + O2 → Không phản ứng.
2Ag + O3 → Ag2O + O2
O2 +KI +H2O → không pư
O3 +2KI +H2O → 2KOH + O2 + I2 (Làm
21


Sáng kiến khoa học – Năm học 2016-2017
hồ tinh bột chuyển thành màu xanhNhận biết ozon)


Hoạt động 7:Ozon trong tự nhiên- Ứng dụng của ozon
Mục tiêu: Biết ozon trong tự nhiên được sinh ra như thế nào, từ đâu; ozon ứng dụng
*Nêu sự tạo thành ozon?

làm gì, vai trò đối với đời sống
II. OZON TRONG TỰ NHIÊN.

- HS trả lời

- Ozon được tạo thành từ oxi do ảnh

Vận dụng liên môn: Vật lí

hưởng của tia cực tím hoặc sự phóng

Đặc điểm tia tử ngoại

điện trong cơn giông.
UV
3 O2 → 2 O3

-GV yêu cầu HS dựa trên kiến thức môn địa - Tầng ozon hấp thụ tia tử ngoại từ tầng
lí nêu sự tồn tại của ozon trong tự nhiên

cao của không khí bảo vệ con người và

- HS : Thảo luận, trả lời

các sinh vật trên trái đất tránh được tác


Vận dụng liên môn: Địa lí

hại của tia này.

(Bài 11: Khí quyển –Sự phân bố nhiệt độ
trên trái đất- Địa lí 10
Bài 18: Sinh quyển – Các nhân tố ảnh
hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh
vật –Địa lí 10)
GV kết hợp môn sinh nêu vai trò của nó với
sức khỏe con người.
-GV: Cho HS quan sát hình ảnh về ứng dụng III. ỨNG DỤNG CỦA OZON
của ozon

- Làm sạch không khí, khử trùng y
22


Sáng kiến khoa học – Năm học 2016-2017
tế.Tẩy trắng trong công nghiệp và ngăn
tia tử ngoại để bảo vệ trái đất.

HS:
Vận dụng liên môn: Đời sống hằng ngày,
ngành y tế, công nghiệp…
-Làm sạch không khí, khử trùng y tế.
-Tẩy trắng trong công nghiệp.
-Bảo vệ trái đất, ngăn tia tử ngoại
-GV: Tại sao vào các đồi thông thấy không

khí trong lành hơn?
Gv bổ sung: không khí tại các đồi thông rất
trong lành đó là do lá thông có khả năng sản
sinh ra O3, là chất diệt khuẩn mạnh.

-Vai trò của ozon là ngăn không cho tia
cực tím chiếu xuống trái đất gây hại cho
con người và động vật, thực vật.

23


Sáng kiến khoa học – Năm học 2016-2017

Đồi thông Nho Quan _ Ninh Bình
-GV: Yêu cầu HS cho biết thực trạng của
tàng ozon hiện nay?
- HS : Trả lời

Vận dụng liên môn: Vật lí
Đặc điểm ,tác hại tia UV

24


Sáng kiến khoa học – Năm học 2016-2017

Vận dụng liên môn: Sinh học
Tác hại của tia UV đối với con người và
thực vật


25


×