Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

skkn một số biện pháp xây dựng đội ngũ vững mạnh đáp ứng yêu cầu trường mầm non sơn điện đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và hoàn thành kiểm định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.58 KB, 12 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự nghiệp phát triển giáo dục. Nghị
quyết số 29-NQ/TW Trung ương 8 khóa XI ngày 04 tháng 11 năm 2013 khẳng định
“Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và
của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong
các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”. Để làm tốt điều đó phải coi
trong cơng tác phát triển đảng, cơng tác chính trị, tư tưởng trong trường học, trước
hết là đội ngũ giáo viên.
Trong hoạt động giáo dục, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên là nhân tố
quan trọng quyết định chất lượng một nhà trường, dù cơ sở vật chất, trang thiết bị,
các điều kiện phục vụ có đầy đủ đến đâu mà con người khơng có năng lực vận
dụng, thực thi nhiệm vụ thì vẫn khơng giải quyết được bài tốn khó về chất lượng
chăm sóc, giáo dục trẻ một cách triệt để.
Công tác bồi dưỡng cho đội ngũ vững mạnh có tầm quan trọng chiến lược,
có tính chất quyết định chất lượng chăm sóc, giáo dục trong nhà trường, bởi lẽ lao
động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người cán bộ, giáo viên, nhân viên phải
có kiến thức sâu và tồn diện, ln bổ sung cái mới nhằm hồn thiện nghệ thuật sư
phạm. Tính đa dạng, phức tạp của hoạt động chăm sóc, giáo dục địi hỏi người lãnh
đạo nhà trường phải thường xuyên chú ý đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi
mặt của cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Với vai trò của người Hiệu trưởng, tơi xác định ngồi việc thúc đẩy mọi hoạt
động của nhà trường, quan tâm đến chất lượng giáo dục thì việc xây dựng chất
lượng đội ngũ là hết sức quan trọng, góp phần hồn thành nhiệm vụ từng năm học.
Để thực hiện nhiệm vụ này, tơi đã tìm hiểu thực trạng của các hoạt động giáo dục ở
địa phương, nhà trường và rút ra nguyên nhân của những tồn tại cũng như những
ưu điểm trong cơng tác chăm sóc, giáo dục tại đơn vị. Là cán bộ quản lý của nhà
trường, tôi rất băn khoăn với công tác quản lý. Tôi xác định rằng: Công tác bồi
dưỡng đội ngũ sẽ là mắt xích chủ yếu và quan trọng nhất trong hệ thống công tác
quản lý. Công tác này được cải tiến và đẩy mạnh sẽ có tác dụng quyết định tạo nên
sự chuyển biến cao về chất lượng chăm sóc, giáo dục của nhà trường. Qua nhiều


thời gian tìm tịi, thử nghiệm tơi đã lựa chọn viết sáng kiến kinh nghiệm " Một số
biện pháp xây dựng đội ngũ vững mạnh đáp ứng yêu cầu trường mầm non Sơn
Điện đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và hoàn thành kiểm định chất lượng giáo dục
cấp độ 2 năm học 2015 - 2016”
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về công tác xây dựng đội ngũ và từ thực trạng
của địa phương, đơn vị, tìm ra những biện pháp vận dụng có hiệu quả về chất lượng
đội ngũ tại trường mầm non Sơn Điện .
3. Đối tượng nghiên cứu
1


Tất cả cán bộ giáo viên - Nhân viên trường Mầm non Sơn Điện
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
Phương pháp so sánh
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận
Giáo dục mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc
dân, có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và
phát triển của nhân cách con người. Chính vì thế, hầu hết các quốc gia và các tổ
chức quốc tế đều xác định GDMN là một mục tiêu quan trọng của giáo dục cho
mọi người.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Trung ương 8 khóa
XI đã đưa ra mục tiêu cụ thể “Đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển thể
chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách,
chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp”.
Chỉ thị số 19/CT-UBND Tỉnh Thanh Hóa ngày 08 tháng 9 năm 2015 về

nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015 - 2016 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông và giáo dục thường xuyên nêu “Tiếp tục đổi mới hoạt động chăm sóc giáo
dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và tăng cường các điều kiện
để nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non; Tăng cường
các điều kiện và các hoạt động trải nghiệm, khám phá của trẻ, chú trọng giáo dục
các thói quen phù hợp với độ tuổi của trẻ và văn hóa dân tộc...”
Trước những yêu cầu lớn lao và cấp thiết của xã hội, nhất là đòi hỏi về sự
đổi mới trong giáo dục hiện nay, đòi hỏi người hiệu trưởng phải ra sức xây dựng
đội ngũ phát triển và nâng cao về mọi mặt. Trong báo cáo số 285/BC-GD&ĐT của
phòng Giáo Dục và Đào Tạo huyện Quan Sơn về tổng kết năm học 2014-2015 và
phương hướng nhiệm vụ năm học 2015 - 2016 đã đưa ra “Rà soát, điều chỉnh và
tăng cường quản lý, kiểm tra đội ngũ và cán bộ quản giáo dục trong các đơn vị
trường học” cho thấy rõ đội ngũ có vai trò hết sức quan trọng trong các hoạt động
giáo dục được các cấp lãnh đạo luôn quan tâm. Để làm đạt được mục tiêu đã đề ra
bản thân tôi nhận thấy rõ rằng để có một đội ngũ vững mạnh về mọi mặt mới hoàn
thành được mục tiêu trên và xây dựng trường mầm non Sơn Điện thành trường
chuẩn quốc gia mức độ 1, hoàn thành kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2 cần
phải tìm hiểu thật kỹ và đúng thực tế của nhà trường để đưa ra biện pháp phù hợp
với giáo dục mầm non của địa phương .
Từ lý luận đến thực tiễn, chúng ta nhận thấy rằng xây dựng đội ngũ vững
mạnh là yếu tố quyết định chất lượng chăm sóc, giáo dục trong nhà trường.

2


Đội ngũ giáo viên, nhân viên có độ tâm huyết với nghề, có kỹ năng sư phạm,
chẳng những giúp cho chất lượng học sinh ngày càng cao mà cịn có tác dụng và
ảnh hưởng tốt trong tập thể. Uy tín của cô giáo mầm non với phụ huynh, với nhân
dân sẽ được nâng lên và tạo đà cho giáo dục địa phương phát triển.
Một đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên vững mạnh phải đạt những điều sau:

- Có tổ chức chặt chẽ, ý thức kỷ luật cao.
- Chấp hành đúng, đủ đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà
nước, các quy định của địa phương, nội quy, quy chế của nhà trường.
- Có ý chí phấn đấu vươn lên, không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao
trình độ về mọi mặt, phải là tấm gương sáng cho trẻ noi theo.
- Ln đồn kết, thống nhất cao vì mục đích xây dựng trường học trở nên
thân thiện, xanh, sạch, đẹp.
Tóm lại: Xây dựng đội ngũ giáo viên, nhân viên giỏi về chuyên môn nghiệp
vụ, vững vàng trong nghề nghiệp, tự tin trong cuộc sống sẽ giúp cho nhà trường
phát triển nhanh và vững chắc, quyết định chất lượng chăm sóc, giáo dục, tạo được
niềm tin của phụ huynh học sinh về việc vui chơi, học tập của con em mình đối với
trường mầm non, huy động được mọi tầng lớp nhân dân và toàn xã hội cùng chăm
lo cho giáo dục phát triển có chiều sâu.
2. Thực trạng trước khi được áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
a. Lịch sử địa phương
Sơn Điện là một xã biên giới giáp với nước bạn Lào và là nơi sinh sống của 3
dân tộc anh em gồm: Thái, Mường, Kinh. Trong đó, người thái chiếm số đơng.
Nhân dân chủ yếu là nông - Lâm nghiệp, buôn bán nhỏ nên rất khó khăn vì lo toan
cuộc sống sinh hoạt gia đình, bởi vậy nhận thức của nhân dân về giáo dục mầm
non có nhiều hạn chế, nhiều phụ huynh chưa phối hợp tốt trong cơng tác chăm sóc,
ni dạy, giáo dục trẻ mà cịn một số phụ huynh vẫn phó mặc con em mình cho
nhà trường. Tồn xã có 5 trường học là xã có nhiều trường học nhất tồn huyện, có
3/5 trường đạt chuẩn quốc gia. Có nhiều trường học đã tạo điều kiện cho con em
trên địa bàn đến lớp gần nhà hơn nhưng cũng là gánh nặng cho địa phương về sự
đầu tư về cơ sở vật chất cho các trường học.
b. Lịch sử nhà trường
Năm học 2015 – 2016 Trường Mầm non Sơn Điện có 2 điểm trường cách
nhau 4km. Là trường thành lập từ lâu nên cơ sở vật chất của nhà trường xây dựng
chưa theo quy hoạch tổng thể nên việc bố trí các góc hoạt động trong khn viên
rất khó, một số giáo viên khả năng tuyên ttruyền còn hạn chế đẫn đến hiệu quả

chăm sóc, giáo dục chưa cao. Vì thế giáo dục mầm non của địa phương còn thiếu
thốn nhất là cơ sở vật chất khu lẻ của nhà trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu
đổi mới của giáo dục mầm non hiện nay .
*Đội ngũ Cán bộ giáo viên - nhân viên
Tổng số: 27 đồng chí
3


Trong đó: BGH: 02 đồng chí
Giáo viên: 22 đồng chí
Nhân viên: 3 đồng chí
Chế độ chính sách: Biên chế: 21 đồng chí; Hợp đồng huyện: 02 đồng
chí; Hợp đồng địa phương: 04 đồng chí
* Học sinh:Tổng số: 216 cháu: Nhà trẻ 64 cháu; Mẫu giáo: 152 cháu
* Về cơ sở vật chất:
Các lớp đều có đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu theo độ tuổi đáp
ứng yêu cầu chăm sóc, ni dưỡng và học tập của học sinh.
100% học sinh có đủ đồ dùng học tập, đồ dùng vệ sinh cá nhân.
Các lớp trang trí phù hợp chủ đề và môi trường giáo dục.
Bếp ăn được xây theo hệ thống một chiều; dụng cụ phục vụ công tác nuôi
dưỡng được mua bổ sung đầy đủ đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng trẻ ( năm học 2015
-2016 trường đã chuyển từ nấu củi sang nấu bằng ga nên rất sạch sẽ và chất lượng
nuôi ăn được nâng lên).
Do một số giáo viên chưa thấy hết tầm quan trọng của nó trong hoạt động
giáo dục nhà trường; chưa thực sự thích thú và hăng hái tham gia hoạt động thi đua
về chuyên môn nghiệp vụ; biện pháp tổ chức chưa phù hợp với mọi người nên chưa
kích thích được tích tích cực của mỗi cá nhân; việc xây dựng kế hoạch thường dựa
vào kinh nghiệm làm việc; trình độ, năng lực của giáo viên trong tổ khối chun
mơn cịn hạn chế; Đặc biệt giáo viên, nhân viên là người dân tộc thiểu số chưa
mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp (Như: Phát biểu trong hội họp, dự thi các hội thi,

chưa tự tin khi giao tiếp với phụ huynh...), hình thức động viên khen thưởng và
nhắc nhở phê bình thiếu phong phú, chưa thiết thực.
Một số phụ huynh chưa nhận thấy trách nhiệm cuả mình trong cơng tác phối
hợp chăm sóc giáo dục trẻ, chưa tự nguyện tham gia đóng góp để xây dựng cơ sở
vật chất, tổ chức các hoạt động trong nhà trường, khi kêu gọi ủng hộ phụ huynh còn
cho rằng nhà trường lạm thu nên nhiều năm trường Mầm non Sơn Điện nói riêng
và bậc học mầm non của Huyện Quan Sơn nói chung có đơn thư tố cáo, khiếu nại
đến các cấp. Một số giáo viên chưa có kinh nghiệm trong cơng tác tun truyền với
cha mẹ trẻ, các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục chưa đồng bộ. Từ cơ sở lí
luận và thực trạng của nhà trường và từ nhận thức vấn đề nêu trên, tôi đã tiến hành
thực hiện một số biện pháp thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ trong trường
mầm non Sơn Điện như sau:
3. Biện pháp xây dựng đội ngũ vững mạnh đáp ứng yêu cầu trường
mầm non Sơn Điện đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và hoàn thành kiểm định
chất lượng giáo dục cấp độ 2 năm học 2015 - 2016”.
Biện pháp 1: Xây dựng khối đại đồn kết, nhất trí, tình nghĩa trong đội
ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường.
4


Một tập thể đoàn kết, thống nhất cao là một tập thể vững mạnh, là một tập
thể làm việc trong bầu khơng khí có tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng và đạt hiệu quả
cao trong công việc. Để thực hiện được điều này tơi đã rất trăn trở vì mơi trường
làm việc chủ yếu là nữ. Trong cuộc sông hàng ngày chúng ta thấy phụ nữ rất dễ
thông cảm cho nhau nhưng cũng rất dễ nói xấu nhau nên hay mất đồn kết, tạo nên
chia bè phái ảnh hưởng khơng nhỏ đến cơng việc, gây khó khăn cho cơng tác quả
lý, chỉ đạo các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Trong công cuộc xây dựng trường
mầm non đạt chuẩn quốc gia và hoàn thành kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2
của trường mầm non Sơn Điện bản thân tôi luôn tâm sự với chị em rằng “ Để hoàn
thành được các tiêu chuẩn về xây dựng trường mầm non Sơn Điện đạt chuẩn quốc

gia mức độ 1 và hoàn thành kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2 một mình hiệu
trưởng thì khơng thể thành cơng nhưng nếu có sự đồn kết, nhất trí cao của tất cả
các thành viên trong nhà trường thì mọi khó khăn, vất vả sẽ vượt qua”. Vì vậy tơi
đã tìm nhiều giải pháp để xây dựng khối đại đoàn kết trong nhà trường như sau:
- Động viên đội ngũ quan tâm đến nhau trong đời sống sinh hoạt hàng ngày,
trong ốm đau, hoản nạn, hiếu, hỷ, lúc khó khăn…Tổ chức cho đội ngũ đến thăm,
chia sẻ kịp thời khi có ốm đau, hoản nạn, hiếu, hỷ … xảy ra với đội ngũ. Hoặc khi
có cơng việc khơng thể lên lớp được vui vẻ trong việc lên lớp thay khi được lãnh
đạo nhà trường phân công, hay giúp đỡ nhau cho vay mượn kinh phí, cơ sở vật chất
để giải quyết một số việc cần thiết trong gia đình (Vì giáo viên, nhân viên mầm non
đa số chồng khơng có việc làm ổn định nên hồn cảnh gia đình của nhiều cơ rất khó
khăn).
- Thực hiện tốt cơng tác dân chủ hóa trong trường học, tạo mọi điều kiện cho
các thành viên trong đội ngũ được bàn bạc, thảo luận, góp ý kiến cho các kế hoạch,
đề án của nhà trường, làm cho đội ngũ thấy được vai trò, trách nhiệm của mình với
nhà trường mà cố gắng hồn thành cơng việc được giao.
- Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể nhà trường đến thăm từng gia đình trong
dịp tết Nguyên đán, 20/11, 8/3. Việc làm này đã tạo được niềm vui và sự gắn bó với
các thành viên trong trường.
Biện pháp 2: Tổ chức và thực hiện phân công nhiệm vụ cho các thành
viên trong trường cụ thể đúng chức trách.
Đây là việc làm quan trọng trong mỗi một năm học của hiệu trưởng. Bởi có
sự phân cơng cơng việc và nhiệm vụ, mục tiêu rõ ràng cho từng thành viên sẽ tạo
động lực cho mỗi cá nhân, đoàn thể tự giác hồn thành phần việc được giao, khơng
cần phải nhắc nhở nhiều lần, mà từng cá nhân, đoàn thể phải tự lập kế hoạch chi tiết
cho riêng mình, hiệu trưởng cần theo dõi sát sao các hoạt động đó để chỉ đạo, bổ
sung kịp thời (nếu cần). Trước khi phân cơng nhiệm vụ bản thân tơi ln tìm hiểu
rõ ràng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của các cá nhân rồi mới giao nhiệm vụ, vì mơi
trường làm việc ở trường mầm non chủ yếu là nữ nên nhiều vấn đề sẽ ảnh hưởng


5


đến công việc ( như sinh con, sức khỏe yếu, gia đình khó khăn...) . Để đạt được kết
quả tơi đã phân cơng cụ thể như sau:
TT

Họ và tên

Chức vụ

Trình độ CM

1

Lò Thị Chiêm

HT

ĐHPSMN

2

Lò Thị Cảnh

PHT

ĐHPSMN

3


Lương Thị Ngoạn

GV

ĐHPSMN

4

Phạm Thị Hằng

GV

ĐHPSMN

5
6
7

Phạm Thị Nhương
Vi Thị Danh
Phạm Thị Ninh

GV
GV
GV

8

Hà Thị Huế


GV-NV

9

Lộc Thị Nga

GV

10

Phạm Thị Huy

GV-NV

11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25

26

Phạm Thị Hinh
Lương Thị Họa
Phạm Thị Phượng
Lương Thị Dung
Nguyễn Thị Nhung
Lương Thị Quyên
Lò Thị Dung
Phan Thị Huệ
Lương Thị Nhung
Hồ Thị Hà
Lương Thị Nưng
Phạm Thị Loan
Hà Thị Mợi
Vi Thị Diệp
Lương Thị Tiếp
Vi Thị Dong

GV
GV
GV
GV
GV
GV
GV
GV
GV
GV
GV

GV
GV
GV
NV
NV

TCPSMN
ĐHPSMN
ĐHPSMN
TCPSMNTCYS đa khoa
ĐHPSMN
TCPSMNTCNA
ĐHPSMN
TCPSMN
ĐHPSMN
TCPSMN
TCPSMN
ĐHPSMN
ĐHPSMN
TCPSMN
ĐHPSMN
ĐHPSMN
TCPSMN
ĐHPSMN
ĐHPSMN
ĐHPSMN
TCNA
TCNA

27


Hà Văn Hùng

NV

ĐKT

Công việc phụ trách
- Phụ trách chung các hoạt động của
nhà trường, tài chính, thi đua khen
thưởng.
- Chun mơn, BDTX, KĐCLGD,
SKKN, các hội thi GV, HS
- Công tác phổ cập, nuôi ăn bán trú, cơ
sở vật chất.
- Dạy nhà trẻ 25-36 tháng A-Na Nghịu
- Phụ nhà trẻ 25-36 tháng A-Na Nghịu
- Kiêm thủ quỹ
- Dạy nhà trẻ 25-36 tháng B-Na Nghịu
- Dạy nhà trẻ 25-36 tháng C-Na Nghịu
- Phụ nhà trẻ 25-36 tháng C-Na Nghịu
- Kiêm công tác y tế trường học
- Dạy nhà trẻ 25-36 tháng-Tân Sơn
- Phụ nhà trẻ 25-36 tháng - Nấu ăn
cho 22 trẻ khu Tân Sơn
- Dạy lớp MG Bé A khu Na Nghịu
- Dạy lớp MG Bé B khu Na Nghịu
- Dạy lớp MG Nhỡ A khu Na Nghịu
- Dạy lớp MG Nhỡ B khu Na Nghịu
- Dạy lớp MG Lớn A khu Na Nghịu

- Dạy lớp MG Lớn B khu Na Nghịu
- Dạy lớp MG Bé khu Tân Sơn
- Nấu ăn cho 174 trẻ khu chính
- BHXH, chế độ cho GV, HS – Tổ
trưởng tổ văn phòng

6


Trên cơ sở phân cơng nhiệm vụ chính khi có cơng việc đột xuất thì hiệu
trưởng phải có điều động kịp thời tùy theo tính chất cơng việc. Vì uy tín của nhà
trường được tạo lập bằng chính nội lực của mình và sự phấn đấu của mỗi cán bộ
giáo viên, nhân viên nhà trường trong q trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ
đạt kết quả cao là tạo một bầu khơng khí ở nhà trường thật vui tươi phấn khởi, để
các cháu mỗi ngày đến trường được học, được vui chơi một cách thoải mái và tiếp
thu những kiến thức cơ bản của thế giới xung quanh có hiệu quả. Phải xây dựng
cho mỗi giáo viên, nhân viên trong cơng tác chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục bằng
cả tình thương và trách nhiệm của mình để trẻ có được sự mạnh dạn, tự tin hơn
khi đến trường và khi giao tiếp.
Biện pháp 3: Xây dựng kỹ năng ứng xử, giao tiếp cho đội ngũ giáo viên,
nhân viên là người dân tộc thiểu số.
Trong các trường mầm non của huyện Quan Sơn nói chung và trường mầm
non Sơn Điện nói riêng giáo viên, nhân viên là người dân tộc thiểu số chiếm đa số
và đã được đào tạo chuẩn 100% và trên chuẩn về bằng cấp rất cao. Nhưng kỹ năng
tổ chức các hoạt động vui chơi, giáo dục cho trẻ cịn hạn chế do khơng tự tin khi
đứng trước đông người ( Hội thi giáo viên giỏi các cấp, giao tiếp với phụ huynh...),
hoặc có phản ứng gay gắt với người khác khi va chạm... vì vậy sự tín nhiệm của
nhân dân đối với trường mầm non và chất lượng chăm sóc, giáo dục chưa cao. Bản
thân đã mạnh dạn thực hiện những biện pháp sau:
Ví dụ: Trong ngày hội, ngày lễ 20/10, 08/3... tổ chức trò chơi vui hái hoa

dân chủ ưu tiên cho những cá nhân ít nói lên chơi và nêu lên câu trả lời của mình,
thi làm người dẫn chương trình hay... nhân cơ hội này mình gợi ý ln cách phát
biểu trước cuộc họp ( Như muốn có ý kiến phát biểu thì giơ tay, phải kính thưa ai
trước, ai sau, ...) dần dần tạo được sự tự tin và không run, không sai lỗi chính tả khi
nói trước đơng người.
Ngồi ra khi tổ chức họp phụ huynh đầu năm tôi luôn cho giáo viên tự lên
kế hoạch, chương trình rồi trình lên ban giám hiệu duyệt mới được tổ chức triển
khai, lần đầu tiên gợi ý cho giáo viên viết cả những câu, từ cần nói với phụ huynh
để triển khai nội dung công việc đạt hiệu quả tốt, lần sau chỉ cần ghi những nội
dung chính của cơng việc muốn thực hiện.
Đặc biệt khi có tình huống xảy ra giáo viên, nhân viên phải biết cách giải
quyết bằng cách không mất bình tĩnh dẫn đến cãi nhau với phụ huynh mà phải vận
dụng kỹ năng giao tiếp của mình và áp dụng kiến thức, sự hiểu biết của mình về xã
hội để trình bày rõ ràng vấn đề đang bàn luận, nếu giáo viên, nhân viên lỡ lời thì
ngay lập tức sẽ thành đề tài nóng bỏng để mọi người nói chuyện, truyền tin ( trường
hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết cũng phải nhẹ nhàng đáp lại rằng sẽ báo
cáo ban giám hiệu để trả lời sau).

7


Khi giáo viên, nhân viên biết ứng xử, giao tiếp khéo léo sẽ góp phần vào việc
nâng cao được chất lượng nhà trường ngày càng tốt hơn, nhất là sự kính trọng của
phụ huynh dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non.
Biện pháp 4: Bản thân phải là một tấm gương về tự học tập, lao động và
vươn lên, có lối sống trong sáng, giản dị.
Để chỉ đạo được các hoạt động của nhà trường trước hết bản thân hiệu
trưởng phải là một tấm gương về việc tự học tập và vươn lên trong cuộc sống, có
lối sống trong sáng, giản dị để cán bộ và giáo viên soi vào. Bản thân tôi sinh ra
trong một gia đình bần nơng, mẹ mất sớm nên việc học tập của tơi rất khó khăn,

nhưng sự quyết tâm và ham học hỏi đã giúp tơi hồn thành các khóa học theo yêu
cầu chuẩn của người hiệu trưởng về bằng cấp.
Trong cuộc sống hàng ngày bản thân cũng luôn cố gắng bố trí thời gian để
hồn thành cơng việc giữa nhà trường và gia đình, hịa đồng với mọi người, có việc
gì xảy ra khơng vội vàng trách móc giáo viên, nhân viên khi phạm lỗi mà bản thân
tôi phải tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra cách giải quyết hợp lý. Nếu cần thiết phải
triệu tập riêng để trao đổi trước khi đưa ra hội đồng xem xét.
Bên cạnh đó tơi xác định mối quan hệ giữa cá nhân hiệu trưởng với đội ngũ
phải là mối quan hệ đồng nghiệp, đồng cảm, cùng sát cánh bên nhau để hoàn thành
nhiệm vụ với tâm thế thoái mái. Người hiệu trưởng là người xây dựng kế hoạch, tổ
chức thực hiện kế hoạch và yêu cầu mỗi thành viên trong nhà trường thực hiện. Tuy
là mối quan hệ hiệu trưởng và cấp dưới nhưng giáo viên, nhân viên luôn cảm thấy
không xa cách, khi giao nhiệm vụ không phải "Phục tùng " mà phải khích lệ, chia
sẻ niềm vui, nỗi lo lắng với mọi thành viên để giáo viên, nhân viên vui vẻ, tự giác
hoàn thành nhiệm vụ.
Biện pháp 5: Bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác
quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ cho đội ngũ.
Muốn đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng chăm sóc,
giáo dục trẻ thì khơng thể thiếu được việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng
dạy hàng ngày. Năm học 2015-2016 trường Mầm Non Sơn Điện đã tiến hành đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Thành lập nhóm cơng nghệ thông tin của nhà trường gồm: Ban giám hiệu,
những giáo viên có trình độ tin học vững. Nhiệm vụ của nhóm là tham gia tập
huấn ở cấp trên và tự bồi dưỡng thêm vào những ngày thứ bảy hàng tuần. Ngồi ra
bản thân tơi là hiệu trưởng cũng ln tranh thủ nhờ sự giúp đỡ cho nhóm của đồng
nghiệp là các bậc học khác như: Thầy Lê Quang Hòa – Phó hiệu trưởng trường
PTDT Bán trú THCS Sơn Điện....
Tham mưu với cấp trên và phụ huynh mua sắm thiết bị tin học: Máy tính
xách tay, máy bàn, ti vi màn hình rộng để phục vụ các hoạt chăm sóc và giáo dục
trẻ tốt hơn.


8


Gợi ý, hướng dẫn giáo viên thiết kế bài giảng và trình bày bài giảng của
mình bằng màn hình ti vi rộng, vì vậy năm học 2015 - 2016 thi giáo viên giỏi cấp
trường có hơn 90% áp dụng phương pháp trình chiếu giáo án điện tử vào bài thi,
Năm học 2014 - 2015 có 3 giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi cấp huyện và đều
đạt kết quả tốt (Năm học 2015 -2016 Phòng Giáo Dục và Đào Tạo không tổ chức
thi giáo viên giỏi cấp huyện)
2. Kết quả đạt được
Sáng kiến kinh " Một số biện pháp xây dựng đội ngũ vững mạnh đáp ứng
yêu cầu trường mầm non Sơn Điện đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và hoàn thành
kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2 năm học 2015 - 2016” đã đạt được một
số kết quả như sau:
a. Chất lượng chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ
Công tác huy động số lượng học sinh ra lớp đạt cao; tỉ lệ trẻ trong độ tuổi 35 đến trường đạt 100%.
Giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống còn 9,4%; giảm so với năm trước 0,1%.
Đến nay trẻ có cân nặng bình thường 90,4%, chiều cao phát triển bình
thường đạt 90,6 %.
Chất lượng giáo dục 95 % học sinh đạt yêu cầu trở lên.
Các lớp có đủ đồ dùng phục vụ sinh hoạt, học tập của trẻ; bếp ăn đảm bảo
yêu cầu nuôi dưỡng trẻ.
Tỷ lệ trẻ ăn bán trú tại trường là 196/216 cháu, tăng hơn so với năm học
trước 26,8%.
b. Cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Về tư tưởng, chính trị: Giáo viên, nhân viên đã phấn khởi bám trường, bám
lớp, tâm huyết, say sưa với nghề. Trong cơng việc, mọi người có ý thức tự giác
thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
nhà nước, các quy định của ngành, của địa phương, nội quy, quy chế của trường,

tích cực tham gia các hoạt động do ngành, do địa phương tổ chức và các công việc
đã đạt hiệu quả cao hơn.
Tổ chức các hoạt động ở lớp phong phú, thu hút được trẻ tham gia.
Đứng trước diễn đàn phát biểu tự tin, phát âm không mắc lỗi chính tả, diễn
đạt lời nói trơi trảy hơn.
100% giáo viên soạn bài bằng máy vi tính, có 90% giáo viên biết sử dụng
giáo án điện tử và áp dụng trong các hoạt giáo dục trẻ hàng ngày.
Cán bộ giáo viên, nhân viên được chi trả chế độ đúng, đủ, kịp thời, đặc biệt
nhân viên hợp đồng địa phương được chi trả theo quy định của cấp trên.
c. Nhận thức về giáo dục:
Các tầng lớp nhân dân đã thấy rõ vị trí, vai trị to lớn của giáo dục mầm non,
đã quan tâm đến việc đến việc đưa con em ra lớp mầm non (thậm chí mong trường
mầm non khơng có thứ bảy và chủ nhật để được gửi con). Đảng ủy, HĐND, UBND
9


xã đã xây dựng được kế hoạch phát triển giáo dục giai đoạn 2015- 2020 phù hợp
với xã Sơn Điện. Tiếp theo đó các chi bộ Đảng, ban quản lý các chịm bản đã có
những việc làm sát thực để vận động học sinh ra lớp và đóng góp tiền, ngày cơng
xây dựng trường ( Các chi đồn thanh niên ủng hộ ngày công đào đất san mặt bằng
làm sân chơi cho trẻ, trồng cây...) . Khơng có đơn thư khiếu kiện về nhà trường.
III. KẾT LUẬN, KIỆN NGHỊ
1. Kết luận
Từ thực tiễn chỉ đạo, tổ chức thực hiện " Một số biện pháp xây dựng đội
ngũ vững mạnh đáp ứng yêu cầu trường mầm non Sơn Điện đạt chuẩn quốc gia
mức độ 1 và hoàn thành kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2 năm học 2015
- 2016” tôi nhận thấy:
Thứ nhất phải thấm nhuần sâu sắc chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo, trên cơ sở đó, tham mưu tích cực với các
cấp uỷ chính quyền từ Huyện đến cơ sở nhằm cụ thể hoá thành cơ chế, chính sách,

giúp cho việc triển khai thực hiện chăm sóc, giáo dục có kết quả.
Thứ hai Từ những suy nghĩ, cách làm được thực hiện trong thực tiễn xây
dựng đội ngũ vững mạnh đã nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường, điều này
cho thấy vai trò của cán bộ quản lý là hết sức quan trọng. Đánh giá đúng đắn năng
lực sư phạm của mỗi giáo viên, nhân viên rút ra được những biện pháp phù hợp để
giáo viên, nhân viên ý thức rõ về nghề nghiệp hàng ngày, hàng giờ và cùng hiệu
trưởng phấn đấu mục tiêu đề ra để được xã hội đánh giá cao hơn, cùng tiến bộ
hơn.
Thứ ba Cần phát huy tốt nội lực trong việc xây dựng cơ sở vật chất, xây
dựng đội ngũ, có kế hoạch lâu dài, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục tồn
diện, xây dựng lịng tin của phụ huynh học sinh cũng như cộng đồng dân cư ... làm
cơ sở, làm chỗ dựa cho việc xã hội hố cơng tác giáo dục với tư cách là cơ quan
chuyên môn tham mưu với lãnh đạo, với cộng đồng. Nhà trường cần có những biện
pháp mềm dẻo, có những việc làm phù hợp để tạo môi trường thuận lợi cho cộng
đồng tham gia vào xã hội hoá giáo dục và mọi việc làm đều hướng đến mục đích
nâng cao chất lượng của chăm sóc, giáo dục.
Thứ tư Giúp cho cán bộ quản lý trường học đặc biệt là cán bộ quản lý trường
mầm non, một số kinh nghiệm thực hiện tốt công tác xây dựng đội ngũ vững mạnh
tại địa địa phương.
Thứ năm Tin tưởng, tôn trọng ở từng giáo viên, nhân viên, giúp họ tự tin vươn
lên trong cuốc sống, chịu khó tìm tịi, rút kinh nghiệm trong cơng việc. Từ đó nâng
cao được uy tín của cơ giáo mầm non trong mọi tầng lớp nhân dân.
Các biện pháp xây dựng đội ngũ vững mạnh trên góp phần xây dựng trường
mầm non Sơn Điện đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và hoàn thành kiểm định chất
lượng giáo dục cấp độ 2 và giải quyết những đòi hỏi cấp bách trước mắt, vừa có
10


tính lâu dài, tạo cơ sở cho các bước phát triển tiếp theo của trường mầm non Sơn
Điện theo hướng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 và kiểm định chất

lượng giáo dục cấp độ 3 trong những năm học tiếp theo.
2. Kiến nghị
- Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Quan Sơn: Để công tác quản lý trường học tốt
hơn hàng năm phòng nên tổ chức các lớp tham quan học hỏi kinh nghiệm cho cán
bộ quản lý ở các tỉnh, huyện bạn để cán bộ quản lý có thêm kinh nghiệm trong
cơng tác quản lý và chỉ đạo các hoạt động ở cơ sở.
- UBND huyện Quan Sơn: Cần ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị
cho giáo dục mầm non nhất là các khu lẻ.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Quan Sơn, ngày 30 tháng 3 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SSKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lò Thị Chiêm

11


Tài liệu tham khảo
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Thông tư 02/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 02 năm 2014 về việc ban hành quy
chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BGGDĐT ngày 13 tháng 02 năm 2014
Quyết định ban hành Điều lệ trường mầm non.
Chỉ thị số 19/CT-UBND Tỉnh Thanh Hóa ngày 08 tháng 9 năm 2015 về

nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường
xuyên.
Báo cáo tổng kết năm học 2014-2015 và phương hướng nhiệm vụ năm học
2015-2016 của Phòng Giáo Dục và Đào Tạo huyện Quan Sơn số 285/BC-GD&ĐT
ngày 20 tháng 8 năm 2015.

12



×