Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

bài 3 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.19 KB, 24 trang )

A. KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
1. Tên bài giảng: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG THỨC
SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
2. Thời gian giảng: 20 tiết (mỗi tiết 45 phút)
3. Đối tượng người học: Cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sơ
4. Mục tiêu:
a. Về kiến thức: Cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về quá trình
ra đời, tồn tại và phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Các quy luật kinh tế cơ bản
của nền sản xuất hàng hóa; Sự vận động và phát triển của nền sản xuất TBCN tư
khi ra đời cho đến giai đoạn hiện nay.
b. Về kỹ năng: Học viên có thể vận dụng những kiến thức đã nghiên cứu vào
nhiệm vụ của mình để thúc đẩy sản xuất hàng hoá ơ địa phương.
c. Về thái độ: Khẳng định sự tồn tại nền sản xuất hàng hoá ơ Việt Nam là tất
yếu khách quan. Vì vậy cần nâng cao nhận thức của học viên về kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ơ Việt Nam.
5. Kế hoạch chi tiết:
Bước
lên lớp
Bước 1
Bước 2
Bước 3
(Giảng bài
mới)

Nội dung

Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra)
- Đặt vấn đề
- Giới thiệu mục tiêu, tài liệu phục
vụ bài giảng và kết cấu nội dung


bài giảng

Phương pháp

Thời
Phương
gian
tiện
(phút
)
Micro
1
4

Hỏi đáp

Micro

Thuyết trình

Projector

1. SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ

175

QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG NỀN
SẢN XUẤT HÀNG HÓA

1.1. Hàng hóa và thuộc tính của

hàng hóa
1.1.1. Hàng hóa

75
Thuyết trình,
phỏng vấn

10
1


1.1.2. Hai thuộc tính của hàng hóa
1.1.3. Lượng giá trị của hàng hóa
và các nhân tố ảnh hưởng đến
lượng giá trị của hàng hóa
1.2. Tiền - một loại hàng hóa đặc
biệt
1.2.1. Nguồn gốc và bản chất của
tiền
1.2.2. Chức năng của tiền
1.3. Điều kiện ra đời và ưu thế
của sản xuất hàng hóa
1.3.1. Điều kiện ra đời và của sản
xuất hàng hóa
1.3.2. Những ưu thế của sản xuất
hàng hóa
1.4. Quy luật giá trị trong nền sản
xuất hàng hóa
1.4.1. Nội dung của quy luật giá trị
1.4.2. Cơ chế biểu hiện của quy

luật giá trị
1.4.3. Chức năng, tác dụng của quy
luật giá trị

nhanh
Thuyết trình
Hỏi đáp
Thuyết trình
Lấy ý kiến ghi
lên bảng

Thuyết trình
Phỏng vấn
nhanh

30
Projector
Micro
Projector
Micro
Bảng
Phấn

30
10
20
25

Thuyết trình


8

Lập bản đồ tư
duy

Thuyết trình
Hỏi đáp
Thuyết trình
Hỏi đáp
Thuyết trình
Phỏng vấn
nhanh
Sàng lọc

2. SẢN XUẤT HÀNG HÓA TƯ BẢN

17
Projector
Micro
Projector
Micro
Bảng
Phấn
Giấy màu
Nam
châm

45
10
10


25

540

CHỦ NGHĨA

2.1. Hai điều kiện ra đời sản xuất
hàng hóa tư bản chủ nghĩa
2.2. Bản chất của sản xuất hàng
hóa tư bản chủ nghĩa
2.2.1. Công thức chung của tư bản
và ví dụ về sản xuất giá trị thặng


35

Thuyết trình
Hỏi đáp

60
210

Thuyết trình
Hỏi đáp

50

2



2.2.2. Tư bản bất biến và tư bản
khả biến
2.2.3. Tỷ suất giá trị thặng dư, khối
lượng giá trị thặng dư
2.2.4. Hai phương pháp sản xuất
giá trị thặng dư
2.2.5. Sản xuất giá trị thặng dư là
quy luật tuyệt đối của chủ nghĩa tư
bản
2.3. Tích lũy tư bản chủ nghĩa
2.3.1. Bản chất của tích lũy tư bản
2.3.2. Những nhân tố quyết định
quy mô tích lũy tư bản
2.3.3. Các quy luật phổ biến của
tích lũy tư bản
2.4. Phân phối giá trị thặng dư
trong nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa
2.4.1. Tư bản công nghiệp và lợi
nhuận của tư bản công nghiệp
2.4.2. Tư bản thương nghiệp và lợi
nhuận của tư bản thương nghiệp
2.4.3. Tư bản cho vay và lợi tức
của tư bản cho vay trong chủ nghĩa
tư bản
2.4.4. Tư bản kinh doanh nông
nghiệp và địa tô tư bản chủ nghĩa

Thuyết trình

Hỏi đáp
Thuyết trình
Phỏng vấn
nhanh
Làm việc nhóm
Thuyết trình

Projector
Micro
Bảng
Phấn
Giấy A0
Bút phóc
Nam
châm

25

45

60

30
85
30

Hỏi đáp
Phỏng vấn
nhanh


25

Thuyết trình

30

185
Thuyết trình,
hỏi đáp

60

Làm việc nhóm

45

Thuyết trình, hỏi
đáp

40

Hỏi ý kiến ghi
lên bảng

40
Projector
Micro

3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ
CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN GIAI


155

ĐOẠN ĐỘC QUYỀN

3.1. Nguyên nhân hình thành chủ
nghĩa tư bản độc quyền
3.2. Các đặc trưng kinh tế cơ bản
của chủ nghĩa tư bản giai đoạn
độc quyền

Sàng lọc

30
125

3


3.2.1. Tích tụ sản xuất và các tổ
chức độc quyền
3.2.2. Tư bản tài chính và bọn đầu
sỏ tài chính
3.2.3. Xuất khẩu tư bản

Bước 4
Bước 5

3.2.4. Sự phân chia thị trường thế
giới giữa các liên minh độc quyền

3.2.5. Sự phân chia thế giới về lãnh
thổ giữa các cường quốc
GV chốt lại những nội dung chính
của bài
Hướng dẫn câu hỏi ôn tập, nghiên
cứu tài liệu

Làm việc nhóm
( Nhóm nhỏ)
Phỏng vấn
nhanh
Thuyết trình, hỏi
đáp
Thuyết trình, hỏi
đáp
Thuyết trình, hoi
đáp
Thuyết trình
Thuyết trình

Projector
Micro
Bảng
Phấn
Giấy A3
Bút phóc
Bảng lật
Ghim
Projector
Micro

Projector
Micro

30
25
30
25
15
10
14

B. TÀI LIỆU PHỤC VỤ SOẠN GIẢNG
1. Tài liệu bắt buộc
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Những vấn đề cơ bản của
chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (Giáo trình Trung cấp lý luận Chính
trị - Hành chính), Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội.
2. Tài liệu tham khảo
2.1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986): Văn kiện Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VI ; Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội;
2.2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội;
2.3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội;
2.4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội;
2.5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XII, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội;
2.6. Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XV ( 2015 - 2020);
2.7. Lào Cai 25 năm tái lập, đổi mới và phát triển (1991 - 2016);
4



2.8. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII
về phát triển kinh tế tư nhân trơ thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa
2.9. Một số văn kiện đại hội các tỉnh, thành phố: Văn kiện đại hội Đảng bộ
tỉnh Nghệ An lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 – 2020: Văn kiện Đại hội Đảng bộ
thành phố Hà Nội lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 – 2020…
2.10. Một số bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành Tạp chí Cộng sản;
Báo Lào Cai; Báo Nhân dân...
C. NỘI DUNG BÀI GIẢNG
Đặt vấn đề: 5 phút
1. SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG NỀN
SẢN XUẤT HÀNG HÓA
1.1. Hàng hóa
1.1.1. Hàng hoá
* Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó
của con người thông qua trao đổi, mua bán
Ví dụ: Sản xuất gạo để bán cho người tiêu dùng mua về để nấu cơm ăn
* Phân loại hàng hoá
- Hàng hóa vật thể : Lương thực, sắt thép
- Hàng hóa phi vật thể ( dịch vụ): sự phục vụ vụ của bác sỹ, giáo viên....
- Hàng hóa tiêu dùng: Quần áo, giày dép
- Hàng hóa phục vụ sản xuất: Phân bón, thuốc trư sâu, sắt thép...
Câu hỏi: Đồng chí lấy ví dụ về 1 vài sản phẩm được gọi là hàng hoá?
- Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức sản xuất, mà trong đó
sản phẩm làm ra không phải để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
chính người trực tiếp sản xuất ra nó mà để đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của người khác, thông qua việc trao đổi
Có nghĩa là sản xuất hàng hóa ( bán cho người khác tiêu dùng) khác với sản

xuất tự cung tự cấp ( thỏa mãn trong nội bộ đơn vị kinh tế đó)
Yêu cầu học viên có thể liên hệ tại địa phương
5


1.1.2. Thuộc tính của hàng hoá
* Thứ nhất, giá trị sử dụng của hàng hoá: là
công dụng của hàng hoá đó có thể thoả mãn nhu cầu
nào đó của con người
Nhu cầu nào đó:

Nhu cầu SX: Sắt, thép xây dựng nhà ơ
Nhu cầu sinh hoạt: ăn, mặc, ơ, đi lại..
Nhu cầu tinh thần: văn hóa, phim ảnh..

VD: Gạo để ăn, xe đạp để làm phương tiện đi lại
- Bất cứ hàng hoá nào cũng có một hay một số công dụng
nhất định
Ví dụ: Gạo để ăn nhưng cũng có thể chiết xuất thành tinh dầu (nhiên liệu)
- Cơ sở của GTSD của mỗi hàng hoá là do những thuộc tính
tự nhiên (lý, hoá học) của thực thể hàng hoá đó quyết định
Ví dụ: Trứng (gà, vịt..) hay gạo để ăn không thể sản xuất bằng máy móc
công nghiệp mà phải tư nguồn gốc tự nhiên của chúng, đó là trứng do gà mái, vịt
mái đẻ trứng, hoặc gạo có được thì tư việc trồng lúa…
Câu hỏi: Theo đồng chí nguyên nhân nào làm cho giá trị sử dụng của hàng
hoá ngày càng tốt hơn?
Giảng viên gợi ý để học viên trả lời
- LLSX càng phát triển thì số lượng GTSD ngày càng nhiều,
chủng loại GTSD càng phong phú, chất lượng GTSD ngày càng
cao

Ví dụ: các dòng sản phẩm như tivi, điện thoại di động có sự thay đổi về kiểu
dáng, chất lượng, giá thành….
- GTSD không phải là GTSD cho cho người SX trực tiếp mà
là cho người khác, cho SX thông qua trao đổi, mua – bán
VD: Người ta sản xuất ra ô tô, máy giặt, điện thoại…cho những người khác
( cụ thể như chúng ta) tiêu dùng là chính, còn bản thân những người sản xuất đó
chỉ tiêu dùng 1 vài sản phẩm do họ sản xuất ra

6


Tuy nhiên, vì mục đích cho người khác tiêu dùng nên trong thực tế có mấy
vấn đề mà chúng ta thấy như sau:
(1) Vì mục đích đạt càng nhiều lợi nhuận càng tốt nên các sản phẩm hàng
hóa ngày càng hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ( Mặt tích cực
của sản xuất hàng hóa)
(2) Tuy nhiên cũng vì mục đích này mà nhiều người sản xuất hàng hóa đã
không tư 1 thủ đoạn nào để “móc túi” người tiêu dùng nên tình trạng hàng giả,
rơm….xuất hiện ngày càng nhiều. Ví dụ vấn đề thực phẩm bẩn hiện nay ( người
trồng rau mang rau đi bán nhưng nếu bán không hết thì họ bỏ đi mà không mang
về ăn…điều này đã có nhiều người phản ánh) ( Mặt tiêu cực của sản xuất hàng
hóa)
GTSD của HH là phạm trù vĩnh viễn và là vật mang giá trị trao đổi
+ GTSD của HH là phạm trù vĩnh viễn có nghĩa là: (1) trong bất cứ giai
đoạn của lịch sử thì con người đều cần đến “tính hữu ích” của sản phẩm do họ sản
xuất ra; (2) dù chế độ chính trị xã hội của mỗi nước có khác nhau nhưng sản phẩm
hàng hóa được sản xuất ra dù được sử dụng ơ đâu thì nó vẫn có giá trị sử dụng như
thế ( ví dụ ô tô sản xuất tại Nhật Bản- giá trị sử dụng là phương tiện đi lại hay vận
chuyển hảng hóa thì khi mang về Việt Nam cái ô tô đó vẫn có giá trị sử dụng như
thế)

+ Tuy nhiên, nếu nhà chính sách quan niệm về sản xuất ra giá trị sử dụng
hàng hóa vì mục đích gì ( để có giá trị thặng dư hay để cho tất cả mọi người tiêu
dùng…) thì cùng một dòng sản phẩm nhưng chất lượng sử dụng sẽ khác nhau
* Thứ hai, giá trị hàng hoá
- Giá trị trao đổi là quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ
theo đó một giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những
giá trị sử dụng loại khác
Ví dụ:

1m vải

=

5 kg thóc

2 giờ lao động = 2 giờ lao động

7


Như vậy: Hai hàng hoá trao đổi được cho nhau vì chúng có cơ sơ
chung là sự tiêu hao về lao động
- Giá trị hàng hoá là lao động xã hội của người
sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá
+ Chất của giá trị là lao động
+ Lượng của giá trị là số lượng lao động của người sản xuất hàng hóa kết
tinh trong hàng hóa
+ Giá trị là cơ sở của giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi là hình thức hiểu
hiện của giá trị
* Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá

Một là, lao động cụ thể: là lao động có ích dưới một
hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất
định
=> Mỗi loại lao động cụ thể có mục đích, phương pháp, công cụ lao
động, đối tượng lao động và kết quả riêng
Ví dụ: Lao động của thợ may ( may quần áo) khác lao động cụ thể của bác
sỹ ( chữa bệnh)...
- Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá
Ví dụ: Thợ may sản xuất quần áo để mặc; Nông dân sản xuất gạo để ăn
- Khoa học, công nghệ lực lượng sản xuất càng phát triển thì càng có nhiều
hình thưc cụ thể của lao động, do đó xã hội càng sản xuất ra nhiều chủng loại
hàng hóa với chất lượng ngày càng tốt hơn
Ví dụ: Các thế hệ tivi, điện thoại, quần áo dày giép… với số lượng, chất
lượng, mẫu mã…ngày càng tốt phù hợp với tâm lý thị hiếu người tiêu dùng
Phân tích nội dung này, giảng viên liên hệ với phần giải thích về giá trị sử
dụng
Hai là, lao động trừu tượng: Là lao động đã gạt
bỏ những hình thức cụ thể của nó, đó chính là sự tiêu
phí sức lao động nói chung của người sản xuất hàng
hoá
8


Ví dụ:

Thợ xây

Xây nhà

Điểm chung nhất của 3 lao


Thợ may

Quần áo

động cụ thể nay là đều tiêu

Bác sỹ

Chữa bệnh

hao sức bắp thịt, thần kinh

=> Đó chính là LAO ĐỘNG TRỪU TƯỢNG -> TỨC LÀ GẠT BỎ
NHỮNG HÌNH THỨC LAO ĐỘNG CỤ THỂ

- Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hoá, là cơ sở
của trao đổi
Là cơ sơ của trao đổi, ví dụ: chẳng hạn khi ta đi mua quần áo, ta không hỏi
người bán hàng về những điều cụ thể như để sản xuất ra cái áo này thì người sản
xuất đó là nam hay nữ, già hay trẻ…. (tức là không quan tâm đến lao động cụ thể)
mà điều ta quan tâm chủ yếu là cái áo đó có chất lượng, giá thành, có phù hợp với
ta hay không (tức là ta thưa nhận có lao động để sản xuất ra cái áo đó- đó là lao
động trưu tượng)
1.1.3. Lượng giá trị của hàng hoá và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng
giá trị của hàng hóa
* Thời gian lao động cá biệt
Thước đo giá trị hàng hóa tính bằng thời gian lao động. Trên thị trường, có
nhiều cá nhân, cơ sơ cùng sản xuất ra một loại hàng hóa với mức hao phí thời gian
khác nhau. Nên lượng giá trị hàng hóa không thể tính theo thời gian lao động bất

kỳ, mà là đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
Ví dụ: 1 dòng sản phẩm tivi có nhiều hãng sản xuất ( sony, samsung, LG..),
chi phí cho tưng sản phẩm của các nhà máy đó gọi là thời gian lao động cá biệt
( hay chi phí cá biệt)
Nếu dòng sản phẩm ti vi đó có giá trị sử dụng như nhau thì khi đem ra thị
trường không thể bán theo chi phí cá biệt được mà phải bán với 1 mức giá chung,
giá bán chung đó phải căn cứ vào thời gian gian lao động xã hội cần thiết – Đó là
Lượng giá trị của hàng hóa
*Thời gian lao động xã hội cần thiết
Lượng giá trị của hàng hoá được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết
9


- Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian
đòi hỏi để sản xuất ra 1 giá trị sử dụng nào đó trong
những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội, với
1 trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao
động trung bình trong xã hội.
* Có hai cách xác định thời gian lao động xã hội cần thiết:
+ Thứ nhất, tính tổng số thời gian lao động cá biệt chia bình quân cho tổng
số đơn vị hàng hóa đó.
+ Thứ hai, thời gian lao động xã hội cần thiết tương đương với thời gian lao
động cá biệt của cơ sở sản xuất chiếm phần lớn thị phần hàng hóa đó.
Trong điều kiện toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, thời gian lao động xã hội
cần thiết sản xuất ra hàng hóa không chỉ xét trong phạm vi thị trường một nước mà
mơ rộng ra quốc tế. Vì thế, nhiều hàng hóa trong nước nếu hao phí thời gian lao
động nhiều sẽ gặp phải sự bất lợi trong cạnh tranh.
* Những yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của một
đơn vị hàng hoá
(1) Năng suất lao động: + NSLĐ


K/lượng hàng hoá

GTHH

Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động.
Vì thời gian để sản xuất 1 đơn vị hàng hoá giảm
+ NSLĐ phụ thuộc:

Trình độ khéo léo
Mức độ phát triển và ứng dụng của KHCN
Trình độ tổ chức quản lý
Quy mô, hiệu suất của TLSX ...

(2).Cường độ lao động nói lên mức độ khẩn trương của lao động
Cường độ lao động là mức độ khẩn trương lao động, mật độ hao phí sức lao
động trong một đơn vị thời gian.
Khi cường độ lao động tăng lên thì số lượng hàng hóa sản xuất ra tăng lên,
nhưng hao phí lao động trưu tượng cũng tăng lên. Do đó, lượng giá trị của một đơn
vị sản phẩm không giảm. Tăng cường độ lao động có ý nghĩa đối với những công
10


việc có tính chất mùa vụ, cần sự khẩn trương hoặc khi trình độ sản xuất chưa tăng
lên nhưng cần tăng sản lượng trong thời gian ngắn.
Khi CĐLĐ
(1)

K/lượng hàng hoá


GTHH không đổi

Mức độ phức tạp của lao động:
Theo mức độ phức tạp của lao động có thể chia lao động thành lao
động giản đơn và lao động phức tạp.

+ Lao động giản đơn là lao động mà bất kỳ một người lao động có sức khỏe
bình thường nào không cần phải trải qua đào tạo tích lũy kinh nghiệm nhiều cũng
có thể thực hiện được.
Ví dụ: Lao động trồng lúa ( chọc lỗ, tra hạt) của nông dân cơ bản là chưa
qua đào tạo
+ Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện
thành chuyên môn lành nghề nhất định mới có thể tiến hành được.
Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao
động giản đơn. Thị trường sẽ quyết định tỷ lệ trao đổi giữa đơn vị hàng hóa do lao
động phức tạp sản xuất với đơn vị hàng hóa do lao động giản đơn sản xuất ra (ví
dụ: 1 điện thoại = 2 tấn thóc).
Ví dụ: hoạt động sản xuất lúa gạo bằng cơ giới hóa, tự động hóa ơ trong
Nam hay ơ các nước tiên tiến ( gieo hạt,thu hoạch, phơi sấy)-> vậy cần có quá
trình đào tạo, huấn luyện


Quy đổi giữ 2 hai mức độ của lao động này: lao động phức
tạp là bội số của lao động giản đơn

Ví dụ: Biểu hiện trong cuộc sống là mức chênh lệch giữa lao động của người
trộn vữa khuân gạch ( chưa qua đào tạo) với người xây ( đã có công kỹ thuật)
1.2. TIỀN- MỘT LOẠI HÀNG HÓA ĐẶC BIỆT
1.2.1. Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ
Hình thái giản đơn - quan hệ trao đổi nhẫu nhiên.

Hàng hoá A
Hình thức GT tương đối

=

Hàng hoá B
Vật ngang giá
11


Hình thái đầy đủ ( mở rộng) của giá trị - nhiều hàng hoá đóng vai trò vật
ngang giá
= 2B

Tỷ lệ trao đổi không ngẫu nhiên

1A = 3C

mà dần dần do hao phí lao động

= 5D

quy định

Hình thái chung của giá trị - giá trị của mọi hàng hoá biểu hiện ơ một
hàng hoá đóng vai trò trung gian
1A

X trở thành vật ngang giá chung phổ


1B

=3X

biến, là phương tiện trong trao đổi

5C

hàng hoá

Hình thái tiền- giá trị của tất cả hàng hoá đều được biểu hiện ơ một hàng
hoá đóng vai trò tiền tệ
Tiền là hàng hoá đặc biệt được tách ra làm vật ngang
giá chung cố định cho tất cả hàng hoá, là sự thể hiện chung
của giá trị, đồng thời nó biểu hiện quan hệ sản xuất giữa
những người sản xuất hàng hoá.
1.2.2. Chức năng của tiền
Thước đo giá trị
Tiền dùng để đo và biểu hiện giá trị của các hàng hóa khác. Để thực hiện chức
năng này chỉ cần một lượng tiền tương tượng, không cần thiết phải có tiền mặt.
Ví dụ: Xây 1 ngôi nhà hết 10 lượng vàng ( khoảng 350 tr VND) thì
người ta biết giá trị của ngôi nhà đó trong tương tượng mà không
cần số tiền đó trong đo giá trị ngôi nhà đó trong thực tế
Giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định gọi là giá
cả. Trên thị trường, giá cả hàng hóa chịu ảnh hương của nhiều yếu tố, nhưng giá trị
là cơ sơ của giá cả. Giá cả vận động lên xuống quanh trục giá trị, nhưng xét trong
không gian rộng và thời gian dài, tổng giá cả bằng tổng giá trị.
Phương tiện lưu thông H - T – H
12



Tiền làm môi giới trao đổi hàng hóa, theo công thức H – T – H. Trong trao
đổi này, phải dùng đến tiền thật như: vàng, bạc, tiền giấy, v.v..Lúc đầu người ta
dùng vàng, bạc thật để trao đổi, sau đó dùng đến tiền giấy ( tiền pháp định). Tiền
giấy là ký hiệu của giá trị
Nhờ có tiền, quá trình mua, bán diễn ra thuận lợi (nhanh hơn, xa hơn, nhiều
hơn, v.v.).
Phương tiện cất trữ
Khi hiệu quả sản xuất, kinh doanh thấp, tiền được rút khỏi lưu thông dưới
dạng cất trữ.
Để thực hiện chức năng cất trữ phải là tiền vàng, tiền bạc hoặc tiền giấy
mạnh, ổn định về sức mua ( đô la Mỹ chẳng hạn)
Phương tiện thanh toán
Tiền được dùng để trả tiền mua chịu hàng, trả nợ, nộp thuế, v.v.. Ví dụ:
Thanh toán lương hàng tháng
Điều đó, tạo điều kiện cho người bán và người mua đều đạt được sự tiện lợi
hơn so với khi chưa có tiền mặt, nhưng đồng thời tạo nên rủi ro vỡ nợ dây chuyền
nếu một người mất khả năng thanh toán.
Tiện tệ thế giới
Chức năng này xuất hiện khi trao đổi hàng hóa mơ rộng ra bên ngoài biên
giới quốc gia. Có chức năng này phải là tiền vàng (trước kia cả bạc) với sự quy
định hàm lượng và trọng lượng cụ thể nhất định hoặc ngoại tệ mạnh được chọn
trong “rổ giá trị” thanh toán quốc tế.
Tóm lại, năm chức năng này của tiền quan hệ mật thiết với nhau, cùng làm
rõ bản chất của tiền.
1.1.1.2. Hai điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá
- Có sự phân công lao động xã hội ( Điều kiện cần)
PCLĐ theo + Các lĩnh vực kinh tế
+ Vùng kinh tế
+ Thành phần kinh tế

13


?Từ nội dung trên, đồng chí liên hệ với thực tế địa phương?
+ Giảng viên gợi ý một số nội dung thường trình bày trong văn kiện
+ Học viên trả lời
- Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của nhưng
người sản xuất (Điều kiện đủ)
-> Thực chất là tư hữu về TLSX
- Nguồn gốc của tư hữu do nguyên nhân nào?
- Liên hệ với việc đổi mới tư duy của Đảng trong Văn kiện đại hội VI(1986):
: “Quá

trình từ sản xuất nhỏ đi lên sản xuất lớn ở nước ta là quá

trình chuyển hoá nền kinh tế còn nhiều tính chất tự cấp, tự túc
thành nền kinh tế hàng hoá. Chúng ta đang quản lý có kế hoạch
một nền kinh tế sản xuất hàng hoá với những đặc điểm của thời
kỳ quá độ. Việc sử dụng đầy đủ và đúng đắn quan hệ hàng hoá tiền tệ trong kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân là một tất yếu
khách quan. Sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hoá - tiền tệ là đặc
trưng thứ hai của cơ chế mới về quản lý kinh tế mà chúng ta đang
xây dựng”.
- Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa VI (31989), Đảng ta tiếp tục khẳng định chủ trương nhất quán phát
triển kinh tế nhiều thành phần và chú trọng đổi mới cơ chế sử
dụng vốn đầu tư của Nhà nước. Hội nghị nhấn mạnh: "Chính sách
kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính
quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội và thể hiện tinh
thần dân chủ về kinh tế, bảo đảm cho mọi người được tự do làm
ăn theo pháp luật"
=> Như vậy: Để có sản xuất hàng hóa thì cần có nhiều loại hình sơ hữu khác

nhau về tư liệu sản xuất ( ngoài sơ hữu nhà nước và sơ hữu tập thể thì trong Văn
kiện VI Đảng ta khẳng định thêm sơ hữu tư nhân) -> Mấu chốt của vấn đề đổi mới
tư duy tại đại hội VI

14


-> Đại hội VIII (1996) “Sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã
hội, mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan,
cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã
được xây dựng”
Kết luận: Sự ra đời của sản xuất hàng hóa là khách quan, là thành tựu của
xã hội loài người.
1.1.1.3. Những ưu thế của sản xuất hàng hoá
(Phần này sử dụng phương pháp lập bản đồ tư duy)
Câu hỏi: Học viên nêu những tư liên quan đến tính tích cực và hạn chế của
sản xuất hàng hoá?
Gợi ý: Năng suất lao động cao, hay nhạy , bén năng động, quản lý tốt...
Học viên trả lời và chốt các ý:
- Khai thác được lợi thế về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật
của từng người, vùng, địa phương và quốc gia
VD: Sapa khai thác tiềm năng du lịch
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng những
thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất...thúc đẩy sản xuất
phát triển.
VD: Những sản phẩm mới có năng suất, chất lượng, mẫu mã mới liên tục ra
đời đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người
- Người sản xuất phải nhạy bén, tính toán, cải tiến kỹ thuật,
hợp lý hoá sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả
kinh tế.

- Nhu cầu vật chất, văn hoá, tinh thần ngày càng được đáp
ứng đầy đủ, phong phú, đa dạng.
VD: đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân VN tư khi đổi mới đến
nay
* Hạn chế: Phân hoá giàu nghèo, khủng hoảng kinh tế, phá hoại môi
trường sinh thái, xã hội
1.4. QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG NỀN SẢN XUẤT HÀNG HOÁ
15


Câu hỏi kiểm tra kiến thức:

? Đồng chí hãy cho biết lượng giá trị của hàng hoá được tính như thế nào?
Trả lời: Lượng thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian đòi hỏi để sản
xuất ra 1 giá trị sử dụng nào đó trong:
+ Điều kiện sản xuất bình thường của xã hội,
+ 1 trình độ thành thạo trung bình
+ Cường độ lao động trung bình trong xã hội.
Hoặc là đơn vị nào SX đại bộ phận hàng hoá đó trên thị trường
1.4.1 Nội dung của quy luật giá trị
Câu hỏi: Khi ra thị trường (chợ), đồng chí có thấy những sản phẩm như
gạo, thịt ( có chất lượng như nhau) thì giá bán thế nào?
Giảng viên gợi ý học viên trả lời và chốt một số ý:
ND: Yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ
sở hao phí lao động xã hội cần thiết.
+ Trong sản xuất yêu cầu hao phí lao động cá biệt phải phù
hợp với hao phí lao động xã hội cần thiết
Cung cấp cho học viên thông tin về tình hình giá cả trong nước ( trong tuần,
hoặc tháng), sau đó gợi ý học viên trả lời; giảng viên chốt nội dung gắn với nội
dung của tiết học

Hàng hóa

Lào Cai

Hà Nội

Nghệ An

Hải Phòng

TP Hồ Chí
Minh

Gạo tẻ

21.000 đ/kg

21.000đ/ kg

21.000 đ/ kg

21.000 đ/kg

20.000 đ/kg

ngon
Lợn hơi

35.000 đ/kg


34.000 đ/kg

33.000 đ/kg

33.000 đ/kg

33.000 đ/kg

Gà ta

110.000 đ/kg

120.000 đ/kg

100.000 đ/kg

110.000 đ/kg

110.000 đ/kg

3500 đ/quả

4000 đ/quả

3800 đ/quả

3500 đ/quả

3200 đ/quả


Trứng vịt

16


Tư nội dung trên cho thấy, những mặt hàng trên có giá cả cơ bản như nhau,
trong trường hợp nếu giá cả cao hơn hoặc thấp hơn giữa các vùng thì chênh nhau
do điều kiện sản xuất, nhu cầu tiêu dùng của xã hội, chi phí vận chuyển…
+ Trong lưu thông yêu thực hiện trao đổi theo nguyên tắc
ngang giá
->Trong trao đổi hàng hoá với nhau, 2 bên được lợi về giá trị sử dụng còn
lượng giá trị bằng nhau
Ví dụ: Anh A có con gà; Chị B có 5 kg gạo. Anh A và chị B đổi sản phẩm
mà họ có cho nhau. Kết quả: anh A có 5 kg và chị B có con gà
Tỷ lệ họ đổi cho cho nhau là 1 gà = 5kg gạo => Nghĩa là hao phí 1 lượng lao
động như nhau ( hết mấy giờ lao động)
Khi xuất hiện tiền thì mua bán giá cả hàng hóa phải dựa trên cơ sơ của nó
Trong ví dụ trên trên Anh A có con gà có giá trị 100.000đ; Chị B có 5 kg gạo
có giá trị 100.000 đ. Anh A và chị B đổi sản phẩm mà họ có cho nhau. Kết quả: anh
A có 5 kg ( có giá trị 100.000đ) và chị B có con gà ( có giá trị 100.000đ)
1.4.2. Cơ chế biểu hiện của quy luật giá trị
Nội dung này giảng viên cho học viên xem 1 đoạn clip về tình hình chăn
nuôi và giá cả lợn hơi đầu năm 2017. Học viên xem clip và trả lời 1 số câu hỏi:
1. Nêu nội cơ bản của clip?
2. Nguyên nhân của tình trạng trên?
Giảng viên nhận xét nội dung học viên trả lời và chốt một số nội dung liên
quan đến cung- cầu, giá cả, giá trị của hàng hóa
- Quy luật giá trị được thể hiện ở sự biến đối lên,
xuống của giá cả xoay quanh giá trị dưới tác động của quan
hệ cung cầu về hàng hóa trên thị trường

Ví dụ: biến động giá cả của một số mặt hàng trong những dịp lễ tết hay
những địa phương thu hút nhiều khách du lịch…thì chúng ta thường thấy giá cả
lớn hơn giá trị do nhu cầu tiêu dùng lớn
-Nếu sức mua của đồng tiền không đổi, không kể đến
điều tiết của nhà nước và độc quyền thì xảy ra ba trường hợp
17


+ Cung = Cầu

Giá cả = Giá trị

+ Cung > Cầu

Giá cả < Giá trị

Cung < Cầu

Giá cả > Giá trị

+

Xét trên phạm vi toàn xã hội thì tổng giá cả bằng tổng giá trị
1.4.3. Chức năng, tác dụng của quy luật giá trị
Một là, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá
Trong sản xuất thể hiện sự thu hút vốn ( tư liệu sản xuất và sức lao động)
vào các ngành sản xuất khác nhau ( theo sự biến động của cung cầu...) tạo nên cơ
cấu kinh tế hiệu quả hơn..
Ví dụ: Trong sản xuất nhập khẩu công nghệ sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy
hay sản xuất Cocacola vào Việt Nam thay vì nhập khẩu

Hay việc xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai
- Trong lưu thông đưa hàng hóa tư nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao
VD: Hoa quả trong Nam đưa ra ngoài Bắc tiêu thụ...
Hai là, kích thích tiến bộ, nâng cao năng suất lao động
Đưa khoa học kỹ thuật và để sản xuất hàng hóa để tạo ra những sản phẩm
hàng hóa có giá trị sử dụng cao, chất lượng, mẫu mã đẹp với tâm lý thị hiếu người
tiêu dùng, hoặc hàng hóa đó có giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội nhằm mục
đích nâng cao lợi nhuận
Ví dụ: - Trong việc xây dựng nhà ơ chẳng hạn: việc đổ mái nhà tư chỗ dùng
sức lao động là thể lực của công nhân là chủ yếu, sau đó dùng máy trộn bê tông và
vận chuyển bằng bằng chuyền rồi đến dùng ô tô chơ bê tông tươi… cho thấy việc
ứng dụng KHKT trong một công việc cụ thể-> Việc ứng dụng này làm cho năng
suất lao động tăng lên, chất lượng hiệu quả tốt hơn…
Ví dụ khác: các hãng điện thoại di động với các công nghệ khác nhau, tư chỗ
điện thoại với chức năng nghe gọi đã được các nhà sản xuất không ngưng thay đổi
mẫu mã: nghe gọi đơn thuần đến nghe gọi trực tiếp có hình ảnh; tin nhắn bằng chữ
đến tin nhắn thoại, tin nhắn gửi theo hình ảnh…đồng thời các chức năng như quay

18


phim, chụp ảnh ghi âm, định vị, chỉ đường, trò chơi…được tích hợp trong 1 chiếc
điện thoại
Ba là, phân hoá những người sản xuất hàng hoá thành
giàu, nghèo.
Trong nền sản xuất hàng hóa giản đơn xuất hiện tình trạng trái ngược nhau.
Những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp
hơn mức phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa theo mức hao phí lao
động xã hội cần thiết (theo giá trị) sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên, có thể mua sắm
thêm tư liệu sản xuất, mơ rộng sản xuất kinh doanh đến mức trơ thành ông chủ

giàu có hơn, và có thể sử dụng được nhiều lao động làm thuê.
Ngược lại, những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá
biệt lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ,
phá sản, trơ thành người phải bán sức lao động làm thuê.
Chính do tác động nhiều mặt của quy luật giá trị
đã làm cho sản xuất hàng hóa thực sự là khởi điểm ra
đời của chủ nghĩa tư bản.
Như vậy, quy luật giá trị vưa các tác động tích cực, vưa có tác động tiêu cực
một cách tự phát khách quan.
Trước thời kỳ đổi mới, chúng ta phủ nhận sản xuất
hàng hóa và quy luật giá trị, nên không khai thác được các
nguồn lực, nền kinh tế kém phát triển, rơi vào khủng hoảng.
Trước đổi mới, do chưa thưa nhận sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường,
nhà nước Việt Nam xem kế hoạch hóa là đặc trưng quan trọng nhất của nền kinh tế
xã hội chủ nghĩa, phân bổ mọi nguồn lực theo kế hoạch là chủ yếu; coi thị trường
chỉ là một công cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch. Không thưa nhận trên thực tế sự
tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ, lấy kinh tế quốc
doanh và tập thể là chủ yếu, muốn nhanh chóng xóa sơ hữu tư nhân và kinh tế cá
thể, tư nhân. Nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng

19


Chỉ nói về mặt kinh tế, là một nước nông nghiệp (năm 1980, 80% dân số
sống ơ nông thôn và 70% lao động là nông dân) nhưng Việt Nam thiếu ăn, nhiều
người phải ăn bo bo trong thời gian dài. Lượng lương thực tính trên đầu người
giảm liên tục tư năm 1976 đến 1979, sau đó tăng trơ lại nhưng cho đến năm 1981
vẫn không hồi phục lại mức năm 1976. Công thương nghiệp cũng đình trệ, sản
xuất đình đốn, vật dụng hằng ngày thiếu thốn, cuộc sông của người dân vô cùng
khốn khó. Ngoài những khó khăn của một đất nước sau chiến tranh và tình hình

quốc tế bất lợi, nguyên nhân chính của tình trạng nói trên là do sai lầm trong chính
sách, chiến lược phát triển, trong đó nổi bật nhất là sự nóng vội trong việc áp dụng
mô hình xã hội chủ nghĩa trong kinh tế ơ miền Nam... Nguy cơ thiếu ăn kéo dài và
những khó khăn cùng cực khác làm phát sinh hiện tượng "phá rào" trong nông
nghiệp, trong mậu dịch và trong việc quyết định giá cả lương thực đã cải thiện tình
hình tại một số địa phương. Nhưng phải đợi đến đổi mới (tháng 12/1986) mới có
biến chuyển thực sự. Do tình trạng đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt
Nam trong 10 năm trước đổi mới chỉ tăng 35%, trong thời gian đó dân số tăng
22%. Như vậy, GDP đầu người trung bình tăng chỉ độ 1% (mỗi năm)
Trong thời kỳ đổi mới, chúng ta phát triển sản xuất
hàng hóa, quy luật giá trị hoạt động, tạo nên cạnh tranh,
phát triển kinh tế, v.v.. Bên cạnh đó, mặt trái nảy sinh như:
phân hóa giàu nghèo, buôn gian bán lận, v.v..
Cụ thể: Tư năm 1986, Việt Nam đã thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện
đất nước. Dưới áp lực của tình thế khách quan, nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh
tế - xã hội, Việt Nam đã có những bước cải tiến nền kinh tế theo hướng thị trường,
tuy nhiên còn chưa toàn diện, chưa triệt để. Đó là khoán sản phẩm trong nông
nghiệp theo Chỉ thị số 100-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương khóa IV; bù giá vào
lương ơ Long An; Nghị quyết Trung ương 8 khóa V (năm 1985) về giá - lương —
tiền; thực hiện Nghị định số 25 - CP và Nghị định số 26 - CP của Chinh phủ... Đó
là những căn cứ thực tế để Đảng Cộng sản Việt Nam đi đến quyết định thay đổi về
cơ bản cơ chế quản lý kinh tế.

20


Đề cập sự cần thiết đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Đại hội VI khẳng định
"Việc bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Cơ
chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp từ nhiều năm nay không tạo được động
lực phát triển, làm suy yếu kinh tế xã hội chủ nghĩa, hạn chế việc sử dụng, và cải

tạo các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất
lượng, hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối lưu thông, và đẻ ra nhiều hiện tượng
tiêu cực trong xã hội". Chính vì vậy, việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trơ thành
nhu cầu cần thiết và cấp bách.
Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng xác định bốn
nguy cơ trước mắt là: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế; nguy cơ chệch hướng
XHCN; nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội; âm mưu và hành động "diễn biến
hòa bình" của các thế lực thù địch…và nhiều nhận định đánh giá của Đảng ta về
mặt trái của kinh tế thị trường, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI; Nghị
quyết trung ương 4 Khóa XII; Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII về các tác động
tiêu cực như sự phân hóa giàu - nghèo làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn xã hội;
dễ nảy sinh tham nhũng, tội phạm, bạo lực; kích thích chủ nghĩa thực dụng, chủ
nghĩa cá nhân, lối sống chạy theo đồng tiền bất chấp đạo lý…
Vì vậy, Nhà nước điều tiết bằng luật pháp, chính sách đầu tư,
thuế, đào tạo nhân lực, v.v. để đảm bảo tính định hướng xã hội chủ
nghĩa nền kinh tế thị trường ở nước ta.
Ví dụ các chương trình hỗ trợ cho đồng bào vùng sâu, xa, vùng dân tộc thiểu
số: 135; xây dựng nông thôn mới, các chính sách đào tạo nguồn nhân lực; công tác
phòng, chống tham ô tham nhũng… để giảm những tác động tiêu cực tư cơ chế thị
trường
Bài tập trắc nghiệm củng cố kiến thức ( Sử dụng phương pháp sàng lọc)
Yêu cầu học viên sàng lọc thông tin
1.Sản xuất và lưu thông hàng hóa chịu sự chi phối của những quy luật giá trị
2.Quy luật giá trị yêu cầu lưu thông hàng hóa dựa trên nguyên tắc ngang giá
3.Lưu thông hàng hóa dựa trên nguyên tắc ngang giá là giá cả của tưng hàng
hóa luôn luôn bằng giá trị của nó
21


4.Quy luật giá trị tồn tại ơ riêng nền sản xuất hàng hóa giản đơn

5.Quy luật giá trị có yêu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên
cơ sơ hao phí lao động xã hội cần thiết
6.Quy luật giá trị có tác dụng cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động
7.Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ơ có có quy luật giá trị

hoạt

động
8.Quy luật giá trị là nguồn gốc nảy sinh quan hệ sản xuất TBCN
9.Cung > Cầu -> Giá cả > Giá trị
10.Quy luật giá trị buộc người sản xuất và trao đổi hàng hóa phải tuân theo
mệnh lệnh của giá cả thị trường
Đáp án:
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Nội dung
Sản xuất và lưu thông hàng hóa chịu sự chi phối của
những quy luật giá trị
Quy luật giá trị yêu cầu lưu thông hàng hóa dựa trên
nguyên tắc ngang giá

Lưu thông hàng hóa dựa trên nguyên tắc ngang giá là giá
cả của tưng hàng hóa luôn luôn bằng giá trị của nó
Quy luật giá trị tồn tại ơ riêng nền sản xuất hàng hóa giản
đơn
Quy luật giá trị có yêu cầu sản xuất và lưu thông hàng
hóa phải dựa trên cơ sơ hao phí lao động xã hội cần thiết
Quy luật giá trị có tác dụng cải tiến kỹ thuật, tăng năng
suất lao động
Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ơ có có quy
luật giá trị hoạt động
Quy luật giá trị là nguồn gốc nảy sinh quan hệ sản xuất
TBCN
Cung > Cầu -> Giá cả > Giá trị
Quy luật giá trị buộc người sản xuất và trao đổi hàng hóa
phải tuân theo mệnh lệnh của giá cả thị trường

Kết quả
Đúng
Sai
Đ
Đ
S
S
Đ
Đ
Đ
Đ
S
Đ


Bước 4: Hệ thống củng cố bài: (10 phút)
D. CÂU HỎI ÔN TẬP, THẢO LUẬN, TÀI LIỆU PHỤC VỤ HỌC TẬP
1. Câu hỏi ôn tập
22


Câu 1. Trình bày 2 thuộc tính của hàng hoá
Câu 2. Trình bày tính chất 2 mặt của lao động SXHH? Ý nghĩa của vấn đề
nghiên cứu
Câu 3. Trình bày và so sánh 2 phương pháp bóc lột giá trị thặng dư
Câu 4. Những đặc điểm của CNTBĐQQ và CNTBĐQNN?
2. Câu hỏi thảo luận
2.1.Hiện nay có quan điểm của các học giả tư sản cho rằng: Kinh tế thị
trường là đặc trưng riêng chỉ của chủ nghĩa tư bản. Quan điểm của các đồng chí về
vấn đề này như thế nào?
3. Tài liệu phục vụ học tập
3.1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3.2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3.3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3.4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XII, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội
3.5. Văn kiện Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XIV; XV
3.6. Một số văn kiện đại hội các tỉnh, thành phố: Văn kiện đại hội Đảng bộ
tỉnh Nghệ An lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 – 2020; Văn kiện Đại hội Đảng bộ
thành phố Hà Nội lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 – 2020
3.7. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII
về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (số 11NQ/TW)

Bài soạn được thông qua ngày 20 tháng 8 năm 2017
XÁC NHẬN CỦA TRƯỞNG KHOA

NGƯỜI SOẠN

23


ThS.Phạm Văn Chiến

ThS.Lê Bích Thủy

XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU

TS Nguyễn Thị Vân Hằng

24



×