Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế hộ nông thôn Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.62 KB, 37 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Người ta thường nói “học phải đi đôi với hành”. Một cử nhân có trình độ cao phải được
đào tạo tốt về kiến thức cũng như kỹ năng thực hành. Là một sinh viên năm cuối khoa Kế
hoạch và phát triển-trường Đại học kinh tế quốc dân, em đã phải trải qua một thời gian thực
tập tại Ban nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế nông thôn thuộc Viện Nghiên cứu quản
lý kinh tế TW. Cùng với những kiến thức học được từ khoa Kế hoạch và phát triển, quá
trình thực tập tại Ban là cơ hội tốt để em được thực hành, làm quen với môi trường làm
việc của các cơ quan.
Sau một thời gian thực tập tại Ban nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế nông thôn
thuộc Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW, cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo và sự
giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ trong Viện, em đã hoàn thành bài Báo cáo tổng hợp này.
Báo cáo chủ yếu tổng hợp những nét chính về Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW và
Ban nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế nông thôn và được chia thành 4 chương gồm:
Chương I: Quá trình hình thành và phát triển của viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW.
Chương II: Hoạt động của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW và Ban nghiên cứu chính
sách phát triển kinh tế nông thôn.
Chương III: Mặt được, mặt chưa được và những thách thức đối với viện và ban nghiên cứu
chính sách phát triển kinh tế nông thôn.
Chương IV: Đề tài đề xuất cho chuyên đề thực tập.
Trong quá trình viết báo cáo này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong thầy
giáo và các bạn thông cảm.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆN
NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TW.
I. BỐI CẢNH THÀNH LẬP VÀ QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN VỀ TỔ CHỨC.
Sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, với khí thế hào hùng của dân
tộc, cả nước bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội với kế hoạch 5 năm lần thứ 2(1976-
1980). Đại hội Đảng lần thứ IV đã đề ra nhiệm vụ “...Tổ chức lại nền sản xuất xã hội trong
phạm vi cả nước, cải tiến phương thức quản lý kinh tế, với trọng tâm là kế hoạch hóa, kiện
toàn bộ máy quản lý kinh tế...”, “... thực hiện một sự chuyển biến sâu sắc trong tổ chức và
quản lý kinh tế trong cả nước...”. Thực hiện chủ chương của Đại hội, Trung ương Đảng và


Chính phủ thấy cần phải có một cơ quan chuyên nghiên cứu, nhận xét, đánh giá khách quan
quá trình xây dựng và phát triển kinh tế và kiến nghị các biện pháp khả thi, hữu hiệu nhằm
quản lý ngày một tốt hơn nền kinh tế.
Từ yêu cầu đó, Trung ương Đảng và Chính phủ đã thành lập một số nhóm, tổ gồm những
cán bộ biệt phái từ các Bộ, ngành và sau này là Ban nghiên cứu cải tiến quản lý kinh tế trực
thuộc Ban Bí thư và Chính phủ. Do đòi hỏi ngày càng bức xúc của thực tiễn phải nghiên
cứu phương thức quản lý kinh tế mới, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW được thành lập
trên cơ sở Ban nghiên cứu cải tiến quản lý kinh tế. Căn cứ vào Quyết nghị của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Chính phủ đã ban hành nghị định số 111-CP ngày 18-5-
1978 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW.
Năm 1992, Thủ tướng Chính phủ ban hành nghị quyết số 07-CP ngày 27/10/1992 giao
cho Ủy ban Kế hoạch Nhà nước(nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phụ trách Viện nghiên cứu
quản lý kinh tế TW, Viện được coi là cơ quan tương đương Tổng cục loại I và có tài khoản
cấp I.
Năm 2003, theo quyết định số 233/2003/QD-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2003 của Thủ
tướng Chính phủ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW và Viện cấp Quốc gia, trực thuộc
Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC.
Từ khi thành lập đến nay, tuy có những thay đổi về mặt vị trí và quy trình hoạt động, phối
hợp nhưng chức năng và vai trò cơ bản của viện không thay đổi, đó là xây dựng và phát
triển khoa học quản lý kinh tế ở Việt Nam, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế phù hợp với yêu
cầu thực tiễn kinh tế - xã hội của từng giai đoạn phát triển của Việt Nam. Tương tự, về cơ
cấu tổ chức cũng không có thay đổi lớn, từ chỗ Viện có 6 đầu mối(kể cà Văn phòng) khi
thành lập, 7 đầu mối khi cơ cấu lại năm 1993 và đến nay là 9 đầu mối.
Quyết định số 233/2003/TTg ngày 13 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng chính phủ qui
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện nghiên cứu quản lý kinh
tế TW như sau:
1. Vị trí và chức năng:
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW là viện cấp Quốc gia, trực thuộc Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, có chức năng nghiên cứu và đề xuất về thể chế, chính sách, kế hoạch hoá, cơ chế

quản lý kinh tế, môi trường kinh doanh, cải cách kinh tế; tổ chức nghiên cứu khoa học, đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế và tổ chức hoạt động tư vấn theo quy định của pháp
luật.
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW là đơn vị sự nghiệp khoa học, có tư cách pháp nhân,
con dấu và tài khoản riêng; hoạt động tự chủ theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện:
1. Tổ chức nghiên cứu xây dựng các đề án và thể chế kinh tế, đổi mới quản lý kinh tế,
chính sách kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế, kế hoạch hoá, môi trường kinh doanh và những
vấn đề khác thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế vĩ mô, liên ngành theo sự phân công của Bộ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
2. Phối hợp các đơn vị trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu và xây dựng các văn bản
quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực nghiên cứu của Viện theo sự phân công của bộ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ;
3. Tổng hợp và đề xuất cơ chế, chính sách kinh tế cần bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành
mới; tham gia nghiên cứu, thẩm định các cơ chế chính sách thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô,
do các Bộ, ngành chủ trì soạn thảo;
4. Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực được
giao và các lĩnh vực khoa học khác theo quy định của pháp luật;
5. Nghiên cứu, tổng kết thực tiễn quản lý kinh tế trong nước, kinh nghiệm quốc tế; đề
xuất việc thí điểm áp dụng những cơ chế, chính sách, mô hình tổ chức quản lý kinh tế mới
theo yêu cầu thực tiễn kinh tế - xã hội của Việt Nam;
6. Nghiên cứu, tổng kết lý luận và phương pháp luận về khoa học quản lý kinh tế và kế
hoạch hoá; nghiên cứu thực tiễn, xây dựng và phát triển khoa học quản lý kinh tế ở Việt
Nam;
7. Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý kinh tế theo sự phân công
của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
8. Làm công tác thông tin, tư liệu và xuất bản về quản lý kinh tế; tổ chức hoạt động tư
vấn về quản lý kinh tế; ký kết, thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học; tham gia bồi
dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý kinh tế và cán bộ sau đại học theo quy định của pháp luật;
9. Hỗ trợ nội dung và kỹ thuật cho các hoạt động của Câu lạc bộ giám đốc doanh nghiệp

Trung ương và phối hợp với Câu lạc bộ giám đốc các địa phương;
10. Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng thuộc Viện
và tài chính, tài sản kinh phí được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
11. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao;
3. Tổ chức bộ máy của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW gồm các đơn vị sau:
3.1. Lãnh đạo viện:
Viện có Viện trưởng và các Phó viện trưởng. Viện trưởng do Thủ tướng Chính phủ quyết
định bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Các Phó viện trưởng do
Bộ trưởng bổ nhiệm theo đề nghị của Viện trưởng.
Danh sách ban lãnh đạo viện hiện nay:
- Viện trưởng:TS. Đinh Văn Ân
- Phó Viện trưởng: PGS. TS. Lê Xuân Bá
- Phó Viện trưởng:Trần Xuân Lịch
- Phó Viện trưởng:TS.Nguyễn Xuân Trình
3.2. Hội đồng khoa học.
Chức năng, nhiệm vụ:
Hội đồng khoa học của Viện là tổ chức tư vấn giúp Viện trưởng trong việc tổ chức công
tác nghiên cứu khoa học và đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học trong Viện. Hội đồng có
nhiệm vụ thảo luận và phát biểu với Viện trưởng về:
- Dự thảo kế hoạch nghiên cứu khoa học dài hạn và hàng năm của Viện, bao gồm cả vấn đề
hợp tác nghiên cứu với các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước;
- Tổ chức và quản lý các hoạt động khoa học: xét duyệt đề cương nghiên cứu các chương
trình, đề tài nghiên cứu cấp nhà nước và cấp bộ để Viện trưởng quyết định. Nêu yêu cầu
đối với những nhiệm vụ, nội dung cần nghiên cứu để các đơn vị, cá nhân trong và ngoài
Viện thực hiện;
- Đánh giá về mặt khoa học các công trình, các đề tài nghiên cứu;
- Đánh giá về mặt khoa học các đề án của Viện trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ,
các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước;
- Đề nghị khen thưởng các công trình khoa học xuất sắc thuộc phạm vi quyền hạn của

Viện.
Danh sách thành viên Hội đồng khoa học hiện nay:
PGS-TS. Lê Xuân Bá - Chủ tịch Hội đồng
TS. Võ Trí Thành -Phó chủ tịch Hội đồng
TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh - Thư ký Hội đồng
ThS. Nguyễn Đình Cung
PGS-TS. Nguyễn Đình Tài
TS. Trần Hữu Hân
TS. Trần Kim Hào
TS. Chu Tiến Quang
TS. Trần Tiến Cường
TS. Phạm Lan Hương
ThS. Nguyễn Thị Kim Dung
ThS. Vũ Xuân Nguyệt Hồng
TS. Lê Đăng Doanh
PGS-TS. Nguyễn Quang Thái
TS. Đinh Đức Sin
3.3. Ban nghiên cứu thể chế kinh tế.
Chức năng, nhiệm vụ:
- Nghiên cứu về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Nghiên cứu về bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về kinh tế, và phân công, phân cấp quản
lý nhà nước về kinh tế.
- Nghiên cứu cơ chế, chính sách phát triển vùng kinh tế và các khu kinh tế đặc biệt.
- Nghiên cứu cơ chế, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Nghiên cứu đổi mới công tác kế hoạch hoá.
- Nghiên cứu thể chế thị trường lao động và các chính sách phát triển nguồn nhân lực.
- Nghiên cứu các vấn đề khác liên quan đến thể chế và cơ cấu kinh tế.
Danh sách cán bộ của Ban Nghiên cứu thể chế kinh tế:
- Trưởng ban: TS. Trần Hữu Hân

- Phó trưởng ban: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung
- Phó trưởng ban: KS. Lê Viết Thái
- TS. Trần Thị Hạnh
- ThS.Nguyễn Đình Chúc
- Th.S Lương Thị Minh Anh
- KS. Trần Thị Thu Hương
- CN. Trần Trung Hiếu
- CN. Lê Minh Ngọc
3.4. Ban nghiên cứu chính sách kinh tế vĩ mô
Chức năng, nhiệm vụ:
- Nghiên cứu các cơ chế, chính sách hoàn thiện môi trường kinh doanh.
- Nghiên cứu cơ chế, chính sách phát triển thị trường vốn và tiền tệ.
- Nghiên cứu chính sách phát triển đầu tư và thương mại.
- Nghiên cứu chính sách phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ.
- Nghiên cứu những vấn đề vĩ mô khác về kinh tế và xã hội.
Danh sách cán bộ của Ban Nghiên cứu chính sách kinh tế vĩ mô:
- Trưởng ban: ThS. Nguyễn Đình Cung
- Phó trưởng ban: ThS. Hoàng Văn Thành
- TS. Ngô Minh Hải
- ThS.Phạm Hoàng Hà
- ThS.Phan Đức Hiếu
- ThS.Nguyễn Minh Thảo
- CN. Nguyễn Thị Kim Chi
- ThS.Trần Thanh Bình
- ThS. Lưu Minh Đức
3.5. Ban nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp
Chức năng, nhiệm vụ:
- Nghiên cứu cơ chế, chính sách quản lý, phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của các loại
hình doanh nghiệp.
- Nghiên cứu mô hình tổ chức quản lý và phát triển các hình thức liên kết kinh tế của các

loại hình doanh nghiệp.
- Nghiên cứu chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cụm
và khu công nghiệp nhỏ và vừa.
- Nghiên cứu cơ chế, chính sách cải cách và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước.
- Giúp tư vấn về nội dung, chương trình và tổ chức các hoạt động của Câu lạc bộ giám đốc
doanh nghiệp Trung ương.
- Nghiên cứu những vấn đề khác về cải cách và phát triển doanh nghiệp.
Danh sách cán bộ của Ban Nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp:
-Trưởng ban:TS. Trần Tiến Cường
-Phó trưởng ban:KS. Bùi Văn Dũng
-Phó trưởng ban:KS. Lê Văn Sự
- ThS.Nguyễn Thị Lâm Hà
- ThS. Phạm Đức Trung
- ThS. Nguyễn Kim Anh
- ThS. Nguyễn Thị Luyến
- CN. Trịnh Đức Chiều
- CN. Nguyễn Thành Tâm
3.6. Ban nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế nông thôn
Chức năng, nhiệm vụ:
- Nghiên cứu chính sách phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp chế
biến nông sản, thuỷ sản, lâm sản.
- Nghiên cứu chính sách phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông
thôn.
- Nghiên cứu và ứng dụng các mô hình tổ chức sản xuất, kinh doanh mới ở nông thôn.
- Nghiên cứu chính sách về tăng trưởng, phát triển kinh tế và xoá đói, giảm nghèo, tạo việc
làm ở nông thôn.
- Nghiên cứu cơ chế, chính sách phát triển thị trường hàng hoá - dịch vụ ở nông thôn.
- Nghiên cứu những vấn đề khác về phát triển kinh tế nông thôn.
Danh sách cán bộ của Ban Nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế nông thôn:
- Trưởng ban: TS. Chu Tiến Quang

- Phó trưởng ban: Ths. Nguyễn Thị Hiên
- Phó trưởng ban: Ths. Lưu Đức Khải
- KS. Nguyễn Thị Huy
- CN. Lê Thị Xuân Quỳnh
- ThS. Nguyễn Hữu Thọ
3.7. Ban nghiên cứu khoa học quản lý kinh tế
Chức năng, nhiệm vụ:
- Nghiên cứu các mô hình tổ chức quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa.
- Nghiên cứu cơ chế, chính sách quản lý và phát triển thị trường khoa học và công nghệ; thị
trường đất đai, bất động sản.
- Nghiên cứu mối liên hệ giữa tăng trưởng và các vấn đề về xã hội, bảo vệ môi trường.
- Giúp Lãnh đạo và Hội đồng khoa học Viện thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động nghiên
cứu khoa học, các chương trình nghiên cứu và hợp tác về khoa học của Viện.
- Thực hiện những nhiệm vụ khác liên quan đến khoa học quản lý và quản lý khoa học.
Danh sách cán bộ của Ban Nghiên cứu khoa học quản lý kinh tế:
- Trưởng ban: ThS. Vũ Xuân Nguyệt Hồng
- Phó trưởng ban: TS Trần Kim Chung
- Phó trưởng ban: TS. Nguyễn Tuệ Anh
- TS. Nguyễn Mạnh Hải
- ThS.Trần Toàn Thắng
- ThS. Đặng Thu Hoài
- ThS. Ngô Minh Tuấn
- ThS. Nguyễn Xuân Nam
- CN. Bùi Thị Phương Liên
3.8. Ban nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế quốc tế
Chức năng, nhiệm vụ:
-Nghiên cứu chính sách thương mại.
-Nghiên cứu cơ chế, chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế.
-Nghiên cứu tác động của chính sách thương mại và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đối

với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.
-Nghiên cứu những vấn đề khác về chính sách hội nhập kinh tế quốc tế.
Danh sách cán bộ của Ban Nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế quốc tế:
- Trưởng ban: TS. Võ Trí Thành
- Phó trưởng ban: TS. Phạm Lan Hương
- Phó trưởng ban: ThS. Đinh Hiền Minh
- ThS. Trịnh Quang Long
- ThS. Nguyễn Tú Anh
- ThS. Trần Bình Minh
- CN. Nguyễn Anh Dương
3.9. Trung tâm Tư vấn quản lý và Đào tạo
Chức năng, nhiệm vụ:
- Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý kinh tế và đào tạo sau đại học, đào tạo tiến sĩ
về lĩnh vực quản lý kinh tế theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn về quản lý kinh tế theo yêu cầu của các đơn vị, tổ
chức trong và ngoài nước;
- Nghiên cứu các vấn đề thực tiễn phục vụ cho công tác tư vấn và đào tạo về quản lý kinh
tế;
- Tham gia đề xuất, thí điểm áp dụng và theo dõi việc thực hiện những cơ chế, chính sách,
mô hình tổ chức quản lý kinh tế mới;
- Thực hiện những nhiệm vụ khác do Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung
ương giao.
Danh sách cán bộ của Trung tâm Tư vấn Quản lý và Đào tạo:
- Giám đốc Trung tâm: PGS.TS.Nguyễn Đình Tài
- Phó Giám đốc trung tâm: CN. Nguyễn Văn Hưởng
- Trưởng phòng Phòng đào tạo và quản lý cán bộ: TS. Lê Mạnh Hùng
- Trưởng phòng Phòng tư vấn quản lý: CN. Nguyễn Anh Dũng
- Phó trưởng phòng Phòng tư vấn quản lý: ThS. Đinh Trọng Thắng
- CN. Nguyễn Nam Hải
- ThS. Tạ Minh Thảo

- CN. Thái Hồng Thu
- CN. Bùi Đức Chiến.
3.10. Trung tâm thông tin tư liệu
Chức năng, nhiệm vụ:
- Khai thác và xử lý thông tin phục vụ công tác nghiên cứu của Viện;
- Thực hiện hoạt động của một thư viện chuyên ngành về kinh tế và quản lý kinh tế; ứng
dụng công nghệ thông tin xây dựng một thư viện điện tử;
- Xuất bản các kết quả nghiên cứu của Viện;
- Làm đầu mối cập nhật trang tin điện tử trên Internet của Viện;
- Quản lý và vận hành Cổng Thông tin kinh tế Việt Nam;
- Thực hiện những nhiệm vụ khác do Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung
ương giao.
Danh sách cán bộ của Trung tâm Thông tin - Tư liệu:
- Giám đốc Trung tâm: CN.Hoàng Thu Hòa
- Phó giám đốc Trung tâm: ThS. Trần Hồng Minh
- CN. Nguyễn Thị Phương Loan
- CN. Nguyễn Thị Hải Linh
- CN. Nguyễn Hương Giang
- KS. Nguyễn Văn Tùng
3.11. Tạp chí quản lý kinh tế.
Chức năng, nhiệm vụ:
- Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước về quản
lý kinh tế.
-Trao đổi những vấn đề về lý luận, phương pháp lý luận kế hoạch hóa và quản lý kinh tế
quốc dân, kinh nghiệm quản lý kinh tế trong và ngoài nước theo cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa; giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học của Viện Nghiên
cứu quản lý kinh tế Trung ương.
- Phục vụ trực tiếp tổ chức nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học, các chuyên đề theo
sự phân công của lãnh đạo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
- Xuất bản và phát hành Tạp chí Quản lý Kinh tế.

- Quản lý đội ngũ cán bộ, phóng viên thuộc biên chế của Tạp chí; thực hiện báo cáo theo
định kỳ về kết quả hoạt động của Tạp chí và các nhiệm vụ khác do Viện trưởng Viện
Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương giao.
Danh sách cán bộ Tạp chí Quản lý Kinh tế:
- Tổng biên tập: TS. Nguyễn Xuân Trình
- Phó tổng biên tập: TS.Lê Xuân Sang
- ThS. Nguyễn Thị Nguyệt
- ThS. Phan Lê Minh
- CN. Nguyễn Châu Ly
- CN. Vũ Thanh Bình
3.12. Văn phòng viện.
Chức năng, nhiệm vụ:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, nghiên cứu của Viện.
- Điều phối, đôn đốc các hoạt động của Viện.
- Làm đầu mối và điều phối, đôn đốc công tác đối ngoại, tổ chức các cuộc họp, hội thảo của
Viện.
- Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ và photocopy.
- Thực hiện công tác đối ngoại, lễ tân của Viện.
- Quản lý kinh phí, quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật của Viện.
- Giúp Viện trưởng về công tác tổ chức và nhân sự.
Danh sách cán bộ của Văn phòng Viện:
- Chánh văn phòng: CN.Nguyễn Thị Hạnh
- Phó Chánh văn phòng: KS.Phạm Mạnh Cường
- CN. Đinh Thị Hoan
- CN. Đỗ Thị Kim Thoa
- CN. Nguyễn Lan Oanh
- CN. Hồ Thị Hồng Vân
- CN. Nguyễn Đức Ánh
- Chu Văn Cường
- Nguyễn Thị Thanh

- Nguyễn Quốc Đông
- Đỗ Trọng Thanh
- Nguyễn Huy Ngạn
- Vũ Gia Hà
- Nguyễn Thị Chuyển
III. CÔNG TÁC XÂY DỰNG VIỆN.
1. Đội ngũ cán bộ của Viện.
Từ chỗ chỉ có 22 cán bộ đến nay Viện đã xây dựng được một đôi ngũ cán bộ gồm 95
người , trong đó có 2 phó giáo sư,15 tiến sĩ, 32 thạc sĩ, 36 cán bộ có trình độ đại học.
Viện luôn quan tâm nâng cao trình độ cho cán bộ nghiên cứu, tạo điều kiện thuận lợi để
cán bộ của Viện làm việc nâng cao trình độ về mọi mặt. Ngoài việc cử cán bộ tham gia các
khoá đào tạo sau đại học trong nước, Viện chủ trương tìm các nguồn kinh phí từ quan hệ
hợp tác quốc tế để cử cán bộ đi học dài hạn, trao đổi kinh nghiệm, tham dự các khoá học
ngắn hạn và tham gia các hội thảo quốc tế nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu của Viện.
Viện coi trọng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ qua thực tiễn, coi thực tế đất nước là trường đại
học lớn để bồi dưỡng và rèn luyện cán bộ. Nhiều cán bộ của Viện đã và đang phát huy tốt
truyền thống của Viện, từng bước xây dựng và phát triển Viện thành cơ quan nghiên cứu
đầu ngành về đổi mới cơ chế, chính sách quản lý kinh tế.
2. Cơ sở vật chất kỹ thuật và thông tin phục vụ nghiên cứu.
Trong 25 năm qua, từ một cơ sở nghèo nàn chật hẹp khi mới thành lập, đến nay nhờ có sự
giúp đỡ và đầu tư của Nhà nước, sự hỗ trợ của các đơn vị trong nước và ngoài nước, Viện
đã đầu tư xây dựng được một khu làm việc khang trang với thiết bị và phương tiện làm việc
ngày càng đựơc tăng cường để từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứu hiện tại.
Đặc biệt, trong 2 năm 2002-2003, Viện đã triển khai thực hiện và hoàn thành dự án: “Đầu
tư chiều sâu, nâng cao năng lực hoạt động của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW". Kết
quả dự án đã cải tạo và nâng cấp 2 toà nhà làm việc của Viện, với diện tích được tăng thêm,
đồng thời với việc bố trí các phòng làm việc hợp lý, các trang thiết bị, máy móc hiện đại,
tiện sử dụng, cải thiện môi trường làm việc cho cán bộ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
một Viện nghiên cứu.
Từ một thư viện với tủ sách nhỏ chuyên ngành quản lý, Viện đã phát triển thành một

trung tâm thông tin tư liệu. Với một đội ngũ cán bộ không nhiều, Trung tâm đã thu thập,
lựa chọn và xử lý hàng nghìn tài liệu tham khảo về các vấn đề cập nhật trong kinh tế - quản
lý kinh tế phục vụ công tác nghiên cứu của Viện, phục vụ các đồng chí Lãnh đạo của Đảng
và Nhà nước cùng một số cơ quan khác. Đã xuất bản và phát hành hàng trăm ấn phẩm và
đầu sách.
Trung tâm thông tin tư liệu có một kho sách, báo, tạp chí quí giá với khoảng 15 ngàn
cuốn sách, nhiều loại báo, tạp chí, bản tin trong nước và ngoài nước; là nơi lưu trữ nhiều
sách mới của nước ngoài: Anh, Pháp, Đức, Úc về kinh tế và quản lý kinh tế. Việc hình
thành thư viện điện tử để phục vụ nghiên cứu đang trong giai đoạn hoàn tất.
Hiện này Viện đã có hệ thống mạng thông tin nội bộ phục vụ cho công tác quản lý và
chia sẻ thông tin nghiên cứu. Các cán bộ của Viện đều có thể truy cập vào mạng Internet để
cập nhật tin tức và thông tin phục vụ công tác nghiên cứu và trao đổi thư tín.

CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH
TẾ TW VÀ BAN NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
NÔNG THÔN.
I. NHỮNG ĐÓNG GÓP CƠ BẢN CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ
TW TRONG 25 NĂM HOẠT ĐỘNG.
Hai mươi năm lăm qua là thời kỳ có nhiều diễn biến quan trọng đối với đời sống kinh tế,
xã hội nước ta: thời kỳ tìm kiếm và đặt nền móng cho một qúa trình chuyển đổi có tính
cách mạng; thời kỳ đổi mới toàn diện của đất nước với những bước ngoặt và chuyển biến
lớn trong nền kinh tế bao gồm cả cơ cấu, chính sách và thể chế kinh tế, nhất là về cơ chế
quản lý kinh tế, xã hội nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và
văn minh”.
Với tư cách là một cơ quan nghiên cứu quản lý kinh tế tầm quốc gia, có sự chỉ đạo sâu
sát, trực tiếp của Trung ương Đảng và chính phủ ( sau 1993 là Uỷ ban kế hoạch Nhà nước
nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư ) viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW đã không ngừng nỗ
lực phấn đấu vươn lên để đóng góp váo sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung và đổi mới
kinh tế nói riêng.
1. Nghiên cứu và tham mưu xây dựng chủ trương, đường lối và chính sách “đổi

mới” của Đảng và Nhà nước.
1.1. Khi Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW được thành lập, Bộ Chính trị, Ban chấp
hanh Trung ương khoá IV đã quyết định thành lập Tiểu ban chuẩn bị Hội nghị Trung ương
về quản lý kinh tế do đồng chí Nguyễn Duy Trinh - Uỷ viên Bộ chính trị, Thường trực Ban
Bí thư làm trưởng tiểu Ban, đồng chí Nguyễn Văn Trân - Viện trưởng Viện nghiên cứu
quản lý kinh tế TW làm thường trực. Để làm cơ sở cho Tiểu ban, Viện đã xây dựng đề án
với tiêu đề: “ Thực hiện một sự chuyển biến sâu sắc trong tổ chức và quản lý kinh tế”. Đề
án đã xây dựng luận cứ khoa học cho chủ trương lớn gồm: (1) Hình thành cơ cấu kinh tế
hợp lý trên cơ sở sắp xếp lại sản xuất lại sản xuất, kết hợp đúng đắn cải tạo với xây dựng ở
miền Nam và mở rộng kinh tế đối ngoại. Vấn đề mang tính chất quan điểm hồi đó như xây
dựng nền kinh tế nhiếu thành phần, kể cả vấn đề thu hút vốn đầu tư từ ngoài đã được đề
cập ở đây. (2) Hoàn thiện công tác quản lý, cụ thể là “Đổi mới quản lý kinh tế theo hướng
chuyển từ lối hành chính bao cấp sang phương thức quản lý kinh doanh XHCN”, coi đổi
mới kế hoạch hoá là khâu trung tâm, cải tiến chính sách nhằm phát huy đúng mức các chức
năng của quy luật giá trị, tuân thủ các quy luật kinh tế, kết hợp kế hoạch hoá với sử dụng
quan hệ thị trường, sử dụng các biện pháp kinh tế là chính để quản lý, phát huy mọi năng

×