Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ theo cấu trúc trạng thái rừng trên núi đá vôi ở khu bảo tồn thiên nhiên thần sa – phượng hoàng, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820.57 KB, 75 trang )

Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Sự sống trên trái đất tồn tại được là nhờ các nhân tố cơ bản như: không
khí mà chúng ta thở, đất đai để chúng ta trồng trọt, thức ăn mà chúng ta ăn, giọt
nước mà chúng ta uống,… tất cả đều có được, hoặc được duy trì nhờ có đa dạng
sinh học (ĐDSH). ĐDSH là nguồn tài nguyên quí giá nhất, bởi vì nó là cơ sở của
sự sống còn, thịnh vượng và tiến hoá bền vững của loài người trên hành tinh
xanh của chúng ta. Mối đe dọa lớn nhất cho sự tiến hoá bền vững của xã hội loài
người là mối đe doạ về suy giảm ĐDSH dẫn đến rối loạn cơ chế điều chỉnh chức
năng hệ thống của chúng. ĐDSH được thể hiện ở 3 mức độ: đa dạng loài, đa
dạng nguồn gen và đa dạng các hệ sinh thái (HST), đặc biệt là các hệ sinh thái
rừng (HSTR). Nhưng hiện nay với sự khai thác quá mức và không khoa học, diện
tích rừng đang bị suy giảm nghiêm trọng kéo theo suy giảm ĐDSH. Và vì thế,
con người đã, đang và sẽ phải đứng trước một thử thách, đó là sự gia tăng mất
mát về ĐDSH dẫn đến làm mất trạng thái cân bằng của môi trường kéo theo
những thảm họa như: lũ lụt, hạn hán, gió bão, cháy rừng, môi trường sống bị ô
nhiễm nặng nề, ngày càng xuất hiện nhiều căn bệnh hiểm nghèo… Tất cả các
thảm họa đó là hậu quả một cách trực tiếp hay gián tiếp của việc mất ĐDSH.
Chính vì thấy được tầm quan trọng to lớn đó mà nhiều quốc gia trên thế
giới đã tham gia ký công ước quốc tế về vấn đề bảo tồn ĐDSH được thông qua
tại hội nghị thượng đỉnh ở Rio de Janeiro (Braxin, 1992). Việt Nam là một trong
những nước thực hiện công ước ĐDSH đó và đã thành lập một hệ thống các khu
rừng đặc dụng (RĐD) nhằm bảo tồn có hiệu quả các loài động thực vật và các hệ
sinh thái có tầm quan trọng. Việt Nam được coi là một trong những trung tâm
ĐDSH của vùng Đông Nam Á. Từ kết quả nghiên cứu về khoa học cơ bản trên
lãnh thổ Việt Nam, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đều nhận định rằng
Việt Nam là một trong 10 quốc gia ở Châu Á và một trong 16 quốc gia trên thế
giới có tính đa ĐDSH cao do có sự kết hợp của nhiều yếu tố.
Tuy nhiên, tài nguyên rừng Việt Nam đã bị suy thoái nghiêm trọng do rất
nhiều các nguyên nhân khác nhau như: chiến tranh, nhu cầu lâm sản ngày càng
tăng, việc chuyển đổi hệ thống canh tác sang đất nông nghiệp, đặc biệt là việc


khai thác không đúng kế hoạch. Vào đầu những năm 1920, hầu như toàn bộ miền
núi được che phủ bởi rừng. Theo tài liệu mà Maurand P. công bố trong công trình
“Lâm nghiệp Đông Dương” thì đến năm 1943 rừng nước ta vẫn còn khoảng 14,3
triệu ha rừng tự nhiên với độ che phủ 43,7% diện tích lãnh thổ. Quá trình mất
rừng xảy ra liên tục từ năm 1943 đến đầu những năm 1990, đặc biệt từ năm
1


1976-1990 diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh, chỉ trong 14 năm diện tích rừng bị
giảm lên tới 2,7 triệu ha, bình quân mỗi năm mất gần 190 ngàn ha (1,7%/năm) và
tốc độ mất rừng giảm xuống đến mức thấp nhất là 9,2 triệu ha (độ che phủ
27,8%) vào năm 1990 [9]. Việc mất rừng, độ che phủ giảm, đất đai bị thoái hóa
do xói mòn, rửa trôi, sông hồ bị bồi lấp, môi trường bị thay đổi, hạn hán lũ lụt gia
tăng, ảnh hưởng lớn đến mọi mặt đời sống của nhiều vùng dân cư. Mất rừng còn
đồng nghĩa với sự mất đi nhiều nguồn gen động, thực vật.
Từ năm 1993, các chương trình quốc gia lớn như 327 và 661 đã đẩy mạnh
việc phủ xanh, tái trồng rừng và cải thiện công tác quản lý rừng, góp phần làm
xoay chuyển chiều hướng tiêu cực đó. Theo thống kê chính thức năm 2007, diện
tích rừng là 12,8 triệu ha (độ che phủ 38,2%). Tính đến tháng 12 năm 2009 diện
tích rừng Việt Nam đã tăng lên 12.899.434 ha với độ che phủ 39,1%, trong đó
diện tích rừng đặc dụng là 1.992.316 ha [9]. Hơn hai phần ba diện tích rừng của
Việt Nam là rừng nghèo hoặc rừng đang phục hồi, trong khi đó rừng giàu và rừng
kín chỉ chiếm 3,4% (năm 2000) và 4,6% (năm 2004) tổng diện tích rừng. Hầu
như không còn các khu rừng ở các vùng thấp với tính đa dạng còn nguyên vẹn.
Các cơ hội để phục hồi hoàn toàn đang giảm đi nhanh chóng vì các vùng rừng
giàu đã bị chia cắt và cô lập thành những mảnh nhỏ [2].
Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng (KBTTN) được thành
lập theo Quyết định số 3841/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, ngày
01 tháng 12 năm 1999 với diện tích là 11.280 ha. Khu vực này có hệ sinh thái rừng
núi đá độc đáo, có tính ĐDSH phong phú với nhiều nguồn gen động thực vật quý

hiếm và nhiều hệ sinh thái chuẩn của vùng núi đá. Năm 2006, thực hiện Chỉ thị số
38/2005/CT-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà
soát 3 loại rừng, Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng – huyện Võ
Nhai – tỉnh Thái Nguyên được quy hoạch theo ranh giới mới trên địa bàn 6 xã và 1
thị trấn gồm: Đình Cả, Phú Thượng, Thượng Nung, Thần Sa, Sảng Mộc, Vũ Chấn,
Nghinh Tường, với tổng diện tích tự nhiên là 18.858,9 ha và đã được Ủy ban nhân
tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết định số 1563/QĐ-UB ngày 08 tháng 8 năm
2007. Trong đó rừng tự nhiên là 17.639 ha; rừng trồng 197,3 ha; diện tích không
có rừng trên 1.000 ha do Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng
Hoàng trực tiếp quản lý và bảo vệ. Đặc biệt ở Thần Sa, đã phát hiện quần thể Chò
xanh (tập đoàn này mới chỉ thấy ở Vườn quốc gia Cúc Phương). Là vùng quy
hoạch rừng trên núi đá vôi, nên khu rừng đặc dụng có địa hình phức tạp và hiểm
trở, xa dân cư, giao thông liên lạc khó khăn. Diện tích rừng lớn, khoảng giữa hai
khu vực cách xa nhau, đan xen với rừng phòng hộ, rừng sản xuất và các làng bản.

2


Cuộc sống của đại đa số đồng bào dân tộc miền núi, nơi số hộ nghèo chiếm tới 5167,2% lại gắn bó với rừng. Ở một số nơi, do tập quán và điều kiện sống đã làm ảnh
hưởng đến rừng, kể cả việc tự do khai thác lâm sản vào rừng tự nhiên, tự do săn
bắn. [30]
Núi đá vôi là hệ sinh thái rất đặc biệt của nước ta, nó chứa đựng một
nguồn tài nguyên sinh học vô cùng quí giá. Nằm trong hệ thống rừng đặc dụng
của Việt Nam, Thần Sa – Phượng Hoàng là một đơn vị địa lý sinh vật có ý nghĩa
vô cùng quan trọng đối với sự sống còn của cộng đồng trong việc bảo tồn đa
dạng sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên trong thực tế nguồn tài
nguyên rừng ở đây đang bị tác động mạnh bởi sức ép dân sinh, kinh tế của dân cư
quanh vùng. Chính vì vậy, công tác bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo vệ vốn
gen quí cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác đã được tỉnh Thái
Nguyên rất quan tâm. Trong những năm qua, Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa

đã có một số cuộc điều tra, đánh giá tài nguyên rừng, bước đầu cũng đã đánh giá
được giá trị, tiềm năng và ý nghĩa của một khu bảo tồn; Khu bảo tồn thiên nhiên
Thần Sa đã có một số công trình nghiên cứu về thảm thực vật rừng, nhưng phần
lớn các công trình này mới chỉ tập trung vào việc thống kê, phát hiện các loài
hiện có, mà ít có công trình nào tiếp cận nghiên cứu các đối tượng rừng theo xu
thế hiện đại, nhất là nghiên cứu về đa dạng sinh học theo phương pháp toán sinh
học. Để đánh giá được mức độ đa dạng, phong phú của hệ thực vật tại Thần Sa
cần phải có những nguồn thông tin khoa học và chính xác về chúng, đặc biệt là
các thông tin định lượng trong nghiên cứu đa dạng sinh học.
Để bảo tồn được tính đa dạng các loài thực vật, đặc biệt là các loài đặc
hữu, các loài quí hiếm có nguy cơ bị tiêu diệt cao cần phải có những hiểu biết sâu
hơn cấu trúc thành phần loài, mối quan hệ của các thành phần thực vật với các
yếu tố môi trường, nghĩa là phải biết được các loài thực vật sống ở đâu? Trong
các điều kiện nào? Sự phát sinh và sinh trưởng của chúng được chi phối bởi các
nhân tố nào? Cấu trúc tổ thành loài trong một quần xã thực vật thể hiện mối quan
hệ tồn tại mang tính qui luật giữa chúng với nhau và giữa chúng với các nhân tố
sinh thái môi trường và đó cũng là cơ sở vững chắc cho phân chia thảm thực vật
và cho công việc bảo tồn. Đó cũng là lý do chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên
cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ theo cấu trúc trạng thái rừng trên núi đá vôi
ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm xác định được một số đặc điểm cấu trúc rừng thông qua đó để
thấy được tính đa dạng của khu hệ thực vật thân gỗ ở Khu bảo tồn thiên nhiên

3


Thần Sa - Phượng Hoàng. Trên cơ sở đó đề xuất được một số giải pháp nhằm bảo
tồn tính đa dạng thực vật thân gỗ, đặc biệt là những loài quý hiếm, có giá trị ở
khu vực.

1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần bổ sung những kiến thức về đa dạng sinh học cho trạng thái
rừng trên núi đá vôi ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được tính đa dạng của các kiểu thảm thực vật, đa dạng thực vật thân
gỗ theo tổ thành loài, các chỉ số đa dạng sinh học.
- Đánh giá được một số tác động tiêu cực của người dân đến tài nguyên rừng ở
khu bảo tồn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển các loài thực vật thân gỗ.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Bổ sung những hiểu biết về đặc điểm cấu trúc, tái sinh của thảm thực vật thân
gỗ làm cơ sở khoa học cho các giải pháp lâm sinh phục hồi rừng tự nhiên ở khu vực
nghiên cứu. Thông qua nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc để đánh giá mức độ đa
dạng thực vật thân gỗ, trên cơ sở đó bảo tồn một số loài thực vật quý hiếm.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh để làm cơ sở
cho việc đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng tài nguyên rừng trên núi đá vôi
một cách hợp lý.

4


Phần 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Có thể coi, thuật ngữ "đa dạng sinh học" (Biodiversity hay biological
diversity) lần đầu tiên được Norse and McManus (1980) định nghĩa, bao hàm hai
khái niệm có liên quan với nhau là: đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di
truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái (số lượng các loài trong một quần xã

sinh vật).
Có lẽ do thế giới sự sống chủ yếu được xem xét ở khía cạnh các loài, nên
thuật ngữ ĐDSH thường được dùng như một từ đồng nghĩa của "đa dạng loài",
đặc biệt là "sự phong phú về loài", thuật ngữ dùng để chỉ số lượng loài trong một
vùng hoặc một nơi cư trú. ĐDSH toàn cầu thường được hiểu là số lượng các loài
thuộc các nhóm phân loài khác nhau trên toàn cầu. Ước tính đến thời điểm này
đã có khoảng 1,7 triệu loài đã được xác định; còn tổng số loài tồn tại trên trái đất
vào khoảng từ 5 triệu đến gần 100 triệu. Theo ước tính của công tác bảo tồn, có
khoảng 12,5 triệu loài trên trái đất. Nếu xét trên khái niệm số lượng loài đơn
thuần, thì sự sống trên trái đất chủ yếu bao gồm côn trùng và vi sinh vật. [43]
Đa dạng sinh học có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp phát triển
kinh tế xã hội, trong đời sống vật chất và tinh thần của con người, trong việc duy
trì các chu trình tuần hoàn tự nhiên và sự cân bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự
sống còn, thịnh vượng và bền vững của loài người cũng như của trái đất nói
chung. Thế nhưng con người đã và đang khai thác nguồn tài nguyên này một
cách quá mức, đặc biệt ở vùng nhiệt đới, dẫn tới sự suy thoái các hệ sinh thái làm
nghèo kiệt nguồn đa dạng sinh học, thậm chí hủy diệt nguồn tài nguyên quý giá
đó để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của mình.[4]
Cho đến thời điểm năm 1982, các nhà sinh vật đã biết được tất cả khoảng
1,4 triệu loài sinh vật, chưa đạt 5-10% tổng số các loài ước lượng có trong sinh
quyển (Parker 1982, trong A.Pitterle 1993). Như vậy là đại đa số các loài sinh vật
chưa được con người biết đến và đang có nguy cơ biến mất trước khi con người
biết đến vai trò của chúng đối với sự sống. Vùng có ĐDSH giàu nhất là vùng nhiệt
đới, trong khi đó thì rừng nhiệt đới (nơi sống chính của đại đa số sinh vật) đang bị
mất đi với tốc độ 11,3 triệu ha/năm (kéo theo từ 20-50% số loài có nguy cơ biến
mất). Các rừng rậm nhiệt đới có hơn một nửa số loài của thế giới, mặc dù chỉ
chiếm 7% diện tích đất liền của trái đất. Độ phong phú loài tương đối của quần xã
sinh vật rừng nhiệt đới thay đổi nhóm loài, và các kiến thức khoa học về độ phong
phú loài của một số bậc phân loại vẫn còn giới hạn. [43]


5


Thông tin đầy đủ nhất hiện có về rừng nhiệt đới là các thông tin về các
loài thực vật. Vùng tân nhiệt đới (trung và nam Mỹ) ước tính có khoảng 86.000
loài thực vật có mạch, vùng nhiệt đới và nửa khô hạn châu Phi có 30.000 loài,
vùng Madagascar có 8200 loài, vùng nhiệt đới châu Á bao gồm cả New Guinea
và vùng nhiệt đới Australia có khoảng 45.000 loài. Xét chung, vùng nhiệt đới
chiếm 2/3 con số ước tính 250.000 loài thực vật có mạch của thế giới. Theo số
liệu của Alwyn Gentry, Norman Myers ước tính rằng 2/3 số loài thực vật nhiệt
đới được tìm thấy ở các rừng nhiệt đới ẩm (các rừng rậm rụng lá và thường
xanh). Như vậy, khoảng 45% các loài thực vật mạch gỗ của thế giới được tìm
thấy trong các rừng rậm nhiệt đới. [43]
Trong tự nhiên mối quan hệ giữa các loài là vấn đề rất phức tạp, trong
rừng tự nhiên hỗn loài, sự đa dạng làm phong phú thêm về cơ cấu mạng lưới thức
ăn. Một số tác giả sau khi nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng, sự phong phú của
loài đã làm tăng tính ổn định về mặt sinh thái cho quần xã sinh vật sinh trưởng,
phát triển và lúc đó lượng sinh khối trên một đơn vị diện tích là tối đa. Trước
đây, khi nghiên cứu sự phong phú về loài, các nhà khoa học chỉ mới dừng lại ở
mức độ định tính, mô tả. Các nghiên cứu mới đây nhất đã sử dụng một số chỉ số
nhằm đánh giá mức độ phong phú đa dạng của tổ thành thực vật: Chỉ số
Simpson, Hàm số liên kết Shannon - Weaver (H'), chỉ số hợp lý.
Khu hệ thực vật là nhóm nhân tố tham gia vào quá trình phát sinh các kiểu
thảm thực vật. Trong thực tế có nhiều trường hợp, tuy điều kiện khí hậu và đất hoàn
toàn giống nhau nhưng lại xuất hiện những kiểu thảm thực vật khác nhau về tổ thành
loài cây. Giải thích điều này phải dựa vào nhóm nhân tố khu hệ thực vật. Theo quan
điểm địa lí thực vật thì khu hệ thực vật ở một vùng bao gồm các thành phần thực vật
bản địa đặc hữu (kể cả đặc hữu cổ và đặc hữu mới) và các thực vật ngoại lai từ các
luồng thực vật di cư từ nơi khác đến. Tuỳ theo điều kiện địa hình, hình thức phát tán
của thực vật (nhờ gió, nước v.v…) và khả năng thích nghi của thực vật mà tỉ lệ tham

gia của các loài thực vật ngoại lai vào khu hệ thực vật địa phương khác nhau. Sự
tham gia của các luồng thực vật di cư đã hình thành nên những kiểu thảm thực vật
có thành phần loài cây khác với các kiểu thảm thực vật khí hậu. Khu hệ thực vật
Việt Nam, ngoài thành phần bản địa đặc hữu còn có các thành phần di cư bao gồm
ba luồng thực vật di cư chính và một số nhân tố di cư khác.
- Luồng thực vật di cư từ Malaixia - Indônêxia: Đại diện cho luồng di cư này là
các loài cây thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) xuất phát từ trung tâm phát sinh ở
đảo Bocneo. Colani đã tìm thấy gỗ hoá thạch và dấu vết lá của rừng dầu ở lưu
vực sông Đa Hưng, miền nam Việt Nam. Điều này chứng tỏ những loài cây họ

6


Dầu đã di cư đến Việt Nam từ kỉ đệ tam. Những loài cây trong họ Dầu bao gồm
cả những loài cây thường xanh và một số loài cây rụng lá để thích nghi với
những vùng khô hạn, hình thành nên rừng thưa cây họ Dầu, điển hình là rừng
khộp ở Đắc Lắc, Gia Lai v.v…
- Luồng thực vật di cư từ vùng ôn đới theo độ vĩ (Vân Nam- Quí Châu) và vùng
đai ôn đới núi vừa thuộc dãy núi Himalaya: Luồng thực vật di cư này bao gồm
các loài cây lá kim của ngành phụ hạt trần (Gymnospermae) như Pinus merkusii,
Pinus kesiya, Keteleeria davidiana, Fokienia hodginsii, Libocedrus macrolepis,
Tsuga yunnanensis, Abies pindrow, Cryptomeria japonica v.v... Ngoài ra còn có
các loài cây lá rộng, rụng lá trong mùa đông thuộc họ Dẻ (Fagaceae), họ Hoa
(Betulaceae), họ Thích (Aceraceae), họ Ô liu (Oleaceae), họ Óc chó
(Juglandaceae), họ Đỗ quyên (Ericaceae), họ Chú nem (Vacciniaceae). Các loài
cây thuộc luồng di cư này thường xuất hiện chủ yếu ở vùng núi cao và núi vừa.
- Luồng thực vật di cư từ vùng khô hạn của Ấn Độ - Myanma: Đại diện cho
luồng di cư này là họ Bàng (Combretaceae) trong đó phần lớn các loài thuộc các
chi Terminalia, Anogeissus, Finetia, Combretum có đặc điểm rụng lá trong mùa
khô. Ngoài ra còn có những loài cây rụng lá như Tếch (Tectona grandis), Lõi thọ

(Gmelina arborea) trong họ Verbenaceae, Tung (Tetrameles nudiflora) trong họ
Datiscaceae, Săng lẻ hay Bằng lăng (Largerstroemia sp) trong họ Lythraceae,
Gạo (Cossampinus malabaricus) trong họ Bombacaceae v.v…Các loài thực vật
thuộc luồng di cư này di cư vào vùng núi cao ở Tây Bắc Việt Nam và dọc theo
dãy Trường Sơn đi đến các cao nguyên ở Tây Nguyên. Theo Thái Văn Trừng
(1978, 1999), ước lượng thành phần các nhân tố bản địa và ngoại lai trong khu hệ
thực vật Việt Nam như sau:
Nhân tố bản địa đặc hữu: (Khu hệ Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa) 50%
15%
Nhân tố di cư: Từ khu hệ thực vật Malaixia - Indonexia
Từ khu hệ thực vật Himalaya - Vân Nam - Quí Châu
10%
Từ khu hệ thực vật Ấn Độ - Myanma
14%
Các nhân tố khác:
Nhiệt đới khác
Ôn đới
Thế giới

7%
3%
1%

Tổng cộng
100%
(Không kể các loài cây nhập nội)
Thành phần khu hệ thực vật trên đây đã làm tăng tính đa dạng về loài và hệ sinh
thái cho thảm thực vật rừng Việt Nam [43]

7



Phân loại thảm thực vật rừng của Thái Văn Trừng được tiến hành trên quan
điểm sinh thái phát sinh quần thể, tức là sự hình thành những kiểu thảm thực vật,
những xã hợp thực vật dưới tác động của những nhóm nhân tố sinh thái trong hoàn
cảnh bên ngoài quần thể.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
2.2.1.1. Nghiên cứu về đa dạng sinh học
Trước nguy cơ mất ĐDSH một cách nhanh chóng trên phạm vi toàn thế
giới nhiều công trình nghiên cứu khoa học liên quan đã ra đời. Công ước
RAMSAR, Iran (1971), Công ước (CITES, 1972), Công ước Paris (1972), Công
ước bảo vệ các loài ĐVHD di cư, Born (1979), công ước ĐDSH (1992).
So sánh số loài cây gỗ có D1.3 >2,5cm trong một ô tiêu chuẩn có diện tích
0,1 ha thì ở vùng Địa Trung Hải (24 -136 loài) tương tự như trong rừng khô nhiệt
đới và rừng mưa bán thường xanh (41-125 loài); trong rừng mưa thường xanh
nhiệt đới số loài cao hơn nhiều (118-136 loài) (Mooney, 1992). Số loài bình quân
trong rừng ôn đới khoảng 21- 48 loài. Sự đa dạng về loài của rừng mưa nhiệt đới
được diễn đạt bằng công thức Shannon-Weaver (1971) như là một thông số so
sánh mật độ tham gia của mỗi loài với H = 6,0 (cực đại có thể 6,2 = 97%) lớn gấp
10 lần so với rừng lá rộng ôn đới (0,6). Thông số này giảm dần từ vùng nhiệt đới
đến hai cực và phụ thuộc vào các lục địa khác nhau. Theo lý thuyết ốc đảo của
Mac Arthur-Wilson (1971) thì số lượng loài tương tự bằng căn bậc bốn của diện
tích ốc đảo. (Công thức tính nhanh: diện tích tăng lên 10 lần có nghĩa là số loài
tăng lên gấp đôi). Ngược lại, diện tích bị thu hẹp lại có nghĩa là một số loài tương
ứng sẽ bị tiêu diệt hoặc phải đấu tranh để tồn tại (Wilson, 1992).
Danh sách các loài có tên trong sách đỏ ngày càng tăng lên, có nghĩa là
các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng ngày càng nhiều mà nguyên nhân không có gì
khác hơn là các hoạt động sống của con người. Khi so sánh các dạng sử dụng đất
khác nhau (chẳng hạn nông nghiệp, du lịch, giao thông, v.v...) thì lâm nghiệp

đứng hàng thứ 2 (sau nông nghiệp) như là nguyên nhân của việc suy giảm, trong
khi cách đây một phần tư thế kỷ (1981) còn xếp ở vị trí thứ 6 (sau nông nghiệp,
du lịch, khai thác vật liệu, đô thị hoá và thuỷ lợi) (Sukopp, 1981- dẫn theo
Pitterle, A. 1993).
Theo một đánh giá mới về rừng nhiệt đới ở Tây Nam Trung Quốc, diện
tích che phủ của rừng mưa nhiệt đới ở phía Nam Vân Nam đã giảm 67% trong
vòng 30 năm qua, chủ yếu là do việc thành lập các đồn điền cao su. Rừng mưa
nhiệt đới ở Nam Vân Nam là một kiểu rừng mưa nhiệt đới châu Á, thường có độ

8


cao so với mặt biển lên đến 1000m. Những khu rừng ở Nam Vân Nam đã đóng
góp hơn 3600 loài thực vật có hạt, chiếm 75% lượng phân bố ở vùng nhiệt đới
châu Á. Rừng mưa nhiệt đới khác với các kiểu rừng mưa trên đất thấp ở chỗ có
các cây rụng lá trong tầng tán, ít loài chồi lớn trên mặt đất và thực vật bì sinh,
nhưng rất phong phú các loại dây leo và các cây lá kim. Những khác biệt này là
do rừng mưa nhiệt đới bị ảnh hưởng bởi sự khô theo mùa và nền nhiệt độ tương
đối thấp so với khu vực cùng vĩ độ và cao độ tương ứng. Mặc dù có tầm quan
trọng sinh học như vậy nhưng độ che phủ của các khu rừng ở Nam Vân Nam vẫn
bị giảm từ 10,9% xuống còn 3,6% trong vòng 30 năm qua, do việc chuyển đổi
ruộng lúa tự cung tự cấp sang các đồn điền cao su của nhóm người Dai - nhóm
dân tộc có mối liên hệ gần với người Thái ở Thái Lan. [Theo ThienNhien.Net
ngày 20/3/2008]
2.2.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến thảm thực vật rừng trên núi đá vôi
Để góp phần xây dựng những nguyên lý, và đề cập đến nhiều biện pháp
kỹ thuật về kinh doanh rừng mưa nhiệt đới đã có nhiều tác giả nước ngoài như:
Richard (1960) với công trình Rừng mưa nhiệt đới; Catinot (1965) với công trình
Lâm sinh học nhiệt đới; G. Baur (1970) với tác phẩm Cơ sở sinh thái của kinh
doanh rừng mưa, Lampard (1989) với công trình Lâm sinh học nhiệt đới..., các

công trình nghiên cứu này đã chỉ ra rằng rừng nhiệt đới rất đa dạng phong phú về
thành phần loài. Sự đa dạng trong thành phần loài của thảm thực vật rừng phụ
thuộc vào quá trình tái sinh tự nhiên.
Viện Lâm nghiệp Quảng Tây và Quảng Đông (Trung Quốc) đã tiến hành
nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của một số loài cây trên núi đá vôi như: Tông dù,
Mắc rạc (Dầu choòng), Xoan nhừ, Lát hoa, Nghiến,... trong thời kỳ 1985-1998.
Những nghiên cứu đó đã được tổng kết sơ bộ sau nhiều hội thảo khoa học ở Học
viện Lâm nghiệp Bắc Kinh với sự tham gia của nhiều nhà khoa học lâm nghiệp đầu
ngành của nước này và những hướng dẫn tạm thời về kỹ thuật phục hồi rừng trên
núi đá vôi đã được xây dựng. Tuy nhiên, những nguyên lý về phục hồi và phát triển
rừng trên núi đá vôi chưa được tổng kết một cách có hệ thống nên việc áp dụng
những hướng dẫn này cho nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam còn khiêm tốn
và đang trong giai đoạn thử nghiệm. (Dẫn theo Bùi Thế Đồi, 2001)
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2.2.1. Các nghiên cứu liên quan đến ĐDSH
Theo ước tính gần đây nhất thì có đến 12 định nghĩa khác nhau về ĐDSH
(Gaston and Spicer, 1998). Tuy nhiên trong số này thì định nghĩa được sử dụng trong
Công ước đa dạng sinh học (1992) được coi là "toàn diện và đầy đủ nhất" xét về mặt

9


khái niệm. Trong thực tế thuật ngữ đa dạng sinh học được dùng lần đầu tiên vào năm
1988 và sau khi Công ước Đa dạng sinh học được ký kết (5/6/1992) thì nó đã được
dùng phổ biến hơn.
Trong Công ước về đa dạng sinh học, thuật ngữ đa dạng sinh học được dùng
để chỉ sự phong phú và đa dạng của giới sinh vật từ mọi nguồn trên trái đất, nó bao
gồm sự đa dạng trong cùng một loài, giữa các loài và sự đa dạng hệ sinh thái
(Gaston and Spicer, 1998). Như vậy đa dạng sinh học là toàn bộ các dạng sống trên
trái đất, bao gồm tất cả các nguồn tài nguyên di truyền, các loài, các hệ sinh thái và

các tổ hợp sinh thái. Đa dạng sinh học thường được thể hiện ở 3 cấp độ: đa dạng
trong loài (đa dạng di truyền), giữa các loài (đa dạng loài) và các hệ sinh thái (đa
dạng hệ sinh thái).
“Đa dạng sinh học là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn
trong hệ sinh thái trên cạn, ở biển và các hệ sinh thái dưới nước khác, và mọi tổ thợp
sinh thái mà chúng tạo nên; Đa dạng sinh học bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng
di truyền), giữa các loài và các hệ sinh thái” – Công ước đa dạng sinh học, 1992.
Việt Nam có khoảng 12.000 loài thực vật có mạch, trong đó đã định tên đuợc
khoảng 7.000 loài thực vật bậc cao, 800 loài rêu và 600 loài nấm. Tính đặc hữu của
hệ thực vật rất cao, có ít nhất là 40% số loài đặc hữu, không có họ thực vật đặc hữu,
nhưng có tới 3% số chi thực vật đặc hữu. Các khu vực: Hoàng Liên Sơn, Tây
Nguyên, Bắc và Trung Trường Sơn được coi là trung tâm các loài đặc hữu.[12]
Phan Kế Lộc (1998) đã kiểm kê và ghi nhận đến nay trong hệ thực vật Việt
Nam đã biết được 9.653 loài thực vật bậc cao có mạch mọc tự nhiên, thuộc 2.011
chi và 291 họ. Nếu kể cả khoảng 733 loài cây trồng đã được nhập nội thì tổng số
loài thực vật bậc cao có mạch biết được ở Việt Nam đã lên tới 10.386 loài, thuộc
2.257 chi và 305 họ, chiếm khoảng 4% tổng số loài, 15% tổng số chi và 57%
tổng số họ của toàn thế giới. Cũng do điều kiện khí hậu và địa hình đa dạng, đặc
thù nên hệ thực vật nước ta có thành phần loài khá phong phú mang cả yếu tố của
thực vật nhiệt đới ẩm Indonesia – Malaisia, yếu tố của thực vật nhiệt đới gió
mùa, thực vật ôn đới nam Trung Hoa và các yếu tố của thực vật Ấn Độ - Trung và Nam Tiểu
Á . [ Dẫn theo Ngô Xuân Hải, 2010].
Như chúng ta đã biết, tính đa dạng sinh học của một hệ sinh thái tiêu biểu
hay một vùng lãnh thổ nào đó đều được biểu hiện trong các phạm trù khác nhau.
Trước hết là sự đa dạng các taxon (ngành, lớp, họ, chi, loài…); sau đó là sự đa
dạng trong cấu trúc của hệ sinh thái, mối quan hệ tương hỗ giữa các quần hệ,
quần xã, tạo nên sự cân bằng sinh thái bền vững, tồn tại một cách tự nhiên; và
cuối cùng là vai trò của con người tác động vào sự đa dạng đó để duy trì, phát

10



triển, phá vỡ, huỷ hoại sự cân bằng đó. Việt Nam nằm ở Đông Nam bán đảo
Đông Dương có phần đất liền rộng khoảng 330.000 km2, với bờ biển dài khoảng
3.200km, phần nội thuỷ và lãnh hải gần với bờ biển rộng khoảng hơn 22.600km.
Ba phần tư diện tích của cả nước là đồi núi với đỉnh núi cao nhất là Phan Xi Păng
3.143 m ở phía Tây Bắc. Nơi đây các dãy núi cao được hình thành do sự kéo dài
của dãy núi Hymalaya. Mặc dù có những tổn thất quan trọng về diện tích rừng
trong một thời kỳ kéo dài nhiều thế kỷ nhưng hệ thực vật nước ta vô cùng phong
phú và đa dạng về chủng loại… Điều đặc biệt là hệ thực vật nước ta giàu những
loài cây gỗ, cây bụi, dây leo gỗ…và rất nhiều đại diện cổ tồn tại từ kỷ đệ tam.
Theo dự đoán của các nhà thực vật học (Takhtajan, Phạm Hoàng Hộ, Phan Kế
Lộc) số loài ít nhất sẽ lên đến 12.000 loài thực vật bậc cao, trong đó có khoảng
2.300 loài được sử dụng làm nguồn lương thực, thực phẩm, làm thuốc chữa bệnh,
thức ăn cho gia súc, lấy gỗ, lấy tinh dầu, dầu béo và nhiều loại nguyên liệu khác
(Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997), mặt khác hệ thực vật Việt Nam có mức độ đặc hữu
cao. Tuy rằng hệ thực vật Việt Nam không có các họ đặc hữu mà chỉ có các chi
đặc hữu chiếm khoảng 3% nhưng số loài đặc hữu chiếm đến khoảng 20%, tập
trung ở 4 khu vực chính: núi Hoàng Liên Sơn, Ngọc Linh, cao nguyên Lâm Viên
và khu vực rừng ẩm Bắc Trung Bộ. [43]
ĐDSH của Việt Nam là sự khác biệt của tất cả các dạng sống hiện hữu trên
mọi miền của đất nước. ĐDSH không tĩnh tại mà thường xuyên thay đổi, nó tăng lên
do sự biến đổi về gen và các quá trình tiến hóa và giảm bởi các quá trình như suy
thoái và mất sinh cảnh, suy giảm quần thể và tuyệt chủng. Năm 1992, Trung tâm
giám sát bảo tồn thế giới đã xác định Việt Nam là một trong 16 nước có tính ĐDSH
cao nhất trên thế giới. Việt Nam được công nhận là một trung tâm đặc hữu về loài, 3
vùng sinh thái trong hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu do WWF xác định và 6 trung
tâm đa dạng về thực vật do IUCN xác định. Toàn bộ đất nước Việt Nam nằm trong
điểm nóng Inđô-Bơ Ma do tổ chức bảo tồn quốc tế xác định, là một trong những
vùng sinh học bị đe dọa nhất và giàu có nhất trên trái đất. Độ che phủ của rừng Việt

Nam khoảng 37% với tổng diện tích tự nhiên là 12,3 triệu ha. Số loài thực vật ở cạn
ở Việt Nam vào khoảng 13.766 loài, chiếm khoảng 6,3% so với toàn cầu. [2]
Những nghiên cứu về nguy cơ suy giảm ĐDSH và các biện pháp bảo tồn
cũng đã được chú ý ngày càng nhiều ở Việt Nam. Trước năm 1975, ở cả hai miền
đã xây dựng được nhiều khu rừng cấm. Sau giải phóng 1975, nhà nước đã quan
tâm xây dựng các Khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn quốc gia để bảo vệ tính
ĐDSH. Số lượng các khu bảo tồn và vườn quốc gia đã tăng từ 49 khu năm 1975

11


lên 73 khu năm 1980 và năm 2005 đã lên tới 128 khu với tổng diện tích gần 2
triệu ha.
Hiện nay, đã có nhiều các công trình nghiên cứu liên quan đến bảo tồn
ĐDSH ở Việt Nam đã được tiến hành và công bố dưới các hình thức khác nhau,
sau đây chúng tôi chỉ điểm qua một vài công trình chủ yếu: Nguyễn Hoàng Nghĩa
(1997, 1999) đã đề cập rất chi tiết đến bảo tồn nguồn gen cây rừng; Nguyễn Nghĩa
Thìn (1997) với “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật” đã cung cấp các phương
pháp nghiên cứu đa dạng sinh vật và cách nhận biết nhanh các các họ thực vật hạt
kín ở Việt Nam; Hàng loạt các nghiên cứu, điều tra, đánh giá sự phong phú của tài
nguyên sinh vật phục vụ cho việc qui hoạch, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên
đã được tiến hành; Với sự giúp đỡ của các dự án quốc tế do các tổ chức như
IUCN, WWF, Bird Life, UNDP… nhiều nghiên cứu chuyên đề về ĐDSH cũng đã
được tiến hành ở các Vườn quốc gia; Nhiều luận án tiến sĩ cũng đã được hoàn
thành liên quan đến vấn đề nghiên cứu bảo tồn ĐDSH, Cao Thị Lý (2007) với luận
án: “Nghiên cứu bảo tồn ĐDSH: những vấn đề liên quan đến quản lý tổng hợp tài
nguyên rừng ở một số khu bảo tồn thiên nhiên vùng Tây Nguyên” đã đề cập đến
một hệ thống phương pháp tiếp cận kết hợp kỹ thuật với xã hội để nghiên cứu
giám sát trong quản lý, bảo tồn tài nguyên rừng và đã đề xuất hai giải pháp cụ thể
phục vụ quản lý tài nguyên rừng nhằm giải quyết hài hoà hai mục tiêu: sinh kế của

dân cư vùng đệm và quản lý bền vững tài nguyên bảo tồn. Ngô Tiến Dũng (2007)
với luận án: “Tính đa dạng thực vật của VQG Yok Đôn, tỉnh Đak Lak” đã mô tả sự
biến đổi thảm thực vật thông qua điều tra theo tuyến với 5 kiểu thảm, 21 ưu hợp và
4 kiểu trảng và hoàn thiện danh lục thực vật của VQG Yok Đôn với 129 họ, 478
chi, 858 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó tác giả đã bổ sung 21 họ, 188 chi
và 292 loài.
Về mặt địa sinh học, Việt Nam là giao điểm của các hệ động thực vật
thuộc vùng Ấn Độ - Miến Điện, Nam Trung Quốc và Inđônêxia – Malaysia.
Cùng với các yếu tố địa lý, địa hình, khí hậu thủy văn đã tạo cho nơi đây trở
thành một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học cao của thế giới (Bộ
Nông nghiệp và PTNT, 2002 – Báo cáo quốc gia về các khu bảo tồn và phát triển
kinh tế). ĐDSH có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì các chu trình tự
nhiên và cân bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống còn và thịnh vượng của loài
người và sự bền vững của thiên nhiên trên trái đất. Theo ước tính Việt Nam có
khoảng 15.000 loài thực vật có mạch. Hiện nay đã xác định tên được 11.373 loài
thực vật bậc cao, 793 loài rêu và hơn 600 loài nấm. Để bảo tồn tài nguyên thiên
nhiên, nhất là các vùng có tính ĐDSH cao, nơi phân bố các loài quý hiếm, Chính

12


phủ Việt Nam đã cho thành lập một hệ thống các Khu rừng đặc dụng bao gồm
Vườn quốc gia, Khu dự trữ thiên nhiên, Khu bảo tồn loài/sinh cảnh, Khu bảo vệ
cảnh quan được phân bố trên hầu khắp các vùng sinh thái, gồm 127 khu. Cần
phải hoàn thiện hệ thống chính sách, luật pháp, nâng cao ý thức và năng lực bảo
tồn, huy động được sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo tồn. (Dẫn theo
Nguyễn Duy Chuyên). [13]
Nguyễn Gia Lâm (2003), nghiên cứu về Đa dạng sinh học tài nguyên rừng
Bình Định cho biết hiện có khoảng 155 họ, 1.625 loài, trong đó thực vật hạt kín
hai lá mầm 113 họ, 1.162 loài; thực vật hạt kín 1 lá mầm 22 họ, 141 loài; ngành

hạt trần có 6 họ, 286 loài, quyết thực vật 14 họ, 36 loài, số loài thực vật làm
thuốc có 282 loài, cây có công dụng đặc biệt có 41 loài. Thực vật Bình Định
mang tính đặc trưng, có rất nhiều loài cây quý hiếm như Lát, Cà te, Giáng hương,
Gụ, Trắc, Thông tre. [20]
Vườn quốc gia Yok Đôn đặc trưng cho hệ sinh thái rừng khộp, kết quả điều
tra thống kê được 566 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 290 chi và 108 họ. Hệ
cây gỗ ở đây khá phong phú và đa dạng. Sự phân bố của các taxon trong ngành là
không đồng đều, trong đó ngành hạt kín có số loài nhiều nhất 559 loài chiếm 98,8%
và ít nhất là ngành hạt trần có 1 loài chiếm 0,1%. Tuy nhiên tác giả cũng so sánh với
hệ thực vật ở Pù Mát, Cúc Phương, Sa Pa thì thấy mức độ đa dạng của hệ cây gỗ
Yok Đôn thấp hơn. Điều đó cũng phù hợp với thực tế điều kiện khí hậu Yok Đôn
khô, không thích hợp. Hệ thống phân loại thảm thực vật Yok Đôn gồm: Kiểu rừng
kín thường xanh, kiểu rừng thưa nửa rụng lá, kiểu rừng thưa cây lá rộng rụng lá
(rừng khộp), phân quần xã này rất đặc trưng, độc đáo, bao trùm nhất Vườn quốc gia,
với chủ yếu cây họ dầu, cấu trúc đơn giản về tầng thứ, nghèo về thành phần loài,
mật độ cây thấp. [14]
Bằng phương pháp điều tra theo tuyến song song và phóng xạ, lập các ô tiêu
chuẩn, tính đa dạng thực vật Vườn quốc gia Cúc Phương, Nguyễn Bá Thụ đã đưa ra
số liệu tổng số loài thực vật bậc cao là 1.944 loài thuộc 912 chi, 219 họ, 86 bộ của 7
ngành thực vật, trong đó có 98 loài quý hiếm. So với tổng số loài thực vật bậc cao của
Việt Nam (11.374 loài kể cả ngành Rêu), số loài thực vật bậc cao của Cúc Phương
chiếm 17,27%. Tác giả cũng đã đưa ra được sự đa dạng về các quần xã thực vật của
hệ thực vật Cúc Phương, có 19 quần xã thực vật đã được phân loại, mô tả và lần đầu
tiên được thể hiện trên bản đồ. [34]
Kết quả nghiên cứu đa dạng thực vật thuộc dự án ICBG tại Cúc Phương đã
bổ sung thêm 119 loài thực vật mới cho Cúc Phương (so với danh lục năm 1997),
phát hiện được 2 chi thực vật mới cho Việt Nam là Nyctocalos thuộc họ Núc nác

13



(Bignoniacea) và chi Gardneria thuộc họ Mã tiền (Loganiaceae). Đặc biệt đã phát
hiện một chi mới và loài mới cho khoa học là Vietorchis aurea Averyanov thuộc họ
Lan (Orchidaceae). Phát hiện được 45 điểm đa dạng thực vật tại khu vực Cúc
Phương. [7]
Phân tích tổ thành thực vật Vườn quốc gia Ba Vì cho thấy: thành phần loài
ở đai cao Ba Vì khá phong phú, có nhiều chi và loài thuộc các họ thực vật phân
bố chủ yếu ở á nhiệt đới và ôn đới. Đã phát hiện có 417 loài, thuộc 323 chi, 136
họ thực vật bậc cao có mạch, trong đó ngành hạt kín chiếm chủ yếu với 377 loài.
Có một số loài quý hiếm như: Bách xanh (Calocedus macrolepis), Phỉ
(Cephalotaxus mannii), Thông tre (Podacapus neriifilius), Ba gạc (Rauwolfia
vertieilata), Sến mật (Madhuca pasquieri), Vàng tâm (Manglietia conifera),...
Trên vùng cao Ba Vì còn tồn tại hai kiểu chính: kiểu rừng kín thường xanh mưa
ẩm nhiệt đới núi thấp và kiểu rừng hỗn hợp cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới núi
thấp. Kiểu rừng thứ nhất chiếm phần lớn diện tích khu vực nghiên cứu, là một
phức hợp những loài ưu thế: Re vàng, Vàng tâm, Kháo lá to, Bản xe giả, Bời lời
Ba Vì, Trám trắng, Bạc tán, Dẻ đấu nứt, Vỏ mản, Tổ kén, Re lá bạc,... Kiểu rừng
thứ hai phân bố ở vị trí cao hơn và thể hiện qua sự hiện diện của một số loài cây
hạt trần và họ đỗ quyên, rừng không có loài ưu thế rõ rệt. [19].
Khi nghiên cứu về khả năng tái sinh phục hồi rừng vùng Đông Bắc Việt Nam,
Phạm Quốc Hùng (2005), cho biết trong vùng Đông Bắc, trạng thái rừng IIa có nhiều
dạng ưu hợp, tùy từng nơi sẽ có những loài hoặc nhóm loài ưu thế khác nhau, các loài
tiên phong ưa sáng chiếm tỷ lệ lớn trong tổ thành. Ở vùng có độ cao thấp, những loài
Dẻ, Thẩu tấu, Trám, Dung, Chẹo, Côm và Ba soi chiếm tỷ lệ cao trong lâm phần. Ở
nơi tương đối cao, từ 500-700 m, những loài có khả năng chịu lạnh chiếm ưu thế như:
Cáng lò, Vối thuốc, Chân chim và Lòng trứng. Trạng thái rừng IIb, bên cạnh những
loài tiên phong ưa sáng đến định cư còn có những loài nửa chịu bóng sẽ là chủ nhân
tương lai của bước diễn thế tiếp theo như Lim xanh, Trường, De, Trám và các loài Dẻ.
Một số loài chịu bóng dưới tán rừng cũng đã thấy xuất hiện trong lâm phần như Mạy
tèo, Trâm và Cọc rào. Và trạng thái rừng IIb ở xã Tuấn Đạo, Sơn Động, Bắc Giang có

28 loài cây gỗ thuộc 16 họ thực vật cùng sinh sống, trong đó, 2 loài ưu hợp là Lim
xanh và Trám đã chiếm 50% tổng số cá thể trong lâm phần. [18].
Đề tài do tác giả Trần Văn Con thực hiện nhằm xác định đặc điểm lâm
học của rừng thứ sinh nghèo làm cơ sở đề xuất các tiêu chí lâm học cho rừng
nghèo kiệt được cải tạo. Tác giả tiến hành nghiên cứu đối với rừng sản xuất là
rừng gỗ lá rộng thường xanh và nửa rụng lá qua việc xác định đặc điểm về tổ
thành loài; trữ lượng và chất lượng của rừng tái sinh nghèo; khả năng phục hồi

14


bằng quá trình tái sinh tự nhiên của rừng thứ sinh nghèo. Kết quả cho thấy, rừng
gỗ nghèo ở các vùng sinh thái khác nhau có sự khác nhau trong các chỉ tiêu lâm
học. Về đa dạng loài, sự khác nhau giữa các vùng sinh thái không lớn, biến thiên
từ 32-36 loài/ha. Vùng duyên hải miền Trung (DHMT) có số loài bình quân cao
nhất là 36. Mật độ cây ở tầng cao biến thiên từ 360 (BTB - Bắc Trung bộ) - 410
cây/ha (DHMT). Sự khác biệt rõ rệt nhất là ở chỉ tiêu trữ lượng rừng với biến
thiên từ 58 -82 m3/ha, theo thứ tự thấp dần của các vùng sinh thái như sau: TN
(Tây Nguyên)>ĐNB (Đông Nam Bộ) > BTB (Bắc Trung Bộ) > DHMT > TB
(Tây Bắc). Khả năng phục hồi rừng thể hiện qua số cây tái sinh mục đích và cây
mẹ gieo giống biến động rất lớn từ 58-82% trên tất cả các vùng. [11]
Như vậy có thể thấy nghiên cứu về đa dạng sinh học thực vật theo các taxon
đã được rất nhiều các tác giả tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau và đã
đưa ra được số liệu thống kê về thành phần loài thực vật ở các khu vực nghiên cứu.
Tuy nhiên, nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ ở trên núi đá vôi thì vẫn ít được
nghiên cứu, đặc biệt là ở trạng thái rừng trên núi đá vôi ở một khu bảo tồn thiên
nhiên mới được thành lập như Thần Sa – Phượng Hoàng.
2.2.2.2. Các nghiên cứu về thảm thực vật rừng trên núi đá vôi ở Việt Nam
Hệ sinh thái núi đá vôi Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ có nguồn gốc
phát sinh, phát triển trên nền đá mẹ là đá vôi, hình thành các kiểu thảm thực vật

thường xanh, lá rộng, lá kim hoặc hỗn giao lá rộng, lá kim cùng với hệ động vật
đặc thù mà không phải bất kỳ nơi nào cũng có. Với diện tích 1.147.000 ha, hệ
sinh thái núi đá vôi chiếm 6,1% tổng diện tích đất lâm nghiệp, nhưng trong đó
chỉ có 396.200 ha rừng, còn lại là núi đá vôi với cây bụi, hay hoàn toàn trơ trọc.
Mặc dù diện tích rừng của hệ sinh thái núi đá vôi chỉ chiếm 34,4% tổng diện tích
núi đá vôi, nhưng tại đây, thời gian qua các nhà khoa học đã phát hiện được
nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm, đặc hữu, trong đó đáng chú ý là có một
số là loài mới cho khoa học, đặc biệt còn có một chi mới. Hệ sinh thái núi đá vôi
không chỉ có đóng góp to lớn cho khoa học mà còn có những đóng góp đáng kể
về kinh tế. Một số loài cây gỗ quý như Nghiến (Burretidendron tonkinense),
Đinh (Markhamia stipulata), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Trai (Garcinia
fagraeoides), Pơ mu (Fokienia hodginsii), Kim giao núi đá (Nageia fleuryi)…
chỉ có trên núi đá vôi. Hệ sinh thái núi đá vôi còn là nơi có nhiều loài cây cảnh,
phần lớn thuộc họ Lan (Orchidaceae), trong đó, đáng chú ý nhất là chi Lan hài
(Paphiopedilum). [6]
Hệ thực vật vùng núi đá vôi mang tính chất pha trộn của nhiều luồng thực
vật nhưng đặc trưng cơ bản là luồng thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung

15


Hoa, đồng thời cũng chịu nhiều ảnh hưởng của các luồng thực vật khác. Thảm
thực vật trên núi đá vôi Việt Nam phân bố không liên tục tập trung ở vành đai
300m – 1200m so với mặt nước biển.
Hệ thống thảm thực vật núi đá vôi phân bố theo độ cao theo "Hệ sinh thái
rừng tự nhiên Việt Nam" - Cẩm nang ngành lâm nghiệp (2006) như sau: Rừng
núi đá vôi ở đai thấp dưới 700m và rừng núi đá vôi ở đai cao 700 - 1.000m.
Trần Ngũ Phương (1970) [24], khi đề cập đến rừng ở miền Bắc Việt Nam đã
xếp rừng trên núi đá vôi vào: (1) Đai rừng nhiệt đới mưa mùa với kiểu rừng nhiệt
đới lá rộng thường xanh núi đá vôi, kiểu này có 4 kiểu phụ thổ nhưỡng nguyên sinh

1-2 tầng cây gỗ, trong đó Nghiến là loài cây ưu thế; (2) Đai rừng á nhiệt đới mưa
mùa với kiểu rừng á nhiệt đới lá kim trên núi đá vôi, kiểu này có 3 kiểu phụ một
tầng, trong đó các loài Vân sam (Keteeleria calcarea), Hoàng đàn (Cupressus
terulus) và Kim giao (Podocarpus latiofolia) chiếm ưu thế.
Ngoài ra, Theo Nguyễn Bá Thụ (1995) [33], rừng trên núi đá vôi ở Cúc
Phương được xếp vào quần hệ phụ rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa cây lá
rộng trên đất thấp (dưới 500 m so với mặt nước biển) thoát nước phong hoá từ đá
vôi và quần hệ phụ này bao gồm 6 quần xã, trong đó các loài cây chính tham gia
gồm Chò đãi, Sấu, Nhội, Vàng anh, Chò nhai, Mạy tèo, Sâng, Dẻ gai, Re đá, Côm lá
lớn, Trường nhãn, Vải guốc, Mang cát, Hồng bì rừng và Ô rô.
Trần Ngũ Phương (1970) chỉ tiến hành phân loại rừng trên núi đá vôi ở trạng
thái nguyên sinh, nên ở kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh núi đá vôi Nghiến
(Burretidendron tonkinense), là loài cây luôn giữ vai trò ưu thế. Trong thực tế,
phần lớn các diện tích rừng trên núi đá vôi hiện nay đã bị tác động, số lượng tầng và
loài cây ưu thế ở các kiểu rừng này đã thay đổi.
Hệ thống phân loại rừng của UNESCO (1973) khá chi tiết và dễ dàng vận
dụng thích hợp cho việc phân loại thảm thực vật trong phạm vi một vùng khí hậu
như phân loại thảm thực vật cho một Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên.
Hệ thống phân loại thảm thực vật rừng của Thái Văn Trừng được xây dựng
trên cơ sở học thuyết về hệ sinh thái của Tansley A.P (1935) và học thuyết sinh địa
quần học của Sucasev (1957) theo nguyên lý "sinh thái phát sinh thảm thực vật". Do
vậy, lý luận của phân loại này hoàn toàn chặt chẽ và đáp ứng được thực tiễn, vì khả
năng áp dụng dễ dàng. Để xác định một kiểu rừng chính, theo Thái Văn Trừng, chỉ
cần dựa vào 4 tiêu chuẩn là dạng sống ưu thế, tàn che, hình thái sinh thái của lá và
trạng mùa của tán lá của tầng cây ưu thế sinh thái. Mặt khác, hệ thống phân loại của
Thái Văn Trừng có thể áp dụng cho tất cả các loại thảm thực vật dù đó là rừng
nguyên sinh hay rừng thứ sinh bị tác động, thậm chí là những khu rừng nhân tạo do

16



con người xây dựng. Vì vậy, chúng tôi đã sử dụng các tiêu chuẩn phân loại rừng của
Thái Văn Trừng để tiến hành xác định các kiểu phụ và các QXTV rừng ở khu vực
nghiên cứu của đề tài.
2.2.2.3. Các nghiên cứu liên quan đến ĐDSH trên núi đá vôi
Viện Điều tra - Quy hoạch rừng (1965) cùng với Viện sinh thái tài nguyên
sinh vật, Viện Dược liệu,... đã tiến hành nghiên cứu mức độ đa dạng sinh vật, công
tác quản lý bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng trên núi đá vôi ở Cao Bằng và một số
địa phương khác. (Dẫn theo Bùi Thế Đồi, 2001) [16]
Trong hai năm 1967 và 1968, Nguyễn Vạn Thường và đội 9 Lâm học - Viện
Điều tra Quy hoạch (Bộ Lâm nghiệp) thực hiện điều tra chuyên đề rừng núi đá vôi
tại một số khu vực thuộc tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Hoà Bình, Cao Bằng, Quảng
Ninh. Kết quả điều tra đã đưa ra nhận xét khái quát: sự biến đổi các đặc trưng lâm
học của các quần hệ rừng trên núi đá vôi miền Bắc Việt Nam có sự sai khác rõ rệt về
cấu trúc (ngay cả trong trạng thái rừng nguyên sinh) trên các dạng địa hình chủ yếu.
(Dẫn theo Bùi Thế Đồi, 2001) [16]
Báo cáo "Đặc điểm tự nhiên rừng núi đá vôi Na Hang, Tuyên Quang" đã đưa
ra số liệu về diện tích và trữ lượng tài nguyên rừng núi đá vôi đồng thời xác định các
đặc điểm chủ yếu của một số loài cây trên núi đá vôi như Nghiến, Trai, Tre trinh, Đao,
Báng,... và tình hình sâu bệnh hại trong vùng. Ngoài ra, báo cáo này còn đưa ra một số
nhận định về tái sinh của Nghiến, Trai lý...(Dẫn theo Bùi Thế Đồi, 2001) [16]
Hoàng Kim Ngũ (1990 -1998) đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh vật
học và khả năng gây trồng các loài cây như Nghiến, Mạy sao, Trai lý, Hoàng
đàn, Mắc rạc, Xoan nhừ, Mắc mật... trên núi đá vôi ở Hà Giang, Cao Bằng, Bắc
Kạn. Tác giả đã xác định được một số đặc điểm sinh thái và đề xuất kỹ thuật gây
trồng các loài cây này ở các địa phương trên. Từ năm 1999 tác giả tiến hành gây
trồng thử nghiệm các loài cây này trên đất đá vôi ở một số nơi khác ở Cao Bằng,
Bắc Kạn, Lạng Sơn và các tỉnh vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, do còn đang trong thời
gian thử nghiệm nên đây chỉ là những khẳng định ban đầu về khả năng thành
công của các mô hình phục hồi rừng, đặc biệt là các mô hình ở vùng Tây Bắc.

(Dẫn theo Bùi Thế Đồi, 2001) [16]
Tại Phúc Sen, Cao Bằng, người dân địa phương (chủ yếu là người Nùng
Inh) đã tiến hành trồng rừng trên đất đá vôi bằng loài Mắc rạc. Kết quả cho thấy,
khả năng thành rừng khi trồng loài cây này rất cao, góp phần che phủ những diện
tích đất trống và cung cấp chất đốt cho bà con. Đây được xem là những đóng góp
quan trọng cho việc nghiên cứu phục hồi rừng trên núi đá vôi. (Dẫn theo Bùi Thế
Đồi, 2001) [16]

17


Tài nguyên và ĐDSH trên núi đá vôi là một nguồn tài nguyên quý giá và
quan trọng đã tạo nên sự phong phú, đa dạng của các loài động thực vật cũng như
các hệ sinh thái rừng của Việt Nam. Theo số liệu thống kê tài nguyên rừng năm
2003 của Viện Điều tra quy hoạch rừng, diện tích rừng và đất rừng của Việt Nam
là 18.866.473 ha, diện tích núi đá là 1.012.625 ha, phần lớn diện tích trên là núi
đá vôi, chiếm gần 5,4% tổng diện tích đất lâm nghiệp cả nước. Kết quả điều tra
thành phần thực vật rừng trên núi đá tương đối phong phú. Thực vật phát triển đa
dạng về loài bao gồm các loài cây lá kim và các loài cây lá rộng. Vùng Lạng Sơn
có 104 họ với 365 loài, vùng Tuyên Quang – Hà Giang có 149 họ và 967 loài,
Vùng Tây Bắc – tây Thanh Hóa – Nghệ An có 149 họ với 1.049 loài, vùng
Trường Sơn Bắc có 575 loài của 129 họ. [15]
Đánh giá tính đa dạng thực vật trên núi đá vôi phía Đông bắc Khu bảo tồn
thiên nhiên Hữu Liên – Hữu Lũng – Lạng Sơn, Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự
đã điều tra trong diện tích khoảng 48 km2, và đã xác định được 554 loài, 334 chi,
124 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch là: Thông đất - Licopodiophyta, Cỏ
tháp bút - Equisetophyta, Dương xỉ - Polypodiophyta, Thông nghiệp (Hạt trần) Pinophyta (Gymnospermae), Mộc lan (Hạt kín) - Magnoliophyta
(Angiospermae). [32]
Khi nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng trên núi đá vôi tại ba địa phương ở
miền Bắc Việt Nam tác giả Bùi Thế Đồi (2001) cho rằng: Trong tất cả các quần

xã thực vật rừng nghiên cứu ở ba địa phương, chỉ có <10 loài cây tham gia trong
công thức tổ thành, cao nhất ở Tân Hoá - Quảng Bình và thấp nhất là ở Tự Do –
Cao Bằng. Các loài cây chính tham gia trong các QXTV rừng ở các địa phương
khác nhau. Tầng cây gỗ của các QXTV rừng ở Tân Hoá – Quảng Bình có chỉ số
đa dạng lớn hơn so với ở Đa Phúc – Hòa Bình và Tự Do – Cao Bằng. Trong đó ở
Tự Do (Cao Bằng) thì Nghiến chiếm tỷ lệ tổ thành trên 20%. [16]
Năm 2005, tổ chức WWF đã tiến hành điều tra khảo sát về đa dạng thực
vật tại những khu rừng ở Trung Trường Sơn, đã tiến hành quan sát và mô tả các
kiểu thảm thực vật chính và hệ thực vật dựa vào bộ 3.550 mẫu vật thuộc 1.517 số
hiệu đã thu thập và dựa vào sự nghiên cứu thực vật ở các ô tiêu chuẩn, bao gồm
các ô của các loài cây gỗ và cây không phải gỗ. Trong quá trình khảo sát đã ghi
nhận được 869 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 489 chi và 131 họ. Trong số
này có 64 loài đặc hữu địa phương, đặc hữu và gần đặc hữu, 15 loài có thể mới
cho khoa học, và một số chi và loài ghi nhận mới cho hệ thực vật Việt Nam. Hệ
thực vật của tất cả các điểm nghiên cứu là điển hình cho hệ thực vật ở đất thấp
của tiểu vùng địa lý thực vật Trung Trường Sơn. Các loài thuộc yếu tố tại chỗ

18


(bản địa), yếu tố thường có sự phân bố hẹp, tạo thành phần lõi chủ yếu (ít nhất
60%) của hệ thực vật ở thảm thực vật nguyên sinh. Kết quả nghiên cứu các ô cho
thấy ít nhất 80% số loài cây gỗ trong tất cả các ô của vùng nghiên cứu, từ rừng
nguyên sinh chưa bị tác động đến bị khai thác nặng giống nhau và chỉ gồm các
yếu tố tại chỗ. Đó là các loài cây gỗ thường xanh lá rộng: Hopea pierrei,
Parashorea stellata, Canarium spp., Sindora tonkinensis, Palaquium spp.,
Artocarpus spp., Pometia pinnata, Paviaesia anamense,... [36]
2.2.2.4. Các nghiên cứu về đa dạng thực vật ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa Phượng Hoàng, Thái Nguyên.
Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng huyện Võ Nhai (Thái
Nguyên) là khu rừng đặc dụng, diện tích rừng tự nhiên là 11.220ha, nằm chủ yếu

trên địa bàn hai xã Thần Sa, Phú Thượng và một phần ở địa bàn thị trấn Đình Cả,
có mục đích bảo tồn các hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi và bảo tồn các nguồn
gen động thực vật, đặc biệt các loài quý hiếm và đặc hữu, bảo tồn khu di tích lịch
sử và danh thắng Thần Sa – Phượng Hoàng. Trong 5 năm (1999-2004), ban quản
lý dự án đã thực hiện giao khoán bảo vệ rừng 3.299 ha, giao khoán khoanh nuôi
rừng 4.655 ha và giao khoán khoanh nuôi có trồng bổ sung 100 ha. Những diện
tích trên đã được bảo vệ tương đối nghiêm ngặt, hạn chế đến mức thấp nhất tình
trạng khai thác trái phép trên rừng núi đá. Ngoài ra còn triển khai thực hiện mô
hình thử nghiệm khoanh nuôi phục hồi rừng và trồng rừng trên núi đá vôi với
diện tích 8 ha khoanh nuôi và 6 ha trồng mới. [29]
Rừng trên núi đá vôi bao trùm phần lớn diện tích của Khu bảo tồn thiên
nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng. Ở đây có nhiều hang động là nơi cư trú, sinh sống
của các loài thú và ưu thế là các loài cây Nghiến, Trai, Đinh, Chò chỉ, Mạy tèo, Ô
rô,... nổi bật là ưu hợp Nghiến + Ô rô. Đặc biệt có loài Chò xanh sống thành quần
thể ở độ cao 300-500m. Rừng nhiệt đới trên núi đất ở độ cao dưới 700m: Hệ sinh
thái này phân bố rải rác trong khu vực nghiên cứu, thảm thực vật ở đây chủ yếu là
rừng phục hồi. Trong Khu bảo tồn có 4 hệ sinh thái rừng khác nhau với 4 kiểu
thảm thực vật chính và 6 kiểu phụ. Chúng mang những nét đặc trưng cho hệ sinh
thái và thảm thực vật vùng núi đá phía Bắc nước ta. Đây là hệ sinh thái hết sức
mỏng manh, kém bền vững. Một khi hệ sinh thái rừng trên núi đá bị phá hủy thì rất
khó phục hồi nguyên trạng. Vì vậy, bảo vệ được hệ sinh thái rừng núi đá có ý
nghĩa rất lớn.
Năm 2008, Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Tây Bắc Bộ đã lập danh
mục các loài thực vật ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng bao
gồm 5 ngành, 191 họ, 1.635 loài thuộc 817chi. Trong tổng số 191 họ ở khu vực

19


nghiên cứu có 55 họ chỉ có 1 loài, 42 họ có 2 – 3 loài. 53 họ có 4 – 9 loài, 25 họ

có 10 – 19 loài, 17 họ có 20 loài. [30]
Hiện tại, một số loài thực vật quý hiếm trong khu vực đang bị suy giảm về
số lượng cá thể nghiêm trọng và đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt. Đó là các
loài: Nghiến gân ba, Sến mật, Táu mật,... Đặc biệt loài Lan hài Việt Nam coi như
đã bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên. Qua đó thấy rằng, tài nguyên thực vật rừng
đang ngày càng nghèo cả về số lượng và chất lượng. [30]
Theo Ngô Xuân Hải và cs (2010), thành phần thực vật Thần Sa có 1.086
loài, thuộc 645 chi và 160 họ ở 5 ngành thực vật khác nhau. Trong đó có 44 loài
có tên trong sách đỏ Việt Nam và có 22 loài có tên trong Nghị định 32/2006/NĐCP. Số loài thực vật rừng ở đây diễn biến theo chiều hướng giảm về số lượng và
chất lượng, đặc biệt một số cá thể quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt
chủng như: Nghiến, Song mật, Táu,...Khu bảo tồn có tính đa dạng thực vật cao,
cần được quản lý và bảo tồn. [17]
Những kết quả vừa nêu mới chỉ là số liệu bước đầu, cần phải có những
nghiên cứu sâu hơn để làm cơ sở cho công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học
đặc biệt là ở khu vực rừng trên núi đá vôi.
2.2.3. Thảo luận và xác định vấn đề nghiên cứu của đề tài
Số lượng các công trình công bố liên quan đến ĐDSH cả trên thế giới và ở
Việt Nam ngày càng gia tăng đã chứng tỏ tầm quan trọng của vấn đề bảo tồn
ĐDSH đối với sự tiến hoá và sự phát triển bền vững của xã hội loài người. Bảo
tồn ĐDSH liên quan mật thiết đến việc sử dụng và quản lý tài nguyên rừng, đặc
biệt là các hệ sinh thái rừng nhiệt đới, nơi được coi là trung tâm ĐDSH của thế
giới. Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ rừng nhiệt đới cũng đồng nghĩa với sự hy sinh về
sinh kế của nhiều cộng đồng cư dân nghèo trong các nước đang phát triển ở vùng
nhiệt đới mà cuộc sống của họ phụ thuộc chủ yếu vào nguồn tài nguyên rừng. Do
đó, tiếp cận bảo tồn ĐDSH phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề xã hội - nhân văn
nhằm gắn kết bảo tồn với phát triển bền vững. Trên phạm vi toàn cầu, đây là
trách nhiệm của các nước phát triển.
Ở Việt Nam, bảo tồn ĐDSH đã được hoạch định một cách toàn diện, có kế
hoạch hành động gắn với việc gia nhập các Công ước quốc tế. Tuy nhiên cần
phải quan tâm nhiều hơn đến việc giải quyết vấn đề sinh kế cho các cộng đồng

người dân bản địa sống trong và gần rừng. Trong hệ thống các Vườn quốc gia,
việc qui hoạch và phát triển kinh tế xã hội vùng đệm để ổn định đời sống người
dân là hết sức quan trọng.

20


Để xây dựng các biện pháp quản lý tài nguyên rừng phù hợp và gắn kết
được mục tiêu bảo tồn với phát triển kinh tế - xã hội bền vững, các kiến thức về
đa dạng hệ thực vật, về cấu trúc, động thái và khả năng phát triển tự nhiên của
các loài là hết sức quan trọng. Các nghiên cứu liên quan đến việc đánh giá sự đa
dạng của hệ thực vật ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa đã thu được một số kết
quả nhất định. Bước đầu đã lập được danh mục các loài thực vật, trong đó xác
định khu bảo tồn thiên nhiên là quan trọng nhất của các loài thực vật thuộc ngành
hạt kín, tập trung tới 92% số loài, trong đó có một số loài phân bố hẹp, là những
đối tượng quí hiếm được ghi nhận trong sách đỏ Việt Nam có nguy cơ tuyệt
chủng; cần có những nghiên cứu sâu về khu phân bố, đặc trưng cấu trúc quần xã.
Các tác giả cũng đã khuyến nghị cần có các nghiên cứu sâu hơn để khẳng định
tình trạng của tất cả các loài đã được ghi nhận tại Thần Sa - Phượng Hoàng và
đồng thời đánh giá được khả năng tái sinh của các loài quan trọng. Đa dạng thực
vật là một lĩnh vực nghiên cứu rất rộng, các điều tra, đánh giá đã có ở Khu bảo
tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng mới tập trung đánh giá đa dạng về
taxon, tức là thống kê sự đa dạng về ngành thực vật, số chi, số họ và số loài; và
việc thống kê này mới chỉ mang tính chất tổng quát, chưa mang ý nghĩa bảo tồn
cao. Và những nghiên cứu đề cập đến các chỉ số đa dạng loài và khả năng tái sinh
của các loài có ý nghĩa bảo tồn trong các quần xã thì lại ít được đề cập. Trong
khuôn khổ của một đề tài cấp bộ với thời gian và nguồn lực có hạn, chúng tôi
muốn góp một phần nhỏ để bổ sung vào kho tàng kiến thức về đa dạng hệ thực
vật rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa bằng một nghiên cứu trường hợp cụ
thể, đó là: nghiên cứu tính đa dạng các loài cây gỗ ở trạng thái rừng trên núi đá

vôi ở Khu bảo tồn để đánh giá tính đa dạng sinh học của chúng.
2.3. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1. Vị trí địa lý
Khu bảo tồn Thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng thuộc địa giới hành
chính huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái Nguyên khoảng 40km về phía Bắc,
có toạ độ địa lý là:
105051’05’’ đến 106008’38’’ kinh độ Đông
21045’12’’ đến 21056’30’’ vĩ độ Bắc.
Về ranh giới:
• Phía Bắc giáp huyện Na Rì, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
• Phía Đông giáp huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
• Phía Tây giáp huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
21


• Phía Nam giáp với huyện Võ Nhai và tỉnh Thái Nguyên.
Phạm vi quy hoạch Khu bảo tồn nằm trong địa giới hành chính bao gồm
một phần diện tích của của 6 xã và một thị trấn thuộc huyện Võ Nhai gồm: Thị
trấn Đình Cả, xã Phú Thượng, xã Sảng Mộc, xã Thần Sa, xã Thượng Nung, xã
Nghinh Tường, xã Vũ Chấn. Với tổng diện tích đất quy hoạch vùng lõi khu rừng
đặc dụng là 18.858,9 ha.
2.3.1.2. Địa hình
Nhìn chung, địa hình Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng bị
chia cắt khá mạnh, do lịch sử kiến tạo địa chất và tạo sơn hình thành. Chúng có
đặc điểm chung là: núi đá có dốc lớn, bị chia cắt sâu. Có 3 kiểu địa hình chính
như sau:
+ Nhóm kiểu địa hình đồi núi thấp: Nhóm này chiếm điện tích khá lớn, có
độ cao dưới 800 m, là nơi hoạt động sản xuất lâm nghiệp vùng đệm của Khu bảo
tồn.

+ Kiểu địa hình núi đá vôi: Nhóm này chiếm hầu hết diện tích của Khu
bảo tồn, chúng có kiểu kiến trúc dễ nhận biết, độ cao trung bình trên 800 m.
+ Nhóm kiểu địa hình trũng nằm xen kẽ giữa núi đá vôi và núi đồi đất:
Nhóm này có địa hình thấp, bằng phằng, ở giữa những dãy núi thường xuất hiện
những con sông, suối và những cánh đồng lúa hoặc hoa màu của dân chúng thuộc
vùng đệm Khu bảo tồn.
2.3.1.3. Khí hậu
Khí hậu nóng ẩm, mưa mùa, khá lạnh về mùa đông, mặt khác do ảnh hưởng
bởi hoàn cảnh địa lý, địa hình của dãy núi Bắc Sơn (bắt nguồn từ Bắc Sơn đến Võ
Nhai, Đồng Hỷ) tạo ra kiểu khí hậu đặc sắc, khắc nghiệt hơn so với các vùng khác
trong tỉnh, nóng nhiều về mùa hè, lạnh hơn và thường có sương muối vào mùa
đông.
Một năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9; mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ không khí trung bình năm 22,30C; nhiệt độ không khí tối thấp
trung bình năm 19,30C, nhiệt độ không khí tối cao trung bình năm 26,90C.
Lượng mưa trung bình năm từ 1.400 mm đến 1.600 mm.
2.3.1.4. Thuỷ văn
Đặc điểm nổi bật của hệ thống thuỷ văn trong Khu bảo tồn thiên nhiên là:
Mật độ dòng chảy bề mặt thấp do điều kiện địa hình núi đá vôi, nhiều hang động
Các-xtơ và suối ngầm.

22


Dòng chảy tương đối hẹp, độ dốc dòng chảy tương đối lớn. Có suối ngầm,
có sự xuất hiện đột ngột dòng chảy trên bè mặt tạo nên cảnh quan đẹp trong khu
bảo tồn thiên nhiên.
Lượng nước chảy thường xuyên quanh năm. Tuy mưa mùa, tập trung song
hầu như chưa xảy ra lũ ống, lũ quét, gây hậu quả lớn cho sản xuất và đời sống

cho nhân dân.
Điều kiện khí hậu cùng với đặc điểm địa hình địa mạo tạo nên những vùng
có tài nguyên động, thực vật rừng phong phú, đặc hữu và quý hiếm.
2.3.1.5. Địa chất, thổ nhưỡng
Qua điều tra, đất đai tại khu bảo tồn gồm 2 loại chính:
- Nhóm đất màu nâu đỏ (feranit) trên núi đá vôi và những nơi dốc tụ chân núi đá:
Loại đất này thường nằm kẹp giữa những dãy núi đá vôi, trên đất thường xuyên
xuất hiện nhiều đá lộ đầu, nhưng đất có độ phì cao nên thường bị đồng bào phát
nương làm rẫy. Đất có thành phần cơ giới nặng, hơi chua (Ph=5,5-6,5), tầng B
phát triển mạnh và có mầu đỏ tươi rất dễ nhận biết. Trên những đất này đồng bào
thường trồng ngô và các cây họ đậu các loại. Đối với các cây ăn quả như: Mơ,
Quýt, Cam, Na, Vải, Nhãn sinh trưởng tốt, cho sản lượng quả cao trên loại đất
này.
Xen kẽ loại đất đỏ có loại đất xám trên đá vôi với diện tích không lớn,
nhưng độ phì cao hơn, hàm lượng mùn và tầng mùn lớn hơn, kết cấu đất đa phần
là hạt, trên loại đất này đồng bào thường trồng ngô, khoai sọ, cây trồng sinh
trưởng rất tốt.
- Loại đất đỏ vàng hoặc vàng xám trên phiến thạch sét và đá biến chất:
Đây là loại đất chiếm diện tích khá lớn, nó được phân bố ở các thôn: Mỏ
Gà, Cao Lầm, Cao Biền (xã Phú Thượng), thôn Hạ Sơn Tày, Hạ Sơn Dao (xã
Thần Sa). Tầng đất của nó từ mỏng đến trung bình và dày. Phân bố chủ yếu ở các
vùng đồi núi đất có độ cao dưới 300 - 600m, loại đất này có thành phần cơ giới
biến động khá mạnh nằm trong giới hạn từ cát pha đến thịt nặng nói chung, trên
các loại đá biến chất có thành phần cơ giới nhẹ hơn so với trên đá phiến thạch
sét, đất thuộc loại chua, kết cấu kém hơn loại đất trên. Trong khu vực điều tra có
độ cao trên 600-700m vùng núi đất cũng xuất hiện loại đất này, nhưng loại đất
này ở vùng cao, còn rừng già nên có lượng mùn nhiều hơn, tầng A1 phát triển
hơn và mầu sẫm hơn, tầng B có hàm lượng mùn khá lớn, có nơi có cả tầng AB.
Độ dày tầng đất thuộc loại trung bình, nhiều nơi có đá lẫn với hàm lượng khá
lớn, đất thuộc loại chua.


23


Trên loại đất này thường thấy còn có rừng che phủ hoặc rừng non đang
phục hồi sau nương rẫy, có ít rừng trồng, xen vào đó có cả đồi trọc do rừng và
đất rừng bị thoái hoá sau nương rẫy.
2.3.1.6. Rừng và thực vật rừng
Thảm thực vật rừng:
Theo quan điểm sinh thái phát sinh quần thể và hệ thống phân loại thảm
thực vật Việt Nam của tiến sỹ Thái Văn Trừng, thảm thực vật trong khu bảo tồn
do có độ cao thấp nên hầu hết các kiểu rừng đều thuộc rừng mưa nhiệt đới ẩm núi
thấp.
Hệ thực vật rừng:
Thành phần loài và tính đa dạng của hệ thực vật:
Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng là nơi giao thoa của
nhiều luồng thực vật khác nhau, kết hợp điều kiện khí hậu và địa hình của khu
vực đã tạo nên tính đa dạng, phong phú về thành phần loài thực vật ở đây. Theo
số liệu tham khảo, kế thừa của Khu bảo tồn thì thành phần thực vật trong khu bảo
tồn được tổng hợp trong bảng dưới đây:
Bảng 2.1. Thành phần thực vật trong KBTTN Thần Sa - Phượng Hoàng
Ngành

Số họ

Số chi

Số loài

160


645

1.096

Ngành Thạch Tùng

2

4

9

Ngành Mộc Tặc

1

1

1

Ngành Thuỷ Long Cốt

15

31

65

Ngành hạt trần


2

2

3

Ngành hạt kín

140

607

1.008

Lớp hai lá mầm

121

511

854

Lớp một lá mầm

19

96

164


Tổng cộng

Cây có hạt

(Nguồn: Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, 2008)
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ được tổng hợp ở bảng trên, thành phần
thực vật ở khu bảo tồn lên tới 1.096 loài, 645 chi, 160 họ ở 5 ngành thực vật khác
nhau. Các loài cây điển hình trong khu vực là: Nghiến gân ba, Trai lý, Trai đại
bao, Đẻn, Thị đá, Táo sạn nam bộ, Ô rô...

24


Số họ có số lượng loài từ trung bình trở lên là 50 họ. Trong khi đó số họ có
số loài đạt mức dưới trung bình là 110 họ, chiếm 68,7% tổng số họ thực vật. Đặc
biệt, số họ có 1 loài lên tới 33 họ đã chứng tỏ tính đa dạng về họ thực vật ở khu vực
này. Dùng cách đánh giá của tác giả Tolmachop A.L (1974) cũng đã khẳng định
điều đó. Theo Tolmachop A.L: Khu hệ thực vật có 10 họ có số loài nhiều nhất
chiếm tỷ lệ < 50% tổng số loài được đánh giá là đa dạng về họ, còn trên 50% là
không đa dạng về họ.
Khu hệ động vật
Bảng 2.2. Thành phần ĐV có xương sống KBTTN Thần Sa - Phượng Hoàng
TT

Số lớp

Số bộ

Số họ


Số loài

1

Thú – Mammalia

8

25

56

2

Chim – Aves

15

43

117

3

Bò sát – Reptilia

2

9


28

4

Lưỡng cư – Amphibia

1

3

11

5

Cá – Piset

4

13

83

Cộng

30

93

295


(Nguồn: Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, 2008)
Hệ động vật trong khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng thuộc
khu hệ động vật vùng Đông Bắc Việt Nam. Đây là hệ động vật đặc trưng cho hệ
sinh thái rừng trên núi đá vôi. Đa số các loài động vật ở đây có ưu thế là thích
nghi với điều kiện địa hình hiểm trở, có khả năng vận động kiếm ăn tốt nơi địa
hình phức tạp. Tổng số loài động vật thống kê được 295 loài trong 93 họ, 30 bộ,
5 lớp Động vật có xương sống cho Khu bảo tồn thiên nhiên này.
2.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.3.2.1. Dân tộc
Trong khu vực có 6 dân tộc chính sinh sống là Tày, Dao, Nùng, Kinh,
H'Mông, Cao Lan. Dân tộc Tày có số dân đông nhất (với 8.720 người, chiếm
42,4 %), sau đó đến dân tộc Dao (4.816 người, chiếm 23,4%) và ít nhất là dân tộc
Cao Lan có 21 người chỉ chiếm 0,1%. Nhìn chung mỗi dân tộc có những nét văn
hóa, phong tục tập quán sinh hoạt khác nhau, tập quán canh tác khác nhau.
Nhưng nhìn chung các dân tộc trên đều có tập quán canh tác lạc hậu, có đời sống
còn phụ thuộc vào tài nguyên rừng, đây chính là vấn đề khó khăn trong việc quản
lý và bảo vệ rừng ở nơi đây.

25


×