Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Quốc tế Cầu Giấy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.06 KB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ QUỐC DÂN
KHOA ĐẦU TƯ
------------
BÁO CÁO
THỰC TẬP TỔNG HỢP
Đơn vị thực tập:
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM
CHI NHÁNH CẦU GIẤY
Giáo viên hướng dẫn : PGS-TS NGUYỄN BẠCH NGUYỆT
Sinh viên thực hiện : THÁI THỊ PHƯƠNG THUÝ
Lớp : KINH TẾ ĐẦU TƯ K48D_QN
MSSV : QN290180
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Nguyễn Bạch Nguyệt
HÀ NỘI - 03/2010
Thái Thị Phương Thúy Lớp kinh tế đầu tư K48D-QN
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Nguyễn Bạch Nguyệt
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế hiện nay, nền kinh tế sẽ không phát triển nếu không có hoạt
động kinh doanh đầu tư. Hoạt động kinh doanh dầu tư được xem là chìa khóa tiền đề
cho sự phát triển. Hoạt động đầu tư có rất nhiều hướng, trong đó kế hoạch hóa đầu tư
đã cụ thể hóa các kế hoạch đầu tư. Đầu tư theo dự án được xem như một hình thức
đầu tư có căn bản nhất và sẽ đem lại hiệu quả kinh tế. Đi cùng với dự án thì công tác
thẩm định dự án đầu tư là một khâu trọng yếu trong quá trình chuẩn bị đầu tư. Như
vậy, chất lượng thẩm định tài chính của công tác thẩm định sẽ trực tiếp tác động lên
các quyết định đầu tư là cấp phép đầu tư và tới hiệu quả đầu tư. Trong các hoạt động
kinh doanh, đầu tư, thẩm định tài chính dự án đầu tư trở thành một khâu không thể
thiếu được trước khi ra quyết định đầu tư và cấp giấy phép đầu tư.1
Trong những năm qua, tuy phải đương đầu với những khó khăn và thách
thức, tình hình hoạt động tiền tệ của ngân hàng có nhiều chuyển biến tích cực mặc dù
phải chịu nhiều tác động ảnh hưởng của yếu tố bất lợi trong nước cũng như trên thế


giới. Cùng với xu thế này, trong những năm vừa qua, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt
Nam đã được đánh giá là một trong những ngân hàng đã có nhiều đóng góp trong sự
nghiệp đổi mới của ngành. Bên cạnh những thành công đã đạt được trong hoạt động
cho vay tín dụng trung và dài hạn các dự án đầu tư, NH còn gặp không ít khó khăn và
rủi ro. Chính vì vậy, để đảm bảo hiệu quả& công tác cho vay đòi hỏi phải tích cực
nâng cao công tác thẩm định dự án. Hoạt động thẩm định dự án đầu tư đang thực sự
đóng vai trò quan trọng
Từ thực tế như vậy, với mong muốn góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp phát triển
của ngân hàng, nơi cá nhân đang thực tập, em lựa chọn đề tài:
“ Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại chi nhánh
Ngân hàng Quốc tế Cầu Giấy”
Chuyên đề gồm 2 chương :
Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn của Ngân
hàng Quốc tế Cầu Giấy
Chương II: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án
đầu tư vay vốn tại Ngân Hàng Quốc Tế Cầu Giấy
Do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm thực tế cũng như tài liệu sử dụng nên nội
dung chuyên đề khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đống
Thái Thị Phương Thúy Lớp kinh tế đầu tư K48D-QN
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Nguyễn Bạch Nguyệt
góp bổ ích của các thầy, cô và các cán bộ Ngân hàng để đề tài của em ngày càng hoàn
thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Thị Phương Thúy Lớp kinh tế đầu tư K48D-QN
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Nguyễn Bạch Nguyệt
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN
CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ CHI NHÁNH CẦU GIẤY

I. Khái quát chung về hoạt động kinh doanh của ngân hàng Thương mại cổ
phần quốc tế Việt nam chi nhánh Cầu Giấy
1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của ngân hàng TMCP Quốc
tế Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy
Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam chính thức đi vào hoạt
động từ ngày 18/9/1996 theo quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày 25/01/1996 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy khai truơng và đi
vào hoạt động chính thức vào ngày 08/07/2002 theo quyết định thành lập chi nhánh
của Hội đồng quản trị và ban giám đốc
Tên gọi đầy đủ tiếng việt: NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM chi
nhánh Cầu Giấy
Địa chỉ: Cầu Giấy- Quận Cầu Giấy- Hà Nội
Tên viết tắt là : VIB Bank
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam International Commercial Joint Stock Bank
Hội sở chính từ khi thành lập đặt tại số 64-68 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn
Kiếm, Hà Nội và hiện nay trụ sở chính đặt tại Tầng 8,9,10 Viet Tower 198B Tây
Sơn- Đống Đa -Hà Nội. Từ khi bắt đầu hoạt động với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ
đồng Việt Nam với số lượng nhân viên là 23 người , Ngân hàng Quốc Tế đang phát
triển thành một trong những tổ chức tài chính trong nước dẫn đầu thị trường Việt
Nam. Cổ đông sáng lập Ngân hàng Quốc tế bao gồm ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn VN, các cá nhân thành đạt VN
trên thị trường quốc tế. Ngân hàng Quốc tế đang tiếp tục củng cố vị trí của mình trên
thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam
Ngân hàng Quốc Tế cung cấp một loạt các sản phẩm, dịch vụ tài chính trọn gói
cho khách hàng với nòng cốt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động lành mạnh
và những cá nhân, gia đình có thu nhập ổn định.
Thái Thị Phương Thúy Lớp kinh tế đầu tư K48D-QN
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Nguyễn Bạch Nguyệt

Cơ cấu quản lý hệ thống của Ngân hàng được xây dựng theo hướng tập trung
cho phép đưa ra những quyết định trong thời gian ngắn nhất, đảm bảo đồng nhất chất
lượng dịch vụ và quản lý rủi ro hiệu quả
* Vốn điều lệ
Tính đến cuối năm 2003, vốn điều lệ của VIB Bank tăng gấp 2 lần, tổng nguồn
vốn huy động tăng 57,4%, tổng dư nợ tín dụng tăng 26%,lợi nhuận trước thuế tăng
2,7 lần so với năm 2002, tỷ lệ cổ tức 2003 là 12%. Năm 2004, VIB Bank đặt kế
hoạch tăng vốn điều lệ từ 175 tỷ lên 250 tỷ đồng, trong đó chi nhánh Cầu Giấy đặt kế
hoạch tăng vốn điều lệ từ 5,3 tỷ đồng lên 7,5 tỷ đồng.
Đặc biệt trong năm 2004 cùng với dự án hợp tác với 10 ngân hàng thương mại
cổ phần trong nước và ngân hàng ngoại thương VN, VIB Bank sẽ phát hành thẻ quốc
tế và thẻ ghi nợ nội địa. Đây là loại thê có khả năng thanh toán tại hơn 3.000 đơn vị
chấp nhận và hệ thống 150 máy ATM được lắp đặt trên 24 tỉnh thành trên cả nước
Sau 11 năm hoạt động, đến 31/12/2007, vốn điều lệ của Ngân hàng Quốc Tế
là 2.000 tỷ đồng. Tổng tài sản đạt gần 39.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 425 tỷ
đồng, tỷ lệ cổ tức chia cho các cổ đông tăng đều hang năm, tỷ lệ về khả năng chi trả
luôn lớn hơn 1, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu luôn lớn hơn 8%. Hình ảnh của ngân hang
ngày càng sâu đậm trong lòng công chúng và khách hàng
Ngân hàng Quốc Tế luôn được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp loại tốt nhất
theo các tiêu chí đánh giá hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong nhiều năm liên tiếp.
* Về mạng lưới chi nhánh
Đến thời điểm này, ngoài Hội sở của Ngân hàng Quốc tế Thường, Ngân hàng
Quốc Tế có trên 100 đơn vị kinh doanh tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải
Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Thái Bình, Hà
Tây, Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Đắc
Lắc, Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Tây
Ninh,... và mạng lưới 37 Tổ công tác tại 35 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
Với phương châm “Luôn gia tăng giá trị cho bạn!”, Ngân hàng Quốc Tế không
ngừng gia tăng giá trị của khách hàng, của đối tác, của cán bộ nhân viên ngân hàng
và của các cổ đông.

Nguồn tài chính cho phép VIB thực hiện những chính sách tín dụng có kỳ hạn
dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nguồn vốn tự có và nguồn vốn tự huy động
nhất là vốn đi vay.
Thái Thị Phương Thúy Lớp kinh tế đầu tư K48D-QN
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Nguyễn Bạch Nguyệt
Ngân hàng quốc tế hoạt động trên các lĩnh vực chủ yếu là Dịch vụ Ngân hàng
Doanh nghiệp, Dịch vụ ngân hàng cá nhân và Dịch vụ ngân hàng định chế, Dịch vụ
Ngân hàng cho Doanh nghiệp lớn và Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Dịch
vụ đầu tư và dành cho Nhà đầu tư
* Chức năng các phòng ban
Phòng kinh doanh: có chức năng quản lý hoạt động tín dụng, kinh doanh ngoại
tệ, quản lý cơ cấu nguồn vốn huy động, quản lý lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay,
công bố tỷ giá giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hang, công bố tỷ giá kỳ
hạn…
Phòng kế toán: Có chức năng hạch toán tình hình kinh doanh của chi nhánh
ngân hàng, ghi chép và phân tích các số liệu nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho
ban lãnh đạo và các phòng ban khác, lập và trình báo cáo cuối năm về tình hình kinh
doanh của chi nhánh
Phòng thanh toán quốc tế: Có chức năng cung cấp dịch vụ thanh toán nước
ngoài của các tổ chức và cá nhân phục vụ hoạt động chuyển tiền
Phòng kế hoạch : Lập, phân bố và kiểm tra giám sát tình hình thực hiện kế
hoạcần hàng tháng, hàng năm tính toán các cho tiết đã được đề ra cho năm sau
Phòng hành chính: Kiểm tra, lưu giữ các giấy tờ, các văn bản pháp luật trong
lĩnh vực ngân hang, các đơn từ, giấy liên hệ công tác, quyết định của các cấp lãnh
đạo, chuyển các giấy tờ, quyết định tới các phòng ban
Phòng ngân quỹ: Quản lý và kiểm soát ngân quỹ, thực hiện công tác thu chi
ngân quỹ theo quy định thu chi của các phòng ban khác, tổ chức nhận và quản lý
công tác, nhận tiền mặt từ kho bạc nhà nước và các đơn vị khác
Phòng kiểm soát : Quản lý công tác kiểm tra , thanh tra, giám sát các hoạt động

thu chi, các hoạt động lưu chuyển công văn, giấy tờ giữa các phòng ban. Kiểm tra
việc lưu chu ển chứng từ trong thanh toán liên ngân hàng, Quản lý hệ thống thông tin
trong ngân hàng, công tác lưu chuyển thông tin trong ngân hàng có khớp với các
chứng từ lưu hay không
Phòng nguồn vốn và cân đối tổng hợp
Tổ chức huy động moị nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức kinh tế,
bằng VNĐ hay ngoại tệ theo hướng dẫn của Ngân Hàng Quốc Tế Việt Nam
2. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của NH TMCP chi nhánh Cầu Giấy
2.1 Về công tác huy động vốn
2.1.1 Các hình thức huy động vốn của chi nhánh
Thái Thị Phương Thúy Lớp kinh tế đầu tư K48D-QN
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Nguyễn Bạch Nguyệt
Các hình thức huy động vốn của chi nhánh bao gồm:
* Tiền gửi của khách hàng
- Tiền vàng gửi không kỳ hạn:
+ Tiền gửi không kỳ hạn bằng VNĐ
+ Tiền gửi không kỳ hạn bằng vàng, ngoại tệ
- Tiền gửi có kỳ hạn
+ Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ
+ Tiền gửi có kỳ hạn bằng vàng,ngoại tệ
- Tiền gửi vốn chuyên dùng
- Tiền gửi ký quỹ
* Phát hành giấy tờ có giá:
- Mệnh giá giấy tờ có giá bằng VNĐ
-Mệnh giá giấy tờ có giá bằng vàng và ngoại tệ
* Vốn vay các tổ chức tín dụng khác
* Vốn vay của các tổ chức kinh tế, cá nhân
2.1.2 Kết quả huy động vốn của chi nhánh
Năm 2006, hoạt động nguồn vốn của chi nhánh đạt mức tăng trưởng cao. Tổng

nguồn vốn tính đến 31/12/2006 đạt 470,35 tỷ đồng bằng 173% tăng 73% so với năm
trước
Trong đó vốn chủ sở hữu đạt 36,06 tỷ đồng, tăng 200% so với cuối năm 2005.
Vốn huy động của các tổ chức tài chính đạt 154,90 tỷ đồng bằng 179% tăng 79% so
với đầu năm và chiếm 32,92 % tổng nguồn vốn. Trong đó, tiền gửi của các tổ chức
tài chính đạt 152,78 tỷ đồng chiếm 98,63 % tổng nguồn vốn huy động từ các tổ chức
tài chính
Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư đạt 279,39 tỷ đồng bằng 186%
so với đầu năm và chiếm 63,20 % tổng nguồn vốn
Cơ cấu nguồn vốn :
* Vốn chủ sở hữu là: 8%
* Tiền gửi của các tổ chức tài chính : 30%
* Tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cá nhân 59%
* Các nguồn vốn khác 3%
Năm 2007 là năm Việt Nam chính thức gia nhập WTO hay trong thời kỳ này
ngành ngân hàng được xem là ngành hấp dẫn nhất, các ngân hàng TMCP lần lượt ra
đời, mở thêm các chi nhánh và nhanh chóng bắt nhịp với xu thế kinh tế mới, trong đó
Thái Thị Phương Thúy Lớp kinh tế đầu tư K48D-QN
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Nguyễn Bạch Nguyệt
Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam nói chung hay chi nhánh Cầu Giấy nói riêng
cũng ra sức quảng bá cho chính mình, tạo lòng tin đối với cá nhân hay các tổ chức
doanh nghiệp nhằm thu hút được nguồn vốn một cách tối đa
Đến ngày 31/12/2007, tổng nguồn vốn huy động đạt 1124,89 tỷ đồng, tăng 239
% so với cuối năm 2006. Trong đó, huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế đạt
535,94 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch, tăng 180,2 % so với cuối năm 2006, tăng hơn
2lần so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành. Huy động từ dân cư đạt 394,4
tỷ đồng ( chiếm 35,06 %) và huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 141,54 tỷ đồng
( chiếm 12,58 %)
Thị trường vốn năm 2008 có nhiều biến động bất thường, nhiều ngân hàng rơi

vào tình trạng thanh khoản kém . Hơn 8 tháng đầu năm 2008, nguồn vốn khan hiếm
và đắt đỏ. Lãi suất thị trường liên ngân hang và thị trường có thời điểm lên đến
30%/năm, lãi suát tiết kiệm 20%/ năm ảnh hưởng đến huy động vốn, cho vay và hiệu
quả của ngân hang. Vì vậy VIB bank Cầu Giấy vừa đảm bảo thanh khoản vừa tiếp
tục tăng trưởng về nguồn huy động . Tính đến 31/12/2008, tổng nguồn vốn huy động
từ nền kinh tế đạt 748,36 tỷ đồng tăng 66,55 % so với thời điểm cuối năm 2007 và
cao hơn mức tăng trưởng 15,3% của toàn hệ thống ngân hàng. Trong đó huy động
vốn từ dân cư đạt 465,48 tỷ đồng, tăng 84,72 %, tổng nguồn vốn huy động từ các tổ
chức kinh tế đạt 259,66 tỷ đồng tăng 183,45 %. Đồng thời với với sự tăng trưởng
nguồn vốn, VIB bank Cầu Giấy đã duy trì và phát triển 1 lượng khách hang lớn trong
năm qua, tính đến 31/12/2008, tổng số khách hang đang có giao dịch tiền gửi tại VIB
bank Cầu Giấy tăng 28,7% so với năm 2007
Bảng 1.1: Huy động nguồn vốn của chi nhánh qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Σ Nguồn vốn 470,35 1124,89 748,36
1. Vốn chủ sở hữu 36,06 588,95 23,22
2. Tổ chức tài chính 154,9 141,54 259,66
3. Từ dân cư 279,39 394,4 465,48
( Báo cáo tổng hợp của phòng kinh doanh năm 2006,2007,2008)
Như vậy từ khi chi nhánh đi vào hoạt động năm 2003 chi nhánh đã huy động
được 60,23 tỷ đồng, năm 2004 là 124,84 tỷ đồng và năm 2005 là 271,74 tỷ đồng. Thì
đến năm 2006 đã đạt đến 270,35 tỷ đồng, sang đến năm 2007 thì con số đó đã lên đến
hơn 1000 tỷ, điều đó cho ta thấy được nhờ có những biện pháp huy động vốn hợp lý
mà chi nhánh VIB Cầu Giấy đã vượt chỉ tiêu kế hoạch vựot lên các chi nhánh VIB
Thái Thị Phương Thúy Lớp kinh tế đầu tư K48D-QN
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Nguyễn Bạch Nguyệt
bank khác ở Hà Nội. Sang năm 2008 nền kinh tế có xu hướng gặp khó khăn nên tình
hình cũng giảm đi chỉ còn đạt 748,36 tỷ đồng.

Không chỉ dừng lại ở việc huy động vốn bằng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng
hay chủ sở hữu mà chi nhánh VIB Cầu Giấy còn huy động vốn bằng cách phát hành
các giấy tờ có giá ( hay còn gọi là các công cụ nợ ) như mệnh giá giấy tờ có giá bằng
VNĐ hay mệnh giá giấy tờ có giá trị bằng vàng và được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.2:
Tình hình huy động vốn của 3 năm theo hình thức phát hành các loại giấy tờ có
giá trị
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1. Mệnh giá giấy tờ có giá =VNĐ 0 29012,09 50,67
2. Mênh giá giấy tờ có giá trị = vàng 0 17616,36 1550,39
Bảng 1.3: Tiền gửi của khách hàng
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2006 2007 2008
1. Tiền, vàng gửi không kỳ hạn 56153 87932 89617
Tiền gửi không kỳ hạn bằng VNĐ 45457 80801 73946
Tiền gửi không kỳ hạn bằng vàng, ngoại tệ 10696 7131 15671
2. Tiền, vàng gửi có kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ 169902 309120 492223
Tiền gửi có kỳ hạn bằng vàng, ngoại tệ 66496 126692 131479
Tiền gửi vốn chuyên dùng 4 8 171
Tiền gửi ký quỹ 4822 12208 1091
( Theo báo cáo tổng hợp của phòng kinh doanh)
Thái Thị Phương Thúy Lớp kinh tế đầu tư K48D-QN
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Nguyễn Bạch Nguyệt
2.2 Hoạt động tín dụng
Nguyên tắc tín dụng của VIB Bank là:
Thứ nhất: Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn
Thứ hai: Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích, khách hàng vay vốn phải

chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về sử dụng vốn trái với hợp đồng tín dụng
đã cam kết với ngân hàng
Thứ ba: Có tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh nằm ngoài được hình thành từ
vốn vay
Thứ tư: Ngân hàng phát tiền vay theo tiến độ của quá trình sản xuất kinh doanh
Trong năm 2006, VIB Cầu Giấy đã triển khai và hoàn thành các chính sách tín
dụng như Chính sách cho vay khách hàng Doanh nghiệp, Chính sách phân loại tài
sản đảm bảo, Chính sách cho vay cầm cố cổ phiếu. Đánh giá doanh nghiệp vay vốn
tại chi nhánh ngân hàng theo tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp và sửa đổi, bổ sung
một số văn bản liên quan đến an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng
Ngoài ra công tác kiểm tra tín dụng ở chi nhánh được thực hiện thường xuyên
theo tháng và cả những nội dung bất thường với những nội dung chủ yếu: kiểm tra sự
tuân thủ phê duyệt, kiểm tra hồ sơ vay vốn, kiểm tra mục đích sử dụng vốn, kiểm tra
tài sản đảm bảo…thông qua công tác kiểm tra chi nhánh đã chấn chỉnh được việc
tuân thủ và báo cáo kịp thời các rủi ro tiềm ẩn của các khoản vay. Tốc độ tín dụng
được duy trì trong năm nay với dư nợ tín dụng đến thời điểm 31/12/2006 đạt 276,09
tỷ đồng, tăng 73% so với đầu năm. Trong đó tín dụng ngắn hạn đạt 184,21 tỷ đồng,
chiếm66,72 % tổng dư nợ và tín dụng trung và dài hạn đạt 94,2 tỷ đồng, chiếm
34,1% tổng dư nợ. Dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ đạt 76,1 tỷ đồng quy đổi chiếm
27,56 % tổng dư nợ và bằng đồng VN đạt 202,33 tỷ đồng chiếm 73,28 % tổng dư
nợ.Với chi nhánh trong năm 2006, chi nhánh tiếp tục nhìn nhận các doanh nghiệp vừa
và nhỏ hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế là người bạn đồng
hành của ngân hàng trong quá trình phát triển. Các doanh nghiệp vừa và nhỉ chiếm số
lượng lớn nhất và giàu tiềm năng trong cộng đồng doanh nghiệp, chính sách của ngân
hàng đã giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được nguồn vốn với chi phí hợp
lý để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động và tăng sức cạnh
tranh. Trong năm 2006 số lượng khách hàng là các đồng nghiệp vừa và nhỏ chiếm
77% tổng số lượng khách hàng và dư nợ cho vay đối tượng này chiếm gần 40% tổng
dư nợ cho vay khách hành doanh nghiệp
Thái Thị Phương Thúy Lớp kinh tế đầu tư K48D-QN

11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Nguyễn Bạch Nguyệt
Sang năm 2007 thì con số đã tăng lên rất nhiều. Tổng dư nợ đạt 503,36 tỷ đồng
vượt 19,6% so với kế hoạch, tăng 182,3 % so với cuối năm 2006, tăng hơn gấp 2 lần
tốc độ tăng trưởng của toàn ngành. Trong đó dư nợ của các tổ chức kinh tế đạt
363,42 tỷ đồng ( chiếm 72,19 % trên tổng dư nợ) và dư nợ của cá nhân là 139,93 tỷ
đồng ( chiếm 27,79 % trên tổng dư nợ ) Cơ sở khách hàng có quan hệ tín dụng lên
đến 485 khách hàng, tăng hơn 60% so với cuối năm 2006. Cùng trong năm 2007 VIB
Cầu Giáy đã xây dựng và hoàn thiện nhiều sản phẩm cho khách hàng Doanh nghiệp,
chính sách về lãi suất biểu phí, chính sách khách hàng trọng tâm, hỗ trợ thông tin
ngành hàng, xây dựng danh mục khách hàng, đẩy mạnh công tác phát triển kế hoạch
theo ngành và địa bàn kinh doanh. Trong năm 2007 thì một loạt các sản phẩm tín
dụng tiêu dùng cũng được cải tiến ngày càng phù hợp với nhu cầu của khách hàng
như : Cho vay mua nhà, cho vay kinh doanh bất động sản, cho vay mua ô tô, cho vay
tín chấp, cho vay cầm cố chứng khoán, cho vay hỗ trợ phát triển kinh doanh, chất
lượng tín dụng luôn được kiểm soát tốt với quy trình kiểm soát ngày càng chặt chẽ.
Tuy tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhưng tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh Cầu Giấy lại
giảm ( 1,21% giảm 0,24% so với cuối năm 2006). Sang năm 2008 tình hình kinh tế
trong và ngoài nước có nhiều diễn biến bất lợi đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả
hoạt động kinh doanh với đời sống của các khách hàng của VIB. Nguy cơ phát sinh
nợ quá hạn và nợ xấu tăng cao, vì vậy mà ban lãnh đạo chi nhánh đã chủ động giảm
tốc độ tăng trưởng tín dụng và thay đổi khảu vị rủi ro trong hoạt động cho vay theo
hướng thận trọng, rà soát chất lượng các khoản vay, tăng cường quản lý chất lượng
hoạt động kinh doanh và quá trình sử dụng vốn của khách hàng, xử lý nợ quá hạn và
nợ xấu, vì vậy chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ đảm bảo phát triển ổn
định và bền vững. Tính đến 31/12/2008 thì tổng dư nợ tín dụng đạt 599,24 tỷ đồng
tăng 95,88 tỷ đồng tương đương với 11,9% so với dư nợ 31/12/2007 và thấp hơn
mức tăng trưởng 20,6% của toàn hệ thống ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu đã được kiểm
soát tốt ở mức 1,84% so với 3,5% của toàn hệ thống trong bối cảnh nền kinh tế và
ngành ngân hàng có nhiều biến động và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các chính sách tín dụng

luôn được điều chỉnh kịp thời, phù hợp với các diễn biến của thị trường và sự thay
đổi chính sách của nhà nước về cơ cấu tín dụng, VIB Cầu Giấy tập trung cho vay các
doanh nghiệp vừa và nhỏ ( SMEs) chiếm 54% tổng dư nợ, tiếp đến là khách hàng cá
nhân chiếm 26%. Mặc dù hoạt động tín dụng của VIB vẫn luôn là lĩnh vực kinh
doanh chủ chốt, đem về lợi nhuận từ thu lãi cho vay và các hoạt động dịch vụ liên
quan đến cho vay, nhưng tốc độ tăng trưởng không đạt như kế hoạch. Tổng dư nợ tín
Thái Thị Phương Thúy Lớp kinh tế đầu tư K48D-QN
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Nguyễn Bạch Nguyệt
dụng của ngân hàng tính đến 31/12/2008 là 599,24 tỷ đồng tăng 11,9% so với năm
2007 và đây là tỷ lệ tăng trưởng khá thấp, ngoài nguyên nhan chung do khó khăn của
nền kinh tế thế giới, kinh tế trong nước thì VIB Cầu Giấy còn chịu áp lực tuân thủ
mức an toàn vốn tối thiểu la 8% do ngân hàng nhà nước quy định, còn giai đoạn từ
giữa năm VIB Cầu giấy còn có chính sách thắt chặt tín dụng vì nguy cơ nợ xấu cao,
không đảm báo chất lượng
Mặt khác, tỷ lệ cho vay ngắn hạn của ngân hàng tương đối thấp với 58,7% trong
khi đó cho vay trung hạn và dài hạn là 41,3%. Đây là tỷ lệ khá cao so với cơ cấu
nguồn tiền huy động được và đặc biệt đối với các kỳ hạn trung và dài hạn đã gây khó
khăn, rủi ro lãi suất, thậm chí giảm thu cho chi nhánh bởi những biến động lãi suất
tăng mạnh, bất ngờ của thị trường và can thiệp của ngân hàng nhà nước
Tỷ lệ dư nợ cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa là 53,5%, các doanh nghiệp
lớn và FDI là 19,9% còn cho vay cá nhân là 26,5% tổng dư nợ của chi nhánh
Bảng 1.4: Tình hình dư nợ của chi nhánh Cầu Giấy
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2006 2007 2008
Dư nợ theo đơn vị tiền tệ
1. Cho vay bằng VNĐ 200739 342613 448581
2. Cho vay bằng ngoại tệ, vàng 76144 164788 150646
Dư nợ theo thời gian
1. Nợ ngắn hạn 178332 303784 351782

2. Nợ trung hạn 69066 123768 112139
3. Nợ dài hạn 29485 79848 135305
(Theo báo cáo tổng kết qua các năm của chi nhánh)
II. Thực trạng công tác thẩm định Dự án đầu tư vay vốn tại chi nhánh Cầu
giấy
1. Mục đích và căn cứ thẩm định dự án đầu tư vay vốn
1.1 Mục đích thẩm định dự án đầu tư vay vốn
Ngân hàng thu lợi chủ yếu nhờ hoạt động cho vay. Chính vì vậy mỗi khoản tín
dụng được cấp ra nhất thiết phải mang lại hiệu quả, điều đó đồng nghĩa với việc đảm
bảo cho hoạt động của ngân hàng phải được an toàn và hiệu quả. Vì vậy, điều các
ngân hàng nói chung, hay ngân hàng TMCP Quốc Tế nói riêng là khả năng hoàn trả
khoản vay cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn. Do đó, việc ngân hàng phải tiến hành thẩm
Thái Thị Phương Thúy Lớp kinh tế đầu tư K48D-QN
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Nguyễn Bạch Nguyệt
định dự án trên mọi phương diện kỹ thuật, thị trường, tổ chức quản lý, tài chính cho
các dự án cho vay là rất quan trọng
Một dự án đầu tư đòi hỏi một lượng vốn rất lớn, trong một thời gian dài, phần
lớn vượt quá khả năng tài chính, khả năng trả nợ của các doanh nghiệp. Do vậy họ
phải huy động nguồn tài trợ từ phía ngân hàng. Khi ngân hàng TMCP quốc tế nói
chung hay chi nhánh Cầu Giấy nói riêng cho vay cho doanh nghiệp cũng có khả năng
sinh lời nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro có thể xẩy ra, chính vì thế ngân hàng
không còn cách nào khác là phải tiến hành thẩm định các phương diện của dự án. Vai
trò quan trọng của thẩm định dự án thể hiện ở chỗ nó chính là căn cứ chính yếu để
Ngân hàng đưa ra quyết định tài trợ của mình
Về mặt nghiệp vụ, Ngân hàng với phương châm hoạt động hiệu quả và an toàn,
công tác thẩm định dự án của Ngân hàng giúp cho:
- Ngân hàng có cơ sỏ tương đối vững chắc để xác định được hiệu quả đầu tư
vốn cũng như khả năng hoàn vốn của dự án, quan trọng hơn cả là xác định khả năng
trả nợ của chủ đầu tư

- Ngân hàng có thể dự đoán được những rủi ro có thể xẩy ra, ảnh hưởng tới quá
trình triển khai thực hiện dự án. Trên cơ sỏ này, phát hiện và bổ sung thêm các biện
pháp khắc phục hoặc hạn chế rủi ro, đảm bảo tính khả thi của dụ án đồng thời tham
gia ý kiến của các cơ quan quản lý Nhà Nước và chủ đầu tư có thể quyết định đầu tư
đúng đắn
- Ngân hàng có phương án hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất khi xác
định giá trị khoản vay, thời hạn, lãi suất, mức thu nợ và hình thức thu nợ hợp lý, tạo
điều kiện cho dự án hoạt động có hiệu quả
- Ngân hàng tạo ra các căn cứ để kiểm tra việc sử dụng vốn đúng mục đích,
đúng đối tượng và tiết kiệm vốn đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư dự án.
- Ngân hàng rút ra kinh nghiệm trong cho vay để thực hiện và phát triển có chất
lượng hơn. Xuất phát từ tính cần thiết, tính thực tế, tính hiệu quả của công tác thẩm
định tài chính dự án bản than nó đã và đang tiếp tục trở thành một bộ phận quan trọng
mang tính quyết định trong hoạt động cho vay của mỗi ngân hàng
1.2 Căn cứ thẩm định dự án đầu tư
Công tác thâm định dự án tại chi nhánh Cầu Giấy chủ yếu căn cứ vào các nguồn
thông tin, căn cứ vào chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, phát triển của địa
phương, chiến lược đầu tư của công ty và cân đối cung cầu, năng lực, kinh nghiệm
kinh doanh của chủ đầu tư, cơ hội/ thời điểm đầu tư, sản phẩm của dự án …để quyết
Thái Thị Phương Thúy Lớp kinh tế đầu tư K48D-QN
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Nguyễn Bạch Nguyệt
định việc đầu tư. Tuy nhiên, đối với các dự án đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực sản
xuất kinh doanh chuyển đổi công nghệ, ngoài những căn cứ trên cần dự trên những
thông tin, căn cứ về: tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng huy động, tình hình vay
và trả nợ vay với các tổ chức tín dụng, tình hình tiêu thụ sản phẩm, hiệu quả hoạt
động của dây chuyền hiện tại để đánh giá.
2. Quy trình thẩm định dự án
Quy trình thẩm định dự án được cán bộ thẩm định áp dụng theo sơ đồ sau:
VIB chi nhánh Cầu Giấy đã ban hành quy trình nghiệp vụ tín dụng riêng, áp

dụng trong toàn hệ thống trong đó có quy định cụ thể quy trình nghiệp vụ thẩm định.
Cụ thể các bước của quy trình thẩm định dự án như sau:
* Bước 1: Tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ vay:
Cán bộ nhân viên chi nhánh tiếp xúc với các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn
để mở rộng sản xuất kinh doanh hay thực hiện một dự án, nhân viên hướng dẫn
khách hàng cách lập hồ sơ hợp lệ gửi tới VIB bank
* Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ
Thái Thị Phương Thúy Lớp kinh tế đầu tư K48D-QN
Yêu cầu bổ sung
Khách
hàng nộp
hồ sơ vay
vốn
Cán bộ
thẩm định
tiếp nhận
hồ sơ
Trưởng phòng tín dụng đánh giá,
xem xét lại và cho ý kiến đề xuất
Lập tờ
trình
thẩm
định
Kiển tra,
xem xét
tính đầy
đủ, hợp
lệ
Ban tín dụng hoặc hội
đồng tín dụng ra quyết

định cho vay
Hoàn
tất hồ
sơ và
giải
ngân
Chưa đầy
đủ, hợp lệ
Không đạt
Đạt
yêu
cầu
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Nguyễn Bạch Nguyệt
Cán bộ tín dụng trực tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng, hồ sơ thẩm định ( đề nghị
thẩm định) báo cáo tiền khả thi và báo cáo khả thi được coi là hợp lý khi chủ đầu tư
thụ lý theo yêu cầu thông tư số 06/1999/TT-BKH-DDT ngày 24/11/1999 hướng dẫn
về nội dung, tổng mức đầu tư, hồ sơ thẩm định dự án đầu tư, báo cáo đầu tư và thông
tư số 07/2000/TT-BKHĐT ngày 3/7/200 về sửa đổi bổ sung thông tư số 06
* Bước 3: Thẩm định dự án
Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định dự án dầu tư về mọi phương diện tài
chính, kinh tế- xã hội, kỹ thuật, tổ chức quản lý, rủi ro, khả năng trả nợ của dự án,
tình hình pháp lý của chủ đầu tư.., từ đó tập hợp tài liệu lập thành tờ trình thẩm định.
Tờ trình là kết quả thẩm định của cán bộ tín dụng về khách hàng vay vốn trong đó có
ghi rõ ý kiến của cán bộ thẩm định về tính khả thi của dự án, về món vay, bảo lãnh và
hạn mức tín dụng. Toàn bộ hồ sơ và tờ trình thẩm định sau đó được chuyển lên
trưởng phòng tín dụng. Trưởng phong tín dụng xem xét, kiểm soát về nghiệp vụ,
thông qua hoặc yêu cầu cán bộ tín dụng chỉnh sửa, bổ sung.
* Bước 4: Quyết định của người có thẩm quyền
Cán bộ tín dụng hoàn chỉnh nội dung tờ trình, trình trưởng phòng ký thông

qua, sau đó có nhiệm vụ trực tiếp trình lên ban tín dụng hoặc hội đồng tín dụng. Nếu
đồng ý sẽ cấp tín dụng cho dự án và sẽ thực hiện giải ngân theo sự thỏa thuận của 2
bên. Định kỳ sẽ kiểm tra việc sử dụng vốn vay của chủ đầu tư, giám sát quá trình tiến
hành dự án để đảm bảo khả năng thanh toán của dự án
Bước 5: Báo cáo tái thẩm định được chuyển xuống chi nhánh và trả lời chi
nhánh : cho vay/ không cho vay, từ đó chi nhánh trả lời trực tiếp khách hàng : cho
vay/ không cho vay
3. Nội dung thẩm định dự án tại ngân hàng
Khi có một dự án đề nghi được vay vốn, các cán bộ thẩm định ngân hàng đều
phải tiến hành thẩm định các nội dung như sơ đồ. VIB cũng đưa ra nội dung thẩm
định cho toàn chi nhánh. Cụ thể là thẩm định các nội dung chủ yếu sau:
Thái Thị Phương Thúy Lớp kinh tế đầu tư K48D-QN
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Nguyễn Bạch Nguyệt
Thái Thị Phương Thúy Lớp kinh tế đầu tư K48D-QN
Thẩm định
khách hàng
vay vốn
Tư cách khách hàng
Tình hình tài chính của
công ty
Quan hệ với các tổ chức
tín dụng khác
Các hồ sơ khác ( Nếu
ngân hàng thấy có liên
quan )
Thẩm định dự
án đầu tư vay
vốn
Sự cần thiết của dự án đầu


Thẩm định chung về dự án
vay vốn
Hồ sơ pháp lý của dự án
Thẩm định phương diện
thị trường và khả năng tiêu
thụ sản phẩm dịch vụ đầu
ra của dự án
Thẩm định phương diện kỹ
thuật
Thẩm định về tài chính
trường
Tình hình hoạt
động của công ty
Thẩm định tài sản đảm bảo
Tư cách khách
hàng
Lịch
sử
hình
thành
của
công
ty
Đánh
giá tư
cách

năng
lực

pháp
lý của
khách
hàng
Môi
trường
tổ chức
và bố
trí lao
động
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Nguyễn Bạch Nguyệt
3.1 Thẩm định khách hàng vay vốn
3.1.1 Tư cách khách hàng
Cán bộ thẩm định của ngân hàng xem xét hồ sơ của khách hàng gửi đến và hồ
sơ vay vốn cần đảm bảo tính đầy đủ và hợp lệ, theo quy định của ngan hàng thì các
loại hồ sơ cần thiết phải bao gồm:
3.1.1.1 Tư cách khách hàng
Khi đó cán bộ thẩm định ngân hàng đã căn cứ vào các chỉ tiêu sau:
- Đối với khách hàng là doanh nghiệp trong nước: Hồ sơ cần có bao gồm
+ Quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập
+ Các doanh nghiệp thuộc tỉnh thành phố trực thuộc trung ương do UBND tỉnh
thành phố trực thuộc TW kí quyết định thành lập
+ Hợp đồng liên doanh
+ Điều lệ doanh nghiệp: được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép đầu
tư phê duyệt
+ Giấy phép đầu tư
+ Danh sách hội đồng quản trị và tổng giám đốc có xác nhận của Bộ hoặc sở kế
hoạch đầu tư
3.1.1.2 Tình hình hoạt động của công ty

* Lịch sử hình thành của công ty
Cán bộ thẩm định của chi nhánh ngân hàng xem tờ trình của công ty gửi đến về
chính công ty mình. Từ đó đã thẩm định các nội dung chủ yếu về công ty như sau:
+ Xuất xứ hình thành doanh nghiệp
+ Các bước ngoặt lớn doanh nghiệp đã trải qua : thay đổi quy mô, công suất,
loại sản phẩm,..
+ Những khó khăn, thuận lợi, lợi thế, bất lợi của công ty
+Uy tín của công ty trên thương trường: Khách hàng của doanh nghiệp là công
ty nào? Nước nào? Mối quan hệ làm ăn có bền vững không? Mặt hàng của doanh
nghiệp chiếm thị trường được bao nhiêu so với các doanh nghiệp cùng ngành nghề,
việc sản xuất kinh doanh có ổn định không?
*Đánh giá tư cách và năng lực pháp lý của khách hàng
Sau khi đã xem xét lịch sử hình thành của công ty, cán bộ thẩm định tiến hành
sang đánh giá tư cách của khách hàng. Tư cách cá nhân và năng lực kinh doanh của
khách hàng. Quá trình này được cán bộ chi nhánh làm việc theo các nội dung sau:
- Tư cách cá nhân : Hoàn cảnh gia đình và tư cách đạo đức của khách hàng
Thái Thị Phương Thúy Lớp kinh tế đầu tư K48D-QN
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Nguyễn Bạch Nguyệt
- Năng lực kinh doanh của khách hàng : Đó là về trình độ học vấn, chuyên
môn, trình độ quản lý, những hiểu biết pháp luật, những kinh nghiệm công tác qua
các năm, những thành công thất bại trên thương trường. Ngoài ra, năng lực của khách
hàng còn là uy tín trên thương trường với các bạn hàng, các đối tác, nhận thực của
khách hàng khi vay vốn và tính hợp tác với ngân hàng trong quá trình cán bộ tín
dụng thẩm định
*Thẩm định môi trường tổ chức và bố trí lao động
Môi trường tổ chức và bố trí lao động của công ty là cả một hệ thống làm việc
có trật tự, có quy định chung, tuy nhiên về phương diện này, cán bộ thẩm định cũng
không cần phải thẩm định nhiều, vì trong quá trình làm việc thì đều có sự thay đổi.
Cán bộ thẩm định chỉ xem xét sơ đồ làm việc mà tờ trình của công ty gửi tới

3.1.2 Tình hình tài chính của công ty
Để đánh giá được công ty có làm ăn được hay không, cán bộ thẩm định dựa
trên báo cáo tài chính do công ty gửi tới và đã kết hợp với các thông tin từ hệ thống
CIC. Ngoài ra cán bộ ngân hàng còn thẩm định các danh mục bao gồm:
+Báo cáo tài chính trong 2 năm gần đây nhất và các quý của năm xin vay, gồm:
bảng tổng kết tài sản, báo cáo kêt quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền
tệ, thuyết minh báo cáo tài chính và các báo cáo chi tiết về tình hình công nợ, tình
hình hàng tồn kho..
+ Nếu doanh nghiệp mới thành lập chưa đủ thời gian hoạt động 2 năm thì gửi
báo cáo từ ngày thành lập đến ngày xin vay
3.1.3 Quan hệ với tổ chức tín dụng khác
Ngoài việc vay vốn ở ngân hàng mình, cán bộ tín dụng phải đề nghị khách
hàng gửi bản dư nợ mà khách hàng có quan hệ tín dụng với các ngân hàng khác để
ngân hàng mình kiểm tra xem khách hàng đã trả nợ thế nào? Còn dư nợ bao nhiêu để
từ đó cho vay với mức độ nhất định nhằm tránh rủi ro là khách hàng không trả được
nợ
3.1.4 Các hồ sơ khác( nếu cán bộ ngân hàng thấy cần thiết)
Bên cạnh đó, các tài liệu trên cũng phải đảm bảo tính hợp lệ nghĩa là các tài liệu
gửi ngân hàng như báo cáo nghiên cứu khả thi, giấy đè nghị vay vốn…bắt buộc là
phải có bản chính và là được ký bởi người đại diện hợp pháp của bên vay. Các tài
liệu khác nếu không thể cung cấp như: hồ sơ pháp lý, báo cáo tài chính, quyết định bổ
nhiệm giám đốc hoặc kế toán trưởng, giấy chúng minh thư nhân dân..) thì sử dụng
bản pho to nhưng phải có chứng nhận của công chứng hoặc có chữ ký đóng dấu “ y
Thái Thị Phương Thúy Lớp kinh tế đầu tư K48D-QN
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Nguyễn Bạch Nguyệt
sao bản chính” của bên vay ( nếu bên vay là pháp nhân) hoặc có chữ ký của chính
người vay ( nếu bên vay là thể nhân)
3.2 Thẩm định dự án vay vốn
3.2.1 Thẩm định sự cần thiết của dự án

Khi cán bộ ngân hàng thẩm định phương diện thị trường thì cũng có nhắc đến
sự cần thiết của dự án. Khi một dự án vay vốn được trình đến ngân hàng thì cán bộ
tín dụng đã thẩm định về sự cần thiết của dự án về các nôi dung: Dự án có thật sự cần
thiết tại nơi nó được xây dựng nên hay không? Chủ yếu thu được lợi nhuận cao
không? Phục vụ nhu cầu cho con người không?
3.2.2 Thẩm định chung về dự án vay vốn
Khi khách hàng có một dự án cần vay vốn trình lên ngân hàng, cán bộ thẩm
định chi nhánh ngân hàng xem xét dự án.Các nội dung mà cán bộ tín dụng cần thẩm
định bao gồm:
+ Tên dự án đầu tư
+ Tổng mức đầu tư của dự án
+ Nguồn vốn của dự án dựa trên nguồn vốn tự có và nguồn vốn đi vay
+ Thời hạn vay là bao lâu
Sau đó cán bộ tín dụng gửi cho khách hàng lãi suất mà khách hàng phải trả hàng
tháng, hàng năm là bao nhiêu, tùy thuộc vào ngân hàng. Ngoài ra còn phải xem xét
giá trị đảm bảo tiền vay mà khách hàng gửi đến, xem xét tài sản có đúng như thực tế
công ty có hay không?
3.2.3 Thẩm định hồ sơ pháp lý của dự án
Khi khách hàng gửi hồ sơ dự án đến ngân hàng, cán bộ tín dụng ngân hàng chi
nhánh VIB Cầu Giấy đã thực hiện thẩm định các nội dung theo quy định của ngân
hàng theo các chỉ tiêu như sau:
+ Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của ngân hàng
+ Dự án dầu tư hay luận chứng kinh tế kỹ thuật có liên quan đến việc sử dụng
vốn vay
+ Các hợp đồng kinh tế chứng minh việc mua bán nguyên vật liệu, hàng hóa
máy móc thiết bị.. hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa hặc các hợp đồng khác
nhằm thực hiện dự án đầu tư đó
+ Các tài liệu thẩm định về kinh tế, kỹ thuật của dự án
+ Đối với việc vay vốn thực hiện dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước cần
có các quyết định đầu tưu của cấp có thẩm quyền

Thái Thị Phương Thúy Lớp kinh tế đầu tư K48D-QN
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Nguyễn Bạch Nguyệt
+ Đối với khách hàng là công ty cổ phẩn, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty
liên doanh cần có văn bản của hội đồng quản trị hoặc những sáng lập viên về việc
chấp thuận vay vốn ngân hàng để thực hiện dự án đầu tư
Phương pháp chủ yếu để thực hiện nội dung này là phương pháp thẩm định theo
trình tự
3.2.4 Thẩm định phương diện thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm dịch
vụ đầu ra của dự án
Ở nội dung này, cán bộ thẩm định chủ yếu sử dụng phương pháp dự báo cung-
cầu sản phẩm, so sánh đối chiếu với sản phẩm của dự án tương tự để tiến hành phân
tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án trong thời
gian dự án đi vào hoạt động để làm cho cơ sở cho những phân tích tài chính sau này.
Thực tế là tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án đóng vai trò rất quan trọng,
quyết định việc thành bại của dự án. Do vậy cán bộ thẩm định ngân hàng khi thẩm
định dự án cần xem xét các nội dung
* Đáng giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án
Dựa vào quy hoạch phát triển ngành trên toàn quốc hoặc từng khu vực địa bàn
và các số liệu, thông tin dự báo về tình hình sản xuất kinh doanh, nu cầu tiêu thụ sản
phẩm trong và ngoài nước thu thập được từ các kênh thông tin, cán bộ thẩm định tiến
hành phân tích, đánh gía những nội dung sau:
- Phát triển quan hệ cung- cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án
- Định dạng sản phẩm cả dự án
- Đặc tính nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, tình hình sản
xuất tiêu thụ của sản phẩm
- Xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự toán nhu cầu tương lai đối với sản phẩm
dịch vụ đầu ra của dự án, ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội
địa và khả năng xuất khẩu của sản phẩm dự án. Trên cơ sở phân tích quan hệ cung
cầu, tín hiệu của thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm đầu ra của dự án, đưa ra nhận

xét về sự cần thiết và tính hợp lý của dự án trên phương diện như:
+ Sự cần thiết đầu tư
+ Sự hợp lý của quy mô đầu tư, cơ cấu sản phẩm và về việc triển khai thực hiện
đầu tư
* Đánh gía về cung cầu sản phẩm
Thái Thị Phương Thúy Lớp kinh tế đầu tư K48D-QN
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Nguyễn Bạch Nguyệt
Đó là việc xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nhu cầu
của sản phẩm dự án như thế nào? Các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng được bao
nhiêu %...
- Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác, đối
tượng khác cùng tham gia thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án
- Sản phẩm nhập khẩu trong những năm qua, dự kiến khả năng nhập khẩu trong
thời gian tới
* Thị trưòng mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án
Trên cơ sở đánh giá tổng quan về quan hệ cung cầu của sản phẩm của dự án,
thẩm định tính hợp lý trong việc lựa chọn thị trường mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ
đầu ra của dự án. Nội dung này chủ yếu được thẩm định dựa trên những hiểu biết và
đánh giá chủ quan của cán bộ thẩm định.
Thị trường nước ngoài
+ Sản phẩm có khả năng đạt yêu cầu về tiêu chuẩn để xuất khẩ hay không?
+ Quy cách, chất lượng, mẫu mã, giá cả có những ưu thế như thế nào so với sản
phẩm cùng loại trên thị trường dự kiến xuất khẩu
- Thị trường trong nước
+ Thói quen, tập quán tiêu dùng của người dân địa phương, tình hình phát triển
kinh tế cũng như mức thu nhập bình quân đầu người của người dân từng vùng tiêu
thụ và tốc độ gia tăng dân số hàng năm
+ Hiện đã có nhu cầu về sản phẩm mà dự án định sản xuất hay chưa, quy mô là
lớn hay nhỏ? Ai là người tiêu thụ chủ yếu và ai sẽ là người tiêu thụ có thể được

+ Nhu cầu về sản phẩm này đã được thỏa mãn bằng cách nào? Ai là người đáp
ứng nhu cầu này, trong đó bao nhiêu phần trăm nhu cầu được đáp ứng nhờ sản xuât
nội địa và bao nhiêu là do nhập khẩu.
+ Sản phẩm của dự án đang nằm trong giai đoạn nào trong chu kỳ sống của sản
phẩm
+ Nhu cầu về sản phẩm có thay đổi theo mùa không? Dự kiến trong những năm
tới khi dự án đi vào hoạt động, nhu cầu này sẽ thay đổi như thế nào?
+ Sản phẩm thay thế của dự án là những sản phẩm gì, tình hình sản xuất và tiêu
thụ chúng trên thị trường ra sao, khả năng bị thay thế là bao nhiêu
Thái Thị Phương Thúy Lớp kinh tế đầu tư K48D-QN
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Nguyễn Bạch Nguyệt
* Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án
Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ, công suất thiết kế và khả năng cạnh
tranh của sản phẩm dự án, cán bộ thẩm định đưa ra dự kiến về khả năng tiêu thụ sản
phẩm của dự án sau khi đi vào hoạt động theo các chỉ tiêu tài chính sau:
+ Kế hoạch sản lượng sản xuất, tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi cơ cấu sản phẩm
nếu dự án có nhiều loại sản phẩm
+ Mạng lưới phân phối của sản phẩm dự án đã được xác lập hay chưa? Việc dự
đoán này sẽ làm cơ sở cho việc tính toán, đánh giá hiệu quả tài chính được chính xác
hơn.
3.2.5 Thẩm định phương diện kỹ thuật
a. Thẩm định địa điểm xây dựng
Cán bộ thẩm định của ngân hàng dựa trên những hiểu biết và kinh nghiệm của
mình để thẩm định những nội dung cơ bản sau:
- Địa điểm xây dựng có thuận lợi về mặt giao thông hay không? Có gần nguồn
cung cấp nguyên vật liệu, điện nước và thị trường tiêu thụ hay không? Có nằm trong
quy hoạch hay không?
- Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư thế nào? Đánh giá so sánh
về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác

- Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như ảnh
hưởng đến giá thành, sức cạnh tranh nếu xa thị trường nguyên vật liệu, tiêu thụ
b. Thẩm định công nghệ và máy móc thiết bị của dự án
Khi thẩm định nội dung này, cán bộ thẩm định ngân hàng đã áp dụng phương
pháp so sánh các thông tin về công nghệ, máy móc thiết bị của dự án với trình độ
công nghệ chung của ngành, của dự án khác và trình độ sử dụng của lao động Việt
Nam. Cụ thể là:
+ Quy trình công nghệ có tiên tiến, hiện đại hay không? ở mức độ nào của Việt
Nam, thế giới
+ Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại của Việt nam hay không?lý do lựa
chọn công nghệ
+ Xem xét đánh giá về số lượng, công suất quy cách, chủng loại, danh mục máy
móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất
+ Trình độ tiên tiến của thiết bị, khi cần phải thay đổi sản phẩm thì thiết bị này
có đáp ứng được hay không?
Thái Thị Phương Thúy Lớp kinh tế đầu tư K48D-QN
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Nguyễn Bạch Nguyệt
3.2.6 Thẩm định phương diện tài chính dự án
Trong quá trình thẩm định khía cạnh này, cán bộ tín dụng VIB Cầu giấy đã tiến
hành thẩm định các nội dung như sau:
Thứ nhất: Tổng mức vốn đầu tư và nguồn tài trợ cho dự án.
Trong đó tổng vốn đầu tư của dự án bao gồm vốn cố định và vốn lưu động ban
đầu cho sản xuất ( tính cho chu kỳ sản xuất kinh doanh đầu tiên) . Trong phần này
cán bộ thẩm định đã xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư đã được tính toán hợp lý hay
chưa, đã tính toán các khoản mục cần thiết chưa, cần xem xét các yếu tố tác động làm
tăng chi phí như trượt giá, làm phát, các khoản mục có thể phát sinh thêm về khối
lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ..Trên cơ
sở tham khảo các dự án tương tự và những kinh nghiệm được ngân hàng đúc kết ở
giai đoạn thẩm định dự án sau đầu tư ( về suất vốn đầu tư, về phương án công nghệ,

về các hạng mục thực sự cần thiết và không cần thiết ở giai đoạn thực hiện đầu tư..),
nếu cán bộ thẩm định thấy có sự khác biệt quá lớn ở từng nội dung thì cần tiến hành
tập trung phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhận xét. Từ đó đưa ra cơ cấu
vốn hợp lý mà vẫn đảm bảo mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án để xác định mức tối
đa mà ngân hàng nên tham gia tài trợ cho dự án
Ngoài ra, cán bộ thẩm định cũng đã xem xét sự hợp lý về cơ cấu giữa vốn cố
định và vốn lưu động. Sự hợp lý này rất cần thiết, vì dự án đi vào hoạt động cần đảm
bảo vốn lưu động nếu không thì vốn cố định đã đầu tư vào nhà xưởng sẽ không phát
huy được tác dụng. Tỷ lệ này tùy thuộc vào từng ngành nghề. Ngân hàng sẽ căn cứ
vào tốc độ lưu chuyển vốn lưu động của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và khả
năng tự chủ về vốn lưu động của chủ
Thứ hai: thẩm định dòng tiền của dự án.
Thẩm định dòng tiền bao gồm các khoản: Khoản nhu nghiệp vốn tự có, vốn
vay, các khoản trả nợ gốc và lãi vay, chi cổ tức, khen thưởng
NCF= - vốn đầu tư ban đầu + lợi nhuận sau thuế + khấu hao tài sản cố định +
Lãi vay dài hạn
Thẩm định dòng tiền là khâu quan trọng trong quá trình thẩm định tài chính,
muốn thẩm định dòng tiền chính xác cán bộ thẩm định ngân hàng cần làm tốt khâu
thẩm định doanh thu và chi phí dự án, kết hợp với phương pháp dự báo, so sánh đối
chiếu các chỉ tiêu để đánh giá chính xác khả năng trả nợ gốc và lãi vay của dự án sau
khi đi vào hoạt động
Thái Thị Phương Thúy Lớp kinh tế đầu tư K48D-QN
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Nguyễn Bạch Nguyệt
Thẩm định doanh thu được áp dụng phương pháp dự báo và so sánh đối chiếu
các chỉ tiêu. Dự báo thị trường trong tương lai để thẩm định giá bán sản phẩm. doanh
số sản xuất, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Các dự án có liên quan cùng
ngành nghề lĩnh vực đã đi vào hoạt động sẽ được đưa ra so sánh với dự án đang thẩm
định
Thứ ba: Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính

Điều quan trọng trong một dự án đầu tư là các hiệu quả tài chính có dương hay
không? Để đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của một dự án đầu tư, cán bộ thẩm
định ngân hàng thường sử dụng một số những chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu giá trị lợi nhuận của cả đời dự án ( NPV)
Là phần chênh lệch giữa tất cả các dòng tiền của dự án trong tương lai được quy
đổi về thời điểm hiện tại và giá trị hiện tại của vốn đầu tư ban đầu
NPV=
1 1
1
( )
(1 )
n n
n
r r
Bi Ci x
r
= =

+
∑ ∑
Trong đó: NPV là giá trị hiện tại ròng của cả đời dự án
Bi là thu nhập năm thứ i
Ci là chi phí năm thứ i
r là tỷ lệ chiết khấu được lựa chọn
n là độ dài thời gian
PV là hiện giá vốn đầu tư của dự án
Dự án chỉ được chấp nhận nếu NPV>=0
Chỉ tiêu quan tâm thứ hai của ngân hàng là IRR cũng phải >0
Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn: Đó là thời gian cần thiết để dự án hoạt động thu
đủ số vốn đầu tư ban đầu đã bỏ ra. Cán bộ thẩm định dự án cần xem xét, đánh giá

khả năng trả nợ của dự án là ngắn nhất. Thời gian hoàn vốn chỉ được chấp nhận là <=
thời gian hoạt động của dự án
Điểm hòa vốn: Đó là điểm mà tại đó doanh thu bù đắp các khoản chi phí của
dự án, nói cách khác là dự án không bị lỗ. Điểm hòa vốn được cán bộ thẩm định dự
vào các chỉ tiêu : doanh thu hòa vốn, công suất hòa vốn và doanh thu hòa vốn bình
quân
Thời gian hoàn vốn: Đó là thời gian cần thiết để hoạt động thu đủ số vốn đầu
tư ban đầu đã bỏ ra. Đó chính là khoảng thời gian cần thiết để hoàn trả vốn đầu tư
ban đầu. Cán bộ thẩm định của ngân hàng dự trên các chỉ tiêu như dòng tiền hoàn
vốn, lũy kê dòng tiền để thẩm định xem có >0 thì dự án mới có tính khả thi, Và
Thái Thị Phương Thúy Lớp kinh tế đầu tư K48D-QN
25

×