Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Pakse, tỉnh Champasak (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VIENGSOUTCHAY PHONLAYMA

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM PAKSE,
TỈNH CHAMPASAK

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VIENGSOUTCHAY PHONLAYMA

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM PAKSE,
TỈNH CHAMPASAK
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Thị Kim Linh

THÁI NGUYÊN - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của TS. Hà Thị Kim Linh. Các nội dung nghiên cứu, kết
quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào
trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận
xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ
trong phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như
số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích
nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung luận văn của mình. Trường Đại học sư phạm - Đại học Thái
Nguyên không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra
trong quá trình thực hiện (nếu có).
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 6 năm 2017
Học viên thực hiện

VIENGSOUTCHAY PHONLAYMA

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nhận và triển khai nghiên cứu đề tài, hoàn
thành luận văn, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy
Cô trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
Trước hết, em xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban lãnh đạo, Phòng
Đào tạo, các thầy cô giáo khoa sau Đại học, các thầy cô khoa Tâm lý giáo dục
đã tham gia giảng dạy lớp cao học chuyên ngành Quản lí giáo dục khoá 23b do

trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên tổ chức đã giúp đỡ em rất
nhiều trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hà Thị Kim Linh đã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong thời gian nghiên cứu để hoàn thành luận
văn và có thể áp dụng có hiệu quả trong quá trình công tác.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng chí trong Ban Giám hiệu, cán bộ
giáo viên trong trường CĐSP Pakse đã tạo điều kiện, giúp đỡ tác giả hoàn
thành luận văn.
Xin cám ơn và chia sẻ niềm vui này với gia đình, bạn bè, những người đã
luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn của mình.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu song luận văn
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong tiếp tục nhận được ý
kiến góp ý của các thầy cô giáo cùng các đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT .................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. v
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 4
5. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 4
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .............................................. 4

7. Cấu trúc của đề tài ........................................................................................... 5
Chương 1: LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ
LÊN LỚP CHO SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ............... 6

1.1. Lịch sử nghiên cứu về quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho sinh viên ...... 6
1.1.1. Trên thế giới .............................................................................................. 6
1.1.2. Những nghiên cứu ở nước CHDCND Lào .............................................. 10
1.2. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................ 13
1.2.1. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ..................................................... 13
1.2.3. Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ........................................ 14
1.2.4. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường ..................................................... 14
1.2.5. Quản lý HĐGDNGLL cho sinh viên ở trường Cao đẳng sư phạm ......... 16
1.3. Tổ chức hoạt HĐGDNGLL cho sinh viên ở trường CĐSP ....................... 17
1.3.1. Mục tiêu của HĐGDNGLL ở trường CĐSP ........................................... 17
1.3.2. Đặc điểm của hoạt động GDNGLL ......................................................... 18
1.3.3. HĐGDNGLL trong chương trình đào tạo trường Cao đẳng sư phạm .... 19
iii


1.3.4. Vai trò của HĐGDNGLL trong các trường CĐSP nước CHDCND Lào....... 19
1.3.5. Nội dung, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho
sinh viên ở trường CĐSP nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào............. 22
1.4. Quản lý HĐGDNGLL cho sinh viên .......................................................... 25
1.4.1. Mục tiêu quản lý HĐGDNGLL cho sinh viên ........................................ 25
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho sinh viên ....... 26
1.4.2.1. Lập kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL .................................................... 26
1.4.3. Phương pháp quản lý HĐGDNGLL cho sinh viên trường Cao đẳng
sư phạm.................................................................................................... 31
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐGDNGLL cho sinh viên ............... 33
1.5.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và sinh viên nhà trường ......... 33

1.5.2. Năng lực của cán bộ quản lý và giáo viên ............................................... 34
1.5.3. Văn bản quy định và hướng dẫn về công tác quản lí HĐGD NGLL,
hoạt động của tổ chức sinh viên trong nhà trường CĐSP ....................... 34
Kết luận chương 1.............................................................................................. 36
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN
LỚP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CĐSP PAKSE, TỈNH CHAMPASAK ....... 37

2.1. Vài nét về khách thể và tổ chức khảo sát ................................................... 37
2.1.1. Vài nét về Trường Cao đẳng Sư phạm Pakse, tỉnh Champasak .............. 37
2.1.2. Đặc điểm sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Pakse ........................... 38
2.1.3. Tổ chức khảo sát ...................................................................................... 39
2.2. Thực trạng quản lý HĐGDNGLL cho sinh viên ở trường Cao đẳng
Sư phạm Pakse......................................................................................... 40
2.2.1. Thực trạng nhận thức về quản lý HĐGDNGLL cho sinh viên trường
Cao đẳng Sư phạm Pakse ........................................................................ 40
2.2.2. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài lên lớp cho sinh viên
ở trường Cao đẳng Sư phạm Paske ......................................................... 42
2.2.2. Thực trạng phương pháp và hình thức QL HĐGDNGLL ...................... 45


2.2.3. Thực trạng các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp ...................................................................................... 46
2.3. Thực trạng về tổ chức thực hiện các nội dung hoạt động ngoài giờ lên
lớp cho sinh viên Trường CĐSP Pakse, tỉnh Champask ......................... 47
2.3.1. Các điều kiện bảo đảm cho quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ..... 47
2.3.2. Hỗ trợ kinh phí; đầu tư và sử dụng có hiệu quả CSVC cho các hoạt
động GDNGLL của SV trong trường ...................................................... 48
2.3.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của sinh
viên Trường cao đẳng sư phạm Pakse, tỉnh Champaska ........................ 48
2.3.4. Thực trạng về kết quả hoạt động ngoài giờ lên lớp của Sinh viên

Trường Cao đẳng Sư phạm Pakse ........................................................... 51
2.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động ngoài giờ lên lớp của Sinh viên
Trường Cao đẳng Sư phạm Pakse ........................................................... 52
2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Pakse: ......................... 53
2.4.1. Những kết quả đạt được .......................................................................... 53
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân .......................................................................... 54
Kết luận chương 2.............................................................................................. 58
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI
GIỜ LÊN LỚP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CĐSP PAKSE, TỈNH
CHAMPASK ...................................................................................................... 59

3.1. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp ............................................................... 59
3.1.1. Đảm bảo mục tiêu đào tạo của trường CĐSP.......................................... 59
3.1.2. Đảm bảo phù hợp điều kiện thực tiễn của nhà trường ............................ 59
3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa............................................................................... 59
3.1.4. Đảm bảo tính phát triển, tính hiệu quả .................................................... 60
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động GDNGLL cho sinh viên trường cao
đẳng Sư phạm Pakse, tỉnh Champask ..................................................... 60

v


3.2.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, giáo viên
trường CĐSP Paske về tổ chức các HĐGDNGLL cho sinh viên ........... 60
3.2.2. Xây dựng nội dung HĐGDNGLL phù hợp mục tiêu giáo dục của
nhà trường ................................................................................................ 62
3.2.3. Bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐGDNGLL cho giảng viên phụ trách
công tác học sinh, sinh viên trường CĐSP Paske ................................... 65
3.2.4. Tăng cường điều kiện phục vụ quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp

cho sinh viên trường cao đẳng Sư phạm Pakse ....................................... 66
3.2.5. Thiết lập cơ chế quản lý phối hợp chặt chẽ giữa cấp Khoa - Phòng
chức năng trong quản lý động GDNGLL cho sinh viên ở trường
Cao đẳng Sư phạm................................................................................... 68
3.2.6. Kiểm tra, đánh giá tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho Sinh
viên trường cao đẳng Sư phạm Pakse ..................................................... 69
3.3. Tổ chức khảo nghiệm hệ thống biện pháp.................................................. 73
3.3.1. Đối với đội ngũ Cán bộ quản lý trường Cao đẳng Sư phạm Pakse ......... 73
3.3.2. Đối với đội ngũ Giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Pakse .............. 73
3.4. Khảo nghiệm về nhận thức tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp .... 73
Kết luận chương 3.............................................................................................. 77
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 78

1. Kết luận .......................................................................................................... 78
2. Khuyến nghị................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 81
PHỤ LỤC ...............................................................................................................



DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Viết đầy đủ

CBBQL

: Cán bộ quản lý

CĐSP


: Cao đẳng Sư phạm

CHDCND

: Cộng hòa dân chủ nhân dân

CLB

: Câu lạc bộ

CSVC

: Cơ sở vật chất

ĐH

: Đại học

GDNGLL

: Giáo dục ngoài giờ lên lớp

GD-TT

: Giáo dục - thể thao

GV

: Giáo viên


HĐNK

: Hoạt động ngoại khóa

HSSV

: Học sinh sinh viên

KTX

: Ký túc xá

LLGD

: Lực lượng giáo dục

NCKH

: Nghiên cứu khoa học

QLGD

: Quản lý giáo dục

SV

: Sinh viên

TDTT


: Thể dục thể thao

TN

: Thanh niên

XHHGD

: Xã hội hóa giáo dục


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Thực trạng nhận thức của GV trường CĐSP Paske nội dung
HĐGDNGLL ................................................................................. 40

Bảng 2.2.

Thực trạng nhận thức của CBQL về khái niệm QLHĐGDNGLL...... 41

Bảng 2.3.

Thực trạng các nội dung đã được quan tâm tổ chức thông qua
HĐGDNGLL ................................................................................. 42

Bảng 2.4.

Thực trạng mức độ thực hiện nội dung HĐGDNGLL .................. 43


Bảng 2.5.

Thực trạng các HĐGDNGLL được tổ chức trong nhà trường...... 44

Bảng 2.6.

Thực trạng phương pháp QL HĐGDNGLL ở trường CĐSP Paske ... 45

Bảng 2.7.

Thực trạng hình thức quản lý hoạt động GDNGLL ...................... 45

Bảng 2.8.

Thực trạng lực lượng tham gia tổ chức HĐGDNGLL.................. 46

Bảng 2.9.

Thực trạng cơ sở vật chất, kinh phí đảm bảo cho HĐGD NGLL ...... 47

Bảng 2.10. Thực trạng chỉ đạo tổ chức HĐGD NGLL của Ban chỉ đạo
HĐGD NGLL ................................................................................ 50
Bảng 3.11. Về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý ............................ 73
Bảng 3.12. Về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý ........... 75

v




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhân loại đang sống trong thế kỷ 21, kỷ nguyên mà mỗi con người là
kết hợp của tri thức, năng lực và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là yếu tố
quyết định tốc độ phát triển bền vững của đất nước. Khai thác tài nguyên con
người là phương hướng chung của tất cả các nước trong thế kỷ này. Đối với
nước CHDCND Lào, trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, Đảng và nhà
nước đã tập trung đưa ra các chính sách lãnh đạo, đầu tư cho giáo dục, coi đầu
tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, đầu tư có hiệu quả nhằm đưa chất lượng
giáo dục Lào từng bước phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và
trên thế giới.
Các chủ trương của Đảng, quan điểm của Nhà nước Lào đã khẳng định
vai trò của con người trong sự nghiệp phát triển của đất nước cũng như khẳng
định vai trò quan trọng của giáo dục trong sự nghiệp phát triển con người.
Đồng thời nhấn mạnh con người phát triển toàn diện không chỉ giỏi về tri thức
khoa học mà còn cần có hệ thống năng lực cơ bản để đáp ứng những yêu cầu
ngày một cao của xã hội. Vì vậy hoạt động giáo dục và đào tạo ở trường cao
đẳng, chuyên nghiệp không còn đóng khung trong các giờ dạy kiến thức trên
lớp mà còn phải bao gồm các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
(HĐGDNGLL) nhằm rèn luyện những kỹ năng cơ bản cho sinh viên, góp phần
giáo dục nên những con người đáp ứng được yêu cầu phát triển ngày càng cao
của xã hội. HĐGDNGLL là một bộ phận của quá trình giáo dục trong trường
cao đẳng. Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài các giờ học kiến thức văn
hóa ở trên lớp. HĐGDNGLL gắn bó chặt chẽ với hoạt động dạy học, là con
đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo sự thống nhất giữa nhận thức và hành
động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin đúng đắn ở sinh viên.
HĐGDNGLL là điều kiện tốt nhất để rèn luyện các kỹ năng cơ bản, phát huy
vai trò chủ thể, phát triển tính tích cực, chủ động ở Sinh viên, đáp ứng mục tiêu

1



giáo dục đặt ra đối với nhà trường. Một trong những mục tiêu của nhà trường là
đào tạo các giáo viên có khả năng giảng dạy và làm tốt công tác giáo dục sinh
viên. Vì vậy sinh viên cần được trang bị hệ thống tri thức và kỹ năng để thực
hiện tốt các nhiệm vụ của người giáo viên trong giai đoạn hiện nay, trong đó có
nhiệm vụ hướng dẫn sinh viên tổ chức các HĐGDNGLL. Thực tế trong quá
trình đào tạo những năm vừa qua, cụ thể trong các đợt thực hành, thực tập sư
phạm cho thấy sinh viên năm thứ 2, 3 còn gặp nhiều lúng túng khi phải hướng
dẫn sinh viên tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung, HĐGDNGLL nói
riêng. Để khắc phục tình trạng trên, cần thiết phải nghiên cứu một cách cơ bản
quá trình rèn luyện hệ thống kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL. Điều đó sẽ góp
phần nâng cao hiệu quả quá trình rèn luyện hệ thống kỹ năng sư phạm cho sinh
viên CĐSP.
Hệ thống giáo dục của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào cũng mang
trên mình trách nhiệm nặng nề đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
giảng dạy, đặc biệt là đội ngũ giảng viên các trường đại học và cao đẳng sư
phạm vì những đơn vị này chịu trách nhiệm đào tạo những “máy cái”, đảm bảo
cung cấp cho xã hội những công dân tốt, có chất lượng; hơn nữa giảng viên đại
học, cao đẳng sư phạm giữ vai trò quyết định trong việc hình thành năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị, định hình
nhân cách sinh viên nói riêng và con người của xã hội nói chung. Quá trình
giáo dục ở các trường đại học và cao đẳng sư phạm muốn đạt chất lượng cao
cần phải được thực hiện bởi một đội ngũ giảng viên giỏi; nói cách khác giảng
viên các trường đại học và cao đẳng sư phạm là lực lượng nòng cốt, quan trọng
quyết định đến chất lượng phát triển của toàn xã hội.
Trường CĐSP Pakse, tỉnh Champasak là một trong những trường thuộc
hệ thống giáo dục của nước CHDCND Lào có lịch sử phát triển nửa thế kỷ,
cùng với những nỗ lực nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, tạo ra những
người có nhân cách tốt, là tấm gương sáng về đạo đức và tu dưỡng chuyên môn


2


cho các thế hệ các thầy cô giáo ở Champasak nói riêng và nước Lào nói chung,
với mục đích chính là đáp ứng yêu cầu ngày càng cao đối với sự nghiệp giáo
dục của đất nước, tăng cường đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện của sinh
viên trong yêu cầu hội nhập hiện nay.
Hoạt động GDNGLL có khả năng góp phần đào tạo người học toàn diện
về các mặt: đức, trí, thể mĩ, vừa có lý luận vừa có thực hành, vừa có kiến thức
vừa có kĩ năng sản xuất vừa có văn hóa nhà trường vừa có tri thức về đời
sống xã hội. Hoạt động ngoài giờ lên lớp chính là cầu nối giúp sinh viên vận
dựng kiến thức vào trong đời sống, sinh hoạt tạo sự gần gũi, gắn kết cá nhân
với tập thể và với cộng đồng.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: "Quản lý hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Pakse, tỉnh
Champasak" làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp cho SV trường Cao đẳng sư phạm Pakse, đề tài đề xuất biện
pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho SV trường Cao đẳng sư
phạm Pakse, tỉnh Champasak góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp nói riêng, chất lượng giáo dục của nhà trường CĐSP
Pakse, tỉnh Champasak nói chung.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp của sinh viên trường Cao
đẳng Sư phạm ở nước CHDCND Lào.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho sinh viên ở

Trường Cao đẳng Sư phạm Pakse, tỉnh Champasak.

3


4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Xây dựng cơ sở lý luận hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho sinh viên
các trường Cao đẳng sư phạm
4.2. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho sinh
viên Trường Cao đẳng Sư phạm Pakse
4.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Pakse
5. Giả thuyết khoa học
Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một nội dung trong tổ
chức quá trình đào tạo của nhà trường CĐSP góp phần thực hiện mục tiêu đào
tạo của nhà trường. Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường CĐSP
Paske đã được quan tâm nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định. Nếu nghiên
cứu được thực trạng quản lý HĐGDNGLL và đề xuất được biện pháp quản lý
HĐGDNGLL cho sinh viên tại trường CĐSP Paske tỉnh Champasak sẽ góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc, phân tích các tài liệu, giáo trình, tạp chí có liên quan để phục vụ
hoạt động nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát các HĐGDNGLL được tổ chức trong nhà trường CĐSP Paske
như: hoạt động tập thể, hoạt động sinh hoạt Đoàn thanh niên,…để thu thập
thông tin làm làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng.
6.2.2. Phương pháp điều tra

- Điều tra bằng bảng hỏi về thực trạng quản lý HĐGDNGLL cho SV
trường CĐSP Paske, tỉnh Champasak
- Sử dụng số liệu thống kê về HĐGDNGLL của các phòng chức năng
trường CĐSP Paske.
4


6.2.3. Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến các chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục về các thông tin
thực trạng tổ chức các HĐGDNGLL, công tác quản lý tổ HĐGDNGLL cho
sinh viên tại trường CĐSP.
6.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Nghiên cứu kế hoạch tổ chức hoạt động, nghiên cứu hồ sơ, giáo án của
các giáo viên để thu thập thông tin làm cơ sở đánh giá thực trạng quản lý
HĐGDNGLL cho sinh viên tại trường CĐSP Paske.
6.2.5. Phương pháp xử lý thông tin và đánh giá
Sử dụng toán thống kê, tin học để xử lý các số liệu thu được qua điều tra
và khảo nghiệm.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho sinh
viên Trường Cao đẳng Sư phạm
Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho sinh viên
Trường Cao đẳng Sư phạm Pakse, tỉnh Champasak.
Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho sinh viên
Trường Cao đẳng Sư phạm Pakse, tỉnh Champasak.

5



Chương 1
LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN
LỚP CHO SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
1.1. Lịch sử nghiên cứu về quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho sinh viên
1.1.1. Trên thế giới
Với mục tiêu giáo dục toàn diện sinh viên bằng các hình thức giáo dục
ngoài giờ học trên lớp và ngoài nhà trường - gọi chung là HĐGDNGLL; quản
lý các hoạt động này được xem là rất quan trọng trong các trường chuyên
nghiệp thể hiện qua các quan điểm từ trước đến nay như sau:
Rabơle (1494-1553), một trong những đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa
nhân đạo Pháp, đã có sáng kiến quản lý các hình thức giáo dục có nội dung “trí
dục, đạo đức, thể chất và thẩm mĩ” ngoài giờ học ở lớp bằng việc tổ chức các
buổi tham quan xưởng thợ, các cửa hàng, tiếp xúc với các nhà văn, các nghị sĩ,
đặc biệt là mỗi tháng một lần thầy và trò về sống ở nông thôn một ngày để trải
nghiệm thực tiễn cuộc sống.
J.A.Kômenxki (1592 - 1670), người đặt nền móng cho sự ra đời của nhà
trường hiện nay, lại xem quản lý việc học tập của sinh viên kết hợp với các
hoạt động ngoài giờ học như một cách giải phóng học tập ra khỏi sự “giam hãm
trong bốn bức tường” của trường học thời trung cổ và cho rằng “Học tập không
phải là lĩnh hội kiến thức trong sách vở mà lĩnh hội kiến thức từ bầu trời, mặt
đất, cây sồi,…”; John Locke (1632-1704), nhà triết học Anh thế kỉ XVII đã
đánh giá rất cao ảnh hưởng của môi trường đối với sự phát triển nhân cách của
trẻ; vì vậy quản lý các hoạt động bên ngoài lớp học là hết sức cần thiết để định
hướng trẻ trong quá trình trải nghiệm thực tiễn của chúng với môi trường xung
quanh; C. Mác (1818 - 1883) và Ph. Ăng-ghen (1820 - 1895) đã xác định mục
đích của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa là đào tạo ra “con người phát 21 triển
toàn diện”. Muốn vậy, phải quản lý được phương thức giáo dục hiện đại là
quản lý các HĐGD kết hợp với lao động sản xuất”; A. X. Macarenco (1888 6



1939) đã chứng minh được: một trong những logic của quá trình sư phạm là
quá trình quản lý, tổ chức hợp lý các hoạt động tham gia vào cách mạng xã hội,
lao động sản xuất, các hoạt động tập thể như vui chơi, thể dục thể thao (TDTT),
tham quan du lịch, văn hoá nghệ thuật cho sinh viên.
T. A. Ilina, nhà giáo dục Xô Viết của thế kỷ XX đã cho rằng quản lý các
HĐGD ngoài giờ học với mục đích bổ sung và làm sâu hơn công tác giáo dục
nội khóa; trước tiên, nó là phương tiện để phát hiện đầy đủ năng lực sinh viên,
làm thức tỉnh hứng thú và thiên hướng của các em đối với hoạt động nào đó và
cũng là hình thức tổ chức giải trí cho các em, là cơ sở để quản lý việc thực tập
về hành vi đạo đức để xây dựng kinh nghiệm của hành vi này.
Ngày nay, trong hệ thống giáo dục ở các nước trên thế giới, quản lý các
HĐGD nằm ngoài chương trình chính khóa có các tên gọi như “Hoạt động
ngoại khóa”, “Hoạt động sau giờ học hoặc bên ngoài lớp học”, “Cuộc sống bên
ngoài lớp học” được gọi chung là hoạt động ngoại khoá (HĐNK) đang được
các nhà QLGD quan tâm vì được đánh giá là các hoạt động mang tính toàn diện
và đạt hiệu quả giáo dục cao. Đây là những HĐGD có chương trình cụ thể bắt
đầu từ lớp bốn ở tiểu học đến các khối lớp ở trung học cơ sở (THCS), CĐSP và
cao đẳng, đại học bao gồm các hoạt động đa dạng ở nhiều lĩnh vực như học
thuật, TDTT, xã hội, từ thiện, dịch vụ cộng đồng, các công việc tự nguyện, sở
thích,…đang được quản lý trong các nhà trường theo các phương thức khác
nhau (tự nguyện hay bắt buộc) tùy vào cách thức tổ chức, nội dung chương
trình và tính chất của các hoạt động. Hrold Koontz, Cyri O Donnll và Heinz
Weibrich (1994), trong các hoạt động này, sinh viên chủ động tổ chức các hoạt
động dưới sự quản lý và tư vấn của các giáo viên qua một số hoạt động điển
hình như [16].
Hoạt động nghệ thuật - âm nhạc: sân khấu, đồng ca, đơn ca, ban nhạc, lời
động, múa, hội họa, nhiếp ảnh, sáng tạo văn bản và các hoạt động sáng tạo khác
thông qua trường học, nhà thờ, cộng đồng hoặc nhóm cá nhân.
7



Hoạt động TDTT: bóng đá, bóng chày, khúc côn cầu, thể dục nhịp điệu,
khiêu vũ, bơi lội, bóng đá, trượt tuyết, cổ vũ,… được tổ chức trong nhà trường
hoặc ngoài cộng đồng.
Hoạt động phương tiện truyền thông: truyền hình địa phương, phát thanh
và truyền hình học đường, nhân viên kỷ yếu, tạp chí văn học, tờ báo của trường
học, của địa phương, viết nhật ký trực tuyến và các công việc khác liên quan
đến thực hiện các chương trình, bộ phim truyền hình, hiển thị hoặc xuất bản
(dưới hình thức trực tuyến hoặc in ấn).
Hoạt động quản trị: Ban quản trị sinh viên, ban tư vấn, ủy ban, hội sinh
viên - sinh viên, hội đồng quản trị thanh niên cộng đồng,…
Hoạt động thuộc về sở thích - câu lạc bộ: các hoạt động thuộc về đam mê
và sáng tạo như chế tạo tên lửa, đường xe lửa mô hình, các hoạt động sưu tầm,
viết nhật ký điện tử (blog), câu lạc bộ (CLB) chơi cờ, học thuật Toán, thử
nghiệm mô hình, hùng biện, âm nhạc, trò chơi, ngôn ngữ,…
Hoạt động Giáo Hội tiếp cận cộng đồng: các hoạt động giúp người cao
tuổi, phục vụ các bữa ăn tối nhẹ cho cộng đồng, tổ chức sự kiện, bảo trợ các
hoạt động có liên quan đến nhà thờ.
Hoạt động quân đội: các hoạt động liên quan đến quân đội.
Hoạt động tình nguyện và dịch vụ cộng đồng: các hoạt động giúp cộng
đồng (có thể của riêng cộng đồng, không phải của trường học) nhưng không
được phép thu tiền như dịch vụ cư trú nhân đạo, dạy kèm và cố vấn, hoạt động
tiếp cận, gây quỹ cộng đồng, làm việc ở bệnh viện, cứu hộ động vật, công việc
điều dưỡng tại nhà, nhân viên phòng phiếu, nhân viên lễ hội, tình nguyện viên
phòng cháy chữa cháy, sửa chữa cầu đường,... Khi nghiên cứu về công tác quản
lý các HĐNK của sinh viên CĐSP, Kimiko Fujita - thạc sĩ QLGD Nhật Bản đã
nhận định: ở Hoa Kỳ trước năm 1900, các nhà QLGD đã cho rằng công tác
quản lý các HĐNK sẽ gặp khó khăn vì HĐNK chỉ là một kiểu phong trào nhất
thời và sau đó sẽ tự mai một theo thời gian. Họ còn hoài nghi về nhu cầu tham


8


gia HĐNK của sinh viên vì tin rằng. "Trường học chỉ nên tập trung đơn thuần
vào quản lý các vấn đề học 23 tập và kết quả học tập trên lớp"; những hoạt
động nào không mang tính chất học thuật, chủ yếu là giải trí, được xem là gây
hại đến thành tích học tập; vì thế không khuyến khích sinh viên tham gia và nên
đặt ngoài tầm kiểm soát của nhà trường. Tuy nhiên, các chuyên gia nghiên cứu
HĐNK ở Canada, đã chứng minh ngược lại rằng, quá trình quản lý các HĐNK
trong nhà trường đã giúp các nhà QLGD có nhiều kinh nghiệm hơn trong các
khâu lên kế hoạch, triển khai thực hiện và kiểm tra giám sát; đặc biệt là khâu tổ
chức các hoạt động vì sự đa dạng của chúng và có thêm cơ hội mở rộng kiến
thức cho chương trình học chính thức trong ngày cũng như tăng cường giáo dục
toàn diện sinh viên.
Một số các nghiên cứu khác cũng chứng minh được rằng sinh viên và các
nhà QLGD đã có một quan điểm tích cực hơn khi nhận thức được tác động tốt
của HĐNK trong việc cung cấp kỹ năng sống và mang lại lợi ích cho thành tích
học tập. Các nghiên cứu này còn cho thấy không chỉ tham gia vào các HĐNK
mà việc chọn lựa loại hoạt động nào để tham gia cũng có tác động cụ thể đến
kết quả học tập của sinh viên; ví dụ, sinh viên chơi thể thao, xem truyền hình và
tham gia phục vụ cộng đồng sẽ cải thiện được thành tích học tập nhiều hơn là
chơi một nhạc cụ. Điều này kết luận rằng HĐNK có ảnh hưởng tốt đến thành
tích học tập và nếu được quản lý và định hướng ngay từ đầu để sinh viên lựa
chọn tham gia vào các loại hình hoạt động phù hợp với bản thân thì hiệu quả
giáo dục sẽ tăng lên đáng kể. Căn cứ vào khảo sát của một tổ chức xã hội tìm
hiểu nhu cầu tham gia các HĐNK của thanh thiếu niên Mỹ dựa vào sở thích
của họ năm 2008 và một thống kê của Viện Giáo dục Khoa học - Trung tâm
Thống kê Giáo dục Quốc gia của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ năm 2010 đã cho thấy
một trong những kinh nghiệm để quản lý hiệu quả các HĐNK là phải tổ chức
các loại hình hoạt động này phù hợp với nhu cầu của sinh viên trong nhà

trường. Thông qua kết quả khảo sát và thống kê nêu trên, đa số sinh viên thích

9


các hoạt động TDTT, kế đến là nghệ thuật, sinh hoạt CLB, các hoạt động hội
đoàn và các hoạt động trí tuệ. Nếu xét về giới tính, nữ sinh thiên về chọn các
HĐNK mang tính nghệ thuật và tôn giáo, còn nam sinh lại thích TDTT và các
hoạt động tập thể; những HĐNK đòi hỏi vận 24 dụng trí tuệ thì cả nam và nữ
đều quan tâm, nhưng số lượng nam sinh tham gia vẫn nhiều hơn. Nguồn
Internet (biến đổi giới tính, các hoạt động ngoại khóa, cơ hội sống được nhận
thức, tương lai định hướng, Trinidad và Tobago): sự khác nhau về giới tính
trong việc tham gia các hoạt động ngoại khóa của thanh thiếu niên.
Tỷ lệ sinh viên trung học đã tham gia vào nhiều hoạt động ngoại khóa, theo
loại hoạt động: 1990-2010, Nguồn ĐH Michigan (Viện NCXH, Giám sát tương
lai, lựa chọn năm, 1990-2010 Cũng trong năm 2010, Viện Giáo dục Khoa học Trung tâm Thống kê Giáo dục Quốc gia của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ tiếp tục tìm
hiểu về công tác quản lý các HĐNK và thống kê về tỷ lệ tham gia HĐNK theo
loại hình hoạt động và giới tính, có bổ sung nội dung khảo sát kế hoạch học lên
đại học của sinh viên trung học cho thấy sinh viên có kế hoạch học lên đại học sẽ
tham gia HĐNK với tỷ lệ cao hơn nhiều so với sinh viên không có kế hoạch học
lên đại học.
1.1.2. Những nghiên cứu ở nước CHDCND Lào
Tại nước CHDCND Lào, HĐGDNGLL được Bộ GD&TT đưa vào
chương trình thí điểm CĐSP năm học 2009 - 2010 đáp ứng cho việc đổi mới
chương trình giáo dục của Chính phủ Lào về nội dung, chương trình, sách giáo
khoa, phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông; và tiếp
tục được triển khai cuốn chiếu bằng chương trình đại trà với tất cả các trường
CDSP từ năm học 2012 - 2013 cho đến nay. Có thể nói tiền thân của HĐGDNGLL
ở Lào là HĐNK; tuy nhiên hầu hết các HĐNK trước đây đều mang tính tự phát,
chưa được phân cấp quản lý; do đó chưa có mục tiêu rõ ràng, không nằm trong

chương trình chính thức, không có thời gian nhất định và không yêu cầu kiểm
tra, đánh giá về chất lượng và hiệu quả hoạt động. Việc đưa HĐGDNGLL vào
10


chương trình với mục tiêu giáo dục cụ thể, có chương trình và phân phối thời
lượng cho các hoạt động được mang tên chủ đề từng tháng, có quy định người
quản lý trong thành phần ban giám hiệu, có phân công người hướng dẫn tổ
chức trực tiếp các hoạt động là giáo viên chủ nhiệm (GVCN), là một trong
những cải cách mới của giáo dục Lào, nhằm tạo điều kiện tốt nhất để giáo dục
sinh viên, sinh viên một cách đầy đủ và toàn diện hơn [19, tr.20], thông qua các
HĐGDNGLL, sinh viên sẽ củng cố, bổ sung và mở rộng thêm tri thức đã học,
phát triển óc thẩm mỹ, biết cảm thụ và đánh giá cái đẹp trong cuộc sống; tăng
cường thể chất, nhận thức xã hội và ý thức công dân về quyền và trách nhiệm
với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, thêm yêu quê hương, đất nước; từ
đó có thái độ tích cực, tinh thần đoàn kết và ý thức chủ động, mạnh dạn trong
các hoạt động tập thể, có thái độ đúng đắn trước những vấn đề cuộc sống, biết
chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân; đấu tranh tích cực với những biểu
hiện sai trái của bản thân (tự hoàn thiện mình) và của người khác; phát triển các
kỹ năng sống để trở thành người công dân tốt trong tương lai. Như vậy, ngoài
phân biệt, đánh giá, tự đánh giá và tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân, còn có
thể giúp người khác cùng hướng tới mục tiêu: chân, thiện, mĩ [33, tr.50] với vai
trò và nhiệm vụ quan trọng trong quá trình quản lý HĐGDNGLL tại trường học
HĐGDNGL đã thể hiện được tính thống nhất trong giáo dục; do đó, dù chỉ mới
ra đời trong khoảng hơn năm năm, HĐGDNGLL đang là đối tượng được các
nhà giáo dục, các nhà quản lý quan tâm, nghiên cứu, được biên soạn thành
nhiều sách tham khảo. Có thể nói, hầu hết các công trình nghiên cứu về
HĐGDNGLL đều tập trung vào đề xuất các biện pháp quản lý cũng như tổ
chức thực hiện HĐGDNGLL tuỳ vào đặc thù của các loại hình trường (ĐH,
CĐ, CĐSP…); cách đặt vấn đề và đề ra những biện pháp của các tác giả cũng

tương đối giống nhau dù đã nỗ lực thể hiện riêng điều kiện và hoàn cảnh ra đời
của từng đề tài nghiên cứu. Với các biện pháp đã đề xuất, các tác giả đã giải
11


quyết được các vấn đề quan trọng và cần thiết trong quản lý HĐGDNGLL tại
đơn vị mình trong thời gian ngắn, đáp ứng kịp thời cho nhiệm vụ trước mắt như
trong một số luận văn thạc sĩ đã nêu. Luận văn đã khẳng định rõ ưu thế vượt
trội của HĐGDNGLL trong việc gắn kết nhà trường với cuộc sống xã hội, tạo
lập năng lực thích ứng cao, hình thành kỹ năng sống cho sinh viên đáp ứng yêu
cầu của xã hội hội nhập. Một số biện pháp tổ chức HĐGĐNLL cho SV trường
CĐSP có hiệu quả như nâng cao nhận thức cho các LLGD; nâng cao năng lực
đội ngũ tổ chức; phát huy vai trò của chủ thể sinh viên; biện pháp thi đua; đầu
tư các điều kiện và cơ sở vật chất (CSVC); XHHGD; đa dạng hoá các loại hình
hoạt động và các hình thức tổ chức; biện pháp xây dựng quy trình tổ chức các
dạng hoạt động. Ngoài ra, với một lượng sách khá lớn về HĐGDNGLL, chủ
yếu là sách dành cho giáo viên ở các bậc học, sách tham khảo cũng kịp thời ra
đời để phục vụ cho việc tổ chức hoạt động. Chính vì đặc thù của quá trình giáo
dục ở đây là tổ chức hoạt động nên hầu hết các sách đều thể hiện mục tiêu giáo
dục, nội dung chương trình, phương thức tổ chức, trang thiết bị cho việc tổ
chức, đánh giá kết quả hoạt động của sinh viên và cách thức tổ chức các hoạt
động được thực hiện theo chủ đề từng tháng của năm học như sách giáo viên
[33, tr.43-45] cũng dùng để phục vụ cho các hoạt động này. Như đã trình bày,
HĐGDNGLL đã được nghiên cứu khá nhiều trong thời gian gần đây ở nước
Lào, ở nhiều cấp độ khác nhau, dù chỉ nhằm đáp ứng một số yêu cầu nhất định
trong các điều kiện cụ thể nhưng đã tạo ra một hiệu quả đáng khích lệ trong
việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của HĐGDNGLL và khẳng định vị
trí tất yếu của hoạt động này trong quá trình QLGD ở nhà trường nói riêng và
là con đường hình thành và phát triển các kỹ năng, tình cảm, niềm tin đúng đắn
ở sinh viên, nhằm phát triển toàn diện nhân cách thế hệ trẻ nói chung. Tuy

nhiên, việc nghiên cứu quản lý, tổ chức thực hiện HĐGDNGLL vẫn còn là một
lĩnh vực chưa được quan tâm, dù rằng việc huy động các nguồn lực, phối hợp
12


các LLGD trong và ngoài trường tham gia vào HĐGDNGLL đã được đề cập
đến trong các biện pháp quản lý nhưng vẫn chỉ dừng lại ở giới hạn nhất định
hoặc chỉ đơn thuần là đáp ứng về mặt tài lực trong hầu hết mọi hoạt động.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Theo Tác giả Bùi Sỹ Tụng “Hoạt động GDNGLL là một bộ phận của
quá trình giáo dục ở nhà trường phổ thông. Đó là những hoạt động được tổ
chức ngoài giờ học các môn học trên lớp. Hoạt động ngoài giờ là sự tiếp nối
bổ sung hoạt động dạy học trên lớp" [30, tr.67].
Tác giả Phạm Hồng Vinh quan niệm: “Hoạt động GDNGLL là hoạt
động có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức được thực hiện trong các hoạt động
thực tiễn về khoa học- kỹ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, văn hóa
văn nghệ - TDTT, vui chơi giải trí… được thực hiện ngoài giờ lên lớp nhằm
hình thành và phát triển toàn bộ nhân cách cho trẻ” [31, tr.34].
Theo Đặng vũ Hoạt, “Hoạt động GDNGLL là việc tổ chức giáo dục
thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học kỹ thuật, lao động
công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hoá nghệ thuật, thẩm mỹ,
TDTT, vui chơi giải chí… để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách”
[14, tr.89].
Theo tác giả Chanthavilay Santisouk “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp là hoạt động giáo dục có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức được thực hiện
trong các hoạt động thực tiễn, lao động công ích, hoạt dộng xã hội, văn hóa
nghệ thuật, hoạt động thể thao, vui chơi giải trí, thăm quan du lịch,... được
thực hiện ngoài giờ lên lớp nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách
người học” [4, tr.57].

Theo tác giả Sompadith Vongsouvanh, “Hoạt động GDNGLL là những
hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn học chính khóa trên lớp. Đó là
các hoạt động như: thể dục thể thao, tham quan du lịch, lao động công ích,...”
[24, tr. 23].
13


×