Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của một số loài tre phổ biến tại thái nguyên làm cơ sở lựa chọn loài phù hợp cho trồng rừng nguyên liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.3 KB, 75 trang )

1

MỞ ĐẦU
Thế giới có hơn 1.200 giống tre. Ở khu vực châu Á, nghiên cứu về tre và trồng
rừng tre mạnh nhất là Trung Quốc. Việt Nam có địa hình kéo dài với hai hệ thực
vật khác biệt rõ rệt, ở miền Bắc tre liên quan đến phả hệ Trung Quốc, trong khi
miền Nam gắn với phả hệ Indonesia và Malaysia. Giá trị kinh tế của tre đã được
biết đến nhiều trong chế biến thực phẩm, xây dựng, làm hàng nội thất, thủ công
mỹ nghệ. Bên cạnh đó giá trị về môi trường của tre còn lớn hơn nhiều, do khả
năng hấp thụ Carbon của nó là rất cao. Trồng tre thành rừng trên đất đồi trọc sẽ
giúp chống xói mòn, đồng thời có thể ghóp phần giảm khí thải nhà kính và ghóp
phần hạn chế hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Cây tre đã đi vào văn hoá Việt Nam như một hình ảnh bình dị mà đầy sức sống,
dẻo dai chống chịu thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm. Tre đã gắn liền với đời
sống của rất nhiều người dân. Đây là nhóm loài có tiềm năng lớn trong việc cung
cấp nguyên liệu cho nghành chế biến lâm sản. So với các loài cây gỗ, Tre có ưu
điểm đặc biệt là tăng trưởng nhanh, có thể khai thác 5-6 năm sau khi trồng với
năng suất khá cao (4-12 tấn/ha/năm) và luân kỳ khai thác ngắn. Hàng năm Việt
Nam tiêu thụ khoảng 400-500 triệu cây tre nứa cho các mụ đích khác nhau.
Theo công bố về hiện trạng rừng toàn quốc của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn năm 2009, diện tích rừng gỗ là 8.235.838 ha, như vậy trong năm
2009 đã có thêm 29.202 ha diện tích rừng này so với năm 2008. Tuy nhiên, diện
tích rừng tre nứa bị thay đổi trong năm 2009 là - 11.809 ha, chỉ còn 621.454 ha.
Với diện tích như vậy sẽ là thách thức lớn cho việc cung cấp nguyên liệu cho
khoảng 200 nhà máy như: Nhà máy giấy Bãi Bằng, nhà máy giấy Lửa Việt ở
Phú Thọ, nhà máy giấy Sơn La, nhà máy giấy Sông Lam, Nghệ An, nhà máy
giấy Thái Nguyên… Ngày 21.2.2011, Chính phủ đã ban hành chính sách khuyến


2


khích phát triển ngành mây tre, trong đó có biện pháp miễn giảm thuế sử dụng
đất cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư đầu tư trồng rừng
nguyên liệu mây, tre và áp dụng thuế suất nhập khẩu 0% đối với máy móc, thiết
bị chuyên dùng cho sản xuất hàng mây tre trong nước chưa sản xuất được theo
danh mục do Bộ Công thương ban hành. Quyết định này cũng nêu rõ việc hỗ trợ
100% kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện việc điều tra trữ lượng, diện
tích các giống mây tre, ứng dụng công nghệ sinh học vào các khâu bảo quản, chế
biến (Quyết định số 11/2011/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển
ngành mây tre)
Thái Nguyên là một trong những địa phương có diện tích rừng Tre và rừng hỗn
giao Tre nứa còn lại ít. Tổng diện tích rừng tre nứa và rừng hỗn giao tre nứa
2.545 ha chủ yếu có nguồn gốc là rừng tự nhiên tập trung ở các huyện Định Hóa,
Phú Lương và Võ Nhai (Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng rừng tre 7 tỉnh miền
núi phía bắc năm 2008) [22], trong đó diện tích rừng Tre còn trữ lượng tập trung
nhiều hơn ở 2 huyện Định Hóa và Phú Lương. Việc tìm ra những loài Tre các
phù hợp với điều kiện tiểu khí hậu và đất đai nhằm cung cấp nguyên liệu cho các
nhà máy chế biến trong khu vực, giúp người dân địa phương có nguồn thu nhập
ổn định từ rừng và kinh doanh rừng là mục tiêu vô cùng quan trọng cho phát
triển vùng. Để có thể đề xuất được loài tre phù hợp có thể trồng và phát triển tại
khu vực phục vụ cho kinh doanh rừng nguyên liệu và tăng sinh kế của người dân
miền núi Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành đề tài cấp bộ “Nghiên cứu đặc điểm
sinh trưởng của một số loài Tre phổ biến tại Thái Nguyên làm cơ sở lựa chọn
loài phù hợp cho trồng rừng nguyên liệu”.


3

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu

* Đặc điểm nhận biết
Tre là tập hợp của các loài thực vật thuộc họ Hòa thảo (Poaceae) hay có khi còn
gọi là (Gramineae). Tre thường có đặc tính sinh trưởng giống như cây thân gỗ,
tuy nhiên có đặc trưng là thân thường rỗng, có hệ thân ngầm, phân cành khá
phức tạp và hệ thống mo thân. Đặc điểm phân biệt với các loài song mây hoặc
cau dừa là hầu hết các loài song mây, cau dừa đều có thân đặc và mềm dẻo, còn
tre nói chung có thân rỗng (trừ một số loài ngoại lệ như giang đặc). Do không có
cấu tạo tượng tầng nên tre không hình thành vòng năm như ở cây gỗ. Có một
thân chính hình trụ, thẳng và thường cong ở phần ngọn [17].
* Đặc điểm sinh học và sinh thái học
Thân ngầm là một bộ phận đặc biệt của cây, nơi giữ cho cây đứng vững, ổn định và
là nơi tạo nên các thân cây mới, thân ngầm có cấu tạo cơ bản giống như thân khí
sinh trên mặt đất, chỉ khác là có lóng ngắn, vách rất dày hoặc đặc hoàn toàn, hệ rễ
phát triển và các bộ phận thường có mầu trắng [17].
Thân được chia làm ba phần chính: Thân ngầm mọc cụm thân rất ngắn không thể
bò lan ra, chồi từ thân ngầm sẽ phát triển thành cây mới mọc gần nhau tạo thành
các bụi, các khóm. Thân khí sinh thường có hình trụ và nhiều lóng rỗng, độ dài của
các lóng trên thân không giống nhau và thường có màu xanh hoặc xanh lục, nhạt
hoặc thẫm. Cành có cấu tạo giống như thân khí sinh, đốt thân là nơi phát sinh cành.
Sự hình thành cành trên các đốt kế tiếp thường theo hướng đối xứng hoặc so le
nhau


4

Lá có hai loại: Loại thứ nhất làm nhiệm vụ bảo vệ măng, thân cây non gọi là mo
thân, gồm bẹ mo, phiến mo, tai mo và lưỡi mo hay thìa lìa. Loại thứ hai làm nhiệm
vụ quang hợp, tổng hợp vật chất nuôi cây gọi là lá quang hợp gồm phiến lá, bẹ lá,
cuống lá, lưỡi lá và tai lá [18].
Mỗi hoa nhỏ gồm có mày ngoài và mày trong, tương đương với phiến lá bắc và

phiến lá bắc nhỏ. Mày ngoài bao lấy mày trong, nhiều gân. Mày trong bao lấy
các bộ phận khác của hoa nhỏ, lưng có 2 gờ. Hoa lưỡng tính được tạo thành do 3
bộ phận: Mày cực nhỏ, nhị và nhụy. Mày cực nhỏ thường 3 chiếc, chất màng
trong suốt hay chất thịt phình lên, mép thường bị xẻ. Nhị thường 3 hay 6 chiếc,
chỉ nhị hình sợi, tách rời nhau hay gốc dính nhiều hay ít. Bầu thượng, 1 ô, 1
noãn, vòi nhỏ. Đầu nhuỵ thường 2-3 chiếc, ít khi chỉ có 1 hay nhiều tới 4-5
chiếc, lông bề mặt đầu nhuỵ dạng ống nhỏ, phẳng nhẵn hay nổi lên dạng núm
hoặc dạng lông vũ [15].
Quả tre không mở, chỉ có 1 hạt, thường là quả thóc hay quả dĩnh, như Trúc cần
câu (Phyllostachys sulphurea), Mạy sang (Dendrocalamus membranaceus),vỏ
quả mỏng, dính liền với vỏ hạt, phôi nhũ chưa nhiều tinh bột, vị trí phôi nằm ở
phía dưới phôi nhũ, đối diện phía ngoài, bên kia là rốn hạt dạng máng.
Hạt các loài tre, bất kể là loại quả thóc hay loại phi quả thóc Hạt loại quả kiên
(một phần), quả mọng không có phôi nhũ. Vỏ hạt các loài tre đều rất mỏng,
thường chỉ có 1 lớp tế bào. Hạt các loại tre thuộc 2 nhóm có phôi nhũ và không
có phôi nhũ. Hạt loại quả thóc thường có phôi nhũ rõ rệt [16].
* Phân bố địa lý
Tuy diện tích, trữ lượng và số loài có khác nhau nhưng nơi nào ở Việt Nam cũng
có tre. Diện tích Tre phân bố trong các vùng ở Việt Nam được thể hiện ở bảng
1.1


5

Bảng 1.1.Tre phân bố ở các vùng tại Việt Nam
Diện tích
(ha)
Vùng
Đông bắc
Tây bắc

Đồng bằng S. Hồng
Bắc Trung Bộ
Tây nguyên
Duyên hải miền trung
Đông nam Bộ
Tổng cộng

Rừng tự nhiên
Tổng số
322.889
108.386
91
323.149
334.113
30.036
370.404
1.489.068

Thuần loại
tre
176.449
57.218
80
172.999
210.343
27.519
144.613
789.221

Tre - Gỗ

hỗn giao
132.745
42.503
0
99.110
123.770
2.517
225.686
626.331

Rừng
trồng
13.695
8.665
11
51.040
0
0
105
73.516

(Nguồn số liệu kiểm kê rừng Việt Nam năm 1999)
Nhìn vào bảng 1.1. Tre phân bố ở các vùng tại Việt Nam, xếp theo thứ tự diện
tích và trữ lượng thì đáng quan tâm nhất là vùng Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ,
Đông Bắc, Đông Nam Bộ rồi đến Tây Bắc. Một số loài tre phổ biến cho các
vùng được thể hiện ở bảng 1 trong phụ lục (xem phụ lục).
* Giá trị
Tre được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày (đồ dùng gia dụng, vật liệu
xây dựng, cây cảnh…) và được dùng nhiều làm nguyên liệu trong công nghiệp
chế biến, thủ công mỹ nghệ hoặc có ý nghĩa đặc biệt (quí, hiếm, có nguy cơ tuyệt

chủng cần được bảo tồn nguồn gen…).
Tre có thể mọc tốt ở mọi nơi, dễ trồng, mọc nhanh, sớm được khai thác, dễ chế
biến và phù hợp với nhiều mục đích khác nhau như:
- Làm vật liệu xây dựng: Thân cây lớn làm cột nhà, xà nhà, đòn tay. Các loài
thân to hay vừa có vách mỏng thì dùng làm sàn nhà, vách nhà. Trong các công
trình xây dựng vừa tre được sử dụng làm cọc đóng cho nền móng bền vững, cột


6

chống, cốp pha, ngoài ra tre còn làm nguyên liệu cho sản xuất giấy.
- Một số loài tre cho măng ăn rất ngon như: măng mai, măng luồng, măng tre
ngọt, măng mạy lay, măng nứa, măng đắng…Đây là nguồn thực phẩm quan
trọng, tạo ra nguồn thu nhập thường xuyên của người dân miền núi. Ngoài tiêu
thụ măng tươi mỗi ngày, người dân còn sử dụng một số loài như mậy hốc, lồ ô,
nứa làm măng khô có thể bảo quản lâu dài và vận chuyển dễ dàng.
- Một số loài được trồng làm cây cảnh, cây trang trí các công viên, công sở, gia
đình như: Tre bụng phật, tre vàng sọc, tre đùi gà, trúc đen, trúc quân tử…
1.2. Nghiên cứu về Tre trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới
Tre là một tài nguyên Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) rất có giá trị. Có tới hơn một
nửa dân số thế giới liên quan với nhóm tài nguyên này. Tre thuộc phân họ Tre
(Bambusoideae), họ Cỏ (Poaceae) với khoảng 1300 loài thuộc 70 chi phân bố
trên toàn thế giới. Theo thống kê có trên 14 triệu ha rừng tre phân bố từ 510 vĩ
Bắc đến 470 vĩ Nam đều có tre phân bố. Nhiều loài tre có đặc tính mọc thành
rừng. Nước nhiều tre nhất là Trung Quốc, với khoảng 50 chi và 500 loài và diện
tích 7 triệu ha rừng tre. Nước nhiều tre thứ hai là Nhật Bản với 13 chi, trên 230
loài và diện tích 0,1 triệu ha rừng tre.Tiếp đó là các nước Ấn Độ, các nước Nam
và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam (Trần Ngọc Mão và nhóm tác giả, 2006)
[?].

Về mặt địa lý, phân bố của tre trên toàn thế giới có thể chia làm 3 vùng: Vùng tre
Châu Á - Thái Bình Dương, Châu Mỹ và Châu Phi. Trong mỗi vùng hay mỗi
nước có thể chia thành nhiều vùng phụ tuỳ theo khí hậu và các dạng tre.


7

Về mặt phân loại, cho đến nay việc phân loại tre vẫn chưa thực sự chính xác,
nguyên nhân là do tính đa dạng cao về loài, cũng như đặc tính ra hoa không
thường xuyên của nhiều loài tre. Năm 1868 Munro lần đầu tiên đã đưa ra hệ
thống phân loại tre với 120 loài thuộc 21 chi, chúng được chia làm 3 nhóm. Cơ
sở của hệ thống phân loại này là số lượng nhị hoa và cấu trúc quả. Late Bentham
(1883) đã đưa cơ sở vào hệ thống phân loại của Munro và bổ sung thêm một số
tiêu chuẩn khác như: Cấu trúc bông hoa, cụm hoa cũng như kiểu phát sinh hoa,
để xây dựng bảng phân loại tre của mình với 4 nhóm phụ là: Arundinarieae,
Bambuseae, Dendrocalameae và Melocanneae. Đây là hệ thống phân loại tre phổ
thông nhất và đặt nền móng cho các bước phát triển, hoàn thiện việc phân loại
tre sau này. Ở các nước phát triển, cây tre và các loại sản phẩm chế biến từ tre
ngày càng được ưa thích. Ở các nước Đông Á, nơi được coi là quê hương của
cây tre, đang có xu hướng quay trở lại sử dụng loại vật liệu có nhiều đặc tính quý
báu này trong mọi mặt của đời sống. Ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm
từ tre đã ra đời và đang phát triển mạnh ở một số nước Châu Á. Đi đầu trong
những nước này là Trung Quốc. Tre và các loại cây thuộc họ tre phát triển chủ
yếu ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc, những năm gần đây, lượng xuất khẩu tới
hơn nửa triệu mét vuông mỗi năm. Mỗi hécta trồng tre chất lượng cao đem lại
thu nhập 15.000 USD mỗi năm cho người nông dân Trung Quốc. Các tác phẩm
mỹ thuật tinh xảo được dệt thủ công từ sợi tre (được chẻ nhỏ và chế biến bằng
công nghệ hiện đại) được xuất sang thị trường Singapore gần đây với số lượng
đáng kể. Trái với quan niệm trước đây là cây tre làm đất bạc màu, kết quả nghiên
cứu do Viện Nghiên cứu và Phát triển sinh thái (trụ sở ở Lugana, Philippines)

cho thấy cây tre đã cải tạo thành công ở những vùng đất bị tro núi lửa Pinatubo
huỷ hoại. Cây tre có sức sống mãnh liệt ở cả những vùng đất bạc màu, cằn cỗi
hay đất bị ô nhiễm. Viên nghiên cứu này cũng khẳng định bộ rễ của cây tre có


8

tác dụng ổn định nhất, chống xói mòn đất, chống xói lở bờ sông, tre mọc ken dày
có thể làm giảm cường độ của gió, giảm sự tàn phá của những cơn bão và gió
lốc. Người Nhật đã từng trồng thí nghiệm tre trên một vùng đất ở gần Hiroshima
-thành phố bị tàn phá bởi bom nguyên tử năm 1945. Cây tre đã đâm chồi trên đất
nhiễm phóng xạ ở đây sau khi được trồng vài tháng. Một phương pháp sử dụng
chất bảo quản có nguồn gốc thiên nhiên mới cũng được các nhà khoa học Nhật
phát minh gần đây, khi mà trong quá trình nghiên cứu xử lý tre dùng làm đồ nội
thất và làm thùng chứa, họ vô tình phát hiện một chất có khả năng chống ôxy
hoá mạnh có trong vỏ cây tre [35].
Ở Triều Tiên từ xa xưa cũng đã sử dụng tre, nứa trong đời sống. Loại muối tre có
tên là Chukyom được dùng ở nước này từ khoảng 1.000 năm, loại muối này còn
được hoà tan vào nước dùng như một thứ thuốc chữa bệnh đau dạ dày. Người ta
cho muối vào ống tre, dùng một loại đất sét đặc biệt bịt kín lại rồi nung trong nồi
đất kín trong một khoảng thời gian xác định thu được một hỗn hợp. Hỗn hợp này
hiện còn được chế biến, đưa cả vào kem đánh răng. Indonesia, đất nước có nhiều
tương đồng với VN về văn hoá. Một số nơi ở nước này, như ở đảo Bali đang
phát triển trồng và chế biến tre. Tre đã được sử dụng để làm những căn nhà cao
tới 8 m (dùng kèm với các loại vật liệu nhẹ khác) - một dạng nhà kính khung tre,
và một số đồ nội thất khác như bàn máy tính bằng tre. Một tổ chức có tên là Tre
bảo vệ môi trường đã ra đời ở đảo Bali nhằm cổ vũ cho việc trồng tre và sử dụng
sản phẩm từ tre trong đời sống. Tổ chức này hiện sở hữu hơn 80 giống tre đã và
đang cung cấp rất nhiều cây giống tới nhiều vùng ở Indonesia, cùng với phương
pháp chăm sóc tre. Những ưu điểm của tổ chức này là cung cấp cây giống với

giá thành thấp, có khả năng chống côn trùng, nấm mốc. Tổ chức này tin rằng họ
đang đi đúng hướng, khi mà hiện nay nhu cầu tiêu thụ gỗ toàn thế giới đang lớn
hơn mức cung, và cứ mỗi ngày lại có thêm nhiều cánh rừng biến mất. Cũng dùng


9

tre để làm nhà, nhưng ở Hồng-Kông còn có những ngôi nhà cao tới 40 tầng đã
được dựng với vật liệu chủ yếu là tre. Trong tương lai gần ở Hồng Kông sẽ mọc
lên nhiều ngôi nhà có khung bằng tre đã qua xử lý đặc biệt.
Nước nhiều tre nhất là Trung Quốc, với khoảng 50 chi và 500 loài và diện tích 7
triệu ha rừng tre. Nước nhiều tre thứ hai là Nhật Bản với 13 chi, trên 230 loài và
diện tích 0,1 triệu ha rừng tre.Tiếp đó là các nước Ấn Độ, các nước Nam và
Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam (Trần Ngọc Mão và nhóm tác giả, 2006)
[?].
Thái Lan có nhiều nhà máy chế biến sản phẩm tre. Sản phẩm phụ của một số nhà
máy như thế lại trở thành nguyên liệu cho dân trong vùng nơi có nhà máy chế tạo
đồ thủ công mỹ nghệ và đồ dùng sinh hoạt hàng ngày. Tre cũng được trồng từ
lâu ở Nepan, ấn Độ, và ngày càng được coi trọng vì độ bền và tính đa dụng trong
cuộc sống người dân ở đây. Nước ta cũng như một số nước quanh vùng đang sử
dụng các cây thuộc họ tre làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp giấy.
Bước sang thế kỷ 20, Holttum (1946, 1956) đã mở rộng và xây dựng hệ thống
phân loại tre, dựa trên cơ sở chủ yếu là cấu trúc bầu nhuỵ, ông đã chia các chi
thành 4 nhóm: Schizostachyum, Oxytenanthera, Bambusa - Dendrocalamus và
Arundinaria. Năm 1986, Clayton và Renvoize đã đưa ra bảng phân loại với 49
chi của Bambusoideae và được chia ra 3 nhóm phụ là: Arundinarinae Benth,
Bambusinae Presl và Melocanninae Reichenb. Cơ sở của hệ thống phân loại này
là dựa trên các đề nghị của Holttum (1956), mà tiêu chuẩn căn bản là cấu trúc
của bầu nhuỵ và các phần phụ của nó [25].
Năm 1987, Soderstrom và Ellis đã đề nghị một hệ thống phân loại, dựa trên cơ

sở các đặc điểm về cấu tạo giải phẫu lá, cấu trúc bông hoa, kiểu hoa và quả. Hai
ông đã đưa ra 54 chi tre được sắp xếp trong 9 nhóm phụ và 5 chi chưa xác định


10

chính xác. Những năm tiếp theo đã có nhiều nghiên cứu về phân loại và bổ sung
một số loài, chi thuộc các nhóm phụ khác nhau vào hệ thống phân loại trên, như
Stapleton (1991, 1994), Dransfield (1992) Widjaja (1987), Wong (1993).
Theo Huberman (1959) Tre là một quần hợp sống thành cụm ở rừng ẩm thường
xanh, rừng ẩm và rừng khô rụng lá. Mặc dù chỉ được coi như những cây tầng
dưới thứ yếu trong các loại rừng này trong kinh doanh rừng, nhưng trên thực tế
các loài tre có tầm quan trọng trong đời sống của nhiều triệu dân địa phương. Ở
nhiều vùng nhiệt đới của Châu Á, mức độ quan trọng củaTre được xếp ngay sau
gạo. Công dụng của Tre rất đa dạng từ việc thỏa mãn nhu cầu thức ăn cho con
người, đến việc sử dụng trong xây dựng, làm ống nước, rổ rá, túi xách và sản
xuất giấy. Các phương thức lâm sinh áp dụng cho rừng Tre nứa chủ yếu được
thực hiện ở khu vực Châu Á, thường tương đối đơn giản và thường dựa vào các
đặc điểm lâm học của Tre. Các cây trưởng thành được khai thác và các cây tái
sinh mới được hình thành từ hệ thân ngầm, phương thức đơn giản này có thể áp
dụng cho mọi đối tượng hoặc loại rừng. Chỉ sau khi ra hoa (khuy), thường là sau
chu kỳ dài tất cả các thân ngầm đều bị chết héo, thì Tre tái sinh từ hạt [21].
Cuốn kỷ yếu hội thảo quốc tế về Tre tổ chức tại Cochin, Ấn Độ năm 1988 đã
tổng kết nhiều bài báo khoa học về các lĩnh vực: bảo tồn, quản lý tre, sinh trưởng
năng suất và các vấn đề về nhân giống cũng như sâu bệnh hại Tre của các tác giả
Ấn độ và các tác giả trong khu vực có tre nứa (I.V. Ramanuja Rao, R.
Gnanaharan, Cherla B. Sastry, 1988) [30]
Nghiên cứu về vai trò của các loài Tre trong diễn thế thứ sinh sau canh tác nương
rẫy ở vùng thấp Đông Bắc Ấn Độ, K.S. Rao and P.S. Ramakrishna (2001) thấy
rằng Tre là tập đoàn cây chiếm ưu thế trên dạng lập địa này trong thời gian dài

nhờ vào đời sống dài và khả năng sinh trưởng nhanh của chúng. Các loài Tre phổ


11

biến ở khu vực ĐB Ấn Độ Dendrocalamus hamiltonii, Neohouzeua dulloa và
Bambusa khasiana. Sự thay đổi về mật độ, kiểu sống và khả năng thích ứng của
chúng với điều kiện môi trường giúp chúng có sự ổn định quần thể. Ái lực mạnh
đối với Cation, đặc biệt là kali giúp cho việc lưu giữ các nhân tố này. Các
nghiên cứu nhận thấy rằng Tre đóng vai trò hết sức quan trọng trong diễn thế
rừng đặc biệt giúp bảo tồn nguồn dinh dưỡng, nhân tố quan trọng trong quản lý
rừng phục hồi tại Đông Bắc Ấn [25].
Wang, K. và C. Hsueh. (1994) tóm lược các hiểu biết về sinh thái và môi trường
sống của Tre là yêu cầu cơ bản để phát triển phương thức lâm sinh và khai thác
bền vững nguồn tài nguyên này. Thêm vào đó thông tin về sinh thái và quần thể
cung cấp cơ sở cho những cai thiện về lâm sinh. Tre có 2 loại thân rễ chính là
thuộc loại theo cụm hoặc mọc đơn. Thân rễ là cấu trúc tự nhiên bền vững và
được sử dụng để phân loại Tre. Tre nhiệt đới hầu hết thuộc hệ thống cụm và tre
ôn đới thường mọc đơn. Dựa vào các tiêu chí này tác giả phân rừng Tre ở
Yunnan Trung Quốc thành 3 dạng, Rừng Tre ôn đới, Rừng Tre á nhiệt đới và
nhiệt đới [32].
1.2.2. Ở Việt Nam
Tre ở Việt Nam đã đựơc sử dụng rộng rãi từ lâu đời trong xây dựng, đặc biệt là
xây dựng nhà ở các vùng nông thôn. Tre dùng trong xây dựng từ việc sử dụng
làm cọc móng, giàn dáo, các kết cấu cần chịu lực đến sàn, trần, mái nhà, vách
ngăn, khung nhà, ước tính số lượng tre được sử dụng trong xây dựng chiếm tới
50% sản lượng khai thác hàng năm. Trong giao thông tre được sử dụng làm
thuyền, phao và cầu; trong khai thác mỏ tre được sử dụng để chèn hầm lò. Trong
nông nghiệp tre được sử dụng làm nông cụ. Ngoài ra, rất nhiều đồ dùng thông
thường trong mỗi gia đình người Việt Nam như giường, chiếu, bàn, ghế, mành,



12

thúng, mủng, rổ, rá, đến đũa ăn, tăm xỉa răng đều làm bằng tre. Sản xuất hàng
thủ công mỹ nghệ, nhạc cụ từ tre ngày càng nhiều và đã trở thành nhu cầu lớn ở
trong nước và quốc tế. Lượng tre dùng vào những việc này tuy không thống kê
được cụ thể nhưng ước tính cũng chiếm khoảng 25-30% sản lượng khai thác
hàng năm. Trong công nghiệp tre làm nguyên liệu và được sử dụng dưới dạng
thanh, dăm hoặc sợi, bột. Ván ép làm từ tấm cót đan, dăm hoặc thanh tre được
nhúng tẩm keo rồi dán ép với áp suất và nhiệt độ cần thiết để ván có kết cấu bền
vững, đủ đáp ứng yêu cầu sử dụng như làm trần nhà, vách ngăn, sàn nhà, ốp
tường, mái che.
Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về diện tích tre, với 194 loài thuộc 26 chi, trong đó
có 80 loài đã tạm thời được định danh, còn lại là các loài chưa có tên hoặc có các
loài/phân loài mới. Dự đoán, nếu được thống kê đầy đủ số loài tre của Việt Nam
có thể lên 200- 250 loài. Năm 2001 theo công bố của Chương trình Tổng kiểm
kê rừng toàn quốc, Việt Nam có 789.221ha rừng tre thuần loại, 702.871ha rừng
hỗn giao tre nứa tự nhiên, cộng với trên 70.000 ha rừng tre trồng và hàng trăm
triệu cây tre trồng phân tán. Tre đựơc sử dụng rộng rãi trong xây dựng, đặc biệt
là ở các vùng nông thôn; từ việc sử dụng làm cọc móng, giàn dáo, các kết cấu
cần chịu lực đến sàn, trần, mái nhà, vách ngăn, khung nhà để xuất khẩu, ước tính
số lượng Tre được sử dụng trong xây dựng chiếm tới 50% sản lượng khai thác
hàng năm. Vì vậy trong chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, nhóm Tre có vị
trí được quan tâm. Kết quả hội thảo "Xác định loài cây trồng rừng và chọn loài
ưu tiên" tại các vùng lâm nghiệp cũng đã chọn "Tre" là loài cây trồng ở tất cả các
vùng (Nguyễn Tử Ưởng, 1995)[?].
Quá trình khảo sát đã phát hiện ra một số chi được coi là mới đối với nước ta là
chi Giang (Maclurochloa) với 17 loài, chi Tre quả thịt (Melocalamus) với 10
loài, chi Tre Bidoup (Kinabaluchloa) có 1 loài. Một số loài mới được phát hiện



13

là Tre lông Bidoup (Kinabaluchloa) có đặc điểm ngoại hình giống loài cùng chi
ở Malaixia (Wong, 1995); trúc dây Bidoup (Ampelocalamus) có ngoại hình
giống như trúc dây Ba Bể; nhiều loài nứa (Schizostachyum), le (Gigantochloa)
và lồ ô (Bambusa). Một số chi có nhiều loài là chi Tre (Bambusa) có 55 loài, chi
Luồng (Dendrocalamus) có 21 loài, chi Le (Gigantochloa) có 16 loài, chi Nứa
(Schizostachyum) có 14 loài và chi Vầu đắng (Indosasa) có 11 loài.
Qua một số năm điều tra khảo sát (2003-2006), Trần Văn Tiến và Nguyễn Hoàng
Nghĩa (2007) đã xác định được phân tông tre (Bambussinae) ở Việt Nam hiện
nay có 8 chi: chi Tre (Bambusa), chi Le Bắc Bộ (Bonia), chi Luồng
(Dendrocalamus), chi Le (Gigantochloa), chi Tre lông (Kinabaluchloa), chi
Giang (Maclurochloa), chi Tre quả thịt (Melocalamus), chi Tầm vông
(Thyrsostachys) mà các chi này có các loài mới hoặc mới ghi nhận ở Việt Nam.
Dựa trên một số đặc điểm hình thái hoa của 37 loài thuộc 5 chi cũng như các cơ
quan dinh dưỡng nhằm giới thiệu một số đặc điểm dễ nhận biết và xây dựng
khoá phân loại các chi thuộc phân tông tre (Bambusinae) ở Việt Nam.
Nhu cầu về tre ở nước ta ngày càng tăng, trong khi đó diện tích tre nứa tự nhiên
đang suy giảm nhanh chóng, do vậy trong Chương trình trồng mới 5 triệu ha
rừng tre nứa cũng được chọn để trồng rừng để tạo vùng nguyên liệu cho chế
biến phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Đỗ Văn Bản (2006) đã giới thiệu một số loài
Tre thông dụng cho trồng rừng như Dendrocalamus aff giganteurs Munro,
Dendrocalamus aff latifflorus Munro, Dendrocalamus aff pachuystachys Hsueh
et D.Z.Li, Dendrocalamus aff pachuystachys Hsueh et D.Z.Li, Dendrocalamus
longivaginus sp.nov., Bambusa sinospinosa McClure, Dendrocalamus minor
(McClure), Phyllostachys hetercycla (Carr.) Mitford, Bambusa bicorniculata sp.
nov., Dendrocalamus barbatus Hsuch et D. Z. Li, Dendrocalamus yunnanicus
Hsuch et D. Z. Li,…



14

Bảng 1.2 Biến động của rừng tre về diện tích và trữ lượng theo thời gian
Rừng tre tự nhiên
Năm
kiểm


Rừng tre trồng

Diện tích (ha)
Rừng hỗn
giao Gỗ Tre

Rừng
thuần loại
tre

Trữ lượng
(triệu cây)

Diện
tích (ha)

Trữ lượng
(triệu cây)

1983


395.700

1.050.000

4.084,7

46.300

97,1

1990

498.600

1.048.600

6.022,3

43.700

47,1

1999

626.331

789.221

8.304,693


73.516

96,074

(Nguồn Báo cáo kiểm kê rừng năm 1983, 1990, 1999)
Theo công bố của Chương trình Tổng kiểm kê rừng toàn quốc năm 2011, Việt
Nam có 789.221 ha rừng tre thuần loại, 702.871 ha rừng hỗn giao tre nứa tự
nhiên, cộng với trên 70.000 ha rừng tre trồng và hàng trăm triệu cây tre trồng
phân tán.
Trong thực tế, nhiều rừng gỗ sau khai thác đã bị tre xâm lấn trở thành rừng gỗ
tre, nhiều diện tích rừng gỗ tre trước đây do tiếp tục chặt cây gỗ nên còn lại
thuần loại tre và nhiều diện tích rừng tre bị khai thác tuỳ tiện trở nên nghèo kiệt
thậm chí chỉ còn lại đất trống. Vì vậy, các loại rừng tre trong các lần kiểm kê
không những thay đổi về số lượng (diện tích, trữ lượng), chất lượng (sản lượng,
phẩm chất cây) mà còn chuyển đổi về không gian.
Trong những năm gần đây việc trồng tre để kinh doanh đã đựơc đẩy mạnh hơn
nhất là thành phần kinh tế hộ gia đình. Trong tổng số 73.516 ha rừng tre trồng thì
rừng sản xuất là 60.482ha chiếm 82%, có 69.278 ha rừng cấp tuổi hai chiếm
94% và diện tích do gia đình và tập thể quản lý là 62.905 ha chiếm 85,6 %.


15

Trong kế hoạch 5 năm (1991 đến 1995), đề tài cấp nhà nước mang mã số KN0312 do PGS.TS. Nguyễn Đình Hưng làm chủ nhiệm có đề mục "Tài nguyên tre và
song mây", do hạn chế về kinh phí nên chỉ tiến hành điều tra trên một số điểm ở
một số tỉnh trọng điểm tập trung nhiều tre như Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà
Giang, Bắc Thái, Thanh Hoá, Đồng Nai, Sông Bé và đã thu thập được 130 bộ
tiêu bản thực vật tre (mỗi bộ tiêu bản loài gồm tiêu bản lá, mo, đoạn thân không
cành, đoạn thân có cành, hoa quả (nếu có) và ghi chép số liệu chiều cao cả cây,

chiều cao không cành, đường kính tán lá, chiều dài lóng, bề dầy thân, trọng
lượng thân tươi…của cây cỡ trung bình) và một số ảnh minh hoạ. Những tiêu
bản tre được bảo quản tại phòng tiêu bản thực vật Viện khoa học lâm nghiệp
Việt Nam, đã sơ bộ giám định và xếp vào 13 chi cho 121 bộ tiêu bản, 9 bộ tiêu
bản còn lại chưa được xếp chi. Sơ bộ giám định tên khoa học đến loài được 37
loài (62 bộ tiêu bản) còn lại 68 bộ tiêu bản chưa được giám định tên khoa học.
Tồn tại của đề mục này là hiện trường điều tra còn hẹp ở một số tỉnh thuộc vùng
Trung Tâm Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Khó khăn lớn nhất khi
nghiên cứu Tre là việc giám định tên khoa học vì trong nước chưa có chuyên gia
đi sâu về phân loại tre, nên còn nhiều mẫu vật chưa được giám định đến tên loài
và cũng chưa được kiểm tra lại. Đây cũng chính là tồn tại của đề mục này.
Từ 2001 đến năm 2003 phòng nghiên cứu tài nguyên thực vật rừng thuộc Viện
khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tiến hành điều tra các loài Tre ở hầu hết các
tỉnh trong cả nước, thu được 223 mẫu vật các loài tre (các mẫu vật này đang
được lưu giữ tại Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam), giám định tên khoa học
được 22 chi 122 loài. Trong những loài đã thu thập được cũng có khoảng 10 loài
trong số" 19 loài tre ưu tiên cao để Quốc tế có hành động" và có khoảng 6 loài
trong" 18 loài tre khác được Quốc tế ghi nhận là quan trọng".


16

Trong 2 năm 2004 – 2005, PGS.TS Nguyễn Hoàng Nghĩa cùng hai chuyên gia
phân loại tre Trung Quốc là GS. Li Dezhu, Phó Viện trưởng Viện thực vật học
Côn Minh, Vân Nam (chuyên gia chi Dendrocalamus) và GS. Xia Nianhe
(chuyên gia chi Bambusa) tiếp tục cộng tác nghiên cứu với các nhà nghiên cứu
tre trúc ở nước ta tiếp tục nghiên cứu định danh các loài tre nứa hiện có của Việt
Nam ban đầu đã đưa ra danh sách gồm 194 loài của 26 chi tre trúc Việt Nam.
Phần lớn trong số đó là chưa có tên. Một số chi có nhiều loài là chi Tre gai
(Bambusa) có 55 loài thì có tới 31 loài chưa có tên, chi Luồng (Dendrocalamus)

có 21 loài với 5 loài chưa định tên, chi Le (Gigantochloa) có 16 loài với 14 loài
chưa có tên, chi Vầu đắng (Indosasa) có 11 loài với 8 loài chưa có tên và chi
Nứa (Schizostachyum) có 14 loài thì có tới 11 loài chưa có tên.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học Việt Nam đã tìm ra được nhiều chi, loài mới.
Năm 2005, Nguyễn Hoàng Nghĩa và cộng sự đã công bố 7 loài nứa mới thuộc
chi Nứa (Schizostachyum) như: Khốp Cà Ná (Cà Ná, Ninh Thuận), Nứa Núi
Dinh (Bà Rịa - Vũng Tàu), Nứa đèo Lò Xo (Đắc Glei, Kon Tum), Nứa lá to
Saloong (Ngọc Hồi, Kon Tum), Nứa không tai Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương),
Nứa có tai Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương), Nứa Bảo Lộc (Bảo Lộc, Lâm
Đồng). Các tác giả đã mô tả chi tiết về đặc điểm hình thái, sinh thái của từng loài
cụ thể. Đồng thời nhóm nghiên cứu phát hiện ra 6 loài tre quả thịt dựa trên cơ sở
cấu tạo hình thái và giải phẫu hoa quả, sáu loài tre quả thịt đã được mô tả và định
danh để tạo nên một chi tre mới cho Việt Nam, đó là chi Tre quả thịt
(Melocalamus). Các loài đã được nhận biết là Dẹ Yên Bái (Melocalamus
yenbaiensis), Tre quả thịt Cúc Phương (M. cucphuongensis), Tre quả thịt Kon
Hà Nừng (M. kbangensis), Tre quả thịt Lộc Bắc (M.blaoensis), Tre quả thịt Pà
Cò (M. pacoensis) và Tre quả thịt Trường Sơn (M.truongsonensis).
Cũng trong đợt khảo sát này, Nguyễn Hoàng Nghĩa và nhóm nghiên cứu đã phát


17

hiện thêm một loài nứa mới cho Việt Nam có tên là Nứa Sapa (Schizostachyum
chinenseRendle) được tìm thấy trong rừng lá rộng thường xanh của Vườn Quốc
gia Hoàng Liên (tỉnh Lào Cai), tác giả đã mô tả về đặc điểm hình thái, sinh học
của loài.
Từ những phân tích trên có thể thấy rằng tre nứa ở Việt Nam còn chưa được
nghiên cứu đây đủ ngay đằng sau các con số. Chắc chắn rằng sẽ còn có nhiều
loài tiếp tục được định tên, nhiều loài được phát hiện đóng góp thêm vào sự
phong phú về tre nứa sẵn có của Việt Nam. Chúng ta có quyền hy vọng rằng,

một hoặc nhiều loài trong số đó sẽ là những loài mới được bổ sung cho khoa học
Việt Nam và thế giới
Các nghiên cứu về kỹ thuật lâm sinh tương đối phong phú. Các nghiên cứu tập
trung các vấn đề nhân giống, khảo nghiệm, kỹ thuật gây trồng, kỹ thuật chăm sóc
và khai thác các loại riêng biệt. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ chú trọng vào một
số loài có giá trị kinh tế cao và trồng tập trung (ví dụ luồng, tre điền trúc...),
trong khi còn rất nhiều loài rất có tiềm năng phân bố trong rừng hỗn giao tre nứa
khắp Việt Nam vẫn chưa được nghiên cứu vì các mục tiêu khai thác sử dụng,
cũng như đa dạng sinh học và bảo tồn.


18

Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1 Về lý luận
Bổ sung cơ sở dữ liệu cho việc lựa chọn loài tre nứa cho trồng rừng nguyên liệu
tại Thái Nguyên, làm cơ sở cho việc phục hồi rừng thứ sinh nghèo kiệt
2.1.2 Về thực tiễn
Phân tích các đặc điểm sinh trưởng và tiềm năng của các loài Tre trong khi vực
nghiên cứu, làm cơ sở lựa chọn được một số loài Tre phù hợp cho mục đích
trồng rừng nguyên liệu cho khu vực này.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Rừng Tre, hỗn giao tre gỗ tự nhiên tại Thái Nguyên
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu
Theo vào báo cáo tổng kết hàng năm (từ năm 2005 đến năm 2010) của Chi cục
Kiểm Lâm tỉnh Thái Nguyên về việc cấp giấy phép khai thác tre nứa và lâm sản
ngoài gỗ thuộc rừng trồng, rừng tre, rừng hỗn giao tre gỗ tự nhiên tập trung chủ

yếu ở khu vực phía bắc tỉnh Thái Nguyên là huyện Định Hóa, huyện Phú Lương.
Dựa vào bản đồ quy hoạch 3 loại rừng, bản đồ thiết kế trồng rừng chúng tôi giới
hạn phạm vi nghiên cứu tại 3 khu vực còn có rừng tre, hỗn giao tre gỗ tự nhiên
gồm xã Tân Dương huyện Định Hóa, xã Yên Trạch huyện Phú Lương tỉnh Thái
Nguyên.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài đã thực hiện các nội dung nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu đặc điểm phân bố tre ở Thái Nguyên.
- Nghiên cứu hiện trạng sử dụng các loài Tre tại khu vực Thái Nguyên.


19

- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và phát triển của một số loài Tre trên một
số điều kiện lập địa khác nhau ở tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất lựa chọn một số loài tre phù hợp cho mục đích trồng rừng nguyên
liệu.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
* Thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập thông tin như: Các kết quả nghiên cứu, các vấn đề lý thuyết liên quan
vấn đề nghiên cứu cũng như các tài liệu về tài nguyên tre tại Thái Nguyên. Các
công trình đã công bố, tạp chí, các trang web điện tử, báo cáo khoa học và tài
liệu về khu vực nghiên cứu làm cơ sở xác định địa điểm và phương pháp nghiên
cứu cụ thể.
Thu thập các thông tin cơ bản như: Điều kiện kinh tế, xã hội và điều kiện tự
nhiên khu vực, các nghiên cứu đã thực hiện. Đặc biệt là các thông tin về điều
kiện lập địa, khí hậu đất đai...
*Phỏng vấn bán cấu trúc
Để nghiên cứu đặc điểm phân bố và hiện trạng sử dụng các loài Tre tại khu vực
nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc kết hợp với

điều tra thực địa. Một danh mục các vấn đề cần hỏi được phát triển để phục vụ
cho phỏng vấn thay cho một bảng hỏi cố định (xem phụ lục 01). trong quá trình
phỏng vấn người phỏng vấn đặt ra những câu hỏi để thu thập các thông tin mở
rộng về sử dụng và các thông tin hữu ích liên quan đến đề tài. Việc tổ chức
phỏng vấn được tiến hành vào những thời điểm người dân nghỉ ngơi, tạo ra sự
thân thiện với người dân nhằm thu thập được lượng thông tin là nhiều nhất, hữu
ích nhất. Đối tượng phỏng vấn là người dân địa phương có nhận quản lý rừng
thứ sinh hỗn giao tre nứa, cán bộ nông lâm xã và kiểm lâm.


20

*Điều tra đánh giá sinh trưởng và tiềm năng phát triển của Tre
Sau khi nghiên cứu tài liệu hiện có của tỉnh Thái Nguyên về diễn biến tài nguyên
rừng, lựa chọn các điểm nghiên cứu cụ thể. Tại các khu vực nghiên cứu được lựa
chọn, tiến hành sơ thám hiện trường sử dụng bản đồ khu vực 1:10000 để xác
định các tuyến điều tra song song với đường đồng mức với cự ly giữa các tuyến
là 50 -150 m tùy thuộc vào đặc điểm địa hình khu vực nghiên cứu.
Trên các tuyến điều tra lập các ô tiêu chuẩn diện tích 400 m2 (ô tiêu chuẩn cấp I)
(20 m x 20 m) theo hệ thống với tổng số ô được tính theo phương pháp điều tra
lâm phần. Mỗi ô 400 m2 chia làm 4 ô diện dích 100 m2(ô cấp II)(10m x 10m)
(xem hình 1)

20 m
20m
Hình 2.1: Sơ đồ bố trí ô tiêu chuẩn
a) Trong ô 400 m2, ghi chép các thông tin cơ bản: Hướng phơi, độ dốc, địa hình,
hiện trạng.. và điều tra tất cả các cây (D1,3 >=5 cm),



21

Xác định về các chỉ tiêu:
- Tên cây, nếu chưa xác định được thì lấy mẫu để đem đi giám định
- Đường kính ngang ngực bằng thước dây
- Chiều cao cây sử dụng thước sào
- Đường kính tán hoặc độ che phủ
Kết quả thu được ghi vào biểu 02 (xem phụ lục 2)
b) Trong ô 100 m2 tiến hành đo đếm tre. Đối với những cụm tre chỉ chọn 1 cây
sinh trưởng bình thường để đo chiều cao để xác định chiều cao trung bình của
cụm.
Trường hợp tre nứa mọc phân tán: Xác định tên loài tre nứa và đếm số cây trong
ô theo 3 tổ tuổi (non, vừa và già).
Trường hợp mọc thành cụm bụi: Xác định tên loài và số bụi và đếm số cây theo
3 tổ tuổi (non, vừa và già).
Kết quả thu được ghi vào biểu 03 (xem phụ lục 3)
* Điều tra đánh giá đất
Trong mỗi ô tiêu chuẩn cấp I đào một phẫu diện, trong đó mô tả các đặc điểm lý
tính của đất. Lấy đất ở độ sâu 10 cm và 50 cm để phân tích các thành phần hóa
tính đất như: Mùn, NPK, PH tại phòng thí nghiệm trung tâm của ĐHNL Thái
Nguyên.
* Phân tích và xử lý số liệu
Đối với các thông tin thu thập được sau khi điều tra cần được xử lý, phân tích để
có được kết quả theo yêu cầu nghiên cứu đặt ra.
Tất cả số liệu thu thập được sau điều tra được phân tích và xử lý theo phương
pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp.


22


Chương 3
TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý

Hình 3.1 Bản đồ hiện trạng rừng tỉnh Thái Nguyên năm 2005


23

Thái Nguyên là tỉnh miền núi, trung du, nằm ở giới hạn từ 20º20' đến 22º03' vĩ
tuyến Bắc và từ 105º28' đến 106º14' kinh tuyến Ðông, cách thủ đô Hà Nội 80,4
km về phía Bắc.
- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn,
- Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang,
- Phía Nam giáp thành phố Hà Nội,
- Phía Ðông giáp tỉnh Lạng Sơn.
Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên là 3.541,10 km2, chiếm 1,08 %
tổng diện tích tự nhiên cả nước. Các đường giao thông quan trọng như đường
quốc lộ 3 nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng tới biên giới Việt Trung; quốc lộ 1b nối Thái Nguyên - Lạng Sơn; quốc lộ 37 nối Tuyên Quang Thái Nguyên - Bắc Giang. Tuyến đường sắt Hà Nội-Thái Nguyên dài 32 km trên
đất Thái Nguyên; đường sắt Quán Triều - Núi Hồng dài 33,5 Km; đường sắt Lưu
Xá - Kép dài 10 Km trên đất Thái Nguyên. Các đường sông chính là sông Công
và sông Cầu. Sông Công có cảng Ða Phúc, đây là tuyến vận tải đường sông nối
Thái Nguyên với thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, sông Cầu là trục
sông chính chảy từ Bắc đến Nam của tỉnh.
Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc
nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa
ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc
Bộ.
3.1.2. Địa hình

Là tỉnh miền núi và trung du có diện tích vùng núi là 315.949,72 ha, chiếm
90,73%; diện tích vùng trung du là 38.160,28 ha, chiếm 9,27%. Thái Nguyên có


24

nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc Nam và thấp dần xuống phía nam. Cấu
trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đá phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang
động và thung lũng nhỏ.
Phía tây nam có dãy núi Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590 m, các vách núi
dựng đứng và kéo dài theo hướng tây bắc-đông nam. Ngoài dãy núi trên còn có
dãy núi Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng Đông Bắc Tây Nam
đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn cũng chạy theo hướng Tây Bắc Đông Nam.
Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn
gió mùa Đông Bắc. Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình
lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một
thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế
xã hội.
3.1.3. Địa chất thổ nhưỡng
Bảng 3.1 Cơ cấu sử dụng đất của Thái Nguyên
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN

Ha

Cơ cấu (%)

354,655.25

100.00


93,681.62

26.41

165.106,51

46,55

Rừng sản xuất

81.379,06

22,95

Rừng phòng hộ

55.577,32

15,67

Rừng đặc dụng

28.150,13

7,94

Đất nuôi trồng thuỷ sản

3.606,77


1,02

Đất nông nghiệp khác

2,991.75

0,84

Đất phi nông nghiệp

39.781,01

11,22

Đất chưa sử dụng

49.487,59

13,95

Đất sản xuất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp có rừng


25

Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích là 354.655 ha. Đất núi chiếm 48,4% diện
tích tự nhiên, có độ cao trên 200 m, hình thành do sự phong hóa trên các đá
Macma, đá biến chất và trầm tích. Đất núi thích hợp cho việc phát triển lâm
nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh nhưng cũng

thích hợp để trồng cây ăn quả, một phần cây lương thực cho nhân dân vùng cao.
Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên chủ yếu hình thành trên đá sa thạch,
phiến thạch và một phần phù sa cổ kiến tạo. Đây là vùng đất xen giữa nông và
lâm nghiệp. Đất đồi tại một số vùng như Đại Từ, Phú Lương... ở từ độ cao 150 m
đến 200 m có độ dốc từ 50 đến 200 phù hợp đối với cây công nghiệp và cây ăn
quả lâu năm, đặc biệt là cây chè.
Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó một phần phân bố dọc
theo các con suối, rải rác, không tập trung, chịu sự tác động lớn của chế độ thủy
văn khắc nghiệt lũ quét và hạn hán xảy ta thường xuyên gây khó khăn cho việc
canh tác.
3.1.4. Khí hậu thuỷ văn
* Khí hậu
Khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt:


Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai.



Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện
Võ Nhai.



Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên, thành
phố Thái Nguyên và Thị xã Sông Công.


×