Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

CHỦ ĐỀ TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.19 KB, 6 trang )

Nhóm biên soạn: Trường THPT Hòa Phú
Nhóm phản biện: Trường THPT Kim Bình

CHỦ ĐỀ: TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT
( Tổng số tiết: 2 tiết)
PHẦN I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I.
TẬP TÍNH ĐỘNG VẬT
Tập tính là một chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên
trong hoặc bên ngoài cơ thể)
II. PHÂN LOẠI TẬP TÍNH
TẬP TÍNH BẨM SINH
TẬP TÍNH HỌC ĐƯỢC
- Là loại tập tính sinh ra đã có, được di - Là loại tập tính được hình thành trong quá
truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
trình sống của cá thể, thông qua học tập và
- Vd: Nhện giăng tơ.
rút kinh nghiệm.
- Vd: Khỉ làm xiếc, Khi nhìn thấy đèn giao
thông màu đỏ, những người qua đường
dừng lại.
III. MỘT SỐ HÌNH THỨC HỌC TẬP Ở ĐỘNG VẬT.
1. Quen nhờn
- Là động vật không trả lời những kích thích lặp đi lặp lại nhiều lần nếu kích thích đó không
kèm theo sự nguy hiểm.
Vd: Khi thấy bóng đen của diều hâu từ trên cao lao xuống thì gà con sẽ chạy trốn, nhưng
nếu bóng đen cứ xuất hiện nhiều lần mà không thấy diều hâu lao xuống thì gà con sẽ không
trốn nữa
- Như vậy, hiện tượng quen nhờn làm mất đi những tập tính học được trước đó.
2. In vết
- Là hiện tượng con non mới sinh đi theo những vật di chuyển đầu tiên mà chúng nhìn thấy,


thường là con bố mẹ.
Vd: Gà con mới nở đi theo đồ chơi hoặc vịt con mới nở đi theo gà mẹ
3. Điều kiện hoá
a. Điều kiện hóa đáp ứng (kiểu Paplôp)
- Do sự hình thành các mối liên kết mới giữa các trung tâm hoạt động trong trung ương thần
kinh dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời.
Vd: Paplôp làm thí nghiệm vừa đánh chuông vừa cho chó ăn. Sau vài chục lần phối hợp
tiếng chuông và thức ăn, chỉ cấu nghe tiếng chuông là chó đã tiết nước bọt. Sở dĩ như vậy là
do trung ương thần kinh đã hình thành mối liên hệ thần kinh mới dưới tác động của 2 kích
thích đồng thời.
b. Điều kiện hóa hành động (kiểu Skinnơ)
- Đây là kiểu liên kết một hành vi của động vật với một phần thưởng( hoặc phạt), sau đó
động vật chủ động lặp lại các hành vi đó
Vd: B.F.Skinnơ thả chuột vào lồng thí nghiệm. Trong lồng có một cái bàn đạp gắn với thức
ăn. Khi chuột chạy trong lồng và vô tình đạp phải bàn đạp thì thức ăn rơi ra. Sau một số lần
ngẫu nhiên đạp phải bàn đạp và có thức ăn, mỗi khi đói bụng, chuột chủ động chạy tới nhấn
bàn đạp để lấy thức ăn.
4. Học ngầm
- Là kiểu học không có ý thức, không biết rõ là mình đã học được đến khi cần thiết thiết thi
kiến thức cũ tái hiện lại để giải quyết vấn đề.


Vd: Chó hoặc trâu được nuôi ở nhà, khi dắt thả nó ở một nơi khác cách xa nhà nó vẫn có thể
nhớ đường để quay về nhà.
5. Học khôn
- Là kiểu phối hợp các kinh nghiệm cũ đê giải quyết những tình huống mới. Học khôn có ở
động vật có hệ thần kinh rất phát triển
Vd: Tinh tinh biết cách chồng những chiếc thùng lên để đứng lên lấy thức ăn trên cao
IV. MỘT SỐ DẠNG TẬP TÍNH PHỔ BIẾN Ở ĐỘNG VẬT
1. Tập tính kiếm ăn

- Tác nhân kích thích: Hình ảnh, âm thanh, mùi phát ra từ con mồi.
- Chủ yếu là tập tính học được. Động vật có hệ thần kinh càng phát triển thì tập tính càng phức
tạp.
Vd: Hải li đắp đập ngăn sông suối để bắt cá,
2. Tập tính bảo vệ lãnh thổ
- Dùng chất tiết, phân hay nước tiểu đánh dấu lãnh thổ. Chiến đấu quyết liệt khi có đối tượng xâm
nhập.
- Bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản
Vd: Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khác khi vào vùng lãnh thổ của
chúng
3. Tập tính sinh sản
- Tác nhân kích thích: Môi trường ngoài (thời tiết, âm thanh, ánh sáng, hay mùi do con vật khác
giới tiết ra) và môi trường trong (hoocmôn sinh dục).
- Ve vãn, tranh giành con cái, giao phối, chăm sóc con non.
- Tạo ra thế hệ sau, duy trì sự tồn tại của loài.
Vd: Vào mùa sinh sản các con hươu đực hút nhau, con chiến thắng sẽ được giao phối với
hươu cái
4. Tập tính di cư
- Định hướng nhờ vị trí mặt trăng, mặt trời, các vì sao, địa hình, từ trường. Cá định hướng nhờ
thành phần hóa học và hướng dòng chảy.
- Tránh điều kiện môi trường không thuận lợi.
Vd: Sếu đầu đỏ, hồng hạc di cư theo mùa
5. Tập tính xã hội
- Tập tính thứ bậc: Duy trì trật tự trong đàn, tăng cường truyền tính trạng tốt của con đầu đàn cho
thế hệ sau.
Vd: Khỉ, linh cẩu sống theo bầy đàn, trong đàn luôn có một con khoẻ mạnh nhất là con đầu
đàn
- Tập tính vị tha: Giúp nhau kiếm ăn, tự vệ. Duy trì sự tồn tại của cả đàn.
Vd: Các con đầu đàn trong bầy đàn luôn phải có nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ cho những con
cái hoặc con non khác

V. ỨNG DỤNG NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ TẬP TÍNH VÀO ĐỜI SỐNG
- Nhờ những hiểu biết về tập tính động vật, con người đã ứng dụng vào trong đời sống và
sản xuất.
+ Dạy hổ, voi, khỉ, cá heo … làm xiếc
+ Dạy chó, chim ưng đi săn
+ Làm bù nhìn trên ruộng để đuổi chim chóc phá hoại mùa màng.
+ Nghe tiếng kẻng, trâu bò nuôi trở về chuồng.
+ Dạy chó giữ nhà, phát hiện ma tuý, tội phạm…
- Một số tập tính chỉ có ở người như giữ gìn vệ sinh môi trường, tập thể dục buổi sáng…
PHẦN II: LUYỆN TẬP
1. Nhận biết
Câu 1: Tập tính quen nhờn là:


A. Tập tính động vật không trả lời khi kích thích không liên tục mà không gây nguy hiểm
gì.
B. Tập tính động vật không trả lời khi kích thích ngắn gọn mà không gây nguy hiểm gì.
C. Tập tính động vật không trả lời khi kích thích lặp đi lặp lại nhiều lần mà không gây nguy
hiểm gì.
D. Tập tính động vật không trả lời khi kích thích giảm dần cường độ mà không gây nguy
hiểm gì.
Câu 2: In vết là:
A. Hình thức học tập mà con vật sau khi được sinh ra một thời gian bám theo vật thể chuyển
động mà nó nhìn thấy đầu tiên và giảm dần qua những ngày sau.
B. Hình thức học tập mà con vật mới sinh bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy
đầu tiên và giảm dần qua những ngày sau.
C. Hình thức học tập mà con mới sinh bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy nhiều
lần và giảm dần qua những ngày sau.
D. Hình thức học tập mà con vật mới sinh bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy
đầu tiên và tăng dần qua những ngày sau.

Câu 3: Tập tính học được là:
A. Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút
kinh nghiệm.
B. Loại tập tính được hình thành trong quá trình phát triển của loài, thông qua học tập và rút
kinh nghiệm.
C. Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút
kinh nghiệm, được di truyền.
D. Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút
kinh nghiệm, mang tính đặc trưng cho loài.
Câu 4: Tập tính động vật là:
A. Một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể
nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.
B. Chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể nhờ đó mà
động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.
C. Những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể)
nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.
D. Chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài
cơ thể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.
Câu 5: Điều kiện hoá đáp ứng là:
A. Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích
đồng thời.
B. Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích
liên tiếp nhau.
C. Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích
trước và sau.
D. Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích
rời rạc.
Câu 6: Tập tính bẩm sinh là:
A. Những hoạt động phức tạp của động vật, sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc
trưng cho loài.

B. Một số ít hoạt động của động vật, sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho
loài.
C. Những hoạt động đơn giản của động vật, sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc
trưng cho loài.


D. Những hoạt động cơ bản của động vật, sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng
cho loài.
Câu 7: Học ngầm là:
A. Những điều học được một cách không có ý thức mà sau đó động vật rút kinh nghiệm để
giải quyết vấn đề tương tự.
B. Những điều học được một cách có ý thức mà sau đó giúp động vật giải quyết được vấn
đề tương tự dễ dàng.
C. Những điều học được không co ý thức mà sau đó được tái hiện giúp động vật giải quyết
được vấn đề tương tự một cách dễ dàng.
D. Những điều học được một cách có ý thức mà sau đó được tái hiện giúp động vật giải
quyết vấn đề tương tự dễ dàng.
Câu 8: Học khôn là:
A. Phối hợp những kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống gặp lại.
B. Biết phân tích các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới.
C. Biết rút các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới.
D. Phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết giải quyết những tình huống mới.
Câu 9: Điều kiện hoá hành động là:
A. Kiểu liên kết giữa các hành vi và các kích thích sau đó động vật chủ động lặp lại các
hành vi này.
B. Kiểu liên kết giữa một hành vi với một hệ quả mà sau đó động vật chủ động lặp lại các
hành vi này.
C. Kiểu liên kết giữa một hành vi và một kích thích sau đó động vật chủ động lặp lại các
hành vi này.
D. Kiểu liên kết giữa hai hành vi với nhau mà sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi

này.
Câu 10: Những tâp tính nào là những tập tính bẩm sinh?
A. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, chuột nghe mèo kêu thì chạy.
B. Ve kêu vào mùa hè, chuột nghe mèo kêu thì chạy.
C. Ve kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
D. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
2. Thông hiểu
Câu 11: Vì sao tập tính học tập ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển được hình
thành rất nhiều?
A. Vì số tế bào thần kinh rất nhiều và tuổi thọ thường cao.
B. Vì sống trong môi trường phức tạp.
C. Vì có nhiều thời gian để học tập.
D. Vì hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron.
Câu 12: Tính học tập ở động vật không xương sống rất ít được hình thành là vì:
A. Số tế bào thần kinh không nhiều và tuổi thọ thường ngắn.
B. Sống trong môi trường đơn giản.
C. Không có thời gian để học tập.
D. Khó hình thành mối liên hệ mới gữa các nơron
Câu 13: Các loại tập tính có ở động vật có trình độ tổ chức khác nhau như thế nào?
A. Hầu hết các tập tính ở động vật có trình độ tổ chức thấp là tập tính bẩm sinh. Động vật
bậc cao có tập tính chủ yếu là tập tính hỗn hợp.
B. Hầu hết các tập tính ở động vật có trình độ tổ chức thấp là tập tính hỗn hợp. Động vật
bậc cao có nhiều tập tính học được.
C. Hầu hết các tập tính ở động vật có trình độ tổ chức thấp là tập tính bẩm sinh. Động vật
bậc cao có nhiều tập tính học được.


D. Hầu hết các tập tính ở động vật có trình độ tổ chức thấp là tập tính học được. Động vật
bậc cao có nhiều tập tính bẩm sinh.
Câu 14: Tập tính sinh sản của động vật thuộc loại tập tính nào?

A. Số ít là tập tính bẩm sinh.
B. Toàn là tập tính tự học.
C. Phần lớn tập tính tự học.
D. Phần lớn là tập tính bảm sinh.
Câu 15: Mối liên hệ giữa kích thích và sự xuất hiện tập tính như thế nào?
A. Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính.
B. Không phải bất kì kích thích nào cũng làm xuất hiện tập tính.
C. Kích thích càng mạnh càng dễ làm xuất hiện tập tính.
D. Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hện tập tính.
Câu 16: Về tập tính con người khác hẳn với động vật ở điểm nào?
A. Tập tính xã hội cao.
B. Điều chỉnh được tập tính bẩm sinh.
C.Có nhiều tập tính hỗn hợp
D. Phát triển tập tính học tập.
Câu 17: Hình thức học tập nào phát triển nhất ở người so với động vật?
A. Điều kiện hoá đáp ứng.
B. Học ngầm.
C. Điều kiện hóa hành động.
D. Học khôn.
Câu 18: Ý nào sau đây không phải là tập tính học tập?
A. Tập tính hỗn hợp.
B. Tập tính học được.
C. Tập tính kiếm ăn.
D. Tập tính nhất thời.
Câu 19: Ý nào không phải là đặc điểm của tập tính bẩm sinh?
A. Có sự thay đổi linh hoạt trong đời sống cá thể.
B. Rất bền vững và không thay đổi.
C. Là tập hợp các phản xạ không điều kiện diễn ra theo một trình tự nhất định.
D. Do kiểu gen quy định.
Câu 20: Sự hình thành tập tính học tập là:

A. Sự tạo lập một chuổi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới
giữa các nơron bền vững.
B. Sự tạo lập một chuổi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới
giữa các nơron nên có thể thay đổi.
C. Sự tạo lập một chuổi các phản xạ có điều kiện và không điều kiện, trong đó hình thành
các mối liên hệ mới giữa các nơron nên có thể thay đổi.
D. Sự tạo lập một chuổi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới
giữa các nơron và được di truyền.
3. Vận dụng
Câu 21: Mức độ phức tạp của tập tính tăng lên khi:
A. Số lượng các xinap trong cung phản xạ tăng lên.
B. Kích thích của môi trường kéo dài.
C. Kích thích của môi trường lạp lại nhiều lần.
D. Kích thích của môi trường mạnh mẽ.
Câu 22: Ứng dụng chó để bắt kẻ gian và phát hiện ma tuý là ứng dụng những hiểu biết về
tập tính vào
A. Săn bắn.
B. Giải trí.
C. Bảo vệ mùa màng.
D. An ninh quốc phòng
Câu 23: Khi thả tiếp một hòn đá vào cạnh con rùa thì thấy nó không rụt đầu vào mai nữa.
Đây là một ví dụ về hình thức học tập:
A. Học khôn.
B. Học ngầm.
C. Điều kiện hoá hành động.
D. Quen nhờn
Câu 24: Tập tính bảo vệ lãnh thổ diễn ra:
A. Giữa những cá thể cùng loài.
B. Giữa những cá thể khác loài.
C. Giữa những cá thể cùng lứa trong loài.

D. Giữa con với bố mẹ.


Câu 25: Tập tính nào sau đây phản ánh mối quan hệ cùng loài của những loài có tổ chức
thần kinh phát triển cao:
A. Tập tính sinh sản.
B. Tập tính di cư
C. Tập tính xã hội.
D. Tập tính bảo vệ lãnh thổ.
Câu 26: Tập tính kiếm ăn ở động vật có tổ chức hệ thần kinh chưa phát triển thuộc loại tập
tính nào?
A. Số ít là tập tính bẩm sinh.
B. Phần lớn là tập tính học tập.
C. Phần lớn là tập tính bẩm sinh.
D. Toàn là tập tính học tập.
Câu 27: Khi mở nắp bể, đàn cá cảnh thường tập trung về nơi thường cho ăn. Đây là ví dụ về
hình thức học tập:
A. Học ngầm.
B. Điều kiện hoá đáp ứng.
C. Học khôn.`
D. Điều kiện hoá hành động.
Câu 28: Thầy yêu cầu bạn giải một bài tập di truyền mới, bạn giải được. Đây là một ví dụ về
hình thức học tập:
A. Điều kiện hoá đáp ứng.
B. Học ngầm.
C. Điều kiện hoá hành động.
D. Học khôn.
Câu 29: Ứng dụng tập tính nào của động vật, đòi hỏi công sức nhiều nhất của con người?
A. Phát huy những tập tính bẩm sinh.
B. Phát triển những tập tính học tập.

C. Thay đổi tập tính bẩm sinh.
D. Thay đổi tập tính học tập.
Câu 30: Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó là
tập tính:
A. Bảo vệ lãnh thổ.
B. Sinh sản.
C. Di cư.
D. Xã hội



×