Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Thực trạng và giải pháp truyền thông của công ty TNHH công nghệ Việt – Hàn đối với sản phẩm bếp điện từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.36 KB, 34 trang )

Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thu Lan
Lời mở đầu.
Việt Nam là một nước đang phát triển,Vì vậy các doanh nghiệp đã không
ngừng phấn đấu để đạt được mục tiêu kinh doanh trên thị trường. Họ nhận thấy rằng
chỉ có một sản phẩm tốt thôi thì chưa đủ, mà các doanh nghiệp cần phải xây dựng cho
thương hiệu của mình thành một thương hiệu được khách hàng ưa chuộng. Để đạt
được mục tiêu này, các doanh nghiệp cần phải truyền thông với thị trường để khách
hàng biết những tính năng, ứng dụng ưu việt và lợi ích sản phẩm của mình. Ngoài ra,
doanh nghiệp còn cần phải xây dựng mối quan hệ với khách hàng và duy trì củng cố
mối quan hệ này.
Thực vậy, các công ty sản xuất ra hàng tiêu dùng thì chiếm doanh thu hàng trăm
tỷ đồng trong mỗi năm, trong khi đó sự đóng góp của đồ điện tử gia dụng là không
nhiều, đặc biệt là bếp điện từ. Ta thấy rằng, trên thị trường hiện nay, nó được kiểm
chứng bởi nhãn hiệu Việt – Hàn. Trong khi đó khách hàng biết đến nhãn hiệu Việt –
Hàn là rất ít. Vậy nguyên nhân là do đâu? Và sau khi công ty tiến hành nghiên cứu đã
nhận thấy rằng quá trình truyền thông của công ty thực sự chưa tốt, những thông tin
chưa thực sự được truyền tải đến khách hàng. Vì vậy, nếu công ty giải quyết được
những vấn đề đó thì sẽ đưa thương hiệu Việt – Hàn lên tầm cao mới. Vì những yêu
cầu trên, doanh nghiệp cần có một chiến lược truyền thông Marketing, và công ty
TNHH công nghệ Việt – Hàn cũng đã không thể bỏ qua chiến lược này để phát triển
thương hiệu của mình.
Có rất nhiều hình thức truyền thông Marketing, Việt – Hàn có thể thông qua
một cách trực tiếp: mặt đối mặt, sử dụng đội ngũ bán hàng hoặc thông qua trung tâm
dịch vụ điện thoại. Hoặc một cách gián tiếp: sử dụng quảng cáo, hoạt động thúc đẩy
thương mại, truyền thông điển tử, hoặc các vật dụng trưng bày tải điểm bán hàng.
Vậy yếu tố truyền thông marketing nên dựa trên nguyên tắc nào giúp Việt – Hàn đạt
mục tiêu có hiệu quả kinh tế nhất, cụ thể là phương tiện nào mang lại hiệu quả cao
nhất trên cùng một khoảng chi phí bỏ ra.
Chính vì vậy truyền thông Marketing có tầm quan trọng lớn, quyết định tới hiệu
quả kinh doanh của công ty, cho nên em xin chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp
truyền thông của công ty TNHH công nghệ Việt – Hàn đối với sản phẩm bếp điện


từ”, nhằm phân tích, đánh giá kỹ lưỡng hơn về hoạt động truyền thông của công ty
đối với sản phẩm bếp điện từ. Trên cơ sở đó, đề xuất một số quan điểm, giải pháp
nhằm giúp khách hàng tiếp cận đến sản phẩm nhiều hơn, đồng thời thúc đẩy sự phát
triển của công ty.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của đề án được trình bày theo
bố cục sau:
SV: Phạm Thị Tình Lớp marketing 49A
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thu Lan
- Phần 1: Tổng quan thị trường bếp điện từ, giới thiệu công ty và đối thủ cạnh
tranh.
- Phần 2: Thực trạng hoạt động truyền thông Marketing của công ty TNHH
công nghệ Việt – Hàn.
- Phần 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động truyền thông
Marketing ở công ty TNHH công nghệ Việt – Hàn.
1. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu thực trạng truyền thông của công ty để từ đó tìm ra những điểm mà
công ty đã thực hiện được và những vấn đề cần được đẩy mạnh.
- Tìm hiểu hành vi người tiêu dùng, để từ đó đưa ra những giải pháp hợp lý cho
công ty.
- Thu hút khách hàng mục tiêu để đem lại lợi nhuận cho công ty.
2. Đối tượng nghiên cứu
Công ty đã xác định cho mình khách hàng mục tiêu là những hộ gia đình đặc
biệt nhắm đến các bà nội trợ, những người đi làm độc thân, những người có thu nhập
khá trở lên. Đối tượng này thường bận rộn với công việc,học tập nên không có nhiều
thời gian dành cho công việc nội trợ, họ thích sự tiện lợi nhanh chóng, sạch sẽ và gọn
nhẹ.Đồng thời đây là những người có sự tiến bộ hơn,họ có sự thân thiện với môi
trường hơn.
SV: Phạm Thị Tình Lớp marketing 49A
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thu Lan
Phần I: tổng quan thị trường bếp điện từ, giới thiệu công ty và

đối thủ cạnh tranh của công ty
1. Tổng quan thị trường bếp điện từ
1.1.đặc điểm chung của sản phẩm bếp điện từ trên thị trường.
Bếp từ là loại bếp sử dụng trong nội trợ, hoạt động theo nguyên tắc dòng điện
Foucalt, hay dòng điện Phucô hoặc dòng điện xoay chiều, là hiện tượng daongf điện
sinh ra khi ta đặt một vật dẫn điện vào trong một từ trường biến đổi theo thời gian
hay vật dẫn chuyển dộng căt ngang từ trường. Nhà vật lý người Pháp Léon Fuocault
(1819 – 1868) là người đầu tiên đã chứng minh sự tồn tại của các dòng điện cảm ứng
trong vật dẫn nhờ tác dụng của một từ thông biến thiên.
Bếp điện từ hoạt động trên nguyên lý làm nóng bằng cảm ứng của sóng điện từ.
Do vậy, bếp từ giúp người tiêu dùng nấu nướng sạch sẽ,không tỏa khói, an toàn, hạn
chế cháy nổ. Đối với các thiết bị điện, khi chúng phát ra tần số càng cao thì bức xạ
càng nguy hiểm. Bếp điện từ có tần số khỏng 40KHz, nên bức xạ của chúng cũng
giống như các thiết bị điện, điện tử khác dùng trong nhà như ti vi, lò nướng...
So với hiệu suất của các loại bếp khác như bếp cồn: 48%, bếp gas: 58% thì bếp
từ đạt tới 85% nhờ sự mất năng lượng truyền nhiệt trung gian thấp, việc nấu nướng
với bếp điện từ sẽ rất nhanh so với các loại bếp khác. Bếp không tạo khói lửa, tránh
gây cháy nổ, bảo đảm độ an toàn cao và giúp việc nâu nướng sạch sẽ, có thể chùi mặt
bếp ngay khi nấu. theo kỹ sư Trần Quế, trưởng phòng kỹ thuật siêu thị điện máy Chợ
Lớn, bếp điện từ độ bền cao do sử dụng vật liệu cao cấp, hệ thống kiểm soát nhiêt độ
khá chính xác, an toàn.
Tính năng độc đáo của bếp từ là nhiệt lượng tỏa ra từ các thiết bị sẽ được tập
trung vào mâm làm nóng, khi nấu không làm nóng cac vât xung quanh. Nhờ vậy, bếp
điện từ tiết kiệm điện năng hơn. Bếp có bàn phím điện tử với các chức năng tiện
dụng như điều chỉnh công suất ( nhiệt độ nấu) mức tiêu thụ điện năng, hẹn giờ.
Tuy nhiên loại bếp này có nhược điểm là chỉ sử dụng được với loai nồi có đáy
bằng phẳng và phải là kim loại sắt từ như: inox hít nam châm, sắt niken, nồi sứ có
đáy tráng sắt hoặc nồi men.... các vật dụng nồi đất, thủy tinh chịu nhiệt, nồi xoong
chảo bằng đồng hoặc nhôm thì sử dụng với bếp điện từ không tốt.
1.2 nhu cầu thị trường bếp điện từ.

Thực tiễn cho thấy, theo sự phát triển chung của xã hội, cuộc sống của người
dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu sinh hoạt và tiêu dùng ngày càng mở rộng.
Đặc biệt trong những năm gần đây sự bùng nổ các khu đô thị mới tại các thành phố
lớn, các khu vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn, các khu công nghiệp... nhanh
chóng phát triển, đây chính là điều kiện để cho các sản phẩm hàng hoá tiêu dùng phát
SV: Phạm Thị Tình Lớp marketing 49A
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thu Lan
triển mạnh mẽ, trong đó bếp điện từ chính là một bước đột phá trong thị trường tiêu
dùng hiện nay.
Trở lại thời gian mấy năm trước đây, khi nhu cầu sinh hoạt nấu nướng của đại
đa số dân chúng vẫn là sử dụng bếp gas để nấu nướng đã trở nên hết sức phổ biến ở
cả thành thị lẫn nông thôn, nhưng cho tới thời điểm hiện nay bếp điện từ đã dần dần
mở rộng thị phần chiếm lĩnh thị trường và khẳng định được tính tiện ích, chất lượng,
giá cả, sự phong phú về kiểu dáng..., thể hiện đẳng cấp vượt trội của nó.
Do bếp điện từ chỉ mơí xuất hiện trên thị trường nên khi nhắc đến chiếc này
người tiêu dùng còn cảm thấy rất xa lạ,mặt khác khi các doanh nghiệp sản xuất bếp
điện từ thường lựa chọn cho mình khách hàng mục tiêu là những người có thu nhập
từ khá trở nên.Vì vậy mà bếp điện từ thường chỉ được tiêu thụ ở các thành phố lớn
mà chưa đến được tay những người tiêu dùng ở các vùng nông thôn.Bếp điện từ là
sản phẩm có giá cả không quá đắt vì vậy người tiêu dùng không quá khó khăn để
mua nó có thể nói hiện nay bếp điện từ đang rất có tiềm năng phát triển trên thị
trường Việt Nam .
Trong cuộc sống hiện nay con người ngày càng bận rộn với công việc và họ
không có nhiều thời gian dành cho công việc nội trợ vì vậy với những tiện lợi riêng
bởi tiết kế đa chức năng cùng với nguyên lý tiết kiệm nhiên liệu và an toàn trong sử
dụng và đặc biệt tiết kiệm thời gian khiến bếp điện từ nhận được nhiều sự quan tâm.
Giá gas ngày càng tăng, trong khi đó trên thị trường xuất hiện nhiều loại bếp
điện từ rất tiện dụng. Với những ưu điểm nhỏ gọn, cở động, sạch sẽ, an toàn, đa chức
năng, hiệu suất cao và tiết kiệm nhiên liệu nên bếp điện từ được nhiều người tiêu
dùng lựa chọn và sử dụng ngày càng nhiều.

2. Giới thiệu về công ty TNHH công nghệ Việt- Hàn
2.1. giới thiệu công ty
Tập đoàn Việt Hàn là tập đoàn hoạt động đa ngành nghề, bao gồm: Thương mại
(Trung tâm thương mại); Đào tạo (Trường trung cấp công nghệ và kinh tế Việt Hàn);
sản xuất và lắp ráp (công ty TNHH Công nghệ Việt Hàn - Nhà máy sản xuất bếp điện
từ Việt Hàn),... tất cả các lĩnh vực này đang được đầu tư và phát triển cả về lượng lẫn
về chất
Tập đoàn Việt Hàn (VietHan Group) tiền thân là Công ty TNHH Phát triển
Công nghệ thông tin Việt- Hàn được thành lập theo Quyết định số 102005825 của Sở
Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hà Nội cấp ngày 12/07/2002 với tổng số vốn điều lệ 15 tỷ
đồng. Từ những ngày đầu, toàn Công ty chỉ vẻn vẹn 4 thành viên, nhưng chỉ 03 tháng
sau nhân sự của Công ty đã lên đến 15 người, đồng thời tiến hành thực hiện Hợp
đồng liên kết đào tạo đầu tiên về lập trình viên với hơn 2.000 học viên tham dự. Sáu
tháng sau, Công ty đã tiến hành gửi nhiều kỹ sư đẳng cấp về CNTT theo diện thẻ
SV: Phạm Thị Tình Lớp marketing 49A
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thu Lan
Vàng sang làm việc tại Hàn Quốc. Từ đây, Công ty bắt đầu định hướng được con
đường phát triển của mình. Từ chỗ, hoạt động đơn thuần trong lĩnh vực CNTT, đến
nay Việt- Hàn đã phát triển vượt bậc và đang tập trung kinh doanh vào 3 lĩnh vực:
Giáo dục Đào tạo; Thương mại- Dịch vụ và Sản xuất - Lắp ráp
Ngày 06/01/2004 Công ty TNHH Công nghệ Việt Hàn (Công ty TNHH một
thành viên của Công ty TNHH Phát triển Công nghệ Thông tin Việt Hàn), (tên giao
dịch viết tắt VHT) được thành lập theo Giấy phép đăng ký kinh doanh. Địa chỉ trụ sở
chính thôn Lại Ốc, xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ngành nghề
kinh doanh chính của Công ty là sản xuất phần mềm máy tính, sản xuất, lắp ráp, bảo
dưỡng, bảo hành máy móc, thiết bị điện tử, tin học, điện; dịch vụ chuyển giao công
nghệ trong lĩnh vực điện tử, tin học, thương mại điện tử; dịch vụ đào tạo và công
nghệ điện tử.
Ngày 05/04/2008, Chủ tịch HĐQT ra quyết định số 029/QĐ-VH về việc thành
lập Nhà máy sản xuất Bếp điện từ Việt Hàn. Nhà máy sản xuất Bếp điện từ Việt Hàn

chuyên sản xuất các sản phẩm: Bếp điện từ và các sản phẩm điện tử khác.
Ngay từ khi hoạt dộng công ty đã đặt ra cho mình những nhiệm vụ cần thực hiện:
- Tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu của thị trường về lắp ráp điện tử dân dụng và
công nghiệp.
- Để nâng cao chất lượng sản phẩm và lợi thế cạnh tranh phải đẩy mạnh việc
đổi mới và phát triển các dây chuyền cônng nghệ tiên tiến nhằm phục vụ cho
sản xuất.
- Đồng thời cần nâng cao trình độ công nhân viên để thích ứng vơi điều kiện
làm việc,máy móc thiết bị hiện đại.
- Nghiên cứu các hoạt động của đối thủ cạnh tranh để có những chiến lược
phát triển phù hợp và thực hiện mục tiêu lâu dài, xây dựng thương hiệu ngày
một phát triển vững mạnh trên thị trường.
2.2.Tầm nhìn, sứ mệnh của công ty
+ Sứ mệnh
Ngay từ ban đầu, định hướng hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Việt Hàn là
đầu Thương mại, Đào tạo và Sản xuất lắp ráp nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ tốt
nhất cho khách hàng. Qua từng thời kỳ phát triển của Tập đoàn nói riêng và xã hội
nói chung, định hướng kinh doanh đó vẫn không thay đổi nhưng được áp dụng vào
thực tế một cách linh hoạt. Từ việc quan tâm đến số lượng, nâng dần lên chất lượng,
dịch vụ, và bây giờ là hướng đến sự cao cấp, chuyên nghiệp.
Thương hiệu Việt Hàn đã được khẳng định thông qua sự hài lòng của khách
hàng. Uy tín được tạo dựng thông qua việc thực hiện đúng các cam kết cung cấp sản
phẩm, dịch vụ với giá cả cạnh tranh – pháp lý hoàn chỉnh – minh bạch trong kinh
doanh.
SV: Phạm Thị Tình Lớp marketing 49A
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thu Lan
+ Tầm nhìn
Thời kỳ mở cửa hội nhập mở ra một thị trường cạnh tranh lành mạnh nhưng
khốc liệt. Không theo kịp nghĩa là tự loại bỏ mình khỏi thị trường. Hiểu được điều đó
nên Ban Lãnh Đạo Tập đoàn đã chuẩn bị cho mình đầy đủ hành trang bước vào thời

kỳ mới. Tiếp tục đầu tư nâng cao hiệu quả về vốn; tăng cường và nâng cao trình độ
đội ngũ nhân viên thông qua nhưng khoá học phù hợp, chất lượng; đầu tư, xây mới
cơ sở, văn phòng làm việc; liên kết, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, …
đó là những bước đúng đắn mà tập thể Việt Hàn đang thực hiện.
2.3.Mục tiêu
+Mục tiêu chung
L ead in idea - Ý tưởng dẫn đầu
A ctive in Solution - Giải pháp linh hoạt
N on-stop in innovation - Sáng tạo không ngừng
T imely Execution - Thực hiện đúng thời gian
A lways Commitment - Luôn luôn cam kết
Mục tiêu của Tập đoàn Việt Hàn không chỉ đơn giản là tồn tại mà còn phải
trở thành một thương hiệu mạnh, một thương hiệu quốc tế
+Mục tiêu Marketing
Do bếp điện từ Việt-Hàn mới được công ty phát triển hơn 1 năm nên số lượng
người biết đến thương hiệu bếp điện từ Việt-Hàn chưa nhiều,đặc biệt khi nhắc đến
sản phẩm bếp điện từ thì thương hiệu các hãng tập đoàn lớn thường được nhắc đến
trước.Trong khi đó chất lượng của sản phẩm đã được khẳng định và đăng kí thương
hiệu.Từ đó mà công ty đã đưa ra cho mình mục tiêu Marketing nhằm làm tăng mức
độ nhận biết cũng như sự ưa thích của người tiêu dùng đối với sản phẩm bếp điện từ
-Đạt 80% mức độ bao phủ thị trường năm 2010
-Doanh thu năm 2009 đạt 4,2 tỷ và phấn đấu năm 2010 đạt 7,6 tỷ.
- Năm 2010 đạt thị phần 11% so với năm 2009 đạt 9%
+Mục tiêu truyền thông
Mục tiêu đầu tiên của truyền thông là tăng số lượng người biết đến thương
hiệu bếp điện từ lên 70%, so với các nhãn hiệu đã nổi tiếng như Panasonic, LG, thì
lượng người biết đến thương hiệu còn hạn chế.
Mục tiêu tiếp theo là làm cho người tiêu dùng ưu thích sản phẩm, nhắc nhở sự
có mặt của sản phẩm, kích thích mua hàng trên diện rộng.
2.4. thì trường mục tiêu.

SV: Phạm Thị Tình Lớp marketing 49A
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thu Lan
Thị trường mục tiêu của sản phẩm bếp điện từ Việt – Hàn của công ty được xác
định là người dân có thu nhập từ trung bình và khá sống ở khu vực thành phố Hà Nội
Đây là thị trường đầy tiềm năng, phát triển mạnh mẽ. Như chúng ta đã biết, thủ
đô Hà Nội là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội của cả nước. Với dân số
hơn 3 triệu người, mật độ dân số rất cao, lại có nhu cầu lớn về tiêu dùng đặc biệt là
sản phẩm bếp điện từ thay thế cho bếp gas và bếp than ngày càng phổ biến. Bên cạnh
đó, về cơ bản thu nhập và mức sống của người dân rất cao do đó thỏa mãn nhu cầu
tiêu dùng đồ điện gia dụng của người dân thủ đô – một thị trường rộng lớn, đã đặt ra
cho doanh nghiệp nhiều cơ hội cũng như thách thức không nhỏ
Hành vi của khách hàng: khách hàng của công ty thường mua hàng với số
lượng nhỏ, mỗi hộ gia đình thường chỉ dùng một đến hai bếp điện từ, việc mua hàng
mang tính thời vụ: mùa đông lượng hàng tiêu thụ bếp điện từ nhiều hơn mùa hè,
khách hàng thường mua tại các cửa hàng bán lẻ tiện dụng
2.5. Hoạt động Marketing – Mix của công ty
2.5.1. Sản phẩm:
Nhìn chung, các loại bếp điện từ đều có chung cách vận hành như sau: ấn phím
khởi động, chọn chế độ đun nấu và thời gian, nhiệt độ đun. Trong đó, tuỳ theo từng
model, nhãn hiệu mà thời gian được ấn định từng 5 phút hay 10 phút trở lên với nhiệt
độ từ 60 đến 250 độ C. Cứ nấu khoảng 1,5 lít nước trong 3 phút lên tới nhiệt độ 80
-120 độ C sẽ tiêu thụ từ 0,3 - 0,4 kw điện. Bếp điện từ rất kén nồi, chỉ dùng với nồi
đáy bằng và nhiễm từ như inox nhiễm từ, sắt tráng men, thuỷ tinh có sợi kim loại.
Ngoài những đặc tính chung của sản phẩm như đã trình bày trong phần trên thì
sản phẩm của công ty còn có những đặc điểm riêng:
Các sản phẩm bếp từ của công ty TNHH Việt – Hàn được đóng trong các hộp
Catton có kích thước vừa phải: chiều dài 500mm, chiều rộng 400mm, chiều cao
200mm với trọng lượng tương đối nhẹ do vậy việc vận chuyển chúng từ công ty bằng
ô tô tải đến các đại lý ở địa bàn khu vực Hà Nội cũ cũng như là tới các tỉnh thành
thuộc khu vực Hà Nội mở rộng vẫn đảm bảo mức chi phí có thể chấp nhận được.

Các sản phẩm bếp điện từ của công ty có thời hạn sử dụng lâu dài từ 2 đến vài
năm do đó hệ thống phân phối của công ty có thể được tổ chức rộng và sâu mà không
sợ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Ngoài những đặc điểm chung như trên, bếp điện từ Việt – Hàn còn có ưu thế
hơn so với các sản phẩm bếp điện từ khác là hệ thống bàn phím điểu chỉnh bằng tiếng
Việt do đó dễ dàng hơn cho người tiêu dùng trong việc sử dụng nó.
2.5.2. Giá:
SV: Phạm Thị Tình Lớp marketing 49A
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thu Lan
Sản phẩm của công ty được định giá với mức giá trung bình. Như đối với sản
phẩm bếp điện từ giá từ 500.000 đồng đến hơn 1,2 triệu, đối với loại bếp đơn. Ngoài
ra, công ty còn cho ra loại bếp đôi với mức giá từ 2 triệu trở lên.
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại bếp từ. Loại có giá từ 500-650 ngàn
đồng thường là do Đài Loan, Trung Quốc sản xuất với các nhãn hiệu như Banti,
Oddy, Gali… Loại có giá 700-900 nghìn đồng thường do công ty cơ khí Nam Hồng
(Việt Nam) sản xuất hoặc mang nhãn hiệu Gali (Trung Quốc).
2.5.3. Phân phối:
Hiện nay các sản phẩm của công ty có mặt trên 80 hệ thống siêu thị trên toàn
thành phố Hà Nội. Đồng thời xây dựng hệ thống bán buôn tại các chợ, các trung tâm
thương mại. Công ty xây dựng quan hệ với nhà bán buôn theo chính sách bán theo
doanh số và dựa vào hợp đồng 6 tháng, đối với những khách hàng quen và lấy với
khối lượng lớn có sự hỗ trợ về tín dụng.
Năm 2009, mức bao phủ thị trường đạt 47,6%. Công ty đã đặt ra cho mình
mục tiêu phân phối bao phủ thị trường năm 2010 đạt 70%, nhằm làm tăng số người
biết đến thương hiệu bếp điện từ Việt – Hàn để từ đó người tiêu dùng dễ dàng tiếp
cận sản phẩm của công ty hơn.
3. Đối thủ cạnh tranh của công ty.
Trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh bếp điện từ
với hàng chục nhãn hiệu khác nhau: Media, Blacker, Gali, Sanyo, Nagakawa,
Panasonic, Homicook, Adua, Samsung, Philips, Hitachi…Trong đó có khá nhiều bếp

điện từ đơn chiếc của Trung Quốc và Hàn Quốc.
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp và có ảnh hưởng lớn đến công ty là Media. Đó là
đối thủ mạnh.
Media là một tập đoàn lớn của Trung Quốc. Vào tháng 5/1968 ở thị trấn Bắc
nằm ở phía Nam Trung Quốc, một xưởng nhỏ sản xuất nắp chai nhựa được hình
thành. Dưới sự lãnh đạo của ông Hà Hưởng Kiện 39 năm sau xưởng sản xuất này
phát triển thành một tập đoàn lớn chuyên sản xuất đồ điện gia dụng và còn tham gia
vào nhiều lĩnh vực kinh doanh khác như: sản xuất ô tô khách, vận chuyển, bất động
sản… Với tổng doanh thu 75 tỷ nhân dân tệ/ năm.
Tập đoàn đang sở hữu những dây chuyền công nghiệp hoàn thiện nhất, hiện đại
nhất.
Sản phẩm từ mẫu mã đến chủng loại cũng như chất lượng vô cùng đa dạng,
phong phú, luôn luôn đứng ở vị trí dẫn đầu so với các thương hiệu khác cùng ngành.
Hoạt động truyền thông của công ty mang tính chiến lược hơn,sự đầu tư của họ
vào hoạt động truyền thông đã có hiệu quả nhất định.Hình ảnh của công ty đã vượt
ra cả biên giới.Các mảng trong hoạt động truyền thông có mục đích từ các hoạt động
SV: Phạm Thị Tình Lớp marketing 49A
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thu Lan
showroom,các chương trình quảng cáo,hội chợ hay hoạt động cộng đồng.Vì vậy
Midea có độ nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng rất cao.
Nghiên cứu điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh
Điểm mạnh Điểm yếu
- Là những nhãn hiệu có uy tín và
được người tiêu dùng tin dùng từ lâu.
- Có đội ngũ kinh doanh lớn mạnh
và chuyên nghiệp, có hệ thống đại lý các
tỉnh trên toàn quốc, tức mức độ bao phủ
thị trường lớn hơn. Midea chiếm 27% thị
phần ngành điện gia dụng.
- Có showroom, cửa hàng phân phối

riêng và công tác quảng bá được làm rất
mạnh, hoạt động Marketing chuyên
nghiệp.
- Các nhãn hiệu trên đều là nhập
khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài. Ví dụ:
Media nhập khẩu nguyên chiếc từ Trung
Quốc. Việt – Hàn có lợi thế hơn là sản
xuất trong nước không phải chịu thuế
nhập khẩu, không chịu sức ép của các
nhà cung cấp.
- Hơn nữa, Việt – Hàn có hệ thống
bàn phím điều khiển bằng tiếng Việt nên
thuận tiện cho người tiêu dùng.
- Bếp điện từ đơn chiếc từ Trung
Quốc, Hàn Quốc tuy có giá thấp hơn bếp
điện từ Việt – Hàn nhưng độ tin cậy thấp
và chất lượng cũng không bằng.


SV: Phạm Thị Tình Lớp marketing 49A
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thu Lan
Phần 2: Thực trạng hoạt động truyền thông của công ty TNHH
công nghệ Việt – Hàn
1.Ngân sách truyền thông Marketing của công ty TNHH công nghệ Việt-Hàn
Việc xác định ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến hỗn hợp được công ty tiến
hành theo phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh số bán.Công ty đã xác định số
lượng tiêu thụ dự kiến,mức giá tiêu thụ từ đó xác định doanh số bán dự kiến.Ngân
sách dành cho hoạt động xúc tiến hỗn hợp sẽ bằng phần trăm doanh số bán dự
kiến.Với ngân sách xúc tiến hỗn hợp của năm,công ty lại phân bổ cho từng công
cụ:quảng cáo,khuyến mại,bán hàng cá nhân,tv shopping.

Tuy nhiên,việc xác định chi phí cho xúc tiến hỗn hợp thực tế lại do cấp trên xác
định sau đó giao xuống cho phòng kinh doanh thực hiện các chiến lược xúc tiến cụ
thể,mà việc xác định ngân sách này đôi khi còn áng chừngchir dựa vào doanh thu của
năm liền kề để xác định ngân sách cho năm nay.Điều này đã làm cho phòng kinh
doanh bị động trong công tác lập chiến lược cũng như công tác thực hiện chiến lược
xúc tiến hỗn hợp.
Ngân sách dành cho hoạt động truyền thông marketing các năm 2008-2009
Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009
Doanh thu Triệu đồng 523.127 267.365
Chi phí Triệu đồng 515.667 254.453
(Nguồn:phòng kinh doanh công ty TNHH công nghệ Việt-Hàn)
2.Các phương tiện công ty sử dụng trong hoạt động truyền thông
2.1. Quảng cáo
Quảng cáo là công cụ đầu tiên được công ty sử dụng bởi vì nó có khả năng
thuyết phục, khả năng lôi kéo khách hàng mua sản phẩm.
Hiện nay, các phương tiện tivi, báo, đài được coi là những phương tiện hữu
ích, nó giúp đưa ra sản phẩm của doanh nghiệp đến gần với người tiêu dùng hơn.
Trong thực tế, công ty TNHH công nghệ Việt – Hàn đã có đưa ra những quảng cáo
trên tivi cụ thể trên kênh VTV1, nhưng do tần xuất xuất hiện rất ít và không vào
những thời gian mà người tiêu dùng chú ý làm cho sản phẩm của công ty không đến
gần được với người tiêu dùng. Trong khi đó, người tiêu dùng hiện nay ngày càng tin
tưởng hơn đối với các sản phẩm gia dụng được quảng cáo trên tivi, hay đài, các tạp
chí lớn.
Công ty đã thiết lập những trang web riêng cho mình :.
Trang web với hình ảnh đẹp, chú trọng đến logo. Thông qua trang web, công ty có
thể tuyên truyền, giới thiệu hình ảnh, uy tín và các hoạt động của công ty trên thị
trường. Các chương trình thường chủ yếu giới thiệu về công ty, Tập đoàn: quá trình
phát triển, các hoạt động xã hội, khả năng tài chính của Tập đoàn…nhằm tạo dựng
SV: Phạm Thị Tình Lớp marketing 49A
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thu Lan

được hình ảnh về một tập đoàn tài chính tốt, có trách nhiệm với công đồng qua đó
làm tăng uy tín của Tập đoàn, Công ty.
Giới thiệu về danh mục sản phẩm mà công ty triển khai.
Giới thiệu sản phẩm mà công ty mới triển khai.
Ngoài ra, các chương trình quảng cáo của công ty còn nhằm thông tin về hoạt
động tuyển dụng đại lý, tuyển dụng nhân viên, nhằm thu hút các ứng cử viên có trình
độ chuyên môn nhằm phát hiện hoạt động kinh doanh của công ty.
Tuy nhiên, thông tin mà trang Web cung cấp chưa đầy đủ, chưa đem lại một
niềm tin cho khách hàng để khách hàng ra quyết định. Lượng người truy cập vào
trang Web chưa lớn, cho thấy hiệu quả hoạt động chưa lớn, thông tin cung cấp không
liên tục, chỉ mang tính chất giới thiệu công ty.
Ngoài ra, công ty còn sử dụng phương tiện quảng cáo là phát tờ rơi, quảng
cáo bằng biển treo ngoài trời (có in logo, slogan của công ty), quảng cáo trên tạp chí
tiêu dùng. Mặc dù vậy, các hoạt động này của công ty chưa thật sự nổi bật.
Dưới đây là logo của công ty.
Nói chung, quảng cáo của công ty vẫn chưa tốt, công ty vẫn chưa chú trọng.
Còn về trang Web thì thiếu nhiều thông tin, các thông tin chưa được cập nhật thường
xuyên, kịp thời.
Trong chiến lược truyền thông trong tương lai cần có sự hoàn thiện về trang
Web của công ty. Đồng thời có chiến lược quảng cáo trên các phương tiện truyền
thông đại chúng khác, đặc biệt là quảng cáo trên truyền hình mức chi phí tuy lớn
nhưng hiệu quả đạt được rất lớn.
2.2.TV Shopping
Hình thức này được công ty triển khai khá tốt, qua kênh truyền hình thì công
ty có thể nói rõ được tính năng, lợi ích của sản phẩm, với thời lượng dài hơn và chi
phí không quá lớn. Tuy kênh này chỉ mới được công ty áp dụng trong vòng hơn 1
SV: Phạm Thị Tình Lớp marketing 49A
Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thu Lan
tháng nhưng đã có những chuyển biến rõ rệt. Số lượng người tiêu dùng biết đến sản
phẩm nhiều, đã có nhiều đơn đặt hàng với số lượng lớn. Doanh thu qua kênh này

chiếm 20% trong tổng số doanh thu sản phẩm của công ty. Vì vậy, có thể nói công ty
nên tiếp tục đầu tư vào kênh truyền hình này.
2.3. Khuyến mại
Đây là biện pháp có tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu mua của
khách hàng.Công ty đã thực hiện nhiều công cụ xúc tiến bán nhằm đẩy mạnh hiệu
quả khai thác thông qua việc tác động tới khách hàng như :
Khi khách hàng mua sản phẩm của công ty thường được tặng nồi lẩu đi kèm
với bếp. Ngoài racông ty còn mở đợt khuyến mại: ngày 12/ 10/2009 công ty có
chương trình khách hàng mua với số lượng 10 bếp tặng 1 và áp dụng mức chiết khấu
lên tới 20%.
Hoạt động này của công ty dã làm tăng sức cạnh tranh trong kinh doanh. Vì
thế, hoật động này được công ty lên kế hoạch ,có mục tiêu đề ra, có sự phân bổ ngân
sách dành cho nó và thời gian thực hiện chương trình kéo dài bao lâu.
Nhưng trên thực tế công ty dã gặp rất nhiều khó khăn trong việc đưa sản
phẩm khuyến mại đến tay người tiêu dùng vì các sản phẩm khuyến mại này thường bị
các cửa hàng bán lẻ hay nhân viên công ty tách riêng sản phẩm khuyến mại( nồi lẩu)
để bán nhỏ lẻ. Tuy là những vật dụng nhỏ với mọi khách hàng, nhưng với công ty
mới thành lập nhà máy chỉ hơn 1 năm thì chi phí nay khá đáng kể: chi phí vận
chuyển, chi phí phân phối… tiêu tốn của công ty hàng chục triệu đông mỗi năm.
Ngân sách dành cho hoạt đọng xúc tiến bán trong năm 2008- 2009
SV: Phạm Thị Tình Lớp marketing 49A

×