Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần May Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.33 KB, 66 trang )

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi : Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế quốc dân
Khoa Kinh tế đầu tư
Đồng kính gửi PGS.TS NGUYỄN BẠCH NGUYỆT
Tên em là: LÊ THỊ THU HIỀN
Sinh viên lớp: KINH TẾ ĐẦU TƯ 48E
Em xin cam đoan đây là chuyên đề do em tự đọc tài liệu, tự nghiên cứu và
viết. Mọi trích dẫn đều ghi rõ nguồn, không copy. Nếu sai em xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm trước nhà trường.
Sinh viên


Lê Thị Thu Hiền
SV: Lê Thị Thu Hiền Lớp: KT ĐT 48E
1
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt
LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tư và đầu tư phát triển có vai trò quyết định đối với sự phát triển của từng
vùng, từng ngành, từng lĩnh vực và với toàn nền kinh tế. Trong thời gian qua, hoạt
động đầu tư ở các Doanh nghiệp đã đạt những kết quả to lớn, và đã đưa nền kinh tế
vùng, ngành, lĩnh vực và toàn nền kinh tế tiến thêm những bước vững chắc trên con
đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên công tác thực hiện đầu tư
phát triển có hiệu quả hay không cũng tồn tại nhiều vướng mắc trong doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần May Thanh Hóa là công ty gia công hàng may mặc xuất
khẩu. Mặc dù qui mô công ty không lớn, hoạt động đầu tư phát triển cũng chưa hình
thành dự án nhưng những kết quả, hiệu quả thu được chứng tỏ doanh nghiệp đang
đầu tư đúng hướng. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng tồn tại những vướng mắc, hạn chế
cần khắc phục vào những năm tiếp theo. Qua thời gian thực tập tại công ty, nắm được
tình hình đầu tư phát triển tại công ty, trong chuyên đề này tôi tập trung nghiên cứu
về tình hình đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần May Thanh Hóa từ đó đưa ra một


số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty.
Chuyên đề thực tập này gồm 2 phần chính:
Chương I: Đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần May Thanh Hóa
Chương II: Giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty Cổ
phần May Thanh Hóa
Do hạn chế về kinh nghiệm thực tế, thời gian thực tập có hạn, và bước đầu
làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên chuyên đề còn nhiều thiếu sót. Vì
vậy, tôi rất mong nhận được sự phê bình, đóng góp ý kiến của thầy cô giáo trong
khoa cũng như nhân viên Công ty Cổ phần May Thanh Hóa để tôi có thể hoàn thành
tốt chuyên đề này và hơn nữa là chuyên đề có giá trị thực tiễn.
Hà Nội, ngày 29 tháng 04 năm 2010
Sinh viên
Lê Thị Thu Hiền
SV: Lê Thị Thu Hiền Lớp: KT ĐT 48E
1
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt
CHƯƠNG I: ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN MAY THANH HÓA
I. Tổng quan về Công ty Cổ phần May Thanh Hóa.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Thực hiện chính sách tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước của Thủ tướng Chính
phủ, vào tháng 3 năm 2003 Công ty May Thanh Hóa, với bề dày lịch sử gần 20 năm
nay đã chuyển đổi thành Công ty Cổ phần May Thanh Hóa. Dó đó, cái tên Công ty
Cổ phần May Thanh Hóa tuy còn khá mới mẻ song bản thân công ty đã trải qua một
quá trình hình thành và phát triển lâu dài với biết bao thăng trầm mà mỗi cán bộ công
nhân viên Công ty Cổ phần May Thanh Hóa ngày nay luôn cảm thấy tự hào.
Công ty Cổ phần May Thanh Hóa tiền thân là xí nghiệp may cắt gia công thị xã
Thanh Hóa. Xí nghiệp được thành lập theo quyết định số 889/1974/QĐ-UBTH ngày
29/4/1974 của UBND Tỉnh Thanh Hóa và chính thức hoạt động có hiệu lực kể từ
ngày 6/7/1974, nhiệm vụ của xí nghiệp là sản xuất kinh doanh may mặc sẵn theo kế

hoạch pháp lệnh của cấp trên giao trong thời kì kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Sản
phẩm chủ yếu là quần áo bảo hộ lao động phục vụ cho nhu cầu trong ngoài tỉnh.
Năm 1982, Xí nghiệp đổi tên thành Xí nghiệp May Thanh Hóa.
Tháng 01 năm 1993, ngay sau khi quyết định 338/1993/QĐ-UBTH ra đời, Xí
nghiệp May xuất khẩu Thanh Hóa được UBND tỉnh ra quyết định công nhận doanh
nghiệp nhà nước quyết định đổi tên thành Công ty Cổ phần May Thanh Hóa. Ngay
thời kỳ này, Công ty được Bộ Thương mại Việt Nam cấp giấy phép xuất nhập khẩu
trực tiếp và được phân bổ QUOTA thuộc hạn ngạch sản xuất hàng may mặc xuất
khẩu sang khối thị trường Đông Âu. Hình thức sản xuất là gia công theo đơn đặt hàng
của hãng như: PETER (Đài Loan), HANSA (Hồng Kông), Phú Hán, ĐAVIT (Đài
Loan).
Doanh thu gia công hàng năm của Công ty Cổ phần May Thanh Hóa luôn giữ ở
mức từ ba tới bốn tỷ đồng.
Đến năm 2003, thực thi quyết định số 36/QĐ-TC ra ngày 06/01/2003 của
UBND Tỉnh Thanh Hóa, Công ty Cổ phần May Thanh Hóa đã chuyển đổi hình thức
sở hữu từ một doanh nghiệp nhà nước trở thành công ty cổ phần 100% vốn góp
(không có vốn nhà nước). Với tên gọi Công ty Cổ phần May Thanh Hóa, trụ sở công
ty vẫn là 119 Tống Duy Tân, phường Lam Sơn, Thành phố Thanh Hóa.
Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần May Thanh Hóa thể hiện ở sơ đồ dưới đây:
SV: Lê Thị Thu Hiền Lớp: KT ĐT 48E
2
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty Cổ phần May Thanh Hóa
Công ty Cổ phần May Thanh Hóa là một doanh nghiệp công nghiệp hoạt động
có hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân. Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo
hình thức trực tuyến chức năng phù hợp với chức năng nhiệm vụ của mình.
Mỗi phòng ban chức năng trong bộ máy quản lý có chức năng, nhiệm vụ riêng
nhưng giữa chúng có mối quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau tạo
nên bộ máy quản lý linh hoạt và có hiệu quả cao.
1.2. Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Công ty Cổ phần May Thanh Hoá là doanh nghiệp gia công hàng may mặc xuất
khẩu theo hợp đồng hoặc theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Cụ thể là công ty nhận
SV: Lê Thị Thu Hiền Lớp: KT ĐT 48E
Phó Giám đốc
Công ty
Ban kiểm soát
Giám đốc điều
hành
Giám
đốc xí
nghiệp
thành
viên
Phân
xưởng
cắt
Phòng
TCBV
Phòng
kế toán
Phòng
kế
hoạch
vật tư
Tổ
trưởng
tổ sản
xuất
Cửa
hàng

giới
thiệu
sản
phẩm
Kho
thành
phẩm
Kho
vật tư
HĐQT
Ban

điện
Phòng
kỹ
thuật
3
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt
nguyên vật liệu chính do khách hàng cung cấp sau đó tiến hành tổ chức gia công theo
mẫu mã mà khách hàng yêu cầu, sau khi hoàn thành giao lại cho khách hàng theo
đúng số lượng và thời gian trong hợp đồng, đơn đặt hàng đã ký. Như vậy đối tượng
chế biến vải được cắt may thành các chủng loại mặt hàng khác nhau (chủ yếu là các
loại áo Jacket) theo yêu cầu của khách hàng.
Quy trình sản xuất sản phẩm may mặc Công ty Cổ phần May Thanh Hóa thể
hiện trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 2 : Quy trình sản xuất sản phẩm May mặc ở các Công ty May
Thanh Hóa
Giai đoạn chuẩn bị Giai đoạn cắt Giai đoạn May Gđ hoàn thiện
Để hiểu rõ hơn quy trình sản xuất của Công ty Cổ phần May Thanh Hóa thì
cần làm rõ quy trình có được sản phẩm may mặc ở trên.

• Giai đoạn chuẩn bị: Vải được đưa từ kho nguyên liệu lên, bộ phận
chuẩn bị sẽ chọn vải màu, phân khổ vải rộng, hẹp…sau đó chuyển cho phòng kỹ
thuật tiến hành sắp xếp cân đối ( giác mẫu), nghĩa là sắp xếp các chi tiết của một sản
phẩm trên khổ vải sao cho có 1 phương án tối ưu nhất, tiết kiệm vải nhất. Phòng kỹ
thuật sẽ vẽ sơ đồ sản phẩm trên giấy có khổ rộng tương ứng với khổ rộng của vải đã
đo được. Sơ đồ giấy làm xong sẽ được chuyển xuống bộ phận cắt làm mẫu để cắt.
SV: Lê Thị Thu Hiền Lớp: KT ĐT 48E
Các loại
vải và
phụ kiện
Trải vải Là hoàn
thiện
May cổ
Cắt phá
Thuê (nếu
có)
KCS bán
thành
phẩm
Đánh số
Cắt gọt
May hoàn
thiện
May sườn
Thùa
khuy, đính
cúc
Mài (nếu
có)
May tay

Thành phẩm
Nhập kho
ng gói
tổ 2
KCS thành
phẩm
Đóng nilon
Gấp
4
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt
• Giai đoạn cắt: Bộ phận cắt vải nhận vải từ bộ phận chuẩn bị, tiến hành
trải vải trên bàn cắt, vải được trải dày từ 60 – 100 lớp, tùy theo chất liệu và độ dày,
mỏng của vài. Sau đó sơ đồ giấy được đặt lên mặt vải và tiến hành cắt. Những chi
tiết có độ gấp khúc nhiều và độ cong lớn như vòng cổ, vòng nách…phải đảm bảo
độ chính xác cao. Vải cắt xong những chi tiết như cổ, tay, thân…của một sản phẩm
phải được chuyển ngay sang công đoạn may ngay để tránh nhầm lẫn. Nếu sản phẩm
cần thêu thì sẽ tiến hành thêu rồi mới chuyển sang bộ phận may.
• Giai đoạn May: Bán thành phẩm ở bộ phận cắt được KCS kiểm tra
chuyển xuống bộ phận may và bộ phận may sẽ tiến hành may từng bộ phận như
may cổ, tay, sườn, may hoàn thiện, thùa khuy, đính cúc.
• Giai đoạn hoàn thiện: Sản phẩm may xong nếu phải mài sẽ chuyển sang
bộ phận mài, sau đó chuyển sang bộ phận hoàn thiện. Bộ phận này có trách nhiệm
là toàn bộ sản phẩm bằng cách là hơi. Đây là giai đoạn làm đẹp thêm cho sản phẩm,
do đó yêu cầu nhân viên ở bộ phận này phải hết sức cẩn thận và có kỹ thuật cao.
Sản phẩm sau khi là xong được gấp và tiến hành đóng gói vào túi nilon. Bộ phận
KCS thành phẩm sẽ tiến hành chọn mẫu một số sản phẩm trước khi tiến hành nhập
kho.
Tới đây kết thúc một quy trình sản xuất khép kín từ khâu đầu tiên tới khâu
cuối cùng của 1 dây chuyền công nghệ sản xuất may mặc theo công nghệ tiên tiến,
đảm bảo chất lượng hàng may mặc.

Công ty Cổ phần May Thanh Hóa tổ chức sản xuất theo quy trình sản xuất phức
tạp chế biến kiểu hỗn hợp (nghĩa là các quá trình sản xuất vừa liên tục, vừa tồn tại
song song với nhau). Sản phẩm sản xuất ra phải trải qua nhiều giai đoạn sản xuất liên
tiếp nhau theo dây chuyền công nghệ khép kín: cắt – may – là – đóng gói. Đồng thời
trong giai đoạn may: các bộ phận chi tiết sản phẩm lại được sản xuất một cách độc
lập song song và cuối cùng được lắp ráp, ghép nối thành sản phẩm từ bán thành phẩm
may.
Là công ty gia công, Công ty Cổ phần May Thanh Hóa có hoạt động sản xuất
kinh doanh mang đặc điểm sau:
Mẫu mã, thiết kế do khách hàng nước ngoài cũng như trong nước (bên đặt
hàng) cung cấp, không hẳn khách hàng toàn là nước ngoài, có một số khách hàng
trong nước có thể thuê gia công để xuất khẩu, thường qua các nước Đông Âu. Như
vậy Công ty không có bộ phận thiết kế.
SV: Lê Thị Thu Hiền Lớp: KT ĐT 48E
5
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt
Phụ liệu phần lớn do khách hàng cung cấp theo định mức, cũng có một số mua
trong nước. Hải quan sẽ căn cứ vào Bảng định mức này cho Công ty nhập khẩu
(miễn thuế), và sẽ quyết toán sau khi kết thúc một hợp đồng, nếu thiếu sẽ cho nhập
khẩu thêm, nếu thừa thì có hai sự chọn lựa: tái xuất, hoặc bán phần thừa trên thị
trường nội địa, khi đó Công ty phải chịu thuế nhập khẩu.
Công ty cần một kho bãi đúng chuẩn để chứa nguyên vật liệu và thành phẩm
chờ sử dụng hoặc xuất khẩu. Tuy nhiên, hàng hóa sẽ không tồn kho nhiều vì thường
sản xuất xong một đơn hàng là giao ngay. Nguyên vật liệu cũng vậy, vì là có định
mức nên chỉ được cung cấp vừa đủ, hao hụt và tồn kho ít.
Công ty không quan tâm đến giá thành sản phẩm, mà chỉ quan tâm đến giá gia
công cho một đơn vị sản phẩm, vì giá này ảnh hưởng chính tới doanh thu, một chi phí
khác cũng cần phải quan tâm là chi phí xuất nhập khẩu.
Quá trình gia công rất đơn giản: ký hợp đồng nhận mẫu mã và nguyên phụ
liệu tiến hành tổ chức sản xuất và kiểm soát chất lượng đóng gói xuất hàng

thanh lý đơn hàng kết thúc đơn hàng.
Do gia công nên phần lớn thành phẩm đều giao trả cho khách hàng, ít khi lưu
trữ. Doanh thu chủ yếu là từ giá gia công trên một đơn vị sản phẩm và một ít doanh
thu từ nguyên phụ liệu thừa do tiết kiệm hợp lý hóa qui trình sản xuất.
Chi phí chủ yếu là cho lao động và những hoạt động thường lệ của Công ty, không
nhiều chi phí quảng cáo và bán hàng.
Công ty tiến hành sản xuất kinh doanh theo mô hình sản xuất sau:
SV: Lê Thị Thu Hiền Lớp: KT ĐT 48E
6
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt
Sơ đồ 3: Mô hình tổ chức sản xuất ở Công ty Cổ phần May Thanh Hoá
Khi tiến hành gia công theo đơn đặt hàng thì đối với mỗi đơn đặt hàng khác
nhau đều có những yêu cầu kỹ thuật sản xuất riêng. Cụ thể về loại vải cắt, về công
thức pha vải cắt, về mẫu mã kích cỡ, về yêu cầu kĩ thuật may…Do đó, việc tạo ra bán
thành phẩm cắt cho tất cả các đơn đặt hàng đều do phân xưởng cắt đảm nhận còn
việc may thành phẩm chỉ do tổ may thuộc xí nghiệp đảm nhận. Mỗi đơn đặt hàng chỉ
là từ bán thành phẩm cắt đến khi thành phẩm cuối cùng. Mỗi tổ có thể phân công thực
hiện một vài đơn đặt hàng nhưng phải hoàn thành xong phần việc của đơn đặt hàng này
rồi mới thực hiện đơn đặt hàng tiếp theo. Công ty tổ chức như sau:
- 1 phân xưởng cắt.
- 3 Xí nghiệp may thành viên trực thuộc Công ty, trong mỗi Xí nghiệp
lại tổ chức thành các tổ chức sản xuất.
- 1 cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
Với đặc điểm và tổ chức sản xuất như trên những năm gần đây Công ty đã đạt
được những kết quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh thể hiện trong bảng sau:
SV: Lê Thị Thu Hiền Lớp: KT ĐT 48E
Công ty
XN May 1
Đtổ
1

tổ
1
tổ
2
tổ
4
tổ
3
tổ
5
tổ
1
tổ
2
tổ
4
tổ
3
tổ
5
XN May 2
XN May
Hoằng Hóa
PX cắt
Cửa hàng
giới thiệu
7
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt
Bảng 1: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần May
Thanh Hóa

Stt Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 2007 2008
1 Doanh thu gia công
Tỷ
VNĐ
7.5 8.5 10 11.5 16.3
2 Sản phẩm chủ yếu 1000 cái 450 510 570 650 930
3 Lợi nhuận Tr đ 284 391 450 345 857
4 Nộp ngân sách % 100 100 100 100 100
5 Thu nhập bình quân
1000
đ/ng/t
810 940 1050 1180 1320
6 Cổ tức %/năm 12 12 15 15 15
7 Lao động Người 400 400 410 420 425
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần May Thanh Hóa)
Nhìn vào bảng trên có thể thấy năm 2008 lợi nhuận của công ty tăng 512 triệu
đồng so với năm 2008, tăng 148% (từ 345 triệu đồng lên tới 857 triệu đồng), như vậy
lợi nhuận sau thuế của công ty tăng khá nhiều. Điều này cũng chứng tỏ hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty mặc dù là công ty nhận làm theo đặt hàng của nước
ngoài nhưng không bị ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới.
Thu nhập bình quân ngày càng tăng cũng chứng tỏ Doanh nghiệp đang trên đà
phát triển.
Lợi nhuận sau thuế tăng cao cũng là điều kiện nâng cao hiệu quả kinh doanh
vào năm tiếp theo vì có nhiều vốn đầu tư cho sản xuất hơn, mở rộng hoạt động sản
xuất.
Để thấy rõ vị thế của công ty, một trong những công ty tiêu biểu cho ngành may
mặc ở Thanh Hóa, dưới đây là bảng chỉ tiêu kinh tế của các công ty may trên địa bàn
Thanh Hóa:
Bảng 2: Chỉ tiêu kinh tế của các Công ty may trên địa bàn Thanh Hóa
Stt Chỉ tiêu Đơn vị Tổng CTCP CT May XN Các DN

SV: Lê Thị Thu Hiền Lớp: KT ĐT 48E
8
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt
May TH
Việt
Thanh
May 8 khác
1
Số Lao
động
Người 8.539 420 1.047 250 6.822
2 Doanh thu
Triệu
đồng
62.350,42 9.150 19.431 1.500 32.269,42
3
Sản phẩm
thực hiện
1000 cái 2.945 240 635 70 2000
4
Giá trị sản
xuất công
nghiệp
Triệu
đồng
60.929,13 9.089 19.353 1.400 31.057,13
5
Nộp Ngân
sách
Triệu

đồng
5.459 900 1.656 153 2750
(Nguồn: Cục Thống kê Tỉnh Thanh Hóa)
Nhìn vào bảng trên ta thấy với số lao động là 420 người chiếm 5% số lao động
tổng số lao động trong các công ty may trên địa bàn tỉnh nhưng doanh thu và giá trị
sản xuất Công nghiệp của Công ty chiếm khoảng 15%, sản phẩm thực hiện chiếm 8%
và đạc biết nộp vào ngân sách 16% trên tổng nộp ngân sách của các công ty may trên
địa bàn tỉnh. Có thể thấy Công ty May Thanh Hóa góp phần không nhỏ vào sự phát
triển của ngành may mặc của tỉnh Thanh Hóa.
II. Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần May Thanh
Hóa
2.1. Sự cần thiết phải đầu tư phát triển Công ty
Đầu tư là hoạt động chủ yếu, quyết định sự ra đời, tồn tại, phát triển và khả
năng tăng trưởng của các công ty. Trong hoạt động đầu tư, công ty bỏ vốn dài hạn
nhằm hình thành và bổ sung những tài sản cần thiết để thực hiện những mục tiêu kinh
doanh.
Thứ nhất, đầu tư phát triển là nhân tố quyết định sự ra đời của công ty. Để tạo
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự ra đời của bất cứ một công ty nào đều cần phải
xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị, tiến hành
các công tác xây dựng cơ bản khác và thực hiện các chi phí gắn liền với hoạt động
trong một chu kỳ của các cơ sở vật chất kỹ thuật vừa mới được tạo ra (trong đó có cả
công tác tuyển dụng nhân sự để vận hành, quản lý các tài sản vật chất đó, công nghệ
sử dụng, chuyển giao công nghệ…).
SV: Lê Thị Thu Hiền Lớp: KT ĐT 48E
9
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt
Thứ hai, đầu tư phát triển quyết định sự tồn tại của công ty. Khi các máy móc,
thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật được đưa vào hoạt động, chúng có thể bị hao mòn, hư
hỏng cần phải tiến hành sửa chửa lớn hoặc thay mới các cơ sở vật chất – kỹ thuật đã
hư hỏng, hao mòn này hoặc đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự

phát triển khoa học kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội, phải mua
sắm các trang thiết bị mới thay thế cho các trang thiết bị cũ đã lỗi thời. Trong thời
buổi cạnh tranh một cách khốc liệt như hiện nay, nếu như một công ty cứ bảo thủ, sử
dụng các trang thiết bị cũ, lạc hậu với năng suất thấp, giá thành cao thì chắc chắn sẽ
thất bại và bị đào thải. Thiết bị máy móc cũ, công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều năng
lượng, nhiên liệu là nguyên nhân đẩy giá thành sản xuất lên cao làm giảm sức cạnh
tranh của tổng công ty. Thêm vào đó, công ty sử dụng công nghệ cũ, vì hình thức là
gia công may mặc nên không thể theo kịp những máy móc, thiết bị hiện đại theo mặt
bằng công nghệ chung. Đầu tư vào công nghệ đòi hỏi có nguồn vốn lớn, có nhiều
nguồn lực kèm theo công nghệ mới. Để phát triển công ty hoạt động đầu tư phát triển
cần phải đi theo các bước: công ty khi mới thành lập để có thể tiến hành sản xuất
kinh doanh hoặc các doanh nghiệp cần mở rộng quy mô sản xuất trên cơ sở trình độ
công nghệ thấp hơn mức trung bình tiên tiến của ngành đều cần đầu tư theo chiều
rộng. Những hoạt động đầu tư theo chiều rộng của công ty như xây dựng nhà xưởng,
mua máy móc thiết bị, đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực... (trên cơ sở công nghệ
kỹ thuật thấp hơn mức trung bình tiên tiến của ngành, vùng) tạo ra nền tảng cơ bản và
vô cùng quan trọng. Nền tảng này có vững chắc thì những bước tiến tiếp theo mới
mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp dựa trên kết quả của hoạt
động đầu tư theo chiều rộng sẽ tiến hành đầu tư theo chiều sâu như: đổi mới trang bị
máy móc thiết bị hiện đại hơn, đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới, đào tạo nâng cao
trình độ cho nguồn nhân lực... Từ đó doanh nghiệp có thể sản xuất với năng suất cao
hơn..
Khi công ty đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường thì đầu tư không thể chỉ
bao gồm đầu tư theo chiều rộng mà thường phải kết hợp hai hình thức đầu tư trong
đó cần nhấn mạnh đầu tư theo chiều sâu. Đầu tư theo chiều rộng giúp doanh nghiệp
duy trì năng lực kinh doanh, giữ được uy tín và thị phần của mình: thay thế máy móc,
thiết bị đã quá cũ, tu sửa, cải tạo nhà xưởng, mở rộng hoạt động sản xuất để đáp ứng
nhu cầu của thị trường như xây dựng thêm nhà máy mới, mua thêm dây chuyền sản
xuất... với trình độ công nghệ như cũ. Tuy nhiên, trước tình hình cạnh tranh ngày
càng gay gắt buộc công ty phải lưu ý đầu tư theo chiều sâu để tăng tính cạnh tranh

SV: Lê Thị Thu Hiền Lớp: KT ĐT 48E
10
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt
cho sản phẩm của mình, như đổi mới công nghệ, đổi mới cơ chế quản lý, hay nâng
cao trình độ tay nghề cho công nhân...Hoạt động đầu tư phát triển theo chiều rộng và
đầu tư phát triển theo chiều sâu đan xen, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau tạo ra sự phát triển
đi lên của công ty.
Mục tiêu của các công ty dù là công ty sản xuất hay công ty thương mại, dịch
vụ cũng chính là doanh thu và lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này công ty phải
thường xuyên mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh. Để phát triển
công ty phải đảm bảo sản xuất có sinh lời, phần thu nhập sẽ được chi trả cho các chi
phí sản xuất (chi phí nhân công, nguyên phụ liệu, mua sắm, sửa chửa máy móc thiết
bị…), ngoài ra còn tiếp tục đầu tư để phát triển, mở rộng quy mô, khiến cho công ty
phát triển, khẳng định vị trí, tên tuổi trên thị trường, tạo nên chỗ đứng vững mạnh
cho công ty trên thương trường… Chính điều này tạo cũng tạo nên sự tăng trưởng
của công ty, một khi đã có tên tuổi trên thị trường thì công ty có tiềm năng tăng
trưởng, có sức cạnh tranh lớn hơn, tạo đà cho sự tăng trưởng và phát triển của công
ty.
Đi kèm với sự tồn tại và phát triển của công ty đó là sự đóng góp cho xã hôi.
Một công ty là một thực thể, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, từ đó tạo điều kiện tiêu
dùng của khách hàng tùy theo mục đích của họ. Từ đó, công ty đóng góp vào sự phát
triển của ngành, vùng, địa phương và cả đất nước. Một doanh nghiệp mạnh cũng
đóng góp vào phát triển kinh tế của cả nước thể hiện rõ nhất ở đóng góp của công ty
vào ngân sách nhà nước. Công ty hoạt động càng mạnh thì càng đóng góp nhiều hơn
vào ngân sách nhà nước. Vì vậy hoạt động đầu tư phát triển tại công ty còn cần thiết
cho sự phát triển của đất nước. Ngoài ra hoạt động đầu tư phát triển trong doanh
nghiệp giúp giải quyết một phần vấn đề việc làm, việc đầu tư tăng thêm, mở rộng sản
xuất cần tuyển thêm lao động…Hoạt động thay thế máy móc thiết bị cũng đi kèm với
việc tuyển dụng nhân sự để vận hành. Hoạt động của công ty có hiệu quả hơn, từ đó
cũng nâng cao mức sống cho người lao động.

Công ty Cổ phần May Thanh Hóa là công ty hoạt động trong lĩnh vực may mặc,
quy mô vốn không lớn, nhưng cũng đang là một trong những doanh nghiệp có đóng
góp không nhỏ cho sự phát triển ngành may mặc ở tỉnh Thanh Hóa. Hoạt động đầu tư
phát triển của công ty hiện nay chỉ yếu là đầu tư phát triển theo chiều rộng, trên cơ sở
công nghệ đã có, trang bị thêm máy móc thiết bị, để mở rộng quy mô. Công ty cần
chú ý kết hợp cả đầu tư phát triển theo chiều rộng và đầu tư phát triển theo chiều sâu
SV: Lê Thị Thu Hiền Lớp: KT ĐT 48E
11
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt
để có thể đúng vững trên thị trường, mang lại kết quả và hiệu quả cho cả công ty và
nền kinh tế.
2.2. Tình hình thực hiện Vốn đầu tư phát triển của Công ty
Như chúng ta biết, Vốn đầu tư là yếu tố quan trọng và quyết định năng lực hoạt
động của bất kì công ty nào, trong tất cả lĩnh vực nào của nền kinh tế. Do vậy, việc
huy động và sử dụng vốn một cách hợp lí là yếu tố vô cùng quan trọng, doanh nghiệp
cần tập trung các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động hình thành các
nguồn vốn nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và hiệu
quả.
Công ty Cổ phần May Thanh Hóa là Công ty Cổ phần 100% vốn góp (không có
vốn nhà nước). Cuối năm 2008 vốn đầu tư của chủ sở hữu là 2.216.900.000 đồng (hai
tỷ, hai trăm mười sáu triệu, chín trăm nghìn đồng chẵn) và số lượng cổ phiếu đang
lưu hành là 22.169 (hai mươi hai nghìn một trăm sáu chín cổ phiếu), tất cả đều là cổ
phiếu phổ thông. Công ty không huy động vốn trên thị trường chứng khoán.
Vốn đầu tư trong giai đoạn 2005 – 2008 chủ yếu đầu tư vào tài sản cố định, tài
sản lưu động, nhân tố con người, marketing… được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3: Vốn đầu tư phát triển của công ty giai đoạn 2005 - 2008
Stt Năm
Đơn
vị
2005 2006 2007 2008

1 Tổng vốn đầu tư đồng 39832245 491587942 588142356 709212255
2 Tốc độ tăng liên hoàn % 123 120 121
3 Tốc độ tăng định gốc % 123 148 178
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần May Thanh Hóa)
Biểu đồ 1: Vốn đầu tư phát triển qua các năm
(Đơn vị: triệu đồng)
SV: Lê Thị Thu Hiền Lớp: KT ĐT 48E
12
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần May Thanh Hóa)
Dựa vào bảng 3 và biểu đồ 1 có thể rút ra nhận xét như sau:
Nếu lấy năm 2005 làm gốc, sự thay đổi vốn đầu tư phát triển của Công ty có thể
thấy như sau:
Năm 2006 so với năm 2005 số vốn đầu tư tăng thêm 23%, sự gia tăng này chưa
phải là cao.
Năm 2007 so với năm 2005 số vốn đầu tư tăng 148%, và so với năm 2006 số
vốn đầu tư tăng thêm 25%. Quy mô đầu tư tăng không nhiều, và khá đều giữa các
năm.
Năm 2008 so với năm 2005 số vốn đầu tư tăng thêm 178%, và so với năm 2007
số vốn đầu tư tăng thêm 20%. Tốc độ tăng vốn đầu tư có chiều hướng giảm. Điều
này cho thấy Công ty ổn định sản xuất kinh doanh, giai đoạn năm 2005 – 2008 quy
mô vốn đầu tư tăng nhưng không phải là cao vì công ty không có những thay đổi lớn
trong quy mô sản xuất kinh doanh.
Nhìn một cách tổng quát thì vốn đầu tư phát triển của Công ty có sự gia tăng
đáng kể qua các năm qua, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng và phát triển của
Công ty.
Qua bảng trên ta thấy được hoạt động đầu tư của Công ty ngày càng tăng, điều
này chứng tỏ hoạt động đầu tư của Công ty đã và đang ngày càng được chú trọng và
quan tâm đúng mức, tạo ra những kết quả nhất định giúp Công ty ngày càng phát
triển, nâng cao uy tín Công ty trên thị trường…từ đó tạo ra nguồn huy động vốn lớn

SV: Lê Thị Thu Hiền Lớp: KT ĐT 48E
13
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt
cho Công ty và cũng từ đó tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Nguồn
vốn từ thu nhập để lại tăng lên do có thể lợi nhuận tăng và nguồn vốn vay tín dụng có
khả năng tăng lên do uy tín của công ty tăng lên đối với các ngân hàng là một cam
kết trả nợ xác thực nhất.
2.3. Vốn đầu tư phát triển của Công ty phân theo nguồn vốn
Đối với tất cả doanh nghiệp, vốn đều bao gồm hai bộ phận là: vốn chủ hữu và
nợ, mỗi bộ phận lại được cấu thành bởi nhiều khoản mục khác nhau tùy theo tính
chất huy động. Với mỗi doanh nghiệp khác nhau thì tỉ lệ mỗi nguồn vốn trong tổng
số vốn là không giống nhau, nó phụ thuộc vào một loạt các nhân tố như: đặc điểm
từng ngành kinh doanh hay lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, quy mô và cơ cấu
tổ chức của doanh nghiệp, chiến lược phát triển và chiến lược đầu tư của doanh
nghiệp, thái độ của chủ doanh nghiệp, chính sách thuế...Ngoài ra mỗi doanh nghiệp
có thể áp dụng các phương tiện huy động vốn khác nhau..
Nguồn vốn của Công ty Cổ phần May Thanh Hóa bao gồm: vốn tự có và vốn
vay.
Xét về mặt giá trị tuyệt đối nguồn vốn đầu tư phát triển của Công ty Cổ phần
May Thanh Hóa được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4: Nguồn vốn đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần May Thanh Hóa
(Đơn vị: triệu đồng)
Stt Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
1 Tổng vốn đầu tư
398 492 588 709
2 Trong đó Vốn tự có 204 289 236 249
3 Vốn vay 185 203 352 460
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần May Thanh Hóa)
Từ bảng số liệu trên có thể nhận ra rằng hàng năm tổng vốn đầu tư phát triển
của Công ty tăng lên nhưng sự tăng giảm của Vốn tự có và Vốn vay không tuân theo

xu hướng phát triển này. Năm 2005, Vốn tự có là 204 triệu đồng, và Vốn vay là 185
triệu đồng. Năm 2006, cả Vốn tự có và Vốn vay đều tăng, so với năm 2004, Vốn tự
có tăng 85 triệu, Vốn vay tăng 18 triệu, điều này vẫn làm tổng vốn đầu tư phát triển
tăng thêm 94 triệu. Năm 2007, trong khi vốn tự có giảm (giảm đi 53 triệu so với
năm 2006) thì vốn vay tăng lên 352 triệu (tăng thêm 149 triệu so với năm 2006).
Năm 2008, một lần nữa cả vốn tự có và vốn vay đều tăng, so với năm 2007, vốn tự có
SV: Lê Thị Thu Hiền Lớp: KT ĐT 48E
14
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt
tăng thêm 13 triệu, vốn vay tăng thêm 108 triệu, tổng vốn đầu tư phát triển tăng thêm
121 triệu đồng.
Xét về số tuyệt đối thì như vậy nhưng khi xét về số tương đối Vốn đầu tư phát
triển của Công ty theo nguồn vốn thể hiện trong bảng sau:
Bảng 5: Cơ cấu nguồn Vốn đầu tư phát triển tại Công ty
(Đơn vị: %)
Stt Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
1 Tổng vốn đầu tư
100 100 100 100
2 Trong đó Vốn tự có 51 59 40 35
3 Vốn vay 49 41 60 65
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần May Thanh Hóa)
Từ bảng 5 có thể thấy công ty luôn giữ được tỷ lệ vốn tự có/tổng vốn đầu tư và
vốn đi vay/tổng vốn đầy tư ở mức hợp lý, tránh nguy cơ không có khả năng thanh
toán. Tỷ lệ vốn tự có/tổng vốn đầy tư năm 2005 và năm 2006 giữ ở mức trên 50%,
tuy nhiên năm 2007 tỷ lệ này giảm còn 40%, tới năm 2008 tỷ lệ này còn có 35%, đây
là tỷ lệ thấp (hơn 1/3 tổng vốn đầu tư). Do nguồn vốn tự có là có hạn, để đáp ứng nhu
cầu vốn cho đầu tư công ty đã huy động vốn vay để bù đắp khoản thiếu hụt này.
Trong điều kiện kinh tế tăng trưởng, việc sử dụng đòn bẩy có thể tạo ra hiệu quả kinh
tế cao nhờ nguồn vốn dồi dào, được hưởng lợi thuế tuy nhiên trong điều kiện tăng
trưởng kinh tế thấp, doanh thu giảm thì việc trả lãi vay sẽ trở thành gánh nặng cho

công ty. Thêm vào đó, việc lệ thuộc vào nguồn vốn vay sẽ làm giảm khả năng tự chủ
về tài chính của Công ty. Chính vì thế Công ty đã và đang cố gắng tìm ra một tỷ lệ
đòn bẩy thích hợp theo xu hướng giảm dần tỷ trọng vốn vay để vừa có khả năng thúc
đẩy năng lực sản xuất kinh doanh vừa đảm bảo an toàn trong hoạt động.
Biểu đồ 2: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2005 – 2008
(Đơn vị: Triệu đồng)
SV: Lê Thị Thu Hiền Lớp: KT ĐT 48E
15
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần May Thanh Hóa)
Về vốn tự có: Vốn tự có của Công ty Cổ phần May được tăng dần theo sự phát
triển của doanh nghiệp. Với hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả tốt, lợi nhuận
hằng năm liên tục tăng, lợi nhuận được chia làm hai phần, phần để chia lợi tức cho
các cổ đông năm giữ cổ phiếu của Công ty, phần còn lại để tiếp tục đầu tư phát triển,
chính là vốn tự có của Công ty để đầu tư phát triển. Vốn tự có của Công ty qua các
năm thể hiện trong biểu đồ sau:
Biểu đồ 3: Vốn tự có cho đầu tư phát triển của Công ty giai đoạn 2005 - 2008
(Đơn vị: Triệu đồng)
SV: Lê Thị Thu Hiền Lớp: KT ĐT 48E
16
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần May Thanh Hóa)
Từ số liệu và đồ thị bên trên ta có thể đánh giá vốn tự có cho đầu tư phát triển
của công ty qua 2 giai đoạn rõ rệt:
Năm 2005 – 2006: vốn tự có cho đầu tư phát triển có xu hướng tăng từ 204
triệu đồng năm 2005 tăng lên 289 triệu đồng năm 2006, tương đương tăng lên 142%,
đây cũng là mức tăng khá cao.
Nhưng giai đoạn 2007 – 2008: vốn tự có cho đầu tư phát triển của Công ty lại
có xu hướng giảm vào năm 2007 và tăng nhẹ vào 2008. So với năm 2007 vốn tự có
giảm 18%, và so với năm 2007 vốn tự có năm 2008 chỉ tăng 6%.

Điều này chứng tỏ Công ty đang xác định cơ cấu nguồn vốn hợp lý hơn.
Chuyển dịch cơ cấu thông qua kế hoạch đầu tư là nhằm hướng tới cơ cấu đầu tư hợp
lý. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư hợp lý là phù hợp với sự phát triển của công ty, có tác
động tích cực tới việc sử dụng các nguồn lực của công ty, cân nhắc những ưu điểm,
nhược điểm của từng nguồn vốn để xác định cơ cấu này theo hướng có lợi cho công
ty. Hoạt động đầu tư phát triển của Công ty đang có xu hướng sử dụng nhiều vốn vay
hơn.
Vốn vay: Có thể nói rằng vốn vay ngân hàng là nguồn vốn rất quan trọng đối
với bất kì doanh nghiệp nào. Không một doanh nghiệp nào không vay vốn ngân hàng
hoặc không sử dụng tín dụng thương mại nếu doanh nghiệp đó muốn tồn tại. Trong
quá trình hoạt động Công ty thường vay ngân hàng để đảm bảo nguồn tài chính cho
SV: Lê Thị Thu Hiền Lớp: KT ĐT 48E
17
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt
hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đảm bảo có đủ vốn cho hoạt động đầu tư,
tăng thêm năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh…Vì công ty có hoạt động tốt tới
đâu nhưng nếu như không có các mối quan hệ tín dụng với ngân hàng thì cũng khó
có được đầy đủ tiềm lực để thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình. Nguồn
vốn vay có ưu điểm là giảm thu nhập chịu thuế do phần thanh toán lãi vay được khấu
trừ. Vốn vay ngân hàng còn là một nguồn vốn tiện dụng, linh hoạt và chi phí sử dụng
rẻ.
Nhưng bên cạnh đó nguồn vốn vay cũng gặp nhiều khó khăn như: Công ty phải
trả lãi vay cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh, và Công ty phải chịu sức
ép về hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn, làm tăng hệ số nợ dẫn đến gia tăng rủi ro
về nợ. Đồng thời, không phải tất cả các hồ sơ xin vay vốn đều được ngân hàng duyệt.
Công ty Cổ phần May Thanh Hóa là một doanh nghiệp nhỏ, quy mô không lớn tuy
nhiên vẫn duy trì mối quan hệ khá tốt với các ngân hàng trong tỉnh (Ngân hàng
Agribank, ngân hàng BIDV, ngân hàng ngoại thương Việt Nam VietcomBank..).
Ngoài ra vì là công ty gia công xuất khẩu công ty có mối quan hệ tín dụng với các
ngân hàng để nhận tiền từ bên giao gia công. Khi công ty hoạt động có hiệu quả là

khi công ty có khả năng huy động vốn tốt hơn, cam kết trả nợ chắc nhắn nhất đối với
các ngân hàng.
Biểu đồ 4: Quy mô vốn vay của Công ty giai đoạn 2005 – 2008
(Đơn vị: Triệu đồng)
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần May Thanh Hóa)
Các khoản vay nợ của Công ty Cổ phần May Thanh Hóa chủ yếu là các khoản
nợ ngắn hạn. Hiện nay Công ty đầu tư chủ yếu vào máy móc thiết bị, trang bị mới và
SV: Lê Thị Thu Hiền Lớp: KT ĐT 48E
18
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt
sửa chữa những máy móc, thiết bị đã bị khấu hao và đầu tư vào nguồn nhân lực. Hơn
nữa, quy mô của công ty là không lớn, doanh thu của công ty gia công xuất khẩu luôn
tăng vì lượng đặt hàng luôn ổn định với các bạn hàng truyền thống. Chính vì lí do
trên các khoản vay của Công ty là các khoản vay ngắn hạn. Nhìn vào biểu đồ trên cho
thấy lượng vốn vay của Công ty trong giai đoạn 2005 – 2008 thấp nhất vào năm 2006
với 130 triệu đồng, và cao nhất là vào năm 2008 vốn vay là 460 triệu đồng, chỉ trong
vòng 3 năm khoản chênh nhau là 3.5 lần. Điều này cũng chứng tỏ công ty đang tăng
cường sử dụng vốn vay cho hoạt động đầu tư phát triển của công ty.
2.4. Vốn đầu tư của Công ty phân theo các nội dung đầu tư
Đầu tư phát triển là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động
nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất và tài sản trí tuệ, gia tăng năng
lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển điều kiện chủ yếu để tạo
việc làm, nâng cao đời sống cho mọi người dân trong xã hội. Ở chuyên đề nghiên cứu
này tôi xin tiếp cận nội dung đầu tư của Công ty Cổ phần May Thanh Hóa theo khái
niệm của nội dung đầu tư :“nội dung đầu tư phát triển bao gồm: những tài sản vật
chất (tài sản thực) và đầu tư những tài sản vô hình”. Đầu tư phát triển tài sản vật chất
của công ty bao gồm: đầu tư vào máy móc thiết bị, đầu tư vào nhà xưởng, vào
phương tiện giao thông vận tải. Đầu tư phát triển vào tài sản vô hình của công ty bao
gồm các nội dung: đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư cho hoạt động
marketing, đầu tư cho hệ thống thông tin, nghiên cứu triển khai công nghệ…Nội

dung đầu tư của công ty Tình hình đầu tư qua các năm tại Công ty:
Bảng 6: Vốn đầu tư phát triển của Công ty phân theo nội dung đầu tư giai
đoạn 2005 – 2008
(Đơn vị: triệu đồng)
Stt Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
1 Tổng vốn đầu tư 398 492 588 709
2 Đầu tư máy móc thiết bị 157 195 251 261
3 Đầu tư vào nhà xưởng 23 17 15 23
4 Đầu tư vào nguồn nhân lực 85 98 127 148
5 Đầu tư cho hoạt động marketing 5 6 5 7
6 Đầu tư khác 128 176 190 269
(Nguồn: Tổng hợp từ các phòng ban Công ty Cổ phần May Thanh Hóa)
Từ bảng 6 có thể thấy hoạt động đầu tư phát triển của Công ty phân theo nội
dung bao gồm: Đầu tư máy móc thiết bị, đầu tư vào nhà xưởng, đầu tư vào nguồn
nhân lực, đầu tư cho hoạt động marketing và đầu tư khác. Trong đó có thể thấy ngay
rằng đầu tư máy móc thiết bị, đầu tư vào nguồn nhân lực là hai nội dung luôn có vốn
đầu tư tăng theo các năm và chiếm phần lớn trong tổng vốn đầu tư. Đấy là xét về giá
SV: Lê Thị Thu Hiền Lớp: KT ĐT 48E
19
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt
trị tuyệt đối, xét về giá trị tương đối cơ cấu vốn đầu tư phát triển của Công ty thể hiện
ở bảng sau:
Bảng 7: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2005- 2008 phân theo nội dung
(Đơn vị: %)
Stt Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
1 Đầu tư máy móc thiết bị 39 40 43 37
2 Đầu tư vào nhà xưởng 6 3 2 3
3 Đầu tư vào nguồn nhân lực 21 20 22 21
4 Đầu tư cho hoạt động marketing 1 1 1 1
5 Đầu tư khác 33 36 32 38

6 Tổng vốn đầu tư 100 100 100 100
(Nguồn: Tổng hợp từ các phòng ban Công ty Cổ phần May Thanh Hóa)
Hoạt động đầu tư trong công ty rất đa dạng và phong phú dưới nhiều hình thức.
Đầu tư vào máy móc thiết bị để sửa chữa, đầu tư mới gia tăng năng lực sản xuất, đầu
tư vào hoạt động marketing để khẳng định uy tín, vị thế, tiếp cận với khách hàng tiềm
năng..., tích cực tham gia các hoạt động từ thiện là một cách gián tiếp nâng cao vị thế
của công ty trên thị trường …Tuy nhiên có thể thấy đầu tư cho hoạt động marketing
còn quá yếu, với trung bình 6 triệu một năm, và chiếm 1% trong tổng vốn đầu tư.
Đây là vấn đề mà công ty cần xem xét lại, hoạt động marketing của công ty rất quan
trọng, khẳng định năng lực của công ty trên thị trường. Đối với công ty quy mô cho
đầu tư hoạt động marketing còn quá nhỏ, chưa tương xứng. Đầu tư vào máy móc
thiết bị chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tổng vốn đầu tư. Công ty hiện nay với quy
mô nhỏ, vốn không lớn, hoạt động đầu tư chủ yếu là mở rộng quy mô (đầu tư phát
triển theo chiều rộng), sử dụng công nghệ, yêu cầu kĩ thuật như cũ và gia tăng về số
lượng máy móc, thiết bị, và nhân công kèm them để tăng năng lực sản xuất. Điều này
giải thích tại sao đầu tư vào máy móc thiết bị (bao gồm mua sắm mới, và sữa chữa,
hoặc thanh lý những máy móc thiết bị bị hao mòn, hư hỏng) lại chiếm tỷ trọng cao
như vậy. Các hoạt động đầu tư cụ thể theo các lĩnh vực đầu tư được trình bày chi tiết
sau đây:
2.4.1. Đầu tư máy móc thiết bị
Đầu tư vào máy móc thiết bị công nghệ lại là một trong những hoạt động cần
chú ý hàng đầu. Nhất là trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ và
thay đổi nhanh chóng như hiện nay. Một dây chuyền công nghệ sản xuất thích hợp
với các công nghệ mới đạt được các hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đạt được sản
SV: Lê Thị Thu Hiền Lớp: KT ĐT 48E
20
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt
lượng lớn với giá thành thấp và chiếm lĩnh được thị trường. Doanh nghiệp muốn mở
rộng thêm sản xuất cần mua thêm máy móc thiết bị, sau một thời gian sử dụng máy
móc thiết bị đều bị hao mòn và khấu hao. Máy móc bị hao mòn hữu hình thì đều phải

tiến hành bỏ chi phí để sửa chữa mua sắm mới. Tất cả những nội dung đó đều được
hiểu là đầu tư vào máy móc thiết bị. Như vậy bất cứ giai đoạn nào doanh nghiệp cũng
cần hình thành một khoản quĩ để chi dùng cho việc mua sắm, sửa chữa, thay đổi máy
móc thiết bị. Khoản qũi này có thể được gọi là quĩ khấu hao hoặc dự phòng.
Các Doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực khác nhau thì sử dụng các loại máy
móc thiết bị khác nhau, nhưng dù hoạt động trên bất kì lĩnh vực sản xuất nào thì đầu
tư vào máy móc thiết bị là điều kiện cơ bản của quá trình sản xuất. Máy móc thiết bị
phục vụ sản xuất đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm có mẫu
mã và chất lượng cao, đồng thời phản ánh mức độ cơ giới hóa trong sản xuất. Nói
như vậy nhưng máy móc thiết bị không có nghĩa càng hiện đại càng tốt mà phải lựa
chọn máy móc thiết bị phù hợp với quy trình công nghệ, trình độ công nhân và hợp lý
giữa chi phí và giá trị sử dụng. Qui mô và chủng loại các máy móc thiết bị phản ánh
mức độ đầu tư, khả năng điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, trong
những năm qua công ty tập trung cho đầu tư máy móc thiết bị cho sản xuất là mục
tiêu hàng đầu.
Ngay từ khi mới thành lập Công ty Cổ phần May Thanh Hóa (ban đầu là xí
nghiệp) đã phải chi cho hoạt động xây dựng cơ sở vật chất ban đầu cũng như máy
móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản kinh doanh: máy khâu, máy đanim, bàn là…
ngoài ra còn mua sắm các máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động quản lí: máy tính,
máy in, photocopy...Trong quá trình hoạt động Công ty tiếp tục đầu tư mua sắm, sửa
chữa móc thiết bị cần thiết phục vụ sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động quản lí.
Bảng 8: Vốn đầu tư vào máy móc của Công ty giai đoạn 2005 – 2008
(Đơn vị: triệu đồng)
Stt Chỉ tiêu Đv 2005 2006 2007 2008
1 Tổng vốn đầu tư trđ 398 492 588 709
2 Đầu tư vào máy móc thiết bị trđ 157 195 251 261
3 Tỷ lệ VĐT máy móc thiết bị trên tổng VĐT % 39% 40% 43% 37%
4 Tốc độ tăng liên hoàn % 24% 29% 4%
5 Tốc độ tăng định gốc % 24% 60% 66%
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần May Thanh Hóa)

SV: Lê Thị Thu Hiền Lớp: KT ĐT 48E
21
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt
Qua bảng số liệu phản ánh mức độ biến động về hoạt động đầu tư máy móc
thiết bị của Công ty Cổ phần May Thanh Hóa, ta có thể thấy tình hình biến động về
hoạt động đầu tư máy móc thiết bị như sau:
Năm 2005, Công ty đầu tư vào máy móc thiết bị 157 triệu đồng tương đương
39% tổng mức vốn đầu tư một tỷ lệ khá cao. Sở dĩ, công ty có mức đầu tư vào máy
móc cao như vậy là do công ty muốn mở rộng sản xuất kinh doanh, nhưng mới bước
đầu là mở rộng quy mô, đầu tư theo chiều rộng.
Năm 2006 so với năm 2005, số vốn đầu tư cho máy móc thiết bị tăng 38 triệu
tương đương 24%, và tỉ lệ đầu tư vào máy móc thiết bị so với tổng mức đầu tư là
40%, đây là tỉ lệ khá lớn.
Năm 2007 so với năm 2006, số vốn đầu tư vào máy móc thiết bị tăng 56 triệu
đồng tương đương 29%, tỉ lệ vốn đầu tư vào máy móc thiết bị so với tổng mức đầu tư
là 43%, tỉ lệ này vẫn duy trì ở mức cao.
Năm 2008 có sự chuyển biến trong tốc độ tăng vốn đầu tư vào máy móc thiết bị
khi so với năm 2007 vốn đầu tư này tăng 10 triệu tương đương với 4%, điều này
chứng tỏ xu hướng ổn định sản xuất kinh doanh vào năm 2008, không đầu tư tăng
thêm nhiều máy móc thiết bị. Tỉ lệ vốn đầu tư vào máy móc thiết bị so với tổng mức
đầu tư là 37% tiếp tục duy trì ở mức cao.
Đặc điểm của công ty gia công may mặc là không quan tâm tới giá thành một
sản phẩm sản xuất ra, mà quan tâm tới chi phí sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Vì
vậy công ty không phải quan tâm tới cung cầu thị trường về loại hàng hóa (quần áo)
đó, mà chỉ cần có biện pháp giảm chi phí sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Để thực
hiện mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất ra một đơn vị sản
phẩm công ty hàng năm dành 40% tổng số vốn tổng tư để đầu tư vào máy móc, thiết
bị (mua sắm máy móc thiết bị mới cũng như nâng cấp các máy móc thiết bị hiện có).
Vốn đầu tư vào nội dung này năm sau tăng cao hơn năm trước, phục vụ cho mục đích
mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất (số lương, chất

lượng) khẳng định vị thế của công ty trên thị trường.
2.4.2. Đầu tư vào nhà xưởng
Hàng năm công ty đầu tư thêm vào nâng cấp nhà xưởng cho phù hợp với nhu
cầu thị trường, Công ty hiện nay gồm 3 xí nghiệp, 1 phân xưởng cắt và 1 cửa hàng
giới thiệu sản phẩm. Vốn đầu tư vào nhà xưởng qua các năm như sau:
Bảng 9: Vốn đầu tư vào nhà xưởng giai đoạn 2005 – 2008
SV: Lê Thị Thu Hiền Lớp: KT ĐT 48E
22
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt
Stt Chỉ tiêu đv 2005 2006 2007 2008
1 Tổng vốn đầu tư trđ 398 492 588 709
2 Đầu tư vào nhà xưởng trđ 23 17 15 23
3 Tỷ lệ đầu tư nhà xưởng/Tổng vốn đầu tư % 6% 3% 2% 3%
4 Tốc độ tăng liên hoàn % -27% -13% 59%
5 Tốc độ tăng định gốc % -27% -36% 2%
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần May Thanh Hóa )
Từ bảng số liệu trên ta thấy:
Vốn đầu tư vào nhà xưởng tương đối nhỏ, Công ty không xây dựng mới nhà
xưởng, hàng năm chỉ đầu tư sửa chửa nâng cấp.
Năm 2005 vốn đầu tư vào nhà xưởng là 23 triệu đồng tương đương 6% so với
tổng vốn đầu tư.
Năm 2006 so với năm 2005 số vốn đầu tư vào nhà xưởng giảm xuống còn 17 triệu
đồng tương ứng giảm 27% so với năm 2005, chiếm tỷ trọng 3% tổng vốn đầu tư.
Năm 2007 so với năm 2006 số vốn đầu tư vào nhà xưởng tiếp tục giảm xuống
còn 15 triệu. So với năm 2005 vốn đầu tư vào nhà xưởng giảm 8 triệu tương đương
với 36%. Tỷ trọng vốn đầu tư vào nhà xưởng so với tổng vốn đầu tư là 2%.
Năm 2008 số vốn đầu tư vào nhà xưởng là 23 triệu, số vốn bằng với năm 2005,
như vậy vốn đầu tư vào nhà xưởng đã tăng ngược trở lại. So với năm 2007 vốn đầu
tư này tăng 8 triệu tương đương 59%, bước tăng nhảy vọt trở lại. Tuy giá trị vốn đầu
tư năm này bằng năm 2005 nhưng tỷ trọng vốn đầu tư vào nhà xưởng trên tổng vốn

đầu tư chỉ còn 3%.
Nhà xưởng gắn với hoạt động sản xuất của công ty kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt
động, hoặc gắn liền với bước phát triển của công ty. Công ty đầu tư vào xây mới nhà
xưởng khi tiềm lực, khả năng sản xuất đã tăng lên, cũng như nhu cầu của khách hàng
với sản phẩm của công ty tăng lên. Những nhu cầu của khách hàng sẽ đòi hỏi công ty
đáp ứng lại bằng cách cung ứng tốt hơn. Nhưng năm gần đây hoạt động của công ty
vẫn sử dụng những nhà xưởng trước kia mà không xây mới. Điều này chứng tỏ với
tiềm năng phát triển của công ty hiện tại chưa có đủ điều kiện đã nêu về việc xây mới
một nhà xưởng. Lượng đặt hàng tới công ty không vượt quá khả năng của tổ chức
sản xuất (3 xí nghiệp, 1 phân xưởng cắt và 1 cửa hàng giới thiệu sản phẩm) của công
ty.
SV: Lê Thị Thu Hiền Lớp: KT ĐT 48E
23
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt
2.4.3. Đầu tư vào nguồn nhân lực
Trong thời gian qua và định hướng phát triển trong thời gian tới, công ty đã đề
ra các chiến lược đầu tư về con người, coi yếu tố con người là yếu tố chủ đạo trong
chiến lược phát triển của mình. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khi mà trình độ
khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì đầu tư nâng cao năng lực trình độ, kinh
nghiệm của cán bộ, công nhân viên công ty ngày càng trở thành nhiệm vụ trọng yếu
của công ty.
Nguồn nhân lực trong Doanh nghiệp bao gồm: Cán bộ quản lí, công nhân sản
xuất và cán bộ nghiên cứu khoa học. Nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp. Nêú thiếu nguồn nhân
lực hoặc nguồn nhân lực không đáp ứng được yêu cầu hoạt động của Doanh nghiệp
sẽ bị ngừng trệ, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển. Nguồn nhân lực luôn là vấn đề được
quan tâm hàng đầu tại các Doanh nghiệp. Vì thế đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, là
điều kiện quyết định để doanh nghiệp có thể đứng vững và dành thắng lợi trong môi
trường cạnh tranh. Do đó trong các doanh nghiệp, công tác đào tạo và phát triển cần

phải được thực hiện một cách có tổ chức và có kế hoạch.
Phát triển nguồn nhân lực (theo nghĩa rộng) là tổng thể các hoạt động học tập có
tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự
thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động.
Trước tiên, đầu tư phát triển nguồn nhân lực là đầu tư nâng cao chất lượng
nhân lực: đào tạo nâng cao tay nghề và tinh giảm đội ngũ lao động. Hình thức đào tạo
rất phong phú, nhưng chủ yếu là hình thức đào tạo ngắn hạn để kịp thời cho phục vụ
sản xuất kinh doanh đồng thời hình thức đào tạo dài hạn (hơn 12 tháng) đang ngày
càng tăng, Doanh nghiệp ngày càng quan tâm phát triển nguồn nhân lực một cách
toàn diện.
Xét về nội dung phát triển nhân lực bao gồm các hoạt động là: giáo dục, đào tạo
và phát triển.
- Giáo dục được hiểu là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con người bước
vào một nghề nghiệp hoặc chuyển sang một nghề nghiệp mới thích hợp hơn trong
tương lai.
- Đào tạo (hay còn được gọi là đào tạo kỹ năng) được hiểu là các hoạt động học
tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng,
nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững
SV: Lê Thị Thu Hiền Lớp: KT ĐT 48E
24

×