Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty CP FORMACH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.32 KB, 78 trang )

Sinh viên: Hoàng Thị Đào Lớp: KT3 – K9
LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là sau khi gia nhập
Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, hoạt động thương mại của nước ta có
nhiều thành tích đáng kể. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong
điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay phải có một cơ chế tổ chức linh
hoạt, sang tạo nắm bắt được nhu cầu thực tế của thị trường. Hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp sản xuất là quá trình thực hiện các nghiệp vụ thu
mua NVL sản xuất sản phẩm, bảo quản và tiêu thụ hàng hoá. Mục đích kinh
doanh củ yếu của các doanh nghiệp là mục tiêu lợi nhuận vì vậy bán hàng là
khâu quyết định trực tiếp đến mục tiêu này. Vì vậy yêu cầu đặt ra với tất cả
các doanh nghiệp nói chung và sản xuất nói riêng là tổ chức tốt nghiệp vụ
quản lý bán hàng để đảm bảo thu hồi vốn, đẩy nhanh quay vòng vốn, bù đắp
chi phí bỏ ra và xác định chính xác kết quả kinh doanh.
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả giữ vai trò hết sức quan trọng và là
phần hành yếu trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp, góp phần
phục vụ đắc lực trong hoạt động bán hàng của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy để
đẩy mạnh doanh số bán hàng, kế toán cần chú trọng tới nghiệp vụ và xác định
kết quả để đưa ra các chiến lược kinh doanh nhằm loại bỏ các sản phẩm tiêu
thụ thấp và nâng cao các sản phẩm tiêu thụ hiệu quả.
Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả
trong các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt trong điều kiện thực tế của công
ty CP FORMACH em đã quyết đinh chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán tiêu
thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty CP FORMACH”
làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nội dung chuyên đề gồm ba phần chính:
GVHD: Nguyễn Ngọc Quang Trường: ĐH KTQD
1
Sinh viên: Hoàng Thị Đào Lớp: KT3 – K9
Chương 1: Đặc điểm kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả
tiêu thụ tại công ty CP FORMACH


Chương 2: Thực trạng kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả
tiêu thụ tại công ty CP FORMACH
Chương 3: Phương hướng hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác
định kết quả tiêu thụ tại công ty CP FORMACH
GVHD: Nguyễn Ngọc Quang Trường: ĐH KTQD
2
Sinh viên: Hoàng Thị Đào Lớp: KT3 – K9
CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY CP FORMACH
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty CP FORMACH
1.1.1 Lịch sử hình thành công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần FORMACH
Tên giao dịch : Công ty cổ phần FORMACH
Trụ sở chính:
+ Thị trấn Văn Điển – Thanh trì - Hà Nội
+ Điện thoại : (04)38.613.929 – Fax : (04)38.611227
Địa chỉ văn phòng tại TP. Hồ Chí Minh:
+549 – 551 – Nguyễn Chi Phương – Quận 10 – TP .Hồ Chí Minh
+ Điện thoại: (08)6.382.963 – Fax : (08)6.392.963
Website: www.formach.com.vn
Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh chính: máy móc thiết bị phục vụ cho
ngành lâm nghiệp.
Công ty cổ phần FORMACH là công ty cổ phần với vốn điều lệ :
13.814.200.000 VNĐ trong đó :
+ Tỷ lệ vốn nhà nước : 30,58%
+ Tỷ lệ cổ phần của người lao động trong doanh nghiệp: 56.62%
+ Tỷ lệ cổ phần của đối tượng ngoài doanh nghiệp: 12.8%
Công ty CP FORMACH tiền thân là công ty cơ khí Lâm Nghiệp, là
doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập trực thuộc tổng công ty Lâm

Nghiệp Việt Nam (VINAFOR) – Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn -
được cổ phần hóa vào tháng 5/2001 theo nghị định số 44/1998/NĐ - CP ngày
GVHD: Nguyễn Ngọc Quang Trường: ĐH KTQD
3
Sinh viên: Hoàng Thị Đào Lớp: KT3 – K9
26/9/1998 của Chính Phủ về việc chuyển doanh nghiệp Nhà Nước thành công
ty cổ phần và quyết định số 595/QĐ/BNN – TCCB ngày 3/2/2001 của Bộ
Trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về việc chuyển Công ty
Cơ Khí Lâm nghiệp thành Công ty Cổ Phần FORMACH.
Tiền thân công ty Cơ Khí Lâm Nghiệp là xưởng Cơ Khí 19/3 của Bộ
Lâm Nghiệp thành lập năm 1964 có nhiệm vụ sửa chữa ô tô, gia công cơ khí,
chế tạo máy chế biến gỗ.
Năm 1982 sau chiến tranh Xưởng Cơ khí 19/3 được Nhà Nước đầu tư
khôi phục và mở rộng mặt bằng sản xuất, lắp thêm nhiều thiết bị gia công cơ khí
lớn, hiện đại hơn, sản xuất máy móc trang thiết bị phục vụ ngành Lâm Nghiệp và
các ngành kinh tế quốc dân khác và được đổi tên là Nhà Máy Lâm Nghiệp.
Năm 1986 Bộ Lâm Nghiệp quyết định sáp nhập các nhà máy cơ khí
trong ngành thành Liên Hiệp Xí Nghiệp Cơ Khí Lâm Nghiệp và chọn nhà
máy Lâm Nghiệp là trung tâm.
Năm 1995 Bộ Nông Nghiệp sáp nhập công ty Kinh Doanh Cơ Khí Lâm
Nghiệp vào Nhà Máy Lâm Nghiệp và đổi tên thành Công ty Cơ Khí Lâm Nghiệp.
Năm 1997 Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Sáp nhập Nhà
máy Cơ Khí Tam Hiệp vào Công ty Lâm Nghiệp.
Năm 2001 Công ty Lâm Nghiệp được cổ phần hóa thành Công ty Cổ
phần Lâm Nghiệp, viết tắt là FORMACH.
Từ năm 2002 đến nay công ty đã áp dụng mô hình quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000 cho cả lĩnh vực quản lý và sản xuất, điều
này đã giúp cho công ty hiểu rõ hơn về vai trò và trách nhiệm của mình trong
quản lý, sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.
1.1.2. Quá trình phát triển

Từ sau năm 1982 khi Nhà Nước và Bộ Lâm nghiệp có kế hoạch
duyệt luận chứng kinh tế cho phép cải tạo và đầu tư có chiều sâu để phục
GVHD: Nguyễn Ngọc Quang Trường: ĐH KTQD
4
Sinh viên: Hoàng Thị Đào Lớp: KT3 – K9
vụ sản xuất, công ty đã lắp đặt thành công hơn 270 thiết bị nâng cấp cho
các đơn vị kinh tế trong ngành cũng như ngoài ngành của cả nước. Trong
năm 1993, công ty đã tham gia đấu thầu việc lắp đặt thiết kế chế tạo toàn
bộ hệ thống đường chạy cho cầu trục của liên doanh ô tô Mê Kông với trị
giá trên 3 tỷ đồng. Năm 1994, công ty đã thiết kế chế tạo, lắp đặt 5 cầu trục
loại 20T/22,5m và 20T/16,5m cho xí nghiệp đường sắt Đà Nẵng
Trong lĩnh vực chế tạo và sản xuất máy chế biến gỗ, công ty cũng đã
đạt được những thành tựu đáng kể. Từ các sản phẩm truyền thống của công ty là
những máy chế biến gỗ giản đơn, FORMACH đã sản xuất ra hàng loạt máy chế
biến gỗ các loại như máy trà bằng nhám và máy tiện gỗ để xuất khẩu
Năm 1995, công ty trúng thầu và đã thiết kế chế tạo, lắp đặt 5 cầu
trục 2T-5T cho công ty thoát nước xây dựng số 2 Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, FORMACH còn thực hiện lắp đặt mới 14 thiết bị nâng cấp tại
nhà máy nhiệt điện Phả Lại
Cũng trong năm 1995, nhận thấy nhu cầu thị trường, công ty đã
mạnh dạn đầu tư 250.000 USD nhập khẩu dây chuyền lắp ráp xe máy. Nhờ
vậy, bước đầu, công ty đã lắp ráp hoàn chỉnh 3000 chiếc đưa ra thị trường, doanh
thu đạt 70 tỷ đồng. Mặt khác, để phát huy hết công suất, công ty đã nhận lắp thuê
3700 xe máy CKD cho các đơn vị khác doanh thu đạt 3,2 tỷ đồng
Năm 1996, công ty đã thiết kế chế tạo 10 cầu trục từ 5T-10T cho
HYUNDAI HEAVY INDUSTRY, CO LTD và các cầu trục từ 10m
3
-35m
3
cho liên doanh sản xuất ô tô DAEWOO. Phát huy tiềm năng đó, năm 1996,

công ty đã cho ra đời những máy có độ chính xác cao để phục vụ sản xuất
gỗ tinh chế xuất khẩu B4-620, B2-210 tương đương với chất lượng nhập
khẩu máy Đài Loan được thị trường trong nước và nước ngoài tín nhiệm.
GVHD: Nguyễn Ngọc Quang Trường: ĐH KTQD
5
Sinh viên: Hoàng Thị Đào Lớp: KT3 – K9
Công ty đã xuất máy chế biến gỗ sang thị trường Đài Loan, Thái Lan,
Mianma, Canađa, Mỹ để chào hàng và thăm dò thị trường mới.
Từ năm 2002 , với hoạt động đầu tư liên doanh liên kết không ngừng
được tăng cường và có xu hướng mở rộng, công ty đã tích cực tìm kiếm đối
tác, tiến hành đàm phán nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo công ăn
việc làm cho người lao động:
- Mở rộng chế biến gỗ, đồ mộc cao cấp một mặt để thử nghiệm những
máy mác sản xuất, mặt khác tăng thêm doanh thu từ sản xuất gỗ
- Đầu tư hơn 250.000 USD để nhập dây chuyền lắp xe gắn máy đã thu
hút trên 70 lao động và có lợi nhuận cao
- Đầu tư liên doanh sản xuất tấm lợp với DONACO trên 1 tỷ đồng cũng
đã thu hút được nhiều lao động
- Đầu tư dây chuyền liên doanh sản xuất ván ghép thanh tại Nhà máy
Cơ khí lâm nghiệp Tây Nguyên trị giá 56.000 USD để sản xuất ván
ghép thanh từ nguyên liệu gỗ tận dụng
- Liên doanh đầu tư với Nhà máy Lâm nghiệp từ Quy Nhơn dây chuyền
mộc tinh chế trị giá hơn 70.000 USD để sản xuất ván ghép thanh và
đồ mộc cao cấp
Năm 2008 công ty đó trúng thầu được nhiều dự án, hợp đồng có giá
trị lớn như: cung cấp gỗ TEAK sang IRAQ trị giá hơn 44 tỷ chế tạo cầu
trục 200 tấn x 6 tấn cho nhà mỏy sửa chữa tàu Phá Rừng trị giá hơn 36 tỷ
đồng, cung cấp gỗ Pơmu cho Ấn Độ trị giá hơn 40 tỷ đồng.
Từ năm 2009 đến nay những bước phát triển đáng khích lệ là kết quả
của sự nỗ lực không ngừng của toàn công ty trên cơ sở phát huy thế mạnh

riờng của công ty. Trong suốt 45 năm qua công ty đã không ngừng phát triển
GVHD: Nguyễn Ngọc Quang Trường: ĐH KTQD
6
Sinh viên: Hoàng Thị Đào Lớp: KT3 – K9
và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiên nay công ty có 6 văn phòng
ban và 13 đơn vị trực thuộc thành viên trên toàn quốc.
1.2 Đặc điểm bán hàng và xác định kết quả bán hàng của Công ty cổ
phần FORMACH.
1.2.1. Danh mục hàng bán của Công ty.
Sản phẩm của Công ty CP FORMACH chủ yếu có giá trị lớn, là các tư
liệu sản xuất phục vụ cho đầu tư và nâng cấp trang thiết bị của các đơn vị
trong và ngoài ngành Lâm nghiệp.
Với đặc điểm đó, các sản phẩm của Công ty thường được sản xuất đơn
chiếc theo đơn đặt hàng của khách với các thông số kỹ thuật không giống
nhau đối với cùng một loại sản phẩm nên chủ yếu chi phí được tập hợp riêng
cho từng đơn hàng. Một số sản phẩm do Công ty làm ra bao gồm các chi tiết
hiện nay chưa sản xuất được trong nước nên Công ty phải thực hiện nhập
khẩu từ nước ngoài.
Các sản phẩm của Công ty tiêu thụ trong nước theo quy định của Nhà
nước chịu thuế suất thuế GTGT là 10%, hàng xuất khẩu chịu thuế suất 0%
Tại Công ty, sản phẩm làm ra chịu sự giám sát chặt chẽ về kỹ thuật của phòng
KCS và được quản lý tại kho thành phẩm theo số lượng và chủng loại.
Công ty cổ phần FORMACH là công ty cơ khí chuyên sản xuất kinh
doanh các sản phẩm cơ khí kỹ thuật phục vụ cho khai thác và chế biến lâm
sản, sản phẩm chính của công ty bao gồm :
 Máy lâm nghiệp, máy chế biến gỗ, thiết bị nâng hạ, chuyển tải,
các sản phẩm cơ khí ngành lâm nghiệp.
 Kết cấu thép, vật liệu xây dựng
 Phụ tùng ô tô, xe máy
GVHD: Nguyễn Ngọc Quang Trường: ĐH KTQD

7
Sinh viên: Hoàng Thị Đào Lớp: KT3 – K9
 Gỗ, lâm sản
 Vật tư kỹ thuật
 Đấu thầu và thi công các công trình xây dựng
 Sản phẩm nông lâm, hải sản, sản phẩm cơ khí thủ công mỹ nghệ
 Vật tư máy móc thiết bị, phụ tùng phục vụ cho sản xuất và chế
biến nông lâm sản, phương tiện vận tải, hàng tiêu dùng
 Thiết bị nâng hạ trên phương tiện giao thông
 Hóa chất dùng trong thực phẩm hóa mỹ nghệ
 Hóa chất vi sinh trong xử lý môi trường
 Đào tạo dạy nghề
 Kinh doanh bất động sản: thuê và cho thuê văn phòng…..
Sản phẩm truyền thống của công ty là cổng trục, cầu trục, kết cấu thép,
pallet, dây truyền sơn khác nhau sản phẩm cơ khí, sản phẩm đúc gang, thép
đồng….
Nhóm sản phẩm này đã được thị trường trong nước chấp nhận, đã
được xuất khẩu sang các nước: Thái Lan, Campuchia, Lào, Nga, Tiệp, Mỹ,
Đài Loan, Nhật Bản.Thế mạnh của FORMACH là sản xuất các mặt hàng
cho xuất khẩu nội địa, phục vụ cho các hãng đang đầu tư tại Việt Nam như:
Yamaha Motor, Honda, Hyundai, Ford, Sanyo, Isuzu, Spalley....
1.1.2 Thị trường tiêu thụ của Công ty.
Một trong những Công ty có hiệu quả kinh doanh tốt phải là
- Công ty chế biến lâm sản Sơn La
GVHD: Nguyễn Ngọc Quang Trường: ĐH KTQD
8
Sinh viên: Hoàng Thị Đào Lớp: KT3 – K9
Nhà máy ván ép Thái nguyên một Công ty tiêu thụ sản phẩm tốt và có một
thị trường tốt như với nhóm khách hàng truyền thống của công ty. Công ty cổ
phần FORMACH cung cấp:

• Về lâm nghiệp, máy chế biến gỗ, chuyển tải các sản phẩm cơ khí ngành
lâm nghiệp
Sản phẩm chủ yếu: máy cưa, máy ép dọc, máy ép ngang…
- Khách hàng thường là doanh nghiệp kinh doanh, khai thác, chế biến
các sản phẩm gỗ lâm nghiệp:
- Tổng công ty Lâm Nghiệp Việt Nam
- Công ty TNHH XNK Thiêm Sơn
Ngoài ra, Công ty còn mở rộng khách hàng ra các nước bạn: Nga, Lào….
• Sản phẩm kết cấu thép, vật liệu xây dựng
Khách hàng của công ty là doanh nghiệp chế tạo, sản xuất thép nhà
xưởng công nghiệp, kinh doanh vật liệu xây dựng. Trong đó khách hàng nổi
trội là:
- Nhà máy thiết bị Đông Anh
- Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng
• Sản phẩm chế biến gỗ, lâm sản
Khách hàng là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm gỗ,
thiết bị nội thất:
- Nhà máy ván ép Thái Nguyên
- Xí nghiệp chế biến gỗ lâm sản Hà Nội…
Ngoài ra doanh nghiệp còn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài: Lào,
NePan….
• Vật tư thiết bị, phụ tùng phục vụ cho sản xuất và chế biến lâm sản
GVHD: Nguyễn Ngọc Quang Trường: ĐH KTQD
9
Sinh viên: Hoàng Thị Đào Lớp: KT3 – K9
Khách hàng là doanh nghiệp trong ngành lâm nghiệp khai thác, chế
biến, sản xuất các sản phẩm gỗ, các nhà máy chế biến, các nhà máy xuất nhập
khẩu thiết bị trong và ngoài nước…
Đây là sản phẩm chính của công ty vì vậy công ty luôn có nhiều chiến
lược mới để khai thác thị trường

• Hóa chất trong công nghệ thực phẩm, mỹ phẩm, và thiết bị xử lý môi
trường
Doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh các sản phẩm này khi khách hàng có
nhu cầu, khách hàng chủ yếu là các nhà máy chế biến thức ăn, thực phẩm ăn
liền đồ hộp…
- Công ty đồ hộp Hạ Long
- Công ty VISSAN
- Công ty Đức Việt
- Khách hàng là các bệnh biện, nhà máy thuộc ngành than, xi măng…
• Thiết bị nâng hạ
Công ty nhận làm gia công cho các khách hàng là doanh nghiệp trong
nước chuyên sản xuất lắp ráp ô tô, xe tải chuyên dụng: Công ty HINO Việt
Nam, VIDAMCO…
Ngoài ra công ty còn cung cấp cho các nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu
biển như: Nhà máy đóng tàu Hạ Long, nhà máy sửa chữa tàu biển Phả
Rừng…
Thị trường này thường ổn định vì khách hàng là những bạn hàng truyền
thống và thường đặt hàng với số lượng lớn, đem lại doanh thu cao cho công ty.
1.1.3 Phương thức bán hàng của Công ty.
Trước đây, trong cơ chế tập trung, sản phẩm của Công ty CP
FORMACH được sản xuất theo kế hoạch của Nhà nước, các sản phẩm hoàn
GVHD: Nguyễn Ngọc Quang Trường: ĐH KTQD
10
Sinh viên: Hoàng Thị Đào Lớp: KT3 – K9
thành được Nhà nước bao cấp về đầu ra, tức là được đưa xuống các cơ sở
công nghiệp địa phương theo chỉ tiêu.
Từ khi chuyển sang cơ chế kinh tế mới, Công ty đã phải đối mặt với
những quy luật gay gắt của nền kinh tế thị trường, không còn được Nhà nước
bao cấp nữa mà phải tự tìm kiếm thị trường cho mình. Trước tình hình đó, các
sản phẩm của Công ty đã từng bước được cải tiến về chất lượng và mẫu mã

để phù hợp với cơ chế thị trường. Để bán được nhiều sản phẩm, một trong
những chính sách hấp dẫn khách hàng của Công ty là đa dạng hoá phương
thức thanh toán (chấp nhận cho khách hàng trả chậm) cũng như phương thức
bán hàng
Hiện nay, Công ty đang áp dụng các phương thức bán hàng sau:
- Bán trực tiếp: Là hình thức tiêu thụ trong đó Công ty giao hàng cho
người mua trực tiếp tại kho và người mua thanh toán ngay tiền hàng cho Công
ty hoặc chấp nhận thanh toán trong thời gian quy định (đã được thỏa thuận
hoặc được ghi trên hợp đồng).
- Chuyển hàng theo hợp đồng: Là hình thức tiêu thụ trong đó Công ty
chuyển hàng cho bên mua (từng phần hoặc toàn bộ giá trị hợp đồng) theo thời
hạn ghi trong hợp đồng. Số hàng chuyển đi chỉ được coi là tiêu thụ khi có
biên bản nghiệm thu bàn giao, tức là khi ấy số hàng này đã được bên mua
chấp nhận.
- Gửi bán tại đơn vị khác: Là hình thức trong đó Công ty gửi hàng cho
một đơn vị khác bán hộ. Phương thức bán hàng này không được sử dụng
thường xuyên và chỉ xảy ra khi Công ty gửi hàng vào Thành phố Hồ Chí
Minh cho chi nhánh của công ty tại Sài Gòn
- Nhận gia công, chế biến cho khách: Là hình thức Công ty nhận nguyên
vật liệu ( phôi) từ khách hàng để gia công, chế biến sản phẩm.
1.3 Tổ chức quản lý hoạt động bán hàng của công ty CP FORMACH.
GVHD: Nguyễn Ngọc Quang Trường: ĐH KTQD
11
Sinh viên: Hoàng Thị Đào Lớp: KT3 – K9
Quá trình bán hàng của công ty CP FORMACH là quá trình khép kín
chịu sự chỉ đạo, giám sát chặt chẽ của ban giám đốc công ty. Các thành viên
trong công ty đều tham gia vào quá trình bán hàng, tuy nhiên mỗi thành viên
lại có nhiệm vụ khác nhau. Cụ thể các thành viên có nhiệm vụ như sau:
 Ban Giám đốc: là người đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách
nhiệm trước pháp luật của công ty. Ngoài ra giám đốc còn là người điều hành

và đưa ra các sách lược quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty. Giám
đốc là người quyết định đưa ra các chính sách bán hàng, thông qua giá cả của
hàng hoá, duyệt kế hoạch phát triển mở rộng thị trường cho công ty…
 Phòng kế toán: Có các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Kết hợp với phòng kinh doanh tư vấn cho giám đốc tình hình biến động
của thị trường.
- Tính giá thành của hàng hoá để có thể giúp giám đốc đưa ra các mức
giá cạnh tranh với các đối thủ của công ty.
- Tổng hợp và lập các báo bán hàng của toàn công ty theo tháng, quý,
năm.
- Tính giá vốn hàng bán, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, xác
định các khoản giảm trừ doanh thu, xác định chi phí bán hàng, xác định kết
quả của hoạt động sản xuất kinh doanh
 Phòng kinh doanh:
- Hoạch định chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn cho công ty.
- Tìm kiếm khách hàng để mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Tìm kiếm nghiên cứu thị trường tiềm năng.
- Tư vấn cho giám đốc các chương trình khuyến mại, chính sách cạnh
tranh với các đối thủ của công ty.
- Thừa lệnh giám đốc ký kết các họp đồng thương mại.
 Phòng hành chính:
GVHD: Nguyễn Ngọc Quang Trường: ĐH KTQD
12
Sinh viên: Hoàng Thị Đào Lớp: KT3 – K9
- Nghiên cứu và hoạch định kế hoạch tuyển dụng nhân sự của công ty.
- Quản lý nhân sự chung của công ty.
- Bố trí, điều chuyển, đánh giá nguồn nhân sự của công ty.
- Bộ phận phục vụ lễ tân và hành chính chung của công ty.
 Phòng KCS: Kiểm tra và đánh giá hoạt động của khối dịch vụ nhằm
nâng cao chất lượng phục vụ, uy tín của công ty.

* Nhiệm vụ chủ yếu tìm kiếm khách hàng, nhận đặt hàng thuộc về
phòng kế hoạch thị trường (kinh tế kỹ thuật) là chủ yếu.
- Nhân viên kinh tế 1:
+ Chức năng: trực tiếp bán hàng
+ Nhiệm vụ: Tìm kiếm khách hàng có nhu cầu sản phẩm trong lĩnh vực
SX của công ty: mục tiêu tìm kiếm các đơn vị sản xuất công nghiệp, các khu
công nghiệp có các nhà đầu tư đang trong giai đoạn đầu tư cơ sở sản xuất.
Khai thác thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin
mạng…
• Nắm bắt nhu cầu của khách hàng về sản phẩm: thông số kỹ thuật, số
lượng …
• Lập hồ sơ dự thầu
• Tư vấn sử dụng sản phẩm cho khách hàng
• Tham mưu cho lãnh đạo phòng về định hướng sản phẩm trong tương
lai
- Nhân viên kinh tế 2: thực hiện mua, theo dõi giá trị trường của vật tư
đầu vào
- Nhân viên quản trị sản phẩm: thường xuyên cập nhật sản phẩm mới
lên website của Công ty, tiếp nhận và thông báo thông tin về khách hàng đặt
hàng qua mạng. Đề xuất các hình thức quảng cáo sản phẩm.
GVHD: Nguyễn Ngọc Quang Trường: ĐH KTQD
13
Sinh viên: Hoàng Thị Đào Lớp: KT3 – K9
- Nhân viên kỹ thuật: thiết kế sản phẩn theo nhu cầu của khách hàng,
thống kê vật liệu đầu vào.
- Lãnh đạo phòng: lập phương án kinh kế – kỹ thuật cho hợp đồng trình
lãnh đạo Công ty để quyết định có ký hợp đồng hay không
Quy trình
- Nhân viên kinh tế 1: tiếp nhận nhu cầu của khách hàng
- Nhân viên kỹ thuật: thiết kế, thống kê chủng loại, tính số lượng vật tư

đầu vào
- Nhân viên kinh tế 2: cung cấp giá đầu vào của từng loại vật tư cấu
thành lên sản phẩm, nhà cung cấp – Lãnh đạo phòng KTKT: lập phương án
kinh tế kỹ thuật trên cơ sở dữ liệu (ở các khâu trên) trình lãnh đạo Công ty –
Lãnh đạo Công ty: xem xét nếu phương án KTKT khả thi, đạt hiệu quả kinh
tế kỳ vọng, năng lực của Công ty đáp ứng được về: công nghệ, nhân lực, tài
chính … quyết định đàm phán tiếp với khách hàng – Báo giá sơ bộ cho khách
hàng – Khách hàng đồng ý – Đàm phán ký hợp đồng để thực hiện.
- Sau khi ký hợp đồng: phòng KTKT sẽ triển khai công nghệ sản xuất
và giao việc chế tạo về cho các phân xưởng sản xuất.
Sản phẩm sản xuất xong sẽ được kiểm tra trước khi giao hàng cho
khách. Do sản phẩm của công ty là máy, phụ tùng máy nên việc cung cấp
thường là giao tại nhà máy của bên mua sau khi đã lắp đặt, chạy thử.
1.3. Ảnh hưởng của hoạt động bán hàng và tổ chức quản lý hoạt động
bán hàng đến tổ chức kế toán bán hàng XĐKQ tiêu thụ thành phảm của
công ty
Kế toán của Công ty được tổ chức chuyên môn hóa, phân công kế toán
các phần hành cụ thể, độc lập với nhau. Tuy nhiên công việc kế toán thực
hiện trên phần mềm kế toán được kết nối nội bộ, kế toán trưởng có thể dễ
dàng kiểm tra hoạt động của các kế toán viên và các kế toán phần hành có thể
GVHD: Nguyễn Ngọc Quang Trường: ĐH KTQD
14
Sinh viên: Hoàng Thị Đào Lớp: KT3 – K9
giám sát lẫn nhau. Đồng thời dễ dàng lấy được các chứng từ, sổ sách cần thiết
từ các bộ phận khác trong công ty, tiện đốc thúc công việc.
Phòng kế toán được đặt dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc. Bộ máy kế
toán có trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán
trong phạm vi toàn công ty, tổ chức các thông tin kinh tế, hướng dẫn chỉ đạo
kiểm tra các bộ phận trong công ty, thực hiện đầy đủ ghi chép ban đầu và chế
độ hạch toán, chế độ quản lý kinh tế tài chính. Giám đốc thường xuyên theo

dõi công việc của kế toán, cập nhật nhanh các báo cáo tài chính, giúp có cái
nhìn toàn diện về tình hình hoạt động của công ty, đưa ra những quyết sách
kịp thời và toàn diện.
Do ảnh hưởng của hoạt động bán hàng và việc tổ chức quản lý hoạt
động bán hàng nên việc tổ chức kế toán bán hàng và kết quả tiêu thụ hàng hóa
của Công ty có những đặc điểm sau:
Hạch toán kế toán bán hàng có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình
quản lý. Nó cung cấp các thông tin tài chính cho người quản lý, đánh giá hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho lãnh đạo ra những quyết
GVHD: Nguyễn Ngọc Quang Trường: ĐH KTQD
15
Kế toán trưởng
Kế toán
hàng hóa,
TSCĐ
Kế toán
tiền lương
và thống

Kế toán
bán
hàng và
tiêu thụ
Thủ
quỹ
Ban Giám Đốc
Kế toán
vốn
bằng
tiền

Kế toán
thanh
toán và
công nợ
Sinh viên: Hoàng Thị Đào Lớp: KT3 – K9
định hợp lý, đồng thời kiểm tra sự đúng đắn của những quyết định đó, làm cơ
sở kí kết hợp đồng thương mại sao cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có
lãi, đứng vững trong điều kiện cạnh tranh của thị trường.
Kế toán bán hàng giúp hệ thống các thông tin về bán hàng, hạch toán chi
phí, doanh thu, kết quả bán hàng, các khoản thuế phải nộp để kết quả cuối
cùng là đưa ra báo cáo kết quả kinh doanh hàng quý, hàng năm, phản ánh
đúng đắn tình hình hoạt động của doanh nghiệp là căn cứ cho các nhà đầu tư,
của Nhà nước, của khách hàng, của ngân hàng quan tâm tới tình hình Công ty.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CTY CP FORMACH
2.1 Kế toán giá vốn hàng bán
2.1.1 Chứng từ và thủ tục kế toán sử dụng
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Thẻ kho
- Sổ chi tiết hàng hoá.
- Bảng tổng hợp chi tiết hàng hoá.
- Nhật ký chung
- Sổ cái tài khoản 156, tài khoản 632.
Tại Công ty CP FORMACH, do giá trị thành phẩm lớn, các sản phẩm
thường được sản xuất đơn lẻ theo các đơn đặt hàng với các thông số kỹ thuật
khác nhau, việc xác định giá vốn thành phẩm tiêu thụ (giá thành thực tế thành
phẩm xuất kho) chủ yếu được thực hiện theo phương pháp giá thực tế đích
danh.

GVHD: Nguyễn Ngọc Quang Trường: ĐH KTQD
16
Sinh viên: Hoàng Thị Đào Lớp: KT3 – K9
Tại kho thành phẩm, giá thành công xưởng thực tế nhập kho cũng chính
là giá thành công xưởng thực tế xuất kho.
VD: Giá vốn tiêu thụ của sản phẩm máy khoan phay cũng là giá thành
công xưởng thực tế nhập kho của nó.
Phương pháp này cho phép kế toán tính chính xác giá thành thực tế của
từng sản phẩm hoặc từng đơn hàng, tạo điều kiện cho công tác kế toán quản
trị trong việc xác định hiệu quả kinh tế của từng đơn hàng. Tuy nhiên, nó
cũng làm cho công tác kế toán trở nên phức tạp hơn. Vì vậy, đối với một số
đơn đặt hàng có giá trị nhỏ, kế toán không hạch toán chi phí và kết quả riêng
mà tiến hành theo dõi cho tất cả các đơn hàng trong tháng. Việc này giúp cho
kế toán có thể giảm nhẹ khối lượng và đơn giản hoá công tác kế toán.
Đối với các đơn đặt hàng này, khi có nghiệp vụ tiêu thụ phát sinh trong kỳ,
kế toán không phản ánh ngay giá vốn hàng bán lên TK 632. Bút toán phản ánh
giá vốn của các đơn hàng có giá trị nhỏ được ghi tổng hợp cho toàn bộ các đơn
hàng loại này trong tháng. Đến cuối kỳ, kế toán căn cứ trên số lượng thành phẩm
thực tế tồn kho đầu kỳ, số phát sinh tăng trong kỳ và số dư cuối kỳ (TK 154,155)
để xác định giá vốn của lượng sản phẩm đã tiêu thụ trong kỳ theo công thức:
GVHB trong kỳ = Tồn đầu kỳ + Phát sinh tăng trong kỳ - Tồn cuối kỳ
2.1.2 Tài khoản kế toán sử dụng
Khi hạch toán giá vốn hàng bán, kế toán của Công ty CP FORMACH sử
dụng các tài khoản sau:
- TK 632- "Giá vốn hàng bán"
TK này được sử dụng để theo dõi trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá
xuất bán trong kỳ.
Bên Nợ: Trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá đã tiêu thụ trong kỳ.
GVHD: Nguyễn Ngọc Quang Trường: ĐH KTQD
17

Sinh viên: Hoàng Thị Đào Lớp: KT3 – K9
Bên Có: Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ vào TK Xác định kết
quả.
TK 632 cuối kỳ không có số dư.
- TK 154 - Chí phí sản xuất kinh doanh dở dang. Công ty sử dụng tài khoản
này để tập hợp, tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của
các phân xưởng hoặc bộ phận sản xuất, chế tạo sản phẩm. Tài khoản này
cũng để tập hợp chi phí thuê ngoài gia công, chế biến , cung cấp lao vụ,
dịch vụ bên ngoài.
Tài khoản 154 "chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
- Tập hợp các chi phí sản xuất phát
sinh
- Tập hợp chi phí gia công chế biến
thuê ngoài
- Giá thành sản xuất thực tế sản phẩm
nhập kho hay chuyển thẳng đi bán
- Trị giá NVL, hàng hóa gia công
nhập kho
- CPSX vượt trên mức bình thường
Tổng số phát sinh nợ
Tài khoản không có số dư cuối kỳ
Tổng số phát sinh có
- TK 155- "Thành phẩm"
Tài khoản này được sử dụng để theo dõi tình hình tăng, giảm và tồn kho
thành phẩm tại Công ty theo giá thành công xưởng thực tế.
Bên Nợ: Phản ánh trị giá thực tế của thành phẩm nhập kho và các nghiệp
vụ khác làm tăng giá thực tế thành phẩm.
Bên Có: Phản ánh trị giá thực tế thành phẩm xuất kho và thành phẩm
thiếu hụt.
Dư Nợ: Phản ánh trị giá thực tế thành phẩm tồn kho.

GVHD: Nguyễn Ngọc Quang Trường: ĐH KTQD
18
Sinh viên: Hoàng Thị Đào Lớp: KT3 – K9
2.1.3 Kế toán chi tiết GVHB
Việc hạch toán chi tiết thành phẩm tại Công ty CP FORMACH được
thực hiện theo phương pháp thẻ song song. Tức là, kho thành phẩm chỉ theo
dõi về mặt số lượng thành phẩm còn ở phòng kế toán theo dõi cả về mặt số
lượng và giá trị.
- Ở kho: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất nhận được, thủ
kho tiến hành nhập, xuất thành phẩm theo số lượng đã ghi trên chứng từ. Sau
đó, căn cứ vào số lượng thực nhập, xuất đó, thủ kho tiến hành ghi chép về số
lượng vào các cột tương ứng trên thẻ kho theo thứ tự thời gian, cuối ngày tính
ra số tồn.
Như vậy, thủ kho xuất thành phẩm theo các chứng từ do phòng Kế hoạch -
Vật tư lập và sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập- xuất- tồn kho thành
phẩm theo chỉ tiêu số lượng.
Thẻ kho mà Công ty sử dụng là những sổ tờ rời để theo dõi từng loại
thành phẩm trong tháng. Hàng ngày, thủ kho cộng thẻ kho, tính lượng nhập-
xuất- tồn cho từng loại thành phẩm.
Biểu 2.1:
Đơn vị: Công ty CP FORMACH
THẺ KHO
Ngày lập thẻ: 20/ 04/ 2010
Tờ số: 154
-Tên, quy cách: Cưa vòng ngang 100
-Đơn vị tính: cái
-Mã số: CQ100
Số Chứng từ
Diễn giải
Ngày

N - X
Số lượng
Số Ngày Nhập Xuất Tồn
Tồn đầu tháng 3
GVHD: Nguyễn Ngọc Quang Trường: ĐH KTQD
19
Sinh viên: Hoàng Thị Đào Lớp: KT3 – K9
1 43071 8/04 Xuất bán-CTy Supe phốtphát 10/02 1
2 43121 15/04 Xuất bán-Công ty DVụ HK 15/02 2
3 C8TP 20/04 Nhập HĐ57-3/1-PXmáy trục 20/04 1
Tồn cuối tháng 1
- Tại phòng kế toán: Khi nhận được các chứng từ nhập, xuất thành phẩm
do thủ kho gửi lên, kế toán nhập các chứng từ này vào máy theo thứ tự thời
gian phát sinh nghiệp vụ. Sổ chi tiết được mở cho từng loại thành phẩm.Trên
máy đã cài sẵn mẫu số chi tiết và các mã thành phẩm. Khi nhập chứng từ, kế
toán khai báo kho, mã hàng hoá cho máy. Sau đó, kế toán nhập chứng từ theo
các yếu tố: số chứng từ, ngày, tháng, nội dung, tài khoản đối ứng, số lượng,
đơn giá máy sẽ tự động tính ra thành tiền.
Biểu2.2:
SỔ CHI TIẾT THÀNH PHẨM
Tháng 4/ 2010
Tên kho: Kho Bà Đệ Tồn đầu tháng: SL: 02, ST: 98.706
Tên, quy cách: Cưa vòng ngang 100 Tồn cuối tháng: SL: 01, ST: 47.840
Mã hàng: CV123 Đơn vị tính: cái Đơn vị: 1000 đồng
Chứng từ Diễn giải TK
đ/ứng
Đơn
giá
Nhập Xuất
Số Ngày Lượng Tiền Lượng Tiền

43071
8/4
Xuất bán - Công ty
Supephốtphát
632 48.456 1 48.456
43121
15/4
Xuất bán - Công ty
dịch vụ Hoàn Kiếm
632 50.250 1 50.250
C8TP 20/4
Nhập HĐ57 - 3/1 -
Phân xưởng máy trục
154 47.840 1 47.840
Cộng: 1 47.840 2 98.706
GVHD: Nguyễn Ngọc Quang Trường: ĐH KTQD
20
Sinh viên: Hoàng Thị Đào Lớp: KT3 – K9
- Việc đối chiếu giữa kho và phòng kế toán: Vào ngày cuối cùng của
tháng, thủ kho lên phòng kế toán để đối chiếu số liệu giữa thẻ kho và sổ chi
tiết theo từng mã hàng. Việc đối chiếu được tiến hành trên cơ sở không cộng
thực trên sổ mà cộng ra ngoài để đối chiếu.
2.1.4 Kế toán tổng hợp
Căn cứ vào chứng từ kế toán phần mềm kế toán tự động cập nhật vào
sổ nhật ký chung, rồi vào sổ cái các tài khoản liên quan 155, 157, 632…
Biểu 2. 3:
NHẬT KÝ CHUNG
Tháng 04 / 2010
Chứng từ
Số Ngày

051 1/4 K23 ứng trước HĐ 203 1111 131 8.000.000
.....................
043064 4/4 Giá vốn hàng bán 632 155 18.436.000
Doanh thu bán hàng 1111 5112 22.500.000
1111 3331 2.250.000
......................
154 16/4 Chuyển hàng HĐ233 157 155 204.738.000
......................
043118 18/4 Giá vốn hàng bán 632 157 204.738.000
Doanh thu bán hàng 131 5112 242.936.000
131 3331 24.293.600
......................
043130 22/4 Giá vốn hàng bán 632 155 13.002.600
Doanh thu bán hàng 131 5112 8.000.000
1121 5112 7.200.000
1121 3331 1.520.000
.........................
043148 25/4 Giá vốn hàng bán 632 155 82.496.700
Doanh thu bán hàng 131 5112 96.000.000
131 3331 9.600.000
GVHD: Nguyễn Ngọc Quang Trường: ĐH KTQD
21
Sinh viên: Hoàng Thị Đào Lớp: KT3 – K9
..........................
043149 29/4 Doanh thu bán hàng 1111 5112 6.000.000
1111 3331 600.000
............................
Cộng cuối trang ..…………
Cộng luỹ kế từ đầu sổ …………..
(Trích tại sổ nhật ký chung tháng 4 năm 2010)

Biểu 2.4:
SỔ CÁI TK 632
Tháng 04 / 2010
Đơn vị: VNĐ
Chứng từ Diễn giải TK
đ/ứng
Số tiền
Số Ngày Nợ Có
................
043064 4/4 Giá vốn hàng bán 155 18.436.000
................
043118 18/4 Giá vốn hàng bán 157 204.738.000
.................
043130 22/4 Giá vốn hàng bán 155 13.002.600
.................
040148 25/4 Giá vốn hàng bán 155 82.496.700
.................
Cộng phát sinh 1.843.251.175
( Trích sổ cái tài khoản 632 tháng 4 năm 2010)
2.2 Thực trạng kế toán tiêu thụ tại công ty CP FORMACH.
GVHD: Nguyễn Ngọc Quang Trường: ĐH KTQD
22
Sinh viên: Hoàng Thị Đào Lớp: KT3 – K9
2.2.1 Chứng từ kế toán sử dụng và thủ tục kế toán
 Chứng từ kế toán sử dụng
- Sổ chi tiết bán hàng
- Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán
- Phiếu thu, bảng kê nộp séc, Giấy báo có
- Hóa đơn GTGT
- Chứng từ, Sổ chi tiết và sổ tổng hợp các tài khoản liên quan

 Thủ tục kế toán
Ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 131, 111, 112
Có TK 5112
Có TK 3331
- Vào sổ Nhật ký chung
- Lấy số liệu từ sổ Nhật ký chung, vào Sổ Cái các TK liên quan.
2.2.2 Tài khoản kế toán sử dụng
- TK 511 được sử dụng để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng thực tế
của Công ty trong kỳ.
Bên Nợ: Kết chuyển doanh thu thuần vào TK xác định kết quả
Bên Có: Phản ánh tổng số doanh thu bán hàng trong kỳ.
TK 511 cuối kỳ không có số dư.
Tại Công ty CP FORMACH, TK 511 được chi tiết thành 3 tiểu khoản:
- TK 5111: Doanh thu bán hàng hoá
- TK 5112: Doanh thu bán các thành phẩm
- TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ.
- TK 3331- "Thuế GTGT đầu ra"
TK này được sử dụng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT
đã nộp và số thuế GTGT còn phải nộp của Công ty.
GVHD: Nguyễn Ngọc Quang Trường: ĐH KTQD
23
Sinh viên: Hoàng Thị Đào Lớp: KT3 – K9
Bên Nợ: Phản ánh số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, số thuế GTGT
được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp và số thuế GTGT đã nộp vào
Ngân sách Nhà nước.
Bên Có: Phản ánh số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng đã tiêu thụ, số
thuế GTGT phải nộp cho hoạt động tài chính, thu nhập bất thường và cho
hàng hoá nhập khẩu
Dư Có: Phản ánh số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ

Dư Nợ (nếu có): Phản ánh số thuế GTGT nộp thừa
Ở Công ty CP FORMACH, TK 3331 được chi tiết thành 2 tiểu khoản:
- TK 33311: Thuế GTGT đầu ra
- TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu.
Công ty CP FORMACH không mở các TK 521, 531, 532 để hạch toán
các khoản giảm trừ doanh thu - điều này đôi lúc gây khó khăn cho kế toán
trong công tác ghi chép.
Ngoài ra, để hạch toán tiêu thụ thành phẩm, kế toán ở công ty CP
FORMACH, cũng sử dụng một số tài khoản khác như: TK 131, 111, 112, 334...
2.2.3 Kế toán chi tiết tiêu thụ thành phẩm.
2.2.3.1 Hạch toán tiêu thụ thành phẩm theo phương thức tiêu thụ trực tiếp
Phương thức này tại Công ty CP FORMACH chỉ bao gồm việc bán hàng
qua kho, không xảy ra trường hợp bán hàng không qua kho, giao hàng trực
tiếp tại các phân xưởng của Công ty. Tuy nhiên, có thể xảy ra một trong 3
trường hợp sau (căn cứ vào hình thức thanh toán):
- Trường hợp khách hàng đã ứng trước tiền hàng
- Trường hợp bán hàng chấp nhận thanh toán sau
- Trường hợp bán hàng thu tiền ngay
• Tiêu thụ trực tiếp - Khách hàng đã ứng trước tiền hàng
GVHD: Nguyễn Ngọc Quang Trường: ĐH KTQD
24
Sinh viên: Hoàng Thị Đào Lớp: KT3 – K9
Khi nhận được tiền ứng trước (thường là tiền mặt), kế toán thực hiện các
công việc sau:
- Lập phiếu thu: Phiếu thu được lập thành 3 liên: 1 liên thủ quỹ giữ lại để
ghi sổ quỹ, 1 liên giao cho người nộp tiền, 1 liên lưu tại cuống.
- Ghi sổ tổng hợp theo bút toán:
Nợ TK 111: Số tiền ứng trước
Có TK 131
- Ghi sổ chi tiết thanh toán với người mua.

Ví dụ 1:
Ngày 01/04/ 2010, Công ty Cẩm Hà ứng trước cho hợp đồng số 203 bằng
tiền mặt, số tiền: 8.000.000 VNĐ
Kế toán thực hiện các công việc sau:
- Lập phiếu thu: Biểu 2.5
- Ghi sổ tổng hợp theo bút toán:
Nợ TK 1111: 8.000.000
Có TK 131: 8.000.000
- Vào sổ Nhật ký chung: Biểu 2.3 (Như trên)
- Lấy số liệu từ sổ Nhật ký chung, vào sổ cái TK 131: Biểu 2.6
- Ghi sổ chi tiết thanh toán với người mua: Biểu 2.7
Biểu 2.5:
PHIẾU THU
Ngày 01 /04 / 2010 Quyển số: 10
Số: 51
Nợ: 111
Có: 131
- Họ tên người nộp tiền: Nguyễn Văn Minh
GVHD: Nguyễn Ngọc Quang Trường: ĐH KTQD
25

×