Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy môn công nghệ lớp 7 phần trồng trọt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 22 trang )

Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy môn Công nghệ lớp 7 phần trồng trọt
PHẦN I: TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Là một giáo viên có nhiều năm công tác tại một ngôi trường nhỏ nằm ven sông,
nơi đất đai trù phú. Nơi đây là nơi tôi đặt chân vào ngành giáo dục với lòng nhiệt
huyết cống hiến sức trẻ của mình cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Nhìn các em
ngây thơ và hồn nhiên qua từng bài giảng tôi càng thấy tự hào và yêu nghề dạy học
hơn.
Qua nhiều năm công tác, tôi nhận thấy rằng hiện nay quan điểm giáo dục của Đảng
và nhà nước ta đang dần đổi mới với mong muốn đào tạo ra nguồn nhân lực phát triển
toàn diện hơn.
Trọng trách đó đòi hỏi người giáo viên phải tư duy hơn, trăn trở hơn với sự nghiệp
mà mình đã lựa chọn. Người giáo viên phải có phương pháp tích cực hơn để phát huy
vai trò tích cực, chủ động của học sinh. Một trong những phương pháp để tích cực
hoá hoạt động dạy và học đó là việc tích hợp dạy học liên môn vào trong các bài
giảng của mình.
Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói
chung ở trường phổ thông. Dạy học liên môn thực chất là sự vận dụng những nội
dung và phương pháp các lĩnh vực, các môn học có liên quan để nhằm làm tăng thêm
hiệu quả dạy học. Dạy học liên môn là cho người học nhận thức được sự phát triển
của các ngành khác nhau. Dạy học liên môn còn giúp các em hiểu sâu hơn về các môn
học khác, thấy được mối liên hệ giữa các môn học và có hứng thú học tập bộ môn
hơn.
Chính vì vậy mà các môn học tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy tôi đã mạnh dạn
áp dung kiến thức liên môn vào các bài giảng. Trong các môn học đó môn được tôi áp
dụng kiến thức liên môn đầu tiên là môn Công nghệ lớp 7 phần trồng trọt.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.
2.1. Điều kiện.
Trường THCS nơi tôi công tác là một nhà trường có nhiều năm liên tục được công
nhận là trường tiên tiến và tiên tiến xuất sắc. Trong những năm gần đây nhà trường
luôn trú trọng về việc phát triển, nâng cao về chất lượng mũi nhọn cũng như chất


lượng đại trà. Là một giáo viên tôi nhận thấy mình cần có trách nhiệm và phải chung
tay góp sức cùng với phong trào nhà trường. Môn học Công nghệ là môn học gắn liền
với thực tế và được các em tiếp thu một cách chủ động và đầy hứng thú.
Trường tôi có địa hình thuận lợi cho giao thông và là một xã thuần nông nên các
em có sự hiểu biết về môn Công nghệ phần trồng trọt rất tốt. Trong các bài giảng tôi
thường lồng ghép, tích hợp nhiều môn vào bài nên các em ngoài thu thập kiến thức
môn Công nghệ còn hiểu thêm về môn học khác như môn Văn học, môn Âm nhạc,
môn Hoá học, môn Sinh học…Qua đây các em càng thích học môn học hơn cũng như
ham học hỏi hơn.
1


Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy môn Công nghệ lớp 7 phần trồng trọt
Trường có đầy đủ các phòng học bộ môn như phòng Vật lý, Hoá học, Sinh học,
Nghe nhìn và Phòng học Đa năng. Đặc biệt nhà trường đã tạo một khu riêng phục vụ
cho trồng trọt và học Sinh học đó là vườn sinh nên giờ học thực hành các em được
học theo đúng phương pháp của từng bộ môn.
2. 2. Thời gian: Từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 2 năm 2015.
2. 3. Đối tượng áp dụng sáng kiến: Học sinh lớp 7 trường THCS.
3. Nội dung sáng kiến.
Sáng kiến nêu nên sự cần thiết của việc bổ sung kiến thức, khai thác một số kiến
thức Sinh hoc, Ngữ văn, Âm nhạc, Vật lý, Hoá học, vận dụng vào việc giảng dạy môn
Công nghệ lớp 7 phần trồng trọt. Qua bài học thấy rõ vai trò của tất cả các môn học
có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau.
Môn học này có thể tích hợp kiến thức của các môn học khác để hiểu rõ và sâu
hơn kiến thức bộ môn như:
+ Môn sinh học: Giải thích được sự cần thiết phải tỉa và dặm cây, tưới tiêu nước,
làm cỏ và vun xới....Giải thích được tại sao phải thu hoạch cây họ đậu trước khi quả
chín, phải thu hoạch rễ củ trước khi cây ra hoa, tạo quả...
+ Môn ngữ văn: Nêu được một số câu ca dao, tục ngữ nói về vai trò của việc chăm

sóc cây trồng như: “ Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”, câu “ Nhất nước,
nhì phân, tam cần, tứ giống”... Từ đó hiểu sâu hơn về việc chăm sóc cây trồng.
+ Môn Vật lý: Giải thích được việc áp dụng dùng vòi phun nước để tưới cây là áp
dụng tính chất bình thông nhau.
+ Môn Hoá học: Biết cách ủ phân hữu cơ hoai mục. Từ đó các em giải thích được
một số hiện tượng trong tự nhiên, các em thêm yêu khoa học và chủ động hơn trong
việc tìm hiểu khoa học hơn. Ngoài ra môn Hoá học cũng cho các em thấy hiện nay
người dân đang lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật làm nguy hại đến sứ khoẻ của con
người và các sinh vật khác, làm ô nhiễm nguồn nước, không khí và đất. Từ đó các em
tự biết cách chăm sóc bản thân bằng cách lựa chọn thực phẩm cũng như tuyên truyền
cho người thân về cách sử dựng cũng như bảo quản thực phẩm...
+ Môn Âm nhạc: Biết và thưởng thức một số bài hát về việc chăm sóc cây trồng
như bài hát: “ Tình đất đỏ miền đông” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn.......Các em hiểu
thêm về trồng trọt, cách chăm sóc cây trồng, nhớ thông tin tốt hơn và hứng thú với
môn học hơn.
Sáng kiến giúp các em tư duy tốt hơn, logic và sâu chuỗi được vấn đề cũng như
giúp các em học các môn học khác tốt hơn, hứng thú học tập hơn từ đó mà kết quả
học tập cao hơn.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đã đạt được.
Qua nhiều năm vận dụng sáng kiến vào giảng dạy môn Công nghệ với phương
pháp lồng ghép tích hợp với các môn học khác tôi nhận thấy rõ các em có hứng thú,
say mê với từng tiết học và từng bài giảng. Các em được phát triển nhiều năng lực
2


Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy môn Công nghệ lớp 7 phần trồng trọt
như năng lực tự thu thập thông tin, năng lực phân tích, năng lực độc lập làm việc,
năng lực hợp tác, năng lực quản lý, năng lực trình bày trước tập thể... Đặc biệt về nhà
các em có thể vận dụng sự hiểu biết của mình để giúp đỡ gia đình trong việc làm kinh
tế gia đình và những việc nhỏ vừa sức với lứa tuổi.

Qua nhiều năm giảng dạy tôi cũng tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hơn, bài giảng
sinh động hơn do bản thân đọc nhiều sách tham khảo cũng như tự tìm tòi kiến thức
qua các kênh thông tin khác như sách, báo, đài, tivi, mạng internet ...
Chính vì thế môn Công nghệ trong nhà trường không còn được các em đánh giá là
khô khan, coi là môn học phụ mà các em đón nhận như những môn học quan trọng
khác và kết quả học tập của các em ngày một cao hơn.
5. Đề xuất và kiến nghị.
Với sáng kiến : Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy môn công nghệ
lớp 7 phần trồng trọt ” tôi mong các đồng nghiệp sẽ nhìn nhận một cách khách
quan hơn về việc đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm hiện nay. Tôi
mong muốn ngoài môn học này các đồng nghiệp cũng như bản thân tôi sẽ vận
dụng và tích hợp liên môn trong tất cả các bài giảng khác, môn học khác để ngành
giáo dục gặt hái được nhiều thành công hơn cũng như sản phẩm của ngành giáo
dục sẽ là những con người phát triển toàn diện hơn.

3


Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy môn Công nghệ lớp 7 phần trồng trọt

PHẦN II: MÔ TẢ SÁNG KIẾN
TÍCH HỢP LIÊN MÔN VÀO GIẢNG DẠY MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 7
PHẦN TRỒNG TRỌT
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
1.1. Theo sự chỉ đạo của các cấp quản lý về đổi mới giáo dục, đổi mới cách học
cũng như cách dạy của học sinh và của giáo viên.
1.2. Học sinh trường THCS nơi đây đa số là con em trong các gia đình thuần nông
nên cần nhiều kĩ năng ngành trồng trọt.
1.3. Là giáo viên bộ môn có nhiều gắn bó với nghề trồng trọt trước khi vào ngành,
có sự yêu thích nghề trồng trọt.

Xuất phát từ những lý do trên tôi mong muốn mình đóng góp một phần nhỏ
công sức của mình vào việc phát triển con người, nguồn nhân lực của xã nhà nói
riêng và toàn xã hội nói chung. Mong muốn các em phát triển toàn diện hơn, sống
có ích hơn và sau này các em có thể làm giàu trên chính mảnh đất quê hương
mình.
2. Cơ sở lý luận của vấn đề.
Tại kỳ họp của Quốc hội khoá X năm 2000, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết
số 40/2000/QH10 về vấn đề đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Tiếp đó ngày
11/6/2001 Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg về đổi mới giáo dục
phổ thông. Trong đó nhấn mạnh mục tiêu của chương trình đổi mới giáo dục phổ
thông là nhằm thay đổi cách dạy và học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học
sinh. Một trong những phương pháp để tích cực hoá hoạt động dạy và học đó là việc
dạy học liên môn.
Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói
chung và dạy học môn Công nghệ nói riêng ở trường phổ thông. Dạy học liên môn
thực chất là sự vận dụng những nội dung và phương pháp các lĩnh vực, các môn học
có liên quan để nhằm làm tăng thêm hiệu quả dạy học Công nghệ. Dạy học liên môn
là cho người học Công nghệ nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục,
thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội.
3. Thực trạng của vấn đề.
3.1. Thuận lợi.
Nhà trường có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy như phòng học, phòng
học bộ môn, vườn Sinh học, nhà Đa năng, máy tính, máy chiếu….
Học sinh có đủ sách giáo khoa, vở viết.
Giáo viên có nhiều năm gắn bó với trồng trọt, có đủ sách tham khảo, máy tính…
Xã nhà là xã thuần nông nên ít nhiều các em có kinh nghiệm về nghề trồng trọt.
4


Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy môn Công nghệ lớp 7 phần trồng trọt

3.2. Khó khăn.
Các em đa số có bố mẹ đi làm ăn xa nhà nên các em phải ở nhà cùng ông bà hoặc
cô, bác nên một số em còn lười học.
4. Các giải pháp thực hiện.
4.1. Phạm vi áp dụng sáng kiến:
Áp dụng sngs kiến vào giảng dạy môn Công nghệ lớp 7 phần trồng trọt với tiết:
Tiết 19: Các biện pháp chăm sóc cây trồng.
Tiết 20: Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản.
4.2. Một số chú ý khi dạy học liên môn.
- Lựa chọn giáo án để soạn giảng.
- Lựa chọn đơn vị kiến thức phù hợp để vận dụng giảng dạy liên môn
- Linh hoạt trong cách tích hợp, làm sao cho lượng kiến thức vừa đủ để học sinh
tiếp thu, tránh nặng nề, trùng lặp, không biến giờ dạy Công nghệ thành dạy Toán, Văn
học, Âm nhạc hoặc ngược lại, nhưng cũng không thể xem nhẹ bỏ qua, không nhắc
đến. Chủ yếu là liên hệ, so sánh, để khắc sâu kiến thức bài học cho học sinh.
4.3. Vận dụng kiến thức Văn học vào giảng dạy môn Công nghệ 7.
*Tiết 19. Các biện pháp chăm sóc cây trồng.
Môn Công nghệ phần trồng trọt có liên quan mật thiết đến môn Văn học bởi các kinh
nghiệm ông cha ta thường đúc kết bằng các câu ca dao, tục ngữ rất gần gũi với con
người, có vần, có điệu, dễ nghe, dễ thuộc.
VD1: Khi vào bài giáo viên có thể mở bài bằng câu sau:
Qua quá trình lao động sản xuất ông cha ta đã tích luỹ kinh nghiệm qua một số câu
tục ngữ như câu: “Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”. Bằng hiểu biết của
bản thân cho biết câu tục ngữ trên nói lên điều gì?
Để hiểu rõ hơn ý nghĩa, quy trình và nội dung các khâu kĩ thuật chăm sóc cây trồng cô
cùng các em đi nghiên cứu bài học hôm nay.
VD2: Khi dạy mục - Tưới nước - giáo viên có thể hỏi học sinh:
H: Em hãy nêu một câu tục ngữ nói về vai trò của nước đối với cây trồng.
HS: Trả lời
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

H: Nước có vai trò như thế nào đối với cây trồng.
HS: Trả lời câu tục ngữ trên nhấn mạnh vai trò quan trọng nhất trong trồng trọt là
cung cấp đủ nước cho cây trồng sau đó mới đến phân bón, sự chăm chie và giống cây.
4.4. Vận dụng kiến thức Sinh học vào giảng dạy môn Công nghệ 7.
*Tiết 19. Các biện pháp chăm sóc cây trồng.
5


Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy môn Công nghệ lớp 7 phần trồng trọt
VD1: Khi dạy mục: Tỉa và dặm cây.
Giáo viên chiếu một số hình ảnh yêu cầu học sinh quan sát.

H: Cây trên ruộng đảm bảo mật độ và khoảng cách thì có ý nghĩa như thế nào với đời
sống của cây?
HS: Trả lời
Cây sẽ lấy được đủ ánh sáng, chất dinh dưỡng nên sinh trưởng và phát triển tốt.
GV: KL
VD2: Khi dạy mục: Làm cỏ và vun xới.
GV: Chiếu một số hình ảnh về là cỏ và vun xới, yêu cầu học sinh quan sát:

H: Tại sao phải diệt cỏ dại?
H: Khi diệt cỏ dại cần chú ý điều gì?
H: Đất tơi xốp có ý nghĩa gì với cây trồng
HS: Loại bỏ cây hoang dại mọc xen với cây trồng và cạnh tranh chất dinh dưỡng với
cây trồng để cây trồng phát triển tốt hơn. Diệt cỏ dại phải diệt tận gốc vì chúng sinh
ản rất nhanh...Đất tơi xốp sẽ giữ được nước và rễ cây hô hấp tốt hơn làm cho cây sinh
trưởng và phát triển nhanh hơn.
6



Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy môn Công nghệ lớp 7 phần trồng trọt
VD3: Khi dạy mục:Tưới nước.
H: Em hãy nêu con đường vận chuyển nước và muối khoáng của cây?
HS: Trả lời, nhận xét, bổ sung.
GV: Nhấn mạnh.
- Mọi cây trồng đều cần nước để vận chuyển dinh dưỡng nuôi cây nhưng mức độ, yêu
cầu khác nhau.
* Tiết 20: Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản.
VD4: Khi dạy mục: Thu hoạch.
GV: Chiếu một số hình ảnh về thu hoạch nông sản, yêu cầu học sinh quan sát:

H: Tại sao cần phải thu hoạch các loại đỗ trước khi chín?
HS: Vì đỗ thuộc loại quả khô nẻ nên khi chín vỏ tự tách ra làm bắn hạt ra ngoài nên
cần phải thu hoạch trước khi quả chín.
H: Tại sao cần phải thu hoạch các loại củ trước khi cây ra hoa, tạo quả?
HS: Vì khi cây ra hoa, tạo quả sẽ chuyển chất dinh dưỡng từ củ lên nuôi hoa và quả
dẫn đến củ hết chất dinh dưỡng.
H: Ở địa phương em còn có phương pháp thu hoạch nào nữa?
HS: Hiện nay còn dùng máy để thu hoạch nông sản.
7


Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy môn Công nghệ lớp 7 phần trồng trọt

4.5. Vận dụng kiến thức Hoá học vào giảng dạy môn Công nghệ 7.
*Tiết 19. Các biện pháp chăm sóc cây trồng.
VD1. Khi dạy mục: Làm cỏ, vun xới.
H: Ngoài cách làm cỏ bằng phương pháp thủ công thì ngày nay người dân còn dung
phương pháp nào khác?
HS: Còn dùng thuốc diệt cỏ dại.


H: Theo em dùng thuốc diệt cỏ dại có ưu điểm và nhược điểm gì?
HS: Trả lời thuốc diệt cỏ diệt cỏ nhanh, nhiều nhưng độc hại với người và làm ô
nhiễm môi trường...
H: Vậy em cần có biện pháp gì để hạn chế các tác hại trên?
HS: Không nên lạm dụng thuốc diệt cỏ, không vứt vỏ thuốc bừa bãi, khi phun thuốc
phải có trang phục bảo hộ đúng qui định...
4.6. Vận dụng kiến thức Vật lý vào giảng dạy môn Công nghệ 7.
*Tiết 19. Các biện pháp chăm sóc cây trồng.
VD1: Khi dạy mục: Tưới nước phần phương pháp tưới.
GV: Phân tích khi tưới nước có các loại vòi phun nước khác nhau để tưới nước cho
cây trồng. Có được các ứng dụng tưới nước bằng vòi phun như vậy là do áp dụng kiến

8


Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy môn Công nghệ lớp 7 phần trồng trọt
thức môn vật lý lớp 8: Sử dụng áp suất bình thông nhau các em sẽ được học trong

chương trình Vật lý lớp 8.
4.7. Vận dụng kiến thức Âm nhạc vào giảng dạy môn Công nghệ 7.
*Tiết 19. Các biện pháp chăm sóc cây trồng.
VD1: Khi dạy phần củng cố giáo viên có thể sử dụng cách sau:
H: Em hãy hát một bài bát nói về việc chăm sóc cây trồng của nhân dân ta.
HS: Có thể hát được hoặc không.
GV: Có thể gợi ý
GV: Mở băng cho học sinh nghe bài hát: “ Tình đất đỏ miền Đông” của nhạc sĩ Trần
Long Ẩn do nghệ sĩ Thanh Hoa trình bày.
H: Bài hát trên cho các em biết điều gì?
HS: Cho ta biết về việc chăm sóc cây trồng của người nông dân và tinh thần hăng say

lao động của nhân dân ta.
GV: Đây cũng là kinh nghiệm của ông cha ta muốn truyền đạt kinh nghiện của mình
qua các bài hát để lại cho con cháu sau này về việc trồng cây và chăm sóc cây trồng.
5. Một số giáo án tích hợp liên môn dạy môn Công nghệ lớp 7 phần trồng trọt:
5.1. Giáo án 1: Tiết 19 CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY TRỒNG
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm được:
1. Kiến thức: Biết được ý nghĩa, quy trình và nội dung các khâu kỹ thuật chăm sóc
cây trồng như: làm cỏ, vun xới, tưới nước, tiêu nước, bón phân thúc.
2. Kỹ năng : cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn lao động.
3. Phát triển năng lực:
- Năng lực quan sát, tìm tòi kiến thức.
- Năng lực tổng hợp kiến thức, trình bày ý kiến trước tập thể.
- Tích hợp kiến thức các môn học khác như Sinh học, Văn học, Hoá học, Âm nhạc...
4. Giáo dục:
- Ý thức lao động có kĩ thuật, chịu khó lao động.
- Ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
9


Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy môn Công nghệ lớp 7 phần trồng trọt
- Ý thức bảo vệ môi trường chống ô nhiễm.
B. Phương pháp: Quan sát tìm tòi + Hỏi đáp tìm tòi
C.Chuẩn bị của GV - HS:
- GV: Tranh vẽ một số phương pháp tưới nước, máy chiếu.
- HS: Tìm hiểu các phương pháp chăm sóc cây trồng ở địa phương
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức 1/:
Lớp 7A Ngày..... tháng.....năm 2015 Sĩ số.....Vắng......
Lớp 7B Ngày...... tháng....năm 2015 Sĩ số.....Vắng......
II.Kiểm tra bài cũ:

III. Bài mới
1.Đặt vấn đề.(2p)
*Tích hợp bộ môn ngữ văn.
Qua quá trình lao động sản xuất ông cha ta đã tích luỹ kinh nghiệm qua một số câu
tục ngữ như câu: “Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”. Bằng hiểu biết của
bản thân cho biết câu tục ngữ trên nói lên điều gì?
Để hiểu rõ hơn ý nghĩa, quy trình và nội dung các khâu kĩ thuật chăm sóc cây trồng cô
cùng các em đi nghiên cứu bài học hôm nay.
2. Triển khai bài.
Hoạt động 1. Tỉa, dặm cây, làm cỏ, vun xới(15p)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
GV: Chiếu một số hình ảnh về tỉa và dặm
1. Tỉa, dặm cây.
cây, yêu cầu học sinh quan sát.
- Tỉa cây yếu, bị sâu, bệnh và dặm
H: Tỉa dặm cây trong trồng trọt được tiến
cây khoẻ vào chổ hạt không mọc..
hành như thế nào??
đảm bảo khoảng cách, mật độ cây
HS: Trả lời.
trên ruộng.
* Tích hợp bộ môn sinh học.
H: Cây trên ruộng đảm bảo mật độ và
khoảng cách thì có ý nghĩa như thế nào với
đời sống của cây?
HS: Trả lời
Cây sẽ lấy được đủ ánh sáng, chất dinh
dưỡng nên sinh trưởng và phát triển tốt.
GV: KL

2. Làm cỏ, vun xới:
ĐVĐ: Sau khi gieo trồng được một thời gian - Mục đích của việc làm cỏ vun
thì công việc chăm sóc cây trồng tiếp theo là xới.
gì?
+ Diệt cỏ dại
GV: Chiếu một số hình ảnh về làm cỏ và vun + Làm cho đất tơi xốp
xới, yêu cầu học sinh quan sát.
+ Hạn chế bốc hơi nước, hơi mặn.
H: Công việc chăm sóc cây trồng tiếp theo là Hơi phèn, chống đổ…
gì?
10


Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy môn Công nghệ lớp 7 phần trồng trọt
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập theo nhóm.
Em hãy lựa chọ các nội dung sau và ghi vào
bài tậ:
-Diệt cỏ dại.
- Làm cho đất tơi xốp.
- Diệt sâu bệnh hại.
- Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn.
- Chống đổ.
* Tích hợp môn hoá học:
HS: Thảo luận nhóm làm bài tập
HS: Nhóm trưởng báo cáo, nhận xét, bổ
sung.
GV: Chốt lại đáp án đúng.
* Tích hợp bộ môn sinh học.
H: Tại sao phải diệt cỏ dại?

H: Khi diệt cỏ dại cần chú ý điều gì?
H: Đất tơi xốp có ý nghĩa gì với cây trồng?
HS: Trả lời.
* Tích hợp môn hoá học:
H: Ngoài cách làm cỏ bằng phương pháp thủ
công thì ngày nay người dân còn dung
phương pháp nào khác?
HS: Còn dùng thuốc diệt cỏ dại.
H: Theo em dùng thuốc diệt cỏ dại có ưu
điểm và nhược điểm gì?
HS: Trả lời thuốc diệt cỏ diệt cỏ nhanh,
nhiều nhưng độc hại với người và làm ô
nhiễm môi trường...
H: Vậy em cần có biện pháp gì để hạn chế
các tác hại trên?
HS: Không nên lạm dụng thuốc diệt cỏ,
không vứt vỏ thuốc bừa bãi, khi phun thuốc
phải có trang phục bảo hộ đúng qui định...
GV: Nhấn mạnh một số điểm cần chú ý khi
làm cỏ, vun xới cây trồng: kịp thời, không
làm tổn thương cho bộ rễ, kết hợp bón phân,
bấm ngọn tỉa cành…
b. Hoạt động 2. Tưới tiêu nước(15p)
GV: Chiếu một số hình ảnh về tưới nước.
1. Tưới nước.
* Tích hợp bộ môn ngữ văn.
- Cây cần nước để sinh trưởng và
11



Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy môn Công nghệ lớp 7 phần trồng trọt
H: Em hãy nêu một câu tục ngữ nói về vai
trò của nước đối với cây trồng.
HS: Trả lời
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
H: Nước có vai trò như thế nào đối với cây
trồng.
* Tích hợp bộ môn sinh học.
H: Em hãy nêu con đường vận chuyển nước
và muối khoáng của cây?
HS: Trả lời, nhận xét, bổ sung.
GV: Nhấn mạnh.
- Mọi cây trồng đều cần nước để vận chuyển
dinh dưỡng nuôi cây nhưng mức độ, yêu cầu
khác nhau.
VD: Cây trồng cạn ( Ngô, Rau)
- Cây trồng nước ( Lúa )
GV: Cho học sinh quan sát hình 30.
HS; Quan sát
GV: Khi Tưới nước cần những phương pháp
nào?
* Tích hợp bộ môn vật lý.
GV: Phân tích khi tưới nước có các loại vòi
phun nước khác nhau để tưới nước cho cây
trồng. Có được các ứng dụng tưới nước bằng
vòi phun như vậy là do áp dụng kiến thức
môn vật lý lớp 8: Sử dụng áp suất bình thông
nhau các em sẽ được học trong chương trình
vật lý lớp 8.
HS: Nghe và ghi nhớ.

GV: Yêu cầu hs ghi đúng tên phương pháp
tưới phổ biến trong sản xuất.
HS: Trả lời
GV: Chiếu một số hình ảnh về tiêu nước.
HS: Quan sát.
H: Bằng kiến thức thực tế em hãy cho biết
người ta thường tiêu nước trong trường hợp
nào?
GV: Chiếu một số hình ảnh về hệ thống
mương, rạch ngoài các cách đồng.
H: Khi trời mưa to, nhiều nước người ta
thường tiêu nước bằng cách nào?
12

phát triển.
- Nước phải đầy đủ và kịp thời.

2.Phương pháp tưới.
- Mỗi loại cây trồng đều có phương
pháp tưới thích hợp gồm:
+ Tưới theo hàng vào gốc cây.
+ Tưới thấm: Nước đưa vào rãnh
để thấm dần xuống luống.
+ Tưới ngập: cho nước ngập tràn
ruộng.
+ Tưới phun: Phun thành hạt nhỏ
toả ra như mưa bằng hệ thống vòi.

3. Tiêu nước.



Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy môn Công nghệ lớp 7 phần trồng trọt
H: Tiêu nước nhằm mục đích gì?

Hoạt động 3. Bón thúc.(7p)
H: Bón thúc cho cây vào giai đoạn nào?
H: Nêu các loại phân bón dùng để bón thúc?
H: Kể tên các cách bón thúc cho cây trồng?
HS: Trả lời, nhận xét, bổ sung.
* Tích hợp bộ môn hoá học.
- Bón bằng phân hữu cơ hoại mục
GV: Chiếu hình ảnh cách làm phân hữu cơ
và phân hoá học theo quy trình.
hoai mục. Nêu qui trình cách ủ phân hữu cơ - Làm cỏ, vun xới, vùi phân vào
thành phân hữu cơ hoại mục.
đất…
HS: Nghe và ghi nhớ.

IV.Củng cố:(2p)
GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
Hệ thống lại yêu cầu, nội dung chăm sóc cây trồng
HS: Nhắc lại
* Tích hợp môn âm nhạc.
H: Em hãy hát một bài bát nói về việc chăm sóc cây trồng của nhân dân ta.
GV: Có thể gợi ý
GV: Mở băng cho học sinh nghe bài hát: “ Tình đất đỏ miền đông” của nhạc sĩ Trần
Long Ẩn do nghệ sĩ Thanh Hoa trình bày.
H: Bài hát trên cho các em biết điều gì?
HS: Cho ta biết về việc chăm sóc cây trồng của người nông dân và tinh thần hăng say
lao động của nhân dân ta.

V. Dặn dò: (3p)- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi SGK
- Đọc và xem trước bài 20 SGK
- Tìm hiểu cách thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản ở địa
phương.

13


Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy môn Công nghệ lớp 7 phần trồng trọt
5.2. Giáo án 2
Tiết 17 THU HOẠCH BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau khi học xong học sinh biết được ý nghĩa mục đích và yêu cầu của
các phương pháp thu hoạch bảo quản và chế biến nông sản
2. Kỹ năng :
- Tự thu thập và xử lý thông tin.
- Quan sát kênh hình.
- Làm việc theo nhóm.
- Biết thu Hoạch, bảo quản và chế biến một vài loại nông sản.
3. Phát triển năng lực:
- Năng lực tự thu thập và xử lý thông tin.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực tư duy logic.
- Năng lực làm việc theo nhóm.
- Năng lực lãnh đạo.
- Năng lực tự tin trình bày ý kiến trước tập thể.
4. Thái độ:
- Có ý thức tiết kiệm, tránh làm hao hụt, thất thoát trong thu hoạch.
- Có tinh thần yêu lao động và tìm hiểu khoa học.
B. Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi - Thảo luận nhóm nhỏ

C.Chuẩn bị của GV - HS:
- GV: Máy tính, máy chiếu.
- HS: Đọc SGK liên hệ các cách thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản ở địa
phương.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức 1/:
Lớp 7A Ngày..... tháng.....năm 2015 Sĩ số.....Vắng......
Lớp 7B Ngày...... tháng....năm 2015 Sĩ số.....Vắng....
II.Kiểm tra bài cũ.(4p)
- Mục đích của việc làm cỏ, vun xới là gì?
- Nêu các cách bón phân thúc cho cây và kỹ thuật bón?
III. Bài mới
1. Đặt vấn đề:1p)
Sau khi chăm sóc cây trồng với thời gian nhất định là lúc người nông dân gặt hái được
thành quả lao động của mình. Đó chính là lúc thu hoạch, bảo quản và chế biến các
loại nông sản. Vậy thu hoạch như thế nào, bảo quản ra sao và chế biến như thế nào để
đảm bảo năng suất cây trồng cũng như mang lại giá trị kinh tế cho người nông dân?
Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về vấn đề này.
14


Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy môn Công nghệ lớp 7 phần trồng trọt
2.Triển khai bài
a. Hoạt động 1. Thu hoạch.(16p)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
GV: Nêu ra yêu cầu thu hoạch
1.Yêu cầu:
HS: Giải thích ý nghĩa các yêu cầu trên?
- Thu hoạch đúng độ chín, nhanh

cẩn thận
2.Thu hoạch bằng phương pháp
GV: Nêu câu hỏi gợi ý quan sát hình vẽ
nào?
SGK.
a.Hái ( Đỗ, đậu, cam, quýt…)
HS: Trả lời đúng tên các phương pháp thu
b.Nhổ ( Su hào, sắn…)
hoạch.
c.Đào ( Khoai lang, khoai tây)
* Tích hợp môn sinh học.
d. Cắt ( Hoa, lúa, bắp cải).
H: Tại sao cần phải thu hoạch các loại đỗ
trước khi chín?
HS: Vì đỗ thuộc loại quả khô nẻ nên khi chín
vỏ tự tách ra làm bắn hạt ra ngoài nên cần
phải thu hoạch trước khi quả chín.
H: Tại sao cần phải thu hoạch các loại củ
trước khi cây ra hoa, tạo quả?
HS: Vì khi cây ra hoa, tạo quả sẽ chuyển
chất dinh dưỡng từ củ lên nuôi hoa và quả
dẫn đến củ hết chất dinh dưỡng.
H: Ở địa phương em còn có phương pháp thu
hoạch nào nữa?
HS: Hiện nay còn dùng máy để thu hoạch
nông sản.
HS khác: Bổ sung
GV: Kết luận
b.Hoạt động 2. Bảo quản.(20p)
GV: Mục đích của việc bảo quản nông sản là 1.Mục đích.

gì?
- Bảo quản để hạn chế hao hụt về
HS: Trả lời
số lượng, giảm sút chất lượng nông
sản.
GV: Bảo quản nông sản tốt cần đảm bảo
2.Các điều kiện để bảo quản tốt.
những điều kiện nào?
- Đối với các loại hạt phải được
phơi, sấy khô để làm giảm lượng
HS: Trả lời
nước trong hạt tới mức độ nhất
* Tích hợp môn Toán học.
định.
H: Em hãy tính số kilogam thóc thu được khi - Đối với rau quả phải sạch sẽ,
không dập nát.
15


Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy môn Công nghệ lớp 7 phần trồng trọt
làm khô 100kg thóc tươi? Biết lượng nước
giảm đi trong hạt sau khi phơi là 10%.

- Kho bảo quản phải khô dáo,
thoáng khí có hệ thống gió và được
khử trùng mối mọt.

HS: Lên bảng làm bài tập.
HS: Làm vào vở, nhận xét, bổ sung.
GV: Chốt lại cách làm và kết quả đúng.

H: Em hãy nêu các phương pháp bảo quản
nông sản mà em biết?
H: Bảo quản thông thoáng đối với loại nông
sản nào?
H: Bảo quản kín đối với loại nông sản nào?
H: Bảo quản lạnh đối với loại nông sản nào?
*Tích hợp môn hoá học và bảo vệ môi
trường.
H: Ngoài các cách bảo quản trên em còn thấy
trên các thông tin đại chúng người ta còn bảo
quản nông sản bằng cách nào?
HS: Còn bảo quản bằng cách phun thuốc hoá
học vào các loại nông sản như hành, tỏi khô
ủ thuốc trừ sâu....
H: Theo em người dân dùng thuốc hoá học
bảo quản nông sản như vậy có nên không?
Vì sao?
HS: Không nên bảo quản nông sản bằng các
loại thuốc hoá học độc hại vì khi dùng các
loại nông sản đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khoẻ của người tiêu dùng cũng như
người tiếp xúc trược tiếp với hoá chất đó.
Ngoài ra lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật còn
làn ô nhiễm môi trường....

3.Phương pháp bảo quản.
- Bảo quản thông thoáng.
- Bảo quản kín.
- Bảo quản lạnh: To thấp vi sinh
vật, côn trùng ngừng hoạt động

giảm sự hô hấp của nông sản.

c.Hoạt động 3. Chế biến.(7p)
GV: Chiếu một số hình ảnh về việc thu
1.Mục đích.
hoạch một số loại nông sản như dưa chuột,
- Làm tăng giá trị của sản phẩm và
sắn dây, củ cải, ....
kéo dài thời gian bảo quản.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu 2.Phương pháp chế biến.
hỏi.
- Sấy khô, đóng hộp, muối chua chế
16


Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy môn Công nghệ lớp 7 phần trồng trọt
H: Nêu sự cần thiết của việc chế biến nông
sản?
HS: Thảo luận, báo cáo, nhận xét, bổ sung.
*Tích hợp môn vật lý, sinh học.
H: Theo em các phương pháp chế biến trên
được áp dụng dựa vào kiến thức môn học
nào?
HS: Môn Vật lý: Sấy khô, nghiền nhỏ thành
bột hoặc lọc...
GV: Nhấn nhấn mạnh đặc điểm từng cách
chế biến nêu VD?

biến thành bột.


IV.Củng cố.(2p)
GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
GV: Nhấn mạnh mục tiêu bài học và các phương pháp của khâu thu hoạch chế biến
nông sản.
HS: Nhắc lại.
V. Dặn dò: (3p)
- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi SGK.
- Đọc và xem trước bài 21 SGK
- Tìm hiểu luân canh xen canh tăng vụ ở địa phương em.
* Một số chú ý khi dạy học liên môn.
- Lựa chọn giáo án để soạn giảng.
- Lựa chọn đơn vị kiến thức phù hợp để vận dụng giảng dạy liên môn
- Linh hoạt trong cách tích hợp, làm sao cho lượng kiến thức vừa đủ để học sinh
tiếp thu, tránh nặng nề, trùng lặp, không biến giờ dạy Công nghệ thành dạy Toán, Văn
học, Âm nhạc hoặc ngược lại, nhưng cũng không thể xem nhẹ bỏ qua, không nhắc
đến. Chủ yếu là liên hệ, so sánh, để khắc sâu kiến thức bài học cho học sinh.
5. Kết quả đạt được.
Qua việc giảng dạy lớp 7B trước khi áp dụng kinh nghiệm và sau khi áp dụng kinh
nghiệm này kết quả như sau:
* Về nhận thức :
Đa số học sinh lớp 7B sau khi áp dụng kinh nghiệm này đều tư duy tốt đặc biệt là
tư duy giữa các môn học và kết quả là lớp 7B học sinh nắm bài tốt hơn, nhớ lâu hơn,
biết sâu chuỗi kiến thức từng bài, các chương và giữa các môn học liên quan. Kinh
nghiệm này không chỉ áp dụng cho việc giảng dạy và học tập môn Công nghệ mà còn
áp dụng cho việc học ở tất cả các môn học khác, trong cuộc sống hàng ngày.
* Về kết quả bài kiểm tra:
17


Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy môn Công nghệ lớp 7 phần trồng trọt

Lớp


số

Giỏi
SL

7B trước khi 34
áp dụng kinh
nghiệm
7B sau khi áp 34
dụng
kinh
nghiệm

%

Khá
SL

%

Trung
bình
SL %

Yếu
SL


%

Kém
SL

%

1

2,9

8

23,6

18

52,9

6

17,7 1

2,9

5

14,7

15


44,1

14

41,2

0

0

0

0

Kinh nghiệm được áp dụng khiến học sinh học tốt hơn không chỉ môn Công nghệ
mà cả các môn học khác; là cơ hội để ôn tập các môn học khác từ đó hình thành cho
học sinh tư duy liên môn, nắm bài sâu sắc hơn vì vậy học sinh nhớ lâu hơn và gây
được hứng thú cho môn học. Các em huy động nhiều kiến thức đã học để hiểu biết
sâu sắc, toàn diện một sự kiện, một vấn đề. Các em được củng cố, ôn tập, tổng hợp
các kiến thức ở mức cao hơn và biết vận dụng một cách thông minh vào học tập. Kiến
thức môn này sẽ hỗ trợ cho môn kia, nhờ đó học sinh có thể nhận thức một cách rõ
ràng hơn, sâu sắc hơn.
Chúng ta phải khẳng định rằng việc nắm vững kiến thức của các môn học khác có
liên quan của giáo viên Công nghệ đã góp phần không nhỏ vào việc hình thành kiến
thức cho học sinh, giúp các em hứng thú hơn trong việc tiếp thu môn Công nghệ.
Quan trọng hơn hết là góp phần đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích
cực, nâng cao được chất lượng bài làm của học sinh, tạo sự chuyển biến về nhận thức
của học sinh trong việc học Công nghệ, tránh được xu hướng học lệch sang các môn
học khác như hiện nay.

Kinh nghiệm không chỉ áp dụng cho nội dung giảng dạy phần trồng trọt mà còn có
thể áp dụng cách thức thực hiện cho việc giảng dạy môn Công nghệ ở các khối lớp
với các dạng bài khác nhau.

PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
18


Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy môn Công nghệ lớp 7 phần trồng trọt
1. Kết luận.
Từ thực tế áp dụng sáng kiến về vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học môn
Công nghệ 7 ở nhà trường trong những năm học qua tôi nhận thấy rằng:
Dạy học tích hợp liên môn là một công việc mà giáo viên nên thực hiện ở tất cả
các môn học trong nhà trường. Các môn học dù là tự nhiên hay xã hội đều có mối liên
hệ mật thiết với nhau, khi ta tích hợp kiến thức các môn học trong một bài giảng sẽ
làm các em hứng thú, chủ động hơn trong việc lĩnh hội kiến thức mới. Từ đó mà
nguồn thông tin, nội dung bài học sẽ thấm vào các em một cách tự nhiên, nhẹ nhàng
không bị động và nặng nề như cách giảng truyền thống.
Dạy học tích hợp liên môn đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức rộng hơn về
các môn học nên giáo viên phải tự bồi dưỡng, tự học hỏi để nâng cao trình độ. Giáo
viên có thể học hỏi qua sách, báo, mạng internet, dự giờ thăm lớp ở tất cả các môn
học nếu có thể bởi học không bao giờ là đủ đối với người ham học hỏi và ham tìm tòi
tri thức.
Trước khi soạn một giáo án liên môn giáo viên phải đọc và hiểu được nội dung của
bài học, tìm hiểu các cách có thể để sao cho truyền thụ kiến thức đến học sinh một
cách nhẹ nhàng nhất. Tìm hiểu xem kiến thức nào các em đã biết rồi, kiến thức nào có
thể sử dụng tích hợp liên môn được để lồng ghép vào bài giảng sao cho phù hợp. Nếu
bài dạy có thể tích hợp liên môn được thì tích hợp liên môn, không nhất thiết phải tìm
và ép phải có tích hợp liên môn nếu không phù hợp.
Người dạy phải xác định được môn học nào là môn học chính, không nên biến bài

giảng có tích hợp liên môn thành môn học khác. Các nội dung tích hợp liên môn chủ
yếu là nhắc lại, thông báo, khắc sâu để các em hiểu bài hơn chứ không mang tính
đánh đố người học.
Người học phải có ý thức chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp như đọc trước bài mới,
ôn tập trước các phần kiến thức mà giáo viên yêu cầu tìm hiểu ở nhà để tiếp thu bài
mới được tốt hơn. Các em phải được hướng dẫn cách tìm nguồn kiến thức chủ động
như sách tham khảo, cập nhật thông tin trên các kênh thông tin đại chúng.
Trong các buổi họp chuyên môn, họp nhóm, họp tổ giáo viên có thể mạnh dạn đưa
ra các ý kiến cùng bàn bạc, tháo gỡ cho một môn học, một bài giảng, một phần kiến
thức nào đó mà mình thấy khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh. Từ
đó giáo viên sẽ có được cách giảng hay và làm cho học sinh có thể hiểu được bài tốt
hơn.
Trong những năm học qua, tôi đã thực hiện việc tích hợp liên môn vào các môn
học mà mình được giảng dạy trong đó có môn Công nghệ theo phương pháp trên, tôi
thấy rằng chất lượng từng giờ dạy và kết quả bộ môn ngày được nâng lên. Các em
cũng ngày càng hợp tác tốt hơn và hứng thú hơn với từng tiết dạy có tích hợp liên
môn. Chính vì vậy mà tôi thấy chủ trương đổi mới giáo dục theo hướng tích cực hoá
hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò là hoàn toàn hợp lý.
2.Khuyến nghị.
19


Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy môn Công nghệ lớp 7 phần trồng trọt
2.1. Đối với giáo viên:
- Cần hiểu rõ hơn về việc tích hợp liên môn vào giảng dạy các môn học. Thực chất
đây chính là những việc mà người giáo viên vẫn thường làm ở các năm học trước
nhưng hiện nay tích hợp liên môn một cách khoa học hơn, có hệ thống hơn, rõ ràng
hơn nhưng lại rất nhẹ nhàng mà hiệu quả lại cao hơn.
- Chính vì vậy mà người giáo viên cần phải học hỏi nhiều hơn để nâng cao sự hiểu
biết của mình thì bài giảng mới có hiệu quả cao.

2.2. Đối với nhà trường:
- Tạo mọi điều kiện về trang thiết bị cơ sở vật chất giúp giáo viên tích hợp kiến thức
liên môn đạt hiệu quả cao nhất như trang bị bảng có từ, máy tính, máy chiếu.
- Nhà trường triển khai kinh nghiệm này cho tất cả các môn học.
2.3. Đối với Phòng, Sở giáo dục
- Tổ chức các buổi chuyên đề về tích hợp kiến thức liên môn cho giáo viên trong
thị xã, trong tỉnh để cùng học hỏi kinh nghiệm giảng dạy phần tích hợp liên môn.
- Mở các lớp tập huấn về việc tích hợp liên môn trong giảng dạy các môn học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
20


Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy môn Công nghệ lớp 7 phần trồng trọt

1.Sách giáo khoa môn Công nghệ 7.
2. Sách giáo viên môn Công nghệ 7.
3. Sách giáo khoa môn Hoá học lớp 8.
4. Sách giáo viên môn Hoá học lớp 8.
5. Sách Gáo khoa môn Sinh học lớp 6.
6. Sách giáo viên môn Sinh học lớp 6.
7. Sách giáo khoa môn Vật lý lớp 8.
8. Sách giáo viên môn Vật lý lớp 8.
9. Mạng internet.
10. Nghị quyết TW 40/2000/QH10 về vấn đề đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông
11. Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg về đổi mới giáo dục.

PHỤ LỤC
21



Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy môn Công nghệ lớp 7 phần trồng trọt

STT
I
1
2
3
4
5
II
1
2
3
4
5
6
III
1
2

TÊN ĐỀ MỤC
Thông tin chung về sáng kiến.
Tóm tắt sáng kiến.
- Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
- Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dựng sáng kiến.
- Nội dung sáng kiến.
- Kết quả đạt được của sáng kiến.
- Đề xuất, kiến nghị.

Mô tả sáng kiến.
- Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
- Cơ sở lý luận.
- Thực trạng của vấn đề.
- Các giải pháp, biện pháp thực hiện.
- Kết quả đạt được.
- Bài học kinh nghiệm.
Kết luận, khuyến nghị.
- Kết luận.
- Khuyến nghị.
- Tài liệu tham khảo.
- Phụ lục.

22

TRANG
1
1
1-2
2
2
3
4
4
4
4
4-11
11-12
12
13

13
14
16
17



×