Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số giải pháp đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.6 KB, 23 trang )

1. Mở đầu
- Lý do chọn đề tài:
Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản toàn
diện giáo dục : “ Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới
những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục
tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện đảm bảo thực hiện,
đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản
trị của cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội
và bản thân người học, đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Trong quá trình
đổi mới cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới,
tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh
những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm
nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp đồng bộ,
khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp”.
Trong đó phát triển đội ngũ nhà giáo và CB quản lý giáo dục sẽ tạo nên sự
chuyển biến về chất lượng GD, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ
CNHHĐH, phát triển đội ngũ nhà giáo và CB quản lý không chỉ là trách nhiệm
của đảng, nhà nước mà còn là trách nhiệm của các nhà lãnh đạo và quản lý tại
các cơ sở GD, nâng cao chất lượng đội ngũ đóng vai trò trọng tâm, việc đổi mới
sinh hoạt chuyên môn tại các nhà trường là nội dung cốt lõi, nâng cao tay nghề
kỹ năng sư phạm nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ toàn diện. Đối với mỗi
nhà trường MN để có kết quả cao trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục
đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý, mỗi giáo viên, nhân viên phải biết vận động, tự học
và sáng tạo để chuyển đổi mình theo hướng tích cực phù hợp với tình hình phát
triển hiện nay. Tuy nhiên một thực trạng các nhà trường MN hiện nay nói chung
và Trường MN Đông Hải nói riêng cho thấy chất lượng sinh hoạt chuyên môn
còn nhiều hạn chế, chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn chưa cao, còn
mang tính hình thức, hành chính, chưa thực sự đi vào chiều sâu chuyên môn.
1



Năm học 2015 – 2016 với mục tiêu: “ Đổi mới công tác quản lý nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện”. Trường mầm non Đông Hải đã đổi mới công tác
quản lý sinh hoạt chuyên môn nhằm giúp giáo viên trong nhà trường có đủ điều
kiện tự học tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Để việc sinh hoạt chuyên môn
trong nhà trường đi đúng hướng nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn, góp
phần nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý và nâng cao năng lực dạy
học cho giáo viên nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả
giáo dục toàn diện.
Công tác chuyên môn là hoạt động quan trọng chủ yếu quyết định sự tồn
tại và phát triển của nhà trường. Một nhà trường chỉ có thể thay đổi bằng
chính nội lực của mình. Động lực quan trọng để giúp nhà trường phát triển
chính là mối quan hệ, giúp đỡ lần nhau trong khối đại đoàn kết và sự nổ lực
vươn lên của mỗi cá nhân. Sinh hoạt chuyên môn mới thực sự là một hoạt
động nhằm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo
viên góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy và thực
hiện nhiệm vụ năm học. Những biện pháp khả thi có thể vận dụng vào quá
trình thực tiễn, từ đó nâng cao trình độ nghiệp vụ của giáo viên góp phần bồi
dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
Với lý do trên mà tôi đã chọn đề tài : “Một số giải pháp đổi mới sinh hoạt
chuyên môn”.
- Mục đích nghiên cứu:
Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động được thể hiện thường xuyên theo định kỳ
nhằm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên theo
chuẩn nghề nghiệp thông qua việc dự giờ, góp phần tháo gỡ những khó khăn
trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên
môn là những vấn đề về thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh,
thực hiện các văn bản chỉ đạo, thực thi nhiệm vụ năm học và các yêu cầu mang
tính thực tiễn được mang ra thảo luận, phân tích dưới nhiều góc độ và rút ra
2



những kết luận sư phạm, những biện pháp khả thi có thể vận dụng vào thực tiễn,
từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Sinh hoạt chuyên
môn nhằm góp phần bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên
mầm non. Mục đích của sinh hoạt chuyên môn là nhằm xây dựng mối quan hệ,
giúp đỡ đồng nghiệp.
Sự đổi mới căn bản của sinh hoạt chuyên môn chính là lấy trẻ làm trung tâm,
khi quan sát, đánh giá giáo viên tổ chức các hoạt động cho trẻ cần tập trung quan
sát để phân tích các hoạt động học tập của trẻ, xem trẻ hứng thú tham gia hoạt
động như thế nào, có điều gì chưa phát huy được tính tích cực của trẻ …, từ đó
điều chỉnh phương pháp dạy - học, xây dựng môi trường thân thiện, tích cực,
bảo đảm phát huy được tính tích cực của trẻ.
Với việc đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn không chỉ bảo đảm cho tất cả
trẻ có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập, giáo viên có thể quan tâm
đến khả năng học tập của từng trẻ còn tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao
năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong
việc áp dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học thông qua việc dự giờ,
trao đổi, thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm từ đó nâng cao chất lượng dạy và
học của nhà trường.
Vậy thực chất của việc sinh hoạt chuyên môn là gì? Đó chính là những vấn
đề xoay quanh câu hỏi “Làm thế nào để nâng cao hiệu quả giờ dạy, chất lượng
học tập của học sinh”
- Đối tượng nghiên cứu
+ Việc giảng dạy của giáo viên (Sự tiến bộ trong: Kỹ năng soạn bài. Kỹ năng
quản lý trẻ. Tổ chức hoạt động giáo dục. Tổ chức hoạt động vui chơi. Tổ chức
hoạt động chăm sóc. Kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi. Tạo môi trường hoạt động.
Phối kết hợp với cha mẹ trẻ).
+ Chất lượng học tập của học sinh (Kết quả phát triển trí tuệ. Kết quả chăm
sóc nuôi dưỡng)
3



- Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
+ Phương pháp thu thập thông tin
+ Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến:
- Đổi mới sinh hoạt chuyên môn là hoạt động chuyên môn nhưng ở đó
giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến học sinh. Không tập trung
vào việc đánh giá giờ học , xếp loại giáo viên mà nhằm khuyến khích giáo viên
tìm ra nguyên nhân tại sao học sinh chưa đạt kết quả như mong muốn và có biện
pháp đế nâng cao chất lượng dạy học, tạo cơ hội cho học sinh tham gia tích cực
vào quá trình học tập, giúp giáo viên có khả năng chủ động điều chỉnh nội dung
phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
2.2. Thực trạng của vấn đề
* Đặc điểm tình hình của nhà trường
Trường Mầm non Đông Hải được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng
10 năm 1993. Nằm rải rác 6 thôn trong toàn xã, lớp học chủ yếu mượn tạm nhà
văn hóa thôn. Năm 2009 trường được sự hỗ trợ từ trái phiếu chính phủ và một số
nguồn khác, tập trung xây dựng thành khu trung tâm tại thôn Đồng Lễ - Xã
Đông Hải, với diện tích là 4.500m2.
Trong đó diện tích phòng học là 728 m2 diện tích sân chơi là 2.000 m2.
Trường nằm tại điểm trung tâm thuận lợi về giao thông, có khuôn viên thoáng
mát.
Quá trình xây dựng và phát triển, nhà trường đó có nhiều đóng góp tích
cực, hiệu quả vào sự nghiệp giáo dục của địa phương. Nhiều năm liên tục đạt
trường tiên tiến. Từ năm 2008 đến nay trường được công nhận danh hiệu “Tập
thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. Được nhận “Giấy khen của SGD & ĐT Tỉnh

4


Thanh Hóa”. Tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên đạt vững mạnh, Chi bộ liên
tục đạt “Trong sạch vững mạnh”. Trường được công nhận chuẩn Quốc gia mức
độ 1 năm 2010 -2011.
Tæng sè c¸n bé gi¸o viªn, nh©n viªn: 29 ngêi, 100% ®¹t
tr×nh ®é chuÈn, trong ®ã trªn chuÈn lµ 21/29 ®¹t 72,4%
* Thuận lợi:
- Tổ chuyên môn luôn nhận được sự quan tâm hỗ trợ kịp thời của ban
giám hiệu trong mọi hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Đoàn kết đồng thuận và
nỗ lực cao của các giáo viên, các tổ chuyên môn đã thực hiện khá tốt về quy chế
chuyên môn và các nội dung thi đua của nhà trường.
- Phần lớn giáo viên có ý thức học hỏi bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ.
- Đa số giáo viên tuổi đời còn trẻ được tiếp cận nguồn tri thức mới, phương
pháp mới, đáp ứng được yêu cầu. Nhiệt tình trong công tác rất tâm huyết với nghề,
chịu khó tìm tòi, học hỏi trau rồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.
* Khó khăn:
- Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên hạn chế về chuyên môn, chưa mạnh
dạn trong đổi mới phương pháp dạy học dẫn đến chất lượng chăm sóc giáo dục
chưa cao.
- Giáo viên 100% là nữ nên ít nhiều bị chi phối bởi công việc gia đình,
thiên chức làm mẹ đã phần nào đó ảnh hưởng tới việc đầu tư chuyên môn.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục. Kinh tế địa
phương còn gặp khó khăn, trình độ dân trí chưa cao nên ảnh hưởng không ít đến
công tác giáo dục mầm non.
* Thực trạng của việc sinh hoạt chuyên môn Trường mầm non Đông Hải
Sinh hoạt chuyên môn trong những năm qua trường mầm non Đông Hải
đã thực hiện đúng theo quy định tại Điều 14 của điều lệ trường Mầm non. Căn

cứ Quyết định số 2729 /QĐ-BGDĐT ngày 3 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng
5


Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của GDMN, GDPT, GDTX và GDCN năm
học 2015 – 2016. Căn cứ Quyết định số 3053/QĐ-UBND ngày 13 thảng 8 năm
2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành kế hoạch, thời gian
năm học 2015 - 2016 của Giáo dục Mầm non, Giáo dục phổ thông, Giáo dục
thường xuyên. Căn cứ công văn số 1701/SGD&ĐT- GDMN ngày 9/9/2015 của
Sở Giáo dục & Đào tạo Thanh Hóa về kế hoạch công tác năm học 2015-2016bậc học mầm non tỉnh Thanh Hóa. C¨n cø c«ng v¨n sè 567/ CV PGD&§T vÒ viÖc híng dÉn thùc hiÖn nhiÖm vô gi¸o dôc MÇm
non n¨m häc 2015 - 2016.
Tuy nhiên việc triển khai các buổi sinh hoạt chuyên môn hiện nay hầu như
còn sơ sài, hoạt động còn hình thức, chưa có hiệu quả.
Tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lí coi mình
cũng như giáo viên bình thường khác, chỉ lo hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp; chưa phân
công nhiệm vụ cho giáo viên theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ; chưa chủ động xây
dựng và thực hiện kế hoạch, chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý kiến để
nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn.
Nhiều giáo viên còn coi nhẹ, chưa thực sự say mê với chuyên môn, trong
các buổi sinh hoạt chuyên môn ít phát biểu ý kiến hoặc ít quan tâm đến nội dung
sinh hoạt. Việc chuẩn bị nội dung cho các buổi sinh hoạt chuyên môn còn hời
hợt, chưa có sức thuyết phục nên không thu hút được sự quan tâm trao đổi của
giáo viên. Nội dung sinh hoạt chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơn
điệu, gò bó, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học
và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên. Chưa chú trọng nâng cao kiến thức
cho học sinh và thi giáo viên, soạn giảng giáo án điện tử, ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học. Trong các buổi sinh hoạt, không khí thường trầm lắng,
giáo viên ít phát biểu ý kiến, chưa dành thời gian để thảo luận phương pháp
giảng dạy cho những nội dung giáo dục các lĩnh vực phát triển của từng độ tuổi,


6


những vấn đề hay, khó, những tiết dạy thao giảng, chuyên đề những vấn đề mới
và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận.
Các hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn còn đơn điệu, không được
cải tiến. Hầu như là theo một tiến trình người được phân công trình bày báo cáo
chuẩn bị, các thành viên trong cuộc họp góp ý rất hạn chế. Sau đó lấy ý kiến tập
thể hầu như là nhất trí.
Quản lý việc dạy học theo hướng tích cực còn gặp nhiều khó khăn do thiết
bị không đồng bộ, thiếu, hư hỏng.
Việc quản lý chỉ đạo còn chưa chặt chẽ, chưa sát sao, thiếu sự đôn đốc và
kiểm tra thường xuyên. Chưa có sự đổi mới và đột phá nên hiệu quả thấp.
- Kết quả, khảo sát thực trạng .
* Đối với trẻ: Qua khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học 2015 -2016 có kết
quả như sau:
Tổng số
Trẻ KS

316

Kết quả chăm sóc nuôi

Kết quả phát triển trí tuệ
Tốt

Khá

SL TL
160 50,


SL
110

6%

TL
34,8
%

dưỡng
Kênh BT
Kênh thấp còi

TB

SL TL
46 14,

SL
294

TL
93

6%

SL
22


TL
7%

%

* Đối với Giáo viên: Dự hoạt động chăm sóc giáo dục 15 đồng chí giáo viên đầu
năm học 2015 -2016.
TT

Mức dộ
Nội dung

1
2
3
4

Kỹ năng soạn bài
Kỹ năng quản lý trẻ
Tổ chức hoạt động giáo dục
Tổ chức hoạt động vui chơi

Tốt

Khá

TB

GV


TL

GV

TL

GV

TL

5

33

6

40

4

27%

5

%
33

7

%

47

3

20%

4

%
27

6

%
40

5

33%

4

%
27

5

%
33


6

40%
7


5
6
7
8

Tổ chức hoạt động chăm sóc
Kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi
Tạo môi trường hoạt động
Phối kết hợp với cha mẹ trẻ

7

%
47

5

%
33

5

%
33


7

%
47
%

5

%
33

3

20%

6

%
40

4

27%

6

%
40


4

27%

6

%
40

2

13%

%

Trước thực trạng trên là người quản lý tôi nhận thấy cần phải đổi mới
sinh hoạt chuyên môn để từng bước góp phần thực hiện có chất lượng và hiệu
quả nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non do
bộ giáo dục và đào tạo ban hành. Hỗ trợ thực hiện các chuyên đề, chuyên đề về
thực hành, các hội thi giáo viên giỏi, học sinh giỏi, giúp giáo viên hiểu biết sâu
sắc hơn trong việc sinh hoạt chuyên môn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp
vụ cho giáo viên.
2.3. Các giải pháp:
- Xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn phù hợp.
Sinh hoạt chuyên môn là một quá trình của giáo viên tham gia vào các
khâu từ chuẩn bị, thiết kế bài dạy sáng tạo, dạy thực nghiệm, dự giờ và chia sẽ
các ý kiến sâu sắc về những gì đã diễn ra trong hoạt động của trẻ. Đây là hoạt
động học tập lẫn nhau, học tập trong thực tế, là nơi thử nghiệm và trải nghiệm
những cái mới, là nơi kết nối lý thuyết với thực hành, giữa ý định và thực tế.
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ giáo viên

chúng ta có thể làm phiếu xin ý kiến của giáo viên về nhu cầu cá nhân, xác định
mức độ quan tâm của họ đối với nội dung, chủ đề, chuyên đề nào. Sau đó thu
thập phân tích trên cơ sở đó lên kế hoạch tổng thể cho cả năm, xác định nội
dung hoạt động ưu tiên, xác định kết quả sẽ đạt được sau khi thực hiện các hoạt

8


động bồi dưỡng, xác định danh sách các thành viên cho mỗi nội dung hoạt động
được bồi dưỡng.
Ví dụ 1 : Lịch sinh hoạt tháng 8.
Thời

Nội dung

gian

Ghi chú

Tháng

- Buổi sáng các ngày trong tuần các lớp ổn

8/2014

định nề nếp trẻ.
- Buổi chiều tập trung trang trí lớp, làm đồ dùng
đồ chơi tự tạo để trưng bày các góc lớp.
- Phân công GV đến từng hộ gia đình điều tra độ
tuổi 0-60 tháng tuổi.

- Huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp.
- Thống nhất thời gian thực hiện chủ đề trong
năm học.
- Luyện tập văn nghệ chuẩn bị cho khai giảng
năm học.
- Học chuyên đề tại Phòng GD&ĐT
- Triển khai chuyên đề vừa tiếp thu ở phòng cho
toàn thể CBGV.

Ví dụ 2 : Chương trình sinh hoạt chuyên môn tháng 10
TT

1

Nội dung

Giới thiệu và thống nhất nội

Thời gian

Bộ phận thực

Thực hiện

hiện

Tuần 1

BGH+Tổ


dung thực hiện sinh hoạt
2

chuyên môn.
Triển khai nội dung tạo môi

Kết quả

trưởng
Tuần 1

TTGV

trường hoạt động cho trẻ
trong nhóm lớp theo chủ đề
9


“ Gia đình”
Thi GVG cấp trường
Kiện toàn hồ sơ, sổ sách

3
4

Tuần 2
Tuần 1

TTGV
GVCN


nâng cao chất lượng toàn
diện.
Từ những kế hoạch cụ thể như trên,tôi tin rằng sinh hoạt chuyên môn sẽ
trở thành hoạt động có sức hấp dẫn với tất cả giáo viên. Giáo viên sẽ được học
hỏi lẫn nhau.
Khi xây dựng kế hoạch xong cần phô tô phát cho mỗi cán bộ giáo viên
trong nhà trường mỗi người một bản để có thời gian nghiên cứu góp ý kiến xây
dựng.
- Nâng cao vai trò của tổ trưởng các tổ chuyên môn.
Theo Điều 14 chương 2 Điều lệ trường Mầm non qui định nhiệm vụ của tổ
trưởng tổ chuyên môn là :“ Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo
tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác;Thực hiện bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng,
chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị
giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường, nhà trẻ;
Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm
non; Đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên. Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ
ít nhất hai tuần một lần”.
Soi vào các nhiệm vụ trên tôi đã chỉ đạo đối với tổ trưởng chuyên môn và
giáo viên cốt cán: Trực tiếp cùng giáo viên dạy minh họa chuẩn bị bài dạy.
Làm nòng cốt khi thảo luận trong sinh hoạt chuyên môn và thực hiện hiệu quả
sinh hoạt chuyên môn. Truyền đạt sự đồng thuận và quyết định của nhà
trường cho tổ khối của mình cũng như truyền đạt lại các ý kiến của các giáo

10


viên cho các nhóm. Tổ trưởng trực tiếp chủ trì việc tổ chức sinh hoạt theo chủ

đề tại tổ. Cụ thể:
Tất cả giáo viên đều phải được tham gia sinh hoạt chuyên môn vì mục đích
của sinh hoạt chuyên môn mới là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành
viên trong nhà trường và tạo ra cơ hội học tập cho tất cả mọi người. Trong sinh
hoạt chuyên môn cần tích cực chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp chuẩn bị bài dạy minh
họa. Tác phong đúng mực khi dự giờ, tránh những hành động làm ảnh hưởng
đến giờ học, tôn trọng tin tưởng mở rộng tâm hồn học hỏi đồng nghiệp. Một số
tiết dạy mẫu tại trường cho giáo viên học tập rút kinh nghiệm.
Tổ trưởng chuyên môn cần có một thái độ cầu thị, tôn trọng ý kiến đóng góp
của các thành viên tiếp thu và chia sẽ, sẵn sàng giải thích hoặc điều chỉnh kế
hoạch nếu góp ý đó là hợp lý và cuối cùng kế hoạch được hoàn chỉnh.Tổ chuyên
môn cần bám sát kế hoạch của ngành, của trường và điều kiện thực tế để xây
dựng kế hoạch theo năm, tháng, tuần cho phù hợp.
- Đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn, đồng thời phân
công nhiệm vụ cho giáo viên trong trường phù hợp năng lực, trình độ, sở
trường.
Việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động cơ bản, chủ yếu
giúp giáo viên có điều kiện trao đổi, đóng góp ý kiến hay cho mỗi bài dạy, buổi
sinh hoạt chuyên môn có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào Phó
hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn. Do vậy tôi và các tổ trưởng chuyên môn
cần suy nghĩ kĩ và chuẩn bị trước một cách chu đáo cần đổi mới về nội dung lẫn
hình thức sinh hoạt chuyên môn cho từng buổi.
Để buổi sinh hoạt đem lại hiệu quả thiết thực cho cán bộ giáo viên tôi đã
chuẩn bị cho buổi sinh hoạt như sau :
Bước 1: Thống nhất chọn chuyên đề, lĩnh vực, đề tài dạy mà giáo viên
còn vướng mắc.

11



Bước 2: Xây dựng và dạy chuyên đề lý thuyết để thống nhất giữa lý
thuyết và thực hành.
Bước 3: Chọn và phân công giáo viên dạy thực hành phù hợp năng lực sở
trường, có nhiều kinh nghiệm, thành tích chuyên môn tùy vào từng lĩnh vực mà
sẽ chọn giáo viên có khả năng tổ chức dạy thí điểm cho toàn trường rút kinh
nghiệm, chẳng hạn lĩnh vực phát triển thẩm mỹ tôi chọn cử giáo viên khéo tay
như cô Lê Thị Diệp, Cô Nguyễn Thị Quỳnh. Lĩnh vực phát triển nhận thức tôi
chọn cử cô : Lê Thị Thu Huyền, Nguyễn Thị Hường. Lĩnh vực phát triển ngôn
ngữ tôi chọn cô : Nguyễn Thị Huệ, Hoàng Thị Hương, nếu tiết dạy thực hành
trên giáo án điện tử tôi chọn cô : Lê Thị Hà, Đỗ Thị Hương.
Bước 4: Định hướng cho giáo viên soạn giáo án áp dụng linh hoạt phương
pháp truyền thống và hiện đại.
Ví dụ: Không nên lạm dụng quá nhiều vào giáo án điện tử nên phối hợp
hài hòa giữa vật thật, mô hình, sa bàn, tranh ảnh. Đối với những giáo viên có kỹ
năng tốt về soạn giảng, biết điều tiết các hoạt động đảm bảo thời gian thì thống
nhất giữa người dạy lý thuyết và người dạy thực hành về phương pháp dạy. Đối
với những giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc phân phối thời gian,
chọn lọc lượng kiến thức cần cung cấp, tổ chức các trò chơi mang tính tư duy thì
phải định hướng cho giáo viên biết được nội nào cần quan tâm. Bên cạnh đó
phải gợi ý giáo viên chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ trong từng tiết dạy phù
hợp đề tài, phù hợp với chủ đề và chỉ cần chuẩn bị một số lượng vừa đủ để có
thể sử dụng suốt trong các hoạt động ở tiết dạy. Nhưng để biết cách khai thác
triệt để tác dụng đồ dùng đồ chơi và để trẻ không nhàm chán thì khi chuyển từ
hoạt động 1 sang hoạt động 2 giáo viên đưa ra thêm 1 hoặc 2 nhóm đối tượng
khác hoặc thêm đồ dùng, đồ chơi cùng chủng loại nhưng có màu sắc đẹp.
Bước 5: Duyệt giáo án: Các tiết dạy chuyên đề chính là các tiết dạy mẫu,
giúp giáo viên tham khảo các phương pháp, kỹ năng, kiến thức cần cung cấp nên

12



việc duyệt giáo án cũng cần thiết đối với giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm
khi tổ chức các hoạt động học tập.
Bước 6: Dự giờ rút kinh nghiệm: Đây cũng là bước không kém phần quan
trọng vì khi dự giờ người dạy, chúng ta mới giúp giáo viên biết được mình cần
phải chuyển tải những kiến thức cần cho yêu cầu của bài dạy như thế nào là đủ
với thời gian của từng hoạt động, những trò chơi nào củng cố kiến thức vừa học
là phù hợp với đối tượng trẻ để đảm bảo tính vừa sức, vừa đảm bảo nguyên tắc
Động - Tĩnh khi tổ chức các trò chơi. Ngoài ra còn giúp giáo viên biết cách sử
dụng đồ dùng như: cất, lấy, các thao tác của giáo viên về ánh mặt, cử chỉ, hiệu
lệnh, biết thể hiện ngữ điệu, lời nói để lôi cuốn trẻ tập trung chú ý. Trong quá
trình dự giờ cần quan tâm đến đồ dùng, đồ chơi giáo viên chuẩn bị trong tiết dạy
để tận dụng, khai thác tối đa tác dụng của đồ dùng đồ chơi và kích thước phải
phù hợp, hình dạng màu sắc chuẩn, số lượng vừa phải, xem cách bố trí đội hình
ngồi, cách linh hoạt của giáo viên, xem cách tổ chức tiết dạy có phù hợp với trẻ,
có phát huy được tính tích cực của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm, trẻ là chủ thể để bổ
sung góp ý.
Bước 7: Trang bị tài liệu: Khi tiến hành trên tiết dạy, phô tô giáo án,
chuyên đề lý thuyết cho giáo viên để tham khảo và tiện theo dõi khi dự giờ.
Ví dụ : Khi phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi, tôi cùng giáo viên
tranh thủ mọi lúc mọi nơi tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có và trên thực tế
trường chúng tôi đã làm được rất nhiều đồ dùng đồ chơi tự tạo đa dạng về chủng
loại và có tính năng sử dụng cao.
Không giống hình thức sinh hoạt các tổ chuyên môn như trước đây là ngồi
với hình thức thụ động mà chúng tôi đã thay đổi sang hình thức thảo luận theo
nhóm seminar giúp cho giáo viên chủ động trong buổi sinh hoạt nhằm phát huy
tính tích cực của người học.

13



Vớ d : Khi t chc hot ng vui chi, trc õy thng ỏp t tr vo
gúc chi m gi õy tr t la chn gúc mỡnh thớch, cụ ch l ngi ng viờn
hng dn gi ý cho tr v nhp vai chi cựng tr khi cn thit.
Khi chia s ý kin trong sinh hot chuyờn mụn, giỏo viờn cn th hin ý
thc lng nghe ng nghip trong khi chia s ý kin.Cỏc ý kin tp trung xoay
quanh ý nh ca giỏo viờn v vic tham gia vo cỏc hot ng ca tr trờn lp
cú hng thỳ, cú tham gia tớch cc v s hng dn t chc ca giỏo viờn. Ln
lt tng giỏo viờn phỏt biu ý kin chia s to li cỏc tỡnh hung trong quỏ trỡnh
t chc, Bit rỳt ra bi hc kinh nghim cho bn thõn sau khi chia s v suy
ngm.
Vớ d : Trong vic im danh tr khụng ging hỡnh thc trc õy l cụ
gi tờn tng tr v tớch vo s m cụ ch cn hi tr Cỏc con oỏn xem hụm
nay lp mỡnh cú nhng bn no ngh hc? khi ú tr t nờu tờn bn hoc hi tr
nhỡn vo bng bộ n lp bộ nh thỡ cỏc con s bit cú bao nhiờu ngh hc ngh
hc y
- i mi trong xõy dng n np k cng trong cỏc hot ng chm
súc giỏo dc tr.
Xõy dng k cng n np trong cỏc hot ng chm súc giỏo dc tr l
thc hin chc nng qun lý trong vic t chc quỏ trỡnh cỏc hot ng chm
súc giỏo dc tr. Xõy dng n np nhm phỏt huy tinh thn trỏch nhim, s cng
tỏc, to bu khụng khớ s phm gúp phn nõng cao cht lng dy v hc. Căn
cứ công văn số 567/ CV - PGD&ĐT về việc hớng dẫn thực hiện
nhiệm vụ giáo dục Mầm non năm học 2015 - 2016 trong quỏ sinh
hot chuyờn mụn tụi ó xõy dng c n np cụng tỏc nh sau :
- N np hnh chớnh: Sinh hot nh k, l li lm vic tng b phn.
- N np chuyờn mụn: Thc hin quy ch chuyờn mụn, sinh hot chuyờn
mụn.
- N np sinh hot tp th.
14



- Nề nếp học tập đối với trẻ, phải đúng thời điểm, đúng nội dung.
* Muốn cho các nề nếp thực hiện có hiệu quả cần chú ý :
- Quy định rõ ràng bằng văn bản.
- Thường xuyên hoàn thiện nề nếp, đây chính là quá trình liên tục.
- Các nề nếp đều do chính thành viên, bàn bạc,căn cứ tình hình thực tế
nhà trường để xây dựng cho phù hợp.
- Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên
Đây là công việc cuối cùng trong chu trình quản lý. Kiểm tra là một chức
năng quan trọng vừa là một biện pháp quản lý có hiệu quả. Qua kiểm tra nắm
được đầy đủ những thông tin cần thiết về tình hình thực hiện chuyên môn, đánh
giá đúng phẩm chất năng lực của giáo viên, phát hiện đúng những lệch lạc, thiếu
sót để kịp thời bổ sung, điều chỉnh và uốn nắn nhằm nâng cao chất lượng các
hoạt động chuyên môn của giáo viên.
Cùng với hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học, các
tiêu chí đánh giá công tác chuyên môn đưa ra thảo luận và thống nhất nội dung,
hình thức, phương pháp kiểm tra.
* Về nội dung kiểm tra : Kiểm tra về quy chế chuyên môn, hồ sơ sổ sách
(Bài soạn, sổ chất lượng, sổ theo dõi trẻ, sổ ghi chép cá nhân về các buổi bồi
dưỡng chuyên môn...) phương pháp tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục,
cách trang trí nhóm lớp để đánh giá tình hình triển khai và thực hiện chuyên
môn của giáo viên có đúng như kế hoạch mà tổ khối, nhà trường đã chỉ đạo hay
không.
* Các hình thức kiểm tra:
- Phó hiệu trưởng kiểm tra gián tiếp qua Tổ trưởng chuyên môn.
- Kiểm tra trực tiếp qua sổ sách: Sổ biên bản sinh hoạt chuyên môn, kiểm
tra nề nếp học tập của trẻ. Kiểm tra dự giờ có báo trước, đột xuất về các tiết dạy
cũng như các hoạt động thông qua phiếu dự giờ.


15


* Nguyên tắc kiểm tra, đánh giá: Trong công tác kiểm tra phải đảm bảo
tính khách quan và công khai, công bằng và dân chủ. Chúng tôi sẽ kiểm tra đánh
giá ngay sau thời điểm tổ chức sinh hoạt chuyên môn của từng tháng, sau kiểm
tra phải có nhận xét đánh giá chính xác phân tích ưu điểm tồn tại của giáo viên,
rút kinh nghiệm, tìm ra mặt mạnh, mặt hạn chế, việc làm được, việc chưa làm
được để kịp thời động viên khuyến khích, khen thưởng, từ đó có kế hoạch điều
chỉnh vào buổi sinh hoạt tiếp theo nhằm góp phần nâng cao chất lượng chuyên
môn cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường, áp dụng vào thực tế chăm sóc giáo
dục trẻ.
- Phối kết hợp với cha mẹ trẻ
Quá trình phát triển toàn diện của mỗi đứa trẻ đều phụ thuộc vào cả 3 môi
trường giáo dục, trong đó sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường là vô cùng
quan trọng. Nhà trường phải có trách nhiệm phổ biến các nội dung trong chương
trình chăm sóc giáo dục trẻ;
Hiện nay đa số phụ huynh chưa nắm được chương trình giáo dục mầm
non nên đòi hỏi cô giáo phải dạy trẻ viết chữ cái, làm toán lớp 1. Vì thế đầu năm
khi họp phụ huynh nhà trường yêu cầu các cô giáo phải tuyên truyền cho phụ
huynh về chương trình giáo dục mầm non trong từng chủ đề và kiến thức dành
cho từng độ tuổi:
Ví dụ: Trẻ 5 tuổi thì được làm quen với bộ môn làm quen với chữ cái và trò
chơi chữ cái. khi làm quen trẻ chỉ cần nhận biết, đọc được chữ cái và chơi các
trò chơi chữ cái , tô trùng khít lên các nét chấm mờ của chữ cái trẻ được làm
quen chứ không dạy trẻ viết chữ vì không phù hợp với đặc điểm sinh lý của trẻ.
Ví dụ: Chỉ đạo giáo viên các lớp sưu tầm các bài báo nói về những sai lầm của
phụ huynh về việc dạy trẻ học trước chương trình là việc sai lầm treo ở góc
tuyên truyền phụ huynh để phụ huynh có thể đọc và rút kinh nghiệm.
Có những quy định về nề nếp sinh hoạt với phụ huynh đó là: đưa con đi

học đều, đúng giờ, nghỉ học phải xin phép...tuyên truyền về kiến thức nuôi dạy
16


con, tuyên truyền về các hoạt động, phong trào của trường: Phối kết hợp với phụ
huynh để tổ chức các hội thi cho trẻ để trong các hội thi của trẻ có sự chung tay
của phụ huynh, hoặc trong những bài học khó có thể trao đổi với phụ huynh về
nhà dạy trẻ thêm ở nhà để trẻ nắm chắc được kiến thức cần cung cấp cho trẻ ở
từng độ tuổi.
Vận động phụ huynh hoc sinh chung tay cùng nhà trường nâng cao cơ sở
vật chất bằng nguồn XHHGD hoặc hỗ trợ đồ dùng dạy học cho giáo viên bằng
những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, cùng phụ huynh làm nên những sản
phẩm ý nghĩa dành tặng cho trẻ học tập và vui chơi
Yêu cầu giáo viên ở các lớp khi thực hiện chủ đề cần có kế hoạch làm đô
dung đồ chơi cần thiết cho các hoạt động của trẻ trong chủ đề đó treo ở góc
tuyên truyền phụ huynh để phụ huynh biết được giáo viên cần những đồ dùng gì
từ đó đóng góp hỗ trợ cho lớp.
Ví dụ: Lớp cần bổ sung cây xanh cho góc thiên nhiên để phục vụ hoạt động góc
cho trẻ qua đó trẻ được tìm hiểu và chăm sóc nhiều loại cây có trong góc thiên
nhiên hơn.
2.4. Hiệu quả cuả sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
Bước đầu bản thân tôi đã xây dựng được nề nếp hoạt động chuyên môn
trong nhà trường, trong đó mọi thành viên được tôn trọng, tin tưởng và mở rộng
tâm hồn học hỏi đồng nghiệp, giúp đỡ giáo viên hiểu biết sâu sắc hơn về trẻ,
nâng cao năng lực cho giáo viên.
Giáo viên trog toàn trường có nhận thức sâu sắc về sinh hoạt chuyên môn
làm dày thêm vốn kinh nghiệm dạy học cho giáo viên để từng bước cải tiến nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ.
Cũng như trong năm học này chất lượng của các buổi sinh hoạt chuyên

môn đã tăng lên một cách đáng kể, các ý kiến chia sẽ sôi nổi hơn thời gian sinh
hoạt thường kéo dài cả buổi và thực sự có hiệu quả. Tất cả các ý kiến đều được
17


tôn trọng, được mọi người lắng nghe, đã tạo được niềm tin, sự tôn trọng đồng
nghiệp, tăng sự hiểu biết và kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.
Số lượng giáo viên giỏi, chất lượng mũi nhọn cũng như chất lượng đại trà
ngày một tăng qua bảng thống kê khảo sát sau :
Đối với trẻ:
- Chất lượng toàn diện: Qua khảo sát chất lượng học sinh cuối năm học
2015 - 2016 có kết quả như sau:
Tổng số
trẻ

316

Kết quả chăm sóc nuôi
dưỡng

Kết quả phát triển trí tuệ

Tốt
SL
175

TL
55,4
%


Khá
SL
TL
118 37,3
%

TB
SL TL
23 7,3
%

Kênh BT
SL
TL
305 96,5
%

Kênh thấp còi
SL
TL
11
3,5%

- Chất lượng mũi nhọn: Hội khỏe bé mầm non cấp TP các cháu Đạt giải
nhất
b. Đối với Giáo viên:
- Dự giờ thăm lớp 15 đồng chí giáo viên có kết quả như sau:
TT

Mức dộ

Nội dung

Tốt

GV
8

1

Kỹ năng soạn bài

2

Kỹ năng quản lý trẻ

7

3

Tổ chức hoạt động giáo dục

7

4

Tổ chức hoạt động vui chơi

6

5


Tổ chức hoạt động chăm sóc

10

6

Kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi

8

7

Tạo môi trường hoạt động

7

8

Phối kết hợp với cha mẹ trẻ

10

TL
53
%
47
%
47
%

40
%
67
%
53
%
47
%
67
%

Khá

GV
7
8
7
7
5
7
7
5

TL
47
%
53
%
47
%

47
%
33
%
47
%
47
%
33
%

TB

GV TL
0 0%
0

0%

1

6%

2

13%

0

0%


0

0%

1

6%

0

0%
18


- Chất lượng mũi nhọn: Nhà trường dự thi GVG cấp thành phố 2 GV đều
đạt kết quả cao. 1 GV đạt điểm cao đứng tốp đầu trong kỳ thi GVG.Và được
PGD & ĐTTP chọn 1 giáo viên dạy mẫu môn Tạo hình cho toàn bộ CBGV của
48 trường MN trong toàn thành phố dự.
- Đạt giải nhì cấp TP hội thi làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo do PGD&ĐT tổ
chức.
3. Kết luận, kiến nghị.
- Kết luận
Trên đây là một số giải pháp trong hệ thống giải pháp nhằm đổi mới sinh
hoạt chuyên môn trong Trường mầm non Đông Hải. Với khả năng và thời gian
có hạn, vấn đề nghiên cứu lại rộng và đa dạng nên bản thân chỉ nêu lên một số
nổi bật đã đúc rút được. Chắc chắn các giải pháp này sẽ còn nhiều vấn đề chưa
thấu đáo song cơ bản thực hiện tốt được như vậy ít nhiều chúng ta sẽ tạo được
sự thay đổi cơ bản trong quản lý và nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng
giáo dục ở các trường mầm non hiện nay.

Trong quá trình chỉ đạo việc thực hiện sinh hoạt chuyên môn tôi rút ra
một số kinh nghiệm sau :
Ban giám hiệu phải xây dựng văn hóa nhà trường đồng thời xây dựng môi
trường học tập cho giáo viên. Cần cải tiến cách quản lý từ khâu chỉ đạo đến khâu
thực hiện, xây dựng kế hoạch và nội dung sinh hoạt chuyên môn cho cả năm
học, thường xuyên kiểm tra đôn đốc để đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
Phải biết lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn cụ thể phù hợp. Nâng cao
vai trò của tổ trưởng chuyên môn, bồi dưỡng năng lực tổ chức điều hành cho đội
ngũ tổ trưởng chuyên môn, những người chủ trì trong các buổi sinh hoạt chuyên
môn vì buổi sinh hoạt chuyên môn thành công phụ thuộc rất nhiều vào khả năng
và chuyên môn của người điều hành. Phân công nhiệm vụ cho các giáo viên phù
hợp với năng lực trình độ , sở trường.
19


Để việc sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường đi đúng hướng, đạt được
mục tiêu thì cần thiết phải quản lí, chỉ đạo và đổi mới nội dung, hình thức một
cách khoa học, chặt chẽ và có những biện pháp quản lí khả thi nhất phù hợp điều
kiện thực tế về đội ngũ giáo viên, tình hình học sinh trong môi trường sư phạm
của nhà trường. Nội dung sinh hoạt cần cụ thể, sát thực liên quan đến các hoạt
động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ hàng ngày của giáo viên đang vướng
mắc như : các tiết dạy trên lớp, ứng dụng giáo án điện tử.
Phải chú ý tới việc quản lý nề nếp trong các hoạt động chăm sóc giáo dục
trẻ. Đổi mới, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, khen thưởng kịp thời, tạo
tâm lý khích lệ hoạt động chuyên môn. Cán bộ quản lý cần không ngừng học tập
nâng cao năng lực quản lý, sâu sát về chuyên môn, năng động, có khả năng điều
hành, kiểm tra và đánh giá chính xác các hoạt động chuyên môn.
Việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn là một quá trình khó khăn phức tạp,
cần phải tiến hành liên tục, thường xuyên, phải căn cứ vào thực tế để chọn
phương thức chỉ đạo phù hợp để nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục

trẻ phát triển toàn diện.
- Kiến nghị
Để thực hiện tốt việc đổi mới công tác sinh hoạt chuyên môn, tôi xin
mạnh dạn đề xuất với hiệu trưởng nhà trường tham mưu với các cấp tăng cường
đầu tư hơn nữa cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho công tác bồi dưỡng
chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.Tham mưu với Phòng giáo dục mở nhiều lớp
tập huấn về chuyên môn, mở nhiều lớp chuyên đề , tạo điều kiện cho tất cả giáo
viên tham gia học tập.
Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm của cá nhân tôi đã đúc rút, thực hiện
trong quản lý, đổi mới sinh hoạt chuyên môn có thể còn mang tính chủ quan,
chưa hoàn thiện, còn hạn chế về trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn .Tôi
rất mong được bổ sung, góp ý của hội đồng khoa học các cấp,để bản sáng kiến
được hoàn thiện hơn.
20


Xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG

Đông Hải, ngày 15 tháng 4 năm 2016

ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
NGƯỜI VIẾT

Lê Thị Quỳnh


MỤC LỤC
1. Mở đầu
- Lý do chọn đề tài:...........................................................................1
- Mục đích nghiên cứu:.....................................................................2
- Đối tượng nghiên cứu:....................................................................3
- Phương pháp nghiên cứu:...............................................................4
2. Nội
dung
sáng
kiến
kinh
nghiệm:..............................................4
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:..................................4
21


2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến:.........................4
2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã xử dụng để giải
quyết vấn đề:.........................................................................................8
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:...................................17
3. Kết luận và kiến nghị:..............................................................18
- Kết luận:.......................................................................................18
- Kiến nghị:.....................................................................................19
Tài liệu tham khảo:.......................................................................21

DANH MỤC VIẾT TẮT
1. BGD&ĐT: Bộ giáo dục và đào tạo
2. SGD&ĐT: Sở giáo dục và đào tạo
3. PGD&ĐTTP: Phòng giáo dục và đào tạo thành phố

4. CNHHĐH: Công nghiệp hóa hiện đại hóa
5. XHHGD: Xã hội háo giáo dục
22


6. GDMN: Giáo dục mầm non
7. GDPT: Giáo dục phổ thông
8. GDTX: Giáo dục thường xuyên
9. GDCN: Giáo dục chuyên nghiệp
10. UBND: Ủy ban nhân dân
11. CBGV: Cán bộ giáo viên
12. TTGV: Tập thể giáo viên
13. GVCN: Giáo viên chủ nhiệm
14. GVG: Giáo viên giỏi
15. CB: Cán bộ
16. GD: Giáo dục
17. MN: Mầm non
18. QĐ: Quyết định
19. CV: Công văn
20. SL: Số lượng
21. TL: Tỉ lệ
22. GV: Giáo viên
23.TB: Trung bình

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Điều lệ trường MN
2. Khoa học quản lý giáo dục – NXB Lao động xã hội tháng 7 năm 2012

23




×