TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC VỀ THÀNH PHẦN LOÀI BÒ
SÁT, ẾCH NHÁI TẠI KHU RỪNG THÁC TIÊN, ĐÈO GIÓ, HUYỆN XÍN
MẦN, TỈNH HÀ GIANG
Ngành: Quản lý tài nguyên rừng
Mã số: 302
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS.Vũ Tiến Thịnh
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Tài Thọ
Khóa học
: 2011 – 2015
Hà Nội, 2015
1
MỤC LỤC
DANH LỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng
Tên bảng
Trang
1.1
Tổng quan về phân loại Bò sát, ếch nhái ở Việt Nam theo thời
gian
12
1.2
Các loài bò sát, ếch nhái mới được phát hiện trong năm 2013
13
2.1
Biểu điều tra bò sát, ếch nhái qua thợ săn và nhân dân
28
2.2
Các tuyến điều tra theo sinh cảnh
28
2.3
Phân bố bò sát, ếch nhái theo sinh cảnh
29
2.4
Điều tra bò sát, ếch nhái theo tuyến
31
2.5
Ghi chép về tác động của con người
32
2.6
Bảng danh sách thành phần loài bò sát, ếch nhái ở Khu rừng
Thác Tiên, Đèo Gió.
34
2.7
Phân bố bò sát, ếch nhái theo sinh cảnh
34
2.8
Bảng giá trị tài nguyên và mức độ đe dọa của bò sát, ếch nhái
36
4.1
Bảng danh sách thành phần loài bò sát, ếch nhái ở Khu rừng
Thác Tiên, Đèo Gió.
41
4.2
Đa dạng về phân loại học của Khu rừng Thác Tiên, Đèo Gió
48
4.3
Mức độ đa dạng các họ trong Khu rừng Thác Tiên, Đèo Gió
49
4.4
Phân bố bò sát, ếch nhái theo sinh cảnh
53
2
4.5
Tổng hợp các chỉ số theo sinh cảnh
55
4.6
Bảng giá trị tài nguyên và mức độ đe dọa của bò sát, ếch nhái
trong khu vực
57
4.7
Tổng hợp các mối đe dọa trên tuyến điều tra
63
4.8
Tổng hợp các mối đe dọa đến bò sát, ếch nhái trong khu vực
65
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
Bản đồ
3.1
Tên bản đồ
TUYẾN ĐIỀU TRA BÒ SÁT, ẾCH NHÁI
Trang
30
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
4.1
Mức độ phong phú về số loài của mỗi họ Bò sát
50
4.2
Mức độ phong phú về số loài của mỗi họ Ếch nhái
51
4.3
Số loài tích lũy theo thời gian
56
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Ảnh
Tên ảnh
4.1
Sinh cảnh rừng tự nhiên trên núi đá
50
4.2
Sinh cảnh khe suối
51
4.3
Thác Tiên
51
4.4
Sinh cảnh nương rẫy khô
52
3
Trang
4.5
Sinh cảnh nương rẫy có nước
52
4.6
Sinh cảnh đồng ruộng
52
4.7
Đốt đồi làm nương rẫy
62
4.8
Đốt rừng vầu làm nương
62
4.9
Săn bắt ếch nhái làm thịt
62
4.10
Khai thác gỗ
62
4.11
Chăn tha gia súc
63
4.12
Thu hái lâm sản ngoài gỗ
63
LỜI NÓI ĐẦU
Để tổng kết quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại Học Lâm Nghiệp,
với mong muốn bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu thực tế, theo nguyện
vọng của bản thân và được sự cho phép của Nhà trường, Khoa Quản lý Tài
nguyên rừng và Môi trường, Bộ môn Động vật rừng với sự hướng dẫn của thầy
giáo Vũ Tiến Thịnh, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tính đa dạng sinh học về
thành phần loài Bò sát, Ếch nhái tại Khu rừng Thác Tiên, Đèo Gió, huyện
Xín Mần, tỉnh Hà Giang”. Đến nay đề tài của tôi đã hoàn thành.
Nhân dịp này, tôi chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy, cô
giáo trong Trường, trong Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường, trong
Bộ môn Động vật rừng, đặc biệt là thầy giáo Vũ Tiến Thịnh và thầy giáo Giang
Trọng Toàn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng chân thành gửi lời cảm ơn đến các cán bộ Ban quản lý Khu rừng
Thác Tiên, Đèo Gió, cán bộ chính quyền xã Nấm Dẩn đã tạo điều kiện, giúp đỡ
tôi trong thời gian thực tập ngoại nghiệp.
4
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do năng lực và kinh nghiệm của bản
thân còn nhiều hạn chế nên bản luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót nhất định. Tôi kính mong được sự chỉ bảo từ phía thầy, cô giáo để luận
văn được hoàn thiện hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Tài Thọ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một trong 16 quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế
giới (WCMC, 1992). Góp phần vào sự đa dạng này, tài nguyên bò sát, ếch nhái
nước ta đóng góp một phần rất lớn với 369 loài bò sát thuộc 24 họ, 3 bộ và 176
loài Ếch nhái thuộc 10 họ, 3 bộ (Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn
Quảng Trường, 2009). Không những vậy, tài nguyên sinh vật Việt Nam còn
mang tính đặc hữu cao. Trong số các loài động vật có xương sống ở cạn đã biết,
chúng ta có 14 loài thú, 10 loài chim, 33 loài bò sát và 21 loài ếch nhái là đặc
hữu (Đỗ Quang Huy, Nguyễn Hoàng Nghĩa, Đồng Thanh Hải và Nguyễn Đắc
Mạnh, 2009).
Các loài bò sát, ếch nhái là thành phần quan trọng của hệ sinh thái tự nhiên.
Chúng là một mắt xích trong mạng lưới thức ăn, có vai trò quan trọng trong việc
điều chỉnh cân bằng hệ sinh thái. Bên cạnh đó, bò sát và ếch nhái là nguồn thực
phẩm cho con người, là thiên địch của các loài côn trùng gây hại, và có thể còn
được sử dụng làm nguồn dược liệu.
5
Hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau như quá trình khai thác sử dụng
rừng không hợp lý, sức ép dân số, sự hạn chế trong công tác quản lý, nạn săn bắn
vì mục đích thương mại… đã làm nguồn tài nguyên rừng ở nước ta bị suy giảm
nghiêm trọng cả về diện tích, số lượng và chất lượng. Nguồn tài nguyên bò sát,
ếch nhái của Việt Nam cũng không nằm ngoài thực tế này. Sách đỏ Việt Nam
2007 (Bộ Khoa học và công nghệ, 2007) đã thống kê có 39 loài bò sát và 12 loài
ếch nhái cần phải ưu tiên bảo tồn. Nhằm giảm thiểu sự suy giảm của tài nguyên
rừng và bảo vệ được các loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, Chính phủ
Việt Nam đã có nhiều biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên đa dạng sinh vật của
đất nước, chẳng hạn như xây dựng hệ thống bảo tồn nội vi, ngoại vi và các văn
bản luật, dưới luật nhằm ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên rừng bừa bãi.
Trong công tác bảo tồn nội vi, nước ta đã thiết lập một hệ thống gồm 164 khu rừng
đặc dụng với diện tích 2.198.744 ha (chiếm 7% diện tích tự nhiên cả nước) bao gồm
30 vườn quốc gia, 58 khu dự trữ thiên nhiên, 11 khu bảo tồn loài, 45 khu bảo vệ cảnh
quan và 20 khu rừng thực nghiệm nghiên cứu khoa học (Báo cáo quốc gia về đa
dạng sinh học, 2011).
Khu rừng Thác Tiên, Đèo Gió thuộc địa phận thôn Ngan Lâm, xã Nấm Dẩn,
huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang cũng nằm trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt
Nam. Đây là khu rừng nguyên sinh có tổng diện tích tự nhiên 3.947 ha, là nơi có
hệ động thực vật phong phú, trong đó có nhiều cây gỗ và nhiều loại động vật quý
hiếm, nổi bật như các loài Sến mật (Madhuca pasquieri), Rắn hổ mang chúa
(Ophiophagus hannah). Không những vậy, Khu rừng Thác Tiên, Đèo Gió có địa
hình địa mạo phức tạp đã tạo cho khu vực có nhiều cảnh quan hùng vĩ, nhiều
danh lam thắng cảnh, nhiều hang động và thác nước đẹp. Chính nhờ những vẻ
6
đẹp này, ngày 16/11/2009 Thác Tiên, Đèo Gió đã được Bộ Văn hóa, Thể Thao và
Du Lịch xếp hạng là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.
Tuy nhiên, cho tới nay, các công trình nghiên cứu về bò sát, ếch nhái ở đây
còn rất hạn chế, các thông tin về tình trạng, phân bố, đặc biệt là các loài quý
hiếm còn chưa đầy đủ. Mặt khác, những hoạt động của người dân địa phương
như: Phá rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ, săn bắt động vật hoang dã… đã và
đang làm cho tài nguyên động, thực vật nói chung và tài nguyên bò sát, ếch nhái
nói riêng bị suy giảm về số lượng và mất dần sinh cảnh sống. Do vậy việc nghiên
cứu khu hệ bò sát và ếch nhái tại khu vực là một trong những yêu cầu cấp thiết,
có ý nghĩa thực tiễn cao về mặt khoa học và bảo tồn. Xuất phát từ thực tiễn trên,
tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu tính đa dạng sinh học về thành phần loài Bò sát, Ếch nhái
tại khu rừng Thác Tiên, Đèo Gió, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang”
Kết quả của đề tài sẽ góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho chiến lược bảo
tồn nguồn tài nguyên đa dạng sinh học ở khu vực và giữ gìn vẻ đẹp vốn có ở
Khu rừng Thác Tiên, Đèo Gió.
7
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Hệ thống phân loại bò sát, ếch nhái ở Việt Nam
Nghiên cứu khu hệ bò sát, ếch nhái ở Việt Nam đã được tiến hành từ cuối
thế kỷ XIX ở nhiều khu vực trên toàn lãnh thổ. Các quan điểm phân loại dựa trên
các đặc điểm hình thái bên ngoài, về đầu, mõm, chân, da, đuôi, màu sắc, cách
trang trí, hình dạng các tấm sừng ở mai và yếm, môi trường sống… như sống ở
dưới nước thường có đuôi hoặc chân có màng bơi (họ nhà Cóc), những loài sống
chui luồn thường không có chân (họ Ếch Giun), một số loài sống ở đất nhưng
không chui luồn thường chân dài (họ Ếch nhái, họ Cóc), các loài sống ở cây
thường có ngón chân rộng thành đĩa bám (họ Ếch Cây)… Theo các quan điểm
này, bò sát được chia thành 3 dạng dạng Thằn lằn và Cá sấu, dạng Rắn, dạng
Rùa; ếch nhái được chia thành 3 dạng chính: ếch nhái có đuôi, ếch nhái không
đuôi, ếch nhái không chân (Phạm Nhật và Đỗ Quang Huy, 1998).
Về quan điểm phân loại bò sát, ếch nhái thì cho đến nay chúng ta có nhiều
quan điểm phân loại khác nhau như quan điểm phân loại của Đào Văn Tiến
(1978, 1979, 1981, 1982) hay quan điểm phân loại của Nguyễn Văn Sáng, Hồ
Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trường (1996, 2005, 2009).
Khóa định loại Rùa và Cá sấu Việt Nam của Đào Văn Tiến (1978) đã sử
dụng các đặc điểm dễ nhận biết về hình thái như màu sắc, cách trang trí, hình
8
dạng các tấm sừng ở mai và yếm (đối với rùa) để phân loại và sắp xếp chúng
theo các đơn vị phân loại khác nhau. Theo đó, tác giả đã đưa ra khóa định loại
cho 32 loài Rùa và 2 loài Cá Sấu.
Khóa định loại về Thằn lằn Việt Nam của Đào Văn Tiến (1979) cũng sử
dụng các đặc điểm về hình dạng bên ngoài để phân loại chúng. Trong đó các đặc
điểm được chú ý phân loại như hình dạng và kích thước của đầu, các nốt sần,
vẩy. Hình dạng của thân, lưng và bụng phủ vẩy, nốt sần hoặc gai, số hàng vẩy
trên lưng. Đối với các chi thì có các chỉ tiêu như chiều dài chi, số ngón. Có màng
bơi hay không, các ngón có giác bám hay không… theo đó tác giả đã đưa ra
khóa định loại cho 77 loài thằn lằn.
Trong khóa định loại Rắn Việt Nam tập 1 của tác giả Đào Văn Tiến (1981)
các chỉ tiêu được dùng để định loại là hình thái và kích thước thân, hình dạng của
đầu, số lượng hàng vẩy thân và vẩy lưng… trong khóa định loại này, tác giả đã
đưa ra khóa định loại cho 47 loài. Khóa định loại Rắn Việt Nam tập 2 của Đào
Văn Tiến (1982), với những tiêu chí giống như khóa định loại tập 1, tác giả đã
định loại cho 112 loài thuộc họ rắn nước.
Trong các tài liệu phân loại thì Khóa định loại bò sát, ếch nhái của Đào Văn
Tiến (1978, 1979, 1981, 1982) là tài liệu được nghiên cứu đầy đủ và chính xác
nhất, nên tài liệu này đang được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong việc định
loại và tra cứu các loài bò sát, ếch nhái hiện nay.
Theo quan điểm phân loại của Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Quảng Trường và
Hồ Thu Cúc (1996, 2005, 2009) thì số lượng bò sát, ếch nhái nước ta không
ngừng tăng lên theo thời gian (bảng 1.1). Đây là kết quả nghiên cứu bò sát, ếch
nhái ở nhiều vùng miền khác nhau, nhất là ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa.
9
Điều này đã chứng tỏ sự quan tâm, đầu tư nghiên cứu về sự đa dạng và phong
phú về thành phần loài, cũng như vấn đề bảo tồn các loài bò sát, ếch nhái đang
ngày càng được tăng lên.
Bảng 1.1: Tổng quan về phân loại học bò sát, ếch nhái ở Việt Nam theo thời
gian
Năm
Bò sát
Bộ
1996
2005
2009
3
3
3
Họ
23
23
24
Ếch nhái
Loài
258
296
396
Bộ
3
3
3
Họ
9
9
10
Nguồn thông tin
Loài
82
162
176
Nguyễn Văn Sáng,
Hồ Thu Cúc (1996)
Nguyễn Văn Sáng,
Hồ Thu Cúc và
Nguyễn Quảng
Trường (2005)
Nguyễn Văn Sáng,
Hồ Thu Cúc Và
Nguyễn Quảng
Trường (2009)
Những phát hiện mới về bò sát, ếch nhái ở Việt Nam thời gian gần đây:
Năm 2009 đã có 4 loài bò sát, ếch nhái mới ghi nhận được phát hiện tại Việt
Nam đó là Cóc mày Ap-li-bai (Leptplalax applebyi) phát hiện ở núi Ngọc Linh
(Quảng Nam), Ếch bám đá hoa (Odorrana geminate) phát hiện ở núi Tây Côn
Lĩnh (Hà Giang) và Nguyên Bình (Cao Bằng), Ếch cây sần đỏ (Theloderma
lateriticum) phát hiện ở vùng núi Hoàng Liên (Lào Cai). Cóc Mày Vân Nam
(Leptobrachium promustoache), một loài trước đây chỉ biết phân bố ở Trung
10
Quốc, cũng lần đầu ghi nhận ở vùng núi cao thuộc tỉnh Lào Cai
( 23h/02/05/2015).
Riêng năm 2013 được coi là năm khá thành công đối với các nhà nghiên
cứu động vật học của Việt Nam và Quốc tế với 15 loài bò sát và ếch nhái mới
cho khoa học được phát hiện ở nước ta (bảng 1.2).
Bảng 1.2: Các loài bò sát, ếch nhái mới được phát hiện trong năm 2013
TT
Tên Việt Nam
Tên khoa học
Địa điểm thu mẫu
1
Rắn khiếm cát tiên Oligodon
cattienensis
Vườn Quốc gia Cát Tiên
2
Rắn lục đầu bạc
kharin
Azemiops kharini
Cao Bằng, Lạng Sơn và Vĩnh
Phúc
3
Thằn lằn phê-nôshea
Sphenomorphus
sheai
Cao nguyên Kontum
4
Thạch sùng dẹp
zug
Hemiphyllodactylus
zugi
Huyện Hạ Lang, tỉnh Cao
Bằng
5
Tắc kè adler
Gekko adleri
Cao Bằng
6
Thằn lằn chân
ngón phước bình
Cyrtodactylus
phuocbinhensis
Vườn Quốc gia Phước Bình
(Ninh Thuận) và huyện
K’Bang (Gia Lai)
7
Thằn lằn chân
ngón tây nguyên
Cyrtodactylus
taynguyenensis
Vườn Quốc gia Phước Bình
(Ninh Thuận) và huyện
K’Bang (Gia Lai)
8
Thằn lằn chân
ngón kingsada
Cyrtodactylus
kingsadai
Khu vực mũi Đại Lãnh thuộc
tỉnh Phú Yên
11
9
Thằn lằn chân
ngón đạt
Cyrtodactylus dati
Huyện Bù Đốp, tỉnh Bình
Thuận
10 Nhông bach
Calotes bachae
Các tỉnh Tây nguyên và miền
Nam Việt Nam
11 Cá cóc ziegler
Tylototriton ziegleri
Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang
12 Ếch cây xanh
helen
Rhacophorus helenae Khu Bảo tồn thiên nhiên Núi
Ông (Bình Thuận) và Vườn
Quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai)
13 Cóc núi sterling
Oreolalax sterlingae
Gần đỉnh Fansipan, tỉnh Lào
Cai
14 Cóc núi botsford
Leptolalax botsfordi
Vườn Quốc gia Hoàng Liên
15 Ễnh ương đông
dương
Kaloula
indochinensis
Gia Lai và Đồng Nai
(Nguồn thông tin: truy cập 0h /02/05/2015)
Các công trình công bố về những khám phá mới này trên các tạp chí khoa
học quốc tế không chỉ khẳng định tiềm năng đa dạng sinh học cao của Việt Nam
mà còn chứng minh nỗ lực nghiên cứu, hợp tác có hiệu quả của các nhà khoa học
Việt Nam và nước ngoài.
Trên cơ sở các tài liệu về phân loại học và đặc điểm nhận biết loài, trong
bản Khóa luận này tên khoa học, tên phổ thông của loài được sử dụng theo quan
điểm phân loại của Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trường
(2009). Do chưa có tài liệu cập nhật về phân loại mới hơn nên các loài bò sát và
12
ếch nhái mới được phát hiện và công bố từ năm 2009 đến nay cũng được sử
dụng để phục vụ tra cứu và định loại loài.
1.2. Đánh giá tình trạng các loài bò sát và ếch nhái ở Việt Nam
Tình trạng bảo tồn và đa dạng của các loài bò sát và ếch nhái ghi nhận được
ở Việt Nam hiện nay thường được đánh giá thông qua các tài liệu như: Sách đỏ
Việt Nam (2007), Sách đỏ IUCN (2015), Nghị Định 32 của Chính Phủ (2006),
Công ước CITES (2008).
Sách đỏ Việt Nam (2007) được coi là căn cứ khoa học quan trọng để Nhà
nước ban hành những Nghị định, Chỉ thị về việc quản lý bảo vệ các loài động
thực vật hoang dã, và có những biện pháp kịp thời để bảo vệ, phát triển những
loài động thực vật hoang dã ở Việt Nam. Theo Sách đỏ Việt Nam năm 2007, các
tiêu chuẩn đánh giá tình trạng bảo tồn và đa dạng của các loài bò sát, ếch nhái
được chia thành các cấp đánh giá sau: Tuyệt chủng (EX), Tuyệt chủng ngoài
thiên nhiên (EW), Rất nguy cấp (CR), Nguy cấp (EN), Sẽ nguy cấp (VU), Ít
nguy cấp (LR), Thiếu dẫn liệu (DD). Trong tài liệu này hiện có 39 loài bò sát và
12 loài ếch nhái đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng ở Việt Nam.
Sách đỏ thế giới IUCN là danh sách về tình trạng bảo tồn và đa dạng của
các loài động thực vật trên thế giới, được giám sát bởi Liên minh bảo tồn thiên
nhiên quốc tế. Các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng bảo tồn và đa dạng của các loài
bò sát, ếch nhái được chia thành các cấp đánh giá sau: Tuyệt chủng (EX), Tuyệt
chủng trong tự nhiên (EW), Cực kỳ nguy cấp (CR), Nguy cấp (EN), Sắp nguy
cấp (VU), Sắp bị đe dọa (NT), Ít quan tâm (LC), Thiếu dữ liệu (DD). Theo tài
13
liệu này thì trong số các loài bò sát, ếch nhái ở nước ta có 31 loài đang bị đe dọa
tuyệt chủng nghiêm trọng ở các mức độ khác nhau (IUCN, 2015).
Nghị định 32/2006/NĐ-CP là nghị định đầu tiên về bảo vệ động vật hoang
dã của Việt Nam. Theo nghị định này, tình trạng bảo tồn các loài bò sát, ếch nhái
được chia thành 2 nhóm sau: Nhóm IB, bao gồm các loài nguy cấp và cực kỳ
nguy cấp. Đối với các loài này, bất kỳ hình thức khai thác thương mại nào đều bị
nghiêm cấm, các công trình với mục tiêu nghiên cứu khoa học và bảo tồn yêu
cầu phải có giấy phép; Nhóm IIB, bao gồm các loài bị đe dọa và quý hiếm. Các
chương trình với mục đích nghiên cứu khoa học, bảo tồn và khai thác thương
mại các loài này yêu cầu phải có giấy phép. Trong số 396 loài bò sát và 176 ếch
nhái hiện biết ở Việt Nam, có 22 loài bò sát và 1 loài ếch nhái đang được chính
phủ nước ta bảo vệ (Nghị Định 32, 2006).
CITES là Công ước về buôn bán quốc tế những loài động thực vật hoang dã
nguy cấp. Đây là công cụ hữu hiệu, bao gồm các quy định về buôn bán quốc tế
các loài hoang dã, nhằm đảm bảo mục đích bảo tồn và sử dụng bền vững. Phụ
lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy
cấp (CITES) bao gồm: Phụ lục I là danh mục những loài động vật, thực vật
hoang dã bị đe doạ tuyệt chủng, nghiêm cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất
khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật từ tự nhiên vì mục đích thương mại;
Phụ lục II là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã hiện chưa bị đe
doạ tuyệt chủng, nhưng có thể dẫn đến tuyệt chủng, nếu việc xuất khẩu, nhập
khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật từ tự nhiên từ tự nhiên
vì mục đích thương mại những loài này không được kiểm soát. Phụ lục III là
danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã mà một nước thành viên
14
CITES yêu cầu nước thành viên khác của CITES hợp tác để kiểm soát việc xuất
khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu vì mục đích thương mại. Theo công ước CITES
(2008) ở nước ta có 176 loài bò sát và 21 loài ếch nhái được nêu trong các phụ
lục của Công ước này.
Sự đa dạng về các loài bò sát, ếch nhái của Việt Nam vẫn đang được khám
phá nhưng các quần thể loài trong tự nhiên cũng đang phải đối phó với nhiều
thách thức như biến đổi khí hậu, suy thoái sinh cảnh rừng tự nhiên, cạn kiệt và ô
nhiễm nguồn nước… Bảo tồn các loài bò sát, ếch nhái Việt Nam đang đòi hỏi
những nỗ lực và đầu tư lớn từ các cấp quản lý cũng như sự quan tâm của cộng
đồng.
1.3. Quan điểm đánh giá mức độ đa dạng các loài bò sát, ếch nhái
Ở cấp độ đa dạng loài, trong nghiên cứu đa dạng sinh học, việc mô tả đa
dạng loài là rất quan trọng. Robert Whittaker (1972) đã sử dụng một hệ thống 3
bậc đơn giản mô tả quy mô của đa dạng loài, cụ thể là:
Đa dạng alpha (α): Đa dạng alpha là tính đa dạng xuất hiện trong một sinh
cảnh hoặc trong một quần xã.
Đa dạng beta (β): Đa dạng beta là sự đa dạng tồn tại vùng giáp ranh giữa
các sinh cảnh hoặc quần xã.
Đa dạng gamma (γ): Đa dạng gamma là sự đa dạng tồn tại trong một quy
mô địa lý.
Nghiên cứu đa dạng α, β và γ có ý nghĩa quan trọng đối với việc xem xét
quy mô khi thiết lập những ưu tiên cho bảo tồn và ra các quyết định quản lý.
Trong nghiên cứu quy mô đa dạng các loài bò sát, ếch nhái, việc sử dụng đa dạng
15
α, β và γ cho chúng ta sự so sánh về mức độ đa dạng loài giữa các sinh cảnh khác
nhau. Việc xác định được dạng sinh cảnh có mức độ đa dạng loài cao trong khu
vực, giúp chúng ta có được hướng thiết lập ưu tiên bảo tồn cho các loài bò sát,
ếch nhái một cách hợp lý.
Ở cấp độ đa dạng hệ sinh thái, việc đánh giá mức độ đa dạng của các loài
động, thực vật nói chung thông qua các số liệu định lượng cơ bản có ý nghĩa to
lớn đối với công tác quản lý và bảo tồn loài. Đối với các loài bò sát, ếch nhái ở
Việt Nam, mức độ phong phú được làm rõ dựa trên quan điểm sử dụng các chỉ số
đa dạng sinh học: Simpson, Shannon Weaver và Độ đồng đều, và được đánh giá
trên các sinh cảnh khác nhau.
Tính đa dạng của các loài là một đặc điểm cấu trúc quan trọng của quần xã,
liên quan đến việc tăng tính ổn định của quần xã. Trong thực tế, Chỉ số Simpson
thường được sử dụng nhiều để xem xét tính đa dạng của quần xã khi ưu thế tập
trung vào một số ít loài. Còn Chỉ số Shannon thường được sử dụng để xác định
tính đa dạng từ một mẫu rút ngẫu nhiên của các loài trong quần xã.
Để đánh giá tính đa dạng của khu hệ bò sát, ếch nhái tại khu vực nghiên
cứu, cần đánh giá trên hai phương diện:
Thứ nhất, về phân loại học: Tính số loài trung bình cho một giống, một họ
và một bộ; tính số bộ có ít họ, số họ có ít giống và số giống có ít loài. Khu có
tính đa dạng phân loại cao khi họ có ít giống và giống có ít loài.
Thứ hai, về quan hệ địa lý: dựa theo các tài liệu đã nghiên cứu, tính toán tỷ
lệ các nhóm, nhận xét tính trội của từng nhóm (Đồng Thanh Hải, 2013).
16
Đánh giá mức độ phong phú của các loài bò sát, ếch nhái trong khu vực
điều tra sử dụng các chỉ số đa dạng sinh học (Simpson, Shanon – Waver, và Chỉ
số hợp lý). Công thức của các chỉ số đa dạng được tính như sau:
Chỉ số Simpson: D = 1- ∑Pi2 (trong đó Pi là tỉ lệ phần trăm các cá thể của
loài i)
Chỉ số Shannon: H’ = - ∑ Si = 1 Piln(Pi)
Độ đồng đều: E = e^H’/S
Trong đó: Pi là tỷ lệ của loài thứ i trên tổng số các cá thể trong quần xã; H:
Chỉ số đa dạng loài; S: Số loài; H’: Chỉ số Shannon; e: Hằng số (e = 2,7).
1.4. Một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về Bò sát, Ếch nhái ở Việt Nam
Tài nguyên bò sát, ếch nhái không những chiếm một vị trí quan trọng trong
việc duy trì đa dạng sinh học, cân bằng hệ sinh thái mà còn có ý nghĩa to lớn đối
với đời sống con người.
Trong thời kỳ pháp thuộc, nghiên cứu bò sát, ếch nhái có công trình của một
số người nước ngoài như Frushstorfer .H, Parker .H .W, Angel .F, Tirant,
Morin… Đáng chú ý trong thời kỳ này là công trình nghiên cứu của Bourret .R
và cộng sự từ năm 1924 đến 1944 ở Đông Dương đã thống kê và mô tả được 177
loài và loài phụ thằn lằn, 245 loài và loài phụ rắn, 44 loài và loài phụ rùa, 171
loài và loài phụ ếch nhái. Nhìn chung các công trình nghiên cứu bò sát, ếch nhái
thời kỳ này chỉ mới dừng ở mức thu thập tiêu bản, thống kê và phân loại. Kết
quả được công bố chung cho cả vùng Đông Nam Á.
17
Thời kỳ sau cách mạng tháng 8 và nhất là sau khi hòa bình lập lại (1945)
đến nay nghiên cứu bò sát, ếch nhái dần được đẩy mạnh. Đợt điều tra đầu tiên
được tiến hành ở Vĩnh Linh (Quảng Trị) năm 1956 do đoàn của Đào Văn Tiến và
cộng sự. Kết quả thu được 1 loài ếch nhái, 7 loài thằn lằn, 4 loài rắn và 2 loài
rùa. Đến năm 1962, Đào Văn Tiến lại công bố tiếp 2 loài bò sát mới là Trăn Đất
(Python molutus) và Ba Ba Gai (Palea steindachneri).
Về rắn biển có Sunto.V.P đã tiến hành nghiên cứu nhiều điểm ở ngoài khơi
Vịnh Bắc Bộ và đã thống kê được 7 loài.
Năm 1961 đoàn điều tra động vật khoa sinh trường đại học Tổng Hợp Hà
Nội đã tiến hành nghiên cứu ở Ba Bể. Kết quả thu được 36 tiêu bản bò sát, ếch
nhái trong đó có 7 loài có ý nghĩa lớn về kinh tế dân sinh.
Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu khác như:
Năm 1960 đoàn thực tập thiên nhiên của trường Đại Học Sư Phạm II đã tiến
hành nghiên cứu ở Đồng Vàng (Thanh Sơn, Phú Thọ). Kết quả đã thống kê được
7 loài thằn lằn, 6 loài rắn. Cũng năm 1960 ở Vĩnh Mốc (Vĩnh Linh, Quảng Trị)
đã nghiên cứu và thống kê dược 3 loài rắn và 2 loài thằn lằn.
Năm 1961 đoàn nghiên cứu động vật khoa sinh vật trường Đại Học Tổng
Hợp Hà Nội đã tham gia nghiên cứu ở Hữu Lũng (Lạng Sơn). Kết quả thu được
325 mẫu Ếch nhái, 19 mẫu Bò sát. Năm 1962 đoàn lại tiến hành điều tra tại vùng
núi Ba Vì (Hà Tây cũ) đã thống kê được 8 loài ếch nhái, 14 loài bò sát.
Trong những năm 1970, 1971, 1972 đoàn thực tập thiên nhiên khoa sinh vật
trường Đại Học Sư Phạm II – Hà Nội kết họp với trường Cấp II – Tam Đảo đã
tiến hành nghiên cứu ở Tam Đảo và thống kê được 19 loài rắn, 3 loài thằn lằn, 4
loài rùa, 5 loài ếch nhái.
18
Về sinh thái học của bò sát, ếch nhái có các công trình nghiên cứu: Cá Cóc
Tam Đảo (Paramesotriton delustal), Thạch Sùng (Hemidactylus vietnamensis)
của Đào Văn Tiến, Ếch Đồng (Rana rugulosa) của Đào Văn Tiến Và Lê Vũ
Khôi, Ếch Cây Chân Đen (Rhacophorus nigropalmatus), rắn Hổ Mang (Naja
naja) của Trần Kiên. Sinh học Tắc Kè (Gekkogecko) trong điều kiện nuôi nhốt
của Đỗ Tất Lợi và sinh thái học tắc kè trong điều kiện nuôi nhốt và ngoài thiên
nhiên của Nguyễn Văn Sáng.
Nhìn chung công tác nghiên cứu Bò sát, Ếch nhái từ năm 1954 đến nay càng
được quan tâm. Những năm gần đây, từ nghiên cứu khu hệ đã chuyển dần sang
nghiên cứu sinh thái, sinh học một số loài có giá trị kinh tế. Tuy nhiên nghiên
cứu về mối quan hệ giữa thảm thực vật, các yếu tố địa hình với tính đa dạng loài
và phân bố của Bò sát, ếch nhái còn chưa được quan tâm đúng mực.
Đến năm 1996 thì danh lục bò sát, ếch nhái của nước ta đã được thống kê
hoàn chỉnh, theo đó bò sát có 256 loài trong 23 họ 3 bộ, có 82 loài ếch nhái theo
Nguyễn Văn Sáng Và Hồ Thu Cúc (1996). Đến năm 2005, theo Nguyễn Văn
Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trường đã thống kê danh lục bò sát, ếch
nhái Việt Nam có 296 loài Bò sát thuộc 23 họ và 3 bộ, và 162 loài Ếch nhái
thuộc 9 họ và 3 bộ. Ba năm sau đó, ba tác giả này công bố thêm 84 loài mới và
tổng hợp đầy đủ được 369 loài Bò sát và 176 loài Ếch nhái thuộc 6 bộ và 34 họ
trong Danh lục bò sát, ếch nhái Việt Nam năm 2009.
Từ năm 1997 đến nay còn có nhiều công trình lớn nhỏ nghiên cứu về bò sát,
ếch nhái tại nhiều địa phương, chẳng hạn như: nghiên cứu ở khu vực Đông Bắc
Việt Nam của Nguyễn Quảng Trường và Hồ Thu Cúc trên 11 tỉnh suốt từ năm
1997 đến năm 2003; nghiên cứu của Ngô Đắc Chứng và Hoàng Thị Nghiệp từ
19
năm 2004 đến 2006 ở tỉnh đồng tháp; các tác giả Lê Nguyên Nhật, Nguyễn Văn
Sáng, Trần Thanh Tùng và Ngô Cao Thắng với 20 chuyến khảo sát từ tháng
2/2005 đến tháng 12/2006 trên 3 tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh;
hay Báo cáo khoa học về kết quả nghiên cứu thành phần loài Bò sát, ếch nhái ở
phía tây tỉnh Đắk Nông của Ngô Đắc Chứng và Trần Hậu Khanh… Nhìn chung
các công trình đã cung cấp những thông tin về thành phần loài, những đóng góp
mới cho khoa học, tuy nhiên chưa đề cập sâu tới phương pháp nghiên cứu.
Năm 2007, viện khoa học công nghệ đã phối hợp với cơ quan hữu quan xuất
bản tập “Phân Bộ Rắn” trong tập “Động Vật Chí Việt Nam”. Ngô Thái Lan đã
xác định mùa sinh sản của Thạch Sùng Đuôi Sần (Hemidactylus frenatus
Schlegel, 1836) ở Vĩnh Phúc. Lê Vũ Khôi (2007) đã chỉ ra rằng bò sát ếch nhái
có ý nghĩa quan trọng trong quần xã sinh vật, nhất là vùng nhiệt đới. Chúng vừa
là thức ăn của nhiều động vật khác vừa có vai trò thiên địch đối với các loài côn
trùng gây hại. Giá trị kinh tế, sinh thái, bảo tồn của bò sát, ếch nhái còn được đề
cập tới trong Sách Đỏ Việt Nam 2007.
1.5. Lược sử nghiên cứu hệ động vật nói chung và các loài Bò sát, Ếch nhái
nói riêng ở Khu rừng Thác Tiên, Đèo Gió
Thác Tiên, Đèo Gió nằm trong khu vực rừng già nguyên sinh Đèo Gió, có
diện tích 3.947 ha. Khu rừng có hệ động, thực vật phong phú và đa dạng với
nhiều loài động vật quý hiếm như: Hổ, Báo, Gấu, Hươu, Nai, Hoẵng, Sơn
Dương, Sóc Bay, Lợn rừng, Cày hương, Gà rừng… và các loài chim quý như
Họa Mi, Quạ, Chào Mào, Cắt, Én đỏ, Én xanh, Én vàng...
( cập 19h/20/04/2015).
20
Theo nghiên cứu của Nguyễn Quảng Trường, Lê Nguyên Ngật và Raoul
Bain (2006), qua các chuyến khảo sát trên các vùng núi Đá Đin, thuộc xã Nà
Chì, huyện Xín Mần; vùng núi Tây Côn Lĩnh, thuộc xã Cao Bồ, Huyện Vị
Xuyên; vùng núi Mường Chà, thuộc xã Du Già, huyện Yên Minh, các tác giả đã
ghi nhận ở tỉnh Hà Giang có 67 loài gồm 35 loài ếch nhái thuộc 7 họ, 2 bộ và 32
loài bò sát thuộc 10 họ, 2 bộ. Nghiên cứu này được tiến hành trên các dạng sinh
cảnh: sinh cảnh rừng nguyên sinh trên các đỉnh núi đá và núi đất, sinh cảnh rừng
thứ sinh đang phục hồi và sinh cảnh nương rẫy. Phương pháp nghiên cứu được
các tác giả sử dụng là phương pháp điều tra theo các tuyến và phương pháp
phỏng vấn người dân địa phương. Đây là một nghiên cứu khá quy mô, được thực
hiện trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005, và được tiến hành trên nhiều
khu vực khác nhau. Qua quá trình nghiên cứu, các tác giả đã thu thập được 380
mẫu ếch nhái và bò sát, đồng thời ghi nhận được 15 loài bò sát, ếch nhái quý
hiếm, trong đó có 6 loài được ghi trong Nghị Định 32/2006/NĐ-CP, 9 loài được
ghi trong Sách Đỏ Việt Nam 2004, 8 loài được ghi trong Danh lục Đỏ của IUCN
(2004). Đặc biệt, tại khu vực núi Đá Đin, xã Nà Chì, huyện Xín Mần các tác giả
đã ghi nhận được một loài rất hiếm gặp như Cá cóc bụng hoa (Paramesotriton
deloustali). Đây là loài trước đây chỉ được ghi nhận có ở Tam Đảo (tỉnh Vĩnh
Phúc) nhưng gần đây các nhà khoa học đã bắt gặp loài này ở nhiều tỉnh khác của
miền Bắc Việt Nam như: Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Yên Bái.
Theo nhận định của các nhà khoa học, số lượng loài ếch nhái và bò sát chắc
chắn sẽ còn nhiều hơn nếu có điều kiện khảo sát bổ sung ở các khu vực rừng trên
núi cao, ở vùng biên giới giáp ranh với Trung Quốc. Khu rừng già nguyên sinh
Đèo Gió là một trong những khu rừng như vậy. Mặc dù có nguồn tài nguyên sinh
vật phong phú, nhưng nhìn chung cho đến nay, những nghiên cứu đánh giá về tài
21
nguyên đa dạng sinh học, đặc biệt là các điều tra nghiên cứu về sự đa dạng khu
hệ bò sát, ếch nhái ở đây còn rất ít.
Đề tài này được tiến hành thực hiện tại Khu rừng Thác Tiên, Đèo Gió, khu
vực rừng thuộc địa phận xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Đề tài tập
trung nghiên cứu nội dung về thành phần loài, về sự phân bố của các loài trên
các dạng sinh cảnh khác nhau, từ đó xác định các loài bò sát, ếch nhái quý hiếm
trong khu vực. Ngoài ra, đề tài còn nghiên cứu về các mối đe dọa đến khu hệ bò
sát, ếch nhái. Mục đích để đánh giá xu hướng biến đổi về số lượng, thành phần
các loài bò sát, ếch nhái. Từ đó có cơ sở đề ra các giải pháp quản lý nguồn tài
nguyên bò sát, ếch nhái một cách có cơ sở khoa học.
22
Chương 2: MỤC TIÊU, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Góp phần bổ sung dữ liệu về khu hệ bò sát, ếch nhái cho Khu rừng Thác
Tiên Đèo Gió.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá được tính đa dạng của khu hệ bò sát, ếch nhái tại Khu rừng Thác
Tiên, Đèo Gió.
Xác định giá trị bảo tồn và các tác động tiêu cực của người dân địa phương
đến khu hệ bò sát, ếch nhái tại Khu rừng Thác Tiên, Đèo Gió.
Đề xuất các giải pháp nhằm quản lý, bảo tồn các loài bò sát, ếch nhái trong
khu vực nghiên cứu.
2.2. Phạm vi, đối tượng, thời gian nghiên cứu
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Các loài bò sát, ếch nhái trong Khu rừng Thác Tiên-Đèo Gió.
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu:
Được thực hiện tại Khu rừng Thác Tiên Đèo Gió, xã Nấm Dẩn, huyện Xín
Mần, tỉnh Hà Giang.
Thời gian nghiên cứu:
Trong 3 tháng (từ ngày 07 tháng 2 năm 2015 đến ngày 10 tháng 5 năm
2015).
2.3. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu thành phần loài bò sát, ếch nhái trong Khu rừng Thác Tiên-Đèo
Gió.
23
Xác định các loài bò sát, ếch nhái quý hiếm trong Khu rừng Thác Tiên-Đèo
Gió.
Xác định các mối đe dọa đến các loài bò sát, ếch nhái trong khu vực.
Đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài bò sát, ếch nhái trong khu vực.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Chuẩn bị và điều tra sơ thám khu vực nghiên cứu
Thu thập và tìm hiểu các tài liệu liên quan. Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết
phục vụ cho công tác nghiên cứu (được ghi trong phụ lục 01).
Sơ bộ nghiên cứu khu điều tra thông qua bản đồ địa hình và hiện trạng tài
nguyên khu vực. Tiến hành điều tra sơ thám ở khu vực nghiên cứu, xác định khu
vực nghiên cứu trên bản đồ, tiến hành đồng thời với việc phỏng vấn để nắm bắt
sơ bộ phân bố tài nguyên, điều kiện địa hình, các dạng sinh cảnh chính, từ đó
thiết lập các tuyến điều tra phù hợp.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.2.1. Phương pháp phỏng vấn
Mục đích của phương pháp này nhằm cung cấp các thông tin cơ bản về khu
vực nghiên cứu như các dạng địa hình, sinh cảnh, tình hình tài nguyên bò sát,
ếch nhái của khu vực điều tra (thành phần loài, mức độ phong phú của một số
loài chủ yếu, các loài có giá trị, tình hình khai thác tài nguyên rừng, công tác
quản lý và bảo tồn…).
Phỏng vấn được thực hiện trên các đối tượng là cán bộ quản lý khu rừng,
người dân địa phương, thợ săn tại địa phương, những người sống quanh vùng
đệm của khu bảo tồn và thường xuyên vào rừng để săn thú, kiếm củi, chăn trâu
bò, lấy mật ong, lấy thuốc… trong đó tập trung chủ yếu ở lứa tuổi từ 20 đến 50
tuổi.
24
Về cách tiến hành phỏng vấn. Đối với cán bộ quản lý khu rừng và cán bộ
chính quyền, tiến hành thu thập các thông tin về tình hình dân sinh kinh tế của
địa phương, đặc điểm khu vực nghiên cứu, tình hình tài nguyên bò sát và ếch
nhái của khu vực thông qua các báo cáo điều tra, báo cáo lưu giữ ở cơ quan,
công tác quản lý tài nguyên rừng ở khu vực và các vụ săn bắn và khai thác tài
nguyên rừng trái phép ở khu vực thông qua các câu hỏi gợi mở. Đối với người
dân địa phương, cần đặt ra những câu hỏi gợi mở, đơn giản và dễ hiểu, để người
dân địa phương tự kể những loài bò sát, ếch nhái mà họ bắt gặp được; Trong khi
hỏi nên có các gợi ý để người được phỏng vấn nêu ra được tên địa phương, mô tả
đặc điểm ngoài, sinh hoạt kiếm ăn, ngủ, thức ăn, mùa sinh sản.... Bước cuối cùng
cuối cùng trong quá trình phỏng vấn là sử dụng các ảnh màu trong các tài liệu để
đối tượng phỏng vấn nhận diện loài. Trong quá trình phỏng vấn luôn khuyến
khích người dân cho xem những mẫu vật mà họ còn lưu giữ nếu có có như mai,
yếm hay các bình rượu ngâm, xấy khô hoặc nuôi nhốt lại sau khi đã bẫy bắt, đây
là các thông tin quan trọng để ghi nhận sự có mặt của loài trong khu vực nghiên
cứu.
Các thông tin cần thu thập được thống kê như trong bộ câu hỏi phỏng vấn
được trình bày trong phụ lục 02. Danh sách những người tham gia phỏng vấn
được trình bày trong phụ lục 03, bảng tổng hợp kết quả phỏng vấn được trình
bày trong phụ lục 04.
Kết quả phỏng vấn được tổng hợp và ghi trong bảng 2.1
Bảng 2.1: Biểu điều tra Bò sát, ếch nhái qua phỏng vấn
Tên: ………………………… tuổi: ………………………………..
Dân tộc: …………………… ngày phỏng vấn: ……………………
Địa chỉ: ……………………. Người phỏng vấn: ………………….
TT
Tên địa
phương
Tên phổ
thông
Thời gian
gặp
25
Địa điểm
gặp
Mẫu
vật
Ghi chú