Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

skkn vận dụng phương pháp dạy học dự án vào việc tìm hiểu ứng dụng của parabol và elip vào trong thực tế, góp phần phát triển năng lực học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.86 MB, 59 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi : Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở Trường THPT Ninh Bình Bạc Liêu
Chúng tôi ghi tên dưới đây:

TT

Họ và tên

Ngày tháng
năm sinh

1

Phạm Thị Ngát

13/06/1986

2

Đoàn Ngọc Lê

13/04/1994

Nơi công tác

Trường THPT
Ninh Bình – Bạc Liêu
Trường THPT
Ninh Bình – Bạc Liêu



Chức
vụ

TPCM
GV

Trình độ
chuyên
môn
ĐHSP
Toán
ĐHSP
Toán

Tỷ lệ
(%)
đóng
góp vào
việc tạo
ra sáng
kiến
60%
40%

1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
- Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến : “Vận dụng phương pháp
dạy học dự án vào việc tìm hiểu ứng dụng của Parabol và elip vào trong thực tế,
góp phần phát triển năng lực học sinh THPT ”
- Lĩnh vực áp dụng : Giảng dạy cho học sinh khối lớp 10, ban cơ bản của

trường THPT Ninh Bình - Bạc Liêu, nhằm phát triển năng lực học sinh trường THPT
Ninh Bình - Bạc Liêu.
2. Nội dung
a) Giải pháp cũ thường làm:
Đã từ rất nhiều năm nay, việc dạy học môn Toán ở Việt Nam vẫn theo phương
pháp truyền thống là giáo viên giảng bài, học sinh ghi chép, ghi nhớ kiến thức, giải bài
tập máy móc theo phương pháp mà giáo viên đã đưa ra sau đó viết lại những kiến thức
đó trong bài kiểm tra, bài thi. Gần đây, theo yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học,
việc dạy học môn Toán cũng có một số thay đổi nhất định như chú ý tương tác hai
chiều giữa giáo viên và học sinh, tăng cường thảo luận nhóm để học sinh tự tìm hiểu…
Tuy nhiên nhìn chung sự đổi mới đó còn nặng về hình thức, chưa thực sự hiểu quả. Đa
phần các giờ học Toán vẫn rất thụ động, giáo viên dạy lí thuyết sau đó phân dạng bài
tập và đưa ra phương pháp giải các dạng bài, sau đó chia nhóm để các nhóm vận dụng
giải bài tập… Phương pháp dạy và học như trên có những ưu và nhược điểm như sau:
*) Ưu điểm
- Cung cấp cho học sinh kiến thức chuẩn của từng bài, đảm bảo chuẩn kiến thức
kĩ năng để phục vụ kiểm tra, thi cử.
- Khi lên lớp giáo viên thực hiện chương trình theo từng tiết học đã quy định
sẵn. Thời gian tổ chức các hoạt động học tập chỉ trong phạm vi tiết học, hình thức tổ
chức các tiết học bám sát mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra câu hỏi dạng mở yêu cầu học
sinh phải trình bày nội dung trả lời các câu hỏi trong một bài viết để giải quyết vấn đề

-1-


nêu ra, hoặc phân dạng bài tập và đưa ra phương pháp giải cụ thể học sinh nắm được
phương pháp của từng dạng bài để giải các bài tập.
- Giúp học sinh tái hiện được kiến thức vừa học, lí giải được các khía cạnh của
kiến thức, từ đó hiểu bài sâu sắc hơn.
- Có thể thấy quá trình tư duy của học sinh đi đến đáp án.

- Đơn giản, dễ dạy cho giáo viên, dễ nhớ cho học sinh.
*) Nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục
- Do khoa học phát triển nhanh chóng nên nội dung chương trình dạy học phần
nào bị lạc hậu so với tri thức hiện đại.
- Người học càng ngày càng mất hứng thú học tập, hạn chế, thậm chí triệt tiêu
sự sáng tạo, luôn thụ động ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.
- Kiến thức thu nhận từ các bài học ít gắn với thực tế cuộc sống, không phát
triển năng lực, kĩ năng sống cho học sinh trong khi đây là mục tiêu quan trọng hàng
đầu của giáo dục nói chung và việc dạy học môn Toán nói riêng.
- Có những đơn vị kiến thức được dạy trong nhiều môn học khác nhau gây
trùng lặp, nhàm chán với học sinh.
- Học sinh học tập thụ động, các kiến thức đã sắp đặt sẵn nên tạo thói quen
nghe, ghi chép, học thuộc, do đó chưa phát huy năng lực tư duy sáng tạo, khả năng tự
học, tự tìm tòi, tự xử lý thông tin ở học sinh.
- Phần nhiều học sinh chưa hứng thú với môn Toán, trong suy nghĩ của hầu hết
học sinh thì Toán học ngoài những phép tính đơn giản như cộng, trừ, nhân, chia, …thì
hầu hết các kiến thức toán khác là rất trừu tượng đối với học sinh. Rất nhiều học sinh
đặt câu hỏi: “Tại sao phải học toán, học toán để làm gì, giúp ích gì ?” Vì vậy việc học
toán trở thành một áp lực nặng nề đối với học sinh. Họ nghĩ rằng toán học là mơ hồ xa
xôi, học toán chỉ có một mục đích duy nhất đó là thi cử. Ví dụ như, nếu học đến bài
“Phương trình đường Elip” (SGK Hình học 10), học sinh sẽ đặt câu hỏi, học xong nó
được gì, chẳng thấy nó có tác dụng gì với cuộc sống cả. Nhưng nếu chúng ta cho học
sinh chia nhóm tìm hiểu sau đó báo cáo kết quả đạt được sẽ giúp bài học trở nên thú vị
hơn nhiều. Nó không đơn giản là buộc sợi dây có độ dài không đổi vào đầu hai chiếc
đinh được đóng cố đinh, giữ dây luôn căng bằng đầu bút chì và xoay đi xoay lại cho nó
ra một hình dáng gọi là elip nữa. Nó thực sự phải là quỹ đạo của các hành tinh trong hệ
mặt trời, nó là bóng của biển báo tròn trên mặt đất, là nguyên lí hoạt động của máy tán
sỏi trong y học, hay thông số để xây dựng một công trình kiến trúc có dạng elip…
- Học sinh học Toán đơn thuần chỉ là giải các bài tập theo các dạng bài và
phương pháp giải cho sẵn mà không biết được bản chất của những bài tập đó và ứng

dụng của chúng vào trong thực tiễn như thế nào, không biết được bản chất những sự
vật hiện tượng nơi mình sinh sống mặc dù những sự vật, hiện tượng đó rất gần gũi, gắn
bó hàng ngày với học sinh, ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân, gia đình và cộng
đồng dân cư nơi mình sinh sống.
- Dạy học theo phương pháp truyền thống nhiều khi chưa khuyến khích được
học sinh tham gia vào các hoạt động học, học sinh không có nhiều cơ hội được trải

-2-


nghiệm thực tế, ít có cơ hội bộc lộ các năng lực khác, hình thức học tập còn đơn điệu,
… Dó đó học sinh ít có hứng thú trong hoạt động học.
- Trước đây, học sinh chỉ học đơn môn, không biết vận dụng kiến thức môn
khác phục vụ cho bài học, cho việc giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
- Hạn chế việc hình thành tình yêu và trách nhiệm của bản thân đối với quê
hương đất nước và con người.
- Kết quả học tập thấp, học sinh sẽ chán học, uể oải, ngại đến trường, luôn coi
Toán học chỉ là môn học khô khan, trừu tượng, kết quả học lực khá giỏi bộ môn còn
nhiều hạn chế.
- Học sinh chưa kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng với
thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân… nhằm giải quyết hiệu quả một nhiệm vụ
cụ thể trong bối cảnh thực.
- Kiểm tra, đánh giá nặng về tái hiện tri thức không thúc đẩy được việc dạy học,
kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng tích cực, không phát huy được tính tích cực
chủ động khai thác kiến thức của học sinh, chưa đánh giá về mặt năng lực vận dụng
thực tế.
- Giáo viên không chủ động phân chia được thời gian, ngại tích hợp kiến thức
của các bài học khác và của các môn học khác trên một bối cảnh thực nên thường bỏ
qua những kiến thức liên quan rất gần gũi, sinh động.
- Giáo viên chưa dạy được cách học - Hình thành và phát triển năng lực cho học

sinh.
- Giáo viên chưa quan tâm đến việc học sinh nhớ được/học được những gì?
- Giáo viên chưa quan tâm đến việc học sinh làm được gì, giải quyết được vấn
đề thực tiễn gì từ những kiến thức, kĩ năng đã được học?
- Hạn chế việc tìm tòi, sáng tạo của giáo viên
b) Giải pháp mới cải tiến:
Sau một thời gian vận dụng phương pháp dạy học cũ, tôi và nhiều đồng nghiệp
càng nhận ra những mặt hạn chế đã nêu. Với mong muốn cải tiến phương pháp để hiệu
quả giảng dạy được tốt hơn, tôi đã tìm hiểu và nhận thấy cần phải tích cực hơn nữa
trong việc vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại trong dạy học môn Toán. Theo
sự tìm hiểu về các phương pháp dạy học và dựa vào đặc thù bộ môn, tôi nhận thấy
phương pháp phù hợp nhất, có khả năng khắc phục được hầu hết các nhược điểm của
phương pháp dạy học trước đây, có tính khả thi cao chính là phương pháp dạy học theo
dự án.
*) Mô tả nội dung chi tiết của giải pháp mới
- Dạy học dự án (viết tắt DHDA) được hiểu như là một phương pháp hay một
hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có
sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm cụ thể.
- Dạy học dự án là một kiểu dạy học lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm.
- Định hướng vào các khái niệm cơ bản của môn học nhưng gắn liền với thực
tế. Dạy học thông qua các hoạt động thực tiễn của một dự án, chủ đề của dự án luôn
gắn liền với những tình huống của thực tiễn xã hội, và người học thường đóng một vai
gì đó khi thực hiện dự án.

-3-


- Nội dung dạy học trong DHDA mang tính tổng hợp hoặc liên môn. Vấn đề
phải hấp dẫn, sát với thực tiễn để thiết kế nhiều hoạt động.
- Mục tiêu dạy học trong DHDA mang tính định hướng rõ ràng và được thết kế

dựa trên chuẩn kiến thức kĩ năng và nhắm tới kĩ năng tư duy bậc cao của thế kỉ 21.
- Phương tiện dạy học trong DHDA rất đa dạng và đặc biệt thuận lợi khi có sự
hỗ trợ của các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại.
- Kiểm tra, đánh giá trong DHDA mang tính đa chiều: dựa trên việc đánh giá, tự
đánh giá và cùng đánh giá. Việc kiểm tra đánh giá của giáo viên diễn ra trong toàn bộ
quá trình hoàn thành nhiệm vụ của học sinh. Các tiêu chí đánh giá được công bố,
thống nhất trước khi các em bắt tay vào làm việc.
- Vai trò của giáo viên là người định hướng, một nhà tư vấn, hướng dẫn viên và
một học viên cộng tác (bạn cùng học)
- Vai trò của học sinh là “tác giả tích cực” của quá trình học tập, nên học sinh
thực hiện dự án bằng cách thực hiện các vai được chỉ định và tự lực triển khai, tập giải
quyết vấn đề có thật trong đời sống. Học sinh làm việc với nhau trong nhóm học tập
trong một khoảng thời gian nhất định để giải quyết những nội dung học tập phức hợp.
Học sinh tự hệ thống kiến thức, thiết lập mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức và
được đào tạo điều kiện học tập trong môi trường hợp tác. Học sinh phải tạo ra các sản
phẩm học tập đáp ứng các yêu cầu đề ra, đảm bảo tính thẩm mỹ, khoa học… do đó
khơi gợi sự tò mò và óc sáng tạo qua việc cho phép chủ động, tự do tưởng tượng trong
quá trình học tập. Như vậy trong dạy học theo dự án, học sinh không còn thụ động tiếp
nhận kiến thức của giáo viên mà thực sự trở thành tác giả của việc học tập.
- Tiến trình thực hiện dạy học dự án bao gồm 5 giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn 1: Chuẩn bị.
+ Giai đoạn 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện.
+ Giai đoạn 3: Thực hiện dự án học tập.
+ Giai đoạn 4:Thu thập kết quả và báo cáo sản phẩm.
+ Giai đoạn 5: Đánh giá dự án.
Tóm lại DHDA là một hình thức dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm
dạy học định hướng vào người học, quan điểm dạy học định hướng hoạt động và quan
điểm dạy học tích hợp. DHDA góp phần gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành
động, nhà trường và xã hội, thể hiện được tính mới và sáng tạo của giải pháp
Bảng 1: So sánh phương pháp dạy học theo dự án và phương pháp truyền thống.

Dạy học truyền thống
Dạy học theo dự án
Học sinh thuộc, nhớ, biết vận Học sinh hiểu và biết vận dụng
Mục tiêu
dụng kiến thức để giải bài tập
kiến thức để giải quyết các tình
huống thực tiễn
Nội dung
- Do sách giáo khoa, giáo viên - Học sinh hay giáo viên đề xuất
quyết định
trên cơ sở năng lực, hứng thú của
- Ít có tính liên môn
bản thân học sinh.
- Giáo viên là trung tâm, tổ chức - Thường liên quan đến nhiều môn
kiến thức thành nhiệm vụ giao học, nhiều lĩnh vực.
cho học sinh.
- Học sinh là trung tâm, thực hiện
nhiệm vụ với sự trợ giúp của giáo
viên để tự xây dựng kiến thức.

-4-


- Người dạy là trung tâm, tổ
chức kiến thức thành các nhệm
vụ giao cho học sinh.
- Giáo viên đưa ra phương pháp
làm việc.
Phương pháp
- Không gian làm việc: Trong

lớp học.
- Hiểu biết mới dẫn đến thành
công. Sai lầm là không tốt

- Người học là trung tâm, thực hiện
các nhiệm vụ dưới sự hỗ trợ của
giáo viên để xây dựng kiến thức
cho mình.
- Học sinh tự lựa chọn phương
pháp làm việc.
- Không gian làm việc: Trong hoặc
ngoài nhà trường.
- Thành công mới dẫn đến hiểu
biết. Sai lầm là bình thường.
Phương tiện Có sẵn, do giáo viên chọn
Học sinh tự lựa chọn và xây dựng
dạy học
trong quá trình học tập.
Không có, nếu có thì sau quá Học sinh dự tính trước về sản
Sản phẩm
trình học tập. Học sinh không có phẩm và hiện thực hóa nó trong
dự tính trước về sản phẩm.
quá trình học tập
Rất ít
Học sinh tự thành lập nhóm, việc
Học nhóm
học chủ yếu dựa trên hoạt động
nhóm.
- Sự đánh giá chỉ tập trung ở kết - Sự đánh giá được thể hiện trong
quả cuối cùng.

suốt quá trình học tập.
Đánh giá
- Là việc của giáo viên.
- Bao gồm đánh giá của giáo viên,
học sinh tự đánh giá và đánh giá
lẫn nhau.
Bảng 2: So sánh về nội dung kiến thức:
CHUYÊN
ĐỀ

GIẢI PHÁP CŨ

GIẢI PHÁP MỚI

- Đơn môn: Toán học.
- Nhận biết đựơc phương
trình của đường parabol và
đường elip.
- Biết tìm phương trình của
parabol khi biết 1 số yếu
tố: trục đối xứng, tọa độ
đỉnh, đi qua điểm,…

- Tích hợp: Toán học, Địa lý, Tin học, Vật
lý, Giáo dục công dân, Ngữ văn, Giáo dục
kỹ năng sống,
- Tìm hiểu sâu về các ứng dụng của
đường parabol, elip trong thực tế đo đạc
và tính toán.
- Tìm hiểu được các ứng dụng của đường

parabol, elip trong y học.

- Biết viết phương trình
elip khi biết trục lớn, trục
bé, tiêu điểm, …

- Phân tích được ảnh hưởng của năng
lượng mặt trời tới đời sống, kinh tế và
môi trường sống, …

Parabol và - Biết vẽ parabol và elip.
đường elip
- Dựa vào parabol để tìm
nghiệm của bất phương

- Tìm hiểu về quy luật chuyển động của
các hành tinh, nắm được các hành tinh
chuyển động quanh mặt trời theo các quỹ

-5-


trình bậc hai, hoặc chỉ ra
giá trị lơn nhất, hay giá trị
nhỏ nhất.

đạo là đường elip mà mặt trời là một tiêu
điểm.
- Tìm hiểu quỹ đạo của dòng nước khi
phun ra từ đài phun nước.

- Tìm hiểu được quỹ đạo của tàu vũ trụ
được phóng lên từ Trái đất, quỹ đạo này
thường là elip, hoặc parabol,…nó phụ
thuộc vào tốc độ của tàu vũ trụ.
- Phân tích được thực trạng quản lý, khai
thác nguồn năng lượng mặt trời sao cho
hợp lí và phù hợp với đặc điểm của từng
địa phương.
- Đề xuất các giải pháp sử dụng nguồn
năng lượng mặt trời nhằm tiết kiệm kinh
phí và chống ô nhiễm môi trường.

Bảng 3: So sánh về tổ chức dạy học:
GIẢI PHÁP CŨ

GIẢI PHÁP MỚI

* Nơi tổ chức: Trong lớp học.

* Nơi tổ chức: Trong và ngoài lớp học.

* Cách thức:

* Cách thức:

- Giáo viên: Đóng vai trò - Giáo viên: Có vai trò định hướng, giám sát hoạt
trung tâm, truyền thụ kiến động học tập.
thức áp đặt một chiều.
Giáo viên chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ học sinh
- Học sinh:

tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức. Chú trọng sự
+ Học sinh thảo luận trong phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao
giới hạn lớp học để không ảnh tiếp.
hưởng lớp bên cạnh.

Chú trọng sử dụng các quan điểm, phương pháp và
+ Hoạt động chủ yếu của học kỹ thuật dạy học tích cực; các phương pháp dạy học
sinh là nghe, ghi chép và vận thí nghiệm, thực hành.
dụng máy móc công thức vào Tổ chức hình thức học tập đa dạng; chú ý các họat
giải bài tập.
động xã hội, ngoại khoá, nghiên cứu khoa học, trải
nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong dạy và học của giáo
viên và học sinh.
+ Trong giờ học chỉ tổ chức

-6-


được 1, 2 hoạt động nhóm từ
3-5 phút, chỉ có những học
sinh tích cực tham gia, không
huy động được cả nhóm.

- Học sinh:
+ Bước 1: Học sinh được cùng giáo viên đề xuất ý
tưởng, xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch thực
hiện chuyên đề.
+ Bước 2: Tìm hiểu thực tế, trong quá trình này các
em được đóng vai nhà báo, chuyên gia về cán bộ y

tế, các nhà thiên văn học…để khảo sát, thu thập,
phỏng vấn người dân những thông tin cần thiết.
+ Bước 3: Lựa chọn, xử lý thông tin và đánh giá
thông tin đó dựa trên sự tham khảo ý kiến của giáo
viên, các chuyên gia và kết hợp với tìm hiểu thông
tin trên mạng internet.

* Đánh giá: Khi đánh giá chỉ
có giáo viên, học sinh không + Bước 4: Hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm có
nhóm trưởng, có thư ký, triển khai theo kế hoạch,
được tham gia.
có sổ theo dõi; mỗi nhóm trao đổi, thảo luận, khi
gặp khó khăn được giáo viên hỗ trợ kịp thời.
+ Bước 5: Báo cáo sản phẩm của nhóm mình trước
lớp, trước toàn trường trong buổi ngoại khóa.
- Phương pháp dạy học này đã đặt học sinh vào vai
trò tích cực như: người giải quyết vấn đề, người ra
quyết định, điều tra viên hay người viết báo cáo.
Học sinh sẽ làm việc theo nhóm và hợp tác với các
chuyên gia bên ngoài và cộng đồng để trả lời các
câu hỏi và hiểu sâu hơn nội dung, ý nghĩa của bài
học. Phương pháp này đòi hỏi học sinh phải nghiên
cứu và thể hiện kết quả học tập của mình thông qua
các sản phẩm và phương thức thực hiện.
Bảng 4: Về hiệu quả dạy học:
NỘI DUNG

KẾT QUẢ
HỌC TẬP
CỦA HỌC

SINH

GIẢI PHÁP CŨ
- Kết quả kiểm tra đánh
giá: Tỉ lệ học sinh đạt
điểm khá giỏi chiếm tỉ lệ
thấp và không ổn định, học
sinh đạt điểm yếu kém cao
.

GIẢI PHÁP MỚI
- Kết quả kiểm tra đánh giá: Tỉ lệ học
sinh đạt điểm khá giỏi chiếm tỉ lệ cao
(56,5%) và có xu hướng tăng dần qua
các lần kiểm tra, điểm dưới trung
bình chiếm tỉ lệ thấp (3,5%) và có xu
hướng giảm dần.

- Không khí lớp học: - Không khí lớp học: Học sinh chủ
trầm, học sinh chưa thực động, say mê tìm hiểu kiến thức, thảo

-7-


hứng thú.

luận sôi nổi, đồng thời mạnh dạn trình
bày kết quả. Các giờ học hào hứng và
hiệu quả.


- Năng lực giải quyết các
vấn đề thực tế: Năng lực
giải quyết và vận dụng
kiến thức vào thực tế còn
hạn chế

- Năng lực giải quyết các vấn đề thực
tế: Học sinh đạt được các kỹ năng, năng
lực đã đề ra, tự tin trình bày ý kiến
trước đám đông; biết vận dụng kiến
thức khoa học vào thực tế phục vụ cho
đời sống.
Kiểu dạy học này phát triển kiến thức
và kĩ năng, năng lực của học sinh thông
qua quá trình học sinh giải quyết một
tình huống gắn với thực tiễn bằng
những kiến thức theo nội dung môn
học.
Ngoài ra phương pháp này còn hướng
tới phát triển kĩ năng sống cho học sinh
như: Hợp tác, giao tiếp, quản lí, tổ
chức, điều hành, ra quyết định, tích hợp
công nghệ thông tin vào giải quyết công
việc và thực hiện các sản phẩm.
* Đánh giá: Học sinh được tham gia
cùng giáo viên đánh giá; tự đánh giá
bản thân; đánh giá chéo các bạn trong
nhóm và các nhóm khác.

SẢN PHẨM


Ít và không thường xuyên

CỦA HỌC
SINH

- Tìm hiểu về nhà Vật lí Archimet và
một số công trình sáng tạo của ông.
- Tìm hiểu về nhà Vật lí Johannes
Kepler và các định luật của ông
- Tìm hiểu về các cây cầu nổi tiếng trên
thế giới cũng như trong nước có hình
dạng parabol bề lõm quay xuống
- Tìm hiểu hình dáng của dòng nước
khi phun từ các đài phun nước
- Gương cầu lõm và các ứng dụng
- Tìm hiểu về ăngten chảo dùng để thu
phát sóng truyền hình

-8-


- Tìm hiểu về quy luật chuyển động của
các hành tinh trong hệ mặt trời.
- Tìm hiểu về các công trình nổi tiếng
trên thế giới có hình dáng hình elip
3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được
3.1. Hiệu quả kinh tế
- Kiến thức về đường parabol, elip và các ứng dụng của các đường đó nằm ở
nhiều bài học, nhiều môn học nằm rải rác ở nhiều quyển sách khác nhau. Do đó để

giáo viên và học sinh nắm được một cách có hệ thống thường phải đọc, mua nhiều tài
liệu có liên quan, giá thành cao (khoảng 300.000 đồng - 500.000 đồng) .
- Sáng kiến này sẽ là tài liệu súc tích, ngắn gọn, khá đầy đủ về đường parabol,
đường elip và ứng dụng của các đường, giúp tiết kiệm được nhiều chi phí, giảm thiểu
thời gian tìm tòi, nâng cao kiến thức bảo vệ vệ môi trường, kiến thức về thiên văn học,
kiến thức về đo đạc, …
- Với vai trò là tuyên truyền viên các em học sinh có thể đem những kiến thức
khoa học súc tích này tới mọi người dân nơi mình sinh sống để giúp họ có thể tự thiết
kế những công trình kiến trúc phù hợp với túi tiền của bản thân mà vẫn đảm bảo tính
thẩm mỹ mà không cần thuê tư vấn thiết kế; họ có thể tự sáng chế ra những sản phẩm
dùng năng lượng mặt trời để tiết kiệm điện, không ô nhiễm môi trường, có thể giảm
chi phí cho cho xã hội và người dân hàng trăm triệu đồng.
3.2. Hiệu quả xã hội
- Giải pháp góp phần đổi mới phương pháp dạy học, tạo nên không khí học tập
hăng say, hứng thú và hiệu quả, học sinh thấy được kiến thức thiết thực với cuộc sống
và nghề nghiệp trong tương lai.
- Giải pháp mới góp phần rèn luyện, phát triển các năng lực, kỹ năng làm việc
nhóm của học sinh, đây là năng lực cần thiết cho sự hội nhập quốc tế.
+ Tăng tính chuyên cần, nâng cao tính tự lực và thái độ học tập của học sinh.
+ Giải pháp mới góp phần giúp học sinh có niềm đam mê hứng thú trong học
tập, hình thành và phát triển thế giới quan, nhân sinh quan.
+ Giải pháp mới góp phần hình thành cho học sinh tình yêu quê hương đất
nước; con người có ý thức trách nhiệm tuyên truyền giúp cho người dân trên địa bàn
thấy được những kiến thức khoa học về những ứng dụng của năng lượng mặt trời, hạn
chế ô nhiễm môi trường, … góp phần xây dựng quê hương giàu mạnh có chất lượng
cuộc sống tốt.

-9-



+ Góp phần hình thành ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của địa
phương; ý thức giữ gìn của công; bảo vệ môi trường sống.
+ Nâng cao kết quả học tập của học sinh: nâng cao tỉ lệ học sinh khá giỏi; hình
thành và bồi dưỡng được đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh; tỉ lệ HS thi đỗ vào các
trường Đại học - Cao đẳng.
- Đối với giáo viên:
+ Góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp, sự hợp tác với đồng nghiệp trong quá
trình dạy học, tạo cơ hội xây dựng quan hệ với học sinh. Đưa ra các mô hình triển
khai, cho phép hỗ trợ các đối tượng học sinh đa dạng bằng việc tạo ra nhiều cơ hội học
tập hơn trong dạy học.
+ Nâng cao hiệu quả đào tạo, chất lượng bài dạy.
+ Thiết thực góp phần đổi mới hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá chất lượng
của HS theo hướng phát huy năng lực tự học, tự khám phá tri thức cho HS.
+ Củng cố niềm tin, sức mạnh, gắn bó với sự nghiệp trồng người.
+ Với nhóm giáo viên Toán học trường THPT Ninh Bình Bạc Liêu khi áp dụng
phương pháp này trong cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp cấp tỉnh năm học 20162017 chúng tôi đã đạt giải ba cấp tỉnh
- Đối với các cơ quan quản lý giáo dục:
+ Góp phần nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh
+ Thúc đẩy đổi mới dạy học, kiểm tra, đánh giá ở các cơ sở giáo dục.
+ Tạo ra niềm tin đối với xã hội trong sự nghiệp giáo dục.
4. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
4.1. Điều kiện áp dụng
Sáng kiến là nguồn tư liệu hữu ích, dễ dàng sử dụng; không đòi hỏi yêu cầu kĩ
thuật hỗ trợ .Những kiến thức đường parabol và đường elip đã được tích hợp vào nội
dung bài học nên thuận lợi cho giáo viên và học sinh tham khảo, tra cứu; góp phần
thiết thực đổi mới dạy học, kiểm tra, đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục.
4.2. Khả năng áp dụng
- Đối với trường THPT Ninh Bình bạc Liêu: Sau một năm áp dụng sáng kiến đã
đạt được nhiều kết quả khả quan.
- Những nội dung kiến thức, hình ảnh về parabol và đường elip được tích hợp

rất gần gũi, sinh động với những hiện tượng đời thường. Vì vậy mọi đối tượng học
sinh, không phân biệt trình độ nhận thức, không phân biệt loại hình trường lớp đều dễ
dàng nhận biết, tra cứu.

- 10 -


- Sáng kiến là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên và học sinh, có
thể sử dụng thường xuyên vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đại trà; hoàn thiện
nhân cách cho học sinh.
- Đây là hoạt động dạy học tích hợp, liên môn thông qua các bài học trong
chương trình sinh học THPT để phát triển năng lực học sinh. Do đó có thể áp dụng
thường xuyên trên tất cả các học sinh THPT và tất cả các giáo viên bộ môn Toán học –
THPT đều có thể sử dụng được giải pháp này trong điều kiện cơ sở vật chất hiện có
của tất cả các nhà trường.
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Ninh Bình, ngày 15 tháng 5 năm 2017

XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN
VỊ CƠ SỞ

Người nộp đơn

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: “Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào việc tìm hiểu ứng
dụng của Parabol và elip vào trong thực tế, góp phần phát triển năng lực học sinh
THPT ”
1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị

- Hình thành dự án học tập, với các mục tiêu và đối tượng như sau :

- 11 -


1.1. Kiến thức
Học sinh:
- Nắm chắc dạng của hàm số bậc hai, đồ thị của hàm số bậc hai.
- Nắm vững công thức trục đối xứng, tọa độ đỉnh của parabol.
- Nắm được các công trình, kiến trúc có dạng parabol.
- Hiểu được tác dụng của gương cầu lõm với y học, đời sống, …
- Nắm được tác dụng của chảo ăngten
- Hiểu biết về quy trình hoạt động của các nhà máy nhiệt điện dùng năng lượng
mặt trời.
- Nắm vững phương trình chính tắc của Elip.
- Nắm vững phương trình chính tắc của Elip.
- Nắm vững các công thức xác định các yếu tố của Elip: tiêu điểm, tiêu
cự, độ dài hai trục, các đỉnh của elip.
- Tìm hiểu về quỹ đạo của các hành tinh trong hệ mặt trời.
- Tìm hiểu được các công trình, kiến trúc có dạng elip.
Tìm hiểu về nguyên tắc hoạt động của máy tán sỏi trong y học.
1.2. Kỹ năng
Học sinh:
- Lập bảng biến thiên và vẽ được đồ thị của hàm số bậc hai.
- Xác định được parabol khi biết một số yếu tố cho trước.
- Từ parabol cho trước xác định được các yếu tố xác định nên parabol đó.
- Nhận biết được các vật thể, các công trình có dạng parabol trong thực tế.
- Biết vận dụng kiến thức về parabol giải quyết một số bài tập thực tế.
- Biết vận dụng kiến thức vật lí để giải quyết một số bài tập liên quan đến dạng
parabol.

- Biết cách làm bếp năng lượng mặt trời.
- Tuyên truyền về việc bảo vệ tài nguyên và môi trường, học sinh giới thiệu về
hai nhà máy nhiệt điện dùng năng lượng mặt trời đang được xây dựng ở Việt Nam.
- Xác định được các yếu tố của elip khi biết phương trình chính tắc của
elip.
- Lập được phương trình chính tắc của elip khi biết một số yếu tố cho trước.
- Nhận biết được các vật thể, công trình có hình dạng elip.
- Thu thập thông tin và xử lí thông tin.
- Tìm kiếm thông tin trong thực tế và thông tin trên mạng Internet.
- Làm việc theo nhóm.
- Viết và trình bày báo cáo trước đám đông.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập: Sử dụng phần mềm Microsoft
Office và Power point.

- 12 -


1.3. Thái độ
- Học sinh chủ động, tích cực xây dựng bài, chiếm lĩnh tri thức dưới sự dẫn dắt
của giáo viên.
- Liên hệ được nhiều ứng dụng trong thực tế có liên quan đến parabol.
- Có tinh thần hợp tác, năng động, sáng tạo trong tư duy cũng như tính toán.
- Học sinh yêu thích khoa học, tìm hiểu và khám phá mối liên hệ giữa Toán học
và cuộc sống, Toán học với các môn học khác, từ đó yêu thích môn Toán hơn.
- Đoàn kết, hợp tác và tương trợ nhau trong quá trình học tập, hoạt động nhóm
và làm việc.
- Có ý thức bảo vệ môi trường, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.
- Độc lập, tự giác chịu trách nhiệm trước nhóm.
- Hứng thú trong quá trình làm đề tài.
1.4. Tư duy

- Rèn tư duy logic, có đầu óc tưởng tượng và kiến thức xã hội để liên hệ được
các vật thể trong thực tế có hình parabol,elip.
- Rèn luyện tính nghiêm túc, khoa học, cần cù và chịu khó.
- Say mê với các ứng dụng của Toán học với các ngành khoa học khác và trong
thực tiễn cuộc sống.
- Góp phần hình thành cho học sinh các tư duy toán học trong một số lĩnh vực
như: sinh hoạt, sản xuất, xây dựng, … để giải quyết các tình huống thực tế.
1.5. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự học, tự nghiên cứu
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tư duy sáng tạo
- Năng lực tự quản
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực thuyết trình, báo cáo
- Năng lực phỏng vấn, làm phóng sự
- Năng lực tính toán
- Một số năng lực khác như kĩ năng định hướng nghề nghiệp, đạo đức nghề
nghiệp, ứng xử trong cuộc sống, tình yêu thương con người, quê hương, đất nước, …
- Năng lực sử dụng kiến thức liên môn:
Để giải quyết các vấn đề đặt ra trong dự án học tập, học sinh cần học tập và vận
dụng các kiến thức liên môn:
Môn học
Bài liên quan đến
Yêu cầu cần đạt

- 13 -



chủ đề tích hợp
Đại số: Bài 3
“Hàm số bậc hai”

Toán học 10

Vật lí 7

Vật lí 10

Vật lí 10

Vật lí 12

- Biết vẽ đồ thị hàm bậc hai
- Biết đọc đồ thị
- Biết gắn hệ tọa độ vào parabol để làm bài
toán thực tế

Hình học: Bài 2
- Biết phân tích tổng và hiệu của các vec tơ,
“Tổng và hiệu hai vec
để từ đó vận dụng vào phân tích lực.
tơ”
- Xác định được các yếu tố của elip khi biết
Hình học: Bài
phương trình chính tắc của elip.
“Phương trình đường
- Viết được phương trình chính tắc của elip
elip”

khi biết các yếu tố của elip.
- Nêu được ứng dụng chính của gương cầu
lõm là có thể biến đổi một chùm tia tới song
song thành chùm tia phản xạ tập trung vào
một điểm, hoặc có thể biến đổi chùm tia tới
Bài 8:
phân kì thành một chùm tia phản xạ song
“Gương cầu lõm”
song, vận dụng để giải thích tại sao kính thiên
văn, đèn pin, bếp năng lượng mặt trời,… có
hình parabol.
Bài đọc thêm:
- Viết phương trình quỹ đạo để từ đó suy ra
“Chuyển động ném
hình dạng quỹ đạo.
xiên”
- Sử dụng lực hướng tâm để xác định được áp
Bài 14 :
lực lên cầu, từ đó giải thích được tại sao xây
“Lực hướng tâm”
dựng cầu hình parabol có bề lõm quay xuống
thì áp lực nhỏ nhất.
- Nắm được cấu tạo của hệ mặt trời.
Bài 41.
“Cấu tạo vũ trụ’’

Địa lí 7

Chương 1: “Các môi
trường địa lí”

Chương 3: “Môi
trường hoang mạc”.

Địa lí 10

Bài 42: “Môi trường
và sự phát triển bền
vững”

Địa lí 12

Bài 27: “Vấn đề phát

- Các đặc điểm chính của hệ mặt trời.
- Nắm được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên
thiên nhiên của từng vùng địa lí, của môi
trường hoang mạc từ đó chọn được vị trí thích
hợp để xây dựng các nhà máy nhiệt điện dùng
năng lượng mặt trời.
- Biết sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi
trường, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật
để kiểm soát tình trạng môi trường, sử dụng
hợp lí tài nguyên.
- Nắm được tiềm năng phát triển công nghiệp

- 14 -


triển một số các
ngành công nghiệp

trọng điểm ”

Công dân 7

Công dân 10

Công dân 11

Ngữ văn 8

Ngữ văn 10

Ngữ văn 10
Ngữ văn 11

điện lực, đặc biệt biết khai thác tài nguyên
sẵn có là năng lượng mặt trời để giảm thiểu ô
nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí…
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và tài
Bài 14: “Bảo vệ môi
nguyên thiên nhiên. Biết sử dụng các nguồn
trường và tài nguyên
năng lượng thay thế để tiết kiệm năng lượng
thiên nhiên”.
hóa thạch.
- Nắm được một số vấn đề cấp thiết của nhân
Bài 15: “Công dân
loại hiện nay như ô nhiễm môi trường, … để
với một số vấn đề cấp
từ đó học sinh ý thức được trách nhiệm của

thiết của nhân loại”.
bản thân trong việc bảo vệ môi trường.
- Biết được phương hướng cơ bản của chính
sách như: Coi trọng công tác nghiên cứu khoa
Bài 12: “Chính sách
học và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế,
tài nguyên và bảo vệ
khu vực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
môi trường”.
khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên
nhiên để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Bài 11: “Tìm hiểu
- Học sinh biết phân tích, tổng hợp.
chung về văn bản
- Vận dụng lí thuyết vào một vấn đề thuyết
thuyết minh”
minh cụ thể.
Tiết 63: “Phương
pháp thuyết minh,
Vận dụng để thuyết minh bài tập nhóm
luyện tập viết đoạn
văn thuyết minh”
Tiết 53: “Lập kế
Tổ chức sắp xếp công việc khoa học, hợp lí.
hoạch cá nhân”
Tiết 61 + 62 : “Phỏng
Vận dụng lí thuyết phỏng vấn vào phỏng vấn
vấn và trả lời phỏng
một vấn đề cụ thể.
vấn”


Qua bài học, học sinh được rèn luyện, vận dụng những kiến thức liên môn để
giải quyết các vấn đề thực tiễn.
1.6. Đối tượng dạy học
- Học sinh trường THPT Ninh Bình - Bạc Liêu.
- Thực hiện thử nghiệm tại lớp 10A với 38 học sinh.
- Từ thành công của việc áp dụng đối với lớp 10A, nhóm Toán triển khai trong
cả 6 lớp 10 của trường.
1.7. Thiết bị dạy học và học liệu
Thiết bị dạy học
- Phiếu học tập, máy tính, máy chiếu, tranh ảnh sưu tầm,…

- 15 -


- Giáo án, bảng phụ
Học liệu
- Sgk, sgv đại số 10, sgk hình học 10.
- Tài liệu liên quan đến kiến thức bài học.
- Tài liệu sưu tầm trên Internet.
Ứng dụng công nghệ thông tin
- Sử dụng phần mềm Microsoft Word
- Sử dụng phần mềm Power point
- Sử dụng phần mềm vẽ hình GSP
1.8. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Bài học được thực hiện trong 2 thời lượng 2 tiết (tiết tự chọn) sau khi dạy xong
bài “Hàm số bậc hai” và “Phương trình đường elip”
Sau khi học xong bài “Phương trình đường elip” giáo viên chia lớp thành 5
nhóm. Mỗi nhóm cử nhóm trưởng (là tổ trưởng của tổ) và thư kí để ghi chép cụ thể
công việc, tiến trình, quá trình trải nghiệm và kết quả công việc của nhóm đó.

Giáo viên phân công nhiệm vụ cho các nhóm (bằng phiếu học tập), hướng dẫn
lên kế hoạch hoạt động, hướng dẫn cách nghiên cứu, cách lập thang điểm đánh giá,
cách trình bày trên Word và Powerpoit.
* Nội dung nhiệm vụ các nhóm:
STT
Nhiệm vụ

1

2
3
4
5
6

Nhóm thực
hiện

- Tìm hiểu về nhà Vật lí Archimet và một số công trình sáng tạo
của ông.
Cả lớp
- Tìm hiểu về nhà Vật lí Johannes Kepler và các định luật của
ông
Tìm hiểu về các cây cầu nổi tiếng trên thế giới cũng như trong
Nhóm 1
nước có hình dạng parabol bề lõm quay xuống
Tìm hiểu hình dáng của dòng nước khi phun từ các đài phun
Nhóm 2
nước
Gương cầu lõm và các ứng dụng

Nhóm 3
Tìm hiểu về ăngten chảo dùng để thu phát sóng truyền hình
Nhóm 4
Tìm hiểu về quy luật chuyển động của các hành tinh trong hệ
mặt trời.
Nhóm 5
Tìm hiểu về các công trình nổi tiếng trên thế giới có hình dáng
hình elip
Các câu hỏi định hướng cho hoạt động của các nhóm:
Bộ câu hỏi hoạt động nhóm 1:
1. Tìm hình ảnh một số cây cầu dạng hình parabol có bề lõm quay xuống?

- 16 -


2. Tình huống :Áp lực lên cây cầu
Hai ôtô tải cùng có khối lượng 10 tấn, và cùng đi với vận tốc 54 km/h lên 2 cây
cầu: cầu phẳng, cầu cong hình parabol có bề lõm quay xuống với bán kính cong là
50m. Tính áp lực lên cầu của hai ôtô đó ? Từ đó nhận xét ta nên xây dựng cầu theo
kiểu nào để áp lực lên cầu là nhỏ nhất ?
Bộ câu hỏi hoạt động nhóm 2:
1. Quan sát các đài phun nước, hãy cho biết nước khi phun ra có hình dáng là
hình gì.Lấy một số hình ảnh minh họa ?
2. Giải thích tại sao nước khi phun ra ở các đài phun nước lại có hình dáng như
vậy ?
Bộ câu hỏi hoạt động nhóm 3:
1. Nêu một số ứng dụng của gương cầu lõm ?
2. Nêu hiểu biết về chảo dùng năng lượng mặt trời ?
3. Em hãy tìm hiểu một số nhà máy nhiệt điện dùng năng lượng mặt trời . Hãy
chỉ ra nguyên lí hoạt động của các nhà máy đó ?

Bộ câu hỏi hoạt động nhóm 4:
1. Chỉ ra các loại ăngten trên thị trường, hiện nay ở nông thôn người dân
thường dùng loại ăngten nào để thu sóng vệ tinh?
2. Tại sao truyền hình K+, truyền hình An Viên, truyền hình kĩ thuật số SCTV,
… lại dùng ăngten chảo parabol để thu sóng ?
Bộ câu hỏi hoạt động nhóm 5:
1. Quỹ đạo chuyển động của các hành trinh trong hệ mặt trời là hình gì? Trình
bày về lịch sử của khám phá đó?
2. Vị trí của mặt trời có gì đặc biệt so với quỹ đạo của các hành tinh?
3. Hãy tìm hiểu về các công trình kiến trúc có hình dạng elip ?
- Thông báo tài liệu tham khảo cho học sinh: SGK đại số 10, bài tập đại số 10,
sgk hình học 10, bài tập hình học 10, tài liệu cùng một số trang web như
/> />mphakhoahoc/
2. Giai đoạn 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án học tập
- Xây dựng kế hoạch thực hiện các nhóm học tập tiến hành lập kế hoạch sơ
bộ xác định những công việc cần triển khai theo các bước sau:
Bước 1: Lập kế hoạch
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Cả nhóm thu thập thông tin
+ Các thành viên trong nhóm thảo luận và tham vấn giáo viên hướng dẫn
Bước 3: Tổng hợp kết quả

- 17 -


+ Cả nhóm thống nhất ý kiến
+ Hoàn thành bài tập nhóm
Bước 4: Báo cáo kết quả thực hiện của nhóm
- Nghiên cứu lý thuyết: Tổng hợp lại kiến thức về parabol, elip đã học kết hợp với tư
liệu tìm hiểu, quy trình giải các bài tập về hai đường parabol, elip.

- Về thực hành: Tổng hợp một số phương pháp giải quyết các bài toán thực tiễn có sử
dụng đến kiến thức về đường parabol, elip.
- Phân công việc cho từng thành viên trong nhóm: sưu tầm hình ảnh liên quan đến các
đường parabol, elip, tổng hợp lí thuyết đã học, sau đó áp dụng để giải quyết các bài
toán thực tế. Viết sản phẩm nghiên cứu của nhóm. Thiết kế nội dung báo cáo sản phẩm
nghiên cứu của nhóm.
- Giáo viên nghiên cứu tính khả thi của kế hoạch thực hiện: Sau khi mỗi nhóm nộp bản
kế hoạch chi tiết, giáo viên xem xét kế hoạch và góp ý cho kế hoạch. Đồng thời gợi ý
các nhóm trưởng phương thức điều hành nhóm và phân công nhiệm vụ đến từng thành
viên trong nhóm, cách thức trao đổi với giáo viên.
- Chỉnh sửa kế hoạch: dựa vào sự góp ý của giáo viên, các nhóm xem xét điều chỉnh
lại kế hoạch cũng như phương pháp thực hiện dự án của nhóm.
3. Giai đoạn 3: Thực hiện dự án
- Các nhóm nghiên cứu lí thuyết, hệ thống lại kiến thức đã học, phân tích các vấn đề
thực tiễn dựa trên kiến thức đã học, tiến hành thu thập hình ảnh, nghiên cứu tài liệu
liên quan để giải quyết bài tập của nhóm.
- Trao đổi, thảo luận trong nhóm để các thành viên cùng nắm được nội dung mà nhóm
đang nghiên cứu.
- Tìm hiểu thực tế: Các nhóm tổ chức đi thực tế, quan sát xung quanh, chụp và lấy tư
liệu để viết sản phẩm nghiên cứu chung của nhóm. Học sinh có thể đề xuất thêm các
bài toán có thể dùng kiến thức về parabol, elip giải quyết thu thập được.
- Giáo viên thường xuyên giám sát, kiểm tra đôn đốc các nhóm hoạt động, kịp thời đưa
ra những chỉ dẫn và các định hướng hoạt động.
4. Giai đoạn 4: Tổng hợp và đánh giá dự án học tập của nhóm
- Tổ chức báo cáo kết quả làm việc nhóm tại lớp
Sau khi học sinh hoàn thành công việc được giao, giáo viên tổ chức buổi học
chuyên đề để các nhóm trình bày sản phẩm, đồng thời giao nhiệm vụ trực tiếp để các
nhóm làm việc tại lớp.
Sau đây là tiến trình tiết dạy, kèm theo phần trả lời mà các nhóm học sinh đã
làm đối với các câu hỏi trực tiếp tại lớp.

a) Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
b) Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1:

- 18 -


GV: Em hãy nêu hiểu biết của em về nhà Vật lí Acsimet và kể một số công trình
sáng tạo của ông ?
HS: Trả lời
Acsimet (284 - 212 trước Công nguyên) - là nhà giáo, nhà bác học vĩ đại của
Hy Lạp cổ đại, ông sinh tại thành phố Syracuse, một thành bang của Hy Lạp cổ đại.
Cha của Acsimet là một nhà thiên văn và toán học nổi tiếng Phidias, đã đích thân
giáo dục và hướng dẫn ông đi sâu vào hai bộ môn này.Năm 7 tuổi ông học khoa học tự
nhiên, triết học, văn học.Mười một tuổi ông đi du học Ai Cập, là học sinh của nhà toán
học nổi tiếng Ơclit; rồi Tây Ban Nha và định cư vĩnh viễn tại thành phố Cyracuse, xứ
Sicile.Ðược hoàng gia tài trợ về tài chính, ông cống hiến hoàn toàn cho nghiên cứu
khoa học.
Acsimet có nhiều đóng góp to lớn trong lĩnh vực Vật lý, Toán học và Thiên văn
học.
- Về Vật lý, ông là người đã sáng chế ra chiếc máy bơm dùng để tưới tiêu nước
cho đồng ruộng Ai Cập, là người đầu tiên sử dụng hệ thống các đòn bẩy và ròng rọc để
nâng các vật lên cao, là người đã tìm ra định luật về sức đẩy của nước.
- Về Thiên văn học, ông đã nghiên cứu sự chuyển động của Mặt Trăng và các vì
sao.
- Về Toán học, Acsimet đã giải bài toán về tính độ dài của đường cong, đường
xoắn ốc, đặc biệt ông đã tính ra số Pi bằng cách đo hình có nhiều góc nội tiếp và ngoại
tiếp.
Acsimet suốt cuộc đời say sưa học tập, nghiên cứu. Tương truyền rằng ông đã
tìm rađịnh luật về sức đẩy của nước khi đang tắm. Ông đã sung sướng nhảy ra khỏi

bồn tắm, chạy thẳng về phòng làm việc mà quên cả mặc quần áo, miệng kêu lớn:
"Ơrêca! Ơrêca (Tìm thấy rồi!Tìm thấy rồi!). Trong cuộc chiến tranh của Hy Lạp chống
quân xâm lược Rôma, Acsimet đã sáng chế ra nhiều loại vũ khí mới như máy bắn đá,
những cái móc thuyền, đặc biệt trong đó có một thứ vũ khí quang học để đốt thuyền
giặc. Thành Xicacudo đã được bảo vệ đến 3 năm mới bị thất thủ. Khi bọn xâm lược hạ
được thành, chúng thấy ông vẫn đang say sưa ngồi nghiên cứu những hình vẽ trên đất.
Ông đã thét lên: "Không được xóa các hình vẽ của ta", trước khi bị ngọn giáo
của kẻ thù đâm vào ngực. Acsimet đã anh dũng hi sinh như một chiến sĩ kiên cường.
GV: Nhận xét cho điểm học sinh, sau đó trình chiếu một số hình ảnh về các
phát minh vĩ đại của Acsimet

- 19 -


GV: Nhà bác học Hy Lạp Archimet đã dùng loại gương gì để thiêu cháy kẻ
địch. Tại sao ?
HS : Trả lời
Đáp án kì vọng: Nhà bác học Ác-si-mét đã tạo gương cầu lõm bằng nhiều
gương phẳng xếp để đốt chiến thuyền giặc vì gương cầu lõm có thể biến đổi chùm tia
tới song song (chùm tia mặt trời) thành chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước
gương. Ông đã dùng đặc điểm này để phản chiếu ánh sáng mặt trời chiếu đến gương
(chùm sáng song song), được gương biến đổi thành chùm tia phản xạ hội tụ ở trước
gương (thuyền chiến của giặc) => các chùm tia đó mang nhiệt lượng sẽ làm nóng lên
và bốc cháy.
Câu hỏi 2:
GV: Em hãy nêu hiểu biết của em về nhà Vật lí Johannes Kepler và kể một số
công trình sáng tạo của ông ?
HS: Trả lời
Johannes Kepler (Kê-ple) (1571 - 1630) là một nhà toán học, thiên văn học
người Đức nổi tiếng với các Định luật Kepler mô tả chính xác chuyển động của các

thiên thể trong không gian.
Johannes Kepler sinh ra trong một gia đình đông anh em, Ông là con cả trong
số 7 người con của mẹ ông. Ông được lịch sử ghi nhận như là một đứa trẻ sinh thiếu
tháng nên còi cọc, nhưng bù lại ông có một trí thông minh hơn người, nổi bật với khả
năng toán học của mình.

- 20 -


Năm 1589, sau khi học qua trường văn phạm, trường tiếng Latinh, và trường
dòng ở Maulbronn theo hệ thống giáo dục Lutheran, Kepler bắt đầu theo học tại Đại
học Tübingen, Đức.
Năm 1596 ông xuất bản một cuốn sách Mysterium Cosmographicum (Bí ẩn của
vũ trụ) đưa ra nhiều quan điểm bảo vệ lý thuyết của Cô-pec-nic. Những năm sau đó
ông cho ra đời thêm 4 cuốn sách liên quan đến thiên văn học, tuy nhiên ông nhận thấy
rằng những công trình của mình vẫn còn thiếu nhiều số liệu chính xác vì vậy Kepler đã
đến thủ đô Praha của Áo để gặp Tycho Brahe một nhà thiên văn học hoàng gia có
những quan sát và dự đoán thiên văn vô cùng chính xác mặc dù thời đó kính thiên văn
chưa ra đời. Sau khi liên hệ và được làm trợ lý cho Tycho Brahe, năm 1600 ông đã
chuyển cả gia đình tới Praha.
Năm 1601, Tycho Brahe qua đời, Kepler trở thành nhà thiên văn của vua Rudolf
II, Áo.
Năm 1608, kính thiên văn do Galieo cải tiến đã được sử dụng rộng rãi, Kepler
đã có dịp tiếp cận và quan sát các vì sao mà mắt thường không thể nhìn thấy được, sau
đó ông đã cải tiến loại kính thiên văn do Galileo chế tạo, sau này được gọi là kính
thiên văn Kepler.
Năm 1609 ông xuất bản cuốn sách Astronomia nova (Một Thiên văn học mới)
chứa đựng hai Định luật Kepler nổi tiếng về chuyển động của các thiên thể. Năm 1610
Galileo sử dụng kính thiên văn do Kepler chế tạo đã khám phá ra 4 hành tinh quay
quanh Sao Mộc.

Từ năm 1615-1621 ông cho ra đời các cuốn sách với tựa đề Epitome
astronomiae Copernicanae (Thiên văn học Cô-pec-nic giản lược) ngoài ra ông cũng
công bố các lịch chiêm tinh, rất phổ biến thời bấy giờ .
Cũng trong khoảng thời gian trên vào năm 1619 Ông công bố tác phẩm
Harmonices Mundi (Vũ trụ Hài hòa) một phần trong tác phẩm Harmonices Mundi
chứa đựng Định luật Kepler thứ ba tuy nhiên ông chỉ đưa ra ý tưởng mà chưa kết luận,
nên Định luật Kepler thứ ba không được công nhận.
Các Định luật Kepler
Đinh luật Kepler I: Mọi hành tinh đều chuyển động theo các quĩ đạo elip mà Mặt
Trời là một tiêu điểm.
Định luật Kepler II: Đoạn thẳng nối Mặt Trời và một hành tinh bất kì quyét những
diện tích bằng nhau, trong những khoảng thời gian bằng nhau.
Định luật Kepler III: Tỉ số lập phương bán trục lớn và bình phương chu kỳ quay là
giống nhau cho mọi hành tinh quay quanh Mặt Trời.
Thiên văn học Kepler
Các tác phẩm thiên văn học của Kepler ra đời gần như không được đón nhận, các nhà
vật lý đương thời như Galileo hoàn toàn phớt lờ tác phẩm của Kepler. Nhiều nhà thiên
văn học, bao gồm cả thầy dạy Kepler, Michael Maestlin đều phản đối vấn đề đưa lý
thuyết vật lý vào thiên văn học của Kepler (thiên văn học của ông thiên về toán học).

- 21 -


Sau khi ông mất nhiều nhà thiên văn học đã kiểm tra tính xác thực của các Định luật
Kepler và chấp nhận quĩ đạo chuyển động của các hành tinh là elip. Cuốn Thiên văn
học Copernicus giản lược của Kepler lưu hành rộng rãi trong giới thiên văn học khắp
châu Âu đương thời và được sử dụng làm sách giáo khoa thiên văn học phổ biến nhất
trong những năm 1630 - 1650. Tuy nhiên vẫn chưa có được sự công nhận về chuyển
động vật lý của các hành tinh tuân theo Định luật Kepler cho đến khi cuốn Những
nguyên lý toán học của triết học tự nhiên (1687) của Isaac Newton ra đời dựa

trên Định luật Kepler.
GV nhận xét cho điểm hs, sau đó dẫn dắt vào bài mới
Sau đó cho các nhóm báo cáo sản phẩm
c) Các nhóm báo cáo sản phẩm.
Nhóm 1: Báo cáo sản phẩm bằng phần mềm trình chiếu Powerpoint
Trưởng nhóm lên báo cáo sản phẩm của nhóm mình đã chuẩn bị.
(Nội dung cụ thể ở phần phụ lục 2)
- Sau khi nhóm 1 báo cáo xong sản phẩm của nhóm mình , các nhóm khác nhận
xét, đặt câu hỏi cho nhóm 1. Câu hỏi cho nhóm 1nhận được: “Tại sao ta thường xây
dựng cầu cong dạng hình parabol có bề lõm quay xuống mà không xây dựng cầu cong
dạng hình parabol có bề lõm quay lên”.
- Học sinh nhóm 1 thảo luận, trả lời câu hỏi của bạn:
uu
r
N
uur
Fht

u
r
P

-

uur
uu
r
ur
m
.

a
ht
Theo định luật II Niutơn có: N + P =

Chọn chiều (+) hướng vào tâm cầu
N – P = m.aht
mv 2
10000.152
⇒ N = P + m.aht = m.g + R = 100000 +
50

= 145000 (N)
- Áp lực lên cầu lớn hơn trọng lượng của xe.
GV chuẩn hóa kiến thức và nhấn mạnh thêm kiến thức của nhóm 1 đã trình bày.
Nhóm 2: Báo cáo sản phẩm bằng phần mềm trình chiếu Powerpoint
Đại diện nhóm lên báo cáo sản phẩm của nhóm mình(Nội dung cụ thể ở phần
phụ lục 2)
Sau khi nhóm 2 trình bày xong sản phẩm của mình, các nhóm nhận xét. Sau đó
GV nhận xét, bổ sung và cho hs xem đoạn video của một đài phun nước cụ thể để học
sinh nhìn thực tế hơn.

- 22 -


GV nhấn mạnh thêm: Vòi tắm hoa sen, bình tưới cây … được thiết kế phun ra
theo dạng Parabol nhằm để chùm tia này vừa đủ bao phủ lên đối tượng cần được
tắm/tưới; nếu quá rộng thì sinh ra lãng phí nước; nếu hẹp thì không đủ bao phủ đối
tượng.
Nhóm 3: Báo cáo sản phẩm bằng phần mềm trình chiếu Powerpoint
Đại diện nhóm lên báo cáo sản phẩm của nhóm mình(Nội dung cụ thể ở phần

phụ lục 2)
Sau khi nhóm 3 trình bày sản phẩm của nhóm mình, các nhóm nhận xét. GV
nhận xét bổ sung và đặt câu hỏi:
Tại sao bếp năng lượng mặt trời, các nhà máy nhiệt điện lại dùng các tấm
gương cầu lõm hình parabol để hấp thụ nhiệt, nung nóng vật từ ánh sáng mặt trời mà
không dùng những tấm gương phẳng, hay gương cầu lồi ?
Học sinh nhóm 3 thảo luận trả lời câu hỏi.
HS: Ánh sáng mặt trời được coi là chùm sáng song song, khi chiếu vào gương
cầu lõm sẽ bị phản xạ, theo tính chất của gương cầu lõm thì chùm tia phản xạ sẽ hội
tụ tại một điểm trước gương, như vậy sức nóng của ánh sáng mặt trời nhờ gương cầu
lõm đã được tập trung tại một điểm hội tụ. Nếu treo một vật tại điểm hội tụ đó thì sẽ
nhận sức nóng của ánh sáng và nóng lên.
GV nhận xét câu trả lời của hs, sau đó cho hs xem video thí nghiệm những
ứng dụng mà nhóm vừa trình bày. (Đĩa CD kèm theo)

- 23 -


Nhóm 4: Báo cáo sản phẩm bằng phần mềm trình chiếu Powerpoint
Đại diện nhóm lên báo cáo sản phẩm của nhóm mình(Nội dung cụ thể ở phần
phụ lục 2)
Khi nhóm 4 báo cáo sản phẩm của nhóm mình xong, các nhóm nhận xét. Giáo
viên nhận xét bổ sung, sau đó chiếu cho cả lớp xem thí nghiệm về tác dụng tiếp theo
của những vật dạng hình parabol: Nghe cuộc nói chuyện từ xa, chảo ăngten.

Nhóm 5: Báo cáo sản phẩm bằng phần mềm trình chiếu Powerpoint
Trưởng nhóm lên báo cáo sản phẩm của nhóm mình đã chuẩn bị.
(Nội dung cụ thể ở phần phụ lục 2)
Khi nhóm 5 báo cáo sản phẩm của nhóm mình xong, các nhóm nhận xét. Giáo
viên nhận xét bổ sung

Kết thúc phần báo cáo sản phẩm, GV nhận xét bài tập của 5 nhóm, cho điểm mỗi
nhóm và rút kinh nghiệm (Tiêu chí chấm và kết quả các nhóm thể hiện ở mục 2.4.5).

- 24 -


d) Giáo viên củng cố kiến thức thông qua hoạt động học
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm (phân nhóm như trên), các nhóm thảo luận và
trình bày bài của nhóm tại lớp.

PHỤ LỤC 2: SẢN PHẨM CỦA CÁC NHÓM
Nhóm 1: Nhóm Pythagoras
Báo cáo sản phẩm bằng phần mềm trình chiếu Powerpoint
Thành viên trong nhóm:
Nhóm trưởng: Nguyễn Phương Thanh
Thư kí: Chu Thị Hồng Nhung, Phạm Thị Trang
Các thành viên khác:
Mai Phương Thảo
Đinh Thị Hải Yến
Hoàng Đức Tài
Đỗ Thanh Tùng
Nội dung báo cáo của nhóm 1:
- Một số cây cầu dạng hình parabol có bề lõm quay xuống:

Cầu Kintai - Nhật Bản

Cầu Konitsa - Hi Lạp

- 25 -



×