Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Nâng cao năng lực công chức làm kế hoạch tại Bộ kế hoạch & Đầu tư nước CHDCND Lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.23 KB, 60 trang )

Chuyên để thực tập tốt nghiệp Kham sy SYVILAY
LỜI NÓI ĐẦU
Công cuộc đổi mới từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh
tế thị trường của đất nước Lào được chính thức bắt đầu từ năm 1986 với chủ
trương xây dựng hệ thống “cơ chế kinh tế mới”. Từ đó đến nay, đất nước Lào
đã giành được nhiều thành tựu trong sự phát triển kinh tế - xã hội: ổn định
kinh tế vĩ mô, duy trì mức độ tăng trưởng tương đối cao trong một thời gian
dài, kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá, thu hút đầu tư nước ngoài và huy động
được nhiều nguồn lực xã hội trong nước.
Nhiều vấn đề bức xúc trong xã hội đã được giải quyết, đặc biệt là
những vấn đề trong giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, xoá đói giảm
nghèo, y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, … Thông qua những thành tựu
trong phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của người dân đã được nâng cao
một cách rõ rệt.
Đóng góp một phần quan trọng cho những thành tựu trong phát triển
kinh tế - xã hội trên đây là qúa trình cải cách bộ máy quản lý nhà nước và
kính tế và xã hội, nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức , đổi mới
phương thức làm việc tại các cơ quan công quyền.
Hiện nay Đại hội Đảng lần VIII đã được hoàn thành tốt đẹp và có
những nhận thức được vấn đề chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu
bao cấp sang kinh tế thị trường là đường lối đúng đắn để phát triển kinh tế xã
hội thì vấn đề quản lý nền kinh tế thị trường đặt ra nhiều vấn đề phức tạp. Để
thích ứng với tình hình mới bộ máy hành chính Nhà nước cần phải có những
cải cách nhất định. Một trong những nội dung của cải cách hành chính là tạo
ra phải nâng cao năng lực công chức làm kế hoạch cuả bộ kế hoạch và đầu tư
CHDCND Lào đủ khả năng quản lý kinh tế và quản lý xã hội.
Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước nền kinh tế thì nảy sinh
nhiều vấn đề phức tạp mà trình độ quản lý kinh tế xã hội của đội ngũ cán bộ
công chức ở nước Lào hiện nay còn rất yếu kém do công chức chỉ được
Lớp Quản lý kinh tế 44B
1


Chuyên để thực tập tốt nghiệp Kham sy SYVILAY
thuyên chuyển, đề bạt từ cơ quan này sang cơ quan khác, không được đào tạo
một cách chính quy. Công chức trong bộ máy hành chính nhà nước là một
mắt xích quan trọng nối liền nhà nước với công dân, là người tổ chức thực
hiện chủ trương chính sách của nhà nước góp phần phát triển kinh tế xã hội
của quốc gia và họ cũng là người đề ra các khiến nghị, các chính sách cần
thiết để phát triển kinh tế xã hội. Nâng cao năng lực của công chức bộ kế
hoạch và đầu tư thực chất là thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực
của quốc gia một cách cụ thể nhằm tạo ra đội ngũ công chức có đủ năng lực
làm việc trên mọi lĩnh vực, theo các nguyên tắc của thị trường vừa phải quyết
định các vấn đề trên cơ sở hệ thống mà nhân dân giao cho. Từ nhận thức về
tầm quan trọng của công chức Bộ kế hoạch và quán triệt nghị quyết của Đại
hội Đảng VIII em đã mạnh dạn chọn đề tài : “ Nâng cao năng lực công
chức làm kế hoạch tại Bộ kế hoạch & Đầu tư nước CHDCND Lào “
làm chuyên đề. Chuyên đề này nhằm đưa ra một số giải pháp để nâng cao
năng lực của công chức nhà nước ở nước CHDCND Lào hiện nay. Đề tài của
em đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo về một số giải pháp nhằm nâng
cao năng lực cho công chức bộ kế hoạch và đầu tư ở nước CHDCND
Lào hiện nay. Em xin chân thành cảm ơn PTS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền
đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.
Kết cấu của chuyên đề gồm :
Chương I: Cơ sở lý luận về năng lực của công chức làm công tác kế hoạch.
Chương II: Thực trạng năng lực của công chức làm công tác kế hoạch tại Bộ
kế hoạch và đầu tư tại nước CHDCDN Lào.
Chương III : Một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực của cán bộ công chức
trong bộ kế hoạch Lào hiện nay.
Lớp Quản lý kinh tế 44B
2
Chuyên để thực tập tốt nghiệp Kham sy SYVILAY
CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CỦA CÔNG CHỨC
LÀM CÔNG TÁC KẾ HOẠCH
I . CÔNG CHỨC LÀM KẾ HOẠCH
1. KHÁI NIỆM
1.1. Khái niệm chung về công chức
- Những người được bầu cử để đảm nhận chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội.
- Những người làm việc trong các tổ chức chính trị xã hội và một số tổ chức
chính trị nghề nghiệp được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc phân công làm nhiệm
vụ thường xuyên trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Những người làm việc trong cơ quan nhà nước đơn vị sự nghiệp, được tuyển
dụng bổ nhiệm, hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong biên chế,
hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được phân loại theo trình độ đào tạo,
ngành chuyên môn và được xếp vào một ngạch.
- Những người làm việc trong cơ quan thuộc bộ máy Nhà nước mà không
phải là sỹ quan.
Như vậy, khái niệm của công chức làm kế hoạch Lào bao hàm một
phạm vi rộng hơn so với khái niệm công chức hành chính của các quốc gia
khác. Phạm trù công chức của Lào không giới hạn trong phạm vi nền hành
chính nhà nước, mà bao hàm cả hệ thống chính trị. Đó là đặc thù xuất phát từ
chế độ chính trị của nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
1.2. Khái niệm về công chức làm kế hoạch
“Công chức làm kế hoạch”là những người lập ra được ra kế hoạch và
thực hiện các nhiệm vụ của họ phục vụ cho đất nước.
- Công chức làm kế hoạch là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong
công chức nói chung. Họ gồm những người làm các công việc liên quan đến
Lớp Quản lý kinh tế 44B
3
Chuyên để thực tập tốt nghiệp Kham sy SYVILAY
các kế hoạch quản lý kế hoạch, được bố trí trong hệ thống các cơ quan Nhà

nước.
Do đó, có thể hiểu công chức làm kế hoạch không chỉ là những công
chức ở cấp trung ương như trong Bộ kế hoạch và đầu tư mà còn bao gồm cả
các công chức làm kế hoạch làm việc tại các phòng ban kế hoạch, sở hoặc có
liên quan đến việc lập kế hoạch từ trung ương cho đến địa phương.
Công chức làm kế hoạch là bộ phận cán bộ kế hoạch trong các cơ quan
trung ương.
2. Chức năng nhiệm vụ công chức làm kế hoạch
Công chức làm kế hoạch là một trong những nhân tố quan trọng, cơ
bản quyết định sự thành công hay thất bại của công cuộc xây dựng kế hoạch
và phát triển kinh tế đất nước.
- Công chức làm kế hoạch được xem như một nguồn lực quan trọng là
cơ sở khai thông và sử dụng mọi nguồn lực khác trong quá trình xây dựng kế
hoạch và phát triển đất nước.
- Chức năng nhiệm vụ công chức làm kế hoạch là rất quan trọng, như
vậy vì họ có vị trí lãnh đạo, là người trực tiếp tham gia vào quá trình hoạch
định các đường lối chính sách kinh tế, các thể chế và cơ chế làm kế hoạch
kinh tế xã hội của đất nước.
- Công chức làm kế hoạch có khả năng đưa ra phương án tối ưu nhằm
sử dụng có hiệu quả nguồn lực của xã hội.
- Công chức làm kế hoạch là người thực thi công vụ. Khác với các
hoạt động thông thường khác, công vụ là hoạt động dựa trên cơ sở sử dụng
nguồn lực nhà nước, nó được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước và sử dụng
quyền lực đó để thực hiện các nhiệm vụ làm kế hoạch cho bộ máy nhà nước.
- Công chức làm kế hoạch là người đại diện Nhà nước, là cầu nối giữa
nhà nước với nhân dân và các tổ chức kinh tế. Hiệu quả hoạt động của đội
ngũ công chức làm kế hoạch quyết định hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quản lý
nhà nước.
Lớp Quản lý kinh tế 44B
4

Chuyên để thực tập tốt nghiệp Kham sy SYVILAY
- Công chức làm kế hoạch là một trong những nhân tố đảm bảo sự
thành công của quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới và định lượng
được những sự phát triển của đất nước trong tương lai.
II. NĂNG LỰC CỦA CÔNG CHỨC LÀM KẾ HOẠCH
1. Khái niệm năng lực của công chức làm kế hoạch
Năng lực của công chức làm kế hoạch là lập kế hoạch cho bộ máy Nhà
nước sử dụng chuyên môn của họ vào trong công việc lập được kế hoạch và
có những kinh nghiệm công tác để sử dụng trong công việc (thông qua chỉ
tiêu thẩm niên, công tác, vị trí công tác đã kinh qua) còn có những kỹ năng để
thành thạo nghiệp vụ làm cho đất nước có những đướng lối và xu hướng phát
triển.
1.1. Năng lực tổ chức công chức làm kế hoạch
Đó là khả năng tổ chức và phối hợp các hoạt động của các công chức,
khả năng làm việc với con người và đưa tổ chức tới mục tiêu.
năng lực này đặc biệt cần thiết và quan trọng đối với công chức làm kế hoạch.
Cách nhận biết một người có năng lực của công chức làm kế hoạch có thể
dựa vào những tiêu chuẩn mang tính định tính như :
- Thứ nhất là biết nhìn mình qua nhận xét của người khác.
- Biết người, nghĩa là biết nhìn nhận con người đúng với thực chất của
họ và biết sử dụng kiến thức vào công việc của họ.
- Tháo vát, sáng kiến biết cần phải làm gì và phải làm như thế nào trong
mọi tình huống có những giải pháp sáng tạo.
2. Các bộ phận cấu thành năng lực của công chức làm kế hoạch
2.1. Trình độ của công chức làm kế hoạch
Trình độ Đào tạo, bồi dưỡng công chức làm kế hoạch là các hoạt động
nhằm nâng cao năng lực cho công chức trong việc đóng góp vào các hoạt
động của bộ máy nhà nước.
Trình độ công chức làm kế hoạch là những kiến thức cơ bản về nhà
nước và pháp luật, về khoa học tổ chức và quản lý, về chuyên môn, về ngoại

Lớp Quản lý kinh tế 44B
5
Chuyên để thực tập tốt nghiệp Kham sy SYVILAY
ngữ, tin học mà công chức làm kế hoạch chưa có chưa đủ hoặc chưa cập nhật
được kiến thức mới.
Ví dụ : Công chức Lào chủ yếu sẽ đưa sang Việt Nam đào tạo vì chế
độ xã hội của Lào với Việt Nam là tương tự nhau vì vậy muốn đào tạo có
trình độ cao, Nhà nước sẽ đưa công chức Lào sang Việt Nam , đào tạo theo
từng ngành, từng nghề, theo thường lệ công chức Lào được đào tạo 3 tháng ,
6 tháng, 1 năm. Nhưng chủ yếu họ được đưa sang đào tạo ở Học Viện Chính
Trị Quốc gia Hà Nội và những trường học khác ở đất nước Việt Nam.
Ngày nay xu hướng dân chủ hóa và phát triển con người toàn diện ở
những bộ máy nhà nước càng cần nhưng công chức có trình độ như sau :
- Thứ nhất là : đào tạo tổng hợp nhiều chức năng, tức là cung cấp cho họ khả
năng thực hiện nhiều công việc của bộ máy Nhà nước.
- Thứ hai là : Trình độ đào tạo cho công chức làm kế hoạch có khả năng làm
việc theo nhóm có hiệu quả nhất bao chức luôn phát triển để có thể đáp ứng
được nhu cầu nhân lực trong tương lai của Bộ máy Nhà nước hoặc đất nước.
2.2. Khả năng hoàn thành công công việc của công chức làm kế hoạch
Trong công việc nếu mà đạt được sự thành công trong công việc thì người
ta thương đánh giá kết quả làm việc của công chức làm kế hoạch như sau :
- Thể hiện năng lực của họ vào trong công tác lập kế hoạch của họ.
- Sử dụng các kiến thức và kinh nghiệm của họ vào việc lập kế hoạch.
- Đặt kết quả công việc trong mỗi quan hệ với thời gian. Đôi khi phải
nhiều năm mới thấy được kết quả của một quyết định làm kế hoạch.
2.3 Phẩm chất đạo đức cán bộ công chức
Phẩm chất đạo đức của công chức làm kế hoạch được đánh giá qua các
tiêu chí như:
- Là người Trung thực, cần mẫn, liêm khiết, nhân hậu, tinh thần trách nhiệm
đối với công việc, và cách ứng xử đối với mọi người.

- Là người đóng góp vì lợi ích xã hội.
Lớp Quản lý kinh tế 44B
6
Chuyên để thực tập tốt nghiệp Kham sy SYVILAY
- Phải có Giá trị văn hoá hay cách ứng xử công vụ là điều tất cả công chức
phải vươn đến.
2.4. Tiềm năng phát triển của công chức làm kế hoạch tại Bộ kế hoạch và
đầu tư nước CHDCND Lào
Để tạo được tiềm năng phát triển được công việc trong việc lập kế hoạch
Bộ kế hoạch và đầu tư cần có những nhà lập kế hoạch trẻ vì nó cần quan tâm
đến độ tuổi của những đời người nếu tuổi trẻ sẽ làm công việc thành công
trong công việc hơn vì nó đòi hỏi tới sức khoẻ, công chức làm kế hoạch cũng
phải cần vấn đề về tuổi tác.
3. Yêu cầu về nâng cao năng lực của công chức làm kế hoạch
3.1. Yêu cầu chung
a.Những yêu cầu về kỹ năng làm kế hoạch
- Kỹ năng làm kế hoạch là khả năng của con người có thể đưa kiến thức vào
thực tế nhằm đạt được những kết quả mong muốn với hiệu quả cao.
Nó Bao gồm những kỹ năng sau:
- Kỹ năng kỹ thuật.
- Kỹ năng nhận thức : là khả năng phát hiện, phân tích và giải quyết những
vấn đề phức tạp.
b. Yêu cầu về phẩm chất cá nhân
Để làm việc hiệu quả, bên cạnh kỹ năng, nhà lập kế hoạch còn cần
mang những đặc tính cá nhân nhất định.
Những đòi hỏi về đặc tính cá nhân đối với các nhà lập kế hoạch bao
gồm :
- Ước muốn làm công việc lập kế hoạch.
- Nhà lập kế hoạch phải là người có văn hoá.
- Nhà lập kế hoạch phải là người có ý chí.

Các yêu cầu nói trên cần được tiêu chuẩn hoá và thể chế hoá để làm căn cứ
cho quá trình tuyển chọn, sử dụng, đánh giá và đào tạo.
Lớp Quản lý kinh tế 44B
7
Chuyên để thực tập tốt nghiệp Kham sy SYVILAY
3.2. Những yêu cầu đối với công chức làm kế hoạch
a. Các loại kế hoạch cần được lập
Theo hình thức thể hiện bao gồm :
- Chiến lược: là việc xác định những định hướng và mục tiêu dài hạn cơ
bản của tổ chức và đưa ra phương án hành động và sự phân bổ các nguồn lực
cần thiết để đạt được những định hướng mục tiêu đó.
- chính sách : là quan điểm phương hướng và cách thức chung để ra
quyết định trong tổ chức.
- thủ tục: là các kế hoạch thiết lập một phương pháp cần thiết cho việc
điều hành các hoạt động trong tương lai.
- quy tắc: giải thích rõ ràng những hành động nào có thể làm, những
hành động nào không được làm.
III. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CỦA CÁN
BỘ CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC KẾ HOACH
1. Tuyển dụng
Tuyển dụng là khâu quan trọng để hình thành đội ngũ công chức và cùng
với khâu đào tạo, nó có ảnh hưởng mạnh đến chất lượng công chức làm kế
hoạch
- Quá trình tuyển dung sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiểu quả của quá trình tuyển
chọn.
- Trong thực tế sẽ có công chức có trình độ cao nhưng họ không được tuyển
chọn vì họ không được biết các thông tin tuyển mộ, hoặc họ không có cơ hội
nộp đơn xin việc.
- Chất lượng của quá trình lựa chọn sẽ không đạt được như yêu cầu mong
muốn hay hiệu quả thấp nếu số lượng công chức nộp đơn xin việc bằng hoặc

ít hơn số nhu cầu cần tuyển chọn.
- Công tác tuyển mộ có ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nhân lực trong
tổ chức. Tuyển mộ không chỉ ảnh hưởng tới công việc tuyển chọn, mà còn
ảnh hưởng đến các chức năng khác: Đánh giá thực hiện công việc, đào tạo và
Lớp Quản lý kinh tế 44B
8
Chuyên để thực tập tốt nghiệp Kham sy SYVILAY
phát triển.
2. Đào tạo
- Trình độ đào tạo của công chức làm kế hoạch là những hoạt động học tập
tìm hiểu nhằm giúp cho người ta có thể thực hiện có hiểu quả hơn chức năng,
nhiệm vụ của mình .
- Trình độ của công chức làm kế hoạch nắm vững hơn về công việc của
mình, là nhưng học tập để nâng cao trình độ , kỹ năng của công chức làm kế
hoạch để thực hiện nhiệm vụ kế hoạch có hiểu quả hơn.
- Trình độ đào tạo đội ngũ công chức đã có những tiến bộ tích cực về trình
độ chuyên môn nghiệp vụ.
Thứ nhất đội ngũ công chức làm kế hoạch đã được nâng cao về phẩm
chất chính trị tư tưởng đạo đức lối sống thông qua các khoá đào tạo ngắn ngày
về chính trị.
Thứ hai trình độ công chức làm kế hoạch trong bộ kế hoạch ngày càng
được nâng cao thông qua các khoá hợp tác huấn luyện giữa Lào và Việt Nam
góp phần nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức
làm kế hoạch.
3. Đánh giá
việc đánh giá thực hiện công việc , cần phải thiết lập một hệ thống đánh giá 3
yếu tố cơ bản :
- Các tiêu chuẩn thực hiện công việc.
- Đo lường sự thực hiện công việc theo các tiêu thức trong tiêu chuẩn.
- Thông tin phản hồi đối với người làm kế hoạch và bộ phận quản lý

kinh tế.
4. Trả công
Các tổ chức bộ máy Nhà nước cần quản trị có hiệu quả chương trình
tiền công, lương của mình về kết quả của chương trình đó có nghĩa đặc biệt
lớn tiền lương không chỉ ảnh hưởng tới bộ máy Nhà nước nó còn ảnh hưởng
tới các tổ chức và xã hội.
Lớp Quản lý kinh tế 44B
9
Chuyên để thực tập tốt nghiệp Kham sy SYVILAY
Các công chức cần quan tâm đến tiền lương là vì :
- Tiền lương là phần cơ bản nhất trong thu nhập của công chức làm kế
hoạch, giúp cho họ và gia đình trang trải các chi tiêu, sinh hoạt dịch vụ cần
thiết .
-Tiền lương kiếm được ảnh hưởng đến địa vị của công chức làm kế hoạch
trong gia đình, địa vị của họ trong tương quan với các bạn đồng nghiệp cũng
như giá gị tương đối của họ đối với tổ chức và xã hội.
- Khả năng kiếm được tiền lương cao hơn sẽ tạo ra động lực thủ đẩy công
chức làm kế hoạch ra sức học tập kinh nghiệm để nâng cao tri thức của họ đối
với tổ chức thông qua sự nâng cao trình độ và sự đóng góp cho tổ chức.
- Tiền lương là bộ phận quan trọng của chi phí sản xuất. Tăng tiền lương sẽ
ảnh hưởng đến chi phí, giá cả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm của công
ty trên thị trường.
- Tiền lương là công cụ để duy trì, giữ gìn và thu hút những người làm
công chức làm kế hoạch giỏi, có khả năng phù hợp với công việc của tổ chức.
4.1. Chế độ trả công chức vụ công chức làm kế hoạch
Tiền lương của công chức làm kế hoạch cũng không cao lắm, ảnh hưởng
của tiền lương, thu thập tới năng suất chất lượng là quá rõ ràng. Không thể
đòi hỏi cao ở công chức làm kế hoạch ở nước CHDCND Lào cả về năng lực,
phẩm chất trong khi tiền lương và thu nhập của họ không tương xứng.
Kinh nghiệm giải quyết tiền lương công chức làm kế hoạch ở các nước là

lương công chức làm kế hoạch bình quân cao hơn tư chức và các lĩnh vực
hoạt động khác.
5. Công cụ phương tiện làm việc
Đây cũng là một trong những công cụ mang tính chất định tính cuả nhà
quản lý trong quá trình lập kế hoạch nó giúp nhà quản lý những cán bộ công
chức có được một bản kế hoạch thật chính xác và khoa học.
5.1. Quá trình lập kế hoạch
Bao gồm các bước cơ bản sau :
Lớp Quản lý kinh tế 44B
10
Chuyên để thực tập tốt nghiệp Kham sy SYVILAY
Bước 1 : Nghiên cứu và dự báo.
Bước 2 : Thiết lập các mục tiêu.
Bước 3 : Phát triển các tiền đề.
Bước 5 : Đánh giá các phương án.
5.2. Các mô hình lập kế hoạch.
5.2.1. Mô hình hai khu vực của trường phái tân cổ điển.
Một trong những điểm mới trong tư tưởng nghiên cứu của các nhà làm kế
hoạch thuộc trường phái tân cổ điển là đạt khoa học công nghệ (T) là một yếu
tố trực tiếp và mang tính quyết định đến tăng trưởng kinh tế.
Nội dung của mô hình tân cổ điển và hai khu vực kinh tế được phân tích như
sau.
5.2.2. Mô hình của Harrod – Domar.
Được áp dụng các lý thuyết của Harrod – Domar. Bản chất của lý
thuyết này là nói về toàn bộ nền kinh tế dưới dạng các biến số kinh tế vĩ mô
rất quan trọng nhất có liên quan đến xác định mức và tốc độ tăng trưởng kinh
tế của quốc gia như : Tiết kiệm , tích luỹ , xuất , nhập khẩu v . v …
g =
k
s


K: Hệ số tăng vốn – sản lượng đầu ra ( ICOR)
5. 2.3. Mô hình tăng trưởng tổng quát .
Mô hình tăng trửơng tổn quát có thể sử dụng để lập kế hoạch tăng trưởng
kinh tế khá đơn giản và chính xác trong khoảng thởi gian 3-5 năm ( kế hoạch
trung hạn ) và từ đó có thể lập kế hoạch phân bổ nguồn lực ( vốn và lao động
từ mô hình tổng quát náy .
Ví dụ : Nếu chính phủ đã xác định mục tiêu tăng trưởng thởi kỷ kế hoạch
g=7% . các nhà kế hoạch sễ căn cứ vào hệ số ICOR (k) dự báo của thời kỳ
này để xác định những nhu cầu phải có của tích luỹ (s) theo công thức :
s = g x k
Lớp Quản lý kinh tế 44B
11
Chuyên để thực tập tốt nghiệp Kham sy SYVILAY
Nếu k=5 , ta sẽ có : s = 7%x 5 = 35% chính là nhu cầu về quy mô tích luỹ so
với GDP của nên kinh tế .
5.3. Các phương tiện vật chất kỹ thuật
Công cụ làm việc luôn luôn là một yếu tố quan trọng giúp cho việc nâng
cao năng suất lao động, kể cả lao động quản lý. Chất lượng hoạt động không
chỉ phụ thuộc vào trình độ, năng lực mà còn cả phương tiện kỹ thuật. Vì vậy
trang bị đủ và đúng phương tiện làm việc cho công chức làm kế hoạch là một
đòi hỏi để nâng cao chất lượng của bộ máy Nhà nước.
Hệ thống thông tin nối mạng, các văn bản , các thiết bị chuyên dùng là
nhưng phương tiện cần thiết đảm bảo cho hoạt động công vụ. Điều này không
chỉ đặt ra yêu cầu trang bị phương tiện làm việc mà còn yêu cầu khả năng sử
dụng chúng.
5.3.1. Công cụ vật chất
Trước xu thế hội nhập toàn cầu hoá mỗi một quốc gia mỗi một dân tộc
cần phải chuẩn bị cho mình những hành trang vững chắc để hội nhập. Trong
xu thế đó yếu tố con người đóng vai trò hết sức quan trọng bên cạnh đó cũng

cần phải nói đến công cụ làm việc của họ đó là những phương tiện giúp các
cán bộ công chức hoàn thành tốt hơn nhiêm vụ của mình như các phương tiện
về công nghệ thông tin ( vi tính, điện thoại, các loại máy vi tính khác…)
phương tiện sinh hoạt và các phương tiện khác.
Đó là những công cụ mang ý nghĩa vật chất để sử dụng chính vì vậy mà
đòi hỏi cần phải có sự đầu tư thích đáng nhằm tạo ra một môi trường làm việc
thuận lợi nhất cho cán bộ công chức đạt mục tiêu hiệu quả trong công việc.

Lớp Quản lý kinh tế 44B
12
Chuyên để thực tập tốt nghiệp Kham sy SYVILAY
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA CÔNG CHỨC
LÀM CÔNG TÁC KẾ HOẠCH TẠI BỘ KẾ HOẠCH
VÀ ĐẦU TƯ NƯỚC CHDCND LÀO
I. TỔNG QUAN VỀ BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ NƯỚC CHDCND
LÀO
1. Bộ kế hoạch và đầu tư tại nước CHDCND Lào
1.1. Quá trình phát triển
Từ trước năm 2001, ngày 10 tháng 6 năm 1977 hội đồng chính phủ họp
quyết định thành lập uỷ ban kế hoạch quốc gia được xác định là ngày thành
lập uỷ ban kế hoạch nhà nước, nay là bộ kế hoạch và đầu tư.
Ngược trở lại lịch sử, ngay từ khi nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
mới được thành lập, ngày 2 tháng 12 năm 1975, chủ tịch KHAMTAY
SYPHANDON. Thành lập uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết nhằm
nghiên cứu , soạn thảo và trình chính phủ một kế hoạch kiến thiết quốc gia về
các ngành kinh tế , tài chính , xã hội và văn hoá . Uỷ ban gồm các uỷ viên là
tất cả các Bộ trưởng, thứ trưởng, có các tiểu ban chuyên môn, được đạt dưới
sự lãnh đạo của chủ tịch Chính phủ.
Bộ kế hoạch và đầu tư là cơ quan của chính phủ có chức năng tham mưu

tổng hợp về xây dựng chiên lược , quy hoạch , kế hoạch phát triển kinh tế –
xã hội của cả nước, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, quản lý nhà nước
về lĩnh vực đầu tư trong và ngoài nước ; giúp chính phủ phối hợp điều hành
thực hiện các mục tiêu và cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân.
2. Bộ kế hoạch và đầu tư có những nhiệm vụ sau đây :
1.Tổ chức nghiên cứu xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế – xã hội của cả nước và các quy hoạch phát triển kinh tế _ xã hội theo
ngành, vùng lãnh thổ.
Lớp Quản lý kinh tế 44B
13
Chuyên để thực tập tốt nghiệp Kham sy SYVILAY
2. Tổng hợp các nguồn lực của cả nước gồm các nguồn từ nước ngoài để xây
dựng trình Chính phủ các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về phát triển
kinh tế – xã hội của cả nước và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân .
3. Hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban
nhân dân các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và cân đối
tổng hợp kế hoạch .
Bộ máy tổ chức của Bộ kế hoạch và đầu tư theo Nghị định 75/CP
gồm 22 đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 6 tổ
chức sự nghiệp trực thuộc. Từ chỗ chỉ có 55 người khi mới thành lập năm
1977, năm 1988 biên chế của Bộ đạt số lượng cao nhất 101 người ; đến nay
Bộ kế hoạch và đầu tư có 257cán bộ công nhân viên, trong đó 130 cán bộ
đang tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng và điều hành kế hoạch. Đội
ngũ công chức nghiên cứu của Bộ cũng không ngừng lớn mạnh, 7 phó giáo
sư, 7 tiến sĩ, 38 thạc sĩ, 130 người có trình độ đại học ; cấp cao học 29 người ;
cấp trung học 39 người , cấp cơ bản 12 người, phổ thông 2 người
Lớp Quản lý kinh tế 44B
14
Chuyên để thực tập tốt nghiệp Kham sy SYVILAY
3.1. Các loại kế hoạch được xây dựng bởi bộ kế hoạch và đầu tư nước

CHDCND Lào
Loại kế hoạch được xây dựng bởi bộ có những 3 loại kế hoạch chính sau :
Lớp Quản lý kinh tế 44B
Bộ kế hoạch và đầu

Vụ kế
hoạch
tổng
hợp
Vụ
tổ
chức
cán
bộ
Vụ
quản

Thúc
đẩy
ĐT
nội
bộ
thúc
đẩy
ĐT
nứơc
ngoài
Vụ
đấu
Thầu

DA
ĐT
Vụ
nghiên
cứu KT
QG
Vụ
thố
ng

Vụ Uỷ
ban hợp
tác Lào-
Việt và
Trung
quốc
Trung tâm đào tạo ban
quản lý KT – kế hoạch.
Bộ phận nghiên cứu
kinh tế
vĩ mô.
Bộ phận nghiên cứu sự
phát
Triển.
Nghiên cứu chính sách
và Bộ phận phân tích .
Thông tin và Bộ phân
dịch
Vụ.
Bộ phận hành chính.

15
Chuyên để thực tập tốt nghiệp Kham sy SYVILAY
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội .
- Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội .
- Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội .
3.2. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội
a. Khái niệm chiến lược phát triển kinh tế xã hội
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội chính là căn cứ cho việc xây dựng và
thực hiện các kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm nhăm đạt được mục tiêu
kinh tế xã hội – trong từng thời kỳ.
Là định hướng chính sách cơ bản về phát triển kinh tế – xã hội, của đất
nước, và vùng trong thời kỳ dài hạn ( ít nhất là 10 năm ) nhằm thực hiện
thành công cương lĩnh và đường lối phát triển của Đảng và nhà nước .
b.Mục tiêu xây dựng các chiến lược phát triển
c. Chức năng của chiến lược phát triển
*** Phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm qua của nước CHDCND Lào.
Đại hội Đảng lần thứ VII đã đặt ra mức phấn đấu cao trong kế hoạch 5
năm 2001-2005 . “Bảo đảm trật tự xã hội ; ổn định chính trị một cách vững
chắc; kinh tế phát triển khá và ổn đị. Đến năm 2005 giảm hơn một nửa số hộ
đói nghèo so với bắt đầu thực hiện kế hoạch ; đảm bảo đủ vững chắc lương
thực , thực phẩm cho nhân dân trong cả nước ; giải quyết cơ bản vấn đề phá
rừng làm nương rẫy và chấm dứt trồng cây thuốc phiển , cần xa ; thực hiện
định cạnh , định cư. Tạo tích luỹ ban đầu củng cố và phát triển các hình thức
tổ chức doanh nghiệp , trước hết là doanh nghiệp nhà nước . Đào tạo nguồn
nhân lực trong các ngành chuyên môn và ở các cấp , phục vụ quá trình công
nghiệp hóa hiện đại hóa “.
Mục tiêu tổng quát trên được Đại hội Đảng cụ thể hoá thành các chỉ tiêu
phát triển kinh tế, xã hội chủ yếu sau : tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong
nước ( GDP) bình quân hàng năm 7-7.5% trong đó nông, lâm, ngư nghiệp
tăng 4% đến 5 %, công nghiệp và xây dựng tăng 11% dịch vụ tăng 8-9%. Đến

năm 2005 khu vực nông nghiệp chiếm đến 47% tổng sản phẩm trong nước,
Lớp Quản lý kinh tế 44B
16
Chuyên để thực tập tốt nghiệp Kham sy SYVILAY
khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 26%, khu vực dịch vụ chiếm 27%.
Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 8.6%/năm. Tỉ lệ lạm phát dưới 10%; ổn định
tỉ giá. Đến năm 2005 tổng thu ngân sách chiếm 18%, thâm hụt cán cân thanh
toán vãng lai khoảng 6% GDP tiết kiệm nội địa đạt 12% GDP , đầu tư nhà
nước chiếm 12-14% GDP, dân số khoảng 5.9 triệu người ; GDP bình quân
đầu người khoảng 500-550USD từ sau Đại hội Đảng đến nay tình hình thế
giới, khu vực và trong nước đã phát triển theo những chiều hướng cơ bản và
Đại hội đã ổn định tình hình thế giới có những biến động rất phức tạp sau sự
kiện 11/9/2001 tại Mỹ tiếp đến là chiến tranh tại Apganistan, Irac các hoạt
động khủng bố và chống khủng bố trở thành vấn đề thời sự, tuy nhiên, hoà
bình và hợp tác phát triển vẫn là xu hướng lớn của thế giới. Kinh tế thế giới
của khu vực phuc hồi chậm quá trình toàn cầu hoá tiếp tục mạnh mẽ ; cạnh
tranh ngày càng khuyết liệt. Bênh dịch sát, dịch cúm ga và lũ lụt, hạn hán liên
tiếp xảy ra… Những biến động đã đặt nền kinh tế và xã hội nước Lào trước
những thử thách khuyết liệt.
Trong bối cạnh đó toàn Đảng, toàn dân đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua
nhiều khó khăn thách thức đạt được những thành tựu quan trọng.
* Phát triển kinh tế.
Về tăng trưởng kinh tế và các cân đối vĩ mô :
- Nền kinh tế đã duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, năm sau liên tục cao hơn
năm trước. Bình quân 5 năm 2001-2005 GDP tăng khoảng 6.2%/năm, cao
hơn trung binh của 5 năm 1996-2000 khoảng 0.3% nhưng thấp 0.8% so với
mục tiêu đề ra trong kế hoạch 5 năm 2001-2005. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng
kinh tế của Lào trong 5 năm qua vào loại cao so với các nước trong khu vực
( Cămpuchia 5.3% , Inđônesia 3.5%, Malaisia 3%, Philipin 3.9%, Singapore
0.7%, TháiLan 4%, Hồng Kông 2%,Hàn Quốc 4%, Đài Loan 3.7%và Việt

nam 7.4%....).
Các cân đối chủ yếu trong nền kinh tế liên tục được điều chỉnh thích
hợp để duy trì khả năng tăng trưởng khá và có hiệu quả
Lớp Quản lý kinh tế 44B
17
Chuyên để thực tập tốt nghiệp Kham sy SYVILAY
a. Cân đối vốn đầu tư phát triển liên tục được cải thiện qua các năm ; tỷ lệ huy
động vốn đầu tư trong GDP có xu hướng tăng, từ 22,4%năm 2000 lên khoảng
28,1% năm 2005 ; trung bình 5 năm đạt 25,1%.Tổng vốn đầu tư đưa vào nền
kinh tế trong 5 năm 2001-2005 tính theo giá hiện hành đạt khoảng 27.536 tỷ
kíp, xáp xỉ đạt chỉ tiêu Đại hội đề ra ( chỉ tiêu Đại hội là 27.900 tỷ kíp ).
b. Cân đối ngân sách : Tổng thu ngân sách Nhà nước 5 năm ước đạt 14.535 tỷ
kíp , tăng 18,3%/năm . Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước có xu hướng
ổn định ở mức khoảng 13,5%GDP, thấp đáng kể so với mục tiêu đề ra trong
kế hoạch 5 năm là 18% GDP vào năm 2005 .
c. Cân đối tiền tệ đã có chuyển biến tích cực và góp phần quan trọng vào việc
kiểm soát và đẩy lùi lạm phát.
Bảng:Tổng đầu tư của nước ngoài theo các ngành năm 2003-2004
Đơn vị: USD
Lớp Quản lý kinh tế 44B
18
Chuyên để thực tập tốt nghiệp Kham sy SYVILAY
Cơ cấu kinh tế tiếp tục có bước chuyển dịch theo hướng tích cực ,
bước đầu đã khai thác được các lợi thế so sánh của đất nước .
Một số thành tựu nổi bật về chuyển dịch cơ cấu kinh tế là :
- Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế: Trong 5 năm qua, các ngành kinh tế
đã có sự chuyển dịch đáng kể; tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ
trong GDP đã tăng lên .
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã ngày càng chú trọng vào năng suất, chất
lượng và hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bước đầu đáp

ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Theo giá hiện hành, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP đã liên tục giảm ,
từ 52,1%năm 2000 xuống còn 46,4% năm 2005 ( kế hoạch 5 năm đề ra là
Lớp Quản lý kinh tế 44B
STT ngành vốn trong nước vốn nước ngoài Tổng số vốn
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Nông nghiệp
May mặc
Công nghiệp-công
nghệ
Công nghiệp
Than mỏ
Thương mại
Khách sản, nhà hàng
Tư vấn
Dịch vụ
Xây dựng

Bưu chính
Ngân hàng
Nguồn lực văn phòng
người điện
thoại

82.500
0
9.697.638
0
8.405.854
2.735.000
870.000
5.350
1.219.132
5.835.699
2.100.000
0
0
0
75.621.517
3.100.000
25.677.822
8.838.669
303.703.880
16.265.000
6.130.000
1.850.350
7.409.855
4.155.423

24.900.000
10.000.000
5.500.000
9.437.865
75.704.017
3.100.000
35.375.470
8.838.669
312.109.734
19.000.000
7.000.000
1.900.700
8.628.987
9.991.122
27.000.000
10.000.000
5.500.000
9.437.865
Tổng cộng 30.996.137 502.590.391 533.586.564
19
Chuyên để thực tập tốt nghiệp Kham sy SYVILAY
47% vào năm 2005 ) ; tỷ trọng công nghiệp và xây dựng liên tục tăng từ
22,7% năm 2000 lên 26,9% năm 2005 ( kế hoạch 5 năm đề ra là 26% vào
năm 2005 ); tỷ trọng các ngành dịch vụ tăng từ 24,4% năm 2000 lên 25,7%
Hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển khá ; nước Lào ngày càng
chủ động hội nhập với nên kinh tế quốc tế và khu vực.
a.Trong lĩnh vực xuất – nhập khẩu.
- Xuất khẩu : Tính chung 5 năm 2001-2005, tổng kim ngạch xuất khẩu có khả
năng đạt khoảng 1,79% tỷ USD. Tốc độ tăng xuất khẩu bình quân 5 năm đạt
gần 5,5%/năm, cao hơn trung bình của kế hoạch 5 năm 1996-2000(tốc độ tăng

trong kế hoạch 5 năm trước là 1,6%/năm ), nhưng vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra
trong kế hoạch 5 năm (8,7%/năm). Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người
năm 2005 đạt khoảng 70USD, tăng 13%so với năm 2000 , và là mức rất thấp
so với các nước trong khu vực.
- Nhập khẩu: Kim ngạch nhậo khẩu 5 năm qua đạt 2,77tỷ USD, tăng
bình quân khoảng 2%/năm, cao hơn tốc độ tăng trung bình của kế hoạch 5
năm 1996-2000 (kế hoạch 5 năm trước trung bình giảm gần 1,4%/năm ). Kim
ngạch nhập khẩu đầu người năm 2005 đạt khoảng 100USD.
- Nhập siêu trong 5 năm khoảng 976 triệu USD, bằng 55,2% tổng kim ngạch
xuất khẩu 5 năm và trung bình hàng năm bằng 9,4 GDP.
b. Trong lĩnh vực thu hút nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức :
Vốn ODA thực hiện trong 5 năm đạt khoảng 815 triệu USD, bình quân 163
triệu USD/năm. Nhìn chung, hiệu quả sử dụng vốn ODA đã có xu hướng tăng
lên ; việc thực hiện các dự án ODA đã góp phần đáng kể vào phát triển kinh
tế-xã hội và làm thay bộ mặt đất nước Lào .
c. Về thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài :
Trong 5 năm 2001-2005, tổng vốn thực hiện của khu vực kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài đạt khoảng 997 triệu USD, riêng năm 2005 đạt khoảng 320
triệu USD ; trong đó, đầu tư vào ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 72%
tổng vốn thực hiện ; lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 9% và dịch vụ
Lớp Quản lý kinh tế 44B
20
Chuyên để thực tập tốt nghiệp Kham sy SYVILAY
chiếm 19% tổng vốn đầu tư thực hiện. Tỷ trọng đầu tư cho khu vực nông
nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng lên. Ước khoảng 85% tổng số vốn đầu tư
của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được đưa tư f nước ngoài vào,
tương đương với 848 triệu USD, riêng năm 2005 đạt khoảng 272 triệu USD.
* Phát triển xã hội.
a. Về giáo dục và đào tạo, phát huy nhân tố con người .
Trong 5 năm qua, ngành giáo dục đào tạo đã có bước phát triển cả về số

lượng và chất lượng. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi theo học giáo dục mầm non
tăng từ 8% năm 2000 lên 10% vào năm 2005, theo học giáo dục tiểu học
tương ứng tăng từ 77,3% lên 86%. Tỷ lệ đi học của học sinh cấp 2 chiếm
54,3%, học sinh cấp 3 chiếm 32,4%vào năm 2005. Đến nay tất cả các tỉnh đều
có trường nội trú. Hệ thống trường đã được xây dựng ở 85% số bản làng.
b. Về xoá đói hộ đói, giảm số hộ nghèo :
Giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm trong định hướng phát triển kinh tế-
xã hội của Lào. Trong 5 năm qua, công tác giảm nghèo có nhiều tiến bộ.
Trong 5 năm 2001-2005, đã giảm được 135 nghìn hộ nghèo ; đã thực hiện
giao đất, giao rừng được trên 322 nghìn ha tại 310 bản với trên 19.200 hộ dân
Nhà nước đã xây dựng các dự án kết hợp phát triển kinh tế (trong nông
lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng …), đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như
đường giao thông, trường học, mạng lưới điện…. Và đầu tư cho các lĩnh vực
y tế, giáo dục-đào tạo, văn hoá thông tin với các mục tiêu giảm nghèo .
Hiện nay, toàn quốc còn 72 huyện nghèo, trong đó có 47 huyện đặc biệt
nghèo .
*Bảng con số cho thấy về nền kinh tế vĩ mô của năm 2003-2004 và kế
hoạch 2004-2005 của nước CHDCND Lào.
Lớp Quản lý kinh tế 44B
21
Chuyên để thực tập tốt nghiệp Kham sy SYVILAY
3.3. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội .
Lớp Quản lý kinh tế 44B
TT chỉ tiêu con
số
định lượng
Đơn
vị
2001-02 2002-03 2003-04 2004-05 So sánh
%

thực
hiện
kế hoạch thực
hiện
Kế
hoạch
dự đoán
thực
hiện
kế hoạch
1 2 3 4 5 6 5\4x100 5/3x100 6/5x100
1 số lượng
dân số
bình quân
100
người
%
5,527
2.5
5,663
2.41
5,663
2.41
5,800
2.36
5,800
2.36
5,936
2.30
100.00

100.00
102.4
97.9
102.3
97.5
2 -GDP theo
giá trong
năm
-GDP theo
giá trong
năm tinh
theo giá
USD
-GDP
deflator
-tỷ lệ tăng
GDP
tỷ kíp
triệu
USD
%
%
17,719
1,836
8.9
5.9
19,800
1,980
8
6

21,499
2,021
15
5.9
24,477
2,225
8
6.2
24,621
2,230
8
6.5
28,076
2,600
7
7.0
100.59
104.71
100.00
105.20
114.5
115.3
53.3
110.6
114.0
111.6
87.5
107.8
3 -GDP theo
giá cố

định 1990
-Tỉ lệ tăng
của
GDP
+ Nông
nghiệp
+ Công
nghiệp
+ Dịch vụ
tỷ kíp
%
%
%
%
1,245
5.9
3.9
10.2
5.7
1,315
6.0
4.2
8.2
7.2
1,318
5.9
2.6
11.1
7.1
1,401

6.2
4.0
10.0
6.5
1,403
6.5
3.5
11.4
7.4
1,501
7.0
4.1
11.9
7.3
100.11
105.20
87.93
113.99
113.43
106.4
110.6
135.3
102.7
103.8
107.0
107.8
116.7
104.6
99.5
4 dự án GDP

-Nông
nghiệp
-Công
nghiệp
-Dịch vụ
%
%
%
100
50.1
24.2
25.7
100
49.5
24.0
26.5
100
49.2
25.1
25.7
100
48.2
26.0
25.8
100
47.2
26.6
26.2
100
45.9

27.8
26.3
100.00
97.97
10223
101.55
100.0
96.0
105.9
101.9
100.0
97.3
104.6
100.3
5 Bình quân
GDP
đầu người
triệu
kíp/
người
USD
3.21
332
3.50
350
3.80
357
4.22
384
4.25

402
4.73
438
100.59
104.71
111.8
112.6
111.4
109.0
6 -Cân đối
ngân
Sách
(không
gồm
tiền hỗ trợ)
-Cân đối
ngân
Sách gồm
tiền hỡ
trợ
+thu nhập
nội bộ
(không
gồm tiền
hỗ trợ)
+thu nhập
nội bộ
gồm tiền
hỗ trợ
+chi phí

tỷ kíp
tỷ kíp
tỷ kíp
tỷ kíp
tỷ kíp
(1,434.0)
2,335.0
3,769.0
(2,005.4)
1,585.0
2,695
3,115.0
4,700.0
(2,093.6)
1,672.9
2,541.3
2,962.0
4,634.9
(2,684.0)
2,324.7
2,936.0
3,295.2
5.620.0
(2,557.1)
2,064.5
2,907.1
3,399.7
5,464.2
(2,427.0)
2,013.0

3,600.0
3,994.0
6,007.0
95.27
88.81
99.02
103.17
97.23
122.1
123.4
114.4
114.8
117.9
94.1
97.5
123.8
117.5
109.9
22
Chuyên để thực tập tốt nghiệp Kham sy SYVILAY
Quy hoạch phát triể kinh tế xã hội là văn bản luận chứng và lựa chon
phương pháp hợp lý phát triển và tổ chức kinh tế xã hội dài hạn ( ít nhất 5
năm ) trên không gian lãnh thổ nhất định. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
là bước cụ thể hoá của chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo thời gian và
không gian nhất định .
a. Vai trò của quy hoạch phát triển.
Quy hoạch cụ thể hoá chiến lược cả mục tiêu và các giải pháp. Nếu không
có quy hoạch thì sẽ mù quáng, lộn xộn, đổ vỡ trong phát triển, quy hoạch để
định hướng dẫn dắt, hiệu chỉnh, trong đó có cả điều chỉnh thị trường. Mặt
khác nó còn có chức năng là cầu nối là chiến lược, kế hoạch và quản lý thực

hiện chiến lược, bảo đảm nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững và có hiệu
quả .
b. Nội dung của quy hoạch.
Vừa phải đảm bảo phương án tối ưu liên ngành và liên vùng trên cùng một
địa bàn lãnh thổ, vừa phải phát huy tiềm năng và đặc thù của từng vùng để
phát triển.
- Các loại quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.
+ Quy hoạch tổng thể phát triển một số ngành, lĩnh vực của nền kinh tế quốc
dân.
+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế vùng (bao gồm cả lãnh thổ đặc biệt)
tỉnh, thành phố, trực thuộc trung ương.
***Tình hình triển khai và kết quả đạt được của công tác quy hoạch
trong thời kỳ 1999-2000.
a. Những kết quả đạt được.
- Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành, lĩnh vực đã xác định được phương
hướng phát triển tổng thể và dài hạn của các ngành và các địa phương, làm
căn cứ cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển 5 năm và hàng năm. Các
định hướng phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh, thành phố trực thuộc TW
đã làm căn cứ để xây dựng các văn kiện Đại hội Đảng bộ các cấp.
Lớp Quản lý kinh tế 44B
23
Chuyên để thực tập tốt nghiệp Kham sy SYVILAY
- Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh
vực đã làm cơ sở để xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trong và
nước ngoài phục vụ công tác xúc tiến đầu tư.
- Đã hình thành mạng lưới kết cấu hạ tầng như : Phát triển hệ thống giao
thông đường bộ, sân bay, mạng lưới cung cấp điện tương đối hợp lý và kịp
thời đáp ứng được nhu cầu phát triển của quốc gia. Từng bước hình thành hệ
thống khu nông nghiệp.
b. Hướng hoàn thiện công tác quy hoạch.

Tuy đã thu được kết quả nêu trên, song công tác quy hoạch vẫn chưa đáp
ứng được những nhu cầu phát triển kinh tế đất nước. Cần hoàn thiện công tác
quy hoạch như sau :
- Sớm ban hành Nghị định về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch,
các cơ chế, chính sách đảm bảo thực hiện mục tiêu quy hoạch đề ra ;
- Tổ chức lập và xét duyệt các đề án quy hoạch theo chức năng ; tổ chức công
bố công khai các quy hoạch ( bằng văn bản ) để các cơ quan Nhà nước có liên
quan, các doanh nghiệp và nhân dân biết, thực hiện, trừ những quy
- Tất cả các quy hoạch phải tuân thủ các quy hoạch pháp lý về lập, thẩm định,
phê duyệt và thực hiện đúng theo quy định phê duyệt ; những công trình
không có trong các quy hoạch không được quyết định hoặc cấp phép đầu.
- Tất cả các khâu của công tác quy hoạch từ lập, thẩm định, phê duyệt quy
hoạch, công bố quy hoạch, thực hiện quy hoạch đều phải được kiểm tra, giám
sát theo quy định của pháp luật hiện hành.
3.4. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là khâu đầu tiên của quá trình quản lý
để thể hiện ý độ phát triển chủ thể quản lý với đối tượng quản lý thông qua
các giải pháp thực thi. Nó là cầu nối hiên tại tương lai.
Kế hoạch là một công cụ quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế quốc dân.
Nó là sự cụ thể hoá mục tiêu định hướng của chiến lược phát triển theo từng
thời kỳ bằng hệ thống các chỉ tiêu mục tiêu và chỉ tiêu biện pháp định hướng
Lớp Quản lý kinh tế 44B
24
Chuyên để thực tập tốt nghiệp Kham sy SYVILAY
phát triển và hệ thống các chính sách cơ chế áp dụng trong thời kỳ kế hoạch.
So với chiến lược phát triển, có những vấn đề cơ bản khác biệt :
- Thứ nhất, về thời gian của kế hoạch thường được chia ngắn hơn, nó bao
gồm kế hoạch 10 năm, 5 năm và kế hoạch năm. Những kế hoạch 10 năm
thường gọi là “chiến lược“, Như vậy có thể nói tính phân đoạn là đặc trưng cơ
bản của kế hoạch

- Thứ hai, kế hoạch và chiến lựơc bao gồm cả mặt định tính và định lượng.
tuy vậy mặt định lượng đã đặc trưng cơ bản hơn của kế hoạch. Quản lý bằng
kế hoạch mang tính cụ thể hơn, chỉ tiêu hơn nó dưa trên dự báo mang tính
chất ổn định hơn. Như vậy, tính năng động, nhạy bén và “mềm“ của kế hoạch
thấp hơn chiến lược.
- Thứ ba, mục tiêu của chiến lược chủ yếu là vạch ra các hướng phát triển chủ
yếu. tức là nó thể hiện những cái đích cần phải đạt tới trong khi đó mục tiêu
của kế hoạch là phải kế hoạch chii tiết hơn, đầy đủ hơn và trên một mức độ
nào đó ở các nước có nền kinh tế hỗn hợp thì nó còn thể hiện một tính pháp
lệnh nhất định.
Nội dung của kế hoạch kinh tế phát triển:
Bao gồm kế hoạch tăng trưởng kinh tế, kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
kế hoạch phát triển nền kinh tế, kế hoạch nâng cao phúc lợi xã hội, bên cạnh
đó kế hoạch phát triển còn thể hiện ở những cân đối vĩ mô chủ yếu của thời
kỳ kế hoạch : cân đối vốn đầu tư, cân đối ngân sách, cân đối thương mại, cân
đối thanh toán quốc tế.
Một nội dung quan trọng của kế hoạch là xây dựng hệ thống các chỉ tiêu.
Hế thống chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển được hiểu là thước đo cụ thể
nhiệm vụ cần đạt được của thời kỳ kế hoạch, các thước đo này thể hiện cả về
số và chất lượng. Nó cho phép xác định nội dung cơ bản của quá trình phát
triển kinh tế – xã hội, các bộ phận cấu thành cụ thể của nó và được nhà nước
sử dụng để thực hiện quá trình điều tiết nền kinh tế.
3. cấp xây dựng kế hoạch
Lớp Quản lý kinh tế 44B
25

×