ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
VÕ THỊ TRÂM ANH
TRÁCH NHIỆM DOANH NGHIỆP TRONG
LĨNH VỰC AN TOÀN - VỆ SINH THỰC PHẨM
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội – 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
VÕ THỊ TRÂM ANH
TRÁCH NHIỆM DOANH NGHIỆP TRONG
LĨNH VỰC AN TOÀN - VỆ SINH THỰC PHẨM
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số
: 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học:TS. NGUYỄN TRỌNG ĐIỆP
Hà Nội – 2017
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính
xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh
toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN
Võ Thị Trâm Anh
3
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................ 1
Chƣơng 1 ......................................................................................................... 7
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH
NGHIỆP .......................................................................................................... 7
ĐỐI VỚI AN TOÀN THỰC PHẨM .............................................................. 7
1.1. Một số khái niệm cơ bản........................................................................ 7
1.1.1. Khái niệm về thực phẩm và an toàn thực phẩm ................................. 7
1.1.2. Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm............................................... 11
1.2. Vai trò của pháp luật về an toàn thực phẩm trong đời sống xã hội Việt
Nam hiện nay. ................................................................................................. 13
1.3. Cơ sở lý luận về trách nhiệm của Doanh nghiệp đối với an toàn thực
phẩm. ............................................................................................................... 16
1.3.1. Khái niệm trách nhiệm của Doanh nghiệp đối với an toàn thực
phẩm 16
1.3.2. Cơ sở hình thành trách nhiệm của DN đối với an toàn thực phẩm ... 26
1.4. Nội dung trách nhiệm của Doanh nghiệp theo pháp luật an toàn thực
phẩm. ............................................................................................................... 30
1.4.1. Căn cứ xác định trách nhiệm của doanh nghiệp theo pháp luật về
an toàn thực phẩm ........................................................................................... 30
1.4.2. Chủ thể của trách nhiệm theo pháp luật về an toàn thực phẩm ........ 31
1.4.3. Nội dung của trách nhiệm theo pháp luật về an toàn thực phẩm ...... 32
1.4.4. Phạm vi trách nhiệm theo pháp luật về an toàn thực phẩm ............... 38
1.4.5. Miễn trừ trách nhiệm của doanh nghiệp theo pháp luật về ATTP ..... 39
1.4.6. Thời hiệu chịu trách nhiệm của Doanh nghiệp theo pháp luật về an
toàn thực phẩm ................................................................................................ 40
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.................................................................................. 42
CHƢƠNG II .................................................................................................... 43
THỰC TRẠNG VỀ TRÁCH NHIỆM DOANH NGHIỆP ............................ 43
THEO PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM ..................................... 43
2.1. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về trách nhiệm của Doanh nghiệp
đối với an toàn thực phẩm theo pháp luật hiện hành tại VIệt Nam ................ 43
2.1.1. Quy định chung của pháp luật về trách nhiệm của Doanh nghiệp
kinh doanh liên quan đến an toàn thực phẩm. ................................................ 43
2.1.2. Thực tiễn quy định của pháp luật về việc đảm bảo an toàn thực
phẩm của Doanh nghiệp trong chế biến, kinh doanh thực phẩm ................... 59
2.1.3. Thực tiễn quy định của pháp luật về việc đảm bảo an toàn thực phẩm
của Doanh nghiệp trong quá trình sản xuất rau, quả; nuôi trồng, khai thác,
chế biến thủy sản; trong chăn nuôi giết mổ gia súc, gia cầm......................... 62
2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về trách nhiệm của doanh nghiệp về an
toàn thực phẩm nhìn từ thực tiễn tại Hà Nội. .................................................. 66
2.3. Thực tiễn về kiểm tra giám sát về trách nhiệm của doanh nghiệp đảm
bảo an toàn thực phẩm. ................................................................................... 69
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2................................................................................. 77
Chƣơng 3 ......................................................................................................... 78
SỰ CẦN THIẾT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ........ 78
VỀ TRÁCH NHIỆM DOANH NGHIỆP VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM ..... 78
TẠI VIỆT NAM .............................................................................................. 78
3.1. Sự cần thiết phải tăng cƣờng trách nhiệm doanh nghiệp về vấn đề an
toàn thực phẩm tại Việt Nam .......................................................................... 78
3.1.1. Thứ nhất, yêu cầu của quá trình đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị
trường hội nhập quốc tế .................................................................................. 78
3.1.2. Tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm đã ở mức báo động .................. 81
3.1.3. Thứ ba, người tiêu dùng luôn là bên yếu thế hơn so với các doanh
nghiệp .............................................................................................................. 82
3.2. Giải pháp thực hiện nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của
Doanh nghiệp về An toàn thực phẩm. ............................................................. 84
5
3.3.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn
thực phẩm phù hợp với thực tiễn của đất nước và chuẩn mực pháp lý quốc
tế ...................................................................................................................... 89
3.3.2. Từng bước hoàn thiện chế độ, chính sách trong công tác bảo đảm
ATTP................................................................................................................ 93
3.3.3. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm ........ 93
3.3.4. Tăng cường năng lực của hệ thống quản lý nhà nước về ATTP .......... 95
3.3.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp
luật về vệ sinh an toàn thực phẩm................................................................... 96
3.3.6. Tăng cường đào tạo, tập huấn cho mạng lưới triển khai ATTP và đẩy
mạnh nghiên cứu khoa học ............................................................................. 99
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3.................................................................................. 101
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 106
6
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT
1.
ATTP: An toàn thực phẩm
2.
Codex: Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm Quốc tế
3.
DN: Doanh nghiệp
4.
EU: Liên minh Châu Âu
5.
FAO: Cơ quan Nông nghiệp và Thực phẩm Hoa Kỳ
6.
HACCP: Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm
tới hạn
7.
IPPC: Công ƣớc Bảo vệ thực vật quốc tế
8.
GMP: Thực hành sản xuất tốt
9.
GAP: Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
10. KD: Kinh doanh
11. NCKH: Nghiên cứu khoa học
12. NTD: Ngƣời tiêu dùng
13. OIE: Tổ chức thú y thế giới
14. SPS: Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm
dịch động vật
15. SOP: Quy phạm vệ sinh chuẩn
16. SX: Sản xuất
17. VietGAP: Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của Việt
Nam
18. VSATTP
: Vệ sinh an toàn thực phẩm
19. WTO
: Tổ chức thƣơng mại thế giới
20. WHO
: Tổ chức Y tế thế giới
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
STT
1
Ký hiệu đồ thị
Biểu đồ 3.1. Đánh giá về việc phân công trách
nhiệm quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm
Trang
74
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của tất cả mọi
ngƣời trong xã hội, giúp con ngƣời duy trì cuộc sống, phát triển giống nòi, trí
tuệ và thể lực. Tuy nhiên thực phẩm nếu không đảm bảo an toàn sẽ không chỉ
gây ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của mỗi ngƣời, mà còn
gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí của chăm sóc sức khỏe. Do
đó, đảm bảo ATTP cho mỗi ngƣời dân luôn là mối quan tâm hàng đầu trong
việc phát triển kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia
Tại các nƣớc phát triển, hệ thống quản lý ATTP và trách nhiệm của
nhà sản xuất đƣợc đầu tƣ và phát triển rất mạnh mẽ đảm bảo sự an toàn của xã
hội và sự an tâm của ngƣời tiêu dùng. Ở Việt Nam, nhà nƣớc cũng đã xác
định đảm bảo ATTP là nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ và nhiều bộ
ngành. Nếu nhƣ trƣớc đây sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn nhỏ lẻ, quy
mô hộ gia đình thì giờ đây nguồn thực phẩm đã ngày càng đa dạng, phong
phú hơn. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm ở những quy
mô khác nhau cũng ngày càng nhiều hơn và sự giao lƣu thực phẩm cũng ngày
càng phát triển hơn trong phạm vi quốc gia cũng nhƣ quốc tế. Ngƣời dân
đƣợc tiếp xúc nhiều hơn với sự đa dạng của nhiều loại thực phẩm trong nƣớc
và nƣớc ngoài do đó cần phải kiểm soát chặt chẽ hơn để đảm bảo sức khỏe
cho ngƣời dân, tránh những trƣờng hợp xấu có thể xảy ra nhƣ ngộ độc cấp
tính hay nhiễm độc tích lũy, đảm bảo sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế
của toàn xã hội, sự hội nhập và giao lƣu quốc tế. Hiện nay, trong các bộ luật
hình sự, luật dân sự, luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng...đều có những điều khoản
liên quan đến việc quy định trách nhiệm của sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Bên cạnh đó, ngành Y tế cũng đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, các tổ
chức chính trị - xã hội triển khai nhiều hoạt động đảm bảo vệ sinh an toàn
1
thực phẩm trên khắp cả nƣớc, ban hành các nghị định, thông tƣ hƣớng dẫn
quy định các điều kiện buộc doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm đối với
ngƣời tiêu dùng, đối với xã hội và đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc về
ATTP
Nhƣ chúng ta đã biết Hà Nội là một thành phố lớn và đông dân nhất
cả nƣớc, là đầu mối giao lƣu trong nƣớc và quốc tế. Nhu cầu tiêu dùng của
thành phố Hà Nội rất lớn, trong lúc thành phố chỉ tự cung cấp đƣợc khoảng
30% lƣợng thực phẩm tiêu dùng. Nhƣng ngƣợc lại, thành phố Hà Nội lại tập
trung nhiều cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm, cung ứng cho
cả nƣớc và xuất khẩu. Do đó, nguồn nguyên liệu lƣơng thực và thực phẩm do
các tỉnh đổ vào thành phố hằng ngày với khối lƣợng lớn. Vì vậy nhu cầu buộc
các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn đối với thành phố
Hà Nội càng bức xúc hơn so với các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc
Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng về cơ sở quản lý quy định trách
nhiệm của doanh nghiệp và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp
luật về ATTP nhằm nâng cao trách nhiệm của DN ATTP ở Hà Nội có tầm
quan trọng đặc biệt, không chỉ cho ngƣời dân của thành phố mà còn ảnh
hƣởng đến cả nƣớc
Từ thực tiễn đấy, tôi chọn đề tài “ Trách nhiệm của doanh nghiệp
theo pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm” nhằm mục đính mô tả, phân tích
thực trạng về hệ thống pháp luật quy định trách nhiệm của doanh nghiệp trong
lĩnh vực vệ sinh ATTP để từ đó đƣa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn
thiện hơn pháp luật về trách nhiệm của doanh nghiêp trong lĩnh vực ATTP ở
Việt Nam
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với an toàn
thực phẩm là một vấn đề hết sức quan trọng, không chỉ ảnh hƣởng trực tiếp
2
tới ngƣời tiêu dùng mà còn có tác động đến sự phát triển nền vững của các
doanh nghiệp làm ăn chân chính cũng nhƣ của nền kinh tế đất nƣớc. Vấn đề
trách nhiệm của doanh nghiệp đối với an toàn thực phẩm mặc dù xuất hiện và
đƣợc đề cập chƣa lâu ở Việt Nam nhƣng đã đƣợc một số tác giả quan tâm
nghiên cứu nhƣ:
- Luận án tiến sỹ luật học “ Giải quyết tranh chấp giữa ngƣời tiêu dùng
với thƣơng nhân ở Việt Nam hiện nay”, của tác giả Nguyễn Trọng Điệp bảo
vệ năm 2014 tại Học viện khoa học xã hội
- Luận văn “ Kiện toàn tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính bảo
đảm ATTP trong ngành y tế”, của TS Lâm Quốc Hùng bảo vệ năm 2007
- Luận văn “ Quản lý nhà nƣớc về an toàn vệ sinh thực phẩm ở Việt
Nam” của Bùi Thị Hồng Nƣơng bảo vệ năm 2011
- Bài viết “ Luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng quy định càng đơn giản, tính
khả thi càng cao” của Tiến sĩ Nguyễn Văn Cƣơng đăng trên tạp chí Nghiên
cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, số 24/2009
- Luận văn “ Pháp luật về ATTP từ thực tiễn kiểm dịch động vật , kiểm
soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại thành phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn
Khắc Trung Kiên bảo vệ năm 2014
- Đề tài NCKH cấp Bộ “ Luận cứ khoa học của tổ chức thị trƣờng và lƣu
thông một số mặt hàng thiết yếu theo yêu cầu bảo hộ sản xuất trong nƣớc và
bảo vệ ngƣời tiêu dùng”. Đề tài đƣợc thực hiện bởi Viện nghiên cứu thƣơng
mại do PGS.TS Đinh Văn Thành làm chủ nhiệm đề tài
- Đề tài “ Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về chất lƣợng, vệ sinh
ATTP thủy sản trong điều kiện Việt Nam hội nhập WTO” của Nguyễn Thành
Huy bảo vệ năm 2009
Các công trình nghiên cứu về vấn đề an toàn thực phẩm và ngƣời tiêu
dùng đã và đang có những đóng góp không nhỏ tăng cƣờng thực thi pháp luật
3
về an toàn thực phẩm ở Việt Nam. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực “trách nhiệm
doanh nghiệp đối với vấn đề an toàn thực phẩm”, hiện tại ở Việt Nam chƣa có
công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu mang tính hệ thống về nội
dung này. Đây cũng là khó khăn đối với học viên trong việc tìm kiếm nguồn
nguyên liệu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “ Trách nhiệm của
doanh nghiệp theo pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm”, nhƣng cũng là cơ
hội để học viên nghiên cứu, làm giàu có thêm tri thức khoa học vè lĩnh vực
này
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận,
đánh giá đúng thực trạng và bƣớc đầu đƣa ra một số giải pháp, kiến nghị góp
phần hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của doanh nghiệp trong lĩnh vực vệ
sinh ATTP
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu của mình, tôi xác định các nhiệm vụ
nghiên cứu cần đƣợc thực hiện sau đây
- Thu thập và nghiên cứu các tài liệu về ATTP, bảo đảm an toàn thực
phẩm và các tài liệu khác có liên quan đến đề tài luận văn làm cơ sở cho việc
nhận thức và xác định các phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp
- Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về ATTP, ngộ độc thực phẩm, bảo đảm
ATTP, trách nhiệm của DN, của ngƣời tiêu dùng và của cơ quan quản lý nhà
nƣớc theo pháp luật về ATTP
- Thu thập, xử lý số liệu thống kê của các cơ quan, tổ chức có liên quan
đến đề tài luận văn qua đó phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của các
DN SX, KD thực phẩm hiện nay
4
- Chỉ ra những bất cập trong hệ thống pháp luật về ATTP hiện nay, đƣa
ra phƣơng pháp và các giải pháp góp phần hoàn thiện về mặt pháp luật để có
cơ sở ràng buộc trách nhiệm của DN trong SX, KD thực phẩm an toàn tại
Việt Nam
4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu là trách nhiệm của
DN theo pháp luật về ATTP
- Về thời gian: đề tài sử dụng những nghiên cứu trong vòng 8 năm, từ
năm 2008 đến năm 2016, bao gồm các số liệu thống kê về tình hình hoạt động
của các DN về lĩnh vực ATTP, những vụ việc về ngộ độc thực phẩm, cơ chế
giải quyết khiếu nại...
- Về không gian: đề tài luận văn nghiên cứu về thực tiễn trách nhiệm của
DN về ATTP ở Việt Nam
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu trách nhiệm của
doanh nghiệp buộc phải thực hiện theo các quy định pháp luật về ATTP và
thực trạng DN thực hiện trách nhiệm theo các quy định pháp luật về ATTP
hiện hành từ thực tiễn TP Hà Nội
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để làm rõ các vấn đề nghiên cứu, luận văn đƣợc nghiên cứu trên cơ sở
phƣơng pháp luận là chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện
chứng. Đây là phƣơng pháp luận khoa học đƣợc vận dụng nghiên cứu trong
toàn bộ luận văn để đánh giá khách quan thực trạng của pháp luật về trách
nhiệm của DN trong lĩnh vực ATTP
Trên cơ sở đó, luận văn áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu, cụ thể là:
- Phƣơng pháp phân tích số liệu
5
- Phƣơng pháp chuyên gia
- Phƣơng pháp thống kê và dự báo
- Ngoài ra luận văn còn sử dụng một số các phƣơng pháp khác nhƣ :
phƣơng pháp quy nạp và diễn dịch; mô tả; so sánh
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu
gồm ba chƣơng. Cụ thể nhƣ sau:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về trách nhiệm của doanh nghiệp đối
với ATTP
Chƣơng 2: Thực trạng về trách nhiệm của DN theo pháp luật về ATTP
từ thực tiễn TP Hà Nội
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách
nhiệm của DN về ATTP tại Việt Nam
6
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH
NGHIỆP ĐỐI VỚI AN TOÀN THỰC PHẨM
1.1.
Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm về thực phẩm và an toàn thực phẩm
+ Thực phẩm
Để sinh tồn, cơ thể chúng ta cần đến năng lƣợng cũng nhƣ động cơ cần
đến xăng dầu. Thực phẩm cung cấp những yếu tố mà cơ thể hấp thụ đƣợc để
tạo thành năng lƣợng giúp chúng ta tồn tại, lao động và phát triển. Do đó,
thực phẩm chính là chìa khóa của sức khỏe, đóng góp một phần quan trọng
trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Thực phẩm đƣợc hiểu chung nhƣ
một loại thức ăn hay bất kỳ vật phẩm nào mà con ngƣời có thể ăn hay uống
đƣợc với mục đích cơ bản là thu nạp các chất dinh dƣỡng nhằm nuôi cơ thể
hay vì sở thích
Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về thực phẩm. Theo pháp
lệnh vệ sinh ATTP số 12/2003/PL-UBTVQH ngày 26/07/2003 của Ủy ban
thƣờng vụ Quốc Hội thì: “Thực phẩm là những sản phẩm mà con ngƣời ăn,
uống ở dạng tƣơi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản”.
Theo Codex thì: “Thực phẩm là tất cả các chất đã hoặc chƣa chế biến
nhằm sử dụng cho con ngƣời bao gồm đồ ăn, uống, nhai, ngậm, hút và các
chất đƣợc sử dụng để sản xuất, chế biến hoặc xử lý thực phẩm, nhƣng không
bao gồm mỹ phẩm và những chất chỉ dùng nhƣ dƣợc phẩm”.
Bên cạnh đó, để phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn của các nƣớc trong khu
vực và thế giới, Luật ATTP số 55/2010/QH12 ngày 17/06/2010 định nghĩa: “
Thực phẩm là sản phẩm mà con ngƣời ăn, uống ở dạng tƣơi sống hoặc đã qua
7
sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và
các chất sử dụng nhƣ dƣợc phẩm”
+ An toàn, vệ sinh an toàn thực phẩm
An toàn thực phẩm hay Vệ sinh an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp
là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lƣu trữ
thực phẩm bằng những phƣơng pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do
thực phẩm gây ra. An toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao
tác trong khâu chế biến cần đƣợc thực hiện để tránh các nguy cơ gây ảnh
hƣởng xấu tới sức khỏe. An toàn thực phẩm luôn là vấn đề đƣợc quan tâm
ngày càng sâu sắc trên toàn cầu bởi vai trò quan trọng bậc nhất đó chính là
sức khỏe, tính mạng con ngƣời, sự tồn tại và phát triển giống nòi. [57]
Trƣớc đây, theo Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm số
12/2003/PLUBTVQH11 của Ủy ban thƣờng vụ Quốc Hội, vệ sinh an toàn thực
phẩm đƣợc hiểu là việc phải thực hiện các điều kiện và biện pháp cần thiết để bảo
đảm cho thực phẩm không gây hại đến sức khỏe và tính mạng con ngƣời.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5603:1998 đã định nghĩa: “Vệ sinh
ATTP là mọi điều kiện và mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn và
phù hợp của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực phẩm, chu trình thực
phẩm đƣợc xem nhƣ từ khâu ban đầu đến ngƣời tiêu dùng cuối cùng”
Tuy nhiên để phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế sau khi Việt Nam
chính thức gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) vào 01/01/2007, khái
niệm này đã đƣợc đơn giản hóa, ngắn gọn và phù hợp hơn đƣợc thể hiện trong
Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011, an toàn thực
phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng
con ngƣời.
Có thể hiểu một cách đơn giản an toàn thực phẩm là những vấn đề liên
quan đến việc giữ trạng thái thực tế của thực phẩm đạt một định mức tiêu
8
chuẩn chất lƣợng nhất định có thể đảm bảo an toàn cho sức khỏe của ngƣời
tiêu dùng khi sử dụng. Và vệ sinh an toàn thực phẩm cũng có thể đƣợc hiểu
là một loạt các tác động trong quá trình xử lý, chế biến, bảo quản và lƣu trữ
thực phẩm bằng những phƣơng pháp phòng ngừa, loại bỏ những tác hại mà
thực phẩm có thể gây ra cho sức khỏe con ngƣời.
Để hiểu rộng và sâu hơn về ATTP nhằm làm rõ trách nhiệm của DN
trong lĩnh vực ATTP, thì các khái niệm liên quan đến ATTP cũng cần đƣợc
làm rõ nhƣ ngộ độc thực phẩm, ô nhiễm thực phẩm, sự cố về an toàn thực
phẩm
+ Ngộ độc thực phẩm
Thực phẩm là nhu cầu thiết yếu hằng ngày của con ngƣời, cung cấp cho
con ngƣời nguồn dinh dƣỡng, năng lƣợng để con ngƣời sống và phát triển.
Tuy nhiên khi bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn...thì thực phẩm lại là nguồn truyền
bệnh nguy hiểm gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sự phát triển của con ngƣời.
Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi là ngộ độc thức ăn là các biểu hiện bệnh lý
xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tƣợng ngƣời bị trúng độc, ngộ độc
do ăn, uống phải phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có
chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản,
phụ gia.
Theo luật ATTP số 55/2010/QH12 ngày 17/06/2010 thì: “Ngộ độc thực
phẩm là tình trạng bệnh lý do hấp thụ thực phẩm bị ô nhiễm hoặc có chứa
chất độc”
Ngộ độc thực phẩm không chỉ ảnh hƣởng trực tiếp tới sức khỏe, tính
mạng ngƣời bị ngộ độc mà còn ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế của DN nếu
xảy ra ngộ độc thực phẩm tập thể tại DN, thậm chí ảnh hƣởng đến cộng đồng
và tài lực của cả xã hội
+ Ô nhiễm thực phẩm
9
Thực phẩm có thể ô nhiễm do mối nguy có bản chất sinh học, hóa học
hay vật lý gây ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng. Vi sinh vật có thể tồn
tại ở nguyên liệu tƣơi sống hoặc nhiễm vào thức ăn, đồ uống do sai sót trong
quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản và phục vụ ăn uống
Theo luật ATTP số 55/2010/QH12 ngày 17/06/2010 thì: “ Ô nhiễm thực
phẩm là xuất hiện tác nhân làm ô nhiễm thực phẩm gây hại đến sức khỏe, tính
mạng con ngƣời”
Hiện nay công tác đảm bảo ATTP có một vai trò hết sức quan trọng
trong chiến lƣợc bảo vệ sức khỏe con ngƣời. Sử dụng thực phẩm đã bị ô
nhiễm có thể dẫn đến ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt dễ nhận thấy,
nhƣng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy chất độc sau một thời gian
mới phát bệnh hoặc có thể gây dị tật, dị dạng cho các thế hệ sau. Một số hóa
chất độc hại, độc tố vi nấm, vi khuẩn và độc tố vi khuẩn nhiễm vào thức ăn,
nƣớc uống tuy ở liều lƣợng thấp nhƣng với thời gian dài cũng có thể gây ra
các bệnh nguy hiểm nhƣ ung thƣ hoặc rối loạn chức năng thần kinh, tiêu hóa,
tuần hoàn của cơ thể...
+ Sự cố về an toàn thực phẩm
Sự cố đƣợc hiểu nhƣ là nguyên nhân của hiện tƣợng bất thƣờng hay tình
huống bất thƣờng xảy ra trong quá trình hoạt động nào đó. Thƣờng khi nói
đến sự cố, sự việc, hoạt động hay tình huống đó đƣợc hiểu theo nghĩa không
tốt
Nói về sự cố ATTP thì đƣợc hiểu thực phẩm đã tác động và ảnh hƣởng
không tốt đến sức khỏe của ngƣời tiêu dùng, sức khỏe hoặc có thể là tính
mạng ngƣời tiêu dùng bị ảnh hƣởng tiếp do thực phẩm không an toàn gây ra.
Vì vậy, luật ATTP số 55/2010/QH12 ngày 17/06/2010 đã quy định: “ Sự cố
về ATTP là tình huống xảy ra do ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực
10
phẩm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại trực tiếp đến
sức khỏe, tính mạng con ngƣời”.
+ Chất lượng thực phẩm
Mức sống ngày càng đƣợc nâng cao nên nhu cầu thực phẩm ngày càng
phong phú và đa dạng về chất lƣợng và số lƣợng. Điều đó dẫn đến sự phát
triển tràn lan của các cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ thực phẩm đặc biệt là
loại hình chế biến quy mô nhỏ mới chỉ phát triển về lƣợng chứ chƣa phát triển
về chất, còn rất lạc hậu và gây mất vệ sinh ATTP
Theo điều 3 Luật Chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa quy định “ Chất lƣợng
sản phẩm, hàng hóa là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp
ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tƣơng
ứng”
Trong khi đó quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc
tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa phải tuân thủ để đảm
bảo an toàn,vệ sinh, sức khỏe con ngƣời, bảo vệ động vật, thực vật, môi
trƣờng, quyền lợi của ngƣời tiêu dùng”
Theo tập san ATTP sức khỏe và đời sống xã hội của Bộ Y Tế năm 2002
thì: “ Ngoài chất lƣợng hàng hóa ra, chất lƣợng thực phẩm gồm cả bao bì,
đóng gói và cả chất lƣợng dịch vụ, phƣơng tiện đƣa sản phẩm thực phẩm đó
đến tay ngƣời tiêu dùng” [53]
Theo tài liệu tập huấn năm 2001 của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có
nêu: “Chất lƣợng là toàn bộ các đặc tính của một thực thể, tạo cho thực thể đó
khả năng thỏa mãn các nhu cầu đã công bố hay còn tiềm ẩn. Chất lƣợng thực
phẩm chính là chất lƣợng hàng hóa. Chất lƣợng hàng hóa lại bao gồm: chất
lƣợng bao bì, giá trị đích thực của thực phẩm, kiểu dáng, mẫu mã, nhãn sản
phẩm,...đƣợc đảm bảo cho đến khi tới ngƣời tiêu dùng”.
1.1.2. Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm
11
Vệ sinh an toàn là tiêu chuẩn đầu tiên của thực phẩm. Để tăng lợi thế
cạnh tranh trên thị trƣờng thƣơng mại quốc tế, thực phẩm không những cần
đƣợc sản xuất, chế biến, bảo quản phòng tránh sự ô nhiễm các loại vi sinh vật
mà còn không đƣợc chứa các chất hóa học tổng hợp hay tự nhiên vƣợt quá
mức quy định cho phép của tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia gây ảnh hƣởng đến
sức khỏe ngƣời tiêu dùng
Để có đƣợc thực phẩm an toàn thì các điều kiện tác động đến thực phẩm
phải đảm bảo an toàn, điều kiện trong ATTP đƣợc hiểu bao gồm các yếu tố
ảnh hƣởng đến ATTP trong suốt quá trình từ khâu trồng trọt, chăn nuôi, giết
mổ, vận chuyển cho đến khâu sơ chế, chế biến và ra bàn ăn. Cụ thể nhƣ quy
định các chỉ tiêu về kỹ thuật cho từng nhóm thực phẩm khi sản xuất; ở khâu
vận chuyển phải đảm bảo phƣơng tiện và nhiệt độ vận chuyển phù hợp với
từng loại thực phẩm; ở khâu chăn nuôi, trồng trọt phải đảm bảo các yếu tố
nhƣ môi trƣờng, nguồn thức ăn chăn nuôi hay phân bón cho cây trồng, nguồn
nƣớc, điều kiện khí hậu...; ở khâu sơ chế và chế biến phải đảm bảo các điều
kiện vệ sinh nhà xƣởng, trang thiết bị, môi trƣờng, con ngƣời,...; ở khâu giết
mổ phải đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất và vệ sinh nhà xƣởng giết mổ,
con ngƣời tham gia giết mổ, điều kiện bảo quản thực phẩm sau khi giết mổ...
Để các điều kiện ATTP đƣợc hiểu khách quan, xuyên suốt, vận dụng
thống nhất trên cả nƣớc, tránh tình trạng hiểu theo cảm tính, suy luận và vận
dụng mang tính cá nhân, tại điều 2 luật ATTP số 55/2010/QH12 ngày
17/06/2010 quy định: “ Điều kiện bảo đảm ATTP là những quy chuẩn kỹ
thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở SX, KD thực phẩm và
hoạt động SX, KD thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền
ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khỏe, tính
mạng con ngƣời”
12
Các điều kiện đảm bảo ATTP cho từng nhóm thực phẩm, từng loại hình
SX, KD thực phẩm đƣợc quy định chi tiết trong các văn bản quy định của cơ
quan có thẩm quyền
1.2.
Vai trò của pháp luật về an toàn thực phẩm trong đời sống xã hội
Việt Nam hiện nay.
Sự bùng nổ dân số cùng với đô thị hóa nhanh dẫn đến thay đổi thói quen
ăn uống của ngƣời tiêu dùng, họ luôn đòi hỏi đến sự an toàn, cân bằng dinh
dƣỡng, hợp khẩu vị, thuận tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu thay đổi phong cách
sống hiện nay
Tuy nhiên ở nƣớc ta vấn đề thực phẩm đang còn rất nhiều tồn tại. Việc
sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trƣớc mắt có thể gây ngộ độc
cấp tính với các triệu chứng dễ nhận thấy, nhƣng vấn đề nguy hiểm là sự tích
lũy các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể. Sau một thời gian bệnh
mới biểu hiện hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những
ảnh hƣởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh
Theo thống kê của Bộ Y tế trong những năm gần đây, hàng năm có 200600 vụ ngộ độc thức ăn, khoảng 5000- 7000 ngƣời mắc bệnh, trong đó có vài
chục ngƣời chết. Khoảng 20-30 % là ngộ độc do hóa chất (chủ yếu là thuốc
bảo vệ thực vật, khoảng 50% là do vi sinh vật, 14-20% do thức ăn có độc…
[35, tr 56-59].
Theo thống kê của Cục an toàn vệ sinh thực phẩm từ năm 2004 -2009 đã
có 1.058 vụ ngộ độc thực phẩm, trung bình có 176,3 vụ ngộđộc thực
phẩm/năm, tính trung bình tỷ lệ ngƣời bị ngộ độc thực phẩm là 7,1
ngƣời/100.000 dân. Năm 2011 từ đầu năm đến giữa tháng 9, cả nƣớc xảy ra
109 vụ ngộ độc thực phẩm với tổng số 3.654 ngƣời mắc, tử vong 18 ngƣời, đi
viện 2.812 ngƣời. Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm năm 2011 đƣợc xác định
qua lâm sàng và xét nghiệm cho thấy do độc tố tự nhiên chiếm 30,3% số vụ,
13
hóa chất chiếm 11,0% số vụ, do vi sinh vật chiếm 30,3% số vụ, không rõ
nguyên nhân chiếm 28,4% số vụ [20, tr. 179, 203-230]
Trong 6 tháng đầu năm 2012, Cục quản lý thị trƣờng đã có 13 văn bản
chỉ đạo triển khai kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng thực phẩm, lực lƣợng quản lý
thị trƣờng đã phát hiện xử lý 4.607 vụ vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm
với số tiền xử phạt vi phạm hành chính 17.516.804 triệu đồng. Trị giá
hàng vi phạm 4.546.474 triệu đồng. Một số mặt hàng vi phạm đã bị xử lý,
tiêu hủy 67.000 hộp thực phẩm; 77.124 con gia cầm; 75 tấn sản phẩm gia súc,
gia cầm, 2.156.240 quả trứng gia cầm; 75 tấn sản phẩm gia súc, gia cầm;
1.500 kg nầm động vật; 1.140 chai mắm tôm… [21, tr 7-9]
Trong tình trạng nhƣ vậy, vấn đề an toàn thực phẩm và đảm bảo an toàn
thực phẩm đang thực sự trở thanh vấn đề cấp thiết không chỉ đối với tiêu
chuẩn hàng hóa trên thị trƣờng, ảnh hƣởng tới sức khỏe mỗi cá nhân ngƣời
tiêu dung và còn ảnh hƣởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển cộng
đồng trên diện rộng. Do đó, sự điều chỉnh của nhà nƣớc trong việc đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm là việc làm vô cùng cấp thiết. Sự điều chỉnh thông
qua các quy định pháp luật là biện pháp can thiệt mạnh mẽ, quyết liệt và có
hiệu quả nhất cho vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm nhƣ của Việt Nam hiện
nay.
Do vậy, có thể hiểu, pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm là tổng hợp
các quy phạm pháp luật do Nhà nƣớc ban hành nhằm điều chỉnh các hoạt
động bảo đảm vệ sinh an toàn, đảm bảo chất lƣợng đối với thực phẩm khi các
chủ thể đƣa sản phẩm ra thị trƣờng.
Pháp luật về An toàn thực phẩm đƣợc ban hành bao gồm các quy định
liên quan tới nguyên tắc và chuẩn mực về an toàn thực phẩm. Điều này có ý
nghĩa vô cùng quan trọng bởi đối với tình trạng nền kinh tế xuất khẩu thực
phẩm, phải chú trọng đến các vấn đề an toàn thực phẩm đảm bảo các tiêu
14
chuẩn về chất lƣợng trong nƣớc và quốc tế để hàng Việt Nam có thể cạnh
tranh trên các thị trƣờng khó tinh nhƣ Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, các nƣớc
Châu Âu…, Việc quy định các chuẩn mực không chỉ thể hiện các quy định về
tiêu chuẩn đối với thực phẩm mà còn quy định các chuẩn mực trong việc sản
xuát kinh doanh của các nhân, tổ chức lĩnh vực này và với cả ngƣời tiêu dung.
Những chuẩn mực này quyết định trực tiếp đến chất lƣợng của thực phẩm;
nếu ngƣời sản xuất kinh doanh không tôn trọng các nguyên tắc sản xuất, kinh
doanh trong lĩnh vực này, nhất là đối với những nguyên tắc về an toàn thực
phẩm thì những sản phẩm kém chất lƣợng, có nguy có độc hại ảnh hƣởng tới
sức khỏe ngƣời tiêu dung sẽ xuất hiện tràn lan trên thị trƣờng. Điều này ảnh
hƣởng không nhỏ tới tiến trình hát triển của kinh tế cũng nhƣ xã hội của đất
nƣớc. Bên cạnh đó, nếu nhƣ ngƣời tiêu dung nắm bắt đƣợc các tiêu chuẩn
chuẩn mực thì sẽ trở thành những ngƣời tiêu dung thông minh, không bị thiệt
hại bởi thực phẩm kém chất lƣợng, thực phẩm không an toàn. Từ đó góp phần
vào việc thắt chặt quản lý về an toàn thực phẩm. Pháp luật về an toàn thực
thẩm đóng vai trò là sự can thiệp của nhà nƣớc vào hoạt động kinh doanh
nhẳm bảo đảm sức khỏe, quyền và lợi ích cho ngƣời tiêu Dùng.
Nhƣ vậy, vai trò của pháp luật về an toàn thực phẩm đã có những đóng
góp nhất định tới kinh tế, xã hội và sức khỏe ngƣời dân. Trước hết, pháp luật
nắm vai trò là công cụ bảo đảm sức khỏe cho ngƣời dân và phát triển giống
nòi. Thứ hai, sự điều chỉnh của pháp luật về an toàn thực phẩm này phù hợp
với xu thế chung toàn cầu, bởi thế giới hiện nay đang trong xu thế bảo vệ
quyền con ngƣời, sự phát triển của con ngƣời một cách toàn diện, đảm bảo
mỗi cá nhân có đƣợc một mức sống cơ bản là cần thiết, trong đó có lĩnh vực
sức khỏe và an toàn thực phẩm. Thứ ba, pháp luật về an toàn thực phẩm và
một yêu cầu cần thiết trong quá trình hội nhập toàn cầu, đặc biệt đối với hoạt
động xuất nhập khẩu thực phẩm của Việt Nam. Để có thể đáp ứng đƣợc các
15
thì trƣờng khó tính và tìm kiếm đƣợc nguồn lợi nhuận cao hơn, pháp luật Việt
Nam về vấn đề này thực sự cần phải chặt chẽ và cứng rắn. Thứ tư, pháp luật
về an toàn thực phẩm góp phần đảm bảo tính bao phủ toàn bộ chuỗi thực
phẩm “từ trang trại đến bàn ăn” đề phải đáp ứng đƣợc mục tiêu vì sức khỏe
ngƣời dân, sức khỏe cộng đồng. Thứ năm, pháp luật về lĩnh vực này góp phần
kiểm soát bền vững các yếu tố nguy cơ vệ sinh an toàn thực phẩm. Cần xây
dựng một hệ thống thông tin đủ đáp ứng cung cấp, cập nhật tình hình về nguy
cơ ô nhiễm thực phẩm để hạn chế hơn nữa các nguy cơ xâm hại sức khỏe con
ngƣời đến từ thực phẩm.
Để góp phần triển khai có hiệu quả vấn đề an toàn thực phẩm trong tình
hình mới, ngày 04/01/2012 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
20/QĐ-TTg phê duyệt chiến lƣợc quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011
- 2020 và tầm nhìn 2030:
a) Bảo đảm an toàn thực phẩm chính là bảo đảm quyền lợi ngƣời
tiêu dùng và sức khỏe nhân dân, là một nhiệm vụ thƣờng xuyên cần tập
trung chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, là trách nhiệm và
quyền lợi của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và
mỗi ngƣời dân.
b) Tổ chức thực hiện đồng bộ các quy định pháp luật về an toàn
thực phẩm, chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, đẩy mạnh việc áp
dụng các biện pháp tiên tiền trong quản lý an toàn thực phẩm.
c) Tăng cƣờng công tác thông tin, truyền thông nhằm tạo sự
chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của ngƣời sản xuất, ngƣời tiêu
dùng và toàn xã hội về giữ gìn vệ sinh, bảo đảm an toàn thực phẩm. [49]
1.3.
Cơ sở lý luận về trách nhiệm của Doanh nghiệp đối với an
toàn thực phẩm.
1.3.1. Khái niệm trách nhiệm của Doanh nghiệp đối với an toàn thực phẩm
16
- Khái niệm về trách nhiệm
Theo nghĩa thông thƣờng, trách nhiệm đƣợc hiểu là một phần mà ngƣời
đƣợc giao phải thực hiện và hoàn thành, nếu không hoàn thành tốt sẽ phải
gánh chịu hậu quả
Dƣới góc độ kinh tế, trách nhiệm của DN là cung ứng ra hàng hóa đáp
ứng đƣợc yêu cầu của xã hội với một mức giá hợp lý đảm bảo duy trì đƣợc
việc tiếp tục sản xuất của DN nhƣng đồng thời cũng phải thực hiện đƣợc
nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc. Khi thực hiện trách nhiệm này, DN đã đảm bảo
sự tồn tại và phát triển của mình và đảm bảo nghĩa vụ của DN đối với nhà
nƣớc
Dƣới góc độ xã hội, theo chuyên gia của ngân hàng thế giới trách nhiệm
của DN là “sự cam kết của doanh nghiệp về sự đóng góp vào việc phát triển
kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lƣợng đời
sống của ngƣời lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn
xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng nhƣ phát triển chung của xã
hội”
Đối với ngƣời tiêu dùng, trách nhiệm của DN là cung cấp hàng hóa và
dịch vụ đảm bảo đúng chất lƣợng, đảm bảo an toàn đúng nhƣ thông tin của
hàng hóa mà DN sản xuất, kinh doanh. Sản phẩm do DN làm ra phải đảm bảo
không ảnh hƣởng xấu đến tính mạng, sức khỏe và tài sản ngƣời tiêu dùng,
phải đảm bảo đƣợc đầy đủ thông tin của sản phẩm tránh sự hiểu lầm khi sản
phẩm đến tay ngƣời tiêu dùng. Khi có sự cố xảy ra đối với sản phẩm hàng hóa
do DN sản xuất, kinh doanh, DN phải có trách nhiệm và biện pháp làm giảm
đến mức tối đa hậu quả xảy ra nhƣ thu hồi ngay sản phẩm không đảm bảo an
toàn, nếu ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng phải đƣa ngay đến cơ sở y
tế để điều trị, bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời tiêu dùng. Chính ngƣời tiêu dùng
17