Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non thiết ống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.69 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD&ĐT BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN
THỰC HIỆN TỐT VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GÓC CHO TRẺ
MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON

Người thực hiện: Vũ Thị Hồng Anh
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thiết Ống
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Hoạt động góc

THANH HOÁ NĂM 2016

MỤC LỤC
1


Nội dung
1. Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài
1.2 Mục đích nghiên cứu
1.3 Đối tượng nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1 Vị trí tầm quan trọng của giáo dục mầm non


2.1.2 Vị trí vai trò của hoạt động vui chơi đối với trẻ mẫu giáo ở
trường mầm non
2.2 Thực trạng
2.2.1 Thuận lợi
2.2.2 Khó khăn
2.2.3 Kết quả của thực trạng
2.3 Các biện pháp thực hiện để giải quyết vấn đề
2.3.1 Biện pháp 1
2.3.2 Biện pháp 2
2.3.3 Biện pháp 3
2.3.4 Biện pháp 4
2.3.5 Biện pháp 5
2.3.6 Biện pháp 6
2.3.7 Biện pháp 7
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. Kết luận, kiến nghị
3.1 Kết luận
3.2 Kiến nghị

Trang
1
1
2
2
2
2
2
2
3
4

4
5
6
7
7
8
9
11
15
15
16
17
18
18
19

1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong những năm học vừa qua, cùng với sự đổi mới chung trong giáo dục,
GDMN với mục tiêu phát triển tổng thể trẻ trong độ tuổi Mầm non cũng cần
phải có những đổi mới, nhằm hình thành ở trẻ những năng lực chung, những
nền tảng nhân cách ban đầu. Đối với trẻ mầm non, việc hình thành nền tảng
nhân cách ban đầu đó chủ yếu và cơ bản là thông qua hoạt động vui chơi, mà
đặc biệt là trẻ chơi hoạt động góc. Thông qua hoạt động góc, trẻ được “học mà
chơi, chơi mà học”, qua đó “xã hội trẻ em ” được hình thành. Trẻ được hóa thân
vào các vai mà trẻ được thấy trong đời sống hàng ngày…
2


Bởi vậy, có thể khẳng định: Vui chơi là hoạt động không thể thiếu được

của trẻ ở độ tuổi mầm non. Thông qua các hoạt động vui chơi không ngừng
hình thành cho trẻ óc tưởng tượng, sáng tạo, phát triển ngôn ngữ và tăng cường
khả năng nhận thức mà còn giúp trẻ thể hiện năng lực, kỹ năng, tình cảm,
nguyện vọng và mối quan hệ với những người xung quanh. Chỉ khi chơi, trẻ
mới có cơ hội tìm hiểu sự vật để thỏa mãn nhu cầu nhận thức. Chơi là một cách
để trẻ học, là con đường giúp trẻ lớn lên và phát triển nhân cách toàn diện.
Cũng phải nói thêm, vui chơi của trẻ khác với vui chơi giải trí của người
lớn. Như N.K.Kơrupkia đã viết “ Đối với trẻ em trước tuổi đi học thì vui chơi có
một ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Vui chơi đối với trẻ là học tập, là lao động và là
một hình thức giáo dục nghiêm túc”.
Nhận thức vai trò, tầm quan trọng của hoạt động vui chơi là con đường,
là tiền đề cơ bản hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ Mẫu giáo, tạo tiền đề
cho sự phát triển nhân cách của trẻ ở các bậc học tiếp theo. Với cương vị là một
Phó hiệu trưởng, phụ trách chuyên môn của trường mầm non xã Thiết Ống,
huyện Bá Thước, tôi đã lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên
thực hiện tốt việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ Mẫu giáo ở trường mầm
non” để nghiên cứu, nhằm phần nào đóng góp vào việc nâng cao chất lượng tổ
chức hoạt động góc nói riêng và chất giáo dục toàn diện nói chung của trường
Mầm non Thiết Ống.
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt việc
tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo ở trường Mầm non xã Thiết Ống, huyện
Bá Thước” nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động góc và thoả mãn nhu cầu vui chơi
của trẻ trong nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Ban giám hiệu nhà trường Mầm Non Thiết Ống, huyện Bá Thước
- Giáo viên và học sinh khối Mẫu giáo trường MN Thiết Ống.
3



1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để làm tốt nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này, tôi đã sử dụng những
phương pháp nghiên cứu mà cá nhân tôi cho là thích hợp và mang lại hiệu quả
cao nhất như:
- Phương pháp điều tra thực trạng
- Phương pháp thống kê số liệu
- Phương pháp quan sát hoạt động của nhà trường và đặc biệt là hoạt động
góc của trẻ.
- Trao đổi hoạt động của nhà trường mầm non Thiết Ống về một số kinh
nghiệm quản lý hoạt động góc.
- Trao đổi với giáo viên mẫu giáo về một số một số kinh nghiệm chỉ đạo
hoạt động góc cho trẻ.
- Phương pháp thực nghiệm
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Vị trí tầm quan trọng của giáo dục mầm non:
Giáo dục mầm non giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo
dục quốc dân, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Vì vậy, việc giáo dục trẻ là
trách nhiệm không phải của riêng ai mà là của toàn xã hội, trong đó gia đình và
nhà trường là hai nhân tố quan trọng nhất. Sau gia đình, trường học là nơi góp
phần hình thành nhân cách cho trẻ. Cô giáo mầm non được giao cho nhiệm vụ
chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
Như lời Bác Hồ đã dạy: “Trẻ em như búp trên cành - Biết ăn, biết
ngủ,biết học hành là ngoan. Ở lứa tuổi mầm non, các cháu đều được nuôi
dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ thật chu đáo phần lớn là nhờ sự chăm sóc, giáo dục của
cô giáo mầm non. Các cô chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ, chăm lo cho trẻ học
hành, uốn nắn cho trẻ từ cách ngồi, cách đi, cách cầm bút, cách xưng hô… Góp
phần giúp trẻ phát triển toàn diện.

4



Ở giai đoạn này thế giới xung quanh đối với trẻ có nhiều cái mới lạ, cô
giáo mầm non chính là người giúp trẻ tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh,
giúp trẻ hiểu được những hiện tượng tự nhiên và xã hội gần gũi xung quanh trẻ.
Chính vì vậy, việc chăm sóc và giáo dục trẻ tốt sẽ hình thành ở trẻ nền tảng đầu
tiên để trẻ phát triển tốt nhất. Để trẻ yêu thích cái đẹp, biết yêu thương, biết quan
tâm, nhường nhịn, giúp đỡ bạn bè, những người thân trong gia đình như ông bà,
cha mẹ, anh chị em, …
2.1.2. Vị trí vai trò của hoạt động vui chơi đối với trẻ mẫu giáo ở trường
mầm non
Ở lứa tuổi mẫu giáo, chơi là cuộc sống, là món ăn tinh thần của trẻ .Tổ chức
chơi cho trẻ chính là tổ chức cuộc sống thực cho trẻ. Có thể nói rằng, trẻ mà
không được chơi thì sẽ không phát triển được hết khả năng, cũng như, sẽ không
làm thoả mãn nhu cầu nhận thức của trẻ. Trong khi chơi, trẻ được tìm tòi khám
phá và thông qua các trò chơi làm cho nhân cách của trẻ được hình thành và phát
triển hoàn thiện. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ tham gia hoạt động vui
chơi nhiều hơn thì sẽ hiểu biết, thông minh, nhanh nhẹn, có thể lực tốt hơn
những trẻ không hoặc ít hoạt động. Thông qua các trò chơi còn giúp trẻ nhận
thức được cái đẹp, cái xấu, hướng theo cái đẹp, làm phát triển tình cảm, thẩm
mỹ, từ đó, mà hình thành ở trẻ những phẩm chất đạo đức tốt đẹp sau này. Hoạt
động vui chơi giúp trẻ phát triển khả năng ghi nhớ, phát triển ngôn ngữ, khả
năng phân tích, so sánh, tổng hợp và làm cho tư duy tưởng tượng của trẻ phát
triển.
Vì vậy, có thể khẳng định rằng, ở giai đoạn tuổi mẫu giáo, vui chơi là hoạt
động chủ đạo và có tầm quan trọng đặc biệt trong sự phát triển toàn diện của trẻ.
2.2. Thực trạng
2.2.1. Thuận lợi:
Trường Mầm Non Thiết Ống nằm cạnh trục đường 217, đường giao thông
đi lại thuận tiện, được sự quan tâm của phòng giáo dục, Đảng uỷ, UBND xã

5


Thiết Ống cùng các ban, ngành, đoàn thể đóng trên địa bàn tạo điều kiện thuận
lợi giúp đỡ nhà trường trong mọi hoạt động.
Nhà trường có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và
trên chuẩn, đội ngũ giáo viên đa số trẻ, nhiệt tình chịu khó, yêu nghề mến trẻ.
Năm học 2015-2016, nhà trường có tổng số 25 CBGV. Trong đó, ban
giám hiệu có 03 đồng chí, giáo viên 21 đồng chí, nhân viên 01 đồng chí. Có 19
nhóm lớp với 491 trẻ. Trong đó: Nhà trẻ có 20 cháu với 2 nhóm lớp, mẫu giáo
17 nhóm lớp với 471 cháu.
Tập thể nhà trường luôn đoàn kết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong công
tác cũng như trong cuộc sống.
Hội phụ huynh của nhà trường luôn quan tâm theo dõi, phối kết hợp với
nhà trường, thường xuyên chăm lo đến việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục
trẻ để trẻ được phát triển toàn diện, tích cực ủng hộ các hoạt động do nhà trường
tổ chức.
2.2.2. Khó khăn:
Trường Mầm Non Thiết Ống thuộc xã có địa bàn rộng gồm 19 thôn bản,
đời sống của nhân dân còn rất nhiều khó khăn, thu nhập thấp, chủ yếu phụ thuộc
vào nghề nông, không có nghề phụ.
Cơ sở vật chất trang thiết bị của nhà trường còn hạn chế, vì vậy, còn gặp
nhiều khó khăn trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
Bản thân là một quản lý trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chỉ đạo
chuyên môn, nên phần nào có ảnh hưởng đến chất lượng của việc hướng dẫn tổ
chức hoạt động góc.
Phòng nhóm lớp của nhà trường còn thiếu và đang bị xuống cấp, diện tích
phòng học không đủ so với quy định, GV của nhà trường còn thiếu nên phần
nào ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ.


6


Một số ít giáo viên cũng chưa thực sự tự giác, còn mang tính đối phó, chưa
trú trọng đến việc tổ chức hoạt động góc thường xuyên cho trẻ, nên hiệu quả
giáo dục chưa cao. Các giáo viên chưa biết tận dụng các vật thật sẵn có ở địa
phương để sử dụng cho trẻ chơi, ví dụ như: các loại rau, củ ,quả tươi sống…
Giáo viên chưa biết cách bố trí các góc cho phù hợp và đúng nguyên tắc. Trong
tổ chức hoạt động góc cho trẻ, đôi lúc giáo viên còn mang tính áp đặt trẻ, áp đặt
trong lựa chọn trò chơi, áp đặt trong cách chơi... dẫn đến chưa phát huy được
tính độc lập, chủ động và sáng tạo của trẻ một cách tối ưu nhất.
Một số trò chơi bị lặp đi lặp lại, nội dung chơi chưa phong phú, còn đơn
điệu làm mất đi sự hứng thú và tự nguyện của trẻ. Bên cạnh đó khả năng tiếp
thu, khả năng tập trung của trẻ còn rất hạn chế, nhận thức chưa được đồng đều.
Đồ dùng, đồ chơi tự tạo trong các góc chưa phong phú về chủng loại, chưa
nhiều về số lượng, việc tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có để phục vụ hoạt
động góc chưa nhiều, các giá góc trong lớp còn to chiếm diện tích chơi của trẻ.
Nhiều phụ huynh còn chưa thực sự quan tâm đến việc học, việc chơi của
trẻ ở trường , dẫn đến việc phối kết hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc
giáo dục trẻ còn gặp khó khăn.
2.2.3. Kết quả của thực trạng
Qua khảo sát thực trạng trên cô và trên trẻ đầu năm về việc thực hiện hoạt
động góc cho thấy kết quả như sau:
Bảng 1: Kết quả thực trạng việc tổ chức hoạt động góc của giáo viên
Số
TT

Nội dung tiêu chí khảo sát

Số GV

đạt

Tỉ lệ
%

Số GV
chưa đạt

Tỉ lệ
%

1

Việc tổ chức hoạt động góc thường
xuyên theo đúng kế hoạch.

9

43%

12

57%

2

Nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa và
sự quan trọng của việc tổ chức hoạt
động góc.


8

38%

11

62%

3

Thực hiện đúng phương pháp và có
khả năng sáng tạo và kinh nghiệm
trong việc tổ chức hoạt động góc.

8

38%

11

62%
7


4

Sưu tầm nguyên vật liệu sẵn có và
vật thật để phục vụ hoạt động góc.

10


48%

8

52%

5

Công tác tuyên truyền.

11

52%

10

48%

Bảng 2: Kết quả thực trạng chất lượng hoạt động góc trên trẻ
Số
TT

Nội dung tiêu chí khảo sát

Số trẻ
đạt

Tỉ lệ
%


Số trẻ
chưa
đạt

Tỉ lệ
%

1

Sự hứng thú tham gia hoạt động góc.

232

47%

259

53%

2

Kỹ năng chơi của trẻ.

111

23%

380


77%

3

Kỹ năng giao tiếp trong khi chơi.

111

23%

380

77%

4

Khả năng sáng tạo, linh hoạt và tính chủ
động khi chơi.

98

20%

393

80%

5

Khả năng thể hiện nội dung chơi


98

20%

6

Ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi và thực
hiện nội quy góc chơi.

111

23%

398
380

80%
77%

Từ thực trạng trên, tôi luôn suy nghĩ và trăn trở xem mình phải làm gì và
làm như thế nào để nâng cao kết quả chất lượng hoạt động góc tại các nhóm lớp
của trường mầm non Thiết Ống đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy, tôi đã tìm và
nghiên cứu tài liệu về đặc điểm tâm sinh lý trẻ và tuyển tập những trò chơi dành
cho trẻ mầm non để nghiên cứu và tìm ra các biên pháp sau:
2.3 Các biện pháp thực hiện để giải quyết vấn đề
2.3.1. Biện pháp 1: Công tác tham mưu với Hiệu trưởng về việc bổ sung
những trang thiết bị cần thiết cho hoạt động góc
Để việc tổ chức hoạt động góc đạt kết quả cao thì phòng nhóm lớp phải
rộng, sạch, đẹp, các mảng tường phải sạch, các giá góc phù hợp với trẻ. Phòng

nhóm lớp phải có thảm, chiếu ngồi cho trẻ chơi, bàn ghế đủ và phù hợp với trẻ.
Vì vậy, ngay từ đầu năm học, tôi đã có kế hoạch tham mưu với Hiệu trưởng
những nội dung cụ thể như:
8


- Mua bổ sung thảm, chiếu ngồi cho các lớp đủ về số lượng, để khi tổ
chức hoạt động góc trẻ được sử dụng thuận tiện.
- Mua toàn bộ bạt trắng căng sát tường của các lớp cao 2m bao quanh lớp,
do tường của nhà trường xây dựng đã lâu bị ẩm, mốc, bẩn, nên việc đóng bạt là
cần thiết và thuận lợi cho việc tổ chức cho trẻ chơi, cũng như trang trí lớp.
- Bên cạnh đó, tôi tham mưu với nhà trường mua bổ sung một số giá góc
đẹp nhỏ phù hợp với diện tích lớp và trẻ thay thế các giá góc của nhà trường đã
cũ và không phù hợp với hoạt động của trẻ. Ngoài ra, còn mua bổ sung toàn bộ
các rổ nhựa vuông để cô và trẻ đựng nguyên vật liệu cũng như đồ chơi tự tạo
cho trẻ dễ hoạt động.
- Lên kế hoạch hoạt động chuyên môn liên quan đến việc nâng cao hiệu
quả hoạt động góc, trong đó, có các đợt thi đua như: “Thi thiết kế góc mở”. “ Thi
thiết kế giáo án hoạt động góc hay”. “Thi góc thiên nhiên xanh”. Thông qua hoạt
động này đã khuyến khích được tinh thần thi đua và phấn đấu của giáo viên, góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn của nhà trường.
2.3.2. Biện pháp 2: Hướng dẫn giáo viên cách sắp xếp bố trí các góc chơi
phù hợp với diện tích lớp
Tôi cùng với tổ chuyên môn của nhà trường sắp xếp bố trí các góc chơi,
tuân theo các nguyên tắc sau:
Một là, chia diện tích phòng thành các góc và các khu vực chơi khác nhau
Hai là, bố trí góc chơi yên tĩnh ( tạo hình, học tập- sách), xa góc chơi ồn
ào (Bán hàng, xây dựng , âm nhạc…)
Ba là, có góc cố định( Góc tạo hình, gia đình, sách…), có góc di động
hoặc thay đổi tùy theo chủ đề chính của lớp trong thời gian đó.

Bốn là, có ranh giới riêng giữa các góc( sử dụng các mảng tường, các giá
tủ để ngăn cách)
Năm là, có lối đi lại giữa các góc, đủ rộng cho trẻ di chuyển
Sáu là, bố trí bàn ghế, đệm, thảm, chiếu, gối…phù hợp với từng góc
9


Bảy là, đồ chơi, học liệu mở được để vừa tầm với của trẻ
Tám là, đặt tên góc dễ hiểu đối với trẻ
Chín là, cho phép trẻ tham gia tổ chức góc chơi của mình
Sau khi xác định được các nguyên tắc này tôi xuống tận các nhóm lớp chỉ
đạo giáo viên bố trí sắp xếp các góc của lớp phù hợp, những góc cố định thì
trang trí cầu kỳ hơn, những góc di động thì làm thêm các bảng mở để trẻ được
hoạt động. Ngoài ra, những lớp có diện tích hẹp, số cháu đông thì giáo viên có
thể xây dựng một số góc cố định ở bên ngoài lớp học, để trẻ được thoải mái tự
do hoạt động hơn, ví dụ: góc thiên nhiên, góc gia đình, góc bán hàng… Đây là
những góc mà giáo viên có thể xây dựng bên ngoài lớp học.
Bên cạnh việc hướng dẫn chung cho các nhóm lớp về cách xây dựng các
góc, tôi cùng với các tổ trưởng đã xây dựng điểm một lớp về cách bố trí các góc
trong lớp để chị em giáo viên được tham khảo và học tập trực tiếp. Qua đó đa số
giáo viên đã chủ động biết cách sắp xếp, bố trí các góc lớp đúng nguyên tắc, hợp
lý, khoa học phù hợp với từng nhóm lớp, từng độ tuổi, dẫn đến việc tổ chức hoạt
động góc cho trẻ diễn ra thuận lợi và đạt kết quả.
2.3.3. Biện pháp 3: Tổ chức tiết dạy mẫu, hướng dẫn giáo viên cách xây
dựng và thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động góc, rèn kỹ năng chơi và kỹ năng
giao tiếp khi chơi
*Tổ chức tiết dạy mẫu
- Ngay từ đầu năm sau khi được tham gia dự giờ hoạt động góc, do phòng
giáo dục tổ chức, tôi cùng tổ trưởng của khối mẫu giáo đã xây dựng một giáo án
mẫu về hoạt động góc và kế hoạch thực hiện để hiệu trưởng duyệt, sau khi duyệt

tôi triển khai cho một giáo viên có năng lực, tham gia chuẩn bị và thực hiện rèn
kỹ năng , nội dung chơi cho trẻ. Huy động giáo viên sưu tầm nguyên vật liệu để
làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo, biểu bảng mở, sưu tầm các loại rau ,củ , quả tươi
cần thiết cho góc chơi của tiết mẫu, mọi công tác chuẩn bị đã xong, BGH dự giở
trước để chính sửa bổ sung cho tiết dạy hoàn thiện, sau đó tổ chức dạy tiết hoat
động góc mẫu vào ngày thứ 7 để tất cả GV đều được tham gia dự giờ, với cách
10


làm này đã thực sự mang lại hiệu quả cao, qua việc trực tiếp được tham gia dự
giở, GV đã hiểu rõ phương pháp , nội dung và cách thức thực hiện giờ hoạt động
góc.
*Gợi ý và hướng dẫn GV cách xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chức
hoạt động góc trong một ngày, rèn kỹ năng chơi và kỹ năng giao tiếp cho trẻ
Trước hết, GV phải lựa chọn những góc chơi trong ngày, sau đó lựa chọn
nội dung của góc chơi cho phù hợp với khả năng của trẻ và phù hợp với chủ đề
đang học.
Ví dụ: Với chủ đề “ Thế giới thực vật” ngày thứ ba cho trẻ chơi 4 góc chơi:
1.Góc bán hàng ( chợ quê, bán các loại rau, củ quả, hột hạt của địa
phương)
2.Góc xây dựng- Lắp ghép ( xây dựng khu vườn của bé )
3.Góc tạo hình ( nặn, bồi các loại củ, quả)
4.Góc nấu ăn ( các món ăn chay)
Tiếp đến là việc chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi nguyên liệu mở và đặc biệt là
sưu tầm những nguyên liệu thật sẵn có ở địa phương cho từng góc. ở góc bán
hàng ( bán các loại rau, củ, quả ) để góc chơi thêm phong phú và kích thích hứng
thú chơi cho trẻ, GV phải sưu tầm những loại rau ,củ, quả thật, nhỏ xinh và làm
sạch sẽ để trong góc chơi và khi trẻ chơi trẻ tự tay bày hàng, treo hàng theo sự
sáng tạo và ý thích của trẻ. Đối với góc xây dựng lắp ghép, thì việc chuẩn bị
nguyên liệu, đồ dùng đồ chơi mang tính mở là rất quan trọng. Ở góc này nếu

không có nguyên liệu mở thì việc cho trẻ chơi không còn ý nghĩa, vì vậy GV
viên phải chuẩn bị tất cả đồ chơi mở để trẻ thao tác lắp ghép, tự tạo ra sản phẩm
cho góc chơi, có như vậy kỹ năng chơi của trẻ với được hình thành và phát triển
tốt. Với góc nấu ăn GV chuẩn bị tất cả các dụng cụ đồ chơi nấu ăn được làm
bằng nguyên liệu sẵn có sẽ thu hút trẻ, ngoài ra giáo viên cũng phải chuẩn bị
thực phẩm thật cho trẻ chơi có như vậy với kích thích được sự ham chơi của trẻ.
Sau đó là việc rèn kỹ năng chơi cho trẻ trong từng góc chơi, việc rèn kỹ
năng chơi cho trẻ cũng hết sức quan trọng và phải thật sự kiên trì, GV phải
11


hướng dẫn và dạy trẻ từng kỹ năng chơi, những kỹ năng khó thì phải rèn nhiều
lần và thường xuyên với mang lại kết quả. GV cần chia số lượng cháu cho phù
hợp với từng góc, có góc cần đông trẻ như góc xây dựng lắp ghép, góc tạo hình,
góc khoa học toán… có góc cần ít trẻ hơn như góc bán hàng, góc nấu ăn… khi
rèn kỹ năng chơi cho trẻ GV cũng cần rèn từng góc một, khi tổ chức cho trẻ chơi
mỗi ngày cần chọn một góc chính để chú trọng rèn kỹ năng góc đó có như vậy
với đạt kết quả. Trong khi tổ chức cho trẻ chơi GV phải dạy trẻ kỹ năng giao
tiếp, túc là trẻ được hóa thân vào trò chơi được đóng vai là các bác kỹ sư, cô bán
hàng, bác đầu bếp…GV dạy trẻ giao tiếp với bạn chơi giống như ngoài đời
người lớn đang thực hiện công việc của mình, và GV phải cùng tham gia chơi để
giao tiếp với trẻ để trẻ có thể bắt trước cô giáo cách giao tiếp, hoặc cô gợi mở
cho trẻ để trẻ biết cách giao tiếp với bạn chơi của mình thường xuyên. Trong khi
trẻ chơi GV phải rèn trẻ ý thức giữ gìn và bảo quản đồ chơi, không vứt hoặc
ném đồ chơi bừa bãi, khi chơi xong trẻ phải tự tay sắp xếp đồ chơi vào đúng nơi
quy định, ngày nào cô giáo cũng phải rèn ý thức chơi cho trẻ có như vậy ở trẻ
với có được ý thúc và hiểu được nội quy của góc chơi. Với cách rèn này đa số
trẻ đã thực hiện rất tốt, tất cả trẻ được chơi và chơi một cách say sưa.
Với hoạt động góc là hoạt động mang tính rèn kỹ năng nên ngoài việc tổ
chức tiết hoạt động góc, GV phải biết lồng ghép tổ chức vào các hoạt động khác

trong ngày như giờ đón trẻ, có thể cho trẻ chơi tự chọn góc trẻ thích chơi; giờ
hoạt động chiều và giờ trả trẻ cũng có thể cho trẻ chơi, qua đó cũng góp phần
rèn luyện kỹ năng cho trẻ chơi thành thạo hơn.
2.3.4. Biện pháp 4: Trang trí góc chơi và tận dụng các nguyên vật liệu,
phế thải làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, sưu tầm vật thật sẵn có ở địa phương để
tổ chức hoạt động góc
- Trang trí góc chơi, tạo các biểu bảng mở
Đối với trẻ mầm non tư duy của trẻ là tư duy trực quan, màu sắc sặc sỡ,
hình ảnh ngộ nghĩnh của những bông hoa, của những con vật sẽ thu hút trẻ, kích
thích tính tò mò ham khám phá của trẻ. Vì vậy, việc trang trí lớp học mà đặc biệt
12


trang trí góc chơi là việc làm quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt
động góc. Ngay từ đầu năm học, tôi đã có kế hoạch hướng dẫn và chỉ đạo tất cả
GV trang trí phòng nhóm lớp, sạch đẹp, khoa học và trang trí theo góc theo chủ
đề, Tât cả các góc đều được cắt chữ có nội dung ngộ nghĩnh ứng với từng góc
chơi, những chữ đó không dán chết vào tường mà được cắt và dán vào các bông
hoa hoặc các hình học và bấm lỗ để treo vào góc, việc này giúp chúng ta có thể
thay đổi góc dễ dàng theo chủ đề và theo ý thích. Bên cạnh đó, để việc trang trí
lớp đạt kết quả, tôi tổ chức cho chị em đi tham quan học hỏi kinh nghiệm ở một
số trường lớn có môi trường hoạt động đẹp và khoa học, hướng dẫn chị em tham
khảo các mẫu trang trí góc đẹp thông qua các trang mạng, từ đó, chị em sẽ định
hướng tự lên kế hoạch và tự thiết kế cách trang trí nhóm lớp và góc hoạt động
của lớp mình phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và kinh phí hiện có.
Ví dụ: Ở góc xây dựng thiết kế bảng : “Công trình của bé”
Ở bảng này GV chia bảng làm hai phần, một bên là công trình của bé hôm
nay, ở phần này cô gợi ý trẻ bằng những hình ảnh của công trình để trẻ có thể
tham khảo, một bên là những nguyên liệu bé cần để tạo nên công trình, ở phần
này trẻ tự gắn lên bảng những thứ trẻ sẽ sử dụng tạo nên công trình. Cách sử

dụng bảng là trước khi vào chơi xây dựng lắp ghép trẻ phải quan sát bảng để biết
dự định hôm nay sẽ làm công trình gì, sau đó tự gắn những nguyên liệu cần sử
dụng để tạo nên công trình lên bảng mở, trong quá trình xây dựng trẻ có thể
quan sát bảng mở để bổ sung vào công trình đang xây dựng.
Ví dụ: Ở góc bán hàng, thiết kế bảng “Bé mua sắm thông minh”
Ở bảng này chia nhỏ bảng làm nhiều ô,một bên là tên hàng một bên là giá
tiền. Khi trẻ chơi trẻ tự soạn hàng và treo tranh lô tô những mặt hàng trẻ bán và
tương ứng bên cạnh là treo giá tiền của mặt hàng, để khi trẻ bán hàng có khách
đến mua trẻ nhìn vào bảng hoặc khách hành nhìn vào bảng biết giá để mua.
Ví dụ : Ở góc nấu ăn, thiết kế bảng “ Thực đơn của bé”
Ở góc này khi trẻ về góc chơi trẻ tự tay treo tranh lô tô thứ tự và các món
ăn mà trẻ sẽ nấu, khi có thực đơn thì trẻ sẽ nhìn vào thực đơn để đi chợ mua thực
13


phẩm theo đúng thực đơn, và trẻ nấu các món ăn cũng theo đúng thực đơn đã
treo.
Ví dụ: ở góc thiên nhiên, thiết kế bảng “ Cây lớn lên như thế nào”
Ở góc này chúng ta làm bảng để trẻ tự tay đánh dấu bằng số vào bảng quá
trình nảy mầm và lớn lên của cây, GV làm ký hiệu về sự nảy mầm và lớn lên của
cây còn trẻ sẽ dùng số để theo dõi ngày mà cây nảy mầm, cây được 1 lá mầm ,
hai lá mầm…
Tất cả những biểu bảng mở trên chúng tôi đã áp dụng và cho trẻ thực hiện,
mang lại hiệu quả rất cao, giúp trẻ hứng thú chơi, phát triển óc sáng tạo và tư
duy cho trẻ trong khi chơi hoạt động góc.
- Tận dụng các nguyên vật liệu phế thải làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ
sưu tầm vật thật sẵn có ở địa phương để tổ chức hoạt động góc
Ngoài việc trang trí lớp và làm biểu bảng mở để trẻ hoạt động trong góc
chơi đạt kết quả, thì việc sưu tầm và làm đồ chơi từ những nguyên liệu sẵn có để
trẻ chơi là việc làm vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong việc góp phần

nâng cao chất lượng hoạt động góc. Mọi kỹ năng của trẻ chỉ được hình thành và
hoàn thiện khi trẻ được trực tiếp chơi với đồ chơi và khi chơi với đồ chơi trí tuệ
của trẻ cũng sẽ được phát triển tốt. Chính vì vậy, việc hướng dẫn chỉ đạo GV
tích cực làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo phù hợp với trẻ phù hợp với từng chủ đề,
được tôi quan tâm và hướng dẫn rất sát sao. Đầu năm tôi đã định hướng cho GV
chủ động sưu tầm, thu gom các loại nguyên liệu như vỏ các loại dầu gội đầu, các
loại nước ngọt, họa báo, mo cau, vỏ ngao vỏ sò, các loại hột hạt…rửa sạch, phơi
khô để tận dụng làm đồ chơi sáng tạo cho trẻ. Lần lượt từng chủ đề GV làm các
loại đồ chơi phù hợp cho trẻ chơi. Ví dụ:
- Chủ đề “Trường mầm non”. GV làm bộ đồ chơi phục vụ góc xây dựng
như cầu trượt, đu quay, nhà bóng, bể bơi. Nguyên liệu chủ yếu là tận dụng các
miếng thảm xốp cũ cắt và ghép thành những chiếc cầu trượt đẹp mắt và khi sử
dụng trẻ có thể tự tay lắp ghép thành. Từ những can dầu ăn to cô có thể cắt và
14


lắp ghép và trang trí thành khu nhà bóng hấp dẫn, Từ những hộp sữa fitsi và
những chiếc đũa ăn một lần các cô đã tạo ra chiếc cầu trượt xinh xắn.
- Chủ đề “ Bản thân”. GV làm được bộ đồ chơi mang tính mở phục vụ
góc chơi tạo hình, đó là làm búp bê: từ những lọ nước rửa chén GV dùng bông
khô nhuộm màu dính phần dưới làm váy, phần trên dùng vải quấn làm thân, còn
phần tóc và mặt của búp bê cô hướng dẫn trẻ tự làm để tạo ra những bạn búp bê
đẹp mắt. Hoặc từ những đĩa hình GV hướng dẫn trẻ xé dán mắt, mũi , miệng, tóc
để tạo ra gương mặt bạn trai, bạn gái xinh xắn.
- Chủ đề “Gia đình” GV tận dụng những lọ nhựa, hộp nhựa cắt đề can
dán lên để tạo ra bộ đồ dùng trong gia đình. Hoặc từ những đôi đũa đã ăn một
lần sơn màu ghép thành những bộ bàn ghê, những chiếc giường thật đẹp.
- Chủ đề “Động vật” từ những hộp sữa chua tạo thành những chú lợn ngộ
ngĩnh, hoặc những hộp sữa fitsi tạo ra những chú mèo đáng yêu.
- Chủ đề “Thực vật” GV đã tận dụng những ống chỉ và những chai dầu

gội đầu rồi cắt làm cây dừa mềm mại và hấp dẫn, những hộp sữa fitsi cắt và
phun màu tạo thành những cây hoa đầy màu sắc, tận dụng những cành cây khô
cắm vào đất nặn để trẻ cắt lả, hoa từ xốp màu dán tạo thành cây. Tất cả các chi
tiết GV đều làm rời ra để khi chơi trẻ được tự tay lắp ghép tạo thành sản phẩm.
- Chủ đề “Giao thông” từ những hộp dầu xe GV tạo thành những chiếc
xe ô tô với các kiểu dáng khác nhau, hoặc từ những can nước rửa chén cắt láy
phần dưới trang trí tạo thành những con thuyền, hoặc từ chai nước mắm chinsu
tạo ra những chiếc máy bay đẹp mắt.
- Chủ đề “Nước, hiện tượng tự nhiên” từ những chiếc ống hút, ống bia
cắt thành những bông hoa kết hợp tạo thành tháp nước quay vô cùng hấp dẫn và
mới lạ cho trẻ khám phá.
- Chủ đề “ Quê hương, đất nước Bác Hồ” từ những chiếc đũa sủ dụng
một lần có thể ghép thành nhà sàn Bác Hồ, những vỏ hộp bánh bọc giấy màu để
trẻ có thể xếp lăng Bác Hồ…Hoặc từ những vỏ lọ keo và giấy màu GV dạy trẻ
gói thành những chiếc nem chua xinh xắn đặc sản của quê hương xứ thanh.
15


Tất cả những loại đồ chơi này đều có thể phục vụ cho góc chơi của trẻ, GV
hướng dần trẻ làm hoặc làm cùng trẻ để tạo ra sản phẩm. Từ những phế liệu bỏ
đi tôi đã khuyến khích GV sáng tạo ra các loại đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt
động dạy và học mà đặc biệt là cho hoạt động góc đạt hiệu quả.
- Hướng dẫn GV sưu tầm vật thật sẵn có ở địa phương để tổ chức hoạt
động góc:
Việc sưu tầm vật thật trong tổ chức hoạt động góc có lẽ cũng không kém
phần quan trọng so với việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo. Vì khi chúng ta sử dụng
vật thật cho trẻ chơi sẽ giúp trẻ dễ liên tưởng dễ thực hiện kỹ năng chơi, kích
thích sự hứng thú cho trẻ hơn , đặc biệt là góc chơi phân vai “Bán hàng” ở góc
chơi này tôi hướng dẫn chị em ngoài việc chuẩn bị những đồ dùng đồ chơi tự
làm từ nguyên liệu phế thải, còn phải tìm kiếm, sưu tầm thêm nguyên liệu thật

sẵn có ở địa phương để cho trẻ chơi như: các loại rau, củ, quả, hột hạt… GV bó
thành những bó rau nhỏ, chọn các loại củ quả nhỏ nhắn xinh xắn cho trẻ chơi, số
lượng phải đủ để trẻ bày khi chơi, với những nguyên liệu này GV cần chuẩn bị
các loại mẹt, rổ bằng nan nhỏ xinh để trẻ bày hàng giống như thật. Những loại
nguyên liệu này phải được làm sạch sẽ, và thay đổi sau mỗi ngày chơi để đảm
bảo vệ sinh chơi cho trẻ. Tôi nhận thấy khi GV tổ chức cho trẻ chơi khi có sử
dụng những nguyên liệu thật trẻ tỏ ra rất hứng thú và say sưa chơi nên kết quả
của hoạt động góc tăng lên rõ rệt.
2.3.5. Biện pháp 5: Tổ chức các đợt thi đua:
Để nâng cao kết quả của việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ ở trường, thì
việc tổ chức các đợt thi đua rất quan trọng và góp phần mang lại kết quả. Vì vậy
trong năm học tôi đã lồng ghép vào các tháng để tổ chức thi đua kích thích sự
phấn đấu của chị em GV cụ thể :
- Tháng 9: tổ chức thi đua “Trang trí lớp đẹp”.
- Tháng 10: Thi “ Thiết kế giáo án hoạt động góc hay”
- Tháng 11: hội thi “làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo”.
- Tháng 12: Thi “ Tổ chức hoạt động góc hay”
16


- Tháng 2: “Thi thiết kế góc mở”.
- Tháng 3:“Góc thiên nhiên xanh”.
Tất cả các đợt thi đua này đều được Ban giám hiệu cùng các tổ trưởng của
nhà trường trực tiếp chấm điểm, có phần thửơng trực tiếp cho những GV có
thành tích, đồng thời kết quả được đánh giá cho xếp loại cuối tháng và tổng hợp
cho kết quả thi đua cuối năm. Với việc làm này đã kích thích chị em tinh thần thi
đua phấn đấu rõ rệt, chị em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm cuả nhau
trong việc tổ chức hoạt động góc, vì vậy mà chất lượng tổ chức hoạt động góc
được nâng cao.
2.3.6. Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, dự giờ thường xuyên

việc tổ chức hoạt động góc của giáo viên
- Để nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và việc tổ chức hoạt động
góc nói riêng, thì việc dự giờ, kiểm tra thường xuyên đối với giáo viên cũng là
một biện pháp tốt để nâng cao chất lượng hoạt động góc trong nhà trường. Việc
dự giờ kiểm tra thường xuyên sẽ giúp chúng ta nắm bắt được cụ thể khả năng tổ
chức hoạt động góc của từng giáo viên, từ đó, có biện pháp phù hợp giúp đỡ bồi
dưỡng những giáo viên còn yếu, động viên khuyến khích những GV có sự cố
gắng, kịp thời bổ sung những trang thiết bị còn thiếu, bên cạnh đó giúp giáo viên
có ý thức hơn trong việc tổ chức hoạt động góc và tổ chức thường xuyên hơn.
Việc kiểm tra có thể bất chợt hoặc báo trước tùy vào khả năng và ý thức của
từng GV, nhưng mục đích chính của việc kiểm tra chủ yếu là giúp đỡ chị em làm
đúng và làm tốt hơn và thực hiện thường xuyên hơn việc tổ chức hoạt động góc
ở trường mầm non. Với cách làm này tôi đã giúp chị em nhận thấy rằng, việc tổ
chức hoạt động góc cho trẻ là việc làm quan trọng và có ý nghĩa đối với sự phát
triển cuả trẻ, từ đó GV thực hiện một cách tự giác hơn không mang tính chất dối
phó, qua loa. Vì vậy, mà chất lượng hoạt động góc của nhà trường tăng lên rõ
rệt.
2.3.7. Biện pháp 7: Làm tốt công tác tuyên truyền

17


- Công tác tuyên truyền có thể nói là một trong những biện pháp rất quan
trọng góp phần tổ chức tốt hoạt động góc của nhà trường. Chính vì vậy làm tốt
công tác tuyên truyền không chỉ giúp phụ huynh hiểu đúng, hiểu sâu về việc học
việc chơi của trẻ. Mà còn tạo điều kiện cho GV tổ chức tốt hoạt động này. Từ đó
giúp phụ huynh có cái nhìn đúng đắn hơn về việc tổ chức vui chơi cho trẻ ở
trừơng mầm non.
Cũng trong công tác tuyên truyền, tôi chỉ đạo cho các lớp xây dựng góc
tuyên truyền, trong mỗi góc tuyên truyền phải nói lên được các nội dung chơi

hoạt động góc của trẻ trong ngày, trẻ chơi những góc gì và chơi ở chủ đề nào,
kết hợp với các nội dung giáo dục khác để phụ huynh biết được các hoạt động
trong ngày của con ở trường, để từ đó có nhận thức đúng về ngành học mầm
non.
Bên cạnh đó trong các giờ đón, trả trẻ giáo viên thường phải tuyên truyền
trao đổi với phụ huynh để kêu gọi cùng chung tay với nhà trường, với cô giáo
cùng nhau tận dụng những phế thải như: Vỏ chai rửa bát, vỏ hộp sữa chua, vỏ
chai nước ngọt.... để trẻ mang đến lớp cùng cô tạo ra những đồ dùng,đồ chơi có
ích phục vụ cho việc tổ chức hoạt động góc.
Đồng thời gợi ý cho GV có thể phối kết hợp với những phụ huynh có kỹ
năng tạo hình, có sự khéo léo tham gia cùng với GV và trẻ tạo ra những sản
phẩm làm từ nguyên liệu tận dụng, qua đó làm phong phú các loại đồ dùng đồ
chơi cho nhóm lớp.
Nhà trường tổ chức các hội thi làm đồ dùng đồ chơi có sự tham gia phối
hợp của cả GV và cả phụ huynh, từ khâu làm đến khâu chấm điểm đều có sự
góp mặt của phụ huynh, qua đó giúp phong trào của nhà trường được lan rộng
hơn và nhận được nhiều sự ủng hộ của phụ huynh hơn, tạo điều kiện để GV tổ
chức chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn , đặc biệt là việc tổ chức hoạt động góc.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.

18


Bằng những kinh nghiệm chỉ đạo và sử dụng các biện pháp trên, qua một
năm trường mầm non chúng tôi đã đạt được một số kết quả như sau:
2.4.1. Đối với giáo viên:
Số GV
đạt


Tỉ lệ %

Việc tổ chức hoạt động góc thường xuyên
theo đúng kế hoạch.

19

90,4%

2

Nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa và sự quan
trọng của việc tổ chức hoạt động góc.

18

86%

3

Thực hiện đúng phương pháp và có khả năng
sáng tạo và kinh nghiệm trong việc tổ chức
hoạt động góc.

18

86%

4


Sưu tầm nguyên vật liệu sẵn có và vật thật
để phục vụ hoạt động góc.

21

100

5

Công tác tuyên truyền.

21

100

Số TT

Nội dung tiêu chí khảo sát

1

2.4.2. Đối với trẻ:
Số
TT

Nội dung tiêu chí khảo sát

Số trẻ
đạt


Tỉ lệ
%

Số trẻ
chưa
đạt

Tỉ lệ
%

1

Sự hứng thú tham gia hoạt động góc.

397

81%

94

19,1

2

Kỹ năng chơi của trẻ.

367

75%


124

25%

3

Kỹ năng giao tiếp trong khi chơi.

342

70%

149

30%

4

Khả năng sáng tạo, linh hoạt và tính chủ
động khi chơi.

328

67%

163

33%

5


Khả năng thể hiện nội dung chơi

6

Ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi và thực
hiện nội quy góc chơi.

367
397

75%

124

81%

94

25%
19,1%

Từ những cách làm trên thì hoạt động góc trong trường mầm non thiết ống
đã đi vào nề nếp và đã trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong lịch
hoạt động một ngày của bé. Từ đây cũng là niềm vui của bé khi đến lớp được
chơi để thoả mãn nhu cầu và xuất phát từ những nhu cầu muốn đến trường của
trẻ đã làm cho các phụ huynh muốn tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ thích đến
19



lớp, sau khi đã tìm hiểu ra được nguyên nhân thì nhân thức của phụ huynh về
chương trình giáo dục mầm non hoàn toàn thay đổi.
3.

Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Trong quá trình chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt việc tổ chức hoạt động góc

để đạt được kết quả cao thì việc đầu tiên người quản lý phải nắm vững được các
nội dung, nguyên tắc cách xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động góc.
Thường xuyên kiểm tra dự giờ thăm lớp để nắm bắt tình hình tổ chức hoạt
động góc của cô và trẻ bằng cách dự giờ đột xuất, dự giờ có báo trước, kiểm tra
giáo án, kiểm tra trực tiếp trên trẻ. Khuyến khích giáo viên, trẻ và các bậc phụ
huynh sưu tầm các nguyên vật liệu phế thải để tạo ra được nhiều đồ dùng, đồ
chơi thiết thực phục vụ cho hoạt động học tập và hoạt động vui chơi của trẻ.
Giáo viên phải nhận thức đầy đủ, đúng đắn việc tổ chức hoạt động góc cho
trẻ. Vì thế đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu và hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
để từ đó có những biện pháp có những sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động
góc. Và phải tổ chức một cách thường xuyên theo đúng kế hoạch
Tích cực tìm tòi, sáng tạo áp dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy để
áp dụng nội dung chuyên đề một cách phù hợp với khả năng của trẻ và tình hình
thực tế ở trường, lớp.
Bên cạnh đó, giáo viên và nhà trường còn phải làm tốt công tác tuyên
truyền đến các cấp lãnh đạo,các ngành đoàn thể,phụ huynh học sinh và cùng
toàn thể nhân dân giúp họ hiểu sâu, hiểu đúng về việc học việc chơi của trẻ, từ
đó họ cùng chung tay với nhà trường,với cô giáo cùng nhau giáo dục thế hệ trẻ
của chúng ta nhất là trẻ lứa tuổi mầm non để hình thành những kỹ năng tốt
những ý thức tốt nhằm giúp trẻ phát triển thành những con người tốt.
3.2. Kiến nghị
3.2.1 Đối với địa phương:


20


Cần quan tâm sâu sắc đến ngành học mầm non, Đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất, các trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, tạo môi trường cho trẻ được hoạt động
học tập và vui chơi khoa học.
3.2.2 Đối với ngành giáo dục:
Mở các lớp chuyên đề, tập huấn cho giáo viên rèn luyện thêm các kỹ năng
tổ chức hoạt động góc. Mở các buổi hội thảo học tập sáng kiến kinh nghiệm hay
trong việc tổ chức hoạt động góc, để tất cả chị em GV đều được tham gia trực
tiếp.
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi trong quá trình chỉ đạo giáo viên,
nhà trường thực hiện tốt việc tổ chức hoạt động góc đã có kết quả và thành công.
Trong quá trình thực hiện cũng còn có những thiếu xót nên rất mong được sự
đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học, các bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi
hoàn thiện và đạt kết quả cao hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hoá, ngày 26 tháng 4 năm
2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
NGƯỜI VIẾT

Vũ Thị Hồng Anh

21



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non - Nhà xuất
bản Giáo dục Việt Nam, năm 2009.
2. Giáo trình Tâm lý học mầm non – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, năm
2014.
3. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý và giáo viên mầm non
năm học 2014 – 2015, 2015 – 2016 - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
4. Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, chuyện kể, câu đố theo chủ đề (dành
cho trẻ 4-5 tuổi, 5-6 tuổi) – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, năm 2015.
5. Tài liệu bồi dưỡng hè cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non, năm học
2015 – 2016, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
6. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động nhận thức và thể chất cho trẻ mầm non
– Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, năm 2013.
7. Chương trình “Chăm sóc giáo dục trẻ và hướng dẫn thực hiện chương
trình các độ tuổi”

22



×